Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nghiên cứu thống kê về tình hình làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kê kinh tế của sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.03 KB, 21 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành nghiên cứu:
Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy
đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đáng giá, dự báo tình hình,
hoạch định chiến lược, chính sách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn
hạn và dài hạn. Hiện nay, bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế là một môn học cơ sở
được giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học thuộc khối kinh tế. Môn học này hỗ trợ
cho sinh viên những kĩ năng cần thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trường cũng như
nhiều lĩnh vực khác, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế và những lĩnh vực
cần thiết trong cuộc sống, đồng thời tạo ra cho xã hội lực lựơng nghiên cứu thị trường,
khảo sát các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng và xã hội để đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Trong quá trình học môn Nguyên lý thống kê kinh tế, sinh viên được tiếp xúc
dần với qui trình thực hiện một cuộc khảo sát các đề tài thực hành, được giảng dạy kĩ
năng bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu, báo cáo và phân tích đề tài. Những kiến thức trên
giảng đường góp phần cho sinh viên hòan thành tốt đề tài thực hành. Có nhiều sinh
viên ban đầu cảm thấy hào hứng với việc tự nghiên cứu làm đề tài, nhưng sau đó tỏ ra
chán nản do trước giờ chưa từng làm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu
thống kê về tình hình làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kê kinh tế của sinh
viên K49 trường Đại học Ngoại thương” với mong muốn hạn chế tình trạng này và
có thể giúp cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương hình dung được họ cần và
phải làm những gì, để từ đó có thể quyết định và sắp xếp phương thức thực hiện đề tài
sao cho hiệu quả. Do trình độ còn hạn chế nên đề tài của chúng em không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tài
hoàn chỉnh hơn !

1
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.
2.1 Đề tài được thực hiện với các mục đích nghiên cứu sau:


 Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát.
 Chỉ ra cho sinh viên năm sau thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn để
có thể khắc phục và phát huy cho những nghiên cứu sau này.
2.2. Ý nghĩa đề tài:
Việc đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của quá trình khảo sát cũng như việc
đưa ra các thuận lợi và khó khăn sẽ giúp cho các bạn sinh viên có được những cở sở
ban đầu vững chắc góp phần thực hiện đề tài tốt hơn.
3. Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát:
Với mục tiêu đã đề ra đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát của đề tài được xác
định:
Đối tượng khảo sát: quá trình thực hiện đề tài Nguyên lý thống kê kinh tế giữa
kì; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài.
Đơn vị khảo sát: sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương.
Phạm vi khảo sát: khảo sát việc làm đề tài môn Nguyên lý thống kê kinh tế được
thực hiện trong phạm vi trường Đại học Ngoại thương.
Thời gian khảo sát: khảo sát này được thực hiện trong tháng 11 năm 2011.
4. Nội dung nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, chúng em đã nghiên cứu dựa trên các nội dung đề cập trong
90 phiếu điều tra, thông qua đó, thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
để rút ra những đặc điểm chung của việc làm bài tập nhóm môn Nguyên lý thống kê
kinh tế, qua đó giúp các bạn có phương pháp và cách sắp xếp phù hợp để có thể thực
hiện bài tập nhóm tốt hơn.
5. Các phương pháp thống kê sử dụng để nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện bằng 5 phương pháp thống kê, đó là:
 Thiết kế phiếu điều tra
 Thu thập thông tin

2
 Tổng hợp thông tin
 Bảng thống kê, biểu đồ

 Tham số phân tích thống kê
6. Tổng quan tình hình khảo sát
Theo hiểu biết của chúng em thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu thống kê
về tình hình làm bài tập nhóm giữa kì bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế.
Đề tài của chúng em được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin qua phiếu
điều tra, phỏng vấn từng đối tượng và phát bảng câu hỏi có chọn lọc trước.
Trong đề tài, có sử dụng các loại thang đo: Định danh, tỷ lệ và thang đo khoảng.
STT Biến Thang đo
1. Tiêu chí kiếm thành viên
Định danh
2. Phương thức chọn đề tài
Định danh
3. Tiêu chí chọn đề tài
Định danh
4. Lĩnh vực đề tài
Định danh
5. Cách thức phân chia công việc
Định danh
6. Cách lập bảng câu hỏi
Định danh
7. Mức độ khó của bảng câu hỏi
Khoảng
8. Khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi
Định danh
9. Số lượng câu hỏi trong phiếu điều tra
Tỷ lệ
10. Đối tượng khảo sát
Định danh
11. Số lượng mấu khảo sát
Tỷ lệ

12. Cách thức thu thập số liệu
Định danh
13. Khả năng sử dụng phần mềm thống kê SPSS
Khoảng
14. Khó khăn gặp phải khi phân tích, trình bày đề tài
Định danh
15. Khó khăn chính khi làm đề tài
Định danh
16. Mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm
Định danh

3
17. Phân đọa gặp khó khăn nhiều nhất trong quá trình
làm điều tra
Thứ bậc
II. NỘI DUNG
Thông qua 90 phiếu điều tra về tình hình làm bài tập nhóm giữa kì môn Nguyên
lý thống kê kinh tế của sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương, được thực hiện từ
5-15/11/2011, có thể phân tích, đáng giá như sau:
1. Tiêu chí tìm kiếm thành viên.
Bảng 1: Thống kê sinh viên thoe tiêu chí tìm kiếm thành viên
Tiêu chí tìm kiếm thành viên Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Bạn thân, bạn chơi chung nhóm 53 58.9
Theo sở trường riêng 11 12.2
Theo thành tích học tập 5 5.6
Ngẫu nhiên 18 20
Khác 3 3.3
Tổng 90 100
Qua kết quả điều tra, chúng ta thấy rằng: sinh viên tìm kiếm thành viên nhóm là
bạn thân, bạn chơi chunh nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 58.9%, sau đó là chọn ngẫu nhiên

với 20%, theo sở trường riêng là 12.2%, thoe thành tích học tập 5.6% và thấp nhất là
các tiêu chí khác (như theo sở thích… ) chiếm tỉ trọng nhỏ là 3%.
Do những thuận lợi như: dễ phân công công việc tùy thoe khả năng, sở thích của
mỗi người, dễ tập hợp nhóm, dễ hòa đồng, làm việc mà hầu hết các sinh viên đều
chọn thành viên của mình là bạn thân hoặc chơi chung nhóm.
2. Phương thức chọn đề tài nhóm.
Bảng 2: Thống kê sinh viên theo phương thức chọn đề tài.

4
Phương thức chọn đề tài Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Họp nhóm, chọn ý kiến tốt nhất 62 68.9
Tùy hứng 20 22.2
Có sẵn câu hỏi tham khảo 6 6.7
Khác 2 2.2
Tổng 90 100
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, phần lớn sinh viên được khảo sát đều trả lời họ
chọn được đề tài khi tất cả các thành viên sẽ cùng nhau họp nhóm, rồi đưa ra những ý
kiến của mỗi người. Thành viên trong nhóm sẽ xem xét và chọn ra đề tài mà họ cho là
có thể thực hiện được, nằm trong khả năng của nhóm. Do đó kết quả “họp nhóm, chọn
ý kiến tốt nhất” được đa số các sinh viên trong cuộc khảo sát lựa chọn (68.9 %). Lựa
chọn phương án “tùy hứng” với 22.2 %, bỗng dưng nghĩ ra, theo ý thích của một cá
nhân được nhóm hưởng ứng. Chọn đề tài do “có sẵn câu hỏi tham khảo” thì chỉ chiếm
6.7 %, Cuối cùng là đáp án “khác” cũng với tỷ lệ 2.2 %.
3. Tiêu chí chọn đề tài và các lĩnh vực đề tài
3.1. Tiêu chí chọn đề tài:
Bảng 3: Thống kê sinh viên theo tiêu chí chon đề tài
Tiêu chí đánh giá Số sinh viên Tỷ lệ( %)
Đề tài hót 13 14.4
Đề tài gần gũi sinh viên 29 32.2
Đề tài phù hợp với khả năng 26 29.0

Đề tài nhóm yêu thích 13 14.4
Đề tài nhóm phục vụ học tập 4 4.4
Bốc thăm 5 5.6
Tổng 90 100
3.2. Các lĩnh vực đề tài được thể hiện như sau:
Bảng 4: Thống kê sinh viên theo lĩnh vực đề tài
Lĩnh vực Số sinh viên Tỷ lệ( %)
Đời sống xã hội 46 51.1
Giáo dục 8 8.9
Kinh tế 30 33.3
Khác 6 6.7
Tổng 90 100

5
Thông qua các bảng mô tả mẫu trên, chúng ta thấy mẫu điều tra có những đặc
điểm sau:
Tiêu chí chọn đề tài: Vì đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là sinh viên nên
cũng dế hiểu tại sao tiêu chí gần gũi với đối tượng này được lựa chọn nhiều nhất, với
29 phiếu, chiếm 32,2% trong tổng thể 90 phiếu được phát ra. Ngoài ra, tiêu chí “ phù
hợp với khả năng” cũng được lựa chọn khá nhiều với 29%, hơn tiêu chí được lựa chọn
ít nhất: “ phục vụ học tập” là 22 phiếu. Hai tiêu chí “ đề tài hot” và “ đề tài nhóm yêu
thích” có sự lựa chọn như nhau ( 13 phiếu) chiếm 13%. Một số ít sinh viên lựa chọn
cách thức “ bốc thăm” khi cả nhóm không có ý kiến chung, chiếm tỷ lệ 5,6%.
Lĩnh vực của đề tài: Rất ít (6,7%) sinh viên được khảo sát trả lời “khác” cho câu
hỏi này. Số sinh viên còn lại cho biết đề tài của họ tập trung vào “đời sống xã hội”
chiếm 51,1% do đề tài này khá dễ khảo sát vì có thể thu thập dữ liệu ở khá nhiều đối
tượng ở mọi nơi trên đường, trong công viên, thậm chí là trên xe buýt,…. Cũng như ở
lĩnh vực “ đời sống xã hội”, ở lĩnh vực “kinh tế” cũng là một phương án được lựa chọn
nhiều nhất trong cuộc khảo sát của chúng tôi (33,3%), một lĩnh vực đang rất “ hot”
trong xã hội , khi đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Khảo sát lĩnh

vực này sẽ thiết thực hơn, có tính ứng dụng thực tế cao hơn, đặc biệt là một trường đào
tạo về kinh tế đứng đầu như Ngoại Thương. Và cuối cùng, 8 sinh viên trong tổng số 90
sinh viên được điều tra lựa chọn viết về lĩnh vực “ giáo dục”, chiếm tỷ lệ khoảng 9% -
một tỷ lệ trung bình . Có nhiều sinh viên quan tâm đến các vấn đề giáo dục khác ngoài
những kiến thức ở trường, lớp vì vậy lĩnh vực khảo sát này ở cũng rất có ích cho
chúng ta.
4. Cách thức phân chia công việc.
Số lượng lựa chọn trong mẫu điều tra cho từng cách thức phân chia công việc
được thể hiện qua bảng sau:

6
Bảng 5: Thống kê sinh viên theo cách thức phân chia công việc
Cách thức phân chia công việc Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Phân công theo sở trường 19 21.1
Phân công ngẫu nhiên 23 25.6
Làm chung tất cả các phần 4 4.4
Phần làm chung, phần làm riêng 24 26.7
Tự xung phong đảm nhận 1 phần 20 22.2
Tổng 90 100
Qua bảng số liệu và biểu đồ hình tròn ta thấy có 21,1% tổng số phân chia công việc
của nhóm họ theo sở trường; 25,6% phân công một cách ngẫu nhiên; 22,2% tự xung
phong đảm nhiệm một phần công việc. Phần lớn mọi người nghĩ rằng để hoàn thành
công việc đạt kết quả cao nhất thì nên chia công việc thành những phần nhỏ, phần thì
cần làm chung để phát huy tối đa nguồn lực, ý kiến sáng tạo,… nhưng ngược lại có
những phần làm riêng để tiết kiệm thời gian và phát huy tinh thần tự giác,…. Vì vậy
có 24 phiếu trong tổng số 90 phiếu điều tra cho rằng công việc của nhóm họ có phần
làm chung, có phần làm riêng, chiếm 26,7%; gấp 6 lần tiêu chí làm chung tất cả các
phần( 4 phiếu).

7

5. Cơ sở thành lập bảng câu hỏi.
Bảng 6: Thống kê sinh viên về cơ sở thành lập bảng câu hỏi
Cách lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Giao cho 1 thành viên làm
10 11.1
Góp ý của tất cả thành viên
30 33.4
Tham khảo thêm bảng câu hỏi có sẵn
48 53.3
Giáo viên soạn sẵn
2 2.2
Tổng 90 100
53.3% sinh viên được phỏng vấn cho biết bảng câu hỏi của nhóm họ được lập
dựa trên việc họ tham khảo bảng câu hỏi có sẵn rồi từ đó mới lập bảng câu hỏi của
nhóm mình. Đây là lựa chọn chiếm tỉ lệ cao nhất trong những phương án trả lời được
đưa ra. Điều này có thể được lí giải bởi đây có lẽ là lần đầu làm đề tài thống kê nên
nhiều bạn vẫn còn lúng túng, bỡ ngỡ không biết lập bảng câu hỏi như thế nào, cũng có
thể do nhóm họ có lượng thành viên quá ít nên lượng đóng góp xây dựng bảng câu hỏi
cũng bị hạn chế nên họ cần tham khảo thêm tài liệu bên ngoài.33.4% sinh viên cho
biết họ góp ý tất cả các thành viên trong nhóm rồi từ đó mới lập bảng câu hỏi của
nhóm mình. Đây là lựa chọn chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong những phương án trả lời
được đưa ra. Điều này có thể lí giải bởi một người khó có thể đưa ra một bảng câu hỏi
hoàn chỉnh với những câu hỏi cung cấp đầy đủ thông tin cho việc báo cáo tổng kết đề
tài, bên cạnh đó ta thấy rằng, càng có sự đóng góp của nhiều thành viên, bảng câu hỏi
sẽ càng hoàn thiện và đầy đủ hơn. 11.1% lựa chọn phương án giao cho một thành viên
trong nhóm đảm nhận, lựa chọn này có thể lí giải bởi hai nguyên nhân: hoặc thành
viên đó rất được tin tưởng vì thành tích học tập hay khả năng riêng của anh ta hoặc các
thành viên khác quá lười nên muốn đẩy việc khó cho người khác. 2.2% sinh viên được
giao đề tài từ giáo viên, đề tài này mang tính chỉ định bắt buộc, không được lựa chọn
nên không thể nhận xét về số liệu này.

6. Mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát.
Bảng 7: Thống kê sinh viên về mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát
Độ khó của việc lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không khó
38 42.2
Hơi khó
34 37.8

8
Khá khó
12 13.3
Rất khó
6 6.7
Tổng cộng
90 100
Chiếm tỉ lệ cao nhất về mức độ khó trong việc xây dựng bảng khảo sát là ở mức
độ không khó ( chiếm 42.2%). Đứng thứ hai là mức độ hơi khó ( chiếm 37.8%). Còn
lại là ở mức độ khá khó ( chiếm 13.3%) và mức độ rất khó ( chỉ chiếm 6.7%). Lí giải
cho điều này là vì nếu bảng câu hỏi quá khó thì đối tượng được phỏng vấn sẽ kém
nhiệu tình khi trả lời từ đó hiệu quả thu được không cao. Do đó khi lập bảng câu hỏi,
hầu hết sinh viên chỉ lựa chọn mức độ câu hỏi ở mức không khó. Rất ít sinh viên lựa
chọn mức độ câu hỏi ở mức rất khó.
7. Khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi.
Bảng 8: Thống kê sinh viên về khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi
Khó khăn khi lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không đủ tài liệu
11 12.2
Chưa có kinh nghiệm lập bảng câu hỏi
19 21.1
Kiến thức không đầy đủ

27 30.0
Diễn đạt câu hỏi cho dễ hiểu
20 22.2
Đặt câu hỏi thu thập nhiều dữ liệu nhất
12 13.4
Khác
1 1.1
Tổng cộng
90 100
Sinh viên cho rằng nhóm họ có kiến thức không đầy đủ khi lập bảng câu hỏi
chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 30.0%). Điều này có thể được lí giải do các bạn không
hiểu đầy đủ về những gì được học và không biết cách ứng dụng những kiến thực đó
vào thực tế. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là sinh viên không biết cách diễn đạt câu hỏi cho
dễ hiểu ( chiếm 22.2%). Điều này được lí giải tại vì ngôn từ trong bảng câu hỏi phải
rất được sử dụng rất cẩn thận vì nếu không sẽ gây hiểu lầm cho đối tượng được phỏng
vấn dẫn đến sai lệch trong kết quả do đó đây cũng là lí do gây khó khăn khá nhiều khi
các bạn lập bảng câu hỏi. Chiếm tỉ lệ thấp hơn một chút là khó khăn do việc bạn chưa
có kinh nghiệm trong việc lập bảng câu hỏi (21.1%),lí giải về điều này có thể là do đối
tượng khảo sát của đề tài là sinh viên năm thứ hai, đây có thể là lần đầu các bạn làm đề

9
tài thống kê ứng dụng nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, không biết lập bảng câu hỏi sao cho
hợp lí. Sinh viên cho rằng nhóm họ không biết đặt câu hỏi sao cho thu thập được nhiều
dữ liệu nhất chiếm tỉ lệ khá cao (13.4%) vì nếu bảng câu hỏi quá dài thì đối tượng
được phỏng vấn sẽ kém nhiệt tình khi trả lời, vì thế nhiều nhóm muốn rút bảng câu hỏi
càng ngắn càng tốt, nhưng để có thể rút ngắn bảng câu hỏi thì những câu hỏi họ đưa ra
phải cực kì súc tích và cung cấp đủ thông tin cho việc tổng kết sau này, đó là một việc
khó, điều này giải thích cho tỉ lệ phương án này được lựa chọn khá nhiều. 12,2% sinh
viên cho biết khó khăn đến từ việc họ không có đầu đủ tài liệu về đề tài, có thể vì đề
tài họ chọn thực hiện quá rộng và họ không có nhiều hiểu biết cũng như không có

người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó giúp đỡ nên sẽ dẫn đến tình trạng nêu trên.
Và cuối cùng chỉ có 1.1% số sinh viên được hỏi lựa chọn phương án khác.Lí giải điều
này có thể do các phương án được đưa ra đã liệt kê gần như đầy đủ các khó khăn của
sinh viên khi lập bảng câu hỏi do đó chỉ có một sinh viên lựa chọn những khó khăn
khác.
8. Số lượng câu hỏi của bảng khảo sát:
Được thể hiện như bảng sau:
Bảng 9: Tổng hợp về số lượng câu hỏi dùng trong bảng khảo sát
Số lượng câu hỏi Số phiếu trả lời Tỉ lệ trong mẫu (%)
<10 9 10
10-20 61 67.78
20-30 15 16.67
>30 5 5.55
Tổng cộng 90 100
Như vậy theo như bảng trên thì số lượng câu hỏi từ 10-20 được chọn nhiều nhất.
Do tính chất ngắn gọn và thuận tiện nhanh chóng cho người trả lời, đồng thời cũng
giúp người khảo sát thu thập được khá đầy đủ một lượng thông tin nhất định nên số
phiếu cho lượng câu hỏi từ 10-20 là 61 phiếu và chiếm tỉ lệ 67,78% trong tổng số
phiếu. Số câu hỏi từ 20-30 được chọn với tổng số phiếu là 15, chiếm 16,67% trong
tổng số mẫu khảo sát. Các số lượng câu hỏi còn lại chiếm rất ít, số câu hỏi nhỏ hơn 10
chiếm 10%, người khảo sát không hài lòng về số lượng câu hỏi này, quá ít để thu thập
đủ thông tin cho họ. Còn với số lượng lớn hơn 30 thì người trả lời rất ngại trả lời.

10
Từ bảng 1, ta thấy bình quân số lượng câu hỏi của bảng khảo sát sẽ là:
Số lượng câu hỏi bình quân = =
= 16.78.
Như vậy số lượng câu bình quân nằm trong khoảng từ 10-20, vậy mốt của số câu hỏi
sẽ là 10-20 và bình quân số câu hỏi cũng là 16,78.
• Phân tích Hồi quy và tương quan Bảng 1:

- Giả sử chúng ta chọn số lượng câu hỏi là bình quân ở một nhóm, ta có bảng
sau:
Số lượng câu hỏi khảo sát (x) Số phiếu trả lời (y)
5 9
15 61
25 15
35 5
Ta đi xây dựng hàm Hồi quy cho tiêu thức nguyên nhân (x) và tiêu thức kết quả
(y)
Trước tiên thăm dò đồ thị với trục hoành là tiêu thức nguyên ngân (x) và trục tung
là (y):

11
6
1































1
5




9






5
1

5
9
5
Nhận thấy các điểm trên đồ thị được phân bố theo dạng parabol.
Mô hình parabol:
Y
x
= a + b x + c x
2
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình để tìm các hệ số a,
b, c. Giải các số trên máy Casio – Fx 570MS ta có:
Ta có:
Suy ra phương trình Hồi quy: y= - 8.525 + 5.62x – 0.165x
2
• Tính tỉ số tương quan: (êta)
Tỉ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến
tính của số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát và số lượng phiếu trả lời.
η= ; y1= y
x
, ybq=
Ta lập bảng với số liệu như trên để tính:
x y y
x
(y-y
x
)
2
(y- )
2
5 9 15.45 41.6 182.25

15 61 38.65 499.52 1482.25
25 15 28.85 191.82 56.25
35 5 -13.95 359.1 306.25
Tổng cộng y
x
=
69
TC= 1092,04 2126

12
Từ đó ta tính được: η = = 0,6974
Như vậy độ liên kết giữa x và y là khoảng 0,6974.
9. Đối tượng khảo sát:
Bảng 10: Thống kê sinh viên về đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát Số phiếu trả lời Tỉ lệ trong mẫu
Sinh viên 60 66.67
Đối tượng khác 7 7.78
Cả hai 23 25.55
Tổng cộng 90 100
Như vậy, theo kết quả thống kê thu được thì đối tượng được các nhóm hướng đến
nhiều nhất là sinh viên với 60 phiếu, chiếm 66,67% trong mẫu; đối tượng khác chiếm
7,78%, và có 25,55% các nhóm chọn cả 2 đối tượng này để khảo sát. Kết quả như trên
thể hiện sinh viên là đối tượng được hướng đến nhiều nhất. Điều này cũng khá hợp lý
do bản thân các nhóm làm bài tập này đều là sinh viên nên chọn đối tượng là sinh viên
dễ cho việc điều tra và phỏng vấn.
10. Số lượng mẫu khảo sát:
Bảng11: Thống kê về số lượng mẫu khảo sát
Số lượng mẫu khảo sát Số phiếu điều tra Tỉ lệ trong mẫu
<40 12 13.33
40-60 26 28.89

60-80 20 22.22
>80 32 35.56
Tổng cộng 90 100
Như vậy, với số lượng phiếu khảo sát lớn hơn 80 được các nhóm ưa chuộng hơn
cả và chiếm 32 trong tổng số phiếu, tức là 35,56% trong mẫu; số lượng phiếu từ 40-60
chiếm vị trí thứ 2 , đạt 28,89 %, còn số lượng phiếu từ 60-80 chiếm 22.22% thấp nhất
là số lượng nhỏ hơn 40 với tỉ lệ 13,33%. Điều này xảy ra do nguyên nhân các nhóm
muốn làm chính xác hơn nữa số liệu của mình, giúp bù trừ hiện tượng số lớn trong
thống kê học.

13
Từ bảng 3 ta có số lượng mẫu khảo sát bình quân mà các nhóm chọn là:
Số mẫu câu hỏi bình quân= = 66
Như vậy số mẫu khảo sát bình quân là 66 mẫu.
11. Cách thức thu thập dữ liệu:
Bảng 12: Thống kê sinh viên về cách thức thu thập dữ liệu
Cách thức thu thập dữ liệu Số câu trả lời Tỷ lệ (%)
Phỏng vấn từng đối tượng
7 7.8
Phát có chọn lọc trước
22 24.4
Phát ngẫu nhiên
42 46.7
Nhờ người quen phát, trả lời dùm
19 21.1
Tổngcộng
90 100
Trong số các sinh viên được khảo sát thì đa số sinh viên được hỏi chon cách phát
ngẫu nhiên để thu thập dữ liệu (chiếm 46.7%). Cách thức tiếp theo mà sinh viên lựa
chọn để thu thập dữ liệu là phát có chọn lọc trước( chiếm 21.1%), còn lại là nhờ người

quen phát, trả lời dùm (chiếm 21.1%) và cuối cùng là phỏng vấn từng đối tượng(chiếm
7.8%). Đa phần sinh viên chọn cách thức thức phát ngẫu nhiên để làm cách thức thu
thập dữ liệu vì cách này phản ánh chính xác và khách quan nhất về việc thu thập dữ
liệu. Cách thức thu thập phát có chọn lọc trước chiếm tỉ lệ cũng khá cao ( 24.4%) là vì
cách này sẽ giúp cho chất lượng của đáp án các phiếu điều tra được tăng lên. Cách
thức thứ ba mà sinh viên sử dụng để thu thập dữ liệu là nhờ người quen phát, trả lời
dùm(21.1%) vì cách này không thu thập được những dữ liệu một cách rộng rãi và

14
khách quan bằng hai cách trên. Cuối cùng chiếm tỉ lệ thấp nhất là cách thức phỏng vấn
từng đối tượng(chỉ chiếm 7.8%). Cách này tốn rất nhiều thời gian và công sức mà hiệu
quả cũng chưa hẳn đã cao cho nên rất ít sinh viên sử dụng cách này để thu thập dữ
liệu.
12. Khả năng sử dụng phần mềm SPSS.
Bảng 13: Thống kê sinh viên về khả năng sử dụng phần mềm SPSS
Khả năng sử dụng SPSS Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Kém 42 46.7
Tàm tạm 36 40.0
Khá 8 8.9
Tốt 4 4.4
Tổng cộng 90 100
Do SPSS là một phần mềm thống kê và trường Ngoại Thương chúng ta cũng
không phải học phần mềm đó nên hầu hết các sinh viên được hỏi đều không biết phần
mềm SPSS. Gần phân nửa số sinh viên được khảo sát cho rằng khả năng thực hành
SPSS của họ ở mức “kém” ( chiếm 46.7% ). Cũng có tới 40% khẳng định rằng họ thực
hành SPSS chỉ ở mức “tàm tạm”. Và cũng chỉ có 8.9% số sinh viên được hỏi cho biết
khả năng thực hành phần mềm SPSS của họ ở mức “ khá ”. Rất ít trong số sinh viên
được khảo sát cho biết họ thực hành SPSS “tốt” ( chỉ có 4.4% ), số này có lẽ do muốn
làm bài khảo sát của mình tốt nhất nên đã tìm hiểu, nghiên cứu về SPSS. Cho nên khả
năng của họ là tốt cũng không có gì là ngạc nhiên. Ngược lại với những người có khả

năng thực hành tốt thì những người có khả năng thực hành “kém” là do họ hầu như
không tìm hiểu, nghiên cứu về SPSS, họ biết được cách làm là do người khác nói lại
mà thôi. Mức độ còn lại là do sự tìm hiểu, nghiên cứu của mỗi người về phần mềm
SPSS. Với kết quả thu được thì mẫu này có thể đại diện cho tổng thể.
13. Khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài:
Bảng 14: Thống kê sinh viên về khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài
Khó khăn khi phân tích và trình bày Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không biết cách diễn đạt
27 30.0
Không biết nên kết hợp câu hỏi nào với
nhau
31 34.5

15
Không biết nên phân tich cái gì
19 21.1
Chèn biểu đồ ở đâu
13 14.4
Tổng cộng
90 90
Trong khó khăn khi phân tích và trình bày sinh viên cho rằng nhóm của họ
không biết cách kết hợp câu hỏi với nhau chiếm tỷ lệ cao nhất (34.5%), khó khăn tiếp
theo mà sinh viên gặp phải là không biết cách diễn đạt để trình bày (30.0%), còn lại
một số ít sinh viên thì gặp khó khăn ở khâu không biết nên phân tích cái gì (21.1%) và
chèn biểu đồ ở đâu,lúc nào (14.4%).Đa phần sinh viên gặp khó khăn khi không biết
cách kết hợp các câu hỏi với nhau là do sinh viên chưa thấy được mối liên hệ giữa các
câu hỏi với nhau để làm rõ nội dung đề tài.Việc lựa chọn các câu hỏi để làm nổi bật
lên nội dung của đề tài cũng đã khó khăn rồi nhưng để kết hợp các câu hỏi lại với nhau
cho ăn khớp còn đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Cũng như khó khăn ở trên, vấn đề không
biết cách diễn đạt để trình bày đề tài vì họ chưa quen với việc làm đề tài và cũng chỉ có

môn “phương pháp nghiên cứu khoa học” chỉ rõ cách làm một đề tài như thế nào
nhưng đây là môn học đã học từ học kì trước cho nên nhiều sinh viên cũng không còn
nhớ trình tự để làm một đề tài như thế nào từ đó dẫn đến việc diễn đạt gặp khó khăn
Khó khăn thứ ba là do sinh viên không biết trọng tâm của đề tài mà họ làm và mục
đích chính mà họ muốn đưa ra từ việc khảo sát. Còn việc chèn biểu đồ thì chiếm tỉ lệ
thấp nhất cho thấy việc này cũng không gây khó khăn mấy cho sinh viên. Họ chỉ phân
vân giữa việc chèn bảng biểu hay biểu đồ ở vị trí nào cho thích hợp (thật ra việc chèn
biểu đồ không mấy khó khăn vì nó không đòi hỏi phải suy luận và phân tích nhiều. Nó
chỉ giúp cho người đọc biết được bao quát và tỷ lệ cụ thể của các câu trả lời).
14. Khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài:
Bảng 15: Thống kê sinh viên về khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài
Khó khăn khi làm đề tài Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không đủ tài liệu 20 22.22
Khác 0 0
Kiến thức không đầy đủ 27 30
Diễn đạt câu hỏi cho dễ hiểu 20 22.22
Đặt câu hỏi thu thập nhiều dữ liệu nhất 23 25.56
Tổng cộng 90 100

16
Khó khăn chính mà các nhóm làm đề tài gặp phải là có Kiến thức không đầy
đủ(chiếm 30%). Điều này phản ánh thực trạng của sinh viên,khi lần đầu làm thống kê
nên chưa có kinh nghiệm, trong quá trình học tập chưa thực sự chú tâm. Tiếp theo đó
là Đặt câu hỏi thu thập nhiều dữ liệu nhất(chiếm 25.56%). Đa phần sinh viên khi làm
bài tập thường rất khó để chọn ra câu hỏi tốt nhất,tối ưu nhất. Tiếp theo đó là Diễn đạt
câu hỏi cho dễ hiểu và Không đủ tài liệu (cùng chiếm 22.22%).
15. Đánh giá về mức độ tham gia của các bạn khác trong đề tài
Bảng 16: Thống kê về mức độ tham gia của các bạn khác trong đề tài:
Mức độ tham gia của các bạn khác trong
đề tài

Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu
(%)
Rất nhiệt tình
30 33.33
Bình thường
23 25.56
Có một số lúc hăng hái, lúc khác thì không
26 28.89
Hoàn toàn không nhiệt tình
11 12
Tổng cộng 90 100
Ta thấy mức độ tham gia của các bạn khác trong đề tài đa phần là rất nhiệt
tình(chiếm 33.33%) trong khi mức độ “Hoàn toàn không nhiệt tình” chỉ chiếm
12%).Bình thường chiếm 25.56% “Có một số lúc hăng hái, lúc khác thì không” chiếm
28.89%. Sinh viên đã biết hoạt động vì tập thể tuy nhiên từ những con số trên thi vẫn
còn rất nhiều điều phải xem xét! Tỉ lệ không nhiệt tình vẫn rất cao.
16. Phân đoạn khó khăn nhiều nhất trong quá trình làm điều tra:
Bảng 16: Thống kê các phân đoạn khó khăn nhiều nhất trong quá trình làm điều
tra
Các phân đoạn trong quá trình điều
tra
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu
(%)
Chọn đề tài 27 30
Khảo sát, thu thập dữ liệu 22 24.44

17
Lập bảng câu hỏi 11 12.22
Phân tích và trình bày dữ liệu 30 33.34
Tổng cộng 90 100

Ta nhận thấy quá trình phân tích và trình bày dữ liệu là công đoạn khó
nhất(chiếm 33.34%). Dữ liệu có rất nhiều tuy nhiên việc chọn lọc lại không hề đơn
giản với đa số các bạn sinh viên. Tiếp theo là phần chọn đề tài(chiếm 30%),đề tài rất
rộng nên việc chọn đề tài hay dễ làm trong quá trình làm bài tập nhóm cũng hết sức
khó khan. Phần thu thập dữ liệu cũng là một thách thức đối với quá trình điều
tra(chiếm 24.44%). Phần được mọi người đánh giá dễ nhất là phần lập bảng câu
hỏi(chiếm 12.22%). Đây là phần cuối cùng là hệ quả của các phần trước nên tương đối
dễ hơn.
III. KẾT LUẬN
Đề tài “Khảo sát quá trình nghiên cứu, làm đề tài môn Nguyên lý thuyết Thống
kê của sinh viên khóa 49 trường Đại học Ngoại thương” đã đạt được những mục tiêu
nghiên cứu đề ra:
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát.
- Chỉ ra cho sinh viên năm sau thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn để
đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra còn nghiên cứu một số mối liên quan giữa các phân đoạn thực hiện một
cuộc khảo sát với nhau. Giúp chúng ta biết được tại sao phân đoạn này lại khó, phân
đoạn này lại dễ.
Để đạt được những mục tiêu trên, nhóm cũng đã gặp không ít khó khăn trong
quá trình nghiên cứu.
 Về chất lượng ghi phiếu: mặc dù đã bố trí thời gian thu thập số liệu là 10 ngày
nhưng chất lượng ghi phiếu vẫn còn hạn chế. Những vấn đề cần lưu ý là:
• Nhiều câu hỏi có hai dấu tích đáp án trả lời dẫn đến việc khó khăn khi
xác định câu trả lời.

18
• Nhiều bạn còn không trả lời bằng việc tích vào các ô đã cho sẵn mà tự ý
vẽ thêm các ô khác để tích vào mặc dù nhóm chúng tôi đã để sẵn một ô
có nội dung mang ý nghĩa là khác các đáp án khác để cho các bạn có thể
điền vào.

 Về thiết kế phiếu: mặc dù đã có sự chuẩn bị rất kĩ càng trong khâu thiết kế
phiếu nhưng nhóm chúng tôi vẫn gặp một số khó khăn khi bắt tay thực hiện. Những
vấn đề cần lưu ý là:
• Xác định độ dài ngắn của bảng câu hỏi sao cho phù hợp: không quá ngắn
dẫn đến thiếu nội dung nhưng cũng không được quá dài dẫn đến người
trả lời ngại không trả lời hết.
• Từ ngữ sử dụng khi lập bảng câu hỏi. Một số từ quá khó hiểu làm
cho người trả lời hiểu sai câu hỏi dẫn đến trả lời không chính xác.
 Về tinh thần làm việc nhóm: bên cạnh những thành viên rất hăng hái, nhiệt tình,
còn tồn tại 1 số bạn chưa có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc được giao, còn nộp
bài không đúng thời hạn…
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, điều tra thống kê, nhóm chúng em cũng
gặp được những thuận lợi như: hầu hết các thành viên đều tích cực, có tinh thần làm
việc nhóm; được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên K49 trong quá trình điều
tra và được sư chỉ bảo tận tình của giảng viên Nguyễn Tuyết Nhung đang trực tiếp
giảng dạy môn “Nguyên lý thống kê kinh tế” hiện nay của chúng em.
Do trình độ còn hạn chế, đề tài của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Lý thuyết thống kê” – Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê –
2006
2. Giáo trình “Thống kê doanh nghiệp” – Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB Thống

3. Slide “Nguyên lý thống kê kinh tế” – Th.S Nguyễn Tuyết Nhung.

20
ĐÁNH GIÁ TINH THẦN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG NHÓM
1. Lê Thị Phương Dung – Nhóm trưởng:
2. Nguyễn Thị Kim Phượng:
3. Mai Thùy Linh:
4. Trần Phương Thảo:
5. Phạm Văn Đoàn:
6. Bùi Duy Tùng:
Hà Nội, ngày 22/11/2011
Chữ kí các thành viên:

21

×