Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.57 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***--------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP
BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ

XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH
1

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ
PHÊ ............................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về Blockchain ................................................................................... 5
1.1.1. Blockchain là gì? ........................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của cơng nghệ Blockchain ............................................................ 5
1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain .................................................................... 6
1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê ....................................................... 7
1.2.1. Chuỗi cung ứng ............................................................................................. 7
1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê .................................................................................. 7
1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe ................................. 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU
TẠI TÂY NGUYÊN................................................................................................. 11
2.1. Tổng quan ngành cafe ở Tây Nguyên ............................................................. 11


2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12
2.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên ......... 14

2.3.1. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cafe Tây Nguyên .................... 14
2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây
Nguyên ................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360 ............................................... 18
3.1. Tổng quan về Bext360 ...................................................................................... 18
3.2. Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi
cung ứng cafe ............................................................................................................ 19
3.2.1. Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán ............... 19
3.2.2. Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe ................................ 21
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA
BEXT 360 VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ TẠI TÂY NGUYÊN .............. 24
4.1. Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong
quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên ........................................................ 24
4.2. Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain
trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên .............................................. 28

2

4.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê...................28
4.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương..........30
KẾT LUẬN.............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................33

3

LỜI MỞ ĐẦU


Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đối diện với sự cạnh tranh không ngừng gia
tăng, các doanh nghiệp bắt buộc phải ln ln tìm cách hồn thiện và khơng ngừng cải
thiện chuỗi cung ứng của mình. Bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các cơng ty có
thể giảm chi phí, nâng cao sự hài lịng của khách hàng và cuối cùng là tăng lợi nhuận.
Và trong rất nhiều cách để đạt được mục tiêu này, công nghệ Blockchain đang dần
chứng minh được tiềm năng trở thành giải pháp sẽ mang đến những thay đổi mang tính
quyết định. Sự kết hợp giữa việc quản lý Chuỗi cung ứng và công nghệ Blockchain hứa
hẹn sẽ tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi
phí đáng kể. Blockchain cung cấp một dấu vết kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy và chống
giả mạo trong các hoạt động của chuỗi cung ứng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc
quản lý chuỗi cung ứng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Đề xuất ứng dụng
Blockchain vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở khu vực Tây Nguyên”. Từ đó dễ thấy
được cụ thể vai trị và những lợi ích tiềm năng mà chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở Tây
Ngun có được khi áp dụng thành cơng cơng nghệ Blockchain vào các khâu của chuỗi.

Kết cấu bài tiểu luận gồm 4 nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về Blockchain và chuỗi cung ứng cà phê
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu tại Tây Nguyên
Chương 3: Phân tích giải pháp ứng dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cà
phê của Bext360
Chương 4: Đề xuất ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 vào chuỗi cung ứng
cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên

Dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng do những hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu
và năng lực nên nội dung của đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót, nhóm em rất mong nhận
được sự góp ý của cơ và các nhóm khác trong lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ

1.1. Tổng quan về Blockchain
1.1.1. Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn
dựa trên hệ thống mã hóa vơ cùng phức tạp. Thơng tin trong Blockchain được kết nối
với nhau tạo thành các khối (block). Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể
mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ
không thông qua đơn vị trung gian.

Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thay vì được duy trì ở một vị
trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu
Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ
này được gọi là các nút. Khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì
khơng có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận
của tất cả mọi người hay sự đồng thuận của tất cả các nút.
1.1.2. Đặc điểm của cơng nghệ Blockchain

- Tính minh bạch: Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thơng qua
chuỗi mật mã tinh vi. Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa
chỉ này tới địa chỉ khác. Ngồi ra, cơng nghệ Blockchain cịn có thể thống kê và
theo dõi toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.


- Xử lý phi tập trung: Mỗi người sẽ giữ lại một bản sao hoàn chỉnh những giao dịch
đã diễn ra và xác thực chúng thông qua một loạt các thuật toán phức tạp. Mạng
lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền
kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới
hoặc nhằm thay đổi thơng tin.

- Tính bất biến: Bất kì bản ghi hay giao dịch nào được lưu trữ khi sử dụng công
nghệ Blockchain khơng bao giờ có thể thay đổi hoặc xóa bỏ. Khơng người tham
gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái
được chia sẻ.

- Tính bảo mật: Blockchain tăng cường tính bảo mật bằng cách áp dụng mật mã hóa
công khai. Đây là một tính năng bảo mật để xác định những người tham gia duy nhất
trong mạng lưới chuỗi khối. Cơ chế này tạo ra hai bộ mã khóa cho các thành viên
trong mạng lưới. Một mã khóa là mã khóa cơng khai cho mọi người trong mạng

5

lưới dùng chung. Mã khóa cịn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành
viên. Mã khóa riêng tư và cơng khai hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu
trong sổ cái. Những mã khóa này giúp người dùng trao đổi thông tin một cách
riêng tư và bảo mật.
- Tính đồng thuận: Hệ thống chuỗi khối của Blockchain thiết lập các quy tắc về sự
đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Các giao dịch mới
chỉ có thể được ghi lại khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận.
- Hợp đồng thông minh: Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự quản lý các
hợp đồng kinh doanh mà không cần bên thứ ba hỗ trợ. Đây là các chương trình được
lưu trữ trên hệ thống Blockchain tự động chạy khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn.
Chúng chạy kiểm tra điều kiện nếu-thì để các giao dịch có thể được hồn thành
một cách đáng tin cậy.

1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain
Cách hoạt động cụ thể của công nghệ Blockchain rất phức tạp, tuy nhiên có thể
miêu tả tổng quan qua 4 bước sau:
Bước 1 – Ghi lại giao dịch
Một giao dịch trên nền tảng Blockchain hiển thị sự lưu động của các tài sản vật lý
hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối. Giao dịch được
ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thơng tin chi tiết như sau:
● Giao dịch gồm những ai tham gia?
● Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch?
● Giao dịch xảy ra khi nào?
● Giao dịch xảy ra ở đâu?
● Giao dịch xảy ra vì lý do gì?
● Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu?
● Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao
dịch? Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận
Hầu hết những người tham gia trong mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý
rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ. Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa
thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới.
Bước 3 – Liên kết các khối
Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối
sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái. Cùng với các giao
dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới. Hàm băm đóng vai trò

6

như một chuỗi liên kết các khối với nhau. Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa
đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả.
Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an tồn và người dùng không thể chỉnh sửa
chúng. Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do
đó tăng cường bảo mật cho tồn bộ chuỗi khối. Điều này giống như xếp chồng các khối

gỗ để tạo thành một tịa tháp. Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở
giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp.

Bước 4 – Chia sẻ sổ cái
Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham
gia.

1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê
1.2.1. Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con
người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản
phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất, cung cấp mà cịn bao gồm cả các cơng ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ
và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các
nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ
hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng.

Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc
lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để kiểm soát,
quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng
cuối cùng”.
1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê

Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác
nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau:

7

Hình 1: Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê


- Người trồng cà phê – Người trồng cà phê là những người nông dân hoặc nhà vườn
chuyên trồng và chăm sóc cây cà phê từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi thu hoạch

- Người trung gian – Người trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê là một cá nhân
hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ cà phê. Vai trị chính của người trung gian là tạo ra sự liên kết giữa
người sản xuất cà phê (như nhà nông, hợp tác xã nông nghiệp) và người tiêu dùng
(như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ) thông qua hoạt động mua bán và giao nhận cà phê.

- Người chế biến – Người chế biến trong chuỗi cung ứng cà phê là những cá nhân
hoặc doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến cà phê từ khi thu hoạch đến khi
cho ra những sản phẩm hồn thiện từ cà phê.

- Đại lý chính phủ – Đại lý chính phủ là một tổ chức, do chính phủ quốc gia thành
lập hoặc ủy quyền, có nhiệm vụ kiểm sốt và quản lý các hoạt động sản xuất, xuất
khẩu và phân phối cà phê trong nước. Ở một số nước, việc mua bán cà phê do
chính phủ kiểm sốt, bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố
định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu.

- Nhà xuất khẩu – Nhà xuất khẩu là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về việc
xuất khẩu cà phê từ quốc gia sản xuất đến quốc gia nhập khẩu. Nhà xuất khẩu cà
phê thường liên kết chặt chẽ với các đối tác trong quá trình sản xuất cà phê, đặc
biệt là với các nông dân và các đơn vị chế biến cà phê. Nhà xuất khẩu thường đảm
bảo rằng cà phê được sản xuất và chế biến đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng và an toàn, và sau đó vận chuyển sản phẩm đến các thị trường quốc tế.

- Thương lái – Thương lái trong chuỗi cung ứng cà phê là người hoặc công ty mua
và bán cà phê giữa các bên tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê.


8

Thương lái thường đóng vai trị trung gian giữa nhà nơng trồng cà phê và các công
ty chế biến, xuất khẩu, và nhập khẩu cà phê.
- Nhà sản xuất – Nhà sản xuất sau khi thu gom cà phê từ các nông trại hoặc bên
trung gian thì sẽ tiến hành các hoạt động chế biến sâu như rang, xay, sấy và đóng
gói. Sau đó, họ sẽ phân phối sản phẩm cà phê đã chế biến đến các cửa hàng bán lẻ,
đại lý, nhà phân phối của họ hoặc người tiêu dùng cuối cùng,...
- Người bán lẻ - Người bán lẻ là cá nhân hoặc doanh nghiệp mua cà phê từ các
nguồn cung ứng khác như nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối. Sau
đó, họ bán cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh bán
hàng như quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc trực tuyến.

1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê

Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê đã được khởi xướng và dần trở
lên thịnh hành tại nhiều công ty và quốc gia khác nhau trên thế giới. Một số doanh
nghiệp điển hình trên thế giới đã sử dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê
của mình và mang lại những kết quả khả quan như Starbucks, Nestle, Lavazza,...

Hiện nay, chuỗi cung ứng cafe điển hình thường bao gồm 7 khâu: gieo trồng, thu
hoạch, tách vỏ, sấy khơ, đóng gói, trộn lại với nhau và rang. Toàn bộ chuỗi cung ứng được
mở rộng hơn nữa bởi một số trung gian, bao gồm các nhà vận tải toàn cầu cũng như các
nhà xuất khẩu và bán lẻ. Hạt cà phê phải đi qua nhiều khâu trong chuỗi, từ nơi trồng đến
các trạm sấy, hoặc từ những hộ nông dân đến nơi chế biến và rang xay. Số lượng trung gian
càng nhiều thì chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp và thiếu minh bạch.

Chính vì thế, sự xuất hiện của Blockchain giống như một giải pháp hồn hảo có thể
giải quyết được các vấn đề nêu trên của chuỗi cung ứng cà phê. Blockchain có tiềm năng
thay đổi ngành cà phê bằng cách mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nông dân,

thương nhân, nhà rang xay và người tiêu dùng có thể nhận thức đầy đủ về hành trình của
hạt cà phê. Tùy thuộc vào sản phẩm, hạt cà phê có thể sẽ phải di chuyển qua nhiều quốc gia
khác nhau. Mỗi lần di chuyển đó lại đi kèm với những yêu cầu phải lưu hành hoá đơn và
các giấy tờ khác giữa các bên trung gian và do đó, có thể có sự hạn chế về tính minh bạch
đối với người tiêu dùng cuối cùng. Blockchain có thể giải quyết những vấn đề này bằng
cách mang lại hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho chuỗi cung ứng hiện đại.

Cơng nghệ Blockchain có thể tạo ra một quyển sổ cái để ghi lại hành trình của từng
mẻ cà phê và xác định chính xác điểm xuất xứ. Dữ liệu có thể được tải lên bởi những người
tham gia trong chuỗi cung ứng và dữ liệu này không thể bị thay đổi và sẽ cập nhật theo thời
gian thực. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như người nông dân, nhà sản

9

xuất, nhà chế biến và người tiêu dùng cuối cùng có thể truy cập vào dữ liệu này thơng
qua các nền tảng sử dụng Blockchain. Từ đó giúp họ sử dụng những dữ liệu đó để đưa
ra các quyết định phù hợp.

- Thông qua công nghệ Blockchain, các nhà rang xay sẽ có thể mua cà phê sau khi
truy cập tất cả dữ liệu trước đó về nó. Họ sẽ có thể xem thông tin về trang trại sản
xuất cà phê, số tiền được trả cho cà phê tại thời điểm đó, v.v.

- Tương tự, trên nền tảng Blockchain, nhà sản xuất có thể xem điều gì đã xảy ra với
hạt cà phê của họ và số tiền được trả cho nó, bởi những người đã mua cà phê của
họ. Nhờ đó, họ có thể nhận được mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình. Các nề
tảng sử dụng Blockchain cũng giúp kết nối trực tiếp người sản xuất cà phê với
người mua, loại bỏ vai trò của người trung gian.

- Vì chất lượng và giá trị giao dịch được ghi lại mỗi khi cà phê được trao tay, nên
người tiêu dùng có thể theo dõi hành trình hạt cà phê kể từ khi chúng được vận

chuyển từ trang trại đến ly cà phê của mình; xem cà phê được giao dịch như thế
nào và giá bao nhiêu chỉ bằng cách quét mã ID duy nhất trên hộp cà phê của họ.
Với những thơng tin đó, khách hàng có thể biết được cà phê mà họ đang sử dụng
có phải là cà phê hữu cơ và được giao dịch công bằng hay không.

10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI
TÂY NGUYÊN

2.1. Tổng quan ngành cà phê ở Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nơng, Lâm

Đồng có tổng diện tích tự nhiên 54.637 km2, trong đó diện tích đất bazan chiếm 74,25%
trong tổng diện tích đất bazan của cả nước. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất
đai, khí hậu ơn hịa với hai mùa rõ rệt cùng hệ thống sông suối dày đặc, trải rộng khắp
các tiểu vùng cùng lượng nước ngầm phong phú, rất thích hợp với nhiều loại cây công
nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,.., trong đó phải kể đến mặt hàng cà
phê, nên từ sau năm 1975 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành những vùng sản
xuất chuyên canh cây cà phê. Cà phê đã và đang là mũi nhọn trong sản xuất kinh tế toàn
vùng, là lợi thế cạnh tranh của Tây Nguyên trong và ngoài nước.

Diện tích trồng cây cà phê ln có ưu thế tuyệt đối trong diện tích trồng cây công
nghiệp lâu năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích đất nơng nghiệp các tỉnh Tây
Ngun. Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng
710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh
Tây Ngun chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Trong 5
tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng có diện tích trồng cà phê lớn nhất
và cho sản lượng lớn nhất. Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là
33,1 tạ/ha, cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên,

cũng như cả nước.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để nâng cao chất
lượng cà phê, thời gian qua, các địa phương đã đưa vào sản xuất một số giống cà phê
chất lượng cao. Trong đó, tại Lâm Đồng, giống cà phê Robusta chủ yếu là các dòng cao
sản, cho năng suất cao, chất lượng tốt như TR4, TR9, TR11, TRS1… Bên cạnh đó, Sở
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã công nhận một số giống cà phê do
người dân chọn lọc cho năng suất cao, chất lượng tốt như: Thiện Trường, Xanh lùn,
Hữu Thiên. Về cà phê Arabica thì giống Catimor chiếm đến 97% diện tích.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các địa phương đã
ban hành các quy trình kỹ thuật về canh tác, tái canh, chế biến, đồng thời, hướng dẫn
các địa phương áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Đối với cà phê chất lượng cao,
cà phê đặc sản, áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP,
4C, RA, Organic... Các địa phương cũng khuyến cáo chỉ thu hái quả chín và thu hái
đúng kỹ thuật; đồng thời sơ chế, đóng gói áp dụng theo tiêu chuẩn HACCP.

11

Theo thống kê của các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà phê có chứng nhận đạt
185.800 ha. Riêng tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất
cà phê bền vững có chứng nhận là 45.674 ha, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê
tồn tỉnh. Tỉnh Lâm Đồng có hơn 46.700 ha, cho sản lượng trên 244.000 tấn.

● Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 10 năm trở lại đây

Biểu đồ 1: Xuất khẩu và kim ngạch cà phê Việt Nam trong 10 năm trở lại đây
Nguồn: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
(MXV)


Năm 2022 được xem là một năm tương đối thành công của ngành cà phê Việt
Nam khi sản lượng và giá bán đều đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, qua đó
tiếp tục giữ vị thế số hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt
1,78 triệu tấn, trị giá 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm
2021. Giá xuất khẩu trung bình cả năm 2022 đạt khoảng 2.282 USD/tấn, tăng 16% so
với năm 2021.
2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê tại Tây Nguyên

● Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên được minh họa như sau:

12

Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên

● Các thành phần trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu ở Tây Nguyên bao gồm:
Nhà cung cấp giống và vật tư nông nghiệp: vật tư nông nghiệp cho trồng cà phê

bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các cơng cụ nông nghiệp như máy
bơm nước, cuốc, máy cày,…

Nông dân trồng cà phê: tạo ra giá trị thơng qua q trình sản xuất bao gồm trồng
trọt, tưới nước, cắt cành - tạo hình, bón phân, thu hoạch, thậm chí chế biến cà phê quả
tươi thành cà phê nhân. Hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn Tây Nguyên chủ
yếu là sản xuất cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Gần 80% diện tích cà phê là do nơng
dân tự trồng, chăm sóc và quản lý. Chính vì vậy, các khâu thu hái, sơ chế vẫn ở tình
trạng “mạnh ai nấy làm”, nên việc kiểm soát chất lượng ở các khâu này rất khó. Hiện
chỉ có khoảng trên 20% diện tích cà phê sản xuất tập trung thành vùng chuyên canh, do
các đơn vị thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, các công ty cà phê thuộc các tỉnh Tây

Nguyên và doanh nghiệp quản lý.

Thương lái thu gom: thương lái không chỉ chịu trách nhiệm thu gom cà phê từ các
nơng hộ mà cịn có thể đảm trách nhiều khâu khác nhau như phơi sấy, dự trữ, bảo quản
và chế biến cà phê thương phẩm, để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng
nhất cho các cơ sở chế biến và nhà sản xuất. Cà phê sau khi thu hoạch được sơ chế
thành cà phê nhân và được bán cho thương lái thu gom địa phương (35%), các đại lý thu
mua (50%), và các công ty lớn (15%). Với 2,5 tấn cà phê thu từ 1 ha cà phê, người mua
thu gom về, sơ chế để có chất lượng phù hợp hơn cho việc bảo quản và vận chuyển
trong thời gian dài sau khi bán lại cho cơng ty xuất khẩu thì thu được lợi nhuận từ chênh
lệch là tương đối cao (1,6%).

Cơ sở chế biến cà phê: Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông là những vùng trọng
điểm cà phê của vùng Tây Nguyên, hiện nay, trên 80% nông hộ sử dụng công nghệ chế
biến khơ để chế biến cà phê nhân.Với hình thức chế biến khô này, các nông hộ, doanh
nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn Tây Nguyên sau khi thu hái cà phê quả tươi về loại bỏ
các tạp chất như cành, lá, đất, đá, quả cà phê xanh non…, sau đó, đưa ra phơi khơ trên

13

nền xi măng, nền gạch hoặc trải trên tấm bạt nilon… Hiện nay, phần lớn các nông hộ
sản xuất cà phê ở Tây Ngun có diện tích từ 1 ha trở lên đều tự trang bị một dây
chuyền công nghệ chế biến cà phê nhân khô với quy mô nhỏ vài trăm tấn/năm, còn đối
với các doanh nghiệp mỗi dây chuyền đều có cơng suất từ 1.000 tấn sản phẩm cà phê
nhân/năm trở lên. Trong khi đó, việc chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt
là tiên tiến nhất hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở
vùng Tây Nguyên có quy mơ tương đối lớn mới đầu tư.

Các nhà máy sản xuất cà phê: chủ yếu chế biến thành cà phê phin, hòa tan,… với
nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện các doanh

nghiệp chế biến có thể chia thành 2 nhóm đó là chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê
với cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Cà phê bột và cà phê hòa tan chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới
10%).

Công ty xuất khẩu cà phê: sẽ tiến hành mua cà phê sau sơ chế từ các cơ sở chế
biến, nhà máy để sấy lại cho cùng độ ẩm, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân, đóng
bao bì, xác định khách hàng và xuất khẩu. Trung bình cứ 2,5 tấn cà phê, cơng ty xuất
khẩu chỉ thu được 0,5 triệu đồng lợi nhuận, thấp hơn so với người thu mua, song thành
viên này thu lợi nhuận chính từ việc xuất khẩu với khối lượng lớn.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy, mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng
cà phê đặc sản chưa được đầu tư tương xứng tại Tây Nguyên. Trong giai đoạn tới, các
tỉnh Tây Ngun cũng cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước đầu tư các cơ sở chế biến, sản xuất cà phê; với công nghệ chế biến ướt hiện
đại, có cơng suất lớn nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê nhân
trên địa bàn.

2.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên

2.3.1. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên
● Khâu sản xuất
- Trồng cà phê: Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng với việc trồng cà phê. Hoạt động
này bao gồm chọn lựa các giống cây cà phê phù hợp (2 loại giống cà phê phổ biến
ở khu vực này là Robusta và Arabica), chuẩn bị đất trồng, gieo hạt và chăm sóc
cây trồng trong quá trình phát triển.
- Thu hoạch: Thời gian thu hoạch cây cà phê phụ thuộc vào loại cây và điều kiện
môi trường. Sau khi cây cà phê chín đỏ, nơng dân tiến hành thu hoạch quả cà phê.
Các quả cà phê được nhặt bằng tay hoặc bằng máy thu hoạch, rồi được phân loại
để chọn lựa những quả có chất lượng tốt nhất.


14

- Xử lý thô và bảo quản: Hạt cà phê sẽ được làm khô bằng phương pháp tự nhiên
(phơi dưới ánh mặt trời) hoặc phương pháp cơng nghệ (sấy trong lị thủ cơng), sau
đó được đưa đi xay xát, tách vỏ và bảo quản.

- Thu gom cà phê: Các thương lái sẽ tiếp xúc và thiết lập các mối quan hệ với
nơng dân để có thể tìm được nguồn cung cấp cà phê chất lượng, đáng tin cậy. Sau
khi thương lái và nông dân thương lượng, thống nhất về giá cả và các điều kiện
giao dịch, 2 bên sẽ thiết lập hợp đồng mua bán với nhau. Tuy nhiên, các giao dịch
mua bán cà phê ở Tây Nguyên thường chỉ ký kết bản cam kết hoặc bản thỏa thuận
thay vì các loại hợp đồng thương mại có giá trị pháp lý cao hơn.

- Vận chuyển cà phê từ vườn đến nhà máy chế biến: Các thương lái sau khi thu mua
cà phê với chất lượng đạt chuẩn có thể vận chuyển về nhà máy để chế biển tiêu
dùng - xuất khẩu hoặc bán lại cho các công ty, doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI),... để sơ chế. Công đoạn này yêu cầu điều
kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo chất lượng cà phê trong xuyên suốt quá trình
vận chuyển.

● Khâu chế biến và xuất khẩu
- Chế biến: Tại các cơ sở, nhà máy chế biến, cà phê thô sẽ được mang đi rang. Hạt

cà phê khô sẽ được rang nhẹ hoặc rang sâu để tạo ra hương vị và màu sắc phù hợp.
Thời gian và nhiệt độ rang có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cà phê và mong
muốn của người chế biến. Hiện nay, trên 90% sản lượng cà phê Tây Nguyên sau
khi thu hoạch chỉ được đưa vào chế biến dưới dạng cà phê nhân. Chỉ có một số
nhà máy đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để chế biến sâu cà phê, cung cấp
các sản phẩm như: cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê sấy lạnh,...
- Đóng gói và bảo quản: Cà phê sẽ được đóng gói vào bao bì phù hợp để bảo quản

chất lượng và hương vị theo yêu cầu của khách hàng và kênh xuất khẩu. Đảm bảo
rằng bao bì cà phê có khả năng ngăn ánh sáng và khơng khí để đảm bảo cà phê
không mất đi hương vị và chất lượng sau quá trình chế biến. Thơng thường, cà
phê được được lưu trữ trong các kho lạnh hoặc kho bảo quản đảm bảo điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm phù hợp và vận chuyển bằng container hoặc xe tải đặc biệt để
đảm bảo an tồn trong q trình di chuyển.
- Xuất khẩu cà phê: Cà phê Tây Nguyên sau khi được đóng gói sẽ được vận
chuyển đến các cảng biển hoặc cửa khẩu để tiến hành xuất khẩu. Các công ty xuất
khẩu cà phê sẽ làm thủ tục hải quan và cung cấp tài liệu liên quan đảm bảo hợp
đồng và quy trình xuất khẩu.

15

2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây
Nguyên

● Ưu điểm
- Nguồn cung ứng ổn định: Tây Nguyên là vùng cà phê hàng đầu tại Việt Nam,

nơi có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi cho việc trồng cây cà phê. Do đó,
chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại khu vực này thường có nguồn cung ứng ổn
định và đáng tin cậy.
- Chất lượng cà phê cao: Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng với chất lượng cao và
hương vị đặc biệt. Nhờ vào các yếu tố như độ cao, khí hậu mát mẻ và đất đai phù
hợp, cà phê Tây Nguyên có chất lượng hương vị tuyệt vời, thu hút nhiều khách
hàng quốc tế.
- Kinh nghiệm và kỹ thuật: Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên
được phát triển từ lâu với kinh nghiệm và kỹ thuật trồng, thu hoạch và chế biến cà
phê được truyền đạt qua nhiều thế hệ. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và khả
năng đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.

- Sản phẩm đa dạng: Ngoài cà phê Robusta truyền thống, Tây Nguyên cũng sản
xuất các loại cà phê Arabica, Excelsa và cà phê chế biến đặc biệt khác. Điều này
mang lại sự đa dạng cho chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại khu vực này và giúp
mở rộng cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Quy trình chế biến chuyên nghiệp: Các nhà máy chế biến cà phê thương hiệu
Việt Nam thường áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình chế biến chuyên nghiệp
đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm Cà phê được lựa chọn, rang xay và đóng
gói một cách cẩn thận để giữ được hương vị tốt nhất.
- Gắn kết với người nông dân: Các thương lái thường thiết lập quan hệ gắn kết
với người nông dân. Điều này giúp đảm bảo rằng cà phê được mua từ nguồn gốc
hàng hóa bền vững và tạo được lợi ích cho cộng đồng nơng dân.
- Kết nối quốc tế: Tây Nguyên được coi là trung tâm cung ứng cà phê của Việt Nam
và có mạng lưới quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu và thương nhân quốc tế.
Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên tận dụng các mối quan hệ này
để thúc đẩy xuất khẩu cà phê và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới
● Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào thời tiết: Cà phê là một loại cây trồng nhạy cảm đối với thời tiết.
Phải đối mặt với nguy cơ mất mùa, hạn hán, bão lụt, sâu bệnh gây thiệt hại cho
cây cà phê và ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng. Điều này có thẻ gây áp lực
lên chuỗi cung ứng, có thể gây gián đoạn hoặc biến động giá cà phê.

16

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế: Cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên còn kém phát triển
hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành cà phê, khiến việc vận chuyển cà phê
từ các vùng nông thôn đến các cảng xuất khẩu trở nên khó khăn và tốn kém về
thời gian và chi phí.

- Địa điểm khó tiếp cận: Một số vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên có thể nằm
trong các khu vực xa xơi và khó tiếp cận, khiến việc thu gom cà phê từ các nông

dân trở nên khó khăn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về độ tin cậy và đảm bảo
chất lượng của cà phê được thu gom.

- Có thể bị gián đoạn chuỗi cung ứng từ nguyên nhân rủi ro trong giao dịch
mua bán: Hình thức mua bán cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu được giao dịch bằng
bản cam kết hoặc bản thỏa thuận giữa các thương lái và hộ nông dân. Loại văn bản
này có giá trị pháp lý khơng cao nên có thể gây khó khăn trong việc đảm bảo các
điều kiện và quyền lợi trong giao dịch và có thể phát sinh tranh chấp khơng đáng
có. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê cũng như leadtime trong
quản lý chuỗi cung ứng mặt hàng này.

- Mơ hình sản xuất cà phê chưa thực sự bền vững: Doanh nghiệp chế biến và sản
xuất cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là vừa và nhỏ, việc sản xuất cà phê tại các cơ
sở này thường được thực hiện bằng phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, liên
kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân có chưa bền vững nên chưa tối ưu được
cả chất lượng và năng suất theo nhu cầu xuất khẩu.

- Giá trị cà phê xuất khẩu chưa cao: Là quốc gia đứng đầu thế giới về năng suất
trồng cà phê và thứ 2 về thị phần, song giá cà phê xuất khẩu Việt Nam ln đứng
chót bảng. Ngun nhân chính là do cà phê Việt Nam chưa xây dựng được thương
hiệu, phần lớn là xuất khẩu thô và tỷ lệ chế biến sâu cho sản phẩm cà phê rất thấp.
Điều này làm chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên chưa tối ưu được lợi nhuận với
tiềm năng có thể khai thác nhiều hơn.

- Cạnh tranh giá và thị trường: Chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên xuất khẩu đối
mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ các quốc gia sản xuất cà phê khác trên thế giới.
Điều này có thể ảnh hưởng đến giả cả và lợi nhuận của các đơn vị sản xuất và xuất
khẩu cà phê tại Việt Nam, có thể dẫn ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu

17


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360

3.1. Tổng quan về Bext360

Bext360 được thành lập năm 2015 bởi Daniel Jones có trụ sở tại Denver, Colorado,
Mỹ. Bext360 là một công ty công nghệ tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nền tảng dịch vụ
SaaS (Software as a service). Công ty chuyên cung cấp các giải pháp cơng nghệ tồn diện
cho chuỗi cung ứng các mặt hàng như cà phê, dầu cọ, cacao, bông hay gỗ thơng qua việc áp
dụng Blockchain và trí tuệ nhân tạo. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới triển khai thí điểm
dịch vụ truy xuất nguồn gốc cà phê thông qua blockchain.

Sứ mệnh của công ty: Sứ mệnh của Bext360 là mang lại sự minh bạch - và cuối
cùng là tính bền vững - cho chuỗi cung ứng của các công ty, người tiêu dùng và nhà sản
xuất toàn cầu. Bext360 sử dụng blockchain, AI và IoT để số hóa chuỗi cung ứng hàng
hóa tồn cầu nhằm nâng cao các hoạt động bền vững cho cộng đồng, người tiêu dùng và
môi trường. Nền tảng công nghệ này giúp tạo ra sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và
khuyến khích các cơng ty trung thực hơn về nơi họ tìm nguồn cung ứng sản phẩm của
mình. Bên cạnh đó, bằng cách mã hóa hạt cà phê cơng ty cũng có thể cung cấp khoản
thanh tốn trả trước cho nơng dân mà khơng phải chờ đợi q lâu. Bext360 cịn đóng
góp vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng việc cung cấp chỉ số bền vững, đo
lường và theo dõi các khía cạnh như môi trường, xã hội và kinh tế, giúp doanh nghiệp
đạt được mục tiêu của mình về sự bền vững.

Sản phẩm cung cấp: Vì những mặt hàng nơng sản được sản xuất từ nhiều địa điểm
trên toàn thế giới và được phân phối thơng qua các nhà bán lẻ tồn cầu, Bext360 hoạt động
trên quy mơ tồn cầu, phục vụ khơng chỉ khách hàng ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn
ở các quốc gia như Ghana, Paraguay, Somalia và nhiều quốc gia khác. Bext360 đã hợp tác
thành công với cả nông dân và các công ty cà phê như Coda Coffee và Great Lakes Coffee.

Công ty luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển các dịch vụ, phần mềm mới. Các sản
phẩm mà Bext360 cung cấp bao gồm các thiết bị thu thập dữ liệu (Robot, các máy đo cảm
ứng,...), nền tảng dịch vụ (Bext-to-Brew, Stellar network, RESTful API).

Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, nhu cầu các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp
ngày càng phong phú và đa dạng. Ngày càng nhiều công ty cung cấp loại hình dịch vụ
này. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh của Bext360:

18

+ “IBM Food Trust” sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi và đảm bảo an toàn
thực phẩm trong chuỗi cung ứng nông sản nhằm mục tiêu giảm rủi ro liên quan
đến an toàn thực phẩm và quản lý hiệu suất của chuỗi cung ứng thực phẩm.

+ Agrian cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp, giúp nông dân theo
dõi và quản lý thông tin về các sản phẩm nông nghiệp, từ hạt giống đến thu hoạch.

+ AgGateway tập trung vào việc phát triển và triển khai các tiêu chuẩn điện tử để tối
ưu hóa giao tiếp và trao đổi dữ liệu trong chuỗi cung ứng nơng sản.
Ngồi ra, cịn có một số nền tảng cung cấp các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng nông

sản khác như XFarm, Procurant, AgriChain,.... Những công ty này đều chú trọng vào việc
cung cấp giải pháp và dịch vụ để giúp ngành nơng nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và đáp
ứng các yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch và bền vững trong chuỗi cung ứng, là
những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Bext360.

Hình 3: Ứng dụng Bextmachine vào truy xuất nguồn gốc cà phê
3.2. Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi
cung ứng cafe

3.2.1. Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán

Trong ngành nông nghiệp cà phê, việc quản lý chất lượng và thanh tốn đối với
nơng dân thường đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, nền tảng công nghệ “Bext-to-
brew” của Bext360 đã mang đến một sự đổi mới quan trọng bằng cách kết hợp cơng
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain trong việc kiểm soát chất lượng và tạo ra thanh
toán minh bạch cho hạt cà phê. Thông qua việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và

19


×