Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại quy định trong bltths năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.32 KB, 15 trang )

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật tố tụng hình sự : BLTTHS
Bộ luật hình sự : BLHS
Viện kiểm sát : VKS
Công an nhân dân : CAND
Quân đội nhân dân : QĐND

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................1
1. Quy định của BLTTHS năm 2015 về khởi kiện vụ án hình sự theo yêu cầu của bị
hại..................................................................................................................................... 1

1.1. Khái niệm bị hại......................................................................................................1
1.2. Chủ thể có quyền u cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại...............1

1.2.1. Bị hại...............................................................................................................2
1.2.2. Người đại diện của bị hại................................................................................2
1.3. Các trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của bị hại...........................................................................................................2
1.4. Nội dung và hỉnh thức yêu cầu khởi tố...................................................................5
1.5. Trường hợp bị hại, người đại diện hợp pháp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự...........5
1.6. Trường hợp bị hại, người đại diện hợp pháp không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 6
1.7. Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự..........................................................................6
1.7.1. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự........................................6
1.7.2. Thời gian rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự....................................................7
1.7.3. Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố..................................................7
2. Đánh giá quy định của pháp luật và nêu kiến nghị hồn thiện chế định khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại.................................................................................7
2.1. Ưu điểm..................................................................................................................7


2.2. Hạn chế...................................................................................................................8
2.2.1. Phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại còn chưa phù hợp.. 8
2.2.2. Bất cập trong việc xác định quyền yêu cầu khởi tố khi vụ án thuộc trường
hợp nhiều người có quyền yêu cầu khởi tố........................................................................9
2.2.3. Chưa có quy định về nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố............................9
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật..........................................................9
2.3.1. Quy định lại phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại............9
2.3.2. Thống nhất cách giải quyết trường hợp vụ án có nhiều bị hại.......................10
2.3.3. Quy định nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố............................................10
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................11
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 12

MỞ ĐẦU
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã trao cho bị hại quyền có hay khơng u cầu
khởi tố vụ án hình sự đối với một số tội phạm nhất định để tránh gây thêm những tổn
thất về tinh thần cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi các quy định của pháp luật
về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Vì
vậy, trong bài tiểu luận của mình, thơng qua việc nghiên cứu, đánh giá quy định của
pháp luật về “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại quy định trong BLTTHS
năm 2015” em sẽ đưa ra một số kiến nghị, quan điểm cá nhân để hoàn thiện điều luật.

NỘI DUNG
1. Quy định của BLTTHS năm 2015 về khởi kiện vụ án hình sự theo yêu cầu của bị
hại

Chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại lần đầu được ghi nhận tại
BLTTHS năm 1988. Trải qua các giai đoạn với các bộ luật khác nhau quy định về khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cũng có sự thay. Nhưng nhìn chung, quy định
này vẫn hướng tới mục đích đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bị hại.

1.1. Khái niệm bị hại

Nếu như BLTTHS năm 2003 sử dụng thuật ngữ “Người bị hại” thì hiện nay
BLTTHS năm 2015 đã thay thế thuật ngữ đó bằng thuật ngữ “Bị hại” trong khái niệm
qua đó mở rộng hơn đối tượng bị hại bao gồm cả cá nhân và pháp nhân, (BLTTHS năm
2003 quy định người bị hại chỉ có cá nhân).

Theo đó, khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015 đưa ra khái niệm bị hại như sau: “Bị
hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”

Theo như quy định của BLTTH năm 2015 bị hại có các đặc điểm sau đây: Thứ
nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; Thứ hai, thiệt hại do tội
phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín; Thứ ba, thiệt hại của
bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại; Thứ tư, cá nhân, cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ
quan tiến hành tố tụng cơng nhận.
1.2. Chủ thể có quyền u cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự ...
khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”

1

Như vậy, theo quy định này thì chủ thể có quyền u cầu khởi tố vụ án hình sự là bị
hại và người đại diện hợp pháp của bị hại. Cụ thể như sau:
1.2.1. Bị hại


Pháp luật quy định, bị hại là chủ thể đầu tiên có quyền yêu cầu khỏi tố vụ án hình sự
trong trường hợp này. Bởi lẽ, bị hại là người trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thầ, tài
sản do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy, đây là chủ thể đầu tiên có quyền u cầu khởi tố
vụ án hình sự.
1.2.2. Người đại diện của bị hại

Pháp luật tố tụng hình sự quy định người đại diện của bị hại có quyền yêu cầu khởi
tố vụ án hình sự khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất hoặc đã chết. Có thể thấy quy định này là hợp lý, bởi lẽ có rất nhiều trường hợp
vù lý do khách quan và theo luật định mà bị hại không thể tự mình thực hiện việc yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự được. Việc trao quyền yêu cầu cho người đại diện của bị hại
trong những trường hợp này góp phẩn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại
được bảo vệ trọn vẹn hơn.

Cần lưu ý một điều rằng yêu cầu của người đại diện hợp pháp có giá trị như yêu cầu
của bị hại và là yêu cầu độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bị hại . Ngồi ra, cần lưu
ý rằng việc người đại diện của bị hại u cầu khởi tố vụ án hình sự khơng loại trừ việc bị
hại tự mình yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh đó trường hợp bị hại có nhiều người đại diện hợp pháp thì những người đại
diện này phải cử ra người đại diện để tham gia tố tụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật1.

Như vậy, từ quy định của BLTTHS năm 2015 ta có thể thấy, chủ thể có quyền yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự khơng chỉ là bản thân trực tiếp bị hại mà trong một số trường
hợp nhất định pháp luật cịn trao quyền đó cho người đại diện hợp pháp. Đây là một quy
định hợp lý, góp phần đảm bảo quyền lợi của bị hại cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.3. Các trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện

hợp pháp của bị hại

Về nguyên tắc, nhà nước không cho phép cá nhân, tổ chức nào được can thiệp để tội
phạm xảy ra mà không bị khởi tố. Tuy nhiên, trong thực tế khơng ít những trường hợp
tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho bị hại khơng chỉ về lợi ích vâth chất mà còn gây thiệt
hại về tinh thành và uy tín. Vì thế, việc khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp này có thể

1 Theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2

lại gây thêm những tổn thất khác cho bị hại2. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 trao quyền cho
bị hại quyết định có hay khơng u cầu khởi tố vụ án, tạo điều kiện cho bị hại được tự do
lựa chọn cách giải quyết hoặc là yêu cầu pháp luật can thiệp, hoặc tự dàn xếp với người
đã gây thiệt hại cho mình một cách ổn thỏa. Tuy nhiên, quyền này chỉ được giới hạn
trong một số trường hợp nhất định. Có thể thấy, đây là một quy định phù hợp, bởi lẽ bên
cạnh đảm bảo quyền cho bị hại thì mục tiêu bảo đảm an tồn và cơng bằng xã hội cũng
cần phải đề cao.

Khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “chỉ được khởi tố vụ án hình sự
về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156
và 226 của BLHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới
18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”. Tuy nhiên, tại
khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu
lực từ ngày 01/12/2021 đã loại bỏ tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy
định tại Điều 226 BLHS năm 2015 ra khỏi các trường hợp chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu
của bị hại. Vì thế, theo quy định hiện hành chỉ cịn chín trường hợp chỉ bị khởi tố khi có
yêu cầu của bị hại. Cụ thể:

Thứ nhất, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác

Khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa
đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới
11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Thứ hai, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2015 quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm”

Thứ ba, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, tr.279

3

Khoản 1 Đièu 136 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do
vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải

tạo không giam giữ đến 03 năm”

Thứ tư, Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Khoản 1 Điều 138 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 2
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định: “Người nào vơ ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm”

Thứ năm, Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Khoản 1 Điều 139 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Luật
sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định: “Người nào vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng,phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm”

Thứ sáu, Tội hiếp dâm
Khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi
Bộ luật Hình sự 2017) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm”

Thứ bảy, Tội cưỡng dâm
Khoản 1 Điều 143 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù

từ 01 năm đến 05 năm.”
Thứ tám, Tội làm nhục người khác
Khoản 1 Điều 155 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Thứ chín, Tội vu khống

4

Khoản 1 Điều 156 BLHS năm 2015 quy định: “ Người nào thực hiện một trong các
hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”

Xét về tổng thể, có thể thấy các tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại
chủ yếu là các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhâm phẩm, uy tín của con người, tính
chất nguy hiểm cho xã hội khơng cao. Ngoài ra, xét về loại tội, đây đều là các tội ít
nghiêm trọng và nghiêm trọng. Trong đó, hầu hết là tội ít nghiêm trọng, chỉ có hai
trường hợp thuộc loại tội phạm nghiêm trọng đó là tội Hiếp dâm và tội Cưỡng dâm theo
quy định tại Khoản 1 Điều 141 và Khoản 1 Điều 143 BLHS năm 2015.
1.4. Nội dung và hỉnh thức yêu cầu khởi tố

Về mặt nội dung: Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định về
nội dung yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, nhưng có thể hiểu nội dung của đơn yêu cầu
khởi tố là yêu cầu trung cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, xử lý sự việc có dấu
hiệu tội phạm.

Về mặt hình thức: BLTTHS 2015 khơng quy định trực tiếp về hình thức u cầu khởi
tố vụ án hình sự, nhưng đã có văn bản hướng dẫn về vấn đề này tại khoản 5 điều 7 thông
tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP3 quy định về phối hợp giữa cơ quan
điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS. Theo quy

định này thì yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp phải được thể hiện
bằng văn bản hoặc bằng lời nói đã được cơ quan có thẩm quyền ghi lại thành văn bản, có
chữ kí hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Có thể hiểu pháp luật yêu cầu người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp phải trực tiếp thể hiện ý chí của mình và chịu sự ràng buộc nhất
định với yêu cầu đó.
1.5. Trường hợp bị hại, người đại diện hợp pháp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Trong trường hợp khỏi tố vụ án hình sự theo u cầu của bị hại thì ngồi căn cứ à
dấu hiệu tội phạm được xác định dựa trên các cơ sở được quy định tại Điều 143
BLTTHS 2015 (tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên
phương tiện thông tin đại chúng; ...) thì bắt buộc phải có u cầu của bị hại trước khi
khởi tố. Chỉ khi nào bị hại đưa ra yêu cầu khỏi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm
quyền khởi tố mới được ra quyết định khỏi tố vụ án hình sự.

Như vậy, hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khỏi tố vụ án hình sự trong các trường
hợp khỏi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là vụ án sẽ được khởi tố và giải quyết

3 Trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, thì yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại phải thể
hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đến trực tiếp trình bày thì
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố để họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản
do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho Cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án

5

theo thủ tục chung.
Trong trường hợp khỏi tố vụ án hình sự thì tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị hại hoặc

người đại diện hợp pháp của họ sẽ trình bày lời buộc tội tại phiên tịa. Thẩm quyền khỏi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là Cơ quan điều tra trong CAND, cơ quan điều
tra hình sự trong QĐND, VKS.

1.6. Trường hợp bị hại, người đại diện hợp pháp khơng u cầu khởi tố vụ án hình sự

Như đã phân tích ở trên, đối với các tội danh đó, bị hại có quyền quyết định có hay
khơng khới tố vụ án hình sự. Nếu bị hại không yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng khơng
có quyền khởi tố vụ án. Do vậy, hậu quả pháp lý của việc bị hại không yêu cầu khởi tố
vụ án hình sự như sau:

Thứ nhất: Khơng khởi tố vụ án hình sự
Khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tội phạm quy định tại khoản 1
các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại
hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”. Như vậy đối với trường hợp khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại mà bị hại khơng u cầu thì cơ quan có thẩm
quyền khơng khởi tố vụ án hình sự.
Thứ hai: Hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự
Theo khoản 1 Điều 188 BLTTHS năm 2015 nếu vụ án thuộc trường hợp khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại mà đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định
khởi tố vụ án hình sự và thơng báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về
tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì
chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố
Theo Khoản 1 Điều 248 BLTTHS năm 2015 Viện kiểm sát quyết định khơng truy tố
và ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầ của bị
hại. Quyết định này chỉ được ra trong giai đoạn truy tố và chỉ do chủ thể duy nhất là
Viện kiểm sát ban hành.
1.7. Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Bên cạnh việc trao quyền có hay khơng khởi tố vụ án hình sự cho bị hại và người đại
diện của hộ trong một số trường hợp thì BLTTHS năm 2015 còn cho phép rút lại yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự. Cụ thể như sau:
1.7.1. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 đã chỉ ra rõ chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi

tố là “Người đã yêu cầu khởi tố”. Theo đó, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị
hại có quyền rút lại yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

6

1.7.2. Thời gian rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Theo Cơng văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 hướng dẫn về việc người đã

yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại Điều 155 BLTTHS năm 2015. Theo đó,
Cơng văn đã nêu rõ “bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố tại bất kỳ thời điểm nào”

Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã mở rộng thời điểm rút lại yêu cầu khởi tố vụ án hình
sự. Cho phép người có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút ở bất cứ thời điểm
nào. Việc này đã tạo điều kiện cho bị hại và người bị khởi tố khi đã thống nhất giải quyết
tình cảm với nhau thì có thể rút lại u cầu khởi tố một cách dễ dàng hơn.
1.7.3. Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố

Vụ án phải được đình chỉ: Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ”. Dọ
vậy trong trường hợp này nếu người yêu cầu khởi tố rú yêu cầu khởi tố thì cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra tùy
theo giia đoạn tố tụng xyar ra sự kiện rút yêu cầu. Tuy nhiên, trường hợp có căn cứ xác
định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng
bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người rút u cầu khơng có quyền yêu cầu khởi tố lại: Khoản 3 Điều 155 BLTTHS
năm 2015 còn quy định: “Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút u cầu khởi tố
thì khơng có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Như vậy, quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thuộc về bị hại và người đại diện của

họ. Khi đã rút u cầu khởi tố thì khơng được phép u cầu khởi tố lại nữa, tức là họ đã
mất quyền yêu cầu chỉ trừ trường hợp việc rút yêu này là do bị ép buộc, cưỡng bức.

Án phí: Theo khoản 3 Điều 136 BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp vụ án khởi
tố theo yêu cầu của bị hại bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì bị hại
phải chịu án phí.
2. Đánh giá quy định của pháp luật và nêu kiến nghị hồn thiện chế định khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại
2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 đã kế thừa thành tựu của BLTTHS năm 2003 về quy
định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Qua đó, vừa đảm bảo quyền lợi của bị
hại vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước góp phần ổn định trật tự xã hội và sự đoàn kết, gắn
bó trong cộng đồng dân cư.

Thứ hai, BLTTHS năm 2015 đã quy định thêm trường hợp bị hại đã chết thì người
đại diện của họ có quyền u cầu khởi tố vụ án hình sự. Bên cạnh đó, BLTTHS cịn mở

7

rộng phạm vi chủ thể có tư cách bị hại, vì thế mà phạm vi chủ thể có quyền u cầu khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cũng được mở rộng không chỉ là cá nhân mà còn
bao gồm các các cơ quan, tổ chức. Qua đó góp phần đảm bảo cơng bằng trong việc thực
thi pháp luật.

Thứ ba, về kỹ thuật lập pháp quy định “Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút
yêu cầu khởi tố thì khơng có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép
buộc, cưỡng bức” là hợp lý vì cả bị hại và người đại diện của họ đều là chủ thể của
quyền rút yêu cầu khởi tố, việc quy định cả hai chủ thể trên đều không được yêu cầu
khởi tố lại là phù hợp hơn so với quy định của BLTTHS năm 2003.


Thứ tư, Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của BLTTHS 2015 có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đã loại bỏ Điều 226 ra khỏi các tội chỉ
được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Bên cạnh đó, sửa đổi khoản 1 Điều 155, khoản 8
Điều 157 của BLTTHS theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền chủ động khởi tố
(không cần yêu cầu khởi tố của bị hại) đối với hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với cả nhãn tăng cường bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam,
vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và góp phần phát triển kinh tế4.
2.2. Hạn chế

Mặc dù, so với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi phù
hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Thế nhưng, trong quá trình thi hành điều luật,
quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đã bộc lộ những điều hạn chế
nhất định, ảnh hưởng đến hoạt động xét xử cũng như công tác thực thi các quy định pháp
luật. Cụ thể như sau:
2.2.1. Phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại còn chưa phù hợp.

BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chín tội chỉ được khởi tố
khi có yêu cầu của bị hại. Tuy nhiên, trong số đố có các tội khơng phù hợp như tội Hiếp
dâm và Cưỡng dâm, đây là hai tội xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức, truyền thống
của dân tộc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống của bị hại, nên nếu quy
định chỉ được khởi tố khi có u cầu của bị hại sẽ khơng đủ tính răn đe và phịng ngừa.

Ngồi ra, một số tội cần thiết được quy định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị
hại nhưng lại khơng được quy định. Điển hình như hiện nay, các vụ án về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ xảy ra rất phổ biến và hầu hết các trường hợp này các
bên đều mong muốn được tự giải quyết với nhau. Tuy nhiên, BLTTHS không quy định

4 Quốc hội biểu quyết thông quan Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự, tại địa chỉ:

truy cập ngày: 20/12/2021

8

các tội này thuộc vào trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại nên các cơ
quan tiến hành tố tụng vẫn phải đưa vụ án ra khởi tố theo quy định. Điều này là không
phù hợp với thực tiễn xã hội.
2.2.2. Bất cập trong việc xác định quyền yêu cầu khởi tố khi vụ án thuộc trường hợp
nhiều người có quyền yêu cầu khởi tố

Có rất nhiều trường hợp một vụ án có thể có nhiều bị hại. Do đó dẫn đến trường hợp
nếu chỉ một trong số các bị hại yêu cầu khởi tố còn các bị hại khác lại không muốn khởi
tố do những nguyên nhân khác nhau và trong vụ án có nhiều bị hại đã yêu cầu khởi tố
nhưng chỉ một trong số đó rút yêu cầu khởi tố5. Thì lúc này sẽ giải quyết ra sao? Do
BLTTHS năm 2015 chưa quy định rõ trường hợp này nên trong thực tiễn mỗi nơi lại giải
quyết một cách khác nhau, từ đó dẫn đến việc thực hiện pháp luật thiếu tính thống nhất.
2.2.3. Chưa có quy định về nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố

Mục đích của khởi tố vụ án hình sự là giải quyết vụ án hình sự theo quy định của
pháp luật thơng qua quyết định trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, đảm bảo quyền
lợi cho người bị hại. Tuy nhiên, nếu đơn yêu cầu không thể hiện rõ yêu cầu khởi tố vụ án
hoặc chỉ yêu cầu chung chung là xử lý sự việc theo pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố
tụng phải giải quyết như thế nào?

Một vấn đề khác đặt ra là đơn tố cáo, tố giác có phải là đơn yêu cầu khởi tố vụ án
hình sự hay khơng? Trường hợp này cần có những hướng dẫn cụ thể để cơ quan có thẩm
quyền tố tụng áp dụng thống nhất trên thực tiễn.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật

Những kiến nghị này nhằm khắc phục những hạn chế, tồn đọng của chế định khởi tố

vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại mà em đã trình bày ở mục trên.
2.3.1. Quy định lại phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Xuất phát từ bất cập điều luật quy định phạm vi các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu
của bị hại còn chưa hợp lý. Nên em có kiến nghị quy định lại phạm vi các tội. Theo đó,
xem xét loại bỏ hai tội Hiếp dâm và Cưỡng dâm ra khỏi điều luật vì tính chất và mức độ
gây ảnh hưởng của hành vi là rất cao nên cần thiết phải bị khởi tố trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, nên quy định thêm các tội điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vào
phạm vi các tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại.
2.3.2. Thống nhất cách giải quyết trường hợp vụ án có nhiều bị hại

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị hại nhưng khơng phải tất cả bị hại yêu cầu khởi
tố và trường hợp vụ án có nhiều bị hại đã yêu cầu khởi tố nhưng chỉ một trong số đó rút

5 Vũ Gia Lâm, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại – Những vướng mắc khi thực hiện và kiến nghị khắc phục, Tạp chí
Luật học số 12/2007

9

yêu cầu khởi tố thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra
và giải quyết toàn diện các vấn đề trong vụ án, xác định đầy đủ trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội, phải đặt lợi ích của tất cả bị hại bên cạnh lợi ích của từng bị hại cũng
như lợi ích chung của xã hội trong việc xử lý hành vi phạm tội. Tức là chỉ cần có u cầu
khởi tố của bị hại thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải tiến hành tố tụng bình thường để
bảo vệ quyền lợi của những chủ thể này.

Tuy nhiên khi xét xử, cần chú ý đến quyền lợi của bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc
đã rút yêu cầu khởi tố. Để đảm bảo quyền lợi của họ, tịa án khơng cần triệu tập họ tới
phiên tịa và cũng khơng giải quyết những vấn đề liên quan đến họ.
2.3.3. Quy định nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố


Đối với các vụ yêu cầu của bị hại là căn cứ bắt buộc để khởi tố vụ án do vậy trong
trường hợp đơn yêu cầu không thể hiện rõ yêu cầu khởi tố vụ án hoặc chỉ yêu cầu chung
chung là xử lý sự việc theo pháp luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải hướng dẫn
người yêu cầu để họ xác định lại chính xác nội dung yêu cầu và làm đơn cho phù hợp,
tránh trường hợp nội dung yêu cầu của người khởi tố khơng rõ ràng, dẫn đến việc giải
quyết vụ án có vướng mắc.

Đồng thời, khi áp dụng cần thống nhất, đơn tố cáo, tố giác không phải là đơn yêu cầu
khởi tố. Em cho rằng đơn tố cáo, tố giác tội phạm chỉ là cơ sở ban đầu để cơ quan có
thẩm quyền xác minh, sau khi tiến hành xác minh nếu có dấu hiệu tội phạm thì người bị
hại phải làm tiếp đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Bên cạnh đó, hình thức u cầu khởi tố và
rút yêu cầu khởi tố phải thể hiện trong đơn, trừ trường hợp đặc biệt người bị hại khơng
thể làm đơn được vì lý do khách quan thì được quyền yêu cầu bằng miệng.

KẾT LUẬN
Trải qua nhiều bộ luật, chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại đã có nhiều
thay đổi, thì cơ bản những quy định của BLTTHS về vấn đề này đã tương đối phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta. Tuy nhiên, do tình
hình xã hội thay đổi liên tục, pháp luật chỉ có thể dự liệu nên khơng tránh khỏi những bất
cập, thiếu xót trong q trình thực thi. Do vậy, trong tương lai những chế định về khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cần phải sửa đổi, bổ sung để thực sự phát huy hiệu
quả trong việc bảo vệ quyền lợi của bị hại, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003

10


3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự 2021
4. Thơng tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định quy định về phối
hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của bộ
luật tố tụng hình sự
5. Công văn Số: 254/TANDTC-PC về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút
yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của BLTTHS

Sách, báo, tạp chí
6. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, 2021
7. Hồng lan Phương (2009), Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học
8. Nguyễn Đức Thái 92015), Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng
hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học
Vũ Gia Lâm, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại – Những vướng mắc khi thực
hiện và kiến nghị khắc phục, Tạp chí Luật học số 12/2007

Internet/Website
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng cam kết quốc tế
và yêu cầu thực tiễn, tại địa chỉ: />truy cập ngày: 20/12/2021
10. ThS. Lê Đình nghĩa, Bàn về khởi tố, giải quyết vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại,
Tạp chí điện thử Tịa án nhân dân, tại địa chỉ:
/>yeu-cau-cua-bi-hai, truy cập ngày 21/12/2021

PHỤ LỤC

11

Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm duy trì trật tự và cơng lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể

can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu
cầu khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án.

Đó là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm
phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi
tố vụ án, lợi ích về mặt xã hội có thể khơng lớn mà cịn có khả năng làm tổn thương
thêm về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì vậy, nhà làm luật đã xác lập một khả năng,
điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay khơng. Với quy định đó, nhà
làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do
hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt
tinh thần, danh dự khơng cần thiết có thể có đối với người bị hại.

Dưới đây là văn bản quy định rõ thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị
hại và người đại diện hợp pháp của họ.

Công văn Số: 254/TANDTC-PC
Về vấn đề người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều
155 của BLTTHS, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì: “Trường hợp
người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn
cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc,
cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Khác với Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 20031, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khơng giới hạn về thời điểm mà người

12

đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà các Tòa án giải

quyết như sau:
Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm: Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu trước
ngày mở phiên tịa sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a
khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp
người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử hoặc
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều
155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp sau
khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu thì Tịa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo
để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.
Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm: Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn
xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử
hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều
155 và Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ
vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút u cầu, khơng phải do lỗi của
Tòa án cấp sơ thẩm.

Trên đây là những ý kiến, quan điểm của em về đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Em hy vọng các thầy/cơ trong tổ bộ mơn có thể nhận xét, góp ý để đề tài của em được
hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!

13


×