Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2019 – 2021 thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.17 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VĨ MÔ 1

Đề tài: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021:
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ninh Thị Hồng Lan
Nhóm thảo luận: Nhóm 1
Lớp học phần: 2217MAEC0111

Hà Nội – 2022

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT...........................................2

1.1 KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT......................................................................................2

1.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT.............................................................................................2

1.3 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT.............................................................................................3
1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng.......................................................................................3
1.3.2 Chỉ số giá sản xuất........................................................................................4
1.3.3 Chỉ số giá điều chỉnh.....................................................................................4

1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT...............................................................5
1.4.1 Lạm phát cầu kéo..........................................................................................5
1.4.2 Lạm phát chi phí đẩy.....................................................................................5
1.4.3 Lạm phát dự kiến...........................................................................................6


1.4.4 Lạm phát tiền tệ.............................................................................................7

1.5 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT...................................................................................7
1.5.1 Tác động tích cực..........................................................................................7
1.5.2 Tác động tiêu cực..........................................................................................8

1.6 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT...................................................................11
1.6.1 Giải pháp từ phía cầu..................................................................................11
1.6.2 Giải pháp từ phía cung................................................................................12
1.6.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác.......................................................................13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 14

2.1 BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 14
2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2019 – 2021........................................14

2.2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021...........19

2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021.......25

2.4....ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 –
2021.....................................................................................................................................................28

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN
2019 – 2021.................................................................................................................................29

3.1....TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 –
2021.....................................................................................................................................................30

3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2022.........................................................30


3.2....NHỮNG NGUY CƠ GÂY LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 –
2021.....................................................................................................................................................34

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2019 – 2021............................................................................................................................34

KẾT LUẬN......................................................................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................38

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển lớn mạnh nhưng
song song với nó cũng tồn tại những vấn đề nổi cộm đáng quan tâm, điển hình như vấn đề về
lạm phát.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường và là một trong những
vấn đề nhạy cảm của các quốc gia. Lạm phát là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá trình độ
kinh tế phát triển của một quốc gia, song đó cũng chính là nguyên nhân gây trở ngại trong công
cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm bởi ảnh hưởng của nó
đến với tồn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội và đặc biệt là giới lao động. Sau hơn
một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao và nó đã và
đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế. Nó như một căn bệnh kinh
niên của nền kinh tế thị trường, là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời
gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển ngày càng
lớn mạnh của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp thì việc
nghiên cứu các vấn đề về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp kìm hãm sự lạm
phát có ý nghĩa vơ cùng to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước ta.
Vì vậy, nhóm 1 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2019 - 2021: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” để có thể nghiên cứu sâu hơn về lạm

phát ở Việt Nam và qua đó có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong
thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài thảo luận của chúng em sẽ khó tránh khỏi những thiếu
sót, chúng em rất mong sẽ nhận được lời góp ý của cơ. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT

1.1 KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT

Lạm phát được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế.Tuy
nhiên, mỗi người lại đưa ra khái niệm về lạm phát khác nhau theo quan điểm, phương hướng
nghiên cứu của mình. Và một định nghĩa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát được định nghĩa là sự
tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian”

1.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
1.2.1 Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số. Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới
10%.

Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra khơng có tác động đến nền kinh tế. Những kế
hoạch dự đoán tương đối ổn định khơng bị xáo trộn. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng
chậm, lãi suất tiền gửi không cao, khơng xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số
lượng lớn,…

1.2.2 Lạm phát phi mã


Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát này có
tỷ lệ lạm phát 10%, 20% và lên đến 200%.

Ở mức hai con số thấp: 11%, 12%... các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế
vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả
chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa. Lúc
này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức
lãi suất bình thường.

Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động
tiêu cực của nó khơng nhỏ. Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe dọa đối với sự ổn định
của nền kinh tế.

1.2.3 Siêu lạm phát

5

Đây là tình trạng phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm
phát trên 200%.

Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người,
tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực
tế của người lao động giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thơng tin khơng cịn chính xác,
các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn,
mất phương hướng.

Nếu ở trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết. Hiện tượng
này khơng phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử.
1.3 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT


Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các
nhà thống kê kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát, phản ánh tỷ lệ tăng lên hay giảm
bớt đi của mức số giá chung thời kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Cơng thức tính như sau:

( ) gp= Iρ ×100 (%)
Ι ρ−1

Trong đó:
 Ι ρ: Chỉ số giá chung của thời kỳ nghiên cứu;
 Ι ρ−1: Chỉ số giá chung của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh;
 gp: Tỷ lệ lạm phát của thời kỳ nghiên cứu (có thể là tháng, quý hoặc năm).

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất tỷ lệ lạm phát, vì giá trị của nó biểu hiện
qua các chỉ số phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như
phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số
lạm phát bao gồm:
1.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng

Là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất, đo giá cả của một sự lựa chọn các
hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”.

6

Chú ý: Trong khi tính tốn thì phải chọn 1 số nhóm hàng tiêu dùng mang tính chất đại
diện từ đó khảo sát biến động giá.

CPIt= ∑ Pit Qi0 0 0 ×100
∑ Pi Qi


Trong đó:
 CPIt: Là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t;
 i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
 Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;
 Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;
 t: biểu thị cho thời kỳ tính tốn (hiện hành);
 t=0: được giả định là năm cơ sở.
1.3.2 Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được khơng tính đến giá bổ
sung qua các đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế
có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất khơng bằng với những gì
người tiêu dùng đã thanh toán.

PPI= ∑ Pit Qi0 0 0 × 100
∑ Pi Qi

Trong đó:
 PPI: là chỉ số giá sản xuất thời kì t;
 i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);
 Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;
 Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;
 t: biểu thị cho thời kỳ tính tốn (hiện hành);
 t=0: được giả định là năm cơ sở.
1.3.3 Chỉ số giá điều chỉnh

7

Chỉ số này cho biết sự thay đổi của giá hàng hóa, dịch vụ thời kỳ nghiên cứu so với giá
hàng hóa, dịch vụ thời kỳ gốc nên có thể dùng để tính tỷ lệ lạm phát.


Dt GDPnt GDP= t × 100= ∑ Pit Qit 0 t × 100
GDP r ∑ Pi Qi

Trong đó:

 i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1,2,3...n);

 Qi: biểu thị cho sản lượng từng mặt hàng i;

 Pi: biểu thị cho giá của từng mặt hàng i;

 t: biểu thị cho thời kỳ tính tốn (hiện hành);

 t=0: được giả định là năm cơ sở.

1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
1.4.1 Lạm phát cầu kéo

Lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu gia tăng khiến cho tổng cầu
tăng. Tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho sản lượng tăng và mức giá chung tăng lên gây ra
lạm phát, điều này đặc biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên

Tổng cầu tăng do một số nguyên nhân cụ thể như:

 Tăng cung ứng tiền tệ;

 Sự tăng lên đột biến trong cầu tiêu dùng của hộ gia đình;

 Sự tăng lên trong đầu tư;


 Sự tăng lên trong chi tiêu Chính phủ;

 Sự tăng lên trịn xuất khẩu rịng.

Hình 1.1. Lạm phát cầu kéo

8

1.4.2 Lạm phát chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền

kinh tế. Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản như xăng, dầu,
điện, sự gia tăng của tiền lương danh nghĩa,... là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, tổng
cung trong ngắn hạn giảm.

Các nhân tố làm tăng chi phí:
 Áp lực từ cơng đồn, chính sách điều chỉnh lương của chính phủ;
 Doanh nghiệp có quyền lực thị trường muốn tăng lợi nhuận;
 Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng;
 Sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên;
 Các tác nhân bên ngoài như: Khủng hoảng về nguyên liệu, vật liệu chính như dầu mỏ,

sắt thép...
Hình 1.2. Lạm phát chi phí đẩy

9

1.4.3 Lạm phát dự kiến
Lạm phát dự kiến còn được gọi là lạm phát ỳ, lạm phát quán tính. Lạm phát dự kiến là tỷ


lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ lạm
phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay thỏa thuận khác. Lạm phát dự
kiến sẽ giữ ổn định nếu như khơng có các cú sốc làm thay đổi tổng cung hay tổng cầu.

Hình 1.3. Lạm phát dự kiến

1.4.4 Lạm phát tiền tệ

10

Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát về cơ bản là do lượng
cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây mất cân đối giữa cung và cầu tiền. Cung tiền tăng
làm cho sức mua của đồng tiền giảm hay đồng tiền bị mất giá.

Khi giả định tốc độ lưu thơng tiền tệ khơng đổi, phương trình số lượng phản ánh mối
quan hệ giữa lượng tiền cung ứng và GDP danh nghĩa được biểu diễn như sau:

M.V = P.V

Trong đó:

 M: là lượng cung tiền danh nghĩa;

 V : là tốc độ lưu thông tiền tệ;

 P: là chỉ số giá;

 Y: là sản lượng thực.


Với giả thuyết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh
nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra.

1.5 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
1.5.1 Tác động tích cực

Khi lạm phát xảy ra cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Khi
tốc độ lạm phát diễn ra ở mức vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các
nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế quốc gia.

 Tác động đến doanh nghiệp: Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng
hóa, sản xuất được mở rộng dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu.

 Tác động đến người dân:

o Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

o Khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa cung ứng trên thị
trường, sản xuất mở rộng sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập của
người dân.

 Tác động đến Chính phủ: Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các cơng cụ
kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên. Tuy nhiên, đây là cơng việc khó và
đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

11

1.5.2 Tác động tiêu cực

Trên thế giới, việc lạm phát của quốc gia xảy ra cao và thường xuyên thì sẽ mang lại

những ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một
quốc gia.

a. Tác động đến sản lượng:

Khi giá cả tăng, sản lượng quốc gia cũng vậy, có thể tăng, giảm hoặc đôi khi không thay
đổi.

 Nếu lạm phát do cầu gây ra, sản lượng có thể tăng lên, nhưng mức độ gia tăng phụ thuộc
vào độ dốc của đường cung.

 Nếu lạm phát do cung thì sản lượng giảm, giá cả tăng và nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ
lạm phát đình trệ. Sản lượng giảm bao nhiêu phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu.

b. Tác động đến phân phối thu nhập và của cải:

Thứ nhất, đối với người cho vay và người đi vay: Khi nền kinh tế có lạm phát thì mối
quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được xem xét theo lãi suất thực:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến khi đó thu nhập được chuyển từ
người đi vay sang người cho và ngược lại. Mức độ phân phối thu nhập cũng phụ thuộc vào sự
chênh lệch giữa 2 loại lạm phát này.

 Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế đúng bằng mức đã dự kiến thì khơng có khơng có sự phân
phối lại thu nhập, cả người cho vay lẫn người vay đều không được lợi hơn mà cũng
không bị thiệt hơn.

 Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ

nhỏ hơn lãi suất mà người cho vay nhận được, người vay sẽ được hưởng lợi, người cho
vay bị thiệt.

 Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ
lớn hơn lãi suất thực dự kiến, người cho vay sẽ hưởng lợi và người vay sẽ bị thiệt.

Để tránh hiện tượng phân phối lại thu nhập, có thể cho vay theo lãi suất thả nổi:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát

12

Thứ hai, đối với người lao động và người thuê lao động:

 Nếu tiền lương được chỉ số hóa theo giá cả, nghĩa là giá tăng bao nhiêu thì tiền lương
cũng tăng bấy nhiêu thì khơng có phân phối lại thu nhập.

 Nếu tốc độ tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ lạm phát thì người hưởng lương sẽ bị thiệt, người
trả lương sẽ được lợi và ngược lại.

Thứ ba, đối với người mua và người bán tài sản tài chính:

Các loại tài sản tài chính như: Trái phiếu Chính phủ, chứng khốn của cơng ty... đa số có
mức lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, trước khi có lạm phát xảy ra, nếu ta mua chúng thì
sau lạm phát sẽ bị thiệt hại. Phần thiệt hại đó cũng chính là phần lợi của người bán.

Thứ tư, đối với người mua và người bán tài sản thực:

Nếu lạm phát xảy ra: Người mua tài sản hiện vật sẽ hưởng lợi, người bán sẽ bị thiệt,
phần thiết của người bán sẽ trở thành phần lợi của người mua.


Thứ năm, đối với các doanh nghiệp với nhau:

Do khi lạm phát xảy ra, tỷ lệ tăng giá của các mặt hàng không giống nhau, vì vậy, doanh
nghiệp nào sản xuất và tồn kho các mặt hàng có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt, phần lợi sẽ
thuộc về các doanh nghiệp có loại mặt hàng tăng giá nhanh.

Thứ sáu, đối với Chính phủ và dân chúng:

Trong đa số các trường hợp có lạm phát thì Chính phủ thường được lợi, dân chúng bị
thiệt do:

 Chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính, món nợ này thường khơng nhỏ.

 Các khoản chi trả lương, trợ cấp hưu trí,.. thường cố định trong thời gian dài, hoặc thay
đổi rất chậm so với tốc độ tăng trưởng của giá.

 Các loại thuế lũy tiến như thuế thu nhập sẽ tăng lên nhanh chóng vì lạm phát đã đẩy thu
nhập của dân chúng lên mức cao ( về mặt danh nghĩa) hoặc phải chịu mức thuế suất cao
hơn, trong khi đó mức thu nhập cao hơn có lúc bù đắp cho sự tăng giá.

c. Tác động đến cơ cấu kinh tế

Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa khơng thay đổi
theo cùng tỷ lệ. Giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm tăng

13

sản lượng thực của ngành, đồng thời lúc đó, sản lượng ngành khác cũng có thể giảm xuống.
Kết quả là lạm phát làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế. Kết quả tương tự xảy ra với cơ cấu

thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.

d. Tác động đến hiệu quả kinh tế

Khi lạm phát xảy ra càng cao, thông thường khiến cho hiệu quả kinh tế càng suy giảm.
Cụ thể là, lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá, do giá là tín hiệu quan trọng giúp người mua
(người bán) có quyết định tối ưu.

Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho mọi người không kịp nhận
biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi như thế nào, do đó, các quyết định mua bán
hàng hóa như lựa chọn mặt hàng, sản lượng... khơng cịn đúng với quyết định tối ưu.

Mặt khác, lạm phát còn khiến cho cơ cấu đầu tư bị biến dạng, suy yếu thị trường vốn,
làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ hay phát sinh chi phí điều
chỉnh giá,... khiến cho hiệu quả của nền kinh tế bị suy giảm.

e. Các tác động khác

 Tác động đến thu nhập thực tế:

Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi sẽ làm cho thu nhập thực
tế của người lao động giảm xuống.

Do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa nên
ngoài làm giảm giá trị thực của những tài sản khơng có lãi thì lạm phát còn làm hao mòn giá trị
của những tài sản có lãi như thu nhập từ những khoản lãi, khoản lợi tức.

Khi đó thu nhập thực tế của người dân sẽ bị giảm xuống và dẫn đến suy thoái kinh tế, tỷ

lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động trở nên khó khăn sẽ làm giảm lịng tin của
người dân vào Chính phủ

 Tác động đến nợ quốc gia:

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng
những khoản nợ nước ngồi sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bởi vì lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng
và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngồi tính trên các
khoản nợ.

14

Như vậy, khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ
vừa phải thì nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.6 GIẢI PHÁP KIỂM SỐT LẠM PHÁT
1.6.1 Giải pháp từ phía cầu

Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu.
a. Giải pháp về chính sách tài khóa

Trong nhiều trường hợp ngân sách nhà nước bi ̣thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm
phát, do đó giải quyết được vấn đề này thì tiền tê ̣sẽ được ổn định, lạm phát sẽ được kiềm chế.
Khi lạm phát tăng cao, nhà nước có thể thực hiện các giải pháp như sau:

 Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách, cắt giảm những khoản chi tiêu công chưa cấp
bách.

 Tăng thuế trực thu, đặc biệt là đối với những cá nhân doanh nghiệp có thu nhập cao,
chống thất thu thuế.


 Kiểm soát các chương trình tín dụng của nhà nước.
 Vay nợ trong nước và nước ngoài.
b. Giải pháp thắt chặt tiền tệ

Nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng.
Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh
tốn của xã hội. Mục tiêu là giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, siết chặt cung tiền tê ̣bằng
nhiều biện pháp khác nhau:

 Đóng băng tiền tê:̣ Ngân hàng trung ương thắt chăṭ các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp
vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng,..Nhằm giảm bớt hay
không cho lượng tiền tăng thêm trong lưu thông. Hoặc áp dụng chính sách giới hạn tăng
trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

 Nâng lãi suất:
o Lãi suất tiền gửi tăng, đăc̣ biêṭ là tiền gửi tiết kiêṃ có tác dụng thu hút tiền mặt của
dân cư và doanh nghiêp̣ vào ngân hàng.

15

o Lãi suất cho vay tăng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng
trung gian.

o Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu
dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng.

o Nâng cao tỷ lê ̣dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng taọ tiền của các ngân hàng
thương mại .

c. Một số chính sách khác


 Ngồi việc có thể sử dụng cùng lúc cả hai chính sách tài khóa thu hẹp và tiền tệ thu hẹp,
chúng ta cũng có thể bổ sung hỗ trợ thơng qua chính sách thu nhập bằng cách kiểm soát
giá và lương.Các biện pháp này thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu AD
dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm.

 Ngoài ra khi lạm phát ở mức khơng thể kiểm sốt được thì đổi loại tiền là biện pháp cuối
cùng.

1.6.2 Giải pháp từ phía cung
a. Giải pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá

 Đầu tiên phải có sự cam kết của những người đứng đầu các tổ chức công đoàn chấp
nhận đóng băng lương vì tăng lương khơng giúp ích gì cho giới đồng lương cố định,
thường thì sau tăng lương thì giá cả các mặt hàng đều tăng. Mặt khác, đại diện các hiệp
hội các chủ doanh nghiệp cũng phải cam kết đóng băng giá. Thiết lập được thỏa thuận
như vậy là một yếu tố rất quan trọng trong tiến trình kiềm chế lạm phát. Chính sách
kiểm soát giá cả phải được tiến hành đồng thời với cơ chế tiền lương nhằm hạn chế sự
biến động của tiền lương thực tế.

b. Giải pháp kiềm chế giá cả

 Nhập hàng hóa của nước ngồi để bở sung cho khối lượng hàng hóa trong nước tạo ra sự
cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Đây là giải pháp tình thế và tác động tức thời nhằm
chặn đứng sự khan hiếm hàng hóa và góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy
nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ
quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong
nước.

16


 Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng,
ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó taọ tâm lí ổn định các măṭ hàng khác.

 Quản lí thị trường, chớng đầu cơ tích trữ.
 Đối với lạm phát chi phí đẩy: Chính phủ có thể đưa ra một số chính sách như chính sách

cắt giảm một số loại thuế nhằm kích thích sản xuất hoặc giảm bớt chi phí, chính sách
kiểm soát lượng (khơng cho lương tăng nhanh để giữ cho chi phí sản xuất tăng chậm
hơn giá)
 Đối với lạm phát xảy ra do giảm năng lực sản xuất giảm: Chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa khoa học cơng nghệ, áp dụng
công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến quản lý...
c. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn
 Nếu cạnh tranh được nâng lên mức đô ̣hoàn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống.
Ngoài ra, cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kĩ thuật cải tiến quản lí và do
đó sẽ giảm đươc̣chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.
1.6.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp
- Dùng lạm phát để chống laṃ phát

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2019 – 2021

2.1 BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2019 – 2021

17

a. Năm 2019


 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung khiến
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu 2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009.

 Trong báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook), IMF đã hạ
dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 về 3%, từ mức 3,2% đưa ra vào khoảng giữa
năm 2019, mức thấp nhất trong một thập kỷ qua. Nguyên nhân cho sự cắt giảm triển
vọng này chính là xung đột thương mại.

 Hầu hết các nền kinh tế năm 2019 trên thế giới đều rơi vào tình trạng suy giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản…

b. Năm 2020

 Đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế
giới năm 2020 hết sức u ám. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, các tổ chức quốc tế và thể
chế tài chính đều đồng loạt nhận định tăng trưởng kinh tế tồn cầu suy thối sâu trong
năm 2020.

 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,4%, mức
giảm thấp hơn so với dự báo đưa ra trong tháng 6 năm 2020 (-4,9%). Điều chỉnh tích
cực này là do tăng trưởng GDP Quý II tại các nền kinh tế phát triển tốt hơn dự kiến và
các chỉ tiêu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong Quý III.

18

 Tăng trưởng nhóm các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm 5,8% năm 2020, đối với
các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, tăng trưởng được dự báo ở mức -

3,3% năm 2020.

 Diễn biến của lạm phát trong năm 2020 tiếp tục ở mức thấp, tại các nền kinh tế phát
triển, lạm phát dưới ngưỡng mục tiêu đặt ra là 2%.

c. Năm 2021
 Hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6%

trong năm 2021 so với mức giảm 3-5% của năm 2020.
 Thương mại toàn cầu tăng trưởng 10,7%, trong khi dịng chảy thương mại hàng hóa tồn

cầu trong quý III/2021 cũng đạt con số kỷ lục 5.600 tỷ USD và tính chung cả năm sẽ
tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Mặc dù vậy, lạm phát năm 2021 đang có xu hướng tăng cao, giá hàng hóa đầu vào tăng,
rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt năng lượng đang trở thành những thách thức
cho kinh tế thế giới. Lạm phát toàn cầu năm 2021 tăng khá mạnh, lên mức 3,2% trước
khi hạ nhiệt vào năm 2022 (khoảng 3%) và 2,5% trong 3 năm sau đó.
Nhận xét chung:
Trong 2 năm 2019 và 2020 đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các
nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm trong
bối cảnh đại dịch COVID-19. Bước sang năm 2021 nhờ sự phủ khắp của vaccine phịng
COVID-19 và nỗ lực của Chính phủ các nước đã giúp các hoạt động kinh tế có thể quay trở lại
nhịp vận động trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực, như: tăng trưởng ấn tượng
của thương mại toàn cầu và sự phục hồi mạnh của dòng FDI, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt
với nhiều thách thức.
2.1.2 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
a. Năm 2019

19


 Kinh tế – xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp
tục tăng trưởng chậm lại. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%
vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng
kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.

 Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2019 chỉ
tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lần
đầu tiên vượt qua mốc 500 tỷ USD. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong
nước đối với lĩnh vực xuất khẩu khi có tốc độ tăng trưởng đạt 17,7%, cao hơn rất nhiều
tốc độ tăng 4,2% của khu vực FDI.

 Năm 2019, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP
đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình
quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

 Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cơ bản ổn định; thị trường chứng khoán tăng
trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào huy động vốn phát triển kinh tế.

b. Năm 2020

20


×