Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.42 KB, 1 trang )

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1/ Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Nêu xuất xứ, tầm quan trọng, mục đích của vấn đề, hoàn
cảnh xã hội liên quan đến vấn đề….( Dùng 1 trong số các cách đó).
- Nêu vấn đề: Nêu vấn đề cần nghị luận ( Đây là thao tác quan trọng, không
thể thiếu)
- Viết lại lời dẫn (nếu có)
2/ Thân bài:
a. Giải thích: Trả lời cho câu hỏi Thế nào là?
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng .( Giải thích nghĩa của từng từ, của câu, của bài)
=> Rút ra bài học. ( vấn đề cần nghị luận).
b. Bình luận
* Khẳng định quan điểm của người viết: Vấn đề nghị luận là đúng hay là
sai? Quan trọng hay không quan trọng? Có ý nghĩa như thế nào?
* Bình: Dùng hệ thống lí lẽ để thuyết phục người đọc tin vào quan điểm mà
mình đưa ra. Trả lời cho câu hỏi Tại sao? ( càng nhiều lí lẽ thì bài viết càng
có sự thuyết phục. Chú ý các lí lẽ cần được sắp xếp theo trình tự: Không
gian, thời gian, tầm quan trọng….cho hợp lí).
- Nêu dẫn chứng minh họa. ( Để lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục thì cần có
dãn chứng. Các dẫn chứng đưa ra phải chọn lọc, tiêu biểu)
* Luận: Mở rộng vấn đề:
- Đưa ra quan điểm trái ngược với vấn đề nghị luận để lên án hoặc phê phán.
- Trái với vấn đề nghị luận là….
- Vấn đề nghị luận không đồng nghĩa với…
- Liên hệ với quá khứ, tương lai; mở rộng vấn đề đó trong phạm vi rộng hơn.
c. Bài học cho bản thân : Trả lời cho câu hỏi Ta phải làm gì?
- Nêu ra các biện pháp để thực hiện theo vấn đề nghị luận. ( chú ý đến vai trò
của gia đình, nhà trường và xã hội).
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

×