Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÀO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 90 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản thân,
em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế - Du
lịch và các thầy cô đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian
học tập tại Trường Đại học Quảng Nam.

Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, dù bản thân đã có nhiều cố
gắng nhưng do cịn nhiều hạn chế về Tiếng Việt, nên gặp khơng ít khó khăn.
Nhưng nhờ sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Võ Thị Như Huệ đã giúp em
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm
ơn!

Em xin chân thành cảm ơn đến Tổng Lãnh Sự Quán Lào tại TP.Đà
Nẵng, Việt Nam và tất cả người dân Lào đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về trang phục truyền thống của
người Lào, làm cơ sở quan trọng cho em nghiên cứu và và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.

Em rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của các thầy, cơ, cũng như
các bạn để sau này có điều kiện tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và tốt
hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, ngày 25 tháng 04 năm 2023
Sinh viên

VongKham KoneKhammanh


SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 2
7. Bố cục của khóa luận: ................................................................................ 3
NỘI DUNG .................................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ VĂN HOÁ
LÀO ............................................................................................................... 4
1.1.Vài nét về đất nước Lào............................................................................ 4
1.2. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên – khí hậu ............................................... 7
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 7
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8
1.2.3. Khí hậu............................................................................................... 12
1.3. Các dân tộc Lào..................................................................................... 12
1.3.1. Nhóm Lào Lùm .................................................................................. 12
1.3.2. Nhóm Lào Thơng ............................................................................... 14
1.3.3. Nhóm Lào Xủng................................................................................. 15
1.4. Vài nét về văn hoá Lào .......................................................................... 16
1.4.1. Nhà ở.................................................................................................. 16
1.4.2. Quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm.................................................. 19
1.4.3. Ăn uống.............................................................................................. 25
1.4.4. Sinh đẻ ............................................................................................... 27

1.4.5. Trang phục và trang sức ..................................................................... 31
1.4.6. Phong cưới hỏi ................................................................................... 33
1.4.7. Tục ma chay ....................................................................................... 41
1.4.8. Ca múa nhạc ....................................................................................... 46
1.4.9. Tết Lào ............................................................................................... 51
1.4.9.1. Nguồn gốc ....................................................................................... 53
1.4.9.2. Thời gian và hoạt động diễn ra trong dịp Tết truyền thống người Lào ..54
1.4.9.3. Ý nghĩa Tết trong đời sống người Lào ............................................. 55

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÀO ........... 57
2.1. Quan niệm của người Lào và quá trình tạo ra trang phục truyền thống .. 57
2.1.1. Quan niệm về trang phục truyền thống ............................................... 57
2.1.2. Quá trình tạo ra trang phục truyền thống............................................. 58
2.2. Trang phục truyền thống của người Lào ................................................ 60
2.2.1. Các thành tố của trang phục truyền thống ........................................... 60
2.2.2. Trang phục trong sinh hoạt và lao động thường ngày ......................... 61
2.2.2.1. Trang phục của nữ giới (Sing) ........................................................ 61
2.2.2.2.Trang phục của nam giới (Salong) .................................................... 63
2.2.3. Trang phục trong ngày lễ hội và cưới xin ........................................... 65
2.3. Một số giá trị của trang phục truyền thống người Lào ........................... 66
2.3.1. Giá trị sử dụng .................................................................................... 66
2.3.2. Giá trị thẩm mỹ .................................................................................. 68
2.3.3. Giá trị xã hội....................................................................................... 68
2.3.4. Giá trị văn hóa - lịch sử ...................................................................... 69
Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO
TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG ................ 71

CỦA NGƯỜI LÀO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................ 71
3.1. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người Lào hiện nay. 71
3.1.1. Những biến đổi mang tính tích cực của trang phục đối với văn hoá Lào
hiện nay........................................................................................................ 71
3.1.2. Những biến đổi mang tính tiêu cực của trang phục đối với văn hố Lào
hiện nay........................................................................................................ 72
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống ................. 73
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống
của người Lào .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN.................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC .................................................................................................... 82

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Với người Lào, trang phục truyền thống là sản phẩm chứa đựng những
giá trị to lớn, một thành tố văn hóa vật thể khơng chỉ thể hiện ở nếp sống,
trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo thủ công truyền thống và quan niệm thẩm
mỹ, giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử văn hoá của người Lào, tồn tại từ nhiều
đời nay trên đất nước “Triệu Voi”, trang phục truyền thống của Lào rất đặc
biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới)
và Salong (dành cho nam giới). Những họa tiết trên trang phục được tạo thành
bởi kỹ thuật dệt điêu luyện, sự cẩn thận, tỉ mỉ của người Lào. Chính vì vậy,
trang phục truyền thống của người Lào mang đậm giá trị của văn hóa truyền
thống. Nhưng hiện nay trang phục truyền thống của người Lào có nguy cơ bị

pha trộn, lai căng và khơng cịn giữ được bản sắc. Nếu khơng có sự nhận thức
đúng đắn về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, thì e rằng
người Lào sẽ tự đánh mất sự những nét văn hóa trang phục truyền thống của
chính mình.

Là con em của đất nước Lào, một đất nước tập trung nhiều bộ tộc,
nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc, trong những giá trị văn hóa đó có giá trị văn
hóa trang phục truyền thống, vì vậy, em muốn đi sâu vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu vấn đề trang phục truyền thống của người Lào, là một trong
những tộc người cịn bảo lưu và gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo ở đất
nước “Triệu Voi” cho đến hiện tại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, dân tộc Lào đã được giới nghiên cứu dân tộc học và
văn hóa, cũng như hiện nay chú ý tới. Nhiều cơng trình nghiên cứu về trang
phục của người Lào đã được in thành sách, có một số cơng trình nghiên cứu
của các tác giả như cuốn: “Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào” của
tác giả Nguyễn Văn Vinh - Nxb.Tp.HCM, năm 2000; “Lào, Đất nước - Con
người”, của tác giả Hồi Ngun - Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2008;
“Tìm hiểu Văn hố – Lịch sử đất nước Lào” của tác giả Hà Nguyễn - Nxb
Thông tin và Truyền thông năm 2017; “Lào – xứ sở Triệu Voi” của tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến - Nxb Thế giới năm2007; “ Văn hóa Đơng Nam Á” của
tác giả Mai Ngọc Chừ - Nxb ĐHQG Hà Nội năm 1999; “Tìm hiểu lịch sử -
văn hóa Lào” của tác giả Tuyết Đào - Nxb KHXH Hà Nội năm 1978;...Đặc

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 1

Khóa luận tốt nghiệp

biệt, khơng ít cơng trình đã khẳng định, trong đời sống xã hội và tín ngưỡng

của Lào nói chung, trang phục ln là một trong những biểu hiện mang đậm
bản sắc riêng của người Lào nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở việc phác thảo mang tính khái quát về bản sắc văn hóa chung,
chưa đề cập chuyên sâu về trang phục truyền thống của người Lào. Do đó,
thực hiện khóa luận này khơng chỉ có đóng góp thêm tư liệu mới về văn hóa
trang phục của các bộ tộc Lào, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống của
người Lào hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận, là nhằm tìm hiểu sâu hơn về trang
phục truyền thống của người Lào. Từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp để
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa và trang phục truyền thống của người Lào.

Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu những giá trị văn
hóa trang phục trong đời sống tâm linh, xã hội của văn hóa Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là trang phục truyền thống của người Lào.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi đất nước Lào.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về trang phục truyền thống của Lào
trong lịch sử và hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài về trang phục truyền thống của người
Lào, tôi cũng đã tiếp cận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: khảo sát,
phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic… Đây là những phương pháp
chủ yếu để nghiên cứu khóa luận này.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã có những đóng góp nguồn tư liệu về trang phục truyền

thống của người Lào, đưa ra những nội dung liên quan đến sự biến đổi về
trang phục truyền thống của người Lào trong xu thế hiện nay. Đề xuất một số
giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trang phục của người Lào trong
bối cảnh hiện nay .
Hy vọng kết quả bước đầu của việc nghiên cứu trang phục truyền của
người Lào khơng những góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 2

Khóa luận tốt nghiệp

dân tộc, mà cịn góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc của đất nước “Triệu Voi”.
7. Bố cục của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về đất nước, con người và văn hoá Lào.
Chương 2: Trang phục truyền thống của người Lào.
Chương 3: Xu hướng biến đổi và một số giải pháp nhằm bảo tồn phát
huy giá trị trang phục truyền thống của người Lào trong bối cảnh hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 3

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ VĂN HOÁ LÀO
1.1. Vài nét về đất nước Lào
Vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lạn Xạng, quốc
gia Lào hiện nay được mệnh danh là miền đất “Triệu Voi” (Lạn Xạng tức
Triệu Voi). Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ,
phát triển theo thời gian và rất phong phú, đa dạng. Văn hóa Lào nằm trong
cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hóa
Đơng Nam Á.
Yêu nước là một trong những giá trị cơ bản nhất của văn hóa truyền
thống các bộ tộc Lào. Người dân Lào thường xem trọng văn hiến, giàu truyền
thống u nước, u hịa bình và hịa hợp dân tộc... Những hình tượng đẹp đẽ
nhất trong các áng văn thơ và các tác phẩm nghệ thuật Lào là hình tượng nói
về lịng u nước. Từ truyền thống yêu nước mà nhân dân các bộ tộc Lào cần
cù, sáng tạo trong lao động bao nhiêu thì dũng cảm và lạc quan trong đấu
tranh bấy nhiêu. Đặc biệt, tình đồn kết giữa hai dân tộc, hai nền văn hóa
Lào và Việt Nam vốn có lịch sử từ lâu đời, trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
chung cũng như trong kề vai sát cánh, chung sức chung lòng, hạt gạo cắn đôi,
cọng rau bẻ nửa để xây dựng cuộc sống, đã hình thành nên nét đẹp văn
hóa chính trị hết sức độc đáo, có một khơng hai trên thế giới.
Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước
Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần nghi thức do
chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui
chơi, giải trí. Phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm
với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.
Nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất
châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục
và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa
đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Tuy có những nét chung của văn hóa
Đơng Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn


SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 4

Khóa luận tốt nghiệp

hóa của dân tộc Lào. Trong thế ứng xử với các nền văn hóa lớn, văn hóa Lào
vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo và không ngừng phát triển.

Nói đến văn hóa Lào thường nói đến văn hóa Phật giáo, du nhập vào
Lào từ đời Chấu Phá Ngum và dần dần trở thành quốc giáo. Tuyệt đại đa số
dân Lào theo đạo Phật bởi hợp với truyền thống nhân ái và bao dung, ít kỳ thị
của người Lào. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng
này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất
riêng. Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá
trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành
viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện.

Trên đất nước Lào đã tồn tại một nền văn hóa lâu đời với những nét
truyền thống hết sức độc đáo. Đó là văn hóa núi rừng, cao nguyên, văn hóa
lúa nước đan xen với văn hóa ngư thủy; lễ đâm trâu đan xen với hội té
nước… Đó là nền văn hóa mở nhưng mang tính độc lập cao. Văn hóa vật chất
độc đáo của người Lào thể hiện trong qua trang phục, nhà ở, thủ công mỹ
nghệ truyền thống hết sức phong phú. Cũng như rất nhiều các quốc gia trong
khu vực, nền ẩm thực của Lào đa dạng không kém, tất cả đều mang hương vị
vừa quen lại vừa lạ, quen vì các nguyên liệu khơng q khó tìm, nhưng lạ vì
cách chế biến tinh tế và rất đặc trưng. Người Lào đặc biệt thích ăn các món
nướng, tất cả những thực phẩm mà có thể nấu được bằng cách nướng thì họ
đều sử dụng, từ thịt, cá đến cả rau củ và gia vị.

Văn hóa tinh thần của nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo với rất

nhiều lễ hội đặc sắc. Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới,
chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo
cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Lễ
hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người
gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá
tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các
bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà
quyến rũ.

Văn hóa truyền thống của người Lào là văn hóa của đất nước triệu
voi, đất nước hoa chăm pa; ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi khèn, múa lăm
vông; phụ nữ mặc váy, búi tóc. Nét nhân văn mang tính truyền thống của các
bộ tộc Lào còn thể hiện ở phong tục lễ hội (Hệt Bun), hành lễ hàng tháng

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 5

Khóa luận tốt nghiệp

(Hịt Xíp Xoong), tục kiêng kỵ (Khoong Xíp Xi). Thời gian chuyển tiếp từ
mùa mưa sang mùa khô, người Lào làm lễ hội mừng năm mới (Bun Pi May);
có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay (Ba Si Su Khuận) và té nước (Hốt Nắm) mong
xua đuổi cái xấu đi cùng năm cũ, để năm mới có tư duy mới, có cái tốt, cái
thiện và gặp nhiều may mắn mới... Chính điều này góp phần làm nên bản sắc
riêng và hình thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào.

Di sản văn hóa truyền thống phi vật thể bao gồm tinh thần, tư tưởng, lý
tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị, đạo đức, phong tục, nếp sống văn
minh, trình độ dân trí, các loại hình nghệ thuật… Cả những di sản văn hóa
truyền thống vật thể và phi vật thể đều được chứa đựng trong cơ sở vật
chất văn hóa, trong hoạt động xã hội, trong nhân cách mỗi người, trong các

quan hệ cộng đồng…, đều được coi như tế bào sống hợp thành hệ giá trị văn
hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. [27].

Đất nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông
Dương và Đông Nam Á. Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không
giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Campuchia ở phía Nam,
giáp với Việt Nam ở phía Đơng, giáp với Myanmar ở phía Tây Bắc, giáp
với Thái Lan ở phía Tây. Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng
xanh. Diện tích cịn lại là bình ngun và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy
dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy
Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đơng giáp với Việt Nam.

Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài
ngun. Đất nước Lào xinh đẹp cũng khơng ít những thắng cảnh nổi tiếng,
những vùng núi hoang sơ hay các vùng quê thanh bình. Được thiên nhiên ưu
đãi, Lào có nguồn tài nguyên khá dồi dào và phong phú; có hệ thống sơng
ngịi giàu thủy sản và phù sa, có rừng với nhiều gỗ quý như đinh, lim, sến,
táu, vàng tâm, pơ mu… và nhiều động vật quý hiếm như voi, hổ, trâu rừng,
bò, báo, gấu… Đồng thời phải nói đến bàn tay cần cù, khéo léo và khối óc
sáng tạo của con người Lào mà nhờ đó, ba đồng bằng trở thành ba vựa lúa phì
nhiêu, các cao nguyên trở thành vùng đồi xanh ngút ngàn đủ thứ cây trồng
công nghiệp: cà phê, chè, cao su, cây ăn quả…

Đất nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường. Lào là quốc gia đất khơng rộng,
người khơng đơng nhưng có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 6

Khóa luận tốt nghiệp


ngoại xâm và đồn kết sát cánh với nhân dân Việt Nam, Campuchia đánh
thắng nhiều kẻ thù xâm lược cùng tay sai phản động. Sau hơn 30 năm ròng rã
đấu tranh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cuộc cách mạng Dân tộc Dân
chủ Nhân dân Lào đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn. Việc khai sinh nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào (02/12/1975) đã kết thúc vẻ vang cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào kéo dài suốt 197 năm kể từ
khi phong kiến Xiêm đặt ách thống trị Lào vào năm 1778. Đây là một thắng
lợi oanh liệt nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
hàng nghìn năm của nhân dân các bộ tộc Lào. Với thắng lợi này, nhân dân các
bộ tộc Lào bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, hịa bình và tiến bộ.

Nhân dân Lào cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi. Lao động cần cù,
thông minh, sáng tạo cũng là giá trị lớn của văn hóa truyền thống các bộ tộc
Lào. Bằng sức lao động cần cù, trí thơng minh và bàn tay khéo léo, nhân dân
các bộ tộc Lào đã sáng tạo ra các cơng trình văn hóa lâu đời và lưu giữ
những di sản văn hóa mang đậm nét bản sắc, truyền thống độc đáo đến ngày
nay. Ngay ở các nơi có di chỉ đồ đá đã thấy thể hiện bàn tay khéo léo của
người Lào cổ trong chế tác cơng cụ theo những hình dáng nhất định, đầy cơng
phu và loại hình phong phú. Với bàn tay cần cù, khéo léo và khối óc sáng tạo
của con người Lào mà nhờ đó, ba đồng bằng trở thành ba vựa lúa phì nhiêu,
các cao nguyên trở thành vùng đồi xanh ngút ngàn đủ thứ cây trồng công
nghiệp: cà phê, chè, cao su, cây ăn quả… Nền văn minh nông nghiệp lúa
nước là đặc trưng của kinh tế - văn hóa Lào cổ, kết hợp với nông nghiệp
lúa khô trên nương rẫy và ngư nghiệp, lâm nghiệp, nghề thủ công một cách
tương đối ngang bằng. Phản ánh nền tảng kinh tế, văn hóa truyền thống của
các bộ tộc Lào không hướng đến những sự khám phá vĩ đại mà luôn gắn liền
với tinh thần nhân văn [27]. Đặc biệt, các cơng trình kiến trúc điển hình của
Lào là chùa và tháp đã thể hiện sự sáng tạo tìm tịi của người thợ thủ cơng.


Con người Lào có tinh thần vươn lên khắc phục khó khăn trong lao
động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm. Đất nước, con người Lào gắn
liền với sự nghiệp dựng nước đi đôi với giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc, vừa tập trung phản ánh vừa là động lực tinh thần lớn lao của lịch
sử dựng nước và giữ nước ấy.
1.2. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên – khí hậu
1.2.1. Vị trí địa lý

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 7

Khóa luận tốt nghiệp

Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa thuộc
khu vực Đông Nam châu Á giữa vĩ tuyến 14 và 25,5 độ bắc. Với diện tích
236.000 km2, tồn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sơng Mê-kơng, có đường
biên giới chung với 5 nước.

- Phía Đơng giáp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Phía Tây có đường biên giới chung với Vương quốc Thái Lan khoảng
1.600km, trong đó có hai dải đất nằm bên hữu ngạn sông Mê-kông là tỉnh
Xay-nhạ-bu-li ở cực Bắc và một huyện thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc ở cực Nam.
Đường biên giới Lào – Thái hiện nay là do sự phân chia thuộc địa giữa thực
dân Anh – Pháp vào giữa năm 90 của thế kỷ XIX [22]. Từ năm 1902 đến
trước năm 1945 đã qua nhiều lần điều chỉnh giữa thực dân Pháp và Thái Lan.
- Phía Đơng Bắc giáp vùng đồi núi Vân Nam Trung Quốc. Phía Nam
giáp Cam-pu-chia, có đường biên giới chạy dài từ dãy núi Đăng-rếch đến gần
Trường Sơn.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
Nước Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và
đồng bằng. Núi đồi, cao ngun chiếm ¾ diện tích cả nước và tập trung phần

lớn ở phía Bắc. Từ sơng Nậm-kạ-đinh trở lên là địa phận Bắc Lào, nơi có
những dãy núi lớp lớp, trùng điệp, có đỉnh Phu-bia cao nhất nước (2.817m).
Từ vùng biên giới phía Đơng Bắc và Tây Bắc nước Lào có hai dãy núi lớn
chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam rồi hạ thấp
dần xuống hình thành một chuỗi cao nguyên Hủa-phăm, Cánh đồng Chum ở
phía Bắc đến tận cao ngun Bơ-lơ-ven ở phía Nam. Từ sơng Nậm-kạ-đinh
trở xuống là miền Trung và Nam Lào, địa hình thoai thoải về phía Tây. Như
vậy, địa hình nước Lào hình thành hai chiều dốc Bắc-Nam ở phía Bắc, Đơng-
Tây ở phía Nam. Độ dốc trên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống
sông suối và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khơng ít trở ngại
cho giao thơng trong nước nhất là ở phía Bắc [22].
Nằm giữa hai dãy núi phía Đơng và Tây ở miền Bắc là cao nguyên
Cánh đồng Chum có độ cao từ 1.200 đến 1.500m so với mặt biển. Đây là cao
nguyên lớn nhất nước Lào, cả ba phía Đơng, Tây, Bắc đều có núi bao bọc.
Trên cao ngun có những khu rừng rậm, rừng thơng, đồng cỏ rộng lớn. Giữa
cao nguyên có một số cánh đồng nhỏ đất đai màu mỡ như Cánh đồng Chum,
bản Ban, mường Pẹc…Những chum đá, mộ đá khổng lồ còn lại đến tận ngày

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 8

Khóa luận tốt nghiệp

nay ở Cánh đồng Chum là những minh chứng tại đây xưa kia đã hình thành
một trung tâm dân cư và có thời kỳ văn hóa sớm phát triển. Cao nguyên Cánh
đồng Chum là nguồn nước quan trọng của các phụ lưu sơng Mê-kơng. Trong
lịng cao ngun chứa nhiều loại khoáng sản quý như sắt, đồng…chưa được
khai thác. Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng-khoảng, nơi đây đã diễn ra
nhiều cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa quân nhân Lào với các thế lực phản
động cùng với không quân Mỹ. Có thể nói Cánh đồng Chum – Xiêng khoảng
là một trong những địa danh lẫy lừng nhất gắn liền với lịch sử đấu tranh giải

phóng của nhân dân các dân tộc Lào.

Miền Trung Lào có hai cao nguyên thấp hơn cao nguyên Cánh đồng
Chum là Khăm-muộn và Xạ-vẵn-nạ-khệt. Cao nguyên Khăm-muộn nằm giữa
hai con sông Nặm-kạ-đinh và Sê-nọi (chỉ lưu của sơng Sê-băng-phay) cao từ
700 đến 800m, cịn được gọi là cao nguyên đá voi, có nhiều núi, lèn dựng
đứng lởm chởm, nhiều hang động nổi tiếng, có mạch nước chảy ngầm tưới
cho các cánh đồng màu mỡ của miền Trung như Ma-hả-xay, Nhơm-mạ-lạt,
Khăm-cợt. Cao ngun Khăm-muộn có những khu rừng rậm nhiệt đới nổi
tiếng có nhiều loại gỗ quý như ở dọc sơng Nặm-thơn, Na-cay. Cao ngun
Khăm-muộn cịn có trữ lượng lớn về các loại quặng thiếc, chì, đồng…(mỏ
thiếc Bị-neng, Phôn-tịu đã được khai thác).

Nằm giữa cao nguyên đá vôi Khăm-muộn với cao ngun Bơ-lơ-ven ở
phía Nam là cao ngun Xa-vẵn-nạ-khệt. Đây là cao nguyên thấp nhất ở Lào
có độ cao từ 200 đến 400m, có nhiều vùng đá ong khơ cằn, những cánh rừng
thưa với nhiều loại gỗ chất lượng thấp phát triển. Ở những khu lòng chảo đất
đai ẩm ướt mới xuất hiện những cánh rừng rậm nhiệt đới và những bản làng
cư dân đông đúc, vườn cây tốt tươi như mường Sê-pơn, mường Phìn, Phạ-lan,
Đơơng-hến.

Đi xuống phía Nam là cao nguyên đất đỏ Bơ-lơ-ven có độ cao từ 800
đến 1.000 so với mặt biển, đột khởi lên giữa đồng bằng miền Nam Lào. Đất
đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hịa, cao ngun Bơ-lơ-ven là
một vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây công nghiệp như café, chè, cao su,
canh-ki-na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên có nhiều khu rừng
rậm, những cánh đồng cỏ rộng lớn như ở Tha-teng, Xa-la-văn…quanh năm
xanh tốt, nơi đây là sào huyệt của các loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 9


Khóa luận tốt nghiệp

hươu, nai. Cao ngun Bơ – l ô - ven còn là nơi trữ nước và nguồn nước của
hai con sông lớn ở Nam Lào là Sê - đôn, Sê - kong và các chỉ lưu.

Thung lũng, đồng bằng là loại địa hình thứ ba ở Lào. Diện tích tuy
khơng lớn bằng núi đồi, cao nguyên nhưng lại có vai trị rất quan trọng trong
q trình hình thành và phát triển của nhân dân các dân tộc ở Lào. Đây là
những vùng dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nhiệp phát triển. Hầu
hết các trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của Lào đã sớm hình thành ở các
miền đều thuộc loại địa hình này. Dọc sơng Mê-kơng, suốt từ cực Bắc đến
phía Bắc Viêng - Chăn là một chuỗi đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp nằm giữa
những chân núi và cửa các con sông lớn nhỏ như Mường xỉnh, Huội - sai, Pạc
– thà, Pạc bèng, Pạc lai, Xay - nhạ-
ba-li, Nặm-khàn…

Từ Viêng - Chăn trở xuống, dãy đồng bằng được mở rộng dần từ phía
Đơng đến sát bờ sông Mê-kông. Rộng lớn nhất là đồng bằng Viêng-Chăn, bao
gồm tồn bộ châu thổ từ sơng Nặm-xẵng đến sơng Nặm-măng. Nổi tiếng nhất
là vùng châu thổ Nặm-ngừm, Nặm ton hoặc những vùng trũng quanh Viêng-
Chăn như Sả-la-kham, Nong-veng, Sỉ-thản-tạy…hằng năm cứ sau mỗi mùa
nước lũ, đất đai lại được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Đồng bằng Viên-Chăn
là vựa lúa của miền Bắc Lào, một vùng giàu cả về lâm sản, thủy sản. Từ lâu,
bông vải, thuốc lá vùng Nặm-ngừm Viêng - Chăn đã nổi tiếng trong cả nước
Lào. Lui dần xuống phía Nam có các dãy đồng bằng châu thổ phù sa đá vôi
như Pạc-kạ-đinh, Pạc-hỉn-bun, Ma-hả-xay. Đấy là những châu thổ hẹp bị chia
cắt bởi những dãy núi thấp hoặc do núi đá chạy dài sát bờ sông Mê-kông. Từ
Nam tỉnh Khăm-muộn trở xuống đến sông Sê-đôn, các giải đồng bằng mới
mở rộng dần về phía Đơng với những vùng trũng đất đai phì nhiêu như Xỏng-

khỏn, Kẹng-kọoc. Từ sông Nặm-mun trở xuống là đồng bằng Nam Lào xòe
rộng ra như bao quanh cao nguyên đất đỏ Bơ-lơ-ven. Phía tả ngạn từ cao
ngun Bơ-lơ-ven đến bờ sơng Mê-kơng đến tận biên giới Lào-Thái nơi có
chiều rộng Đơng Tây lớn nhất nước Lào. Đây là giải đồng bằng lớn nhất, với
những cánh đồng phì nhiêu chạy suốt từ Chăm-pa-sắc đến sông Sê-khăm-phô,
Sê-piền như Phôn-thong, Sụ-khu-ma, Mun-lạ-pạ-mộôc. Trên sông Mê kơng ở
vùng này cịn có hàng trăm cù lao lớn nhỏ, đất đai màu mỡ, góp phần làm cho
miền Nam nước Lào trở thành vựa lúa của cả nước. Xưa kia lúa gạo ở Nam
Lào không những được chuyển đến nhiều vùng trong nước mà còn được xuất

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 10

Khóa luận tốt nghiệp

khẩu sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Miền Nam Lào cịn giàu về lâm sản,
khống sản. Bản làng miền Nam Lào dân cư thường đơng đúc, hình thành trên
các trục giao thông quan trọng hoặc bên bờ các con sông lớn xuôi ngược
thuận lợi như sông Sê-băng-hiêng, Sê-đôn, Sê-kong…

Do cấu tạo địa chất, lượng mưa nắng nhiều nên các hệ thực vật ở Lào
phát triển hết sức phong phú. Hầu hết các loại địa hình núi đồi, cao ngun,
đồng bằng đều có rừng cây bao phủ. Suốt từ Bắc xuống Nam, từ Đơng sang
Tây đến đâu cũng có rừng, rừng chiếm từ 80-85% diện tích cả nước. Rừng ở
ngay cửa ngỏ các đơ thị. Do đặc điểm của địa chất, địa hình, khí hậu của từng
miền khác nhau nên rừng Lào cũng có nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới,
rừng thưa đá vôi sa thạch, rừng tre nứa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là rừng rậm
nhiệt đới. Trừ một số khu rừng gỗ tếch (giả tỵ) ở phía Tây Bắc, cịn hầu hết là
rừng tự nhiên. Ngồi các loại gỗ q có tỷ lệ khá cao, rừng ở Lào cịn có
nhiều loại cây có giá trị kinh tế như quế, cánh kiến trắng, cây có nhựa, cây có
sợi. Rừng Lào cịn nổi tiếng về các loại thú như voi, hươu, hổ, báo…Phải

chăng xưa kia trong rừng Lào có nhiều voi nên khi dựng nước vua Pha-Ngừm
đã đặt tên là nước Lào lạn-xạng (Lào triệu voi). Đối với nhân dân các dân tộc
Lào, rừng có vị trí đặc biệt trong tâm tư tình cảm của mỗi người. Cùng với
sông suối, rừng là nguồn thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược liệu, nơi nương
tựa mỗi khi mùa màng thất bát, là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ trong sáng
tác văn học nghệ thuật [22].

Để bảo vệ rừng, một nguồn lợi lớn của đất nước, Chính phủ Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ rừng,
kết hợp giữa khai thác và trồng rừng, vận động giúp đỡ nhân dân ở miền núi
xuống làm ruộng, hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, từng bước khôi phục lại
hàng vạn héc-ta rừng bị không quân Mỹ tàn phá bằng chất độc hóa học.

Nước Lào có hệ thống sơng suối dày đặc, hầu hết đổ về cái trục lớn
nhất là sông Mê-kông. Phần sông Mê-kông chảy qua nước Lào dài khoảng
1.800km, đây là con sông dài, rộng nhất nước. Sông Mê-kông cùng phụ lưu,
chi lưu của nó trở thành hệ thống giao thơng đường thủy quan trọng nối liền
Nam-Bắc, Đơng-Tây. Sơng suối ở Lào có rất nhiều cá, nổi tiếng nhất là các
con sông Mê-kông, Nặm-ngừm, Nặm-thơn…Ở phía Bắc, sơng Mê-kơng có
một hệ phụ lưu lớn, hầu hết nằm ở phía tả ngạn như sơng Nặm-thà, Nặm u,
Nặm xương, Nặm nghiệp, Nặm bèng, Nặm khàn. Hướng chảy của hệ thống

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 11

Khóa luận tốt nghiệp

phụ lưu trên đều theo độ dốc của địa hình, nghĩa là theo chiều Bắc-Nam, trừ
ba con sông Nặm-mã (sông Mã), Nặm săm (sông Chu) và Nặm Nơn (sông
Cả) là hướng chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam. Ở miền Trung và Nam Lào,
sơng Mê-kơng cũng có một số phụ lưu lớn nằm ở phía tả ngạn như các con

sông Nặm-kạ-đinh, Nặm-Hỉn-bun, Sê-băng-phay, Sê-băng-hiêng, Sê đôn, Sê-
kong. Các phụ lưu trên đều chảy theo hướng Đông Tây. Hệ thống sơng suối ở
Lào có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân các dân tộc Lào như trong
sản xuất nông nghiệp, giao lưu giữa các vùng khi đường bộ chưa phát triển,
nguồn thực phẩm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ngồi
ra, các con sơng lớn ở Lào cịn có một số đặc điểm rất thuận lợi để xây dựng
thủy điện. Đây là một thế mạnh của đất nước được thiên nhiên ưu đãi [22].
1.2.3. Khí hậu

Tương tự như một số nước nằm trong khu vực Đơng Nam châu Á nhiệt
đới gió mùa, khí hậu ở Lào nói chung nóng và ẩm. Mỗi năm có hai mùa, mùa
mưa và mùa khô rõ rệt. Từ tháng tư đến tháng mười là mùa mưa và nóng, có
gió mùa Tây Nam. Thông thường vào tháng bảy tháng tám là hai tháng có
lượng mưa nhiều nhất, ở miền núi và cao nguyên hay có những trận mưa tầm
tã kéo dài, có khi đến hàng tuần, thậm chí cả nửa tháng. Mùa khô và lạnh từ
tháng mười một đến tháng ba, có gió mùa Đơng Bắc. Trên núi, cao ngun ở
miền Bắc về mùa khơ thường có sương mù dày đặc, đến trưa lại có nắng, về
chiều mát mẻ và tối lại trở lạnh. Miền Nam do gần xích đạo nên nhiệt độ cao
hơn miền Bắc. Ở miền núi, cao nguyên nhiệt độ thấp hơn ở đồng bằng,
thường mát mẻ hơn về mùa mưa, giá lạnh hơn về mùa khô.
1.3. Các dân tộc Lào
1.3.1. Nhóm Lào Lùm

Nhóm này bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ
Lào-Thay. Dân số trên 2 triệu người, gồm các tộc: Lào, Thay, Phuôn, Lự,
Phu-lay, Dn, trong đó có người Lào đơng nhất, khoảng 1,8 triệu người. Tuy
có nhiều tộc với tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung nhóm Lào lùm có nhiều
đặc điểm giống nhau. Hầu hết các tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bản
mường ở vùng đồng bằng, dọc sông Mê-kông, các phụ lưu, thung lũng, những
vùng trũng trên cao nguyên như Mường xinh, Luổng-nặm-thà, cao nguyên

Xiêng-khoảng, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Bô-lô-ven. Bản làng người Lào Lùm thường
có 40-50 nóc nhà, vùng có mật độ dân số cao như đồng bằng Viêng-chăn, Xạ-

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 12

Khóa luận tốt nghiệp

vẵn-nạ-khệt, Chăm-pa-sắc, nhiều bản làng có tới 200-300 nóc nhà, bản được
dựng bên bờ sơng suối, đầm hồ lớn quanh năm nước không cạn. Bản lớn được
chia thành xóm gọi là “khũm”.

Người Lào Lùm sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa
nếp, một số vùng kết hợp làm rẫy nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Tuy chưa có
hệ thống thủy lợi hoặc hồ lớn chứa nước để làm vụ chiêm nhưng người Lào
lùm làm nương phai nhỏ hoặc guồng dẫn nước vào ruộng. Việc cải tạo đất, sử
dụng phân bón, nơng dân Lào Lùm chưa quan tâm, có thể là do đất đai vẫn
màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp hàng năm cùng với những gốc rạ mục nát từ vụ
trước để lại. Chọn giống lúa là khâu người nơng dân Lào lùm hết sức chú
trọng, do đó ở mỗi địa phương thường có nhiều loại giống lúa phù hợp với đất
đai trong vùng. Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nơng dân Lào lùm cịn có mảnh
vườn rộng lớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả như dừa, chuối, xoài,
nhãn, cam…

Nghề thủ công trong vùng người Lào lùm cũng khá phát triển. Phổ biến
nhất là dệt vải, đan lát, gốm, nấu đường, muối, rèn, khai thác lâm thổ sản,
chăn nuôi gia súc gia cầm. Trâu từng đàn hàng trăm con được thả rong trên
các đồng cỏ. Vùng đồng bằng dọc các con sông Mê-kông, Nặm-ngừm, Sê-
băng-phay, Sê-băng-hiêng nghề đánh bắt cá làm mắm phát đạt và trở thành
nguồn thu nhập lớn. Trồng bông, trồng dâu nuôi tằm dệt vải đối với người
Lào Lùm khơng những để tự túc mà cịn là sản phẩm để trao đổi với các nhóm

tộc khác chưa dệt được vải. Những nghề thủ cơng trên tuy có phát triển trong
nhóm người Lào Lùm nhưng vẫn cịn phân tán, tự cấp tự túc, chưa tách khỏi
nông nghiệp.

Các tộc thuộc nhóm Lào Lùm có nền văn hóa chung phong phú đa
dạng và phát triển. Đáng chú ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học
thành văn được sưu tầm và bảo vệ đến ngày nay. Người Lào Lùm đều dùng
chữ phổ thơng, cùng nói một thứ tiếng, chỉ khác nhau ít nhiều về thổ âm. Hầu
hết người Lào lùm theo đạo Phật tiểu thừa gọi là Hỉn-nạ-nhan. Cùng với đạo
Phật, người Lào Lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình
là thở thần linh, thờ “phỉ” (ma). Với nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp
nhưng nhóm Lào Lùm có trình độ sản xuất cao hơn, đời sống sung túc hơn
các nhóm Lào Thơng, Lào Xủng, họ chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về
chính trị, kinh tế, văn hóa trong q trình dựng nước và giữ nước ở Lào [21].

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 13

Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Nhóm Lào Thơng
Nhóm Lào Thơng thuộc ngữ hệ Mơn-Khơ-me, gồm trên 20 tộc sinh

sống trên những vùng sườn đồi, núi, cao nguyên. Dân số khoảng 1 triệu
người, có các tộc như: Khơ-mú, Khơ-bít, Phọong, Puộc, Kạ-tang, Pa-cơ, Tạ-
ơi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc…trong đó tộc Khơ-mú đơng
nhất trên 300.000 người. Các tộc thuộc nhóm Lào Thơng cư trú rải rác trên
địa bàn rộng lớn suốt từ Bắc xuống Nam tại các miền rừng, triền núi, cao
nguyên dọc theo các con sông suối nhỏ. Bản làng người Lào Thơng nhỏ hơn
bản làng người Lào Lùm, vùng cư dân đông đúc như La-vên, A-lắc, bản làng
tương đối lớn cũng chỉ có 30-40 nóc nhà. Người Lào Thơng cũng ở nhà sàn,

cột gỗ thưng phên tre nứa hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhà sàn người Lào lùm.
Làm nương rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Lào Thơng. Ngoài lúa nếp,
trên nương rẫy của người Lào Thơng còn trồng tỉa một số rau quả thiết yếu
cho cuộc sống mỗi gia đình như ớt, cà, bí, thuốc lá, bơng…Một số vùng của
tộc Khơ-mú, Puộc, Phọong ở Bắc Lào, Xồ, Xẹc ở Trung Lào, La-ven, Suồi ở
Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển sang làm ruộng là chủ yếu. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại các vùng giải phóng, được sự giúp
đỡ của chính quyền nhân dân các cấp, nhiều tộc thuộc nhóm Lào Thơng
chuyển sang làm ruộng nước. Cơng cụ sản xuất của người Lào Thơng trước
đây cịn thơ sơ như rìu, dao, gậy bằng gỗ hoặc tre đẽo nhọn, dùng cày chìa vơi
bằng gỗ hoặc xương trâu, bị. Đến mùa thu hoạch, ở một số vùng còn tuốt lúa
bằng tay, giã gạo bằng cối gỗ, chày tay. Do ở xa các con sông, suối lớn nên
người Lào Thơng chưa biết đánh bắt cá bằng các loại lưới, mà chỉ dùng lờ,
đơm, đó đánh bắt trên các suối nhỏ. Trừ một số tộc xuống làm ruộng, học
được nghề dệt vải với người Lào Lùm còn đại bộ phận người Lào Thơng chưa
biết dệt vải hoặc dệt cịn thơ sơ. Người Lào Thơng thường trao đổi với người
Lào Lùm vải mặc hoặc một số hàng thiết yếu khác như muối, mắm, đường.
Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổ sản, bởi vậy việc khai thác lâm thổ
sản có vị trí quan trọng đối với người Lào Thơng. Những năm mùa màng thất
bát, hoặc những tháng giáp hạt, các loại củ rừng trở thành nguồn lương thực
quan trọng của người Lào Thơng.

Người Lào Thơng xuất hiện khá sớm trên đất Lào. Tại một số vùng
đồng bằng nhiều bản làng người Lào Thơng hình thành xen kẽ với bản mường

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 14

Khóa luận tốt nghiệp

người Lào Lùm nên có ảnh hưởng qua lại về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Người Lào thơng khơng có chữ viết riêng, trước đây một số tộc ở vùng Nam
Lào có dùng chữ “khỏm” nhưng không phổ biến. Sau cách mạng năm 1945,
người Lào Thơng học chữ Lào. Xã hội Lào Thơng còn tồn tại nhiều tàn tích
của thời bộ tộc, thị tộc, trình độ sản xuất phát triển cịn chậm [21].
1.3.3. Nhóm Lào Xủng

Nhóm Lào Xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi,
thuộc ngữ hệ Mẹo-Dao, Tạng-Miến, dân số khoảng 400.000 người gồm có
các tộc: Hmơng, Dao, Lơ-lơ, Hà-nhì, trong đó tộc Hmông đông nhất, gần
250.000 người. Tuy đã cư trú trên địa bàn Lào hàng thế kỷ nhưng theo lịch
sử Lào thì nhóm Lào Xủng xuất hiện sau nhóm Lào Lùm, Lào Thơng. Tuy
nhiên trong quá trình sinh sống bên nhau trong một lãnh thổ đã tạo nên mối
quan hệ mật thiết giữa các nhóm tộc, đặc biệt sau ngày tuyên bố độc lập, rồi
qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, tình đồn kết gắn bó
ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ thành ý thức quốc gia dân
tộc thống nhất.

Người Lào Xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ 1000m trở
lên, nơi khí hậu mát mẻ về mùa nóng, giá rét về mùa khơ, nguồn nước tuy
khơng sẵn nhưng có đất đai rộng lớn để khai phá. Người Lào Xủng sống tập
trung ở các dãy núi phía Bắc Lào thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luổng-phạ-
bang, Xăm-nửa và Bắc Viêng-chăn. Do ở trên những ngọn núi cao nên người
Lào xủng làm nhà sàn thấp, bốn bề thưng ván để che gió. Bản làng được dựng
trên những mỏm núi cheo leo, mỗi bản chỉ có khoảng 10-15 nóc nhà. Mỗi bản
tuy cách nhau khơng xa nếu tính theo đường chim bay nhưng đường bộ đi lại
rất khó khăn, phải vượt đèo leo dốc mất nhiều giờ mới tới. Phương tiện đi lại,
vận chuyển khơng có gì khác ngồi ngựa.

Người Lào Xủng sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngơ, lúa. Trên rẫy
cịn trồng bơng, rau quả, bí đỏ…Trồng bơng để tự túc một phần về mặc, cịn

ngơ, bí đỏ để chăn ni, chủ yếu là ni lợn, bị, dê, ngựa. Người Lào Xủng
có kinh nghiệm nuôi lợn, giống lợn to béo hơn giống lợn ở vùng đồng bằng.
Ngồi trồng, ngơ, lúa, chăn ni người Lào Xủng trước đây còn trồng cây
thuốc phiện, một nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình. Về tiểu thủ
cơng, người Lào Xủng có nghề rèn, dệt…nghề dệt cịn thô sơ chỉ tự túc được
một phần, phải dựa vào việc trao đổi với nhóm người Lào Lùm, nhất là muối

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 15

Khóa luận tốt nghiệp

ăn hàng ngày. Nghề rèn của người Lào Xủng cũng khá phát triển, một nghề
có truyền thống nên các cơng cụ sản xuất, đặc biệt súng kíp rất tốt. Thanh
niên Lào Xủng rất thông thạo về săn bắn trên những vùng núi cao nhưng lại ít
kinh nghiệm đánh bắt dưới sông suối.

Người Lào Xủng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ
vật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trước kia nhóm
người Lào xủng chưa có chữ viết, đến năm 1960 mới có chữ viết riêng. Xã
hội Lào Xủng cũng phát triển chậm, nhiều tập tục của các tôn giáo cổ xưa vẫn
còn đậm nét ở một số tộc. Tù tộc trưởng, thầy cúng, thợ rèn có địa vị cao
trong xã hội. Tệ tảo hơn, đa thê cịn phổ biến trong các gia đình chức dịch,
giàu có. Người phụ nữ phải lao động hết sức nặng nhọc, vất vả nhưng lại ở
địa vị thấp kém. Ngồi ra cịn nhiều hình thức kiêng kỵ khác ảnh hưởng đến
sản xuất [21].
1.4. Vài nét về văn hoá Lào
1.4.1. Nhà ở

Bản làng người Lào thường ở bên các con sông, suối, thuyền bè xuôi
ngược dễ dàng. Trong bản hầu hết là nhà sàn gỗ, nối tiếp nhau theo dịng

sơng, suối và quay về một hướng. Trước đây dưới gầm nhà thường đặt khung
cửi, để nông cụ, chuồng gà, chuồng trâu. Sau cách mạng năm 1945, hưởng
ứng phong trào vệ sinh phòng bệnh, chuồng trâu, bò đã được chuyển khỏi
gầm nhà. Có ý kiến cho rằng người Lào ở nhà sàn để đề phòng thú dữ. Thực
ra phải nói người Lào thường ở nhà sàn, nhất là ở nơng thơn là để tránh mọi
bất trắc có thể uy hiếp tính mạng, tài sản của con người như hổ, báo, rắn rết,
mối mọt, trộm cướp và cả lũ lụt nữa. Hệ thống sơng suối ở Lào quả có ưu đãi,
khoan dung đối với con người, song không phải là không gây ra tai họa.

Giống như nhân dân nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, việc dựng
nhà, chuyển đến nhà mới xưa nay ở Lào được coi là việc hệ trọng và có một
số tập quán được mọi nhà tự nguyện tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Theo
quan niệm của người Lào, ngôi nhà là nơi nương tựa suốt cả một đời người.
Cuộc sống ấm no, hạnh phúc lúc vui buồn của mỗi gia đình đều diễn ra dưới
mái nhà sàn gỗ đơn sơ của mình.

Để dựng một ngôi nhà sàn gỗ, dù lớn hay nhỏ, người Lào thường tiến
hành theo trình tự: tìm cột, chuẩn bị tre, gỗ, chôn cột, dựng nhà, làm lễ
chuyển nhà mới, trải chiếu…Thực hiện các bước trên, xưa nay người Lào

SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 16

Khóa luận tốt nghiệp

thường dựa vào sức mạnh của tập thể bản mường. Đối với các thành viên
trong bản mường coi sự giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ, là tình nghĩa đối với
xóm giềng. Theo truyền thống, mỗi hộ trong bản vào dịp này, thường phát
huy tinh thần đoàn kết tương trợ để xóm giềng có được ngơi nhà khang trang,
mát mẻ thuận tiện cho sinh hoạt. Yếu tố quyết định độ bền vững của ngôi nhà
sàn gỗ ở Lào trước đây là cây cột. Cột được chôn xuống đất, thường xuyên

tiếp xúc với độ ẩm dễ bị mối mọt…nên phải lựa loại gỗ tốt. Gia chủ chuẩn bị
cơm nước cùng xóm giềng vào rừng tìm cột. Những cây gỗ tốt, thẳng, ít mắt
thường được chọn. Khơng may chọn phải gỗ xấu làm cột nhà, người Lào xưa
kia cho rằng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ nhân sau này như bệnh tật, đau
ốm…Khi đã chọn được cây gỗ như ý, trước khi chặt, gia chủ thường đi quanh
ba vòng từ trái sang phải, rồi vịn vào thân cây đọc những lời cầu khẩn mọi sự
tốt lành. Khi chặt, gia chủ phải lựa hướng sao cho cây gỗ đổ ngay xuống đất.
Nếu xung quanh cây rậm có thể vướng, thường phải phát quang trước khi
chặt. Chặt hạ xong, cột được chuyển về bản, dùng lửa đốt để bóc vỏ, đục lỗ.
Trước đây chưa có các loại đinh, người Lào thường dùng con xỏ (lĩn-toọc)
bằng gốc tre. Việc tính tốn kích thước của ngơi nhà do một người thợ cả đảm
nhận. Họ dùng nắm tay, gang tay, khuỷu tay và sải tay để đo gọi là “căm,
khựp, xoọc, va). Các con số 6, 8, 9 được coi là những số may mắn”. [15].

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, các già bản tính tốn chọn một
ngày lành, tháng tốt, gia chủ thơng báo cho bà con xóm giềng biết ngày dựng
nhà. Theo tập quán ở Lào, hộ nào cũng cử người đến giúp. Nếu nhà khơng có
nam giới thì phụ nữ đi thay. Vì ngồi cơng việc dựng nhà, gia chủ còn chuẩn
bị cơm nước mời bà con đến giúp. Phụ nữ đi giúp bà con dựng nhà thường có
tục mang theo mắm, muối ớt, lá chuối, thuốc lá cuốn…và giúp nấu nướng
chuẩn bị bữa ăn. Còn nam giới chỉ cần mang theo con dao dựa hoặc chiếc rìu
là hai dụng cụ chủ yếu để làm nhà trước đây ở Lào. Theo tập qn của bản
mường thì mọi cơng việc từ đào lỗ chôn cột, dựng nhà, thưng ván, lợp, giải
giát sàn…đều phải làm xong trong ngày. Bởi vậy bà con xóm giềng thường
đến sớm, đơng đủ và lao động với tinh thần khẩn trương dưới sự điều khiển
của người thợ cả. Người Lào lùm thường dựng nhà quay về hướng Bắc, lưng
tựa vào hướng Nam hoặc chếch đôi chút. Nếu quay về hướng khác hoặc nhà
cắt ngang hướng Đông-Tây là điều kiêng kỵ. Bước đầu tiên của việc dựng nhà
là chôn cột. Theo tập quán người Lào thường làm nhà ba gian nên có tám cột.


SVTH: Vongkham Konekhammanh Lớp: DT19VNH01 17


×