Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích chức năng trung gian tài chính và các hoạt động của ngân hàng thương mại. Liên hệ thực tiễn các hoạt động của NHTM tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.16 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................4
1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................4
4. Kết cấu bài tiểu luận...............................................................................................................................5
I. LÝ LUẬN CHUNG.................................................................................................................................6
1. Khái niệm.................................................................................................................................................6
2. Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng thương mại................................................................6

2.1. Chức năng trung gian tín dụng........................................................................................................6
2.2. Chức năng trung gian thanh tốn...................................................................................................7
2.3. Chức năng tạo tiền tín dụng/ghi sổ..................................................................................................8
3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại............................................................................................9
3.1. Huy động và phát triển nguồn vốn...................................................................................................9

3.1.1. Phát triển vốn điều lệ và các quỹ...............................................................................................9
3.1.2. Nhận tiền gửi...........................................................................................................................10
3.1.3. Vay vốn....................................................................................................................................10
3.1.4. Nhận vốn ủy thác.....................................................................................................................10
3.1.5. Quản lý các loại tiền gửi khác.................................................................................................11
3.2. Quản lý và sử dụng vốn..................................................................................................................11
3.2.1. Quản lý tài sản dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản...........................................................11
3.2.2. Cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân............................................11
3.2.3. Hoạt động cho thuê tài chính...................................................................................................12
3.2.4. Bao thanh toán........................................................................................................................12
3.2.5. Bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng.......................................................................................12
3.2.6. Hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần................................................................................12
3.3. Dịch vụ thu phí...............................................................................................................................12


II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.....................................................................................................................................................13
2.1. Huy động và phát triển nguồn vốn.................................................................................................14
2.2. Quản lý và sử dụng vốn..................................................................................................................17
2.3. Dịch vụ thu phí...............................................................................................................................20

1|Page

III. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN...........................................................................................20

3.1. Huy động và phát triển nguồn vốn.................................................................................................20
3.2. Quản lý và sử dụng nguồn vốn......................................................................................................21
3.3. Dịch vụ thu phí...............................................................................................................................21
IV. GIẢI PHÁP........................................................................................................................................21
4.1. Huy động và phát triển nguồn vốn...............................................................................................21
4.2. Quản lý và sử dụng vốn.................................................................................................................21
4.3. Dịch vụ thu phí..............................................................................................................................22
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................24

2|Page

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. NHTM: Ngân hàng Thương mại
2. TC: Tài chính
3. TCTD: Tổ chức Tín dụng
4. TT: Thị trường
5. KH: Khách hàng
6. NH: Ngân hàng


3|Page

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngân hàng đã ra đời cách đây hàng ngàn năm trước công nguyên nhưng

tại Việt Nam tới năm 1951 mới ra đời ngân hàng đầu tiên với tên gọi “Ngân
hàng quốc gia Việt Nam” 1 cấp và tới năm 1988 mới tách ra thành 2 cấp “Ngân
hàng nhà nước” và “Ngân hàng thương mại.” Ngân hàng thương mại đóng vai
trị là một trung gian tài chính hoạt động theo mơ một doanh nghiệp vì mục tiêu
lợi nhuận thông qua kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ tài chính – ngân
hàng theo nguyên tắc thị trường.

Nhắc tới ngân hàng thương mại, chúng ta nhắc tới ba chức năng chính:
chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng
tạo tiền tín dụng. Trong đó chức năng trung gian tín dụng được coi là cơ bản và
quan trọng nhất, tạo cơ sở cho hai chức năng cịn lại. Từ đó thực hiện mục tiêu
kinh doanh của mình.

Song hành với các chức năng của ngân hàng thương mại là các hoạt động
của hệ thống ngân hàng cấp hai này. Tại Việt Nam, các hoạt động chủ yếu của
ngân hàng thương mại bao gồm: Huy động và phát triển nguồn vốn; Quản lý và
sử dụng vốn; Dịch vụ thu phí.

Để làm rõ hơn về những nội dung nêu trên, em xin được tìm hiểu và
trình bày đề tài: “Phân tích chức năng trung gian tài chính và các hoạt động
của ngân hàng thương mại. Liên hệ thực tiễn các hoạt động của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam hiện nay”.

Do trong quá trình nghiên cứu chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan

và khách quan, việc nghiên cứu chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên và các bạn để
bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra được ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động của hệ thống NHTM

ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tìm ra ngun nhân và giải pháp khắc phục
cho các vấn đề cịn tồn tại, góp phần vào q trình phát triển bền vững, ổn
định của toàn hệ thống.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Ngân hàng thương mại
 Thời gian: 30/08/2016 – 30/08/2017
 Không gian: Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu

4|Page

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
kết hợp phương pháp phân tích thống kê, mơ hình hóa, so sánh,…
4. Kết cấu bài tiểu luận.
Phần I: Lý luận chung.
Phần II. Thực tiễn các hoạt động của NHTM ở Việt Nam hiện nay
Phần III. Ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động của NHTM ở Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân.
Phần IV. Giải pháp

5|Page

I. LÝ LUẬN CHUNG

1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính hoạt động theo
mơ hình một doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận thông qua kinh doanh về
tiền tệ, tín dụng và dịch vụ tài chính – ngân hàng theo nguyên tắc thị trường.
Trung gian tài chính là một tổ chức hay cá nhân đứng giữa hai hay nhiều
bên tham gia vào một bối cảnh tài chính. Trên thi trường Việt Nam, trung gian
tài chính thơng thường dùng để nhắc tới tổ chức trung gian cho kênh luân
chuyển vốn, “cầu nối” giữa người cho vay và người đi vay.
Người cho vay là người có vốn và sẵn sàng gửi lượng tiền sẵn có (ủy thác
đầu tư) để hưởng lãi suất.
Người đi vay là người cần vốn và sẵn sàng chịu lãi suất cho lượng vốn vay.

Vốn điều lệ là mức vốn đóng góp của các chủ sở hữu ngân hàng ghi trong
điều lệ của NHTM.

2. Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng thương mại
2.1. Nhắc tới các chức năng của ngân hàng thương mại, ta đề cập tới ba chức

năng chính: Trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn và tạo tiền tín dụng.
Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng làm trung gian tài chính khi nó trở thành “cầu nối” giữa cá nhân,
tổ chức có vốn và cá nhân, tổ chức cần vốn.

Thông qua việc thu hút các nguồn vốn (tiền tệ) của đối tượng sẵn sàng cho
vay, không muốn đầu tư trực tiếp trong nền kinh tế; ngân hàng hình thành nên
quỹ cho vay và sau đó đem nó trở lại nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của những
đối tượng cần vốn.

Sự ra đời của chức năng trung gian tín dụng của NHTM dựa trên những cơ

sở khách quan. Đó là quy luật cung cầu, đặc điểm tuần hồn của dòng tiền
trong nền kinh tế. Trong cùng một nền kinh tế, có những cá nhân, tổ chức có
lượng tiền tệ tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng (tiền lương chưa tới kì trả, tiền
trích khấu hao tài sản nhưng chưa mua tài sản, lợi nhuận chưa phân phối chưa
tới kỳ trả, tiền tiết kiệm từ hộ gia đình,..). Ngược lại, có những cá nhân, tổ chức
cần vốn (cá nhân muốn mua tài sản nhưng tích lũy chưa đủ, doanh nghiệp mua
nguyên vật liệu nhưng chưa đẩy được hàng tồn hoặc chưa thu được tiền từ
khách hàng,…). Mâu thuẫn này cần được giải quyết để tăng hiệu quả sử dụng
vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và được thỏa mãn

6|Page

bằng quan hệ tín dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, quan hệ tín dụng trực
tiếp ít xảy ra mà các khách hàng thường thơng quan Ngân hàng thương mại.

Tại sao các khách hàng không giao dịch trực tiếp với nhau nhằm giảm chi
phí, tỷ lệ lãi suất so với thơng qua ngân hàng? Ta hình dung, người có vốn có
nhu cầu cho vay, cịn người cần vốn có nhu cầu đi vay, nếu họ giao dịch trực
tiếp với nhau thì chênh lệch lãi suất sẽ được “cưa đơi”, do đó cả hai bên cùng
có lợi so với giao dịch thông qua ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ không
thực sự khả thi vì các hạn chế:
- Khơng khớp nhau về mặt thời gian
- Không khớp nhau về mặt không gian
- Không khớp nhau về mặt số lượng
- Rủi ro trong thanh tốn
- Rủi ro trong tín dụng

NHTM làm được chức năng này vì sở dĩ nó là một cơ quan chuyên trách,
nắm bắt được tình hình cung cầu trên thị trường từ đó phân bổ và huy động hợp
lý nguồn vốn xã hội. Đó là nơi mà khách hàng có thể tin tưởng và chịu rủi ro

tín dụng ở mức thấp nhất.

Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM góp phần tạo ra giá trị tăng thêm
cho người gửi tiền, ngân hàng, người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế.
- Đối với người cho vay, lượng tiền gửi của họ không những được
đảm bảo an toàn mà họ còn thu được lợi từ vốn dành cho tiết kiệm do ngân
hàng trả lãi tiền gửi.

- Đối với người đi vay sẽ thỏa mãn được nhu cầu về vốn để đầu tư, chi
tiêu,… mà khơng mất q nhiều thời gian cho tìm kiếm

- Đối với NHTM hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho
vay hay hoa hồng môi giới.

- Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp phân bổ và tối ưu hóa nguồn
vốn trong xã hội, thúc đẩy phát triển KT – XH.

Đây chính là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM vì nó quyết
định sự duy trì của ngân hàng cũng như tạo tiền đề để thực hiện các chức năng
sau.
2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng thanh toán thực hiện trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng mà
nguồn vốn thanh toán là tiền gửi và tiền vay.

Ngân hàng đóng vai trị “kế tốn và thủ quỹ” cho DN, cá nhân có TK mở tại
NH. Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi thực hiện dịch vụ thanh toán qua
tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như: trích tiền (chi)

7|Page


từ tài khoản tiển gửi để thanh tốn tiền hàng hóa hay nhập (thu) vào tài khoản
tiền gửi tiền thu bán hàng hay các khoản thu khác theo yêu cầu.

Cũng giống như chức năng TGTC, sự ra đời của chức năng thanh TGTT
dựa trên các cơ sở khách quan. Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu
hóa hiện nay, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có
nhiều hạn chế như:

- Không khớp nhau về không gian.
- Rủi ro thanh toán cao.
- Rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền.
- Thời gian hoàn thành giao dịch chậm trễ.
NHTM làm được chức năng này bởi nó là cơ quan chuyên trách, đảm bảo
được an toàn, mức độ nhanh chóng, chính xác, tiện ích lớn theo nhu cầu của
khách hàng.
Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đem lại lợi ích to lớn cho
khách hàng, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
- Với khách hàng, NH sẽ cung cấp cho họ nhiều phương thức thanh toán
thuận lợi như séc, ủy nhiệm thu/chi, thẻ rút tiền, thẻ tín dụng,… tùy theo nhu
cầu của khách hàng. Từ đó, khách hàng không cần mang theo tiền mặt, dễ dàng
khi thanh toán. Do vậy mà vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí vừa
được đảm bảo thanh tốn an tồn, chính xác.
- Với ngân hàng, chức năng góp phần tăng thêm lợi nhuận từ việc thu lê
phí thanh toán cũng như tăng nguồn vốn cho vay từ tiền gửi ngưng đọng của
doanh nghiệp gửi tại ngân hàng. Ngân hàng được phép sử dụng đem cho vay
với lãi suất huy động 0%.
- Với nền kinh tế, khi việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và chính xác
thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, tốc độ ln chuyển vốn từ đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.

Chức năng này là cơ sở hình thành nên chức năng tạo tiền tín dụng và là cơ
sở để đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại có hiệu quả hay khơng.

2.3. Chức năng tạo tiền tín dụng/ghi sổ
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn,

NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng, thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của KH tại NHTM.

Từ nguồn vốn tiền gửi tăng lên ban đầu, khi cho vay bằng chuyển khoản, hệ
thống NHTM có khả năng tạo lên số tiền gửi gấp nhiều lần số tiền gửi tăng lên
ban đầu. Mức độ mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ
DTBB càng lớn thì số tiền gửi được tạo ra càng nhỏ và ngược lại.

8|Page

Phân tích q trình tạo tiền của NHTM, ta thấy rõ tác động của yếu tố này.
Trước hết ta xem xét với giả định tỷ lệ DTBB là 10%, các NHTM hoạt động
trong cùng hệ thống, cho vay hoàn toàn bằng chuyển khoản cũng như cho vay
hết, khơng có dự trữ dư thừa. Giả sử khách hàng X đem gửi 100 triệu vào
NHTM A, theo quy định NH giữ lại 10% tương ứng 10 triệu đồng vào DTBB
và cho khách hàng Y vay 90 triệu. Sau đó khách hàng Y đem tiền này thanh
toán cho bạn hàng qua chuyển khoản tại NHTM B. Theo quy định NHTM B
giữ lại 10% tương ứng 9 triệu đồng vào DTBB và cho khách hàng khác vay 81
triệu đồng. Tương tự tình huống xảy ra cho tới khi tổng lượng tiền DTBB tại
các NHTM bằng với tiền gửi của KH X tại NHTM A. Lúc này tổng tiền gửi
được tạo ra đã lên 1 tỷ đồng.
Như vậy chức năng tạo tiền tín dụng đã góp phần tạo ra nguồn vốn vay của
NHTM cũng như giúp giảm thiểu chi phí, giảm thiểu áp lực in ấn tiền mới.
Đồng thời từ phân tích trên cho thấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng nhỏ thì lượng

tiền gửi được tạo ra càng lớn.

3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
3.1. Khi hệ thống NH không chỉ giữ nhiệm vụ cất giữ các tài sản quý báu như
3.1.1.
buổi sơ khai ban đầu mà đã xuất hiện hơn nhiều hoạt động khác nhau đáp ứng
với như cầu của người dân và phù hợp với nền KT – XH. Nhắc tới các hoạt
động của NHTM, ta nhắc về ba hoạt động chính: Huy động và phát triển nguồn
vốn; Quản lý và sử dụng vốn; Dịch vụ thu phí của ngân hàng.
Huy động và phát triển nguồn vốn.

Nguồn vốn hoạt động của NHTM được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở
hữu và Vốn nợ. Trong đó Vốn nợ là nguồn chủ yếu. NHTM huy động và phát
triển nguồn vốn dưới các hình thức sau:
Phát triển vốn điều lệ và các quỹ.
Huy động vốn trong quá trình kinh doanh từ:

- Vốn điều lệ thực có (khác với vốn điều lệ ghi trên sổ sách), có thể huy
động thông qua phát hành cổ phiếu.

- Các khoản chênh lệch tài sản, chênh lệch tỷ giá.
- Thặng dư vốn góp cổ phần từ chênh lệch giá cổ phần ghi trên sổ sách và
giá thị trường.
- Quỹ dự trữ, quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phịng tài chính; quỹ dự phịng
chung,…
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Các loại vốn khác được cộng vào và trừ ra theo quy định của pháp luật.

9|Page


3.1.2. Nhận tiền gửi.
Nhận tiền gửi từ khách hàng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu, phát sinh
3.1.3.
- hàng ngày của NHTM; tỷ trọng của Vốn tiền gửi/ tổng nguồn vốn nợ lên tới 70
3.1.4. – 80% (trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chiếm 2/3 tiền gửi). Cũng
chính vì điều đó mà vốn tiền gửi có tính ổn định khơng cao do người gửi có thể
rút vốn bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản và cân đối sử dụng
của NHTM.

Trong quá trình huy động và phát triển nguồn vốn tiền gửi, NHTM cần phải
bỏ ra nhiều khoản chi phí: trích lập nguồn vốn cho dự trự bắt buộc; trả lãi tiền
gửi cho khách hàng; phí bảo hiểm tiền gửi; chi phí marketing, chi phí quản lý
như lương, khấu hao,… Cũng chính vì điều đó mà các NHTM đều phải có hoạt
động“Quản lý và sử dụng nguồn vốn” (đề cập chi tiết ở mục 3.2 thuộc chương
I của bài tiều luận)

Các nguồn huy động vốn tiền gửi của NH bao gồm:
- Tiền gửi thanh tốn có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức, doanh
nghiệp.
- Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.
- Tiền gửi của các TCTD, TC khác.
Vay vốn.
Thông thường tỷ lệ vốn vay/ tổng vốn nợ của ngân hàng thấp và có tính
nguồn vốn ổn định hơn vốn tiền gửi do quy mô, thời gian và lãi suất vay được
xác định cụ thể. Cũng chính vì vậy lãi suất trả cho khách hàng cao hơn so với
lãi suất tiền gửi.
Các nguồn vay vốn của NHTM bao gồm:
Tiền vay từ các TCTD, TC khác.
- Tiền vay bằng phát hành giấy nợ như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ
phiếu, trái phiếu. Đặc biệt các giấy nợ có thời hạn từ 12 tháng trở lên có tính ổn

định nhất nhưng khó huy động và lãi suất cao hơn tiền gửi.
- Tiền vay của NHTW, vay của CP nhưng chỉ vay khi không huy động
được vốn tiền gửi, không vay vốn được các TCTD khác và không vay được qua
phát hành công cụ nợ.
Nhận vốn ủy thác.
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Về bản chất NHTM được lợi từ
hưởng chi phí quản lý và sử dụng vốn không phải trả lãi suất. Tuy nhiên do
cạnh tranh giữa các NHTM, để lôi kéo khách hàng, một số NHTM có trả lãi
theo mức thấp hơm tiền gửi không kỳ hạn.
Nguồn nhận vốn ủy thác của NHTM bao gồm:
- Tiền ủy thác từ các chủ thể.

10 | P a g e

3.1.5. Quản lý các loại tiền gửi khác.
- Cũng tự như nguồn vốn ủy thác. Các loại tiền gửi khác chiếm tỷ trọng nhỏ
-
3.2. và NHTM được phép sử dụng mà không phải trả lãi cho khách hàng.
Tiền ký quỹ, đặt cọc, bảo lãnh,…
3.2.1. Các khoản nợ phải trả chưa trả.
a. Quản lý và sử dụng vốn.

b. NHTM cần có hoạt động quản lý nguồn vốn để tìm kiếm các nguồn vốn đáp
ứng yêu cầu sử dụng vốn cho vay, đầu tư đối với khách hàng, bảo đảm các chỉ
3.2.2. số an toàn về thanh khoản; quản lý nhằm tối thiểu chi phí huy động vốn; duy trì
a. tính ổn định của nguồn vốn bằng việc cơ cấu nguồn vốn đa dạng, phân tán rủi
ro.

Song song với hoạt động quản lý là hoạt động sử dụng nguồn vốn. NHTM
đi vay vốn để cho vay và hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch lãi suất cũng như

phí cung cấp các dịch vụ tài chính.

Quản lý và sử dụng vốn bao gồm chủ yếu các hoạt động sau:
Quản lý tài sản dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản
Quản lý tài sản dự trữ bắt buộc

Quản lý tài sản là quản lý quá trình sử dụng vốn của NHTM để đầu tư, cho
vay và các dịch vụ NH khác ghi trong điều lệ của ngân hàng nhằm kiểm soát
các loại rủi ro ở mức thấp nhất, tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa khả năng sinh
lời.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì trên tài khoản
tiền gửi dự trữ thanh toán tại NHTW.

Quản lý tài sản dự trữ bắt buộc chủ yếu là quản lý tiền dự trữ bắt buộc. Hoạt
động này đạt hiệu quả cao khi đơn vị luôn đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc
theo quy định của NHTW ở mức phù hợp, đặc biệt tránh lãng phí vốn (dự trữ
thừa).
Quản lý dự trữ thanh khoản

Quản lý dự trữ thanh khoản nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của
KH trong các TH khẩn cấp. Nếu NH không đảm bảo được yêu cầu thanh khoản
sẽ dẫn đến mất uy tín, KH sẽ rút tiền ồ ạt làm sụp đổ cả hệ thống NH, gây mất
ổn định KT – XH.

Dự trữ thanh khoản phải đảm bảo phù hợp về thời gian, khối lượng và cấu
trúc của nguồn.
Cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân
Cho vay


Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích (cá nhân hay sản

11 | P a g e

b. xuất kinh doanh) xác định trong một thời gian nhất định (ngắn hạn hay dài hạn)
theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
3.2.3.
Khi sử dụng nguồn vốn cho vay, cán bộ NH phải thẩm định năng lực hành vi
3.2.4. dân sự/ pháp luật dân sự; mục đích sử dụng vốn vay; khả năng trả nợ; phương
án sử dụng vốn vay và TS đảm bảo của KH.
3.2.5. Chiết khấu giấy tờ có giá

3.2.6. CK GTCG là một hình thức cấp tín dụng mà NHTM nhận các giấy tờ có giá
và trả cho người sở hữu GTCG chưa đến hạn thanh toán nhưng cần tiền một số
3.3. tiền bằng mệnh giá của giấy tờ đó trừ đi phần lãi chiết khấu và CP của TCTD.
 Đến hạn thanh toán, NHTM chuyển GTCG đến người phát hành GTCG và đòi
 tiền.
 Hoạt động cho thuê tài chính

 Cho thuê tài chính là NHTM đi mua tài sản theo yêu cầu của KH để cho KH
thuê. Đối với hoạt động này thời gian cho thuê thường kéo dài và NH thu được
lãi suất cho thuê cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Cũng chính vì điều
đó mà NH có rủi ro cao.
Bao thanh toán

Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc
các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
hợp đồng.

Bảo lãnh ngân hàng cho khách hàng

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho KH khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam
kết; KH phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận.
Hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần.

NHTM góp vốn liên doanh thành lập các công ty liên doanh; đầu tư vào
công ty liên kết hoặc các cơng ty ngồi NHTM thơng qua mua cổ phần hoặc
góp vốn thành lập,… Từ đó NH tham gia vào quá trình quản lý với phương
châm “không bảo giờ để tất cả trứng chung vào một giỏ” để nhằm phân tán rủi
ro.
Dịch vụ thu phí.

Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
Thu hộ thuế, phí, lệ phí; Chi hộ, chi trả kiều hối.
Dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn, thẻ ATM.
Dịch vụ nhận cất giữ và bảo quản các loại tài sản quý; Giấy tờ có giá trị
Kinh doanh mua ngoại tệ, vàng bạc đá quý

12 | P a g e

 Tư vấn tài chính, tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu; môi giới đầu tư
chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm.

II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Dựa vào hình thức sở hữu thì NHTM được chia làm năm loại:


- NHTM nhà nước: mở từ 100% vốn nhà nước (Vietinbank, BIDV,
Vietcombank,…)

- NHTM cổ phần: góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hay công ty theo cổ
phần (NH Quân đội, Á Châu, Đông Á,…)

- NH liên doanh: thành lập bằng vốn giữa các ngân hàng với nhau, một bên là
ngân hàng thương mại Việt nam và một bên khác là ngân hàng thương mại
nước ngồi có trụ sở đặt tại Việt Nam (NH Việt Nga, Shihanvianbank,

- Chi nhánh NH nước ngoài: thành lập do vốn của nước ngoài theo pháp luật
nước ngoài, đặt chi nhánh tại Việt Nam (City bank, Shihan Bank,…)

- NH 100% vốn nước ngoài: thành lập tại Việt Nam với nguồn vốn điều lệ
hoàn toàn từ nước ngoài, do sự sở hữu của nước ngoài. (HSBC, Hongleong,
…)

Ta có:

Bảng thống kê một số chỉ tiêu cơ bản

(ĐVT: tỷ đồng)

Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Tỷ lệ vốn
31/08/ 31/08/ Tỷ lệ an toàn ngắn hạn cho
Loại vốn tối thiểu vay trung,
hình
TCTD dài hạn


2016 2017 31/08/ 31/08/ 31/08/ 31/08/ 31/08/ 31/08/ 31/08/ 31/08/
2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

3,595,925 4,197,363 216,327 246,212 137,143 147,699 9.51 9.69 36.58 35.44
NHTM

13 | P a g e

Nhà
nước

Ngân 155,409 175,067 10,696 10,696
hàng
Chính
sách xã
hội

NHTM 3,127,903 3,722,363 248,536 267,689 196,758 206,629 12.24 11.12 41.28 35.91
Cổ
phần

NH 800,439 896,407 126,461 144,448 101,801 112,074 33.85 32.17 -
Liên
doanh,
nước
ngồi

Cơng 101,734 134,052 18,545 21,871 18,808 21,336 20.20 18.31 54.59 44.46

ty tài
chính,
cho
thuê

Ngân 24,265 26,027 3,561 3,697 3,025 3,026 30.31 27.90 13.88 22.66
hàng
Hợp tác


Quỹ tín 87,523 100,092 3,379 3,799
dụng
nhân
dân

14 | P a g e

Toàn 7,893,197 9,251,371 613,430 683,917 471,610 505,258 12.83 12.37 33.48 32.01
hệ
thống

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II.1. Huy động và phát triển nguồn vốn
Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy:
- Tổng tài sản có GĐ 8/2016 – 8/2017 nhìn chung tăng nhanh ở các
NHTM, đặc biệt là NHTM nhà nước (17%), NHTM Cổ phần (19%), Công ty
cho thuê TC (32%). Thay đổi toàn hệ thống TB tăng 17%.
Biến đổi tương đối và tuyệt đối của “Tài sản có” 31/08/2017 so với cùng kỳ


TỔNG TÀI SẢN CÓ

TCTD 31/08/ 31/08/ Thay đổi Thay đổi
NHTM Nhà nước 2016 2017 tuyệt đối tương đối

3,595,925 4,197,363 601,438 17%

Ngân hàng Chính 155,409 175,067 19,658 13%
sách xã hội 3,127,903 19%
800,439 3,722,363 594,460 12%
NHTM Cổ phần 101,734 896,407 95,968 32%
NH Liên doanh, 7%
nước ngoài 24,265 134,052 32,318 14%
Cơng ty tài chính, 87,523 17%
cho thuê 7,893,198 26,027 1,762
Ngân hàng Hợp
tác xã 100,092 12,569
Quỹ tín dụng 9,251,371 1,358,173
nhân dân
Toàn hệ thống

năm trước:

15 | P a g e

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Vốn tự có cũng tương tự như TS có, xu hướng tăng lên trong toàn hệ
thống (11%), đặc biệt ở khối NHTM Nhà nước (14%), NH liên danh và NH
nước ngồi (14%), Cơng ty cho thuê TC (18%).
Biến đổi tương đối và tuyệt đối của “Vốn tự có” 31/08/2017 so với cùng kỳ

năm trước:
ĐVT: tỷ đồng, %

TCTD 31/08/ VỐN TỰ CÓ
NHTM Nhà nước 2016
31/08/ Thay đổi Thay đổi
216,327 2017 tuyệt đối tương đối
246,212 29,885 14%

Ngân hàng Chính 0
sách xã hội
248,536 267,689 19,153 8%
NHTM Cổ phần 126,461 144,448 17,987 14%
NH Liên doanh, 18,545
nước ngoài 3,561 21,871 3,326 18%
Công ty tài chính,
cho thuê 613,430 3,697 136 4%
Ngân hàng Hợp
tác xã 0
Quỹ tín dụng
nhân dân 683,917 70,487 11%
Toàn hệ thống
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Vốn điều lệ toàn hệ thống giai đoạn này cũng có xu hướng tăng nhưng
tăng chậm hơn so với Tổng tài sản có và Vốn tự có, tồn hệ thống tăng 7%,

16 | P a g e

đặc biệt tăng cao ở khối NH liên danh nước ngồi (10%) và Cơng ty cho th

TC (13%).
Biến đổi tương đối và tuyệt đối của “Vốn điều lệ” 31/08/2017 so với cùng kỳ
năm trước:
ĐVT: tỷ đồng, %

VỐN ĐIỀU LỆ

TCTD 31/08/ 31/08/ Thay đổi Thay đổi
NHTM Nhà nước 2016 2017 tuyệt đối tương đối

137,143 147,699 10,556 8%

Ngân hàng Chính 10,696 10,696 0 0%
sách xã hội 196,758
101,801 206,629 9,871 5%
NHTM Cổ phần 18,808 112,074 10,273 10%
NH Liên doanh, 3,025
nước ngoài 3,379 21,336 2,528 13%
Cơng ty tài chính, 471,610
cho thuê 3,026 1 0%
Ngân hàng Hợp
tác xã 3,799 420 12%
Quỹ tín dụng
nhân dân 505,259 33,649 7%
Toàn hệ thống
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

II.2. Quản lý và sử dụng vốn
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống giai đoạn 8/2016 –
8/2017 suy giảm (7%) nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khung quy định là 9%,

đặc biệt giảm ở khối NHTM Cổ phần (9%) và các Cơng ty cho th tài chính
(9%), có tăng nhẹ ở khối NHTM Nhà nước (2%).

17 | P a g e

Biến đổi tương đối và tuyệt đối của “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu” 31/08/2017
so với cùng kỳ năm trước:

TCTD TỈ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU

31/08/ 31/08/ Thay đổi Thay đổi
2016 2017 tuyệt đối tương đối

NHTM Nhà nước 9.51 9.69 0 2%

Ngân hàng Chính 0
sách xã hội

NHTM Cổ phần 12.24 11.12 -1 -9%
NH Liên doanh, 33.85 32.17
nước ngoài 20.2 18.31 -2 -5%
Công ty tài chính, 30.31 27.9
cho thuê -2 -9%
Ngân hàng Hợp 106.1 99.19
tác xã -2 -8%
Quỹ tín dụng
nhân dân 0
Toàn hệ thống
-7 -7%


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong giai đoạn này toàn hệ
thống xu hướng giảm (13%) và chỉ có duy nhất khối Cơng ty cho thuê TC đạt
yêu cầu TT06/2016 là >= 40%, đặc biệt giảm mạnh ở khối NHTM Cổ phần và
Công ty cho thuê TC (19%).
Biến đổi tương đối và tuyệt đối của “Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài
hạn” 31/08/2017 so với cùng kỳ năm trước:

18 | P a g e

TCTD TỈ LỆ VỐN NGẮN HẠN CHO VAY
TRUNG,DÀI HẠN

31/08/ 31/08/ Thay đổi Thay đổi
2016 2017 tuyệt đối tương

NHTM Nhà nước 36.58 35.44 -1 -3%

Ngân hàng Chính 0
sách xã hội

NHTM Cổ phần 41.28 35.91 -5 -13%
NH Liên doanh, 54.59 -
nước ngoài 13.88 -10 -19%
Cơng ty tài chính, 146.33 44.46
cho thuê 22.66 9 63%
Ngân hàng Hợp
tác xã 138.5 0
Quỹ tín dụng

nhân dân -8 -5%
Toàn hệ thống

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 08/2017 cao, vượt khỏi
khung quy định là < 80%.
ĐVT: %

STT Loại hình TCTD Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn
vốn huy động (%)
1 NHTM Nhà nước
94,57

2 NHTM cổ phần 81,83

19 | P a g e

3 NH Liên doanh, nước ngoài 70,58
4 Cơng ty tài chính, cho th tài chính 230,88
5 Tổ chức tín dụng hợp tác 97,34
6 Toàn hệ thống 88,74
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng quý I và II/2017

NĂM 2017

Quý I Quý II


TỶ LỆ NỢ XẤU TRONG TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG 2,55 2,48
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

II.3. Dịch vụ thu phí
Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế trở nên phổ biến hơn từ khi nước

ta tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Thu hộ thuế, phí, lệ phí; Chi hộ, chi trả kiều hối cũng trở nên phổ biến hơn

trong những năm gần đây. Người dân có thể nộp thuế tại NHTM thay vì ra kho
bạc như trước đây tạo nên sự thuận tiện cho người dân cũng như gia tăng phần
nào nguồn vốn của NH mà lãi suất huy động là 0%.

Dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ATM trở nên cạnh tranh
hơn giữa các ngân hàng.

Dịch vụ nhận cất giữ và bảo quản các loại tài sản quý; Giấy tờ có giá trị
Kinh doanh mua ngoại tệ, vàng bạc đá quý còn hạn chế và chưa thực sự
phát triển mạnh mẽ ở hệ thống NHTM Việt Nam.
Tư vấn tài chính, tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu; môi giới đầu tư
chứng khốn; dịch vụ bảo hiểm có sự phát triển hơn nhưng tuy nhiên vẫn còn
hạn chế so với thị trường quốc tế.
Hiện nay các NHTM thường có xu hướng thu nhiều loại phí lên khách hàng
khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

III. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN

III.1. Huy động và phát triển nguồn vốn
III.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân


Như đã đề cập ở chương II, hiện nay tồn hệ thống NHTM nhìn chung có
xu hướng huy động tốt nguồn vốn, được biểu hiện ở các chỉ số Tài sản có, Vốn

20 | P a g e


×