Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

trang phục truyền thống - Trang phục của người Pà Thẻn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.98 KB, 6 trang )

Trang phục của người Pà Thẻn


Người Pà Thẻn trước đây sống du canh du cư trên những vùng núi cao, hẻo
lánh vùng núi phía Bắc. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, người Pà
Thẻn đã hạ sơn, sống định canh định cư thành làng bản ở những khu vực tương
đối bằng phẳng, gần khe suối, giao thông thuận tiện.

Trang phục của người Pà Thẻn ngoài chức năng bảo vệ cơ thể còn có chức năng
xã hội và thẩm mỹ rõ rệt. Hiện nay trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn
hầu như còn giữ nguyên, còn nam giới đã có nhiều thay đổi. Hầu hết nam giới
Pà Thẻn hiện nay đều mặc áo sơ mi và quần âu may sẵn.Chỉ trong ngày cưới
chú rể mới mặc quần chân què, áo bà ba đen trang điểm thêm 2 chiếc khăn vắt
chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng.
Bộ nữ phục Pà Thẻn nổi bật nhờ cách dùng màu của họ. Đó là màu đỏ tươi, vì
vậy một số dân tộc gọi họ là người Mèo đỏ. Bộ nữ phục bao gồm đầy đủ khăn,
áo, thắt lưng, váy, yếm.
Phụ nữ Pà Thẻn xưa nay vẫn để tóc dài, được vấn quanh đầu bằng khăn đội đầu.
Khăn thường có hai loại: khăn trong ( Ke sọ) và khăn ngoài
( Sừ chỉ). Khăn trong làm bằng vải tự dệt nhuộm chàm, dài khoảng 30 cm
nhưng được gấp nhỏ chỉ còn khoảng 5 cm. Khi sử dụng khăn được vấn thành
nhiều vòng xung quanh đầu, tạo thành một vành rộng như cái nón. Lớp khăn
vấn ngoài được làm bằng vải màu đỏ dệt xen những sọc trắng.
Người Pà Thẻn chỉ có một loại áo dùng cho cả 4 mùa và trong mọi hoàn cảnh,
ngày thường cũng như ngày hội hè. Váy được may theo kiểu không cổ, khi mặc
hai thân vắt chéo với nhau, thân sau dài hơn thân trước. Màu chủ đạo của áo là
màu đỏ nhưng có phối màu với các màu sáng như màu trắng bằng cách ghép
vải hoặc dệt thành các đường kẻ sọc. Cách cắt may và trang trí áo của phụ nữ
Pà Thẻn hoàn toàn không giống với dân tộc nào. Hình thức trang trí của của áo
kết hợp thêu và ghép vải để phối màu đã tạo nên một phong cách riêng cho
trang phục Pà Thẻn.


Váy của phụ nữ Pà Thẻn là loại váy hở, được làm bằng vải đỏ. Phần giáp với
cạp váy được xếp thành nếp. Có thể chia các phần trang trí của váy thành năm
phần: hai phần ngoài chỉ là vải đen, không trang trí hoa văn, khi mặc phần này
sẽ được vắt chồng lên nhau về phía sau. Tiếp đến là hai phần được trang trí rất
nhiều, thường được ghép vải đỏ, trắng, xen kẽ những dải thêu hoa văn. Phần ở
giữa được chia làm hai mảng: nửa trên để viền đen không trang trí, nửa dưới
màu đỏ và có thêu trang trí hoa văn.
Cùng với váy, còn có yếm, là một mảnh vải hình vuông, khi mặc chỉ cần đeo
vào cổ, trông giống cái tạp dề nhưng không có chức năng như tạp dề mà là một
bộ phận không thể thiếu trong trang phục của phụ nữ Pà Thẻn.
Phụ nữ Pà Thẻn dùng hai loại dây lưng: màu đen và màu trắng. Trong sinh hoạt
hàng ngày họ dùng màu đen, trong các dịp lễ hội hay cưới xin mới dùng loại
dây lưng màu trắng.
Cũng như dân tộc Thái, người phụ nữ Pà Thẻn cũng có kiểu trang điểm bằng
tóc để phân biệt người có chồng và người chưa có chồng. Những phụ nữ đã có
gia đình thường tết tóc đuôi sam, vấn quanh đầu thành vòng và lấy kẹp ba lá
ghim lại. Những người chưa có chồng thì chỉ cặp tóc đằng sau theo kiểu đuôi gà.
Đồ trang sức của người Pà Thẻn gồm các loại như vòng cổ, vòng tay, hoa tai
được cả nam và nữ sử dụng, nhưng nhìn chung phụ nữ sử dụng nhiều hơn.Các
loại trang sức này thường được đeo nhiều vào các dịp lễ hội, các sinh hoạt cộng
đồng, cưới xin… còn ngày thường họ chỉ đeo hoa tai.
Túi đeo cũng được coi là một vật trang sức với phụ nữ Pà Thẻn khi xuống chợ
hay đi chơi xa và là vật không thể thiếu của cô dâu khi về nhà chồng.
Trang phục của người Si La

Si La là một trong các dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống ở Mường Nhé (Điện
Biên) và Mường Tè (Lai Châu). Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng
của tộc người, ngoài chức năng bảo vệ cơ thể về mặt sinh học còn có chức năng về
xã hội, về giới tính và thẩm mỹ rất rõ nét. Đặc biệt là bộ trang phục của nữ giới
phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia

đình.
Cũng như một số dân tộc anh em sinh sống trong vùng, trang phục của nam giới
Si La cùng mặc quần ống chân què, áo cánh xẻ ngực, cài cúc, cổ đứng, có 2 hoặc
3 túi, màu chàm xanh. Tuy nhiên điều khác giữa đàn ông Si La với đàn ông các
dân tộc khác là nhờ ở chiếc khăn đội đầu. Nam giới Si La bao giờ cũng đội khăn
trắng, quấn khăn đầu rìu như nam giới Kinh xưa kia. Ngày nay, nam giới Si La
đều ăn vận âu phục, bộ nam phục truyền thống đang dần bị chối bỏ, chỉ còn số ít
người lưu giữ được và họ cũng chỉ mặc rất ít mỗi khi có dịp đặc biệt như lễ tết,
cưới xin.
Khác với nam giới, phụ nữ Si La vẫn giữ được nét độc đáo truyền thống trong bộ
trang phục của dân tộc mình. Bộ trang phục nữ giới gồm có váy, áo, dây lưng và
khăn đội đầu.
Váy (Tồ Bi): Phụ nữ Si La mặc váy kín, dài đến mắt cá chân, màu đen. Khác với
phụ nữ Thái, phụ nữ Si La khi mặc váy cũng quấn nhưng giắt váy về phía sau. Có
lẽ do điểm khác này mà dân tộc Si La xưa kia còn được người Thái gọi là Khả Pẻ
- người mặc váy quấn ra đằng sau. Mỗi chiếc váy có hai phần gồm cạp và thân
váy.
Áo (Pi Khồ): Phụ nữ Si La mặc áo hơi bó thân, màu chàm, cài cúc bên nách phải,
khác với áo nam, cổ áo nữ không may đứng mà chỉ viền theo mép vải nên luôn
bám sát với da người mặc. Cổ áo, tay áo và gấu áo đều được viền hoặc may
những khoanh vải khác màu, những đường viền này khiến cho bộ trang phục trở
nên mềm mại, sinh động hơn. Nét độc đáo của chiếc áo nữ Si La lại chính là phần
trang trí trên thân áo trước. Thân áo trước được tạo bởi một miếng vải có hình
thang cân. Trên đó được đính 72 đồng xu bạc thành 9 hàng ngang. Giữa các hàng
xu bạc trang trí các đường văn kẻ bằng chỉ đỏ.
Khăn đội đầu (Ty đa ì xù): Đối với phụ nữ Si La, chiếc khăn đội đầu cũng là một
bộ phận không thể thiếu được, nó có liên quan đến lứa tuổi và tình trạng hôn
nhân. Khăn của người phụ nữ gồm có hai loại: Khăn trắng và khăn đen.
Khăn trắng: Thông thường các thiếu nữ bắt đầu đội khăn ở độ tuổi 13 – 14 tuổi,
khi mà những đặc điểm sinh học của giới tính bắt đầu xuất hiện trên cơ thể. Khăn

làm bằng tấm vải trắng hình chữ nhật, dài chừng 80 cm, rộng 20 cm, trên nền có
thêu hoa văn tạo thành những ô vuông lớn bằng chỉ đỏ.
Khăn đen: Ngay sau khi về nhà chồng, các cô gái Si La phải rời bỏ chiếc khăn
trắng để đội khăn đen và chiếc khăn đen sẽ theo họ suốt đời cho đến lúc chết.
Nghi thức đội khăn đen được thực hiện ngay trong ngày cưới do người mẹ chồng
hoặc các bà cô chồng bố trí sắp đặt.
Trang phục của người Si La ngoài sự phân biệt về tộc người, giới tính, lứa tuổi,
hôn nhân ra, bộ trang phục của họ không thấy thể hiện có sự phân biệt nào khác.

×