Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận triết quy luật phủ định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.65 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC:

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ
THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY

GVHD: ThS. Chu Thị Hiền
SVTH:

1.Nguyễn Thị A 18191732 2.
2. Lê Văn B 18199224
3.Hồ Tư C 18919235

Mã lớp học: LLCT150105_16CLC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 03 năm 2023

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

GIẢNG VIÊN

Chu Thị Hiền

MỤC LỤC
MÔN HỌC:................................................................................................................1

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................2

PHẦN 2: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH..............................................3

2.1 KHÁI NIỆM PHỦ ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG...................................3

2.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG...................4

2.3 NỘI DUNG QUY LUẬT CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG..........................6

2.4 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHỦ
ĐỊNH.......................................................................................................................8


PHẦN 3 : VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG
TẠO CÁC GIÁ TRỊ TUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
HIỆN NAY...............................................................................................................10

3.1 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG..........................................................................10

3.1.1 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ ?.....................................................10

3.1.2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM......................................11

3.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI
CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY................................................................12

3.3 VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ
THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY.........................................13

3.4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ..........................................................15

KÊT LUẬN..............................................................................................................17

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................18

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Dựa vào những thành tựu lớn lao của khoa học và công nghệ là một trong những

quốc sách hàng đậu, là động lực quan trọng để giúp thúc đẩy nhanh chóng tiến trình
tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên qui mơ tồn cầu để giúp đất nước phát triển
nhanh và bền vững. Q trình tồn cầu hố đang từng bước phát triển mạnh mẽ, có
những đổi mới sáng tạo, là một trong những đột phá chiến lược của đất nước và trở
thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu
vực.

Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc giao lưu, hội nhập cùng với các nước trên
quốc tế và là một trong những thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ
chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC)... điều này đã cho thấy rằng Việt Nam đang phát triển trong quá
trình hội nhập với bạn bè quốc tế. Việt Nam đã thể hiện được trách nhiệm và hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao và
đó cũng là tiền đề trong việc phát triển và trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội.

Song song những mặt thuận lợi về tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày
một sâu rộng hơn thì bên cạnh đó khơng chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn
phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn và đối mặt với những nguy cơ về việc
đi lệch hướng hoặc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để hội nhập quốc tế của Việt
Nam ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn, cần nhận thức, thì cần xác định rõ
ràng việc giữ gìn, kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống
trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.

1

Vấn đề này là một trong những điều được nhân dân quan tâm hàng đầu và những
hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề này là dựa theo phương pháp luận phủ định
biện chứng. Do đó, để có thể làm rõ hơn về vấn đề này vào thực tiễn nhóm em chọn

đề tài : “Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát
triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay”. Đề tài
tập trung vận dụng phép phủ định biện chứng vào ứng dụng của nó vào thực tiễn
đời sống hiện nay trong việc kế thừa, phát huy bản sắc dân tộc và giá trị truyền
thống của Việt Nam.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa Việt Nam, việc tham gia, hội nhập và giao lưu với bạn
bè quốc tế là một trong những yếu tố tác động đến việc phát triển tiến trình tồn
cầu hóa một cách chủ động. Đồng thời, bên cạnh những điểm tích cực đó cũng có
những nguy cơ, hướng đi lệch lạc ảnh hưởng đất bản sắc văn hóa dân tộc của đất
nước. Từ đó đưa ra các vấn đề để có thể giữ gìn, kế thừa và phát triển sáng tạo các
giá trị truyền thống Việt Nam vào thực tiễn đời sống hiện nay.

2

PHẦN 2: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
2.1 KHÁI NIỆM PHỦ ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
Trong đời sống thường ngày, khái niệm phủ định thường được thể hiện bằng từ
“không”, phủ định có nghĩa là nói “khơng” hoặc bác bỏ một điều gì đó. Phủ định là
khái niệm chỉ sự thay thế hoặc xóa bỏ một sự vật, hiện tượng này bằng một sự vật,
hiện tượng khác hoặc là thay thế trạng thái tồn tại này bằng trạng thái tồn tại khác
của một sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nó thì được gọi là sự phủ
định. Sự phủ định diễn ra rất nhiều trong đời sống của con người, chẳng hạn như
trong quá trình phát triển của các mặt hàng điện tử ngày nay, điện thoại Iphone 14
là sự phủ định đối với Iphone 13 và Iphone 13 cũng là sự định đối với Iphone 12.
Bên cạnh đó, sự phát triển trong gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã
phủ định cha. Ông cha ta ngày xưa có câu “con hơn cha là nhà có phúc” và điều
này thể hiện rõ về sự phủ định đó.


Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều
kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời
thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự
vật, hiện tượng mới. Phủ định biện chứnglà tự phủ định, tự phát triển của sự vật,
hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện
tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Một ví dụ trong đời sống hằng
ngày của con người trong việc chăn ni đó là con gà ra đời là sự phủ định biện
chứng đối với quả trứng gà.

3

2.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
Đặc trưng của quy luật phủ định biến chứng có hai tính chất cơ bản là tính khách
quan và tính kế thừa. Phủ định biện chứng cịn có tính phổ biến, diễn ra trong mọi
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy và tính đa dạng, phong phú của phủ định biện
chứng thể hiện ở nội dung, hình thức của nó.

Thứ nhất, phủ định biện chứng mang tính khách quan vì sự vật, hiện tượng tự phủ
định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra. Đặc điểm cơ bản của phủ định biện
chứng là sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo
đường xoáy ốc mà thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, trong đó giai đoạn
sau vẫn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Với đặc điểm
này, phủ định biện chứng không chỉ khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ;
mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới; gắn sự vật, hiện tượng được khẳng
định với sự vật, hiện tượng bị phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu
tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.

Thứ hai, phủ định biện chứng mang tính kế thừa biện chứng. Đây là khái niệm
dùng để chỉ việc sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo
yếu tố cịn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố khơng cịn thích hợp

của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng
mới. Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự vật,
hiện tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo,
biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Giá trị của sự kế thừa biện chứng
chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa; do vậy, việc giữ lại
yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật, hiện tượng mới
có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn. Với đặc điểm như vậy, phủ
định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ, mà còn gắn liền cái cũ với

4

cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Trong bất kỳ các loài sinh vật nào kể cả
con người thì việc thừa kế những yếu tố tích cực của cha mẹ và loại bỏ những yếu
tố tiêu cực, lỗi thời và lạc hậu và phát triển tiếp tục là những điều đương nhiên
trong hiện thực.

5

2.3 NỘI DUNG QUY LUẬT CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
Quy luật phủ định của phủ định là khuynh hướng cho sự vật, hiện tượng mới ra đời
từ sự vật, hiện tượng cũ trong sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa
tính thay đổi với tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên khơng thể đi theo
đường thẳng, mà diễn ra theo đường trịn khơng nằm trên một mặt phẳng tựa như
đường xốy trơn ốc. Trong sự phát triển, sự vật và hiện tượng đó khơng cịn nữa mà
bị thay thế bởi một sự vật, hiện tượng mới từ sự vật, hiện tượng cũ. Quy luật này
phát triển theo đường xốy ốc, nó diễn đạt rõ những đặc trưng của quá trình phát
triển biện chứng ở tính kế thừa, tính lặp lại và giữa lại những yếu tố thích hợp cho
sự phát triển thích hợp của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định
được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển.


Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về q trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ
hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín
và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những
điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ
ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng, nó
nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, khơng cịn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị
thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống
bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối
cùng sinh ra những hạt đại mạch mới, và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết
đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại
mạch như ban đầu, nhưng khơng phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi,
ba mươi lần". Từ ví dụ phía trên cho thấy là từ sự khẳng định ban đầu, trải qua sự
phủ định lần thứ nhất và sự phủ định lần thứ hai, sự vật dường như quay trở lại sự

6

khẳng định ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn vì số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất
lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi.

Những lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối
lập trong sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá
trình phát triển vì chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của
sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được
một chu kỳ phát triển, đồng thời lại tạo ra điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp
theo. Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ phát triển có thể nhiều hơn, tuỳ
theo tính chất của q trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần
mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành được một chu kỳ phát
triển.

Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng

phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. Nhờ sự kế thừa nên phủ định biện
chứng không phải là phủ định sạch trơn, không loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật,
hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số
yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho
phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có quỹ đạo tiến lên như
đường xốy ốc.

Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị
phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện chứng
là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội
dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu
kì của sự phát triển.

7

2.4 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA PHỦ
ĐỊNH
Trong hoạt động thực tiễn, quy luật phủ định của phủ định là tiền đề giúp chúng ta
nhận thức một cách đúng đắn trong sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong
cuộc sống. Đó là cái mới sẽ thay thế cái cũ, cái tích cực sẽ thay thế cho cái tiêu cực
và cái tiến bộ nhất định sẽ thay thế cái lạc hậu và cái mới sẽ thừa thế tất cả những
điểm tích cực từ cái cũ để cho ra một sự vật, hiện tượng mới.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định được thể hiện rõ ràng qua bốn
điều sau đây.

Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng đi lên trong sự vận động của sự vật,
hiện tượng. Sự phát triển của chúng thơng qua sự thống nhất giữa tính tiến bộ và
tính kế thừa và sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hố, có thể xác định được
kết quả cuối cùng của sự phát triển.


Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng của sự phát triển thay
vì đi theo những đường thẳ ng tắp, mọ i sự vậ t phát triển theo những vịng xốy ốc
khơng ngừng tiến lên. Đó là q trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn
thẳng tắp, không va vấp, khơng có những bước thụt lùi. Trái lại là không biện
chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận mà Lênin đã viết: “Cho rằng
lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi những bước rất lớn
là không biện chứng, không khoa học, khơng đúng về mặt lí luận”.

Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời
phù hợp với quy luật phát triển trong thực tiễn, biểu hiện giai đoạn cao về chất
trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới

8

diễn ra tự phát nhưng trong xã hội, sự vật, hiện tượng mới xuất hiện gắn với việc
nhận thức và hành động có ý thức của con người.
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời
gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ cịn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện
tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật, biết kế thừa có chọn lọc
những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với
xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

9

PHẦN 3 : VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN
SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN

CẦU HÓA HIỆN NAY
3.1 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

3.1.1 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ ?
Truyền thống là một khái niệm trừu tượng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau dựa trên nhiều khía cạnh. Truyền thống có thể được hiểu như việc quyền
tải thơng tin, hành vi, biểu tượng và các phong tục cho nhân dân của cộng đồng có
thể được truyền đạt những giá trị từ ơng cha để có thể trở thsfnh một phần của văn
hóa. Truyền thống là từ ngữ được hiểu theo tiếng Latin thì nó có nghĩa là để cung
cấp hoặc truyền tải hoặc theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là
sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận
ngày nay. Hoặc theo dân tộc học, truyền thống cho thấy một tập hợp các phong tục,
tín ngưỡng, tập quán, học thuyết và luật pháp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác và điều đó cho phép sự liên tục của một nền văn hóa hoặc một hệ thống xã
hội.

Qua những định nghĩa trên, điều này có thể hiểu rằng truyền thống là sự tập hợp
những hành vi, tư tưởng, lối sống, thói quen và cách cư xử của một cộng đồng
người nhất định, đã được hình thành và phát triển trước đó và bây giờ truyền lại
cho bây giờ để có thể giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác
dụng to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước
chuyển giao cho thế hệ sau.

Tuy vậy, mọi vật đều có tính hai mặt của nó và truyền thống tác động trực tiếp đến
hành vi cư xử của con, đều có hai hướng tích cực và tiêu cực. Truyền thống được

10

thể hiện ở những lĩnh vực như văn hóa, chính trị - xã hội, v.v…và có tác động trực
tiếp đến hành vi cư xử của con người. Một số truyền thống tốt đẹp của Việt Nam
như lòng yêu nước nồng nàn, sống tình nghĩa, tính thần cần cù, sáng tạo và tiết
kiệm trong lao động sản xuất, và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dành những lời ca
ngợi với nhân dân : “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền

thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy
lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Trái lại
điều này, mặt tiêu cực là sự bảo thủ trong suy nghĩ, cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong
một bộ phận cộng đồng, dân tộc và có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội
ngày nay. Những yếu tố đó đang đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội, đi
ngược với sự tiến bộ của lồi người.

Hai mặt tích cực và tiêu cực thể hiện sự mâu thuẫn cùng tồn tại song song trong
truyền thống dân tộc. Mâu thuẫn được hiểu là sự thống nhất và sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập. Trong triết học, sự thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các
mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa những sự vật, hiện tượng với nhau.
Khi nhắc đến giá trị truyền thống thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những mặt tích cực,
tốt đẹp và đày tính đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, truyền thống là
những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và
được xã hội công nhận và là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng
với thời gian, cùng với cuộc sống của mình, là những gì mà con người cần giữ gìn
và phát triển cho truyền thống dân tộc.

3.1.2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Việt Nam đã kiên cường đấu tranh cho hồ
bình, độc lập, tự do và đồng thời lưu giữ, hình thành các giá trị truyền thống của
con người. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện rõ nhất

11

trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 như lòng yêu nước và tinh thần đoàn
kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch, đồng cam
cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nhân ái bao dung và nhường cơm sẻ
áo…Đó là sức mạnh tinh thần dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, lòng nhân ái, đạo

đức, cách cư xử, tinh thần hiếu học và lòng yêu nước của dân tộc trong việc “chống
dịch như chống giặc”. Các giá trị truyền thống khơng những có ý nghĩa trong lịch
sử mà cịn có tầm quan trọng trong đời sống thực tiễn ngày nay. Vì vậy, việc giữ
gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống được xem như là một tất yếu mang
tính khách quan và cấp thiết trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam ngày nay.

3.2 VAI TRỊ CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI
CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY
Việc phát huy giá trị truyền thống, văn hóa và sức mạnh con người là nhiệm vụ có
vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập
quốc tế hiện nay. Góp phần làm bề phóng để chinh phục những khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, tiên tiến, hạnh phúc và thực hiện thành công mục tiêu Đại
hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đã
giúp đất nước ta có thể kế thừa, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống bản sắc dân
tộc, và tiếp thu, chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và nhân loại. Đảng và
nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình hữu nghị với các quốc
gia, dân tộc trong khu vực và trên thế giới.

Những thành tựu to lớn trong những năm qua đã chứng minh sự đúng đắn trong
quan niệm của Đảng nhằm phát huy giá trị văn hóa, khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước, khai thác và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc vào việc

12

xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Để khơi dậy
khát vọng phát triển đất nước, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến phát huy giá trị văn
hóa, xây dựng phẩm chất, nhân cách của con người: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn
thiện nhân cách của con người và trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo

xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản là u
nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo”.

Bên cạnh đó, theo phó giáo sư tiến sĩ Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và
Nhân học Việt Nam, văn hóa các tộc người ở nước ta khá phong phú và đa dạng,
giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và
nhiều thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển vùng cũng
như tiểu vùng và tộc người, vấn đề cần thiết là giải quyết hài hòa mối quan hệ văn
hóa giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới tại khu vực này. Những
vấn đề về giá trị truyền thống luôn là một trong những vấn đề cấp bách và quan
trọng trong đời sống thực tiễn hiện nay. Vì vậy, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các
giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay để
chung tay xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam ngày càng trở nên quan trọng và
cấp thiết.

3.3 VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI
CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY
Có thể thấy rằng Việt nam là một đất nước có nhiều giá trị truyền thống văn hóa
dân tộc và nền văn hóa lâu đười gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của
dân tộc. Dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ như chiến tranh, đại dịch
Covid và nhiều biến cố khác thì Việt Nam vẫn giữ lại cho mình những yếu tố tích

13

cực, tinh hoa cuộc sống, lòng dũng cảm và truyền thống yêu nước và những điều
đó tượng trưng cho giá tị truyền thống của con người Việt Nam.

Việt Nam không những khơng bị ảnh hưởng bới văn hố mà trái lại cịn biết sử
dụng và việt hố các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hố dân tộc. Một đất nước

gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất và
hội nhập ở Việt Nam đã thúc đẩy và tạo ra những tiền đề vô cùng mạnh để thúc đẩy
phát triển các giá trị truyền thống.

Trang phục truyền thống là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia,
một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một
nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của
một cộng đồng hay đoàn thể. Đất nước ta dù đã chịu sự du nhập những hệ tư tưởng
mới từ những nền văn hóa của nước ngồi về các trang phục truyền thống như
Hanbok - Hàn Quốc, Kimono – Nhật Bản, Sari - Ấn Độ, Xường xám – Trung Quốc
và Sampot – Campuchia… Sau những sự du nhập từ các trang phục truyền thống
của các nước thì văn hóa Việt Nam lại thay đổi và tiếp thu những điều mới mẻ để
có thể biến tấu những nét đặc trưng văn hóa mới đó trở thành cái của mình, mang
đậm chất bản sắc Việt Nam.

Điều đáng nói là chúng ta đã vận dụng được việc kế thừa và phát triển sáng tạo các
giá trị truyền thống đó là tiếp thu những yếu tố tích cực, những đặc trưng và đồng
hóa những tinh hoa để có thể biến đổi thành nét đẹp riêng của người Việt nam qua
việc chọn lọc và cải tạo yếu tố những yếu tố thích hợp. Áo dài cách tân là một ví dụ
điển hình của đời sống thực tiễn trong việc vận dụng phép biện chứng về phủ định
trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay.

14

Áo dài ngày nay dần được thay đổi, cách tân và thiết kế lại để có thể áp dụng vào
đời sống thường ngày của con người Việt. Áo dài cách tân mặc với quần dài che
thân từ cổ đến đầu gối hoặc trên đầu gối, phù hợp cho mọi lứa tuổi và thể hiện sự
năng động, trẻ trung cùng với sự trang trọng và lịch sự. Áo dài cách tân giữ lại
những yêu tố tích cực, đặc trưng, tiến bộ và loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu để

có thể tạo ra một chiếc áo dài phù hợp với thời đại ngày nay. Để có thể làm được
những điều đó thì việc lãnh đạo đóng vai trị chủ chốt trong việc đề ra ý kiến, định
hướng, nuôi dưỡng những cái mới vừa tân tiến, hiện đại, vừa phù hợp với truyền
thống bản sắc dân tộc là cực kỳ quan trọng, để những nét đẹp cốt lõi ngày một hoàn
thiện hơn.

3.4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
Dựa vào những yếu tố cần thiết đã nêu để có thể khắc phụ những hạn chế, mặt tiêu
cực, yếu kém và tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều
kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước
mắt chúng ta cần đưa ra một số giải pháp cơ bản, cấp thiết cho việc gìn giữ các giá
trị truyền thống.

Một là, xây dựng mơi trường đạo đức lành mạnh nhằm nâng cao vai trò của gia
đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho thế hệ trẻ. Mơi trường để các thế hệ trẻ có thể sinh ra và phát triển bản thân là
một vấn đề quan trọng hiện nay và gia đình là mơi trường quan trọng bậc nhất vì sự
giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ trong
tương lai. Các bậc cha mẹ sẽ trở thành tấm gương phản chiếu với con cái trong các
hành vi, cư xử, tính cách và các giá trị đạo đức truyền thống.

15

Hai là, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống phải đi đôi với việc phát triển trong
giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Việc giữ gìn và phát huy đạo đức
truyền thống dựa vào giáo dục pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc
điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Cần bổ sung, học hỏi, cải thiện và
cố gắng hồn thiện để có thể phát huy triệt để các giá trị truyền thống trong nhận
thức và hành động của con người.


Ba là, xây dựng bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện
nay. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải thể hiện rõ
những bản chất văn hóa của con người Việt Nam để có thể bảo vệ, giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống để khơng đánh mất bản thân mình trước những khó
khăn, phức tạp mới trong xu thế giao lưu, hội nhập tồn cầu. Thay vào đó, bản thân
chúng ta nên có sự chọn lọc và cải tạo yếu tố cịn thích hợp để chuyển sang thành
những mặt tốt của mình. Loại bỏ các yếu tố khơng cịn thích hợp của sự vật, hiện
tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới. Tạo thế chủ
động trong việc xây dựng bản lĩnh nền văn hoá Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với
việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và sự phát triển của văn hoá Việt Nam.

Mỗi chúng ta nên cố gắng học tập, tiếp thu kiển thức và phát triển bẩn thân để có
thể phục vụ cho đất nước trong tương lai. Bên cạnh đó, tích cực tham gia các sự
kiện truyền thống, văn hóa, đồn viên, đội viên và những hoạt động về giữ gìn,
pháy huy truyền thống của đất nước, v.v bởi những hoạt động đó sẽ giúp chúng ta
học hỏi, tìm tịi và phát huy được những kiến thức mới mẻ. Đồng thời, có thêm
được nhiều kinh nghiệm cho bản thân cho việc giữ vững và phát huy về bản sắc
văn hóa, truyền thống dân tộc như trang phục, ẩm thực và truyền thống của đất
nước. Tận dụng những kiến thức đã có để áp dụng vào đời sống giúp phát huy
những yếu tố cũ để giúp sản sinh ra những cái mới và trở nên phù hợp hơn với đời
sống thực tiễn.

16


×