Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu mối hại cây công nghiệp (cao su, ca phê) và công trình thuỷ lợi ở các tỉnh tây nguyên thành phần loài mối hại các đập ở các tỉnh tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.87 KB, 16 trang )

Bộ Nông nghiệp và PTNT
Viện Khoa học thuỷ Lợi
Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối






Báo cáo tổng kết Chuyên đề nghiên cứu
Thành phần loài mối hại đập
ở các tỉnh tây nguyên

Thuộc Đề tài
Nghiên cứu phòng trừ mối cho cây công nghiệp (cà phê cao su) và
đập ở các tỉnh Tây Nguyên


Ngời viết: TS. Nguyễn tân vơng











7109-4


16/02/2009


Hà Nội, 12/2007

Mở đầu
Hệ thống đập hồ chứa nớc có vai trò to lớn đối với nền kinh tế của nớc ta.
Một mặt chúng góp phần cung cấp nớc cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
sinh hoạt, mặt khác chúng còn có tác dụng cắt giảm lũ cho hạ lu những mùa ma bão.
Tây nguyên là một vùng có chiến lợc rất quan trọng về kinh tế và quốc phòng, Tây
Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Cao độ
chủ yếu của Tây Nguyên từ 300m đến 700m, cùng với một số yếu tố tự nhiên khác rất
thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp quy mô lớn và rất thích hợp cho các
loại cây công nghiệp lâu năm nh cà phê, cao su, chè. Song một trong những khó khăn
để phát huy tiềm năng trên là nguồn nớc.
Trong những năm qua, hệ thống công trình thuỷ lợi đã đợc nhà nớc đầu t,
đến nay đã có hơn 60 hồ chứa lớn đảm bảo tới cho hơn 100.000 ha góp phần tích cực
đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa và một số cây công nghiệp cung cấp
nớc sinh hoạt, cải thiện môi trờng sinh thái.
Bên cạnh những mặt lợi to lớn đó, các hồ chứa cũng tiểm ẩn các nguy cơ khi
xảy ra sự cố nhất là an toàn hệ thống đập.
Thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc cần phải đảm bảo an toàn thờng xuyên cho các
đập hồ chứa, chúng tôi đợc giao nhiệm vụ điều tra về thành phần loài mối, một số đặc
điểm sinh học, sinh thái mối ở một số đập nằm trong các tỉnh Tây nguyên và một số
vấn đề có liên quan khác.
Để đa ra giải pháp xử lý mới hợp lý cần phải biết rõ đối tợng hại đập ở các
tỉnh Tây Nguyên. Do đó, nội dung chuyên đề này sẽ đề cập các nội dung sau:
- Thành phần loài mối gây hại đập ở một số đập ở Tây nguyên.
- Một số đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài gây hại chính.
1. Một số điều kiện tự nhiên của vùng Tây nguyên có liên quan đến mối

Vùng đợc chọn nghiên cứu nằm trong độ cao từ 300-1100m. Đất chủ yếu là
Feralit nâu đỏ và đất Bazan giầu mùn, cation, đạm và lân thích hợp cho các loại cây
công nghiệp lâu năm nh cà phê, chè cao su [2].
Khí hu ở Tây Nguyên đợc chia làm hai mùa: mùa ma t tháng 5 n ht
tháng 10 và mùa khô t tháng 11 n tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng
nóng và khô nht. Do ảnh hởng ca độ cao nên trong khi các cao nguyên cao 400-
500 m khí hu tng đi mát và ma nhiu, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (nh
à Lt) thì khí hu li mát m quanh nm nh vùng ôn i. Tây nguyên cũng là vùng
có nắng nhiều, cân bằng bức xạ 90 -95Kcal/cm2/năm. Độ ẩm tơng đối cao vào mùa
ma (82-88%) và thấp vào mùa khô, cực tiểu vào các tháng II, III, IV (70-80%), về độ
ẩm trái ngợc hẳn với miền Bắc.
Mối là côn trùng sống trong đất vì vậy điều kiện tự nhiên nh thảm thực vật,
nhiệt độ, độ ẩm, độ mùn của đất, độ pH có liên quan trực tiếp đến sự phân bố của
chúng. Nói cách khác, điều kiện tự nhiên của môi trờng quy định thành phần loài mối
sống trong môi trờng đó. Tây nguyên nằm trong đai khí hậu á chí tuyến gió mùa trên
núi, có từ 7-10 tháng nhiệt độ dới 25
0
c, nhiệt độ trung bình cả năm là 22 - 24
0
c.
Chính những đặc điểm về đất đai và nguồn thức ăn phong phú ở đây đã tạo điều
kiện rất thuận lợi cho mối sinh sống và phát triển.
2. Thời gian, địa điểm và phơng pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian nghiên cứu
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 4 - 11 /2006. Thu mẫu
mối để xác định thành phần loài, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái và đánh giá
mức độ tác hại của mối đối với đập.
Các công tác nội nghiệp đợc thực hiện từ tháng 7 - 12/2006 tại Trung tâm
Nghiên cứu phòng trừ mối - Viện Khoa học thuỷ lợi.
2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trong năm 2006 chúng tôi đã thực hiện nội dung điều tra tại 5 đập thuộc 2 tỉnh
(Gia Lai, Đắc Lắc) và 4 đập khác (thuộc các tỉnh Đak Lak, Gia lai, Lâm Đồng, các đập
này đã nghiên cứu trong những chơng trình khác đại diện cho các tỉnh Tây nguyên.
Trong số các đập này cũng có đập là các nền đập chuẩn bị xây dựng (bảng 1, hình 1).


Bảng 1: Một số thống tin về đập nghiên cứu

2.3. Phơng pháp nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu: Mẫu đợc thu bằng các dụng cụ đơn giản nh panh, cuốc,
xẻng và đợc bảo quản trong cồn 75
0
.
Cách thức thu mẫu:
Mẫu định tính: Đối với mỗi đập thu mẫu theo từng tuyến, trên mỗi tuyến chọn
ra đoạn có đặc điểm sinh cảnh khác nhau và phổ biến cho từng tuyến. Khảo sát mối ở
những khu vực trong mỗi tuyến nh mái thợng lu, mặt đập, mái hạ lu.
Mẫu định lợng: Thu tất cả các mẫu mối bắt gặp trong tuyến nh ở đờng mui
mối kiếm ăn, dới lớp lá cây cỏ, lỗ vũ hoá, thanh gỗ mục, thu tại tổ
Mẫu mối đợc phân tích và lu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối.
Các mẫu mối đợc phân tích bằng các thiết bị chuyên dụng nh kính lúp, kính hiển vi
soi nổi và theo khoá định loại mối của Việt Nam (Động Vật Chí Việt nam - Mối) và
các khoá định loại về mối của các tác giả Muzaffer Ahmad (1958, 1965), Thapa
(1981)
Thu thập các đặc điểm sinh học sinh thái: Các đặc điểm sinh học sinh thái của
mối cũng nh các dấu hiệu phá hại của mối đối với đập đợc quan sát, chụp ảnh và ghi
chép ngoài thực địa. Nghiên cứu về cấu tạo tổ mối đợc thực hiện theo phơng pháp
Darlington (1983), mô tả quá trình giải phẫu lát cắt thẳng đứng song song từ ngoài vào
TT Tên đập Địa điểm Độ cao (m) Chiều dài (m)
1 Biển hồ Pleiku - GiaLai 800 500

2 Iagrai Iagrai Gia Lai 700 500
3 Eakar Eakar Đăk lắc 500 260
4 Eaknop Eakar Đăk lắc 450 500
5 Krong Bukha* Krpach - Đắc lắc 400 470
6 Eakao Tp. BM Thuột -Đắc Lắc 500 1500
7 Đan Kia Lạc Dơng Lâm Đồng 1500 125
8 Đơn Dơng Đơn Dơng -Lâm Đồng 1040 1500
9 Đạ Hàm Đạ Tẻh - Lâm Đồng 200 554
trong tổ mối. Các lát cắt cách nhau 20cm. Cấu tạo chi tiết của tổ đợc ghi lại bằng máy
ảnh và hình vẽ. Các số liệu đợc xử lý bằng phơng pháp thống kê.


























5
6
7
4
3
8
Hình 1. Các đập đã khảo sát
1. Biển Hồ
2. Iagrai
3. Krong Buk hạ
4. Eaknop
5. Eakar
6. Eakao
7. Dankia
8. Đơn Dơng
9. Đạ Hàm


2
1
9
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thành phần loài mối tại các đập nghiên cứu
Trong thời gian điều tra khảo sát, chúng tôi đã thu đợc 559 mẫu mối, trong đó
có 344 mẫu ở nền đập, 215 mẫu ở môi trờng xung quanh. Các mẫu mối qua phân tích

đã xác định đợc 25 loài mối. Trong đó, mẫu mối ở nền đập gồm 15 loài thuộc 10
giống và 2 họ mối.
Trong 10 giống mối phân bố trên thân đập ở Tây nguyên, giống mối
Odontotermes phát hiện có số loài nhiều nhất (3 loài); 3 giống: Macrotermes
Hyptermes và Pericapritermes đều có 2 loài, các giống còn lại phát hiện đợc 1 loài.
Thành phần loài cụ thể trên mỗi đập xem trong bảng 2.
Bảng 2. Danh sách các loài mối phân bố tại các đập nghiên cứu
TT Tên Loài Eakar Eacao
Krong
Buk Hạ
Eak
-nop
Đơn
Dơng
Đan
Kia
Đạ
Hàm
Biển
Hồ
Iagrai
1 C. formosanus + +
2 Sche. javanicus + + + +
3 G. sulphureus + + +
4 O. hainanensis + + +
5 O. angustiganthus + +
6 O. ceylonicus + + + + + + + +
7 H. makhamensis + +
8 H. obscuricep + + + + +
9 M. annandalei + + + + + +

10 M. gilvus + + + + + + + +
11 Mi. pakistanicus + + + + + + + + +
12 T. comis + +
13 Peri. sermarangi + +
14 Peri. latignathus +
15 Bul. brahae + + +
Số loài 7 6 6 7 6 10 5 7 5
Số mẫu 38 45 33 41 27 52 37 39 32
Theo kết quả của bảng 3, thì đập có số loài phân bố lớn nhất là đập đập Đan
Kia, có 10 loài mối đợc phát hiện ở đây, tiếp theo là đập Eakar và đập Biển Hồ với 7
loài và các đập còn lại mỗi đập có từ 5 -6 loài mối phân bố.
Các loài mối phân bố trên thân đập thuộc vào 5 phân họ mối chính:
Coptotermitinae, Rhinotermitinae, Macrotermitinae, Amitermitinae và Termitinae, các
nhóm này không chỉ khác nhau về mặt hình thái mà còn khác nhau về đặc tính sinh
thái.
Nhóm loài thuộc phân họ Macrotermitinae là những loài mối có vờn cấy nấm
Termitomyces, gồm các loài thuộc giống Hypotermes, Macrotermes, Odontotermes và
Microtermes. Nơi làm tổ, kiếm thức ăn, cách thức chế biến và dự trữ thức ăn của các
loài thuộc nhóm loài này liên quan mật thiết với môi trờng đất. Nhóm loài này thờng
làm tổ chìm dới mặt đất hoặc tổ nửa chìm nửa nổi với nhiều hang giao thông kín và hệ
thống khoang phụ, vờn cấy nấm phức tạp, dàn trải trong một diện tích lớn. Những loài
này gặp phổ biến ở cả thân đập và môi trờng xung quanh ở tất cả 5 đập điều tra.
Ngoại trừ một loài thuộc giống Microtermes tổ nhỏ, không ảnh hởng đến thân đập.
Những loài thuộc các giống Odontotermes, Hypotermes và Macrotermes đều là những
loài mối hại đập, nhất là những loài nh: O. angustiganthus, O. ceylonicus, M.
carbonarius, M. annandalei, và M. gilvus.
Nhóm loài thuộc phân họ Coptotermitinae bao gồm những loài thờng làm tổ
trong công trình kiến trúc nh nhà cửa, kho tàng Thức ăn của chúng thờng là những
vật liệu có nguồn gốc xenlullo. Trên thân đập, chúng không đợc xếp vào nhóm mang
ẩn họa đến cho đập, tuy nhiên chúng lại có thể gây hại đến những công trình kiến trúc

trên đập nh tháp van, nhà điều hành Phân họ Rhinotermitinae cũng chỉ phát hiện
đợc 1 loài là Schedo. javanicus trên đập, cũng giống nh loài Coptotermes chúng
cũng không phải là nhóm mối có thể gây hại đến sự an toàn của đập.
Phân họ Amitermitinae mới chỉ phát hiện đợc một loài, loài mối này làm tổ
nổi, cấu tạo tổ vững chắc, thành tổ là nhiều lớp mỏng cứng nh
bìa da, thích nghi đợc
với môi trờng khô, cứng, ít mùn. Tuy nhiên loài này không gây ảnh hởng đến đập.
Một loài mối nữa là
T. comis thuộc phân họ Termitinae là những loài mối ăn
mùn, làm tổ nổi, hoặc tổ chìm nhng nông, kiếm ăn trên mặt đất ẩm, giầu mùn. Những
loài này khá phổ biến ở môi trờng xung quanh, đặc biệt những khu vực vờn cây
trồng nh cà phê, ca cao Những loài này ít gây ảnh hởng đến an toàn của đập hồ
chứa.
Từ những kết quả phân tích về đặc điểm phân bố cũng đặc điểm sinh học sinh
thái của những loài mối trên, chúng tôi nhận thấy nhóm mối thuộc phân họ
Macrotermitinae là nhóm có nhiều ý nghĩa đối với đập cần chú ý trong quá trình
nghiên cứu phòng chống mối bảo vệ an toàn cho hồ đập.
3.2. Sự khác nhau về thành phần loài mối trên từng đập nghiên cứu
Từ kết quả thu đợc, chúng tôi nhận thấy giữa các đập sự phân bố thành phần
loài có những nét khác nhau nhất định, tuy nhiên sự khác nhau này không phải lớn.
Bảng 3. Số mẫu mối trên từng đập nghiên cứu
TT Tên loài Eakar Eacao Krong
Bukha
Eak
-nop
Đơn
Dơng
Đan
Kia
Đạ

Hàm
Biển
Hồ
Iagrai
1 C. formosanus 1 2
2 Sche. javanicus 2 2 2 2
3 G. sulphureus 2 2 1
4 O. hainanensis 2 2 1 2
5 O. angustiganthus 2 7
6 O. ceylonicus 6 9 7 8 5 9 9 6
7 H. makhamensis 3
8 H. obscuricep 4 5 2 6 7
9 M. annadalei 12 9 8 9 10 15
10 M. gilvus 12 5 11 3 10 11 5 8
11 Mi. pakistanicus 11 7 9 7 4 9 8 9 9
12 T. comis 2 5
13 Peri. sermarangi 3 3
14 Peri. latignathus 3
15 Bul. prahae 3 3 4
Tổng số mẫu 38 45 33 41 27 52 37 39 32
Trong 15 loài mối thu đợc, có những loài mối phân bố trên hầu hết các đập
nghiên cứu. Loài Mi. pakistanicus tìm thấy trên cả 9 đập, loài mối M. gilvus phân bố
8/9 đập, loài O. ceylonicus phân bố 7/9 đập. Tuy nhiên có loài cũng chỉ mới phát hiện
trên 1 đập nghiên cứu nh, H. makhanensis,
Peri. latignathus
Thành phần loài mối trên mỗi đập có sự khác nhau nhỏ, nhng đây là sự sai
khác ngẫu nhiên nên về cơ bản cấu trúc thành phần loài trên các đập là tơng đối giống
nhau.
Tại đập Eakar loài u thế là M. annandalei chiếm tỉ lệ 31,58% tổng số mẫu thu
đợc tại đập này, tiếp đến loài Mi. pakistanicus (chiếm 28,95%), O. ceylonicus với

15,79%, loài H. obscuricep chiếm tỉ lệ 10,53%, các loài còn lại chiếm tỷ lệ ít hơn.
Đập Eakao, loài M. gilvus là loài u thế (với 12/45 mẫu) chiếm tỉ lệ 26,7%, tiếp
đến là loài O. ceylonicus và M. annandalei với 9/45 mẫu chiếm tỉ lệ 20% tổng số mẫu
thu đợc trên đập.
Tại đập Krong Buk Hạ sự phân bố của các loài hầu nh đồng đều hơn. Các loài
nh M. annandalei, M. carbonarius, H. makhamensis và O. ceylonicus cùng chiếm tỉ
lệ từ 14,3% - 17,8% tổng số mẫu thu đợc trên đập. ở đập này, loài mối u thế, có số
lợng mẫu thu đợc cao nhất lại là loài Mi. pakistanicus vốn không đợc coi là loài
gây hại cho đê đập.
ở đập Eaknop, loài có số lợng mẫu cao nhất là loài M. gilvus với 11 mẫu
chiếm tỉ lệ 26,8% tổng số mẫu thu đợc trên đập. Hai loài tiếp theo là M. annandalei
với 9 mẫu và O. ceylonicus với 8 mẫu chiếm tỉ lệ lần lợt là 21,9% và 19,5% tổng số
mẫu thu đợc trên đập.
Tại đập Đan Kia loài u thế là M. annandalei với 15 mẫu chiếm tỉ lệ 24,2%, tiếp
đến loài M. gilvus
với 19,2%, loài O. ceylonicus với 17,3% tổng số mẫu thu đợc trên
đập.
Tại đập Đơn Dơng loài u thế là M. annandalei 37,0%, tiếp đến loài O.
ceylonicus với 18,5% tổng số mẫu trên đập.
Tại đập Đạ Hàm loài u thế là M. gilvus chiếm tỉ lệ 29,7%, tiếp đến là loài, loài
O. angustignathus chiếm tỉ lệ 18,9%, H. obscuricep với 16,2% tổng số mẫu thu đợc
trên đập.
Số loài gây hại chủ yếu đối với đập ít nhất là 3 loài (đập Đạ Hàm) và cao nhất là
7 loài (đập Đankia). Kết quả này cho thấy, ở hầu hết các đập luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn về mối. Vì vậy, việc điều tra định kỳ về mối đối với đập hồ chứa để có cơ
sở đề xuất phơng án giải quyết là hết sức cần thiết.
Trong kết quả điều tra về thành phần loài mối phân bố trên một số đập hồ chứa
ở Tây nguyên của Lê Văn Triển [19] bao gồm có 12 loài mối, thì có 3 loài mối T.
comis, H. makhamensis và O. angustignathus lần đầu tiên đợc phát hiện thấy làm tổ
trên đâp ở Tây nguyên. Có 2 trong số 3 loài này là những loài gây hại nghiêm trọng đối

với hệ thống đê điều nớc ta. Kết quả của chúng tôi đã nâng tổng số loài mối phân bố
trên đập hồ chứa ở Tây nguyên từ 12 loài lên 15 loài.
So sánh với kết quả điều tra của Lê Văn Triển [19] về các loài mối gây hại đập
hồ chứa ở Tây Nguyên thì trong kết quả của chúng tôi không có loài mối M.
carbonarius, mặc dù ở môi trờng xung quanh 9 đập điều tra chúng tôi thu đợc khá
nhiều mẫu mối của loài này. Có thể điều kiện môi trờng ở thân đập, không phù hợp
với một số loài mối nhất định trong đó có loài M. carbonarius.
3.3. Thành phần loài mối ở môi trờng xung quanh
Song song với việc thu mẫu ở thân đập chúng tôi còn tiến hành mở rộng ra thu
mẫu ở môi trờng xung quanh thân đập nh tại hai bên vai đập, các rừng cây lâu năm,
vờn đồi cà phê, tiêu, thảm thực vật thứ sinh Kết quả thu đợc cho thấy thành phần
loài mối ở đập và môi trờng xung quanh có quan hệ và ảnh hởng lẫn nhau.
Ngoài 15 loài mối thu đợc trên nền đập, chúng tôi còn phát hiện thêm đợc 10
loài mối nữa (bảng 4).
So sánh với bảng phân bố về thành phần loài mối trên đập chúng tôi có nhận xét
nh sau:
Hầu hết các loài mối có mặt trên đập cũng đều đợc tìm thấy ở môi trờng xung
quanh, vì đây chính là nguồn cung cấp mối cánh bay vào làm tổ trong thân đập. Ngợc
lại cũng có một số loài mối có mặt ở môi trờng xung quanh lại không xuất hiện ở trên
đập. Thành phần loài mối ở môi trờng xung quanh đa dạng hơn. Điều này cho thấy,
chỉ có một số loài mối nhất định mới có thể sống và làm tổ trong môi trờng đập. Đây
cũng sẽ là một kết quả giúp cho các nhà quản lý đập dễ dàng khoanh vùng lựa chọn
biện pháp phù hợp với loài mối cần phải xử lý trong quá trình phòng chống mối cho
đập.
Trong số 10 loài mối phát hiện thêm ở môi trờng xung quanh, có 4 loài mối là
M. latignathus, M. malaccensis O. hainanensis và O. maesodensis nếu phát tán vào
trong nền đập cũng sẽ gây ra những nguy hiểm không nhỏ cho đập, vì đây là những
giống mối có cấu trúc khoang tổ lớn có thể gây rỗng thân đê đập, 1 trong 4 loài trên là
O. hainanensis đợc xếp vào một loài mối nguy hiểm bậc nhất đối với đê đập ở miền
Bắc.

Bảng 4. Thành phần loài mối ở môi trờng xung quanh thân đập
TT
Tên đập
Tên loài
Eakar Eacao
Krong
Bukha
Ea-
knop
Đơn
Dơng
Đan
Kia
Đạ
Hàm
Biển
Hồ
Iagrai
1
C. formosanus
+ + + +
2
C. ceylonicus*
+ + + +
3
Sche. javanicus
+ + + + + + +
4
Sche. sarawakensis*
+ + + + +

5
G. sulphureus
+ + + + + + +
6
O. hainanensis
+ + + +
7
O. angustignathus
+ +
8
O. ceylonicus
+ + + + + + +
9 O. formosanus* + +
0
O. measodensis*
+ + +
11
H. makhamensis
+ + + +
12
H. obscuricep
+ + + + + +
13
M. carbonarius*
+ + + + + + +
14 M. annandalei + + + + + +
15
M. gilvus
+ + + + + + +
16

M. latignathus*
+ + +
17
M. malaccensis*
+ +
18
Mi. pakistanicus
+ + + + + + + + +
19
Mi. insectoides*
+ + + +
20
T. comis
+ + + +
21
Peric. sermarangi
+ + + + +
22
Peric. latignathus
+ + + + + +
23 Peric. nitobei* + + +
24 Bul. Prahae + + +
25 Na. ovatus* + + +
Số lợng mẫu 15 13 14 15 8 17 14 11 8
Ghi chú: * chỉ những loài không bắt gặp trên thân đập.
Tuy một số loài cha gặp trong thân đập mà chỉ gặp ở mối trờng xung quanh,
nhng với tổ của chúng lại có thể ở nền đập, chúng là các loài cần xử lý khi xây dựng
đập mới nh loài M. latignathus, M. malaccensis O. hainanensis và O. maesodensis.
Giống nh ở trong thân đập, ở môi trờng xung quanh chúng tôi cũng bắt gặp 5
phân họ mối là Coptotermitinae, Rhinotermitinae, Macrotermitinae, Amitermitinae và

Termitinae. Và ở đây, nhóm Macrotermitinae cũng là nhóm có số lợng loài chiếm tỉ
lệ cao nhất (14/25 loài có tỉ lệ 56%) so với các nhóm loài còn lại.
Nh vậy, thành phần loài mối ở trên đập và môi trờng xung quanh có những
nét đặc trng riêng, nhng cũng có những liên hệ đáng lu ý. Mặc dù về số lợng loài
mối ở vùng xung quanh các đập nghiên cứu nhiều hơn so với trên đập nhng xét về cấu
trúc thành phần loài (đặc biệt ở các phân họ mối) thì tơng đối giống nhau. Phân họ
Macrotermitinae chính là nhóm mối u thế so với các nhóm phân họ còn lại.
Mối ở môi trờng xung quanh cũng chính là nguồn chính cung cấp mối cánh
vào làm tổ trong đập. Vì vậy, nếu chỉ diệt trừ mối trong đập mà không phòng trừ ở môi
trờng xung quanh thì hiệu quả xử lý chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Giải
pháp có hiệu quả và lâu dài cho quá trình phòng chống mối đập là phải quan tâm diệt
trừ nhóm Macrotermitinae không chỉ trên đập mà cần cả ở môi trờng xung quanh vai
đập, nơi tiếp xúc của đập và môi trờng ngoài.
3.4. Phân bố của mối trên đập theo độ cao
Có rất nhiều các yếu tố sinh thái ảnh hởng đến sự phân bố của mối nh yếu tố
khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, thảm thực vật, độ ẩm, tính chất hoá lý của đất và các yếu
tố sinh học khác. Với phạm vi vùng nghiên cứu hẹp, các yếu tố về khí hậu thời tiết, vị
trí địa lý theo vĩ độ đợc coi nh đồng nhất thì yếu tố độ cao ảnh hởng nh
thế nào
đến cấu trúc thành phần loài mối cũng là một vấn đề đợc chúng tôi quan tâm nghiên
cứu. Trong số 9 đập ở Tây nguyên đã nghiên cứu, chúng tôi chia thành 3 dải độ cao (so
với mặt biển): <500m từ 500- 1000m và từ 1000 m trở lên (bảng 5).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 25 loài phân bố ở khu vực điều tra, 12
loài phân bố ở cả 3 dải độ cao, 7 loài phân bố ở 2 dải độ cao và có 6 loài mới chỉ phát
hiện thấy phân bố trên 1 dải độ cao duy nhất.
Thành phần loài ở trong dải độ cao từ 500 đến 1000 m là cao nhất, có tới 22 loài
chiếm 88% tổng số loài, ở dải độ cao <500 số lợng loài tìm thấy là 21 loài chiếm 84%
tổng số loài, và ở dải độ cao >1000m số loài đợc tìm thấy ít nhất có 13 loài, chiếm tỉ
lệ 52% tổng số loài.
Bảng 5. Thành phần loài mối trên đập ở các tỉnh Tây Nguyên

phân bố theo độ cao

Dải độ cao
TT Thành phần loài
<500m 500m-1000m >1000m
1
C. formosanus
+ +
2 C. ceylonicus + + +
3
Sche. javanicus
+ + +
4
Sche. sarawakensis
+ +
5
G. sulphureus
+ +
6
O. hainanensis
+ + +
7
O. angustignathus
+ + +
8
O. ceylonicus
+ + +
9
O. formosanus
+

10
O. measodensis
+ +
11
H. makhamensis
+
12
H. obscuricep
+ + +
13
M. carbonarius
+ +
14
M. annandalei
+ +
15 M. gilvus + + +
16
M. latignathus
+ +
17
M. malaccensis
+ + +
18
Mi. pakistanicus
+ + +
19
Mi. insectoides
+ +
20
T. comis

+ + +
21
Peric. sermarangi
+
22
Peric. latignathus
+
23
Peric. Nitobei
+
24
Bul. prahae
+
25
Na. ovatus
+
Tổng số loài 21 22 13

Nh vậy, từ độ cao 1000m trở lên mức độ đa dạng thành phần loài mối có xu
hớng giảm dần đi. Theo chúng tôi, càng lên cao nhiệt độ càng lạnh nên thành phần
loài mối cũng nghèo nàn hơn. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển, Nguyễn Tân Vơng khi nghiên cứu về sự phân
bố của mối theo độ cao []. Do vậy thành phần loài mối ở độ cao trên 1.000m cũng trở
lên ít hơn so với thành phần loài ở những độ cao thấp hơn.
3.5. Cấu trúc tổ của một số loài gây hại chủ yếu cho đập
Khả năng gây hại của từng loài mối đối với đập phụ thuộc vào cấu trúc tổ và khả
năng c trú của chúng trong môi trờng đập. Thờng thì các tổ chìm luôn luôn nguy
hiểm hơn so với các tổ nổi. Tổ có cấu tạo phức tạp, nhiều hang giao thông, nhiều tổ
phụ nguy hiểm hơn các tổ có cấu trúc đơn giản. Khả năng gây hại của mối cũng còn
phụ thuộc vào độ tuổi của tổ mối. Tổ mối mới hình thành thì tổ nhỏ, nông cấu tạo đơn

giản, khi tổ càng trởng thành, cấu trúc tổ ngày càng phức tạp lên, ngày càng ăn sâu và
ăn xa trong thân đập, lúc này tổ mới trở nên nguy hiểm thật sự với đập.
Dựa trên những tiêu chí trên, cũng nh dựa vào kết quả phân tích về thành phần
loài mối gây hại trên đập chúng tôi đã xác định đợc các loài mối gây hại cho 5 đập
nghiên cứu. Chúng đều thuộc vào phân họ Macrotermitinae với 3 giống mối gây hại
chủ yếu là Macrotermes, Odontotermes và Hypotermes. Để tìm hiều sâu hơn về 3
giống mối này, chúng tôi tiến hành giải phẫu tổ của chúng để nghiên cứu các đặc điểm
cơ bản cấu trúc tổ của một số loài đại diện nh M. gilvus, O. formosanus và H.
sumatrensis.
Kết quả về giải phẫu tổ cho thấy, khoang tổ của những loài mối này thờng rất
lớn. Kích thớc khoang chính có thể đạt tới 150 cm, trung bình thờng gặp các tổ có
khoang chính kích thớc từ 50 - 80cm. Bên cạnh khoang chính, còn có rất nhiều các
khoang phụ phân bố trong phạm vi cách chân tổ ít nhất là 40cm, số lợng khoang phụ
thờng lớn, kích th
ớc từ 5cm - 25cm. Hang giao thông từ khoang chính đi ra có tiết
diện từ 5 - 12cm, chúng có thể nằm song song với mặt đất và cách mặt đất từ 20
30cm, hoặc có thể ăn sâu vào trong thân đập. ở tổ Odontotermes, trong 1m
2
mặt cắt có
thể gặp 10 hang giao thông, có hang có tiết diện diện lớn nhất là 15 cm.



Kết luận
Qua đợt khảo sát về tình hình mối gây hại một số đập ở Tây nguyên chúng tôi có các
kết luận sau:
- Phát hiện 15 loài mối xuất hiện trên 9 đập nghiên cứu, chúng thuộc 10 giống, 5
phân họ. Phân họ có số loài cao nhất là Macrotermitinae.
- Ghi nhận 7 loài mối gây hại chính cho đập đập đất ở Tây Nguyên là: O.
hainanensis, O. angustiganthus, O. ceylonicus, H. makhamensis, H. Obscuricep, M.

annadalei và M. gilvus
.
- Ngoài 15 loài mối đã gặp trong đập, còn phát hiện thêm 10 loài mối nữa ở môi
trờng xung quanh thân đập (các loài đánh dấu * ở trong bảng 5). Giống nh trong
nền đập, giống mối có số loài phân bố cao nhất vẫn là Macrotermes và Odontotermes
(mỗi giống có 5 loài).
- Có 3 loài mối T. comis, H. makhamensis và O. angustiganthus lần đầu tiên
đợc phát hiện thấy làm tổ trên đập ở Tây nguyên.
Kết quả của chúng tôi đã nâng tổng
số loài mối gây hại đập hồ chứa ở Tây nguyên từ 12 loài lên 15 loài.









Tài liệu tham khảo
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Khảm, 1976. Mối ở miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Vũ Tự Lập, 1999. Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Văn Triển, Chu Bích Quế, Ngô Trờng Sơn, 1998. Thành phần loài mối
phân bố ở Lâm Đồng. Tạp chính sinh học, 20(2), tr.28-32.
4. Vũ Văn Tuyển, 1982. Mối hại đập hồ chứa ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ,
Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Trờng Đại học tổng hợp Hà Nội.
5. Viện Khoa học thủy lợi, 2004. Điều tra cơ bản các ẩn họa do mối gây ra, thành
phần loài mối gây hại hệ thống đập đất, đê ở miền núi, đồng bằng Bắc bộ,

Trung bộ và có định hớng giải pháp xử lý. Báo cáo tổng kết kết quả thực
hiện dự án từ năm 1999 2004, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
5. Ahmad, M., 1958. Key to Indo - Malayan termites. Part I, Biologia, 4 (1),
pp.33-118.
6. Ahmad, M., 1965. Termites (Isoptera) of Thailand, Bull. Amer. Mus. Nat.
Hist., 131, pp. 84-104.
7. Harris, W. V. ,1968. Isoptera from Vietnam, Cambodia and Thailand. Opuscula
Entomo., pp143 154.
8. Thapa, R. S., 1981. Termites of Sabah (East Malaysia), Sabah Forest Rec. 12, pp
1 374.


×