Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tồn tại xã hội và Ý thức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.01 KB, 12 trang )

VẤN ĐỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

 Khái niệm tồn tại xã hội:
- Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- Tồn tại xã hội bao gồm 3 yếu tố chính là:
1, Phương thức sản xuất vật chất
2, Điều kiện tự nhiên- hoàn cảnh địa lý
3, Dân số và mật độ dân số…

Trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

 Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội,
bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình
cảm, tâm trạng, truyền thống … của cộng đồng xã
hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định
- Ý thức xã hội mang tính giai cấp: Trong xã hội có giai
cấp, các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật
chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị xã
hội của mỗi giai cấp quy định, do đó, ý thức xã hội
của các giai cấp có nội dung và hình thức phát triển
khác nhau hoặc đối lập nhau

 Phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân:


Ý thức cá nhân là ý thức của từng con người cụ thể trong xã hội.
Ý thức cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội ở mức độ khác nhau
nên nó phải mang tính xã hội. Song ý thức cá nhân khơng phải
bao giờ cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến
của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội.

VD: Truyền thống của dân tộc Việt Nam là yêu nước, đồn kết
chống giặc ngoại xâm, song cũng có những kẻ phản bội tổ
quốc, bán nước cầu vinh.

Nhìn chung, ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối
liên hệ hữu cơ, biện chứng thâm nhập vào nhau, làm phong phú
nhau.

+ Kết cấu của ý thức xã hội:

Có hai cách phân loại:

• Theo trình độ phản ánh, có thể phân ý thức xã hội thành:

+Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con
người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa
được hệ thống hoá, khái quát hoá.

VD: Kinh nghiệm dự báo thời tiết: “Chớp đơng nhay nháy, gà gáy thì
mưa”; “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” …

+ Ý thức lý luận là tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm
trù, quy luật.


VD: Triết học Mác- Lênin

Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động cuộc sống, tuy ở trình độ
thấp song có thể là tiền đề quan trọng cho ý thức lý luận. Trái lại, ý thức lý luận
khoa học có khả năng phản ánh chính xác, sâu sắc về hiện thực khách quan lại
góp phần nâng tầm của nhận thức xã hội thơng thường.

• Từ góc độ nội dung phản ánh:

+ Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập
qn … của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành
dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống
đó.

VD: Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

+ Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những
quan điểm, tư tưởng, kết quả của sự khái quát hoá những kinh nghiệm của xã
hội.

VD: Hệ tư tưởng phong kiến; hệ tư tưởng tư sản; hệ tư tưởng vô sản …

2. Mối quan hệ giữa TTXH và YTXH

 Vai trò quyết định cuả tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội
- Chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc của ý thức, tư
tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, xem tinh thần,


tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội
quyết định sự phát triển xã hội.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác và F. Ăng ghen
chứng minh rằng, đời sống tinh thần hình thành và
phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, vì vậy phải
tìm nguồn gốc tư tưởng trong hiện thực vật chất.

+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự
phản ánh của tồn tại hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.

+ Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì những tư tưởng lý luận xã
hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, văn hố, nghệ thuật… sớm muộn sẽ biến đổi theo. Vì vậy,
trong những thời kỳ lịch sử khác nhau có những quan điểm, tư
tưởng khác nhau, do sự khác nhau của điều kiện vật chất quyết
định.

VD1: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đời sống vật chất
thấp kém, con người phải sống chung, làm chung, ăn chung để
bảo vệ nhau trước sự tấn công của thú dữ, thiên tai. Bao trùm
lên tất cả là tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, cộng đồng, tình
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng khi lực lượng sản xuất
phát triển kéo theo sự xuất hiện của chế độ tư hữu và phân chia
giai cấp thì ý thức tập thể cộng đồng tan rã, nhường chỗ cho
chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.

Lưu ý: Không phải lúc nào tồn tại xã hội cũng quyết định ý thức
xã hội một cách giản đơn, trực tiếp mà thường qua những khâu
trung gian. Nhiều khi phải xét cho đến cùng mới thấy được mối
quan hệ kinh tế được phản ánh trong ý thức xã hội.


 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Nhiều khi xã hội cũ đã mất đi song ý thức xã hội do nó sinh ra
và vẫn tồn tại dai dẳng. Sự lạc hậu của ý thức xã hội thể hiện
đặc biệt rõ nét trong lĩnh vực tâm lý xã hội (truyền thống, thói
quen, tập quán …)

VD: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, lối sống ăn bám, lười lao
động, tệ nạn tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền …

•Nguyên nhân:

+ Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên biến đổi sau
sự biến đổi cuả tồn tại XH. Mặt khác, do tác động ttrực tiếp,
mạnh mẽ của hoạt động thực tiễn nên tồn tại xã hội thường
biến đổi với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp
và trở nên lạc hậu.

+ Do sức mạnh của thói quen, tập quán và tính lạc hậu, bảo thủ
cuả một số hình thái ý thức xã hội.

VD: Tơn giáo hình thành từ thời cộng sản nguyên thuỷ nhưng
tới nay vẫn không mất đi mà thậm chí cịn sống dậy mạnh mẽ
hơn ở một số nơi trên thế giới.

+ Các lực lượng xã hội phản động thường lưu giữ và truyền bá
những tư tưởng lạc hậu nhằm chống lại các lực lượng xã hội

tiến bộ

+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc
biệt là tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự
báo tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực
tiễn.

VD: Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân, ra đời vào thế kỷ XIX song đã dự báo về sự ra đời của xã
hội cộng sản từ việc phân tích những mâu thuẫn trong lịng xã
hội tư bản hiện tại. Học thuyết này trang bị cho giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động vũ khí lý luận để làm cuộc cách
mạng vơ sản giải phóng mình và giải phóng nhân loại khỏi mọi
áp bức, bóc lột.

Mặc dù vượt trước tồn tại xã hội song xét cho đến cùng nó vẫn
chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tư tưởng tiên tiến khơng
thốt ly tồn tại xã hội mà phản ánh chính xác, sâu sắc những
quy luật phát triển của tồn tại xã hội.

+ Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

- Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không ra đời
trên mảnh đất trống không mà trên cơ sở những di sản
tình thần của thời đại trước.

VD: Chủ nghĩa Mác- Lênin kế thừa và phát huy những tinh hoa
tư tưởng của loài người mà trực tiếp là triết học cổ điển Đức,

kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa tinh hoa văn hố phương
Đông (Nho, Phật, Lão) và phương Tây (chủ nghĩa Mác)

- Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa của ý thức xã hội cũng
mang tính giai cấp. Những giai cấp khác nhau kế thừa
những nội dung khác nhau của ý thức xã hội thời đại trước,
tuỳ theo góc độ lợi ích của từng giai cấp. Giai cấp tiên tiến
tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ. Ngược lại,
giai cấp phản động lại tiếp thu, khôi phục những tư tưởng
lý thuyết phản động của xã hội trước.

VD1: Khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến, giai cấp tư
sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và nhân bản thời cổ
đại. Trong giai đoạn khủng khoảng, giai cấp tư sản lại tìm cách
khơi phục chủ nghĩa duy tâm, tơn giáo.

+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội

Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một mặt, một khía cạnh
hiện thực song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, có sự
tác động qua lại với nhau.

VD: Chính trị, pháp quyền, tơn giáo, đạo đức có quan hệ chặt
chẽ với nhau.

Ở mỗi thời đại, tuỳ theo những hồn cảnh lịch sử cụ thể mà có
một hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và tác

động mạnh mẽ tới các hình thái ý thức xã hội khác.

VD: Trong giai đoạn hiện nay, ý thức chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam giữ vai trò định hướng cho các hoạt động tư tưởng
như: triết học, văn học, nghệ thuật …

+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai chiều
hướng:

- Ý thức xã hội tiên tiến, phản ánh đúng hiện thực khách
quan sẽ thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển.

VD: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi
mới của Đảng Cộng sản Việt Nam …

- Ý thức xã hội lạc hậu, phản động, phản ánh sai lệch hiện
thực khách quan sẽ kìm hãm (tạm thời) sự phát triển của
hiện thực khách quan.

VD: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tập quán cưới xin, ma chay
với những hủ tục rườm rà …

• Điều kiện:

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội
phụ thuộc vào:

+ Tính chất các mối quan hệ kinh tế trên đó nảy sinh tư tưởng


+ Vai trị lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng đó

+ Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu
phát triển xã hội.

+ Mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng

3.Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên phải tìm nguồn
gốc của ý thức lý luận, tư tưởng từ trong hiện thực vật chất.
Muốn thay đổi tư tưởng phải thay đổi hoàn cảnh vật chất-
nguồn gốc của hệ tư tưởng đó.

- Vì ý thức xã hội có tính độc lập tương đối nên chúng ta phải:

+ Thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh
chống lại những tư tưởng phản động, bảo thủ, lạc hậu. Đó là
một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp, nhiều khi
phải trả giá, địi hỏi phải kiên trì, dũng cảm, kiên quyết, khơn
khéo.

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa, do đó muốn giải thích một tư
tưởng nào đó khơng chỉ dựa vào quan hệ kinh tế hiện có mà
cịn phải chú ý tới các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.
Tính chất kế thừa của tư tưởng là một trong những nguyên

nhân nói rõ vì sao một nước phát triển kém về kinh tế nhưng tư
tưởng lại ở trình độ cao.


VD: Nước Đức thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế nhưng lại phát triển
rực rỡ về triết học.

+ Phải biết kế thừa có phê phán những di sản tinh thần của quá
khứ. Ở nước ta hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường và
mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới để làm giàu
đẹp thêm bản sắc văn hố Việt Nam.

+ Khi nghiên cứu một hình thái ý thức xã hội nào đó, phải chú ý
tới sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội khác.

+ Cần phát huy vai trò của ý thức tiên tiến (truyền thống yêu
nước, tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh…), đấu tranh chống ý thức xã hội phản động, bảo thủ
(những hủ tục rườm rà, “diễn biến hồ bình” trên mặt trận tư
tưởng của thế lực phản động…)

II. LIÊN HỆ THỰC TẾ: VẤN ĐỀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ
HỘI

1. THỰC TRẠNG
- Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những

giá trị đạo đức: Sống buông thả không phép tắc kỉ cương,
khơng hề suy nghĩ đến những việc mình làm, hậu quả đến
lại gánh chịu khơng nổi.

- Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng tăng, lôi
kéo bè cánh để đánh nhau, thậm chí hành hung cả thầy cơ
giáo rồi con giết cha, anh giết em,…
- Tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt hiện tượng nữ sinh
đánh nhau cũng có xu hướng gia tăng.
- Tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân
ngày càng tăng cao. Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo
ngại: khoảng 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm ở độ tuổi
15-19.
- Đạo đức học đường cũng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại,
từ bạo lực học đường, hành xử thiếu văn hóa đến gian lận,

dối trá trong thi cử, bệnh thành tích, lối sống thiếu lý
tưởng, hoài bão, thiếu ý chí phấn đấu. Trong gia đình thì
bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ ly hôn ngày
càng cao, cha mẹ ít quan tâm giáo dục đạo đức cho con
cái, chỉ chăm lo phát triển vật chất và trí tuệ, nhiều gia
đình khơng cịn là tổ ấm, tế bào lành mạnh của xã hội. Đặc
biệt, sự suy thối về đạo đức, tha hóa về nhân cách của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, qua tổng kết
của các kỳ Đại hội Đảng ngày càng phát triển với ba cái
hơn: “phổ biến hơn”, “tinh vi hơn”, “nghiêm trọng hơn”.
Các phương tiện thông tin đại chúng đã phải dùng nhiều
“hắc từ” để chỉ hiện tượng đó như: “quốc nạn”, “vấn nạn”,
“giặc nội xâm”, “bệnh làm nghèo” đất nước...

2. NGUYÊN NHÂN

• Nguyên nhân chủ quan:


- Nguyên nhân bản thân:

+ Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi, đặc biệt là
các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức.

+ Hiểu sai về định nghĩa tự do, tự do không phải là làm những
gì mình thích, tự do là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của
mình và người khác.

• Ngun nhân khách quan:

- Nguyên nhân từ gia đình:

+ Cha mẹ đều bận rộn kiếm tiền, khơng có thời gian chăm sóc
con cái.

+ Chăm sóc con cái trong suy nghĩ của cha mẹ, chỉ là có tiền
cho con đi học, học ở trường lớp, đi học thêm, học thêm các
môn học, kĩ năng khác như học đàn, học võ, học vẽ,…

+ Khi con cái mắc lỗi sai, bị điểm kém, thay vì khuyên bảo thì
cha mẹ lại quở trách và la mắng, thậm chí cịn chì chiết và
đánh đập.

+ Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm
sự vào ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó

gần. Một số khác sẽ tụ tập với những người “cùng tâm trạng”
để sống bất cần đời.


- Nguyên nhân từ nhà trường:

+ Nhà trường hiện nay chỉ đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực
để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nển kinh tế”. Vậy nên việc
giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho học sinh gần như bị
bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Điển hình như việc mơn Giáo
dục cơng dân ở cấp Hai, cấp Ba bị coi là môn phụ nên khơng
được đặt trọng tâm vào dạy học.

+ Trong khi đó, vai trò của nhà trường còn là truyền tải những
giá trị, chuẩn mực xã hội để họ trở thành những con người tồn
diện, biết sống và biết tơn trọng người khác.

+ Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ của
giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là
do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện
nay.

- Nguyên nhân từ xã hội:

+ Cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày nay càng
hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại bao
nhiêu thì dường như con người càng làm nơ lệ cho nhiều thứ
chán nản, thất vọng. Khi đó họ tìm đến các chất gây nghiện,
chất kích thích.

+ Giới trẻ ngày nay còn phải chạy theo những giá trị vật chất,
những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái, tiện nghi
hơn. Vậy nên, họ khơng có thời gian để thưởng thức những giá
trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần.


3. BẰNG CHỨNG THỰC TẾ
- Rất nhiều bạn trẻ dần không coi trọng giá trị đạo đức, có

thể chỉ một xô xát nhỏ trên đường, một lời nói, một cái
nhìn khơng được người đối diện hài lịng cũng có thể dẫn
đến cãi vã, xô xát, dẫn tới đánh nhau nghiêm trọng, gây
thương tích.
- Gương tốt thì các bạn có lẽ khơng thích học hỏi nhưng
hành động phản cảm lại được nhiều người để tâm và cổ
xúy theo

+ VD: vụ án xét xử Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng với câu nói”
khơng làm mà địi có ăn thì…, hiện tượng lợi dụng cổ vũ bóng
đá để tổ chức đua xe, khỏa than trên đường để ăn mừng chiến
thắng…

+VD: nghiêm trọng hơn là những video phản cảm, những tiêu
đề nội dung suy thoái đạo đức như khiêu dâm, miệt thị, mà giới
trẻ vẫn hùa theo, biến nó trở thành trào lưu. Đặc biệt mới đây
một tiktoker đã đăng tải những video miệt thị mang tính từ
thiện giúp đỡ người khó khan, thường nhận được sự quan tâm
của CĐM, có lẽ tiktoker này đã lợi dụng nó để tìm cách tăng
lượt xem. (Chiếu vid mấy giây đầu) => Tiktoker sử dụng những
câu nói khiến người nghe khó chịu, tuy là hđ giúp đỡ nhưng thái
độ và cách nói chuyện là thiếu tôn trọng, tư duy lệch lạc thể
hiện sự suy đồi đạo đức trầm trọng ảnh hưởng tới suy nghĩ của
giới trẻ, làm xấu đi bộ mặt xã hội

- Những chiêu trị bẩn, bình luận tiêu cực, miệt thị, “tay

nhanh hơn não” , dung từ ngữ tục tĩu, tiếng lóng, đăng các
thông tin sai sự thật, tệ nạn xã hội, hoạt động mại dâm,
những thứ này giờ đây tràn lan trên MXH phá hoại thuần
phong mỹ tục, đạo đức

+ Giới trẻ bị ảnh hưởng quá nhiều từ nhiều khía cạnh, họ hay tự
cho mình là đúng, nhất là hay có căn bệnh ảo tưởng sức mạnh,
nghĩ rằng mình có năng lực giải quyết tất cả, mình có quyền
làm theo ý mình, khơng quan tâm tới vđề đạo đức,

+ Từ mâu thuẫn cỏn con, khơng đáng có mà tình cảm bạn bè
tan nát, người chết kẻ phải vào trại giam. Theo công an H. Phú
Ninh (Quảng Nam), xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng, nạn nhân
là Lê Vũ Toàn (20t), chêt tại chỗ vì bị người bạn lâu năm là Tơ
Văn Tín (19t) dung dao đâm nhiều nhát. Nhiều nhân chứng cho
biết Tồn lẫn Tín cũng ăn ốc gạo nhưng chỉ vì tranh nhau một
chiếc ghế ngồi ăn ốc mà lao vào ẩu đả. Tín ơm hận vào người,
rút dao thủ sẵn đâm liên tiếp khiễn Toàn tử vong ngay sau đó.

+ Vụ việc sinh viên HVNH bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm,
Hồng Tuấn An (sn2002) nảy sinh bực tức, dung dao sát hại
bạn gái là Hoàng Thị Ngọc Hà (nữ sinh HVNH). Đầu năm 2021,
gđ chị Hà ngăn cấm, không cho 2 người yêu nhau, cùng tgian

An và chị Hà thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã => An nảy sinh ý
định giết chết chị H

Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc thực tế về suy thoái
đạo đức đặc biệt nghiêm trọng ở giới trẻ, cần phải xem xét và
suy ngẫm.


4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
- Công cuộc giáo dục đạo đức trong nhà trường cần đổi mới

cho hiệu quả, chú trọng đúng mức đến việc “dạy người”,
giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức công dân.
- Phát huy vai trị của gia đình trong việc hình thành, nuôi
dưỡng, rèn giũa đạo đức cá nhân. Gia đình là chiếc nơi
quan trọng tạo dựng nhân cách con người, là tế bào của
xã hội. Đạo đức của gia đình tốt thì đạo đức của tồn xã
hội mới tốt
- Đổi mới nội dung, cách thức, phương pháp giáo dục đạo
đức. Việc giáo dục đạo đức phải sinh động, hiệu quả,
không là những điều cao siêu, giáo điều, xa rời thực tế, mà
là những gì gắn bó mật thiết với cuộc sống hôm nay. Bên
cạnh việc giáo dục về tình cảm đạo đức, ý thức đạo đức
cần đồng thời rèn luyện các hành vi đạo đức, thực hành
đạo đức ngay trong đời sống thực tại.
- Nêu cao vai trị của truyền thơng đại chúng trong việc
tuyên truyền, giáo dục các khuôn mẫu đạo đức. Các
phương tiện truyền thông phải phát huy tối đa vai trò
“quyền lực thứ tư” trong sự nghiệp xây dựng đạo đức xã
hội và đạo đức cá nhân.

Tình trạng xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay rất đáng báo
động và việc ngăn chặn, đẩy lùi đang đặt ra cấp thiết. Do vậy,
xây dựng đạo đức, chống xuống cấp đạo đức đặc biệt là giới trẻ
trong xã hội hiện nay là công việc khó khăn, lâu dài, phức tạp,
địi hỏi sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và tồn
xã hội.




×