Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐHQGHN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 17 trang )

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐHQGHN VÀ NHỮNG YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19

THE ACTUAL STATE OF UNIVERSITY OF EDUCATION - HANOI VNU STUDENTS'
PRACTICING AND DEVELOPING SOFT SKILLS AND INFLUENCING FACTORS IN THE

CONTEXT OF THE COVID-19 PANDEMIC

Đỗ Thị Minh Tâm Tóm tắt: Sự biến đổi của bối cảnh xã hội và những tiến
bộ khoa học công nghệ dẫn đến các yêu cầu mới đặt ra
Lớp: QH-2018S- cho thế hệ sinh viên ngày càng nhiều. Ngày nay, đi cùng
Quản trị trường học với tầm quan trọng của kiến thức chun mơn thì Kỹ năng
mềm (KNM) cũng là một trong những yếu tố không thể
GVHD: thiếu đối với sinh viên các trường đại học – nguồn lực lao
TS. Mai Quang Huy động tương lai của đất nước. KNM đóng một vai trò quan
trọng trong việc tiếp cận với công việc sau khi ra trường
của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá
thực trạng hoạt động rèn luyện và phát triển KNM của
sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, đồng
thời từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
này trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Từ khóa: Kỹ năng mềm, ảnh hưởng, sinh viên, trường
Đại học Giáo dục, Covid-19

Abstract: The changes in social background and technical improvement have
presented further novel requirements for university students. Nowadays, along with
the importance of expertise, soft skills are also an indispensable factor for university


students - our country's future human resources. Soft skills play an essential role in
students' job approaching after graduation. The experiment was conducted to
evaluate the actual condition of university of education - Hanoi vnu students while
simultaneously figuring out factors that affect those activities regarding the COVID-
19 epidemic.
Keywords: Soft skills, influence , university students, VNU University of Education,
Covid-19.

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ hiện nay, cùng với
năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm (KNM) cũng là một trong những yếu tố không
thể thiếu đối với những người lao động. Vì vậy việc rèn luyện KNM là cần thiết đối
với sinh viên các trường đại học – nguồn lực lao động tương lai của đất nước.

190

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

Nghiên cứu cho thấy KNM là một nhân tố giúp cho công việc của người lao
động được thực hiện một cách hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền
thống hay còn gọi là kỹ năng cứng. Kỹ năng cứng được hiểu là kiến thức hay trình
độ chun mơn, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn;
thường xuất hiện trên bản lý lịch. KNM tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi
người, được tích góp và hình thành trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế cho thấy,
người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chun mơn, 75% cịn lại được
quyết định bởi những KNM họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự
là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng cứng và KNM. Trong cuộc sống hiện nay, KNM
ngày càng được đánh giá cao.

Khi chưa xuất hiện dịch bệnh Covid-19, sinh viên của trường ĐHGD-

ĐHQGHN vẫn được giáo dục, rèn luyện và phát triển KNM qua việc học một học
phần có tên Kỹ năng mềm, và lồng ghép vào các học phần của một số môn học chuyên
môn hoặc một số chương trình ngoại khóa, ngồi ra cũng cịn có rất nhiều cơ hội rèn
luyện KNM khác như là tham gia các hoạt động ngoại khóa, diễn đàn,…Trong thời
gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức dạy học online ở đại học tuy
đã giải quyết được việc “Tạm dừng đến trường nhưng khơng dừng học” nhưng đã có
những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giáo dục, rèn luyện và phát triển KNM
của sinh viên.

Do vậy nghiên cứu “Thực trạng rèn luyện và phát triển KNM của sinh viên
Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN và những yếu tố ảnh hưởng trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19” là cần thiết để đánh giá được thực trạng rèn luyện, phát triển
KNM trong sinh viên của trường, và tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng từ đó tìm
ra một số giải pháp, định hướng, nhằm rèn luyện, nâng cao trình độ, khả năng thích
ứng, yêu cầu đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh mới.

1) Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng rèn luyện và phát triển KNM của sinh viên
trường ĐHGD-ĐHQGHN đồng thời tìm ra những yếu tố ảnh hưởng, do tác động của
dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động này, từ đó đề xuất những giải pháp, định hướng,
nhằm rèn luyện, nâng cao KNM cho sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN.
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng rèn luyện và phát triển KNM của sinh viên
và những yếu tố ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
• Phạm vi nghiên cứu: sinh viên trường ĐHGD-ĐHQGHN
3) Câu hỏi nghiên cứu
• Sinh viên trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN quan tâm và thực hiện hoạt
động rèn luyện và phát triển KNM như thế nào?
• Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM
của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid-19?


191

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

• Các biện pháp cải thiện KNM trong tình hình dịch bệnh Covid 19 cho sinh
viên?

II . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
• Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong tồn bộ q trình
thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích đánh giá
về thực trạng phát triển KNM và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KNM của sinh
viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi,
khảo sát theo mẫu; sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu và đưa ra các kết luận.
• Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp thống kê so sánh: sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều kiện
khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác nhau, …) để đưa ra kết
luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp về phát triển KNM
của sinh viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
2.3 Chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu có cỡ mẫu là 100
• Đơn vị mẫu: Trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN
• Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất - Chọn mẫu thuận tiện
• Thời gian lấy mẫu: Từ 01/03/2022-01/04/2022
III . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận về KNM cho sinh viên
1.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài

Về góc độ thuật ngữ, có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về
KNM.
Theo Forland, Jeremy “KNM là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ
những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp, khả năng hịa nhập
xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói
khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hịa mình, chung sống và tương
tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng” [1].
N.J. Pattrick định nghĩa “KNM là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và
phản ứng với mơi trường xung quanh, khơng phụ thuộc và trình độ chuyên môn và
kiến thức. KNM không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức
của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với mơi trường và con người
để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc” [2].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, “KNM là khả năng thiên về mặt tinh thần của
cá nhận nhằm đảm bảo cho q trình thích ứng với người khác, cơng việc nhằm duy
trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện cơng việc một cách hiệu
quả” [12].

192

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

Theo tác giả Tạ Quang Thảo: “KNM là những kỹ năng có liên quan đến việc
hịa mình vào, sống hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức và
hướng đến hiệu quả cao của công việc hay nghề nghiệp” [13].

Nói tóm lại, KNM – Kỹ năng tương tác với con người (Soft Skills – People
skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng mà chúng ta dùng để tương
tác trong cuộc sống con người. Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng thuyết trình,... Như vậy, có thể hiểu KNM là những biểu hiện cụ thể của năng
lực hành vi và trí tuệ mà con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp

nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả.

1.2 Những KNM cần được trang bị cho sinh viên
Theo Ban Chấp hành Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh [3] , những kỹ
năng cần thiết trang bị cho sinh viên bao gồm các nhóm kỹ năng sau:
- Nhóm kỹ năng về nhận thức:
• Kỹ năng tư duy tích cực
• Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
• Kỹ năng xác định mục tiêu
• Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định….
- Nhóm kỹ năng về xã hội:
• Kỹ năng giao tiếp
• Kỹ năng thuyết trình
• Kỹ năng làm việc nhóm
• Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
• Kỹ năng xây dựng và thiết lập mối quan hệ….
- Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
• Kỹ năng quản lý thời gian
• Kỹ năng làm chủ cảm xúc
• Kỹ năng thích nghi…
- Nhóm kỹ năng chuyên nghiệp
• Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức cơng việc
• Kỹ năng viết báo cáo và đề xuất
• Kỹ năng lãnh đạo…
Trường ĐHGD – ĐHQGHN đưa ra danh mục các KNM mà sinh viên cần rèn
luyện để hình thành trong học phần KNM như sau [10]:
TT Tên (nhóm) kỹ năng
1 Sử dụng được các ứng dụng văn phòng M.S.Office cơ bản
2 Sử dụng internet để khai thác thông tin phục vụ học tập, công tác
3 Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu

4 Tư duy phản biện
5 Tư duy sáng tạo

193

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

6 Kỹ năng lãnh đạo
7 Kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm
8 Kỹ năng thuyết trình
9 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả

Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công
nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của
giáo dục. Cơng nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp
cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối
ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư
duy. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phát triển mạnh, dịch bệnh Covid 19 khiến
mọi người sử dụng CNTT và Internet ngày càng nhiều thì những KNM trong danh
mục được đưa ra là cần thiết và thiết thực đối với sinh viên hiện nay.

1.3 Tầm quan trọng và vai trò của KNM
Theo tác giả nghiên cứu, KNM có tầm quan trọng và vai trò như sau:
Thứ nhất, KNM tạo cho sinh viên có ý chí và tinh thần lạc quan. Tinh thần lạc
quan làm cho sinh viên có thái độ tích cực trong mọi tình huống, đó là điều quan
trọng để các bạn sinh viên giải quyết tốt vấn đề gặp phải.
Thứ hai, KNM tạo cho sinh viên có tinh thần đồng đội và hịa đồng với tập thể.
Thứ ba, KNM giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả. Trong xã hội, quan hệ giữa
con người với con người thông qua nhiều hình thức trong đó có quan hệ giao tiếp.
Thứ tư, KNM giúp cho sinh viên tự tin hơn trước đám đông. Sự tự tin ln đóng

vai trị quan trọng trong cuộc sống. Nó có thể mang lại những thành công cho mỗi
chúng ta.
Thứ năm, KNM giúp cho sinh viên phát triển tốt khả năng tìm kiếm xin việc.
Khi tham gia đàm phán và phỏng vấn xin việc, KNM sẽ được nhà tuyển dụng để tâm
vì những ứng viên sẽ không thể hiện được ý tưởng nếu họ không trình bày để thuyết
phục nhà tuyển dụng hay người nghe.
Thứ sáu, KNM giúp sinh viên mài dũa khả năng sáng tạo. Tính sáng tạo và lối
suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. KNM sẽ trang bị cho
sinh viên phương pháp giải quyết công việc sáng tạo và thơng minh nhất có thể.
Thứ bảy KNM trang bị cho sinh viên cách nhìn tổng quan về mọi vấn đề. Có
cái nhìn tổng quan về cơng việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố
dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời
điểm nó xảy ra.
1.4 Hình thức rèn luyện và phát triển KNM
Theo tác giả nghiên cứu, KNM có thể được hình thành thơng qua các cách thức
sau:
• Tham gia vào công việc ở lớp ở trường
• Thơng qua các trị chơi, hoạt động ngoại khóa do nhà trường, lớp học tổ chức

194

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

• Thơng qua làm bài tập đa dạng ở trên lớp và ở nhà
• Thơng qua sự lồng ghép vào một môn học lý thuyết chuyên môn trên lớp
(dưới dạng seminar, đề tài)
• Thơng qua các hoạt động tình nguyện xã hội
• Tham gia các khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy về KNM
• Đi làm thêm
• Đọc sách về KNM, sách self-help

• Tham gia các buổi tọa đàm chia sẻ trực tuyến của các chuyên gia về vấn đề
phát triển KNM
• Tham gia các buổi tọa đàm chia sẻ trực tiếp của các chuyên gia về vấn đề
phát triển KNM
• Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp học (cả trực tuyến và trực tiếp)
• Khác
Theo quy định của trường ĐHGD [10]: Sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ
năng này một cách tự nhiên, thông qua các hoạt động thực và các dự án gắn với đời
sống, học tập của sinh viên.
• Tích hợp: Một số kỹ năng được lồng ghép trong các học phần chuyên môn,
nghiệp vụ do Trường quản lý.
• Thực: Một số kỹ năng được rèn luyện thông qua các hoạt động thực tế, các
hoạt động/ dự án mà sinh viên tham gia hoặc do chính sinh viên xây dựng. Sinh viên
tự xây dựng kế hoạch hoạt động/ dự án để rèn luyện các kỹ năng. Trong kế hoạch
thực hiện hoạt động dự án cần nêu rõ (i) mục đích rèn luyện kĩ năng gì (có thể hướng
đến nhiều nhóm kỹ năng trong một hoạt động/ dự án tích hợp); (ii) các nội dung lộ
trình cụ thể cho từng nội dung (có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm); (iii) các sản
phẩm và minh chứng (hiện vật, hình ảnh, video, các nhận xét của những người liên
quan,…). Khuyến khích sinh viên xây dựng các hoạt động theo nhóm, với sự phân
công rất cụ thể, trách nhiệm của từng thành viên, số lượng thành viên của nhóm chỉ
từ 03 đến 05 người. [10]
2. Thực trạng rèn luyện và phát triển KNM của sinh viên
2.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu
Để có cái nhìn cụ thể, chính xác và khách quan về thực trạng phát triển KNM
của sinh viên trường Đại học Giáo dục, nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát bằng
phiếu điều tra. Ở đây phiếu được lấy với số lượng 100 mẫu, câu hỏi và các phương
án trả lời cho sẵn, phát đại trà cho sinh viên để điều tra.
• Giới tính

Biểu đồ 1: Giới tính


195

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

Tổng số phiếu điều tra là 100, được chia ngẫu nhiên theo số sinh viên, dựa vào
số liệu phân tích được thể hiện ở biểu đồ 1, ta thấy đối tượng nghiên cứu là nam
chiếm 49% trên tổng số mẫu điều tra, nữ chiếm 51%.

• Sinh viên theo năm
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên phân chia theo năm
Tổng số phiếu được phát ra
ngẫu nhiên, trong đó sinh viên
năm nhất chiếm 12%, năm thứ
hai chiếm 6%, năm thứ ba
chiếm 16%, năm tư chiếm
nhiều nhất 58% trên tổng số
100 phiếu khảo sát.

• Tỷ lệ khảo sát sinh viên tham gia lớp học KNM
Biểu đồ 3: Tỷ lệ khảo sát sinh viên tham gia lớp học KNM

Khi được hỏi về việc: các bạn đã từng tham gia lớp học KNM hay chưa thì có
đến 66% các bạn sinh viên trả lời là Đã tham gia rồi, 34% các bạn trả lời là chưa. Ta
có thể thấy số lượng lớn các bạn sinh viên đã từng tham gia các lớp học KNM; chính
trong chương trình đào tạo của trường Đại học Giáo dục nói riêng và Đại học Quốc
Gia Hà Nội nói chung cũng đã có học phần đào tạo KNM cho sinh viên (được gọi là
Kỹ năng bổ trợ). Học phần kỹ năng bổ trợ nhằm mục đích cung cấp và hướng dẫn

196


Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

rèn luyện cho sinh viên những KNM cơ bản cần có trong đời sống học tập và công
việc tại môi trường đại học. [4,10]

34% các bạn sinh viên chưa từng tham gia lớp học KNM đến từ nguyên nhân
các bạn vẫn chưa nhận thức được rõ những lý thuyết cơ bản về KNM, cũng như chưa
nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của KNM đối với cá nhân và đối với xã hội.

2.2 Quan điểm nhận thức của sinh viên về KNM trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19

2.2.1 Mức độ hiểu biết của sinh viên về Kỹ năng mềm
Biểu đồ 4: Tỷ lệ sinh viên từng tìm hiểu về KNM

Theo dữ liệu phân tích ta thấy được có 87% sinh viên đã từng tìm hiểu về Kỹ
năng mềm. Trong đó phần lớn là các bạn sinh viên năm tư (chiếm 53%) đã từng tìm
hiểu về Kỹ năng mềm, trong khi con số này đối với sinh viên năm nhất lại rất thấp
(10%). Điều này cho thấy, khi các bạn học sinh chuyển cấp từ THPT sang Đại học,
vốn Kỹ năng mềm hiện có của các bạn vẫn cịn rất thấp, hầu như các em học sinh vẫn
chưa trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết để bắt đầu bước vào cuộc
sống Đại học. Trong khi đó, các bạn sinh viên năm tư và năm tư trở lên, đã có thời
gian học tập và hoạt động trong môi trường giáo dục đại học nhiều năm, trong q
trình học tập và trải nghiệm mơi trường Đại học các bạn đã tự biết trang bị cho bản
thân mình những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho việc học tập và công việc
tương lai sau này.

Bên cạnh sự chủ động tìm hiểu và học tập rèn luyện KNM mà các bạn sinh viên
có thì vẫn cịn tồn tại một số bộ phận sinh viên cịn thờ ơ, khơng quan tâm đến Kỹ

năng mềm và việc rèn luyện kỹ năng mềm. Nguyên nhân là do các bạn đánh giá chưa
đúng về vai trò của kỹ năng mềm, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần
thiết của kỹ năng mềm trong cuộc sống, học tập và công việc nên vấn đề tìm hiểu và
rèn luyện cịn chưa tích cực, chưa có sự chủ động.

Dịch bệnh Covid-19 đem lại một ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tìm hiểu về
kỹ năng mềm của sinh viên, sự bất tiện ở đây chính là các bạn sinh viên có ít cơ hội
tiếp xúc với những chun gia về kỹ năng mềm, trao đổi, học hỏi và chia sẻ những
vấn đề liên quan; ít có cơ hội tìm hiểu những tư liệu, tài liệu bản cứng liên quan đến
kỹ năng mềm. Tuy vậy, dịch bệnh Covid-19 cũng mở ra một phong cách học tập mới,
CNTT bao phủ toàn cầu, hầu hết những tư liệu, tài liệu cứng, sách, báo về kỹ năng

197

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

mềm đều đã được cập nhật trực tuyến, cập nhật lên kho tàng Thư viện số, tạo điều
kiện dễ dàng thuận tiện cho các bạn sinh viên tìm hiểu, học hỏi từ xa.

2.2.2 Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của KNM
Biểu đồ 5: Mức độ cần thiết của KNM

2.2.3 Nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của KNM
Các bạn sinh viên trường Đại học Giáo dục- ĐHQGHN đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc rèn luyện KNM, các bạn cho rằng việc rèn luyện KNM trong
trường học giúp các bạn dễ xin việc làm, xin được việc làm có lương cao (42% các
bạn sinh viên cho rằng yếu tố này đóng rất quan trọng, 49% cho rằng quan trọng) và
KNM giúp thành công trong công việc (47% sinh viên cho rằng rất quan trọng, 42%
sinh viên cho rằng quan trọng), ngồi ra KNM cịn có một vai trị quan trọng đó chính
là giúp các nhận các bạn sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống (90% sinh viên cho

rằng quan trọng và rất quan trọng). Không chỉ vậy, các bạn sinh viên cũng đánh giá
rất cao những vai trị như: Giúp việc học tập chun mơn thuận lợi nhẹ nhàng hơn,
giúp tạo được kết quả cao trong học tập và giúp dễ thăng tiến trong công việc… Tham
khảo kết quả điều tra nghiên cứu dưới bảng sau:

198

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

2.3 Thực trạng rèn luyện, phát triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19

2.3.1 Những KNM sinh viên hiện có
Mặc dù việc tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến nhằm giảm thiểu mục đích
lây lan của dịch bệnh Covid-19 vẫn đang được diễn ra nhưng qua khảo sát, ta cũng
thấy được những điểm mạnh của sinh viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN về
KNM.
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy, điểm mạnh của sinh viên trường Đại học
giáo dục là Kỹ năng làm việc nhóm (40% sinh viên tự đánh giá mức Tốt), Kỹ năng
giao tiếp (32% sinh viên tự đánh giá mức tốt), Kỹ năng lắng nghe (33% sinh viên tự
đánh giá mức Tốt), Kỹ năng xây dựng và thiết lập mối quan hệ (30% sinh viên tự
đánh giá mức Tốt),.. ngồi ra thì các bạn sinh viên cũng còn những kỹ năng khác như
Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm, kỹ năng quản lý
thời gian, kỹ năng nghiên cứu….Điều này cho thấy rằng dù đang bị ảnh hưởng bởi
dịch bệnh và hạn chế của việc học tập trực tuyến, nhưng các bạn sinh viên vẫn có ý
thức trau dồi, rèn luyện và phát triển KNM cho chính bản thân mình

Bên cạnh những điểm mạnh mà sinh viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN
có thì họ cịn thiếu và yếu ở một số KNM sau đây:


Một bộ phận sinh viên còn thiếu những kỹ năng cần thiết nhất khi đi làm. Nhìn
vào biểu đồ 5, chúng ta thấy những kỹ năng thiết yếu khi đi làm như là: kỹ năng lập

199

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

kế hoạch và tổ chức cơng việc (49% đánh giá mức bình thường, 19% đánh giá chưa
tốt); kỹ năng đàm phán (50% đánh giá bình thường, 21% đánh giá chưa tốt) thì sinh
viên lại khơng có nhiều.

Như vậy, các bạn sinh viên vẫn cần được trang bị, củng cố và rèn luyện phát
triển thêm một số những KNM quan trọng để phục vụ cho công việc tương lai sau
này, khi mà các bạn đóng vai trị là nguồn lao động tương lai của đất nước.

2.3.2 Tần suất sử dụng KNM của sinh viên
Theo số liệu trên biểu đồ cho thấy được tần suất sử dụng KNM của sinh viên
trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN vào trong việc học tập, công việc và cuộc sống;
62% sinh viên được khảo sát sử dụng KNM mọi lúc mọi nơi, 20% sinh viên thỉnh
thoảng sử dụng KNM. Mặc dù gặp nhiều hạn chế khi phải học tập trực tuyến do dịch
bệnh Covid-19 nhưng các bạn sinh viên vẫn tích cực sử dụng, rèn luyện phát triển
KNM.

Biểu đồ 6: Tần suất sử dụng KNM của sinh viên

2.3.3 Những hình thức hiệu quả để rèn luyện và phát triển KNM trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19

Khi được hỏi về những hình thức dạy và học KNM như thế nào là hiệu quả, đa
phần các bạn cho rằng thông qua các hoạt động ngoại khóa, trị chơi do nhà trường

tổ chức trực tiếp (55%cho rằng hiệu quả, 22% cho rằng rất hiệu quả); một bộ phận
lớn sinh viên cũng cho rằng Tham gia vào nhiều công việc ở trường, lớp theo hình
thức trực tiếp (51% cho rằng hiệu quả, 25% cho rằng rất hiệu quả); tham gia các buổi
tọa đàm chia sẻ trực tuyến về KNM (55% cho rằng hiệu quả, 22% cho rằng rất hiệu
quả)... Trong trường học, ngoài việc học ra thì cịn có rất nhiều hoạt động ngoại khóa.
Những hoạt động đó là cơ hội giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng. Nhưng không phải
sinh viên nào cũng tích cực tham gia các hoạt động đồn, hội.

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng đánh giá rất cao những hình thức học tập rèn
luyện KNM khác như là: thông qua sự lồng ghép vào môn học chuyên môn (seminar,
đề tài), thông qua các hoạt động tình nguyện xã hội, tham gia các buổi tọa đàm chia
sẻ trực tiếp về KNM, …

200

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

2.3.4 Thực trạng rèn luyện phát triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Biểu đồ 7: Hình thức học tập, rèn luyện và phát triển KNM sinh viên
tham gia trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mặc dù bị ảnh hưởng
bởi hoạt động học tập trực tuyến nhưng theo khảo sát thực tế các bạn sinh viên vẫn
chủ động, tích cực tham gia các hình thức học tập rèn luyện và phát triển KNM. Vì
tính đặc thù tránh tập trung đơng người gây lây lan bệnh của dịch bệnh Covid-19 cho
nên những hình thức học tập, rèn luyện và phát triển KNM được các bạn sinh viên
tham gia nhiều nhất chính là: Tham gia vào nhiều cơng việc ở lớp, ở trường theo hình
thức trực tuyến(chiếm 70%), thông qua làm bài tập đa dạng ở lớp(79%), thông qua
sự lồng ghép vào một môn học chun mơn (seminar, đề tài)(83%), tích cực tham gia
thảo luận xây dựng bài trên lớp (73%),...


201

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

Với bối cảnh học tập thích ứng với dịch bệnh, các bạn sinh viên đã có sự chủ

động tích cực tìm hiểu, tham gia vào những hình thức học tập, rèn luyện và phát triển

KNM trực tuyến trên các nền tảng học tập trực tuyến hoặc các nền tảng mạng xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên cịn thơ ơ, chưa chủ động tích cực chú

ý đến, tham gia vào những hình thức học tập, rèn luyện và phát triển KNM.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển

KNM của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Dựa trên mơ hình nghiên cứu mẫu của Kusterer (2009) [11] về sự phát triển

KNM của sinh viên tốt nghiệp, gồm các biến tính cách, cơ sở giáo dục và quan hệ

bạn bè của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tơi đã nghiên cứu và tìm hiểu những yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM của sinh viên theo mơ hình

sau :

Các biến được chia ra thành hai nhóm, mỗi nhóm sẽ gồm những biến độc lập


khác nhau.

3.1 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM
gồm 6 biến độc lập được kiểm tra là mức độ quan tâm đến kỹ năng cứng (môn học
chuyên ngành, kiến thức chuyên môn), mức độ quan tâm đến KNM, phân bố thời
gian, tính cách, mối quan hệ đồng đẳng và mong muốn học tập rèn luyện KNM. Lý
do chọn các biến độc lập này là: (1) Kỹ năng cứng hay kiến thức chuyên môn, chuyên
ngành mà sinh viên trang bị trong quá trình học tập tại trường đại học là điều kiện
cần, tuy nhiên vẫn chưa phải là điều kiện đủ để làm hành trang cho sinh viên có thể
bước ra giảng đường để tìm kiếm những cơng việc như mong muốn với mức thu nhập
phù hợp. Chính vì thế mà yêu cầu đặt ra với sinh viên là bên cạnh việc khơng ngừng
trau dồi kiến thức chun mơn, thì còn phải quan tâm đến việc học tập, rèn luyện và
phát triển KNM. (2) Hiện nay, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp nói chung đa phần chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của KNM trong
quá trình sống và học tập cho đến khi ra trường tìm việc. Từ nhận thức sai về KNM

202

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

dẫn đến suy nghĩ rằng KNM không quan trọng và hành động không rèn luyện KNM
đã lấy đi nhiều cơ hội đáng lẽ thuộc về các bạn. Khi bạn nhận thức rằng KNM quan
trọng với bạn không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống và mơi trường làm việc
sau này, bạn sẽ có những suy nghĩ và hành động hướng đến hoàn thiện cho bản thân
những kỹ năng cần thiết. Vì vậy mà mức độ quan tâm đến KNM được chọn là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM. (3) Thông

thường các bạn sinh viên sẽ phân bổ thời gian học tập dành nhiều hơn việc học tập,
thực hành các môn học chuyên ngành, kiến thức chun mơn; thêm vào đó là thời
gian cho hoạt động nghỉ ngơi và giải trí; một số bạn cịn dành thời gian đi làm thêm,...
Phân bổ được thời gian hợp lý để học tập và rèn luyện phát triển KNM cũng là một
trong những điều khó khăn đối với các bạn sinh viên.(4) Tính cách của một sinh viên
cũng ảnh hưởng đến hoạt động phát triển KNM; một bạn sinh viên có tính cách hướng
ngoại thơng thường sẽ trang bị cho cá nhân được đầy đủ và nhiều KNM hơn với một
bạn sinh viên có tính cách hướng nội. (5) Trung bình thời gian sinh viên dành khoảng
3 đến 4 năm để phát triển KNM của họ. Thông qua khoảng thời gian này, nghiên cứu
mong muốn xem mối quan hệ bạn bè đồng lứa có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự
phát triển KNM của sinh viên. (6) Và yếu tố quan trọng nhất, làm chủ chính bản thân
các bạn sinh viên đó chính là mong muốn học tập và rèn luyện phát triển KNM của
bản thân các bạn. Chỉ khi các bạn ý thức được tầm quan trọng cũng như vai trị cần
thiết của KNM thì chính tự các bạn sẽ chủ động, tích cực học hỏi, rèn luyện phát triển
KNM.
Biểu đồ 8: Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát

triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Khi được khảo sát về những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện
và phát triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì các bạn sinh viên đều nhất
ý cho rằng là: Mức độ quan tâm đến môn chuyên ngành (kỹ năng cứng) (29% rất ảnh
hưởng, 52% ảnh hưởng), mức độ quan tâm đến KNM (28% chọn rất ảnh hưởng), mối
quan hệ đồng đẳng của sinh viên (32% cho rằng rất ảnh hưởng, 47% cho rằng ảnh
hưởng), và cuối cùng là mong muốn học tập, rèn luyện và phát triển KNM của sinh
viên (37% cho rằng rất ảnh hưởng, 45% cho rằng ảnh hưởng).

3.2 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển
KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.


203

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

Nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện và phát triển KNM
gồm bảy biến độc lập được kiểm tra là: Môi trường học tập trực tuyến tại nhà, môi
trường học tập trực tiếp tại trường, hoạt động giảng dạy trực tuyến, hoạt động giảng
dạy trực tiếp, hoạt động học tập trực tuyến (một mình tại nhà), hoạt động học tập trực
tiếp (đông người trên lớp), vấn đề tiền bạc. Lý do chọn các biến độc lập này là do:
Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học tại các địa
phương phải tổ chức dạy học online, nhất là các trường đại học thì thời lượng học
online kéo dài đến hết cả kỳ học, năm học. Học online là giải pháp tối ưu nhất để
tránh sự tác động của dịch COVID-19 đến người học. Tuy nhiên, khoảng thời gian
học online cũng có tác động và ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển KNM cho
người học, nhất là học sinh phổ thông và sinh viên các trường đại học. Việc tương
tác giữa giáo viên, giảng viên với học sinh, sinh viên trong lớp học khá hạn chế. Thầy
cô giáo đưa ra câu hỏi, gọi người học trả lời một cách ngắn gọn, cô đọng mà ít có sự
tương tác qua lại giống như trực tiếp trên lớp học. Tại phòng học online, người học
cũng ít có điều kiện bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, ít có khơng gian làm việc
theo kiểu hợp tác nhóm để cùng nhau giải quyết các vấn đề đặt ra. Đồng thời, khơng
gian học online cũng có ít tạo ra những tình huống thực tế để học sinh, sinh viên giải
quyết. Người học chỉ chú trọng vào học kiến thức mà ít có cơ hội trải nghiệm thực tế.
Ngồi ra, cịn hàng loạt những hạn chế thuộc về người học ở các cấp học như trạng
thái uể oải, căng thẳng đầu óc sau khi học một tiết học online; trạng thái ở nhà lâu
ngày dẫn đến tác phong chậm chạp, giảm sự năng động, ít giao tiếp; khả năng sáng
tạo bị hạn chế; người học ít có sự tương tác, hợp tác...

Biểu đồ 9: Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện
và phát triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.


Khi được khảo sát về những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động rèn
luyện và phát triển KNM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 thì các bạn sinh viên
đều nhất ý cho rằng là: Môi trường học tập trực tuyến tại nhà (kỹ năng cứng) (29%
rất ảnh hưởng, 55% ảnh hưởng), hoạt động giảng dạy trực tuyến (27% chọn rất ảnh
hưởng, 50% chọn ảnh hưởng), hoạt động học tập trực tuyến (một mình tại nhà) (29%
cho rằng rất ảnh hưởng, 50% cho rằng ảnh hưởng), và vấn đề tiền bạc cũng được
phần đông các bạn sinh viên cho rằng nó có tầm ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện
và phát triển KNM.

204

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

IV . KẾT LUẬN (THẢO LUẬN) & KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Giáo dục -
ĐHQGHN tự đánh giá bản thân mình sử dụng tốt và rất tốt các kỹ năng: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng xây
dựng và thiết lập mối quan hệ. Các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được rõ ràng đây
là những kỹ năng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu học tập ở đại học. Nhận thức
về tầm quan trọng của những kỹ năng trên giúp các bạn sinh viên chủ động hơn trong
rèn luyện những kỹ năng đó. Mặc dù trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến
phức tạp, nhưng các bạn sinh viên vẫn tích cực, chủ động tìm hiểu, trau dồi, rèn luyện
và phát triển KNM cho chính bản thân mình. Điều đó cho thấy các bạn đã nhận thức
được sự đóng góp khơng nhỏ, tầm quan trọng của những KNM trong cuộc sống, công
việc và giúp các bạn đạt được kết quả cao hơn trong việc học tập.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động học tập và rèn luyện phát triển KNM của sinh viên trường Đại học Giáo dục –
ĐHQGHN bao gồm 6 yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan: (1) Mức độ quan tâm
đến kỹ năng cứng; (2) mức độ quan tâm đến KNM; (3) phân bổ thời gian của sinh

viên; (4) tính cách của sinh viên; (5) mối quan hệ đồng đẳng của sinh viên; (6) mong
muốn học tập, rèn luyện KNM của sinh viên và 7 yếu tố ảnh hưởng mang tính khách
quan là: (1) Mơi trường học tập trực tuyến tại nhà; (2) môi trường học tập trực tiếp
tại trường; (3) hoạt động giảng dạy trực tuyến; (4) hoạt động giảng dạy trực tiếp; (5)
hoạt động học tập trực truyến (học một mình tại nhà); (6) hoạt động học tập trực tiếp;
(7) vấn đề tiền bạc từ đó tìm ra một số khuyến nghị mang tính tham khảo.
4.2 Khuyến nghị
4.2.1 Đối với sinh viên
- Chủ động tích cực tìm hiểu tham gia học tập, rèn luyện phát triển KNM dưới
mọi hình thức.
- Phân bổ thời gian hợp lý, ngoài thời gian dành cho các kiến thức chun mơn
thì cần dành thời gian cho việc học tập và rèn luyện phát triển KNM.
- Năng động, tích cực và chủ động trong mọi công việc ở lớp, ở trường, ở quanh
mơi trường mình sinh sống…
4.2.2 Đối với nhà trường
- Tăng cường sử dụng nhiều phương pháp/ cách thức lồng ghép KNM trong bài
giảng của các môn học chính khóa chun ngành.
- Đoàn trường cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức nhiều các hoạt động trực tiếp song
song với trực tuyến cho sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa,
hoạt động ngồi giờ lên lớp… nâng cao KNM.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

205

Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng. Năm học 2021 - 2022

[1] Forland - Jeremy (2006). Managing Teams and Technology. UC Davis,
Graduate School of Management


[2] Nancy J. Pattrick (2008). Social skills for teenagers and adults with
esperger syndrome. Jessica Kingsley Publisher.

[3] Thông báo số 34 Ban chấp hành Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh
[4] Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Hướng dẫn số 3109/HD-ĐHQGHN ngày
29/10/2010 về Xây dựng và hồn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
[6] Nguyễn Thị Kiều Nga - Huỳnh Thanh Vũ (2019), “Thực trạng và giải
pháp rèn luyện KNM cho sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông vận tải trung ương
V”, Tạp chí Giáo dục, số 456, trang 15-20 .
[7] Trần Thanh Mai (2019), “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập KNM
của sinh viên trong môi trường đại học”,
[8] Phạm Thị Lan Hương, Lê Thị Thương (2011), “Sinh viên với “KNM”:
nhận thức, mong muốn và các yếu tố tác động đến việc học “KNM” của sinh viên
hiện nay”,
[9] Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Bùi Ngọc Thoa (2018), “Thực trạng và nhu cầu
đào tạo KNM của sinh viên khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm
nghiệp”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 6-2018
[10] Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN (2019), Hướng dẫn số 1987/HD-
ĐHGD ban hành ngày 11/11/2019 về việc Hướng dẫn thực hiện học phần Kỹ năng
bổ trợ theo hình thức tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và dự án của trường Đại
học Giáo dục – ĐHQGHN
[11] Kusterer, K.D. (2009), Impact of parenting styles on academic
achievement: Parenting styles, parental involvement, personality factors and peer
orientation (Doctorial Dissertation)
[12] Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư
phạm, Chủ biên, NXB Giáo dục
[13] Tạ Quang Thảo (2014), “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường

đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Giáo dục, số 329-2014, trang 1.

206


×