Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 57 trang )

Luận văn tốt nghiệp đại học
GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khoa Luật



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỀ TÀI:
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU
CỦA BỊ HẠI
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

SVTH: Thái Hoàng Dủng

Bộ môn: Luật Tư Pháp

MSSV: 5095315
Lớp: Luật Hành Chính – K35

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ........................................................................ 8
1.1.

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ .............................................................................. 8

1.1.1.

Khái niệm về giai đoạn khởi tố .................................................................... 8

1.1.2.

Đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự............................................ 9

1.1.2.1. Các chủ thể tiến hành các hoạt động trong giai đoạn khởi tố ........................ 9
1.1.2.2. Hành vi tố tụng đặc trưng ............................................................................... 9
1.1.2.3. Văn bản tố tụng đặc trưng trong giai đoạn khởi tố ...................................... 10
1.1.3.
1.2.

Nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự....................... 11
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ...... 14

1.2.1.
Khái niệm và đặc điểm của chế định Khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của ngƣời bị hại.................................................................................................. 14
1.2.1.1. Khái niệm Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại .................. 14

1.2.1.2. Đặc điểm của khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại ........................................... 15
1.2.2.

Cơ sở lý luận của việc Khởi tố vụ án theo yêu cầu ngƣời bị hại ............. 18

1.2.2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của quy định về khởi tố theo yêu cầu bị hại ..... 18
1.2.2.2. Các nguyên tắc đặc thù của chế định Khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại………….. .................................................................................................................... 21
Chƣơng 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU
CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................... 26
2.1.

YÊU CẦU CỦA VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU

CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ...................................................................................................... 26
2.1.1.

Những trƣờng hợp chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại ...... 26

2.1.2.

Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố .............................................................. 28

2.1.3.

Hình thức, thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ................................ 32

2.1.4.

Hậu quả của việc yêu cầu khởi tố .............................................................. 33


2.2.

RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ

ÁN KHỞI TỐ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI............................................. 35
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

2.2.1.
Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những
trƣờng hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại ................................................. 35
2.2.2.

Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ........................................... 37

2.2.3.
Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án theo yêu cầu bị
hại………… ...................................................................................................................... 38
Chƣơng 3: MỘT SỐ VƢỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI. ..................................................................... 42
3.1.


MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VÀ NHỮNG

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỊ ÁN HÌNH SỰ THEO
YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ................................................................................... 42
3.1.1.
Trong quy định của luật tại Điều 104 và Điều 105 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 ............................................................................................................. 42
3.1.1.1. Những bất cập trong quy định của luật ........................................................ 42
3.1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................... 43
3.1.2.
Chủ thể có quyền yêu cầu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
ngƣời bị hại....................................................................................................................... 44
3.1.2.1. Một số tồn tại của vấn đề .............................................................................. 44
3.1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................... 45
3.1.3.
Quyền của ngƣời bị tình nghi khi ngƣời bị hại rút yêu cầu khởi tố
vụ án…………… .............................................................................................................. 46
3.1.3.1. Một số bất cập trong quy định của luật ........................................................ 46
3.1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện. .................................................................................... 47
3.2.

MỘT SỐ BẤT CẬP TRÊN THỰC TẾ ÁP DỤNG VÀ NHỮNG KIẾN

NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU
CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ............................................................................................ 47
3.2.1.
Rút yêu cầu khởi tố trong trƣờng hợp vụ án có nhiều bị can, nhiều
bị hại…………….............................................................................................................. 47
3.2.1.1. Vướng mắc trên thực tế áp dụng ................................................................... 47
3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................... 48

3.2.2.

Ngƣời bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa sơ thẩm ....................... 49

3.2.2.1. Tồn tại của vấn đề ......................................................................................... 49
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

3.2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................... 49
3.2.3.

Ngƣời bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa sơ thẩm ........................... 50

3.2.3.1. Thực tế áp dụng ............................................................................................. 50
3.2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện ..................................................................................... 51
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 55

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp đại học


GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến luật Hình Sự, luật Tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật nƣớc ta,
chúng ta thƣờng liên tƣởng đến sự trừng phạt của Nhà nƣớc, chủ thể sẽ mặc nhiên
đứng ra duy truỳ trật tự xã hội bằng sức mạnh cƣỡng chế của mình khi có tội phạm
xảy ra và dƣờng nhƣ sự thỏa thuận là khó đƣợc chấp nhận, khi mà mối quan hệ
trong pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nƣớc. Nhƣng từ khi Bộ
luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 đƣợc ban hành và thông qua đã chính
thức ghi nhận tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 quy định những trƣờng hợp
cơ quan có thẩm quyền chỉ đƣợc Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị
hại và quy định này vẫn tồn tại và đƣợc kế thừa cho đến bây giờ.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 tiếp tục ghi nhận chế định Khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của ngƣời bị hại tại Điều 105. Khi nhận đƣợc sự giáo dục về pháp luật
tố tụng hình sự trên giảng đƣờng Đại học trong chƣơng trình đào tạo cử nhân luật
tại Khoa Luật – Đại học Cần Thơ và trong suốt quá trình tìm hiểu môn học, đặc biệt
là chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại, nhận thấy đƣợc tác
dụng to lớn của quy định này tạo đƣợc sự hài hoà của lợi ích công và tƣ bởi ngƣời
bị hại đƣợc phép quyết định lựa chọn cách giải quyết khác cho mình mà họ nghĩ
rằng nó là cách giải quyết phù hợp là tự giải quyết hay yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết, rất nhiều những trƣờng hợp ở thực tế đƣợc chính ngƣời bị hại đã
lựa chọn cách giải quyết cho mình và tự dàn xếp mọi việc, điều đó có tác dụng rất
lớn cho các cơ quan tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự giảm tải số
lƣợng án, góp phần trong công cuộc cải cách tƣ pháp nƣớc ta…Nhƣng song đó, vẫn
không ít những bất cập còn tồn tại xung quanh chế định này giữa việc quy định của
luật và thực tế áp dụng, gây khó khăn trong quá trình thực thi quy định không thống
nhất ở các cơ quan áp dụng. Vì những lý do trên, ngƣời viết muốn hoàn thành luận
văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình với đề tài này trƣớc tiên là với mục đích chính

trƣớc tiên là củng cố lại những kiến thức pháp lý nền tảng trong quá trình học tập
cho công việc sau này, và muốn góp thêm một nguồn tài liệu tham khảo về những
vấn đề xung quang chế định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại
trong pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

2. Phạm vi nghiên cứu
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu ở những khái cạnh pháp lý khác, thực tế
khác nhau, cách nhìn nhận khác nhau,… nhƣng việc áp dụng chế định này vẫn còn
không ích những khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu của
mình ngƣời viết chỉ muốn tìm hiểu chế định này tập trung trong quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và thực tiễn áp dụng, thông qua đó đề
xuất những ý kiến cá nhân nhƣ thêm một tài liệu tham khảo góp phần để tìm hiểu rõ
hơn chế định này trong pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta hiện hành
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề “Khởi tố theo yêu cầu của nguời bị hại” không
nhằm mục đích là cải cách hệ thống tƣ pháp nƣớc ta. Mà qua đó, chỉ muốn tìm hiểu
sâu hơn về chế định này qua đó góp phần cũng cố lại những kiến thức căn bản về
pháp lý cho bản thân trong quá trình học tập. Cũng góp phần ý kiến gợi mở những
kiến nghị hoàn thiện hơn chế định này nhƣ tạo thêm một nguồn tƣ liệu tham khảo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này ngƣời viết đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
khác nhau bao gồm: phƣơng pháp nghiên cứu luật viết, liệt kê, thu thập tài liệu và
phƣơng pháp xử lý tài liệu
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn ngoài lời mục lục, lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
Chƣơng 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU
CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI
TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Sự hiểu biết của con ngƣời luôn luôn hạn hẹp so với cuộc sống. Ngƣời viết hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này bằng sự cố gắn, nổ lực, kiến thức bản thân có đƣợc và
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

tìm hiểu trên cơ sở hƣớng dẫn của Giáo viên hƣớng dẫn luận văn. Nhƣng trong quá
trình hoàn thành luận văn này không thể tránh khỏi sự hạn chế trong quá trình
nghiên cứu vì kiến thức bản thân còn hạn hẹp, chƣa có kinh nghiệm nghiên cứu
nhiều. Những ý kiến đóng góp cho sự hoàn thiện luận văn và kiến thức của ngƣời
viết luôn luôn là những điều rất quý báu.


Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN
HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
1.1. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm về giai đoạn khởi tố
Quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự sẽ
trải qua các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và hai thủ tục
đặt biệt là thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong các giai đoạn tố tụng tiến hành giải quyết vụ án hình sự thì giai đoạn khởi tố
là giai đoạn bắt buộc phải có khi bắt đầu tiến hành giải quyết vụ án và đây là một
trong những giai đoạn rất quan trọng trong quá trình tố tụng diễn ra. Bởi nó mang
tính định hƣớng cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự mà đặc biệt là sự
định hƣớng cho quá trình điều tra xác minh tội phạm.
Những hành vi xâm phạm khách thể đƣợc luật hình sự bảo vệ chỉ bị xem là tội
phạm khi và chỉ khi hành vi đó thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
yếu tố chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Một hành vi khi thiếu
đi một trong các yếu tố cấu thành tội phạm đã liệt kê thì không thể bị xem là tội
phạm.
Việc bƣớc đầu xác định có tội phạm xảy ra hay không phải dựa vào những thông tin
ban đầu tiếp nhận đƣợc (nơi dấu hiệu tội phạm đƣợc phản ánh). Sau khi kiểm tra
xác minh bằng các nghiệp vụ chuyên môn và đi đến kết luận có dấu hiệu tội phạm
xảy ra hay không và nếu có dấu hiệu tội phạm xảy ra và đáp ứng đầy đủ các điều

kiện chung(1) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 thì vụ
việc mới đƣợc khởi tố theo quy định Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và đây
cũng là cơ sở pháp lý chính thức đƣa vụ án hình sự vào giai đoạn điều tra làm rõ.
Cần phải phân biệt đƣợc hoạt động xác minh ban đầu và giai đoạn điều tra làm rõ
vấn đề. Những hoạt động xác minh ban đầu nhằm mục đích xác định có dấu hiệu tội
phạm xảy ra hay không chứ không nhằm mục đích là xác định tội phạm. Một cách
khái quát nhất đây là những “thao tác” ban đầu để xác minh và đi đến quyết định
khởi tố hay không khởi tố mà thôi. Nếu quyết định khởi tố đƣợc các chủ thể có
(1)

Những điều liện chung khi muốn khởi tố vụ án: Có dấu hiệu tội phạm, không thuộc trƣờng hợp không

đƣợc khởi tố và nếu là những trƣờng hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại thì phải có thêm yêu cầu
khởi tố.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

quyền đƣa ra thì những bƣớc tiếp theo trong quá trình tố tụng kế tiếp sẽ bắt đầu khi
có quyết định khởi tố.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong giai đoạn này các cơ quan tiến hành
tố tụng xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra hay không và ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu

từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đƣợc tin tức về tội phạm và kết thúc bằng một
trong hai quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
1.1.2. Đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
1.1.2.1. Các chủ thể tiến hành các hoạt động trong giai đoạn khởi tố
Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự các chủ thể có thẩm quyền đƣợc luật quy định
rộng hơn các giai đoạn khác; ví dụ: Giai đoạn truy tố thì chỉ có Viện kiểm sát, giai
đoạn xét xử là trách nhiệm của Toà án...Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
hiện hành các chủ thể có thẩm quyền khởi tố đƣợc quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003 bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử, Bộ
đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát biển và một số cơ
quan khác thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Cũng có những cách gọi
khác nhau của các tác giả nghiên cứu về cách gọi hay nhóm các cơ quan này theo
những tiêu chí riêng và cũng có thể tóm tắt ngắn gọn lại nhƣ sau: Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử, Cơ quan điều tra ban đầu.(2) Xét về số lƣợng các
chủ thể có thẩm quyền khởi tố so với các giai đoạn khác nhƣ giai đoạn điều tra thì
chỉ có cơ quan điều tra, giai đoạn truy tố là trách nhiệm của Viện kiểm sát, giai đoạn
xét xử vụ án là việc của toà án…thì ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có số lƣợng
chủ thể đƣợc luật ghi nhận có thẩm quyền khởi tố là nhiều nhất
1.1.2.2.

Hành vi tố tụng đặc trưng

Trong giai đoạn đầu khi tiếp cận vụ việc xảy ra, các thông tin ban đầu về vụ việc
đƣợc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành là xác minh nguồn thông tin tiếp nhận về
tội phạm dƣới các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn nhƣ: lấy lời khai của ngƣời bị
tạm giữ, xem xét dấu vết trên thân thể của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp
luật, khám nghiệm hiện trƣờng,…ghi nhận và xác minh thông tin về tội phạm một
cách khách quan thông tin tiếp nhận. Hay nói một cách ngắn gọn, ở giai đoạn khởi tố
(2)


Ths. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Phần 2, Khoa luật -

Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.10.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

những chủ thể có quyền chỉ xác định các thông tin ban đầu về sự việc xảy ra và xác
định có hay không có dấu hiệu tội phạm để đi đến quyết định là có khởi tố vụ án hình
sự hay không.
Đôi khi trong quá trình giải quyết vụ án rất dễ có xảy ra sự nhầm lẫn những hành vi
trong giai đoạn khởi tố này với những hoạt động đƣợc thực hiện trong giai đoạn
điều tra, những hoạt động đã diễn ra ở giai đoạn khởi tố hoàn toàn có thể đƣợc lập
lại ở giai đoạn điều tra nhƣ: lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên
thân thể của ngƣời bị tạm giữ theo quy định của pháp luật, khám nghiệm hiện
trƣờng, mổ tử thi... Nhƣng điểm khác biệt để phân định chính là ở giai đoạn điều tra
các chủ thể tiến hành điều tra phải xác định đƣợc tội phạm và ngƣời thực hiện hành
vi phạm tội hay nói một cách cụ thể là chứng minh đƣợc tội phạm và ngƣời phạm
tội, còn ở giai đoạn khởi tố hoạt động sẽ dừng lại khi đạt đƣợc kết quả là cơ quan có
thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay là quyết định không khởi tố
vụ án hình sự.
1.1.2.3.

Văn bản tố tụng đặc trưng trong giai đoạn khởi tố


Trong quá trình khởi tố vụ án hình sự, có thể nói văn bản tố tụng đặc trƣng nhất của
giai đoạn này là quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự sau
khi thực hiện hoạt động sơ bộ ban đầu xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra hay
không. Nếu có dấu hiệu tội phạm đƣợc phản ánh theo quy định tại Điều 100 của
BLTTHS năm 2003 và không thuộc trƣờng hợp không đƣợc khởi tố theo Điều 107
của BLTTHS năm 2003 (nếu thuộc vào những trƣờng hợp chỉ đƣợc khởi tố theo yêu
cầu của ngƣời bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 thì phải có thêm yêu
cầu khởi tố của ngƣời bị hại) thì chủ thể có quyền sẽ ra quyết định khởi tố khởi tố
vụ án hình sự và ngƣợc lại sẽ là quyết định không khởi tố vụ án.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự: là hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự bằng văn bản tố tụng xác định một sự việc pháp lý có dấu hiệu
tội phạm, mà cụ thể tội phạm này đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 đƣợc
sửa đổi bổ sung năm 2009. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở của các giai
đoạn tố tụng tiếp theo trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự mà giai đoạn
liền kề là giai đoạn điều tra, quyết định này phát sinh nhiều quan hệ tố tụng khác
giữa cơ quan tố tụng và những ngƣời tiến hành tố tụng. Hoạt động điều tra và việc

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời chỉ đƣợc thực hiện sau khi có quyết
định khởi tố.(3)
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: là hành vi pháp lý của chủ thể có thẩm

quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản cụ thể là quyết định không
tiến hành khởi tố hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến
hành đối với hành vi ban đầu bị tình nghi là tội phạm khi có những căn cứ nhất định
làm nền tảng cho quyết định này.
Cần phân định rõ một số vấn đề giữa quyết định khởi tố và không khởi tố vụ án
hình sự để hiểu rõ vấn đề nhƣ sau:
Một là, quyết định khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự đây là hai văn bản mà nội
dung của chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu là quyết định khởi tố đƣợc đƣa ra sau
quá trình tiếp cận sơ bộ thì sẽ mở ra các hoạt động tố tụng khác nhau tiếp theo nhƣ:
Điều tra, truy tố, xét xử…và quyết định này đƣợc đƣa ra ở giai đoạn phát hiện dấu
hiệu tội phạm và không thuộc những trƣờng hợp không đƣợc khởi tố (quy định tại
Điều 107, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) và nếu là những trƣờng hợp thuộc
khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại thì cũng phải đáp ứng thêm điều kiện là có
yêu cầu khởi tố của ngƣời bị hại.
Còn quyết định không khởi tố xem nhƣ sự đánh dấu mốc thời gian không tiến hành
hoạt động tiếp theo nữa của quá trình tố tụng hình sự, chấm dứt mọi hoạt động tố
tụng hình sự đã hoặc đang đƣợc tiến hành.
Hai là, việc ra quyết định khởi tố là một hành vi tố tụng trong quá trình tố tụng giải
quyết vụ án hình sự, còn việc ra quyết định không khởi tố chỉ là hành vi pháp lý
chấm dứt các hoạt động tố tụng đã hoặc đang diễn ra.
1.1.3. Nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Quá trình tố tụng hình sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy khác nhau nhƣng
tất cả các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau và mang nhiều nét đặc
thù. Khi tiếp nhận các thông tin cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự xác
định có dấu hiệu tội phạm hay không ( Điều100, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003)
và có hay không căn cứ không khởi tố vụ án hình sự ( Điều107, Bộ luật Tố tụng

(3)

Ngoại lệ: trong một số trƣờng hợp cần thiết phải làm sáng tỏ tƣ liệu đầu tiên, xác định hoàn cảnh, địa điểm

xảy ra tội phạm, thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trƣờng…Trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội
quả tang thì có thể bắt ngƣời trƣớc khi khởi tố.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

hình sự năm 2003), có thuộc trƣờng hợp khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại hay
không, từ đó mới ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.
Ví dụ: Theo thông tin của người dân và các phương tiện thông tin đại chúng đăng
tải vụ việc: Vào trưa ngày 15 tháng 9, một phụ nữ đã điện thoại đến trại hòm N đặt
mua hai chiếc quan tài và yêu cầu chở đến đặt trước cửa nhà ông Hồ Văn P (là một
thiếu tá công an) đang ngụ Phường 5, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.(4)
Sau khi sự việc xảy ra đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng đăng tải cơ quan có
thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp cận vụ việc và có thể thực hiện một số hoạt động kiểm
tra xem: nội dung có đúng nhƣ những thông tin đƣợc phản ánh hay không, hai chiếc
quan tài có mặt tại nhà của ông P hay không, hai chiếc quan tài có mặt khi
nào,…bên trong quan tài có chứa gì không,…trong quá trình tiếp cận cơ quan có
thẩm quyền nếu xác định có dấu hiệu tội phạm và đủ điều kiện thì tiến hành khởi tố
vụ án.
Ngoài những nhiệm vụ, mục tiêu riêng cần đạt đƣợc trong giai đoạn khởi tố thì đồng
thời mục tiêu chung phải luôn luôn đƣợc chú trọng và tổng hợp mục tiêu của tất cả
các giai đoạn hợp thành mục tiêu chung lớn nhất khi tiến hành giải quyết vụ án hình
sự là: “Phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi
phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1, Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2003). Toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi
tất cả các giai đoạn phải đƣợc tổ chức tốt và đặc biệt là ở giai đoạn khởi tố, nếu
không tổ chức tốt trong giai đoạn này thì có thể không thể phát hiện dấu hiệu tội
phạm hoặc chậm trễ phát hiện,…những điều này rất có thể gây khó khăn cho quá
trình giải quyết vụ án hình sự, quá trình tố tụng có thể không diễn ra đúng mục đích,
mục tiêu. Nếu quá trình khởi tố không đƣợc thực hiện nghiêm túc gây ra nhiều hậu
quả: không xác định đƣợc dấu hiệu tội phạm chính xác thì việc định hƣớng cho quá
trình điều tra có thể bị lệch hƣớng trong quá trình chứng minh tội phạm gây rất
nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến có thẩm quyền khi tiến hành giải quyết vụ án.
Ví dụ: Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 4.11, người dân xóm 8 xã Hậu Thành, huyện
Yên Thành (Nghệ An) bàn hoàng khi phát hiện xác một người đàn ông bị chém
nhiều nhát bên ruộng lúa Nhận được tin báo, cơ quan công an xã Hậu Thành và
(4)

Thiên Phƣớc: Tặng quan tài cho cảnh sát để đánh động dư luận, Báo điện tử VNEXPRESS, 2012,
[ngày truy cập:
10-10-2012].

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

huyện Yên Thành đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Tại hiện trường cho thấy,
xác nạn trong tư thế nằm ngửa, trên mặt có nhiều vết chém, bên cạnh còn có một
kích điện bắt cá. Danh tính nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Hùng (49

tuổi, trú tại xóm 12 xã Văn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Hiện nguyên nhân
vụ việc đang được các cơ quan điều tra làm rõ.(5)
Giả sử rằng: với vụ việc đã nêu cơ quan có thẩm quyền khi tiếp cận ban đầu có thể
đƣa ra những nhận định sau: trên ngƣời nạn nhân đa chấn thƣơng, mất nhiều máu,
theo quan sát có vết thƣơng diện tích rộng, rất sâu gây mất nhiều máu có thể là
nguyên nhân dẫn đến cái chết mà không phải do kích điện gây ra cái chết. Tại hiện
trƣờng có dấu vết xô sát xảy ra. Đây là khu vực ích có ngƣời qua lại,...Cơ quan có
thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án, quá trình điều tra bắt đầu. Từ những thông tin
đã có đƣợc cơ quan điều tra có thể giới hạn lại phạm vi điều tra của mình: có thể
nạn nhân không phải tự sát chết, không phải là tai nạn do sử dụng kích điện đánh
bắt ca gây ra…, mà nạn nhân có thể đã bị giết chết. Từ nhận định này cơ quan điều
tra có thể tập trung tìm chứng cứ chứng minh, tìm hiểu các mối quan hệ của nạn
nhân, các mâu thuẫn trong đời sống thƣờng ngày của nạn nhân…Có thể thấy rằng,
nếu không có những nhận định ban đầu khi tiếp cận vụ án hay có thể những nhận
định ban đầu không chính xác sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền chỉ xác định sơ bộ sự
việc xảy ra và chỉ khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm và không thuộc trƣờng hợp
không khởi tố vụ án hình sự. Đây là những tài liệu ban đầu về tội phạm nói chung
chứ không hoàn toàn là tài liệu về ngƣời phạm tội. Trên thực tế, có rất nhiều trƣờng
hợp có những trƣờng hợp chỉ có thể bƣớc đầu xác định tội phạm mà ngƣời phạm tội
là ai vẫn chƣa biết đƣợc hay thậm chí trong một số trƣờng hợp tội phạm ẩn không
thể xác định đƣợc ngƣời phạm tội là ai. Vì vậy, theo nguyên tắc khi có dấu hiệu tội
phạm xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án chứ không đợi đến lúc
phát hiện ra ngƣời phạm tội rồi mới khởi tố vụ án và khởi tố bị can cùng một lúc
(nếu thuộc trƣờng hợp khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại thì phải có yêu cầu
khởi tố của ngƣời bị hại). Có thể thấy rằng giai đoạn khởi tố là “bƣớc tạo đà” cho

(5)

Trần Ngọc, Kinh hoàng xác người đàn ông bị chém bên ruộng lúa, Báo điện tử Lao Động, 2012,

/>[ngày truy cập: 5-11-2012].

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

các giai đoạn tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án và là quá trình có vị trí quan
trọng nhất định.
Giai đoạn khởi tố đóng một ý nghĩa quan trọng trong xuyên suốt quá trình tố tụng.
Khách thể của luật hình sự khi bị xâm phạm có đƣợc bảo vệ đúng quy định của
pháp luật hay không phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn này, bởi lẽ mọi sự thành công
luôn cần có một khởi đầu và hoa tiêu tốt.
1.2.

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của chế định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của ngƣời bị hại.
1.2.1.1. Khái niệm Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Quyền công tố của Nhà nƣớc là một trong những “công cụ” đắc lực để Nhà nƣớc
thực hiện vai trò của mình đối với xã hội, và trách nhiệm đó đƣợc bảo vệ bằng sức
mạnh cƣỡng chế Nhà nƣớc nhằm mục đích duy trì trật tự của xã hội, điều chỉnh
những hành vi sai lệch có thể làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại của Nhà nƣớc, thậm chí
loại vĩnh viễn cá nhân đó ra khỏi đời sống xã hội để duy trì trật tự chung. Các hành
vi xâm hại xâm phạm đến khách thể của luật Hình sự đƣợc quy định trong Bộ luật

Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Bất cứ cá nhân nào xâm phạm thuộc
vào các trƣờng hợp mà pháp luật hình sự điều chỉnh thì phải chịu trách nhiệm với
hành vi mà mình đã gây ra.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội cũng bắt buộc phải có
quá trình, tuân thủ quy định chung khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự tất cả đều
đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Giai đoạn khởi tố chiếm vị
trí quan trọng trong quá trình này, khi xác định một sự việc xảy ra có dấu hiệu của
tội phạm, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự; Thủ trƣởng
đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lƣợng Cảnh sát biển và
Thủ trƣởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đƣợc giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong
những trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
Nhƣng không phải ở bất cứ các trƣờng hợp nào các chủ thể này đều phải thực hiện
chức năng của mình là khởi tố vụ án khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu trên.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận rất cụ thể tại Điều 105 BLTTHS năm
2003 những trƣờng hợp mà các cơ quan có thẩm quyền dù có thẩm quyền khởi tố vụ

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

án nhƣng vẫn không đƣợc khởi tố cho dù đáp ứng đủ các điều kiện chung đƣợc quy
định tại Điều 100 và Điều 107 BLTTHS năm 2003.
Nếu những vụ án thuộc vào những trƣờng hợp đƣợc liệt kê tại khoản 1 Điều 105

BLTTHS năm 2003 quy định những trƣờng hợp chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của
ngƣời bị hại thì việc có khởi tố vụ án hay không là sự lựa của ngƣời bị hại hoặc
ngƣời đại diện hợp pháp của họ (gọi chung là ngƣời bị hại) chứ không còn là quyết
định của chủ thể có quyền khởi tố nhƣ đã liệt kê ở Điều 111, BLTTHS năm 2003.
Chính ngƣời bị hại trong trƣờng hợp này là ngƣời có quyền lựa chọn và quyết định
cách giải quyết vấn đề theo ý muốn của mình (có thể chọn cách tự dàn xếp vấn đề
hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp bảo vệ lợi ích cho mình) mà bằng sự
lựa chọn cách giải quyết đó ngƣời bị hại thấy rằng lợi ích của mình đƣợc bảo vệ tốt
nhất tho quy điịnh của pháp luật.
Có thể hiểu định nghĩa về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại nhƣ
sau:
“Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp khi vụ án hình
sự xảy ra các cơ quan có thẩm quyền không tự ý quyết định việc khởi tố, mà việc
khởi tố vụ án được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại khi đáp ứng đủ các điều
kiện về khởi tố theo quy định của pháp luật”.(6)
1.2.1.2. Đặc điểm của khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại
 Đặc điểm của công tố, tƣ tố và vấn đề khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại
Mối quan hệ giữa nhà nƣớc với cá nhân ngƣời phạm tội do chính hành vi phạm tội
phát sinh mà ra. Bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải sử dụng quyền công tố của mình để
chống lại những hành vi gây nguy hại đến sự thống trị và những lợi ích căn bản của
giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị đồng thời cũng là để nhân danh toàn xã hội
duy trì trật tự công cộng, ổn định an ninh, xã hội cho sự phát triển của một quốc gia.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam là nguyên tắc
công tố, tức là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và
Nhà nƣớc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng Hiến pháp, bằng
pháp luật và bằng cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật đƣợc ban hành bằng chính
sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc.Trong thực tế không ít những trƣờng hợp tội
phạm xảy ra không những gây thiệt hại cho ngƣời bị hại về lợi ích vật chất mà còn
(6)


GS.TSKH. Đào Trí Úc, “Mấy vấn đề cần bàn về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong
Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta”, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24, số: 6, năm
2008.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

cả tổn hại cả về tinh thần là rất lớn. Việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách
nhiệm ngƣời thực hiện tội phạm trong các trƣờng hợp mà việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi phạm tội đó có thể lại gây thêm những tổn thất lớn hơn về
tinh thần cho ngƣời bị hại và việc làm tổn thất thêm này đôi khi mang lại tác hại còn
xấu hơn so với những gì đã xảy ra cho ngƣời bị hại. Ví dụ: Tội “Hiếp dâm” Điều
111, tội “Cưỡng dâm” Điều 113…hay có thể ngƣời phạm tội là ngƣời thân duy nhất
còn lại của nạn nhân, bạn bè, ngƣời từng có ơn của ngƣời bị hại…, thì việc phải kéo
nhau ra toà kiện cáo nhau là điều hoàn toàn không ai muốn. Vì thế, để hạn chế
những trƣờng hợp khi có tội phạm xảy ra, việc khởi tố vụ án có thể gây thêm tổn
thất nặng nề hơn cho ngƣời bị hại đặc biệt là sự tổn hại về tinh thần, pháp luật quy
định những trƣờng hợp về “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại”,
tạo khả năng và điều kiện cho ngƣời bị hại đƣợc tự lựa chọn cách giải quyết hậu quả
đã xảy ra. Ngƣời bị hại có thể yêu cầu pháp luật can thiệp để giải quyết vấn đề pháp
lý liên quan hoặc là tự dàn xếp với ngƣời đã gây thiệt hại cho mình một cách ổn
thỏa và hài hoà nhất nhƣ họ mong muốn.
 Đặc điểm về chủ thể có quyền yêu cầu
Vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại đƣợc quy định tại Điều

105 BLTTHS năm 2003 bao gồm mƣời một trƣờng hợp chủ thể có quyền đƣợc yêu
cầu khởi tố đƣợc ghi nhận nhƣng hiện nay chỉ có thể áp dụng mƣời trƣờng hợp vì có
một trƣờng hợp đã bị sửa đổi(7) khi Bộ luật Hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung
năm 2009.
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố trong vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu ngƣời bị
hại có hai dạng chủ thể: chủ thể là nạn nhân của vụ án mà hành vi phạm tội gây ra
hoặc là ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại khi ngƣời bị hại là ngƣời chƣa
thành niên, ngƣời bị hại là ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Khảo sát quy định của Điều 105 BLTTHS năm 2003 chúng ta cũng thấy rằng luật
có quy định về chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố. Chủ thể có quyền yêu cầu khởi
tố vụ án thì có quyền yêu cầu rút yêu cầu khởi tố.

(7)

Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009 đã sửa đổi Điều 131 “Xâm phạm quyền tác
giả”, hiện nay đƣợc quy định tại Điều 170a “Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan” vì thế chỉ
có thể áp dụng mƣời trƣờng hợp đƣợc phép khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại theo Điều 105 BLTTHS
năm 2003.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

 Đặc điểm về nội dung của chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
ngƣời bị hại.

Đối với chế định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại. Không phải
chỉ cần có yêu cầu khởi tố của ngƣời bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có yêu
cầu là đã đủ căn cứ để tiến hành khởi tố vụ án theo thủ tục chung đƣợc mà nó chỉ là
một trong những điều kiện để tiến hành khởi tố vụ án mà thôi. Ngoài yêu cầu khởi
tố của ngƣời bị hại thì những trƣờng hợp đƣợc luật quy định chỉ khởi tố khi có yêu
cầu của ngƣời bại muốn đƣợc khởi tố cũng phải đáp ứng những yêu cầu chung trong
các điều kiện để tiến hành khởi tố là: Có dấu hiệu tội phạm xảy ra và không thuộc
vào những trƣờng hợp không đƣợc khởi tố. Đối với những vụ án khác (không thuộc
những truờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yâu cầu của ngƣời bị hại) thì vụ án sẽ
đƣợc khởi tố khi đáp ứng đủ hai điều kiện căn bản là: Có dấu hiệu tội phạm xảy ra
và không thuộc vào những trƣờng hợp không đƣợc khởi tố. Đối với những vụ án
Khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại thì ngoài hai điều kiện đã phân tích trên nhƣ
những vụ án thông thƣờng khác mà vì tính chất đặc thù của chế định này còn phải
có thêm điều kiện là yêu cầu khởi tố của ngƣời bị hại hay có thể nói chính sự bày tỏ
ý chí yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp giải quyết vấn đề pháp lý đã xảy ra.
Nếu thiếu đi một trong ba điều kiện trên thì việc khởi tố những vụ án theo yêu cầu
của ngƣời bị hại sẽ không đƣợc đặt ra.
Ví dụ:Nguyễn Văn T (21 tuổi) là công nhân của một nhà máy ở Đồng Nai từng yêu
chị Đỗ Kim N (19 tuổi) cũng là công nhân tại Công ty TNHH An Nhơn 1 hoạt động
ở Đồng Nai. Vì yêu N nên nhiều lần Nguyễn Văn T bày tỏ tình cảm nhưng chị N từ
chối thẳng thừng. Một hôm, lợi dụng lúc chị N về trễ do làm thêm giờ ở công ty,
Nguyễn Văn T lợi dụng chị N đi về một mình qua đoạn đường vắng về nhà trọ đã
thực hiện hành vi hiếp dâm chị N. Sáng hôm sau chị N đã tố cáo hành vi của T với
cơ quan công an.(8)
Trong trƣờng hợp này P chỉ sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi với chị N, ngoài ra
không thực hiện hành vi khác nhƣ: cƣớp của, trộm cắp tài sản… cấu thành tội phạm
tội “hiếp dâm” thuộc khoản 1 Điều 111. Tội phạm thuộc vào những trƣờng hợp
đƣợc quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của

(8)


Nam Hải Phƣơng: Những hiểm họa rình rập giờ tan ca khu công nghiệp, Báo Mới, 2011,
/141/6747498.epi, [ngày truy cập:
29-9-2012].

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

ngƣời bị hại, các tình tiết thoả mãn các yêu cầu đặt ra tại Điều 100 và 107 BLTTHS
năm 2003, thì cho dù các có quan có thẩm quyền biết đƣợc vụ việc xảy ra nhƣng
ngƣời bị hại không có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền cũng không đƣợc
tiến hành khởi tố vì chƣa có yêu cầu của ngƣời bị hại.
Tóm lại, để có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại có
ba điều kiện sau: Có dấu hiệu tội phạm xảy ra theo quy định tại Điều 100 của
BLTTHS năm 2003 và không thuộc vào những trƣờng hợp không khởi tố vụ án
đƣợc quy định tại Điều 107 BLTTHS năm 2003 và không thể thiếu yêu cầu của
ngƣời bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
 Đặc điểm về hình thức yêu cầu
Khảo sát các quy định của BLTTHS năm 2003 chúng ta không tìm thấy bất cứ quy
định nào của luật quy định về hình thức thể hiện yêu cầu của ngƣời bị hại khi họ có
yêu cầu muốn khởi tố. Nhƣ vậy một khi họ muốn thể hiện yêu cầu của mình thì họ
phải làm nhƣ thế nào. Có phải chỉ cần dùng lời nói để thể hiện yêu cầu mà thôi hay
phải có văn bản, hình thức văn bản ra sao, cần phải thể hiện nội dung gì,…Đây còn
là những vấn đề khúc mắc trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nƣớc ta hiện

nay vẫn chƣa đƣợc quy định. Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số
05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2005 thì yêu cầu của ngƣời
bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại có thể đƣợc thể hiện bằng văn
bản hoặc lời nói đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền ghi lại thành văn bản, có chữ ký
hoặc điểm chỉ của ngƣời bị hại. Có thể hiểu rằng, hình thức thể hiện của việc yêu
cầu khởi tố trong trƣờng hợp này ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ
có thể dùng lời nói hoặc văn bản để thể hiện yêu cầu của mình, trong trƣờng hợp
ngƣời bị hại yêu cầu bằng lời nói thì phải đƣợc ghi lại bằng văn bản và nếu ngƣời bị
hại không thể ký tên vì không biết chữ hay vì lý do nào khác thì họ phải điểm chỉ.
1.2.2. Cơ sở lý luận của việc Khởi tố vụ án theo yêu cầu ngƣời bị hại
1.2.2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của quy định về khởi tố theo yêu cầu
bị hại
 Đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp.
Việc pháp luật ghi nhận những trƣờng hợp khi tội phạm xảy ra ngƣời bị hại có
quyền định đoạt và có thể chọn những phƣơng thức mà họ nghĩ là mang lại lợi ích
tối ƣu, quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại đã đáp ứng
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

đúng chủ trƣơng “Cải cách tư pháp của nước ta đến giai đoạn năm 2020” của
Đảng và Nhà nƣớc ta: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước”. Quy
định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại giúp bảo hộ đƣợc lợi ích hợp

pháp của công dân, công dân có quyền quyết định cách thức giải quyết đảm bảo quyền lợi
tốt nhất cho mình trong khi Nhà nƣớc vẫn luôn sẵng sàng can thiệp khi họ có yêu cầu.
Không dừng lại ở đây, Nghị Quyết số 49-NQ/TW của Ban chấp hành trung ƣơng đảng ban
hành năm 2005 có quy định: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù
hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai,
minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Sự tôn trọng tính dân chủ trong
mối quan hệ trong pháp luật hình sự cũng cho thấy rằng việc thừa nhận những trƣờng
hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại đã và đang đáp ứng tình hình hiện nay phù hợp xu
hƣớng cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc ta.
 Đáp ứng tình hình kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định nền kinh tế nƣớc ta có nhiều thành phần kinh tế khác
nhau từ cuối những thập niên tám mƣơi và với chủ trƣơng chủ động hội nhập và
phát triển. Bên cạnh những giá trị tích cực đạt đƣợc trong suốt quá trình hội nhập và
phát triển chung, thì sự phát triển của các loại tội phạm cũng không ngừng tăng theo
đó cũng là một điều tất yếu khi tiến hành hội nhập kinh tế, xã hội càng phát triển thì
tội phạm cũng ngày càng tinh vi, tính chất, mức độ nguy hiểm,…
Nghị Quyết Số: 49-NQ/TW năm 2005 của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng
sản Việt Nam có sự ghi nhận: “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”.Trên con
đƣờng hội nhập và phát triển của nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển thì
việc một quốc gia có nền an ninh ổn định luôn là những yếu tố cực kỳ quan trọng là
một trong những nền tảng căn bản trong việc đầu tƣ của cả trong và ngoài nƣớc.
Nếu sự bảo thủ về quyền công tố, Nhà nƣớc là chủ thể can thiệp đƣơng nhiên khi có
tội phạm xảy ra không phân biệt mức độ, hành vi, tính chất…ra sao đi nữa thì trách
nhiệm giải quyết bắc buộc phải là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Nhƣng trên thực tế
phải thừa nhận rằng các cơ quan Nhà nƣớc không thể đảm bảo đƣợc về lực lƣợng
cán bộ cũng nhƣ phƣơng tiện để thực hiện hết trách nhiệm của mình khi số lƣợng
tội phạm là rất lớn. Có thể thấy rằng việc chấp nhận sự thoã thuận cho các bên trong

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

những vụ việc không quá nghiêm trọng, trong những trƣờng hợp mà cả xã hội và
pháp luật đều có thể chấp nhận khi mà ngƣời bị hại có thể đạt đƣợc những thoả
thuận với ngƣời phạm tội về hậu quả xảy ra. Quyết định của ngƣời bị hại đối với
vấn đề pháp lý đang xảy ra có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho ngƣời bị hại cả vật
chất và tinh thần. Chính sự ghi nhận của Luật về những trƣờng hợp chỉ khởi tố theo
yêu cầu của ngƣời bị hại đã mang lại những hữu hiệu to lớn trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, giảm gánh nặng cho các cơ quan khi phải thụ lý quá nhiều
những trƣờng hợp phạm tội không quá nghiêm trọng, giúp cơ quan có thẩm quyền
tập trung giải quyết những loại án có tính chất phức tạp hơn.
Ví dụ: Tội cố ý gây thƣơng tích – Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009,
nếu nhƣ không ghi nhận những trƣờng hợp thuộc khoản 1 Điều 104 chỉ khởi tố khi
có yêu cầu của ngƣời bị hại thì một thực tế rất dễ thấy. Những hành vi phạm tội “Cố
ý gây thƣơng tích” đã và đang diễn ra rất nhiều và có thể vƣợt ngoài tầm kiểm soát
của cơ quan có thẩm quyền, trong khi đó những loại tội phạm khác lại đang có sự
phát triển chóng mặt về thủ đoạn, hành vi, tính chất, quy mô trong thời kỳ mới.
Chính quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 đã giúp giảm tải những vụ án cho
các cơ quan có thẩm quyền giúp sự tập trung và trấn áp những loại tội phạm khác
đang phát triển với những thủ đoạn tinh vi. Điều này là rất cần thiết để duy trì và ổn
định một xã hội với nền kinh tế đang trên đà phát triển trong xu thuế hội nhập.
 Từ thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua
Theo số liệu thống kê tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm

(Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011: “Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp
hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng. So với năm 2010, số vụ án có giảm hơn 956
vụ. Nhưng về tính chất, thủ đoạn, mức độ nguy hiểm lại tăng. Đặc biệt với những
loại tội phạm có sử dụng công nghệ phạm tội tăng rõ rệt”. (9)
Tình hình diễn biến tội phạm hiện nay vô cùng phức tạp trong thời kỳ mở cửa hội
nhập. Chính thực tiễn này đã chứng minh vai trò rất lớn của quy định khởi tố vụ án
theo yêu cầu của ngƣời bị hại trong việc giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan có
thẩm quyền trong quá trình giải quyết những vụ án hình sự có mức độ nghiêm
(9)

Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm: Trẻ hoá tội phạm và phạm tội nghiêm trọng, ,
[ ngày truy cập:26/7/2012].

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

trọng, ít nghiêm trọng và ngƣời bị hại có thể tự dàn xếp đƣợc vấn đề của mình, cơ
quan có thẩm quyền không quá dàn trải lực lƣợng có thể tập trung giải quyết những
loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng cao hơn là điều vô cùng
quan trọng cho việc bảo vệ trật tự xã hội nƣớc ta.
1.2.2.2.

Các nguyên tắc đặc thù của chế định Khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại


Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phƣơng châm định hƣớng, chi
phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây
dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự vào việc giải quyết vụ án hình sự. Các
nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự đƣợc quy định tại Chƣơng II BLTTHS
năm 2003 gồm 30 điều luật (từ Điều 3 đến Điều 32 BLTTHS năm 2003).
Là một phần của luật Tố tụng hình sự (thuộc giai đoạn khởi tố) khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại cũng phải đƣợc tiến hành tuân thủ theo các nguyên
tắc chung của luật tố tụng hình sự. Vì tính chất đặc thù của chế định khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại, chế định này còn có những nguyên tắc đặc
thù khi được áp dụng(10):
 Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại
Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng khi thực thi áp dụng chế định này trên
thực tế. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất là ý chí ngƣời bị hại hoặc đại diện hợp
pháp của ngƣời bị hại (gọi chung là ngƣời bị hại) là một nhân tố quyết định khi tiến
hành giải quyết vụ án hình sự có liên quan đến khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của ngƣời bị hại. Có yêu cầu cùng với những điều kiện chung của luật quy định về
khởi tố thì cơ quan thẩm quyền mới đƣợc khởi tố vụ án, khi không có yêu cầu khởi
tố thì mặc dù các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm là phải khởi tố cũng không
đƣợc khởi tố vụ án có liên quan. Chỉ có ngƣời bị hại mới có thể quyết định khởi tố
hoặc không khởi tố vụ án mà thôi.
Sự tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại còn đƣợc thể hiện ngay cả sau khi ngƣời bị hại
đã có yêu cầu khởi tố, vì lý do hợp pháp của mình ngƣời bị hại hoàn toàn có thể yêu
cầu rút lại yêu cầu khởi tố của chính mình đã yêu cầu trƣớc đó theo quy định của
pháp luật mà không cần sự can thiệp của các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự.
(10)

GS.TSKH. Đào Trí Úc, “Mấy vấn đề cần bàn về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
trong Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta”, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24, số: 6,

năm 2008.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ về hành vi của P hiếp dâm chị N là người làm chung công ty
TNHH An Nhơn 1. Nếu chị N có yêu cầu khởi tố đối với hành vi của P, đồng thời
hành vi của P cũng thoã mản các điều kiện chung tại Điều 100 và 107 BLTTHS
năm 2003 thì có quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố. Nhưng vì một lý do
nào đó chị N vẫn có thể tự nguyện rút lại yêu cầu khởi tố của mình trước ngày xét
xử vụ án với hành vi của P đã gây ra.
Có thể thấy rằng, luật đã ghi nhận sự tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại trong việc
thừa nhận chế định này rất rõ ràng. Họ có quyền định đoạt cách khắc phục hậu quả
của vấn đề pháp lý đã xảy ra, thậm chí có thể can thiệp thể hiện ý chí của mình về
việc không muốn cơ quan có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ án đã xảy ra ngay cả
khi các cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc giải quyết theo sự cho phép của luật.
 Nguyên tắc thứ hai: Chỉ đƣợc yêu cầu khởi tố trong những trƣờng hợp luật
cho phép
Khi tìm hiểu nguyên tắc thứ nhất về chế định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
cầu của ngƣời bị hại, có thể thấy đƣợc sự tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại của nhà
làm luật khi cho phép họ có thể can thiệp vào quá trình tiến hành giải quyết vụ án
hình sự, họ có quyền định đoạt hậu quả của tội phạm đã xảy ra. Nhƣng không thể
trong bất cứ trƣờng hợp nào ngƣời bị hại cũng có đƣợc quyền quyết định vấn đề xảy
ra với họ bởi mối quan hệ trong pháp luật Hình sự là mối quan hệ đƣợc điều chỉnh

giữa các nhân và Nhà nƣớc. Nhà nƣớc với trách nhiệm là chủ thể bảo vệ an ninh,
đời sống ổn định của toàn xã hội thì buộc phải thực hiện đúng vai trò của mình. Vì
thế, chỉ những trƣờng hợp mà luật cho phép đƣợc giải quyết theo yêu cầu của ngƣời
bị hại đƣợc quy định và liệt kê cụ thể tại khoản 1, Điều 105 BLTTHS năm 2003 thì
ngƣời bị hại mới đƣợc quyền quyết định cách giải quyết hậu quả của hành vi xảy ra.
Có mƣời một trƣờng hợp đƣợc liệt kê rất chi tiết:
(1) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
(2) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(3) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 106 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

(4) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 108 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009: Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời
khác
(5) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 - BLHS 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009: Tội vô ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời
khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
(6) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm

2009: Tội hiếp dâm
(7) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội cƣỡng dâm
(8) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 121 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội làm nhục ngƣời khác
(9) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 122 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009: Tội vu khống
(10) Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
(11) Đối với mƣời một trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 105-BLTTHS năm 2003
thì có một trƣờng hợp đã bị bãi bỏ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 đã đƣợc sửa đổi
năm 2009 là Điều 131: “Tội xâm phạm quyền tác giả”, Bộ luật Hình sự năm 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ Điều 131, và trong Bộ luật Hình sự hiện hành
tội phạm Xâm phạm quyền tác giả đƣợc quy định tại Điều 170a*: “Tội xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan”.
 Nguyên tắc thứ ba: Đã rút yêu cầu khởi tố thì không đƣợc yêu cầu lại
Đối với những vụ án thuộc vào trƣờng hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị
hại, việc thể hiện ý chí của ngƣời bị hại là rất quan trọng và đƣợc luật ghi nhận rất
cụ thể. Nhƣng sự cho phép này cũng có những giới hạn riêng của nó, không để cho
chủ thể có quyền lạm dụng sự cho phép này của pháp luật. Nếu không có những sự
hạn chế quyền yêu cầu khởi tố thì ngƣời bị hại có thể vì những mục đích khác nhau
vì muốn có lợi cho mình lợi dụng quyền này nhằm tạo sự bất lợi cho ngƣời phạm tội
hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án. Họ có thể yêu cầu khởi tố vụ án,
đƣợc các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, khi đã đƣợc chấp thuận và tiến hành

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 23



Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

khởi tố vụ án, sau đó lại xin rút, khi rút xong lại xin khởi tố…, nhằm mục đích kéo
dài quá trình tố tụng gây bất lợi cho quá trình phá án.
Các nhà làm luật đã dự trù đƣợc vấn đề bằng việc quy định ở khoản 2, Điều 105
BLTTHS năm 2003 “....Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không được quyền
yêu cầu lại, trừ trường hợp do bị ép buộc, cưỡng bức”. Có thể vì nhiều lý do khác
nhau sau khi đã có yêu cầu khởi tố mà ngƣời bị hại lại nhận thấy rằng đó không phải
là cách giải quyết tốt nhất cho mình họ vẫn có thể có suy nghĩ kĩ càng, tránh sự
nóng giận nhất thời,…họ vẫn đƣợc quyền xin rút lại yêu cầu khởi tố đã yêu cầu
trƣớc đó nếu không muốn khởi tố vụ án nữa.
Ví dụ: Ngày 26-9, Tòa án Nhân dân huyện Chư Pah đã xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đối với bị cáo Phạm Thanh Bửu (SN 1977, trú tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum)
về tội thương tích. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Chư Pah,
xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa Phạm Thị
Thu và Phạm Văn Long: Vào sáng ngày 01-11-2011, Thu đã nhờ Phạm Thanh Bửu
(SN 1974, trú tại TP. Kon Tum) là anh trai của Thu chở xuống xã Hà Tây để giải
quyết việc gia đình. Nhưng Long không có mặt ở nhà. Được biết là Long đã đến nhà
người quen ở Chư Pah chơi. Phạm Thị Thu (khi còn là vợ chồn với Long) cũng từng
đến nhà người quen này nên Phạm Thanh Bửu cùng Phạm Thị Thu cùng đón xe đến
Chư Pah để tìm Long bằng được. Đến nơi, Long và Thu cải vã với nhau. Thấy Long
không chịu nhượng bộ nên Bửu đã đánh Long gây thương tích 19%.(11)
Giả sử rằng: Sau khi sự việc xảy ra Long đã có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi
tố vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi của Bửu. Nhƣng sau đó, Bửu đã
chủ động có thái độ ăn năn, hối cải, chủ động thăm hỏi thuốc men, vốn dĩ cũng là
anh, em vợ với nhau,…Trƣớc ngày mở phiên tòa xét xử hành vi trái pháp luật của
Bửu thì Long đã có yêu cầu xin rút yêu cầu khởi tố vụ án trƣớc đó đối với hành vi
của Bửu.

Sau khi ngƣời bị hại đã xin rút yêu cầu khởi tố bằng ý chí độc lập của mình thì họ
không đƣợc quyền yêu cầu khởi tố lại sau đó. Quy định này đã nhằm khuyến cáo
ngƣời bị hại phải có trách nhiệm với quyết định của mình và suy nghĩ thật kỹ lƣỡng

(11)

Lê Anh: Lĩnh án tù vì tội đánh người gây thương tích, Báo điện tử Gia Lai, 2012,

/>[ ngày truy cập: 29-9-2012].

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp đại học

GVHD: Ths. Mạc Giáng Châu

với quyết định đó là có yêu cầu khởi tố hay không. Nếu đã khởi tố rồi thì vẫn có thể
xin rút lại, nhƣng sau lần rút lại đó thì ngƣời bị hại không thể viện bất cứ lý do gì
của ngƣời bị hại để đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khởi tố lại chỉ trừ
trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003.
Kết luận: Khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại là một chế định xuất hiện rất sớm
trong Bộ luật Tố tụng hình sự của nƣớc ta từ năm 1988 đƣợc ghi nhận tại Điều 88,
chế định này đã phát huy rất hữu hiệu vai trò trong quá trình đấu tranh phòng chống
tội phạm của nƣớc ta từ khi đƣợc ghi nhận. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 khi
đƣợc ban hành trên cơ sở hoàn thiện những khuyết điểm, phát huy vai trò mới và kế
thừa những giá trị đạt đƣợc một lần nữa đã ghi nhận chế định này tại Điều 105. Điều
này chứng tỏ đƣợc tác dụng cũng nhƣ vai trò của quy định này trong quá trình áp

dụng. Bảo vệ tốt nhất cho ngƣời bị hại, tôn trọng ý chí của ngƣời bị hại về cách giải
quyết những vấn đề pháp lý xảy ra khi thuộc vào những trƣờng hợp mà luật cho
phép, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội văn hoá ngƣời Việt, góp phần tích cực
trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nƣớc ta.

Sinh viên thực hiện: Thái Hoàng Dủng _ MSSV: 5095315

Trang 25


×