Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đề tài Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.33 KB, 78 trang )

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Biến động hiện trạng sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn
2019 - 2021..........................................................................................................32
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất quận Ngũ Hành Sơn năm 2021.....................34
Bảng 4.3. Tình hình tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn năm 2019.......................................41
Bảng 4.4. Tình hình tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của chi nhánh văn
phịng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn năm 2020.......................................43
Bảng 4.5. Tình hình tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn năm 2021.......................................45
Bảng 4.6. Tình hình tiếp nhận giải quyết hồ sơ quận Ngũ Hành Sơn năm 2019 – 2021
.............................................................................................................................47
Bảng 4.7. Tỷ lệ đã giải quyết thủ tục hành chính tại quận Ngũ Hành Sơn giai
đoạn từ năm 2019-2021.......................................................................................49
Bảng 4.8. Tình hình cấp Giấy chứng nhận tại quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn từ
năm 2019-2021....................................................................................................50
Bảng 4.9. Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với cách tiếp cận
đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn..............................................53
Bảng 4.10. Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với thái độ ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại
quận Ngũ Hành Sơn............................................................................................54
Bảng 4.11. Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với sự minh
bạch thông tin và thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trong công tác đăng
ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn......................................................55
Bảng 4.12. Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với sự minh
bạch thông tin và thủ tục cấp GCNQSDĐ trong công tác đăng ký, cấp
GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơ.....................................................................56
Bảng 4.13. Thống kê só phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với tình hình
đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn..............................................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tổng ngân sách nhà nước thu được tại quận Ngũ Hành Sơn năm 2021
.............................................................................................................................26

Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng dân số và mật độ dân số quận Ngũ Hành Sơn từ
năm 2010-2021....................................................................................................27

Biểu đồ 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 quận Ngũ Hành Sơn.................35

Biều đồ 4.4. Tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại quận Ngũ
Hành Sơn năm 2019............................................................................................42

Biều đồ 4.5. Tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại quận Ngũ
Hành Sơn năm 2020............................................................................................44

Biều đồ 4.6. Tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại quận Ngũ
Hành Sơn năm 2021............................................................................................46

Biều đồ 4.7. Tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại quận Ngũ
Hành Sơn giai đoạn từ năm 2019 - 2021.............................................................48

Biểu đồ 4.8. Tình hình cấp Giấy chứng nhận tại quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn
từ năm 2019-2021...............................................................................................50

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng........................19
Hình 4.2. Mật độ dân số thành phố Đà Nẵng năm 2019.....................................27


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
Giấy chứng nhận
1 GCN Quyền sử dụng đất
2 QSDĐ Ủy ban nhân dân
3 UBND Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4 GCNQSDĐ Quyết định Uỷ ban nhân dân
5 QĐ-UBND Tài nguyên và môi trường
6 TN&MT Đăng ký đất đai
7 ĐKĐĐ Cơ sở dữ liệu
8 CSDL Thông tư Bộ tài nguyên và môi trường
9 TT-BTNMT Kinh tế - xã hội
10 KT-XH Giá trị sản xuất
11 GTSX Nghị định chính phủ
12 NĐ-CP Nghị định trung ương
13 NĐ/TW Nghị quyết chính phủ
N NQ/CP Báo cáo chi cục thuế
15 BC-CCT Uỷ ban nhân dân và Sở tài nguyên môi trường
16 UBND-STNMT Subversion
17 SVN Phương pháp
18 PP Thủ tướng
19 TTG

MỤC LỤ
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài......................................................................2


1.2.1. Mục đích......................................................................................................2

1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................2

PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................3
2.1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................3
2.2. Cơ sở pháp lý về công tác cấp Giấy chứng nhận GCNQSDĐ.......................6
2.2.1. Vai trị của cơng tác cấp GCNQSDĐ..........................................................6
2.2.2. Ngun tắc cấp GCNQSDĐ........................................................................7
2.2.3. Thời gian thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ...............................................8
2.2.4. trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ.................................................................9
2.2.5. Thành phần hồ sơ đăng ký sử dụng đất.....................................................11
2.2.6. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ....................................................................12
2.2.7. Điều kiện cấp GCNQSDĐ........................................................................12
2.2.7.1. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ..............................................12
2.2.7.2. Những trường hợp khơng được cấp GCNQSDĐ...................................13
2.2.8. Nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công tác cấp GCNQSDĐ........14
2.3. Thực trạng cấp GCNQSDĐ của thành phố Đà Nẵng...................................15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................17

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................17

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................17
3.1.3. Phạm vi thời gian......................................................................................17


3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................17

3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17

3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu......................................................17
3.3.2. Phương pháp kế thừa bổ sung...................................................................18
3.3.3. Phương pháp so sánh:................................................................................18
3.3.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu.......................................18
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................19

4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu quận Ngũ Hành Sơn.....................................19

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................19

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................24

4.2. Thực trạng về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quận
Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng...................................................................32

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn......................................32
4.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác cấp quyền sử dụng đất tại
cơ quan chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn:.................37
4.2.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo từng năm của quận Ngũ Hành
Sơn.......................................................................................................................40

4.3. Đánh giá ý kiến của các cá nhân, tổ chức đối với công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố đà nẵng..53

4.3.1. Đánh giá của cá nhân, tổ chức về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất................................................................................................53

4.3.2. Đánh giá của cơ quan có thẩm quyền cấp GCN về tình hình đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...................................................................57
4.4. Đánh giá công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn........59
4.4.1. Thuận lợi...................................................................................................59
4.4.2. Khó khăn...................................................................................................60
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ của quận Ngũ
Hành Sơn.............................................................................................................61
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................62

5.1. Kết luận........................................................................................................62

5.2. Kiến nghị......................................................................................................63

PHẦN 6 . TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................65

PHẦN 7. PHỤ LỤC............................................................................................67

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia. Là điều kiện cho
sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất và đất đai là một nguồn lực
đầu vào cho nền kinh tế - xã hội mỗi đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ
yếu của kinh tế nông nghiệp, là địa bàn đầu tư cho sản xuất công nghiệp và dịch
vụ. Đồng thời đất đai cũng là nhu cầu sinh hoạt của từng người và cộng đồng
[4]. Thế nên con người ln gắn liền với đất đai để có thể sống và tạo ra những
giá trị để phục vụ cho xã hội vì thế nhu cầu con người về đất đai là cực kì lớn.


Nhưng sự bùng nổ dân số cùng với người di cư vào khu đô thị hiện nay
ngày càng gia tăng làm nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất
ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sinh hoạt, sản
xuất cũng tăng cao. Vì vậy để sử dụng hợp lý nguôn tài nguyên đất, khắc phục
những tiêu cực trong quan hệ sử dụng đất thì nhà nước cần tăng cường quản lý
sử dụng đất đai. Và công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai là công tác
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng
với mục tiêu chiến lược là trung tâm kinh tế trọng điểm của Khu vực miền
Trung – Tây Nguyên và cả nước, trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật
của vùng, đồng thời cũng là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện
hiệu quả công tác xây dựng và quy hoạch đô thị. Với điều kiện thuận lợi đó
lượng người di cư vào Đã Nẵng sinh sống và làm việc ngày càng tăng cùng với
chỉ số năng lực cạnh tranh dẫn đầu cả nước nhiều năm liền đang mở ra những cơ
hội cho thị trường bất động sản tại Đà Nẵng.

Quận Ngũ Hành Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng và
là quận đang có hướng phát triển, bứt phá mới, mạnh mẽ của thị trường bất động
sản của thành phố. Yêu cầu phát triển mới buộc Đà Nẵng phải mở rộng không
gian đô thị. Ngũ Hành Sơn nằm ở hướng mũi nhọn phía Đơng Nam thành phố.
Với lợi thế chạy dọc theo bờ biển, đã quy hoạch các dự án bài bản, hạ tầng đồng
bộ như khu đơ thị ven sơng Nam Hịa Xn, khu dân cư đối diện bãi tắm Sơn
Thủy… phía Đơng Nam đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm phát triển
du lịch, dịch vụ sôi động mới của Đà Nẵng.

Vì vậy quận Ngũ Hành Sơn có nhu cầu về vấn đề sử dụng đất là rất lớn vì

1


thế công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng cao và gây khó khăn
cho cơng tác quản lý cấp sổ đỏ. Thời gian gần đây, việc giải quyết cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người dân ở thành phố Đà Nẵng và
đặc biệt quận Ngũ Hành Sơn đang bị tình trạng kéo dài thời gian, tồn động nhiều
vấn đề gây khó cho cả người dân và cơ quan quản lý. [1]

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của khoa Tài nguyên đất và môi
trường nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo – Ths. Hồ Nhật Linh là cần đánh giá lại công tác giải quyết cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn để có thể đưa ra các giải
pháp tiến bộ hơn để xử lý các hồ sơ còn tồn động và chưa thể giải quyết được.
Và từ đó em tiến hành đề tài: “Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng”.

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục đích

Đánh giá được công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận
Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận
Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

1.2.2. Yêu cầu

- Nắm được thông tin danh sách hồ sơ chưa giải quyết được để cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất người dân.

- Phát hiện những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Từ đó

phát huy và đưa ra giải pháp cho các vấn đề cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất.

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.1. Khái niệm về đất đai

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái (Fao, 1976). Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc
tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng
và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa
hình; thổ nhưỡng; thủy văn; thảm thực vật tự nhiên, cỏ dại trên đồng ruộng, động
vật tự nhiên; những biến đổi của đất do hoạt động của con người.

Đất đai (land) là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả
các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm:
khí hậu, thổ dưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, sưới, đầm, lầy,…). Các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lịng đất, tập
đồn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của
con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống
tưới tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…) [2]

Như vậy, “đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khống sản trong lịng đất), theo chiều
nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đạo hình, thủy văn, thảm

thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối
với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với q
trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai
đóng vai trị quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nếu
khơng có đất đai thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như
khơng thể có sự tồn tại của lồi người. Đất đai là mototj trong những tài nguyên
vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con
người trên trái đất.

3

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt dộng của đời sống KT-XH. Đất đai
là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các cơng trình cơng nghiệp,
giao thơng, thủy lợi và các cơng trình thủy lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ,…

2.1.1.2. Khái niệm về quyền sử dụng đất

Theo Luật đất đai (2013), định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của
tồn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng
đất cho người dân thơng qua hình thức giao đất, cho th đất. Luật cũng công
nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về
quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, [4]

Song song đó, Luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là
số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành
trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong

một thời gian sử dụng nhất định.

Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được
phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao
tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Có thể phân loại quyền sử dụng đất dựa vào các căn cứ sau:

1. Quyền sử dụng đất căn cứ theo chủ thể (là tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân)

Quyền sử dụng đất lúc này được căn cứ theo ý muốn chủ quan của chủ
thể và việc sử dụng đất vào mục đích nào là tùy theo chủ thể quyết định. Những
quyết định này cần phải nằm trong giới hạn được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Quyền sử dụng đất căn cứ vào khách thể (là đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp hay chưa sử dụng)

Nghĩa là loại đất này được quy định sử dụng vào mục đích nào thì người
sử dụng đất phải làm đúng theo mục đích đó. Nếu có sự thay đổi về mục đích sử
dụng thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền và phải được cho phép thì mới
thực hiện.

3. Quyền sử dụng đất căn cứ vào thời gian

Thời gian sử dụng đất có thể là tạm thời hoặc lâu dài, tùy theo quyết
định của cấp có thẩm quyền. Từ đó quyền sử dụng đất của chủ thể cũng được
quyết định là tạm thời lâu dài.

4. Quyền sử dụng đất căn cứ theo pháp lý


Có nghĩa là cần căn cứ theo quyết định của cấp có thẩm quyền khi giao
đất, cho thuê mà xác định mục đích sử dụng và để biết là quyền sử dụng ban đầu
của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp trong quyết định hay quyền sử dụng
đất thứ hai của người được cho thuê lại, thừa kế.

2.1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất” [4]. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất [5], sau đây gọi tắt là GCN là chứng thư pháp lý xác
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất dể họ yên tâm đầu tư,
cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng
đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng
đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là
cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sở
hữu. GCN có vai trị rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định
về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai,
các thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác dịnh nghĩa vụ
về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về
đất đai.

Giấy chứng nhận là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đồi với đất
đai. Bảo vệ chế dộ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử
dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng
buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng
đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN

sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh
chấp, xâm phạm,… đất đai.

Giấy chứng nhận là điều kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn
bộ quỹ đất trong phạm vị lãnh thổ đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ,
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.

5

Giấy chứng nhận đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên
thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản.

Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội
dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.

Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của
quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực
hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai.

2.1.1.4. Khái niệm liên quan đến đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm hồn thiện thơng tin về
đất đai trên hồ sơ địa chính và cấp GCN về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản trên đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất hợp pháp, nhằm
xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất
đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản trên đất.

GCNQSDĐ cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại

đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. GCN được cấp theo từng thửa
đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Quá trình cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để
giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước với người
sử dụng đất và giữa người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật.

2.2. Cơ sở pháp lý về công tác cấp Giấy chứng nhận GCNQSDĐ

2.2.1. Vai trị của cơng tác cấp GCNQSDĐ

* Đối với Nhà nước

- Công tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất
đai tức là biết rõ các thơng tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về
tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.

- Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về
đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng
đất cho các đối tượng sử dụng đất.

- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước xử lý vi phạm về đất đai.

- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước thực hiện phân phối lại
đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền

chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà
nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi
đất. Vì vậy cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công

tác quản lý Nhà nước về đất đai.

* Đối với người sử dụng đất

- GCNQSDĐ là Giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
với người sử dụng đất. Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất yên tâm
đầu tư trên mảnh đất của mình.

- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.

- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất
động sản. [3]

2.2.2. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ

Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định
như sau:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng
đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn
mà có u cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở
hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ
tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài

sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp
các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và
trao cho người đại diện.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền

7

với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được
miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên
một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ,

tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với
số liệu ghi trên Giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 hoặc Giấy
chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với
ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy tờ về quyền sử dụng đất, khơng có tranh
chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không
phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có Giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc
thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện
tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại
Điều 99 Luật Đất đai năm 2013. [4]

2.2.3. Thời gian thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ

Theo quyết định số 4790/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 Quyết định về việc
công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở TN&MT
về lĩnh vực đăng ký đất đai như sau:

* Thời gian thực hiện thủ tục

- Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (khơng
tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của
người sử dụng đất; khơng tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử
dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định).


- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất,
chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể
từ ngày có kết quả giải quyết. [8]

2.2.4. trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ

* Trình tự thủ tục thực hiện cấp Giấy chúng nhận:

Bước 1: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai nếu là tổ chức,
cơ sở tôn giáo, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phịng UBND quận,
huyện nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nộp trực tuyến tại địa
chỉ .

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ và nhận kết quả tại
UBND xã nếu có nhu cầu.

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối
đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người
nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào
Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho
người nộp hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND xã thì UBND xã thực hiện: Kiểm tra
hồ sơ; xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng
ký; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp
khơng có Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời điểm tạo

lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù
hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, cơng trình xây dựng; xác nhận sơ
đồ nhà ở hoặc cơng trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách
pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; gửi hồ sơ đến
Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Trường hợp nộp tại Văn phịng Đăng ký đất đai thì Văn phòng Đăng ký

9

đất đai thực hiện các công việc như sau:

+ Gửi hồ sơ đến UBND xã để lấy ý kiến xác nhận về hiện trạng tài sản
gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận hiện trạng, tình trạng
tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến
phản ánh về nội dung cơng khai và gửi hồ sơ đến Văn phịng Đăng ký đất đai
đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn
phòng Đăng ký đất đai.

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong
nước, cơ sở tơn giáo, tổ chức nước ngồi, cá nhân nước ngồi, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ
chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng
ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khơng có Giấy tờ hoặc
hiện trạng tài sản có thay đổi so với Giấy tờ theo quy định.

Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký đất đai trong thời hạn

không quá 05 ngày làm việc.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

- Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thơng báo thu
nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài
chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để cơ quan
tài nguyên và mơi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

Bước 5: Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng Đăng ký đất đai.

Bước 6: Văn phòng Đăng ký đất đai

- Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở
dữ liệu đất đai và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao
Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài
chính hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND xã để trao cho người được cấp đối
với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Xác nhận vào bản chính Giấy tờ việc đã cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Bước 7: Người được cấp Giấy chứng nhận nộp lại bản chính Giấy tờ theo
quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận. [8]


2.2.5. Thành phần hồ sơ đăng ký sử dụng đất

a. Trường hợp đối với Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở:

1. Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu
tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; Giấy
phép xây dựng (nếu có).

3. Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có
thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà
ở (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật).

4. Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hồn cơng hoặc bản vẽ
thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với
hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký (Bộ hồ sơ trích đo tài sản gắn liền với
đất có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động đo đạc bản đồ
theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT); danh sách
các căn hộ, cơng trình xây dựng để bán (có các thơng tin số hiệu căn hộ, diện
tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ);
trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích)
phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư,
mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ.

5. Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

b. Trường hợp đối với người mua nhà:

1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.

2. Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, cơng
trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Biên bản bàn giao nhà, đất, cơng trình xây dựng.

4. Hồ sơ kê khai nghĩa vụ tài chính theo quy định quy định tại Thông tư
liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 (nếu có).

- Tờ khai lệ phí trước bạ (bản chính); Tờ khai thuế sử dụng đất phi nơng
nghiệp (nếu có); Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy

11

định của pháp luật về thuế (bản chính, nếu có).

- Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các khoản
nghĩa vụ tài chính về đất đai (bản chính) và bản sao các Giấy tờ chứng minh
thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (nếu có). [8]

2.2.6. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ

Theo Điều 103, Luật đất đai năm 2013 thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
được thể hiện như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao.


- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan Tài nguyên và
Môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ởnước ngoài được sở ữu nhà ởgắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng
mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng thì do cơ quan Tài
nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. [4]

2.2.7. Điều kiện cấp GCNQSDĐ

2.2.7.1. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
tại các điều 100,101 và 102 của Luật Đất đai 2013.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai
2013 có hiệu lực thi hành.

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận


quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ.

- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp
đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc
các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp
nhất quyền sử dụng đất hiện có.

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

2.2.7.2. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai vừa được Chính phủ ban hành, có 7 trường hợp khơng cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

liền với đất gồm:

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2. Người đang quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích
của xã, xã, thị trấn.

3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê,
thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

13

6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thơng
báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng cơng trình cơng cộng gồm
đường giao thơng, cơng trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải
điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngồi trời; nghĩa trang, nghĩa địa
khơng nhằm mục đích kinh doanh. [6]


2.2.8. Nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công tác cấp GCNQSDĐ

Cấp trung ương Cơ quan quản lý cao nhất là Bộ Tài Nguyên và Môi
trường, cơ quan này có nhiệm vụ:

- Xây dựng các văn bản chính sách đất đai, các quy định, biểu mẫu về
quản lý đất đai nói chung về cơng tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, lập hồ sơ địa chính nói riêng.

- Xây dựng chủ trương, kế hoạch đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trong cả nước.

- Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn cho các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.

- In ấn phát hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả hệ thống biểu mẫu,
sổ sách trong hồ sơ địa chính: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động.

* Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Cơ quan cao nhất của cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là sở Tài nguyên và Môi trường, đứng đầu
là giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường, có trách nhiệm trực tiếp trong việc
triển khai chỉ đạo cấp quận, huyện trong địa bàn thuộc phạm vi quản lý, sở Tài
ngun và Mơi trường có nhiệm vụ:

- Xác định chủ trương biện pháp triển khai thực hiện phù hợp với tình
hình của địa phương.

- Tổ chức đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính, phục vụ cơng tác đăng ký,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


- Làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.

- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính.


×