Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu thống kê về nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.99 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA:

……….***……….

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ VỀ NHU CẦU MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nhóm sinh viên thực hiện :
Lớp tín chỉ : TOA203.2
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

TT Họ và tên STT MSV Nhiệm vụ Đánh giá
2211210018 điểm
1 Nguyễn Đức Ánh 7 2214210068 - Chuẩn bị câu hỏi 10
2211210042 và thiết kế form 10
2 Nguyễn Văn Hoàng 29 2211210137 phiếu điều tra 10
2211210196 - Lời mở đầu 10
3 Lê Bùi Thiên Đức 14 2214210083 - I. Giới thiệu
chung 10
4 Đỗ Minh Nghĩa 70 2214210069 - Phần II mục 1:
2217210088 Thiết kế phiếu 10
5 Hoàng Mạnh Thắng 92 điều tra thống kê
- Tính toán số liệu 10
6 Nguyễn Trọng Hưng 41 - Lập bảng thống 10
kê và biểu đồ


7 Nguyễn Mạnh Hùng 31 - Tài liệu tham
khảo
8 Hoàng Lê Hữu 44 - Tính toán số liệu
- Lập bảng thống
kê và biểu đồ

- Phân tích kết quả
và nhận xét
- Phần III : Đề
xuất hoàn thiện

- Phân tích kết quả
và nhận xét
- Phần III : Giải
Pháp

- C. Tổng kết
- Tổng hợp bản
word

2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
NỘI DUNG.........................................................................................................................6

I. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ:.....................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................7

II. NGHIÊN CỨU.......................................................................................................8
1. Thiết kế phiếu điều tra.....................................................................................8
1.1 Phiếu điều tra thống kê.................................................................................8
1.2 Phương pháp thu nhập và tổng hợp thống kê.............................................12
1.3 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................13
2. Xử lý số liệu và phân tích điều tra.................................................................13
2.1 Đánh giá chung..........................................................................................13
2.2 Phân tích số liệu cụ thể..............................................................................13
2.2.1 Thống kê đối tượng sinh viên.................................................................13
2.2.2 Thu nhập bình quân hàng tháng.............................................................15
2.2.3 Số tiền bình quân hàng tháng sinh viên dành cho việc mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử......................................................................................17
2.2.4 Mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu trên các sàn thương mại điện
tử của sinh viên đại học Ngoại Thương.............................................................19
2.2.5 Số lượng đơn hàng bình quân 1 tháng sinh viên Đại học Ngoại Thương
đặt trên các sàn thương mại điện tử...................................................................21
2.2.6 Những yếu tố sinh viên Đại học Ngoại Thương quan tâm khi đặt hàng
trên các sàn thương mại điện tử.........................................................................22
2.2.7 Phương thức thanh toán mà sinh viên Đại học Ngoại Thương sử dụng
khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử..................................................25

3

2.2.8 Mặt hàng mà sinh viên Đại học Ngoại Thương đã mua và quan tâm khi
mua sắm trên các sàn thương mại điện tử..........................................................27
2.2.9 Đánh giá về độ tiện ích khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.. 29
2.2.10 Những vấn đề thường gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại

điện tử 31
2.2.11 Nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên trong
tương lai.............................................................................................................33
III. Giải pháp để giúp sinh viên có trải nghiệm mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử tốt hơn..............................................................................................................33
KẾT LUẬN.......................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................37

4

LỜI MỞ ĐẦU

Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu,
tuy nhiên khi nhìn theo một khía cạnh khác thì đó cũng chính là cơ hội cho nhiều lĩnh vực
để phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực như giáo dục, mua sắm, vận chuyển, sức khoẻ,...
Trong đó, hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đã chứng kiến
sự tăng trưởng bùng nổ trong thời gian vừa qua do tính tiện ích và nhanh chóng nhận
được hàng mà không bị vi phạm tới các lệnh giãn cách của chính phủ. Mặt khác, chỉnh
phủ nước ta trong mùa dịch cũng khuyến khích người dân mua hàng trực tuyến khi cho
phép các shipper được hoạt đông trong vùng dịch. Theo dữ liệu thu thập từ khảo sát tại
Hoa Kỳ, doanh thu thương mại trên các sàn thương mại điện tử năm 2020 tăng 32,2% so
với cùng kỳ năm 2019, đạt 188,2 tỷ USD. Còn tại Việt Nam, theo Sách trắng Thương mại
điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77%
trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020 (Báo Hà Nội mới, 2021). Với hình thức đặt,
nhận và giao hàng tới tận nhà cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như freeship,
các voucher với đủ các mức giảm giá,.. các sàn thương mại điện tử đang ngày càng có
chỗ đứng trong bối cảnh dịch bệnh, thu hút thêm nhiều khách hàng thuộc nhiều lứa tuổi
đa dạng. Một bộ phận khách hàng không nhỏ của những sàn thương mại điện tử là sinh
viên, , những người rất nhạy bén về công nghệ với khả năng cập nhật những xu hướng
mới, đồng thời, họ cịn có dư dả thời gian và đang trong giai đoạn bắt đầu được tự quản

lý tài chính. Tuy nhiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu nên các
sinh viên năm nhất thường hay gặp phải các vấn đề như chi tiêu quá mức, mua nhiều vật
dụng không cần thiết,... Hiện nay nhiều sinh viên trường Đại học Ngoại thương cũng
đang lựa chọn hình thức mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử và gặp phải
những vấn đề tương tự. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “
Nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên Đại học Ngoại
Thương ” nhằm nghiên cứu, phân tích thói quen chi tiêu của các sinh viên Đại học Ngoại
Thương khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, từ đó tìm ra được các giải pháp
giúp sinh viên quản lý tài chính hợp lý hơn.

5

NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của xã hội, mua sắm được coi là một trong những nhu cầu
quan trọng và thiết yếu nhất đối với mỗi người dân nói chung. Đặc biệt trong trong thời
đại cơng nghệ số hóa 4.0 hiện đại, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi
các ứng dụng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử xuất hiện. Và nó ảnh hưởng rất
nhiều đến thói quen mua sắm của mọi người, đặc biệt là thế hệ Gen Z, trong đó bao gồm
cả những sinh viên đại học. Sinh viên bây giờ, đơi khi thay vì lựa chọn đi ra ngồi và đến
một cửa tiệm nào đó để lựa chọn món đồ mà mình muốn và mua nó thì họ thường lựa
chọn lướt trên những ứng dụng mua sắm như Shopee, Tiki, Tiktok Shop hay Lazada,... để
tìm kiếm thơng tin của sản phẩm nhanh hơn. Hơn nữa, trên các ứng dụng đó cịn có
những bình luận, đánh giá của những người dùng đã trải nghiệm sản phẩm trước đó, đó
cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự ưu tiên của sinh viên cho việc mua sắm trên các ứng
dụng thương mại điện tử.


Đại học Ngoại Thương được biết là một trường đại học có tên tuổi, được nhiều học sinh
giỏi cấp THPT trên cả nước lựa chọn để đăng ký xét tuyển đại học. Và đặc biệt, đây là
một ngơi trường nằm ở vị trí giữa trung tâm nội thành Hà Nội, xung quanh trường có đầy
đủ mọi tiện ích, đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của sinh viên, từ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày đến nhu cầu mua sắm: quần áo, giày dép, làm đẹp .... Thế nhưng có thể nhận thấy
được một hiện tượng rằng thực trạng mua hàng online của sinh viên Đại học Ngoại
Thương vẫn rất là phổ biến. Bằng chứng cho việc này là các shipper đi giao hàng thuộc
các hệ thống dịch vụ mua sắm khác nhau thường xuất hiện ở cổng trường vào một khung
giờ cố định. Do đó, để hiểu rõ vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài “Nhu cầu mua sắm
trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên Đại học Ngoại Thương” làm đề tài cho bài
Điều tra thống kê.

2. Mục đích và nhiệm vụ:

Qua việc thực hiện đề tài, các thành viên trong nhóm có thể áp dụng và thực hành kiến
thức về những phương pháp thống kê căn bản đã được học ở bộ môn “Nguyên lý thống

6

kê và thống kê doanh nghiệp” vào thực tiễn bằng việc thu thập, phân tích số liệu; đồng
thời hồn thiện khả năng đánh giá và có cách nhìn đa chiều trong mọi vấn đề.

Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan về tình hình thực trạng nhu cầu mua sắm của sinh viên
Đại học Ngoại Thương nói riêng và sinh viên cả nước nói chung, nêu ra các đặc điểm hạn
chế, lý do và đề xuất biện pháp có thể khắc phục bởi từ những trải nghiệm, suy ngẫm,
nhận xét của bản thân

Đề án được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu rõ về nhu cầu mua sắm của sinh viên Đại
học Ngoại Thương trên các sàn thương mại điện tử, bao gồm loại hàng hóa, tần suất mua

sắm, và mức độ quan tâm đối với các sản phẩm cụ thể. Từ đó xác định mức độ ưa chuộng
của sinh viên đối với các sàn thương mại điện tử khác nhau, điều này có thể giúp nhận
biết những nền tảng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Cuối cùng là phân tích những
yếu tố quyết định đến lựa chọn mua sắm của sinh viên như giá cả, chất lượng sản phẩm,
đánh giá từ người dùng, và các ưu đãi khuyến mãi.

Đề án phải được tiến hành khảo sát thông qua các phương tiện như bảng điều tra trực
tuyến, cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại để thu thập dữ liệu từ sinh viên Đại
học Ngoại Thương. Ngoài ra phải được xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được để rút ra
những thông tin quan trọng về nhu cầu mua sắm, sở thích, và thói quen của sinh viên.
Dựa trên kết quả phân tích, đưa ra đề xuất và khuyến nghị cho các doanh nghiệp thương
mại điện tử và các tổ chức có liên quan để cải thiện trải nghiệm mua sắm của sinh viên
Đại học Ngoại Thương. Cuối cùng là tổng hợp thông tin và kết quả vào một báo cáo chi
tiết, cung cấp thông tin hữu ích cho cả doanh nghiệp và cộng đồng nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng điều tra: Để có số liệu thực tế cho cuộc điều tra, chúng em lựa chọn đối
tượng khảo sát để thống kê là các sinh viên đại học chính quy, cao đẳng, liên thông đại
học đang tham gia học tập và nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương.

- Phạm vi và đơn vị điều tra: Đại học Ngoại Thương

- Quy mô mẫu: 160 sinh viên

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 03/12/2023 đến 05/12/2023

7

4. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực
tiễn bằng phiếu khảo sát.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Cơ sở lý thuyết là giáo trình Nguyên lý thống kê của
Đại học Ngoại Thương và một số nguồn thông tin online đáng tin cậy.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Thiết kế phiếu khảo sát: Một phiếu khảo sát gồm một bảng câu hỏi hồn chỉnh, có chọn
lọc và logic sẽ giúp đối tượng khảo sát dễ hiểu và trả lời một cách chính xác như vậy
cuộc điều tra mới có thể đạt được mục tiêu tối đa.

+ Điều tra chọn mẫu: Khảo sát ngẫu nhiên 160 sinh viên tại Đại học Ngoại Thương từ đó
ta có thể suy rộng ra đặc điểm tổng thể toàn bộ sinh viên của trường.

+ Thu thập thông tin: Phỏng vấn gián tiếp thơng qua phiếu khảo sát để có thể nắm bắt
thơng tin chính xác một cách nhanh nhanh gọn và tiện lợi nhất.

+ Tổng hợp thông tin: Từ những số liệu thu được sau cuộc khảo sát, nhóm sẽ tổng hợp và
bắt đầu tính tốn để đưa ra kết luận chung.

+ Bảng, đồ thị thống kê: Tạo lập các bảng và đồ thị để có thể biểu diễn số liệu một cách
khoa học và đầy đủ nhất, tránh xảy ra sai sót trong q trình thống kê.

II. NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế phiếu điều tra

1.1 Phiếu điều tra thống kê

KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG

Chào mọi người! Chúng mình là nhóm sinh viên năm 2 khoa Quản trị kinh doanh Trường
đại học Ngoại Thương. Để phục vụ mục đích học tập, chúng mình cần thu thập dữ liệu về
đề tài ''KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG''. Mong các bạn đọc kĩ câu hỏi và trả lời
chính xác nhất. Mọi thơng tin và câu trả lời của các bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ
sử dụng trong việc phân tích cũng như đưa ra kết luận trong đề tài bọn mình đang làm.

8

Chúng mình rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ mọi người trong nghiên cứu
này.
Dưới đây là một số câu hỏi khảo sát, mong các bạn dành ít thời gian trả lời nhé!
PHẦN I
Câu 1: Giới tính của bạn?
⚪ Nam
⚪ Nữ
Câu 2: Bạn là sinh viên năm mấy?
⚪ Năm nhất
⚪ Năm hai
⚪ Năm ba
⚪ Năm tư
PHẦN II
Câu 1: Thu nhập bình quân 1 tháng của bạn là bao nhiêu?
⚪ < 2.000.000
⚪ 2.000.000 - 3.000.000
⚪ 3.000.000 - 5.000.000
⚪ > 5.000.000

Câu 2: Một tháng bạn dành ra bao nhiêu tiền cho việc mua sắm trực tuyến?
⚪ < 500.000
⚪ 500. 000 - 1.000.000
⚪ 1.000. 000 - 1.500.000
⚪ 1500. 000 - 2.000.000
⚪ > 2.000.000

9

Câu 3: Trung bình một tháng bạn đặt bao nhiêu đơn hàng?
⚪ < 5 đơn
⚪ 5 - 10 đơn
⚪ > 10 đơn
Câu 4: Những yếu tố bạn quan tâm khi đặt hàng online trên ứng dụng?
⬜ Chất lượng sản phẩm cao.
⬜ Có nhiều chương trình khuyến mãi.
⬜ Đánh giá từ khách hàng trước.
⬜ Sự uy tín của website bán hàng và ứng dụng thương mại điện tử.
⬜ Theo dõi đơn hàng thuận tiện.
⬜ Tiết kiệm thời gian mua sắm.
⬜ Giá thành sản phẩm rẻ hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng.
Câu 5: Phương thức bạn sử dụng thanh tốn khi đặt hàng online trên ứng dụng?
⚪ Ví điện tử (Shopee Pay, ZaloPay, MoMo...)
⚪ Thanh toán khi nhận hàng
⚪ Thanh tốn bằng thẻ tín dụng/debit
Câu 6: Bạn đã mua và quan tâm những mặt hàng nào dưới đây?
⬜ Thời trang
⬜ Mỹ phẩm
⬜ Sách, văn phòng phẩm
⬜ Đồ gia dụng

⬜ Đồ ăn
⬜ Đồ điện tử

10

Câu 7: Đánh giá của bạn về độ tiện ích khi mua sắm trên các sàn thương mại điện
tử?

Không hài Hài Rất hài
lòng lòng lòng

Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi
mua hàng

Thời gian giao hàng nhanh
Bảo mật thông tin khách hàng
Bảo hiểm sản phẩm

Thời gian giải quyết vấn đề của khách hàng: hỗ
trợ đổi trả

Câu 8: Bạn thường gặp vấn đề gì khi mua hàng online ?
⬜ Bạn có thể là nạn nhân bị lừa đảo.
⬜ Mất nhiều thời gian cho việc săn ưu đãi.
⬜ Giao hàng (chậm trễ, không đúng hàng, thiếu hàng).
⬜ Chất lượng sản phẩm không được như mong đợi.
⬜ Khơng gặp vấn đề gì.

11


⬜ Mục khác:

PHẦN III
Câu 1: Trong tương lai bạn vẫn sẽ ủng hộ hình thức mua sắp online này khơng ?

⚪ Có chứ, tơi vẫn sẽ ủng hộ

⚪ Khơng

1.2 Phương pháp thu nhập và tổng hợp thống kê
- Sắp xếp số liệu
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp phân tổ theo tiêu thức số lượng, phân tổ theo
thuộc tính, phân tổ giản đơn, phân tổ kết hợp
- Phương pháp sử dụng bảng thống kê
- Phương pháp sử dụng đồ thị thống kê
- Các tham số đo lường thống kê (Số bình quân, mốt, số trung vị, khoảng biến thiên,
phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên)
+ Số bình quân: Số bình quân là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo 1 tiêu thức nào đó
của 1 tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
+ Mốt: Giúp nhanh chóng nhận biết giá trị lớn nhất trong bảng tần số.
+ Số trung vị: tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu.
+ Khoảng biến thiên: Trị số của chỉ tiêu tính ra càng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều, SBQ
càng có tính chất đại biểu cao và ngược lại. Do khoảng biến thiên chỉ phụ thuộc vào hai
lượng biến nhỏ nhất và lớn nhất trong dãy số nên không phản ánh được sự sai khác hay
tính chất đồng đều giữa các đơn vị trong tổng thể.
+ Độ lệch tuyệt đối bình quân: Trị số của độ lệch tuyệt đối bình qn tính ra càng nhỏ thì
tiêu thức càng ít biến thiên, tính đại biểu của SBQ càng cao và ngược lại. Độ lệch tuyệt
đối bình qn có thể phản ánh độ biến thiên của tiêu thức một cách chặt chẽ hơn vì nó xét

12


đến tất cả mọi lượng biến trong dãy số. Do sử dụng trị số tuyệt đối nên không phản ánh
được độ sai lệch khác về dấu giữa các độ lệch.

+ Độ lệch chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu hoàn thiện nhất. Đo mức độ phân tán của
một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số

1.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm trang tính

- Vận dụng các cơng thức thống kê cơ bản trong chương 2,3,4 môn học Nguyên lý thống
kê kinh tế

2. Xử lý số liệu và phân tích điều tra

2.1 Đánh giá chung
Qua việc thống kê 160 sinh viên Đại học Ngoại Thương cho thấy tỷ lệ sinh viên mua sắm
trên các sàn thương mại điện tử chiếm 100% ( hay trong 160 sinh viên thì 160 người đã
và đang mua sắm trên sàn thương mại). Điều này cho thấy nhu cầu mua sắm của sinh
viên rất cao. Đặc biệt với sự đa dạng của các sàn thương mại như Shopee, Tiki,.. và sự
đang dạng về các loại sản phẩm từ thời trang đến đồ gia dụng,.. đã làm cho thị hiếu mua
sắm của sinh viên ngày càng tăng. Đây không chỉ là nhu cầu của sinh viên Đại học Ngoại
Thương mà là nhu cầu chung của tất cả các sinh viên trong địa bàn Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung. Tuy nhiên để mua được một sản phẩm chất lượng, phù hợp với túi
tiền luôn là vấn đề mà sinh viên suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định đặt mua một
món đồ nào đó.

2.2 Phân tích số liệu cụ thể

2.2.1 Thống kê đối tượng sinh viên


(a) Xét theo giới tính

Giới tính Số người (fi) Tần suất (di) (%)
Nam 108 67,5
Nữ 52 32,5
13

Bảng 1: Bảng thống kê số sinh viên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử theo giới
tính.

14

Trong số 160 sinh viên tham gia khảo sát, số sinh viên học ở các khố có sự chênh lệch
tương đối lớn, đa số là sinh viên năm 2.

Qua số liệu thống kê thu thập được phần lớn là giới trẻ sử dụng các sàn thương mại điện
tử để mua sắm. Các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều
người, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Sự phổ biến của các sàn thương mại điện
tử với thế hệ trẻ có thể được giải thích bởi thực tế là những mặt hàng được bán trên các
sàn thương mại điện tử rất đa dạng từ thương hiệu, mẫu mã, đến màu sắc,.. Hơn hết, các
sản phẩm trên sàn thương mại bắt kịp nhanh xu hướng của giới trẻ, có nhiều sản phẩm
thời trang khơng dễ dàng tìm kiếm ở các shop quần áo truyền thống. Đặc biệt giá cả khi
mua trực tuyến thường có nhiều mức giá để lựa chọn, cho phép người mua tìm kiếm và
so sánh giá của sản phẩm từ nhiều nguồn cung khác nhau, từ đó mua được sản phẩm vừa
rẻ vừa chất lượng cùng với các mã giảm giá được hỗ trợ từ các sàn thương mại như
Shopee, Lazada, Tiktokshop... tạo ra thị hiếu mua nhiều hơn của giới trẻ.

2.2.2 Thu nhập bình quân hàng tháng Số sinh viên Tần suất (di)
STT Thu nhập hàng tháng Trị số giữa (xi) (fi) Đơn vị: %


Đơn vị: Đơn vị: VNĐ Đơn vị: phiếu

VNĐ

1 Dưới 3.000.000 2.500.000 100 62,5

2 3.000.000 - 4.000.000 3.500.000 25 15,625

3 4.000.000 - 5.000.000 4.500.000 16 10

4 Trên 5.000.000 5.500.000 19 11,875

15

Bảng 3: Thống kê thu nhập hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập hàng tháng của
sinh viên Đại học Ngoại Thương

3.000.000 - 4.000.000
15,625%

Dưới 3.000.000 4.000.000 - 5.000.000
62,5% 10%

Trên 5.000.000
11,875%

Dưới 3.000.000 3.000.000 - 4.000.000 4.000.000 - 5.000.000 Trên 5.000.000


Xử lý số liệu:

Mod Med Mean R Độ lệch chuẩn

Thu nhập 2.5 3,2125 3 1,057
hàng tháng (Đơn vị: 2.5
Triệu đồng)

Nhận xét, đánh giá:

Thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại thương là 3.212.500 VNĐ,
đây là một mức thu nhập không cao nhưng cũng thấp, hiện tại thu nhập của các sinh viên
phần lớn đến từ chu cấp của gia đình và đi làm thêm. Việt Nam là một nước đang phát
triển vậy nên tỷ lệ những gia đình lao động bình thường khá cao điều đó dẫn đến việc chu
cấp tiền hàng tháng cho con cái bị eo hẹp, ngoài những khoản chi cần thiết như tiền trọ,
tiền ăn thì những chi phí sinh hoạt khác của sinh viên thường bị hạn chế. Bên cạnh công
việc làm thêm của sinh viên được trả với mức lương khá thấp cùng với thời gian học tập
trên trường đã làm cho mức thu nhập của sinh viên ở mức trung bình khơng q cao.

Từ số liệu thống kê được ta thấy mức thu nhập của sinh viên Đại học Ngoại thương chủ
yếu ở mức dưới 3.000.000. Mức thu nhập này có thể coi là phù hợp với nhu cầu chi tiêu

16

và dự phòng của đại đa số sinh viên. Đại học Ngoại thương là một trong những trường có
học phí trung bình so với các trường khác và chất lượng giảng dạy cũng rất tốt vậy nên
cùng với những sinh viên lựa chọn trường do đam mê thì cũng có khá nhiều sinh viên có
hồn cảnh khó khăn lựa chọn trường để có thể trang trải cho việc học dễ dàng hơn, ngồi
ra trường cũng có chính sách hỗ trợ và học bổng vì vậy thu nhập của sinh viên khơng cần

q cao vẫn có thể đáp ứng tốt cho cuộc sống sinh viên.

Mức thu nhập từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng cũng có tỉ lệ khá cao, như đã nói ở trên là
một sinh viên của Đại học Ngoại thương khơng cần có một mức thu nhập quá lớn, một
sinh viên biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những khoản phí bắt buộc sinh viên
cũng không cần chi trả quá nhiều nên không cần thiết phải đi làm thêm. Ngược lại một số
sinh viên có điều kiện gia đình tốt một chút có chu cấp cao hoặc do nhu cầu của bản thân,
có tài năng hay mong muốn trải nghiệm nhiều nên quyết định đi làm thêm. Như vậy thu
nhập của sinh viên Đại học Ngoại thương khá phù hợp với mức sống và nhu cầu chung,
với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thêm vào đó FTU nằm ở vị trí đắc địa trung tâm thủ
đơ trên con phố Chùa Láng nên có nhiều cơ hội việc làm và nhiều yếu tố phát sinh u
cầu sinh viên cần có tính tốn hợp lý về thu nhập.

2.2.3 Số tiền bình quân hàng tháng sinh viên dành cho việc mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử

Số tiền Trị số Tần số Số tiền dành Tần số Tỷ lệ
giữa (Sinh viên) (fi) cho việc mua tích lũy (%)
(triệu
đồng) (xi) sắm (xi.fi) (Si)

(triệu đồng)

< 0,5 0,25 74 18,5 74 46,25

0,5 – 1 0,75 39 29,25 113 24,375

1 – 1,5 1,25 21 26,25 134 13,125

1,5 - 2 1,75 15 26,25 149 9,375


> 2 2,25 11 24,75 160 6,875

Tổng 160 125 100

17

Bảng 4: Thống kê số tiền sinh viên dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện
tử trong một tháng

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số tiền sinh viên dành cho
việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử trong một tháng

1.500.000-2.000.000 Trên 2.000.000
9,375% 6,875%

1.000.000-1.500.000
13,125%

500.000-1.000.000 Dưới 500.000
24,375% 46,25%

Dưới 500.000 500.000-1.000.000 1.000.000-1.500.000
1.500.000-2.000.000 Trên 2.000.000

Xử lý dữ liệu:

Mod Med Mean R Độ lệch chuẩn

Số tiền mua


săm hàng

tháng 0,25 0,75 0,78125 2 0,629

(Đơn vị:

Triệu đồng)

Nhận xét, đánh giá:

Sinh viên dành ra số tiền bình quân để mua sắm trên các sàn thương mại điện từ 0 - 0,5
triệu đồng có tỷ lệ cao nhất, chiếm 46,25% tương ứng với 74/160 sinh viên. Mức chi tiêu
này đối với tổng lượng biến khảo sát có thể đánh giá ở mức phù hợp với thu nhập bình
quân trong 1 tháng của sinh viên. Ta có thể nhận thấy nhiều sinh viên khá tiết kiệm cho
khoản chi tiêu này để có thể chi tiêu cho các khoản khác, điều này cũng là dễ hiểu vì
khơng phải sinh viên nào cũng có điều kiện như nhau.

18

Ngược lại, nhóm sinh viên bỏ ra trên 2 triệu đồng để mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,875% tương ứng với 11/160 sinh viên.

Số tiền bình quân 1 tháng mà sinh viên Đại học Ngoại thương bỏ ra để mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử là 0,78125 triệu đồng, nhìn chung tương đối phù hợp với thu nhập
của một sinh viên. Do nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên rất cao, cùng với đó
trong một tháng sinh viên phải mua nhiều món đồ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, cho
việc học tập như thực phẩm, bút, vở, mỹ phẩm.., Đặc biệt vào đợt sale mỗi tháng như
10/10, 11/11 có rất nhiều ưu đãi, mã giảm giá, sinh viên có thể mua được nhiều đồ cần
thiết với giá rẻ hơn ngày thường, thế nên nhiều sinh viên sẵn sàng mua nhiều đồ hơn bình

thường.

 Như vậy qua q trình khảo sát và tính tốn, ta nhận thấy số tiền một tháng sinh viên
dành cho việc mua sắm trực tuyến là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và mức thu nhập của
mỗi sinh viên.

2.2.4 Mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử

của sinh viên đại học Ngoại Thương

Thu nhập (đơn vị:

triệu đồng)

<3 3 - 4 4 - 5 >5

Chitiêu

(đơn vị: triệu đồng)

<0,5 65 5 3 1

0,5-1 24 10 2 3

1-1,5 5 5 6 5

1,5-2 4 3 3 5

>2 2 2 2 5


Bình quân chi tiêu (đơn vị: triệu đồng) 0,52 0,99 1,22 1,51

19

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa thu nhập và

chi tiêu trung bình của sinh viên Đại học Ngoại Thương trên

1.6 các sàn thương mại điện tử 1.51

Chi tiêu (tỷ đồ ng) 1.4
1.22

1.2

0.99
1

0.8

0.6 0.52 Đường hồi qui lý thuyết

0.4

0.2

02 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6
Thu nhập (triệu đồ ng)

Xử lý dữ liệu:


Phương trình hồi qui: y=0,32x-0,22

Trong đó:

+ x: trị số của tiêu thức thu nhập

+ y: trị số của tiêu thức chi tiêu

Hệ số tương quan Pearson: r=0,98

Nhận xét, đánh giá:

- Phương trình hồi qui cho biết khi thu nhập tăng (giảm) 1 triệu đồng thì chi tiêu trên các
sàn thương mại điện tử cũng tăng (giảm) 0,32 triệu đồng.

- Bỏ qua những nguyên nhân khác thì sinh viên Ngoại Thương sử dụng khoảng 32% thu
nhập của mình để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

- Hệ số tương quan thể hiện mối liên hệ tương quan thuận (r>0), tức khi thu nhập tăng thì
sinh viên có xu hướng tăng chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử và giữa thu nhập và
chi tiêu có mối tương quan tuyến tính rất mạnh (|r|>0,8).

20


×