Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương Kinh tế du lịch word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.05 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO
Kinh Tế Du Lịch

Câu 1: Thế nào là Cung du lịch? Anh/chị hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
Cung du lịch?
Cung du lịch là khả năng cung cấp du lịch và hàng hóa du lịch khác, nhằm đáp ứng các nhu
cầu du lịch. Nó bao gồm tồn bộ hàng hóa du lịch (cả hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch)
được đưa ra thị trường.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung du lịch:
+Số lượng người sản xuất: càng nhiều thì cung du lịch càng lớn và ngược lại. Khi số lượng
người sản xuất tang đến độ giới hạn làm cho cung du lịch tăng lên vượt xa cầu du lịch sẽ dẫn
đến ế cung. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện khủng hoảng thừa hàng hóa du lịch, sản
xuất du lịch bị đình đốn, buộc người sản xuất phải chuyển hướng đầu tư hoặc bị phá sản, kéo
theo việc giảm cung du lịch.
+Các kỳ vọng: mọi mong đợi của người bán về sự thay đổi giá cả của hàng hóa bán ra, của
các yếu tố đầu vào, của chính sách thuế.. đều sảnh hưởng trực tiếp đến cung du lịch. Những
kỳ vọng của người bán thuận lợi cho sản xuất du lịch thì cung du lịch được hình thành nhanh
chóng và lượng cung sẽ phát triển nhanh ngược lại.
+Mức độ tập trung hóa của cung: yếu tố này tác động đến lượng của cung tham gia trên thị
trường tập trung hóa càng cao thì càng mở rộng lượng cung trên thị trường dulịch, nâng cao
khả năng cạnh tranh của người bán trên thị trường du lịch, thu được lợinhuận cao nhờ giảm
một số chi phí, bổ sung thế mạnh cho nhau. Sự tập trung của cung du lịch có thể được diễn ra
theo hai hướng tập trung hóa theo chiều ngang và tập trung hóa theo chiều dọc.
Tập trung hóa theo chiều ngang: diễn ra khi các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kết hợp với
nhau.
Tập trung hóa theo chiều dọc: khi các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau kết hợp
với nhau trên thị trường để phục vụ khách hàng trọn gói.Thơng thường tập trung hóa theo
chiều ngang được diễn ra trước sau đó mới có sự tập trung hóa theo chiều dọc
+Chính sách thuế của chính phủ: có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các
nhà sản xuất du lịch do đó ảnh hưởng đến cung du lịch. Số lượng các loại thuế nhiều, mức
thuế cao làm cho phần thu nhập của người sản xuất du lịch ít đi nên họ khơng muốn cung cấp


và cung cấp ít đi hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch. Ngược lại khi số lượng các loại thuế
mức thuế giảm hoặc vừa phải làm cho phần thu nhập của người sản xuất du lịch tăng cao,
nên họ tăng cung du lịch trên thị trường. Tất nhiên chính sách thuế cũng là một trong những
chính sách du lịch của quốc gia. Nhưng vai trị của nó tác động tồn diện hơn đến tồn bộ
các ngành du lịch ngành kinh tế vừa ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch vừa ảnh hưởng gián tiếp
đến du lịch thông qua tác động của các ngành kinh tế khác.
Sự khác nhau giữa cung du lịch và sản phẩm du lịch

Cung du lịch và sản phẩm du lịch có sự khác nhau:

- Sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của khách du
lịch, nó là kết quả của các hoạt động sản xuất thuọc các đơn vị đặc biệt.

- Cung trong du lịch bao gồm toàn bộ các giá trị được xã hội cơng nhận trong q trình trao
đổi.

Có những giá trị sử dụng được tạo ra để thoả mãn nhu cầu khách du lịch không qua mua bán.
Chúng chỉ được gọi là sản phẩm du lịch chứ không phải là cung trong du lịch.

Các yếu tố tạo thành cung du lịch

Cung du lịch là do nhiều yếu tố tạo thành, các yếu tố đó bao gồm:

- Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên du lịch thiên nhiên phải đủ các điều kiện về vị trí địa lí thích hợp có địa hình
tạo nên phong cảnh đẹp, khí hậu ơn hồ, thuỷ văn tốt, có thế giới động, thực vật phong phú.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn là các tài ngun có giá trị lịch sử văn hố, các thành tựu
kinh tế của đất nước là cơ sở tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật là tồn bộ cơng trình mà các tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn của
mình gồm tồn bộ nhà cửa và các phương tiện vận chuyển, phương tiện kĩ thuật để thoả mãn
nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, khu vui chơi giải trí, cửa hàng, cơng viên, đường
xá trong khu du lịch, hệ thống điện nước…

Toàn bộ các công cụ lao động do tổ chức du lịch tạo ra để phục vụ hoạt động kinh doanh du
lịch – khách sạn.

- Những dịch vụ phục vụ khách du lịch

Những dịch vụ phục khách du lịch như dịch vụ lưu trú (nghiệp vụ buồng), ăn uống (nghiệp
vụ bếp, bar), nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn du lịch…

- Hàng hoá đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch gồm: Hàng tự chế và hàng mua sẵn.

+ Hàng tự chế bao gồm: Hàng hoá sản phẩm ăn, uống

+ Hàng hoá lưu niệm bán cho khách du lịch.

Câu 2: Thế nào là Cầu du lịch?Anh/chị hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến Cầu
du lịch?

Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh tốn về hàng hóa vật chất
và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của con người ngồi nơi ở thường
xun của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, chữa bệnh, tham gia các
chương trình đặc biệt và các mục địch khác.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch:

+Yếu tố tự nhiên: tác động chủ yếu đến việc hình thành cầu trong du lịch thể hiện ở hai khía
cạnh:

Đặc điểm các yếu tố tự nhiên nơi ở thường xuyên: của khách du lịch ở những nơi có
các điều kiện tự nhiên bất lợi như khí hậu lạnh, ẩm, ít nắng, địa hình đơn điệu(như khơng có
biển, thiếu núi), động thực vật không phong phú sẽ làm nảy sinh nhu cầu du lịch của người
dân đang sống ở đó. Các yếu tố nàytác động lên điều kiện sống của cư dân một cách liên tục
làm cho nhu cầu đi du lịch đến nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi trở nên cần thiết và
ngày càng phát triển. Khi có khả năng thanh tốn thì nhu cầu này sẽ chuyển hóa thành cầu du
lịch.

Đặc điểm các yếu tố tự nhiên của điểm du lịch bao gồm đặc điểm khí hậu, địa hình,
động thực vật,… Những nơi có khí hậu ấm áp, địa hình đa dạng, với phong cảnh thiên nhiên
kỳ thú (bãi biển đẹp, núi non hùng vĩ), có hệ động, thực vật quý hiếm là những nơi mà Khách
du lịch thường hướng tới, làm nảy sinh những nhu cầu du lịch tạo tiền đề để hình thành cầu
du lịch.

+Yếu tố văn hóa xã hội tác động cả đến việc hình thành cầu trong du lịch sử khối lượng và
cơ cấu của nó nhóm yếu tố này bao gồm:

Tình trạng tâm sinh lý con người tâm lý thư giãn sảng khoái sức khỏe tốt từ nảy sinh nhu
cầu du lịch và tạo ra các điều kiện để thực hiện cầu du lịch. Tuy nhiên trong du lịch đôi lúc
có do buồn chán do tình hình sức khỏe khơng đảm bảo, khi có lời khuyên của bạn bè, người
thân, đặc biệt của thầy thuốc, người ta cũng dễ chấp nhậnmột chuyến đi để đổi gió để thư
giãn thanh thản hoặc để chữa bệnh do đó cả hai trạng thái của tình trạng tâm lý đều tác động
đến cầu du lịch.

Độ tuổi và giới tính của khách du lịch yếu tố nào tác động đến cầu du lịch rất nhiều chiều.

Tuổi trẻ thường hay đi du lịch và ưa mạo hiểm nhưng khả năng tài chính bị giới hạn. Tuổi
già có điều kiện về tài chính và thời gian nhưng sức khỏe nhiều khi không cho phép để thực
hiện các chuyến đi theo dự kiến. Nhiều chuyến đi du lịch của bố mẹ có con cái ở tuổi đi học
thường phải gắn với các kỳ nghỉ của học sinh. Nam giới thường đi du lịch nhiều hơn nữ.

Thời gian rỗi khơng có thời gian đổi người ta khơng thể đi du lịch.Trong lịch sử du lịch,
thời gian đổi đã thực sự trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nó.
Thời gian rổi là phần thời gian ngoài giờ làm việc học tập con người thường sử dụng để hồi
phục và phát triển sức lực trí tuệ và tinh thần.

+Yếu tố cơng nghệ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch:

Công nghệ là công cụ không thể thiếu trong việc thu hút sự chú ý của khách du lịch trong
cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó giúp cho việc Di chuyển từ nơi này đến nơi khác trở nên dễ
dàng, nhanh chóng hơn. Nâng cao tốc độ truyền thông sự kiện tour du lịch đến với những
khách hàng có nhu cầu. Giúp họ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thơng tin Qua 3 lợi ích
trên, có thể giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch. Qua đó, chúng ta có thể nhận định rằng,
cơng nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng mong muốn
đi du lịch.

+Yếu tố ngẫu nhiên

Nhóm nhân tố này bao gồm những yếu tố mang tính chất biến đổi, khơng dự đốn trước
được và mức độ xảy ra chỉ là thỉnh thoảng không nhiều. Tuy nhiên yếu tố thời tiết, sự kiện
đặc biệt, thời gian rảnh là những yếu tố có khả năng diễn đạt tính chất của nhóm yếu tố ngẫu
nhiên trên.

Vấn đề thời tiết hay xu hướng du lịch thay đổi bất ngờ cũng có thể gây nên sự thay đổi về
mong muốn đi du lịch của con người.


Ví dụ: Nếu như trước đây, con người thường hướng đến những nơi sang trọng thì hiện nay
khám phá thiên nhiên, cảnh đẹp mà cịn hoang sơ lại trở thành xu hướng phổ biến và thúc
đẩy nhu cầu du lịch .Ngồi ra, khí hậu trở nên q nóng hay q lạnh thì người ta cũng sẽ có
nhu cầu đến những nơi mát mẻ dễ chịu hơn.Tóm lại, những yếu tố này được cho là có thể
gây tác động thuận chiều đến nhu cầu du lịch

+Chi phí

Du lịch ln địi hỏi chúng ta cần có sự tính tốn kỹ càng về nhiều việc. Trong đó, chi phí
thường là vấn đề được chú ý quan tâm lên hàng đâu tiên vì mỗi người sẽ có mức thu nhập và
khả năng chi trả khác nhau. Chi phí bao gồm hai yếu tố:

Chi phí đi đến địa điểm du lịch

Chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch

Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa thay đổi cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nhu
cầu du lịch của con người. Chi phí có sự tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là
một trong những nguyên nhân làm giảm mong muốn đi du lịch của con người. Điều này
cũng hợp lý vì du lịch có nét tương đồng như một món hàng hóa.

Câu 3 :Trình bày khái niệm thị trường du lịch? Như thế nào gọi là “cân bằng thị
trường du lịch”? Cho biết nếu chính phủ can thiệp thị trường du lịch bằng cách tăng
giá so với giá cân bằng thì hiện tượng gì xảy ra?

+Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hố. Nó bao gồm toàn bộ
các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi
thực hiện các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.

+Cân bằng thị trường du lịch là một trạng thái kinh tế khi đường cung và đường cầu giao

nhau và nhà cung cấp sản xuất chính xác lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn
sàng và có thể tiêu thụ.

+Nếu chính phủ can thiệp vào thì thị trượng du lịch sẽ bị kiềm hảm sự phát triển lại vì
nhucầu đi du lịch đối với khách trong và ngồi nước ngày càng đơng. Có nhiều cơng ty đã
dùng các ưu đãi tốt đói với khách du lịch để khách hàng có thể lựa chọn những dịch vụ tốt
nhât đối với mình và người thân khi đi du lịch. Vì nhu cầu du lịch của mọi người ngày càng
nhiều hơn so với trước kia rất nhiều. Ngành công nghiệp không khói nước ta đang dần phát
triển hơn nếu chính phủ tăng giá thị trường du lịch thì sẽ khơng phát triển một cách toàn diện
được và thị trương du lịch cũng góp phần làm cho kinh tế nước ta phát triển hơn nữa.

Câu 4 : Anh/chị hãy cho biết muốn định giá tour du lịch bán ra thị trường thì cần xem
xét những yếu tố nào? Giải thích?

Định giá tour du lịch bán ra thị trường thị cần: xem xét

+Chi phí biến đổi (tính cho 1 khách du lịch) là các chi phí đi song song với sự tiêu dùng của
mỗi khách hàng và có thể tích riêng từ một cá nhân, chi phí, khách sạn, ăn uống, chi phí làm
đẹp, tham quan…

+Chi phí cố định (tính cho cả đồn khách) là tổng tất cả các dịch vụ và tất cả các thành viên
trong đoàn đã sử dụng cùng nhau, khơng nên tách riêng như chiphí cho hướng dẫn viên,
phịng khách sạn phương tiện di chuyển…

+Chi phí bán hàng: chi phí bán tour cho khách du lịch

+Thuế VAT

+Chi phí khác: thuế và bảo hiểm khác, xây dựng tour du lịch, chi phí duy tu bảodưỡng, chi
phí năng lượng.


Câu 5 : Giải thích tại sao du lịch có ảnh hưởng đến lạm phát? Cho ví dụ cụ thể?

+ Do cầu kéo đối với nền kinh tế ở điểm đến du lịch.Áp lực của cầu tăng thêm ở những nơi
mà có cung không co giản làm cho giá cả các dịch vụ du lịch tại đây tăng

+ Ví dụ cụ thể tại nước ta hiện nay vừa mới trải qua đợt dịch làm nhu cầu đi du lịch của
người dân có xu hướng tăng mà nơi đó lại q sức tải khơng đủ cung dẫn đến cácgiá cả hàng
hóa, dịch vụ tăng theo giảm mức giá của đồng tiền

Câu 6 Giải thích tính mùa vụ của du lịch? Các yếu tố chủ yếu tạo nên tính thời vụ trong
du lịch? Các doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng cường lượng cầu du lịch vào trái
mùa du lịch?

+ Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm đối với cung và cầu cácdịch vụ
và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định.

+ Tính thời vụ trong du lịch luôn tồn tại bởi tác động các nhân tố, đó là các nhân tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội (thu nhập, thời gian nhàn rỗi, phong tục tập quán), nhân tồ khác. Trong đó,
một số các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến cung, một số nhân tố ảnh hưởng đến cầu, và
một số nhân tố ảnh hưởng tới cả cung và cầu.

+ Cần có những chính sách kích cầu du lịch, một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Đưa ra các
chương trình khuyến mãi, các gói dịch vụ, kỳ nghỉ dưỡng… với chi phí hợp lý với người tiêu
dùng nhưng đồng thời những dịch vụ đó phải có sức mới mẻ để thu hút khách. Đẩy mạnh sự
quãng bá tới khách hàng bằng nhiều hình thức khách hàng.

Câu 7 : Phân tích ưu và nhược điểm của tính mùa vụ du lịch ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp du lịch? Cho biết việc doanh nghiệp gặp khó khăn khi sắp xếp nhân sự do ảnh
hưởng tính mùa vụ? Doanh nghiệp du lịch làm gì để giảiquyết bài tốn nhân sự?


Ưu điểm :

+Vào mùa cao điểm của du lịch , lượng khách tăng mạnh , đông đúc tạo ra cơ hội
kinhdoanh , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch

Nhược điểm :

+Nhiều doanh nghiệp bị ép giá du lịch trong mùa cao điểm , phải hạ giá thành để thu hút
khách du lịch .

+Cùng một thời gian phải phục vụ sẽ gây nên trạng thái quá tải, phục vụ kém chu đáo, khách
hàng không được thoải mái khi tham quan du lịch, thiếu nguồn nhân lực phục vụ du khách

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sắp xếp nhân sự vì lượng cầu của khách du lịch tăng cao
vào mùa cao điểm nhưng lượng cung của doanh nghiệp về nhân viên không đủ để đáp ứng
cho nên dễ xảy ra thiếu xót trong việc phục vụ khách hàng. Nhân viên phải làm nhiều công
việc một lúc , và dễ có sai sót khi thực hiệnquy trình phục vụ tại doanh nghiệp.

Câu 10 : Giải thích tại sao tỷ giá hối đối của các đồng ngoại tệ lại ảnh hưởng đến cung
và cầu du lịch? Trong điều kiện bình thường khơng có dịch bệnh, tại sao người dân các
nước Châu Âu lại sang các nước Đông Nam Á nhiều hơn và ngược lại?

Tỷ giá hối đối hay cịn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Đây là tỷ lệ trao đổi
giữa hai đồng tiền hai nước, là sự so sánh về giá trị của đồng tiền nướcnày so với đồng tiền
của nước khác.Coi tiền tệ như một loại hàng hóa thơng thường thì nó cũng sẽ chịu sự ảnh
hưởngcủa cung – cầu thị trường. Trong trường hợp cung về ngoại tệ lớn hơn cầu, tỷ giá hối
đoái sẽ giảm. Ngược lại, khi mà cầu lớn hơn cung sẽ làm cho giá đồng ngoại tệ tăng lên,
đồng nội tệ bị mất giá và là nguyên nhân khiến cho tỷ giá hối đoái tăng lên.


Khi chọn một địa điểm du lịch, chắc chắn ai cũng phải tính đến yếu tố ngoại tệ, theo nguyên
tắc cơ bàn là quốc gia nào có đồng tiền mềm giá, thì thu hút nhiều khách nước ngồi. Còn
nếu đồng tiền cao giá, chẳng hạn như đồng franc Thụy Sĩ hiện nay, thì có lợi cho người dân
xứ này nếu họ muốn đi ngoại quốc, nhưng lại làm nản lịng những ai muốn đến Thụy Sĩ Điều
đó cũng có nghĩa là ngành du lịch phải liên tục thích nghi với tỷ giá của đơnvị tiền tệ quốc
gia so với các ngoại tệ khác. Những rối loạn trong thị trường tiền tệ gần đây đã khiến ngành
du lịch lao đao, khi các du khách tích cực săn lùng những điểm đến ít tốn kém hơn: “Một
đồng tiền yếu sẽ thu hút khách du lịch tới đất nước bạn, đồng thời ngăn cản bạn tới nước
khác du lịch.

Một đồng tiền mạnh sẽ khuyến khích bạn đi du lịch” Vì tỷ giá hối đối của các đồng ngoại tệ
ở các nước Đông Nam Á thấp hơn so với châu Âu, vì thế mọi ngừoi sẽ có xu hướng đi du
lịch ở các nước Đông Nam Á hơn.

CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỒNG BỘ TRONG NGÀNH DU LỊCH

1. Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số dùng chung trong toàn ngành

* Thẻ Việt - Thẻ du lịch thơng minh: được tích hợp các cơng nghệ hiện đại, an tồn, bảo mật,
sử dụng trong lĩnh vực du lịch và kết nối liên thơng với tiện ích ở nhiều lĩnh vực liên quan
khác như: y tế, giáo dục, giao thông, thương mại điện tử, tiện ích khu dân cư… Qua đó thúc
đẩy xu hướng thương mại điện tử, thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong du lịch theo chủ
trương chung của Chính phủ.

* Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”: hỗ trợ tồn diện cho du
khách thơng qua tích hợp đa tiện ích như: tìm kiếm thơng tin du lịch, bản đồ số du lịch, tra
cứu doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, đặt phịng, đặt vé, thanh tốn điện
tử, quản lý tour du lịch, phản ánh tới cơ quan chức năng.

* Nền tảng Quản trị và kinh doanh du lịch: được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố là 1

trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển. Đây là mơi trường số kết nối các chủ thể
chính trong hoạt động du lịch là cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

* Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch: bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu thành phần về cơ sở lưu
trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên, điểm du lịch, cơ sở mua sắm, nhà hàng,
khu vui chơi giải trí… Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước và
xúc tiến quảng bá ngành du lịch

* Hệ thống vé điện tử: được xây dựng để áp dụng để kiểm soát vé vào cửa tại các điểm tham
quan, khu du lịch, khu vui chơi. Với những ưu thế nổi trội về công nghệ, hệ thống vé điện tử
gia tăng tiện ích cho khách tham quan, hướng dẫn viên và doanh nghiệp lữ hành đưa khách
đến, đơn giản hóa quy trình quản lý bán và sốt vé của điểm tham quan, góp phần bảo vệ môi
trường.

* Hệ thống thuyết minh đa phương tiện (Multimedia Guide): giới thiệu tới du khách các
thông tin về các điểm du lịch, di tích, bảo tàng, khu vui chơi giải trí... bao gồm: nội dung
(text), hình ảnh, lời đọc (audio), video… được tích hợp trên ứng dụng du lịch quốc gia "Du
lịch Việt Nam - Vietnam Travel" với hai nền tảng Android và iOS

2. Phổ biến Tài liệu mới hướng dẫn chuyển đổi số trong ngành du lịch

Ngày 11/02/2023, Trung tâm Thông tin du lịch đã ban hành phiên bản mới Tài liệu hướng
dẫn chuyển đổi số trong ngành du lịch. Tài liệu hướng dẫn các bước triển khai áp dụng hệ
sinh thái chuyển đổi số ngành du lịch ở địa phương, đơn vị một cách đồng bộ, thống nhất.

3. Tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyển đổi số du lịch

Trong năm 2023, Trung tâm Thông tin du lịch đã tổ chức tập huấn chuyển đổi số du lịch tại
20 địa phương. Mục tiêu là thống nhất nhận thức và hành động thúc đẩy chuyển đổi số trong
toàn ngành theo chủ trương chung của Chính phủ, đồng bộ với hệ sinh thái chuyển đổi số du

lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, giúp tiết kiệm nguồn lực, tránh manh mún, rời rạc.



×