Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Luận văn: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 65 trang )



1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNGDỤNG


NGUYỄN THU CÚC















Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Bảo Vệ Thực Vật
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI - KHẢO
SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN


LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE
(LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)

Cần Thơ - 2012


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT













Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Ts. Lê Văn Vàng Nguyễn Thu Cúc
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh MSSV:3083847
Lớp: BVTV K34





MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI – KHẢO
SÁT HIỆU QUẢ HẤP DẪN CỦA PHEROMONE
GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN
LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE
(LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)

Cần Thơ, 2012


3

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đính kèm với tên đề tài:
“MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI – KHẢO SÁT HIỆU QUẢ
HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN
LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)”
Do sinh viên Nguyễn Thu Cúc thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012

Cán bộ hướng dẫn


Ts. Lê Văn Vàng


Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh












4

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề
tài:
“MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI – KHẢO SÁT HIỆU QUẢ
HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU CUỐN

LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)”


Do sinh viên Nguyễn Thu Cúc thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
tháng năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến hội đồng:





Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2012
DUYỆT KHOA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƢD






5


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.



Tác giả luận văn


Nguyễn Thu Cúc


















6

LỜI CẢM TẠ


Kính dâng!
Con luôn ghi nhớ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn đến ngày

hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ts. Lê Văn Vàng, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức
bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình chỉ bảo, cho những lời khuyên và luôn
động viên để tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Thầy cố vấn học tập Trần Vũ Phến đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành tốt khóa
học. Quí Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức vô giá trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn:
Anh Huỳnh, anh Tuấn (cao học K17) và các bạn Khanh, Văn Nhi, Ánh Vân, Bá, Liễu,
Nghĩa đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ sự chân tình và giúp đỡ của những anh, chị, các bạn, những
nông dân đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những thí nghiệm ngoài đồng mà tôi
không thể liệt kê ra hết trong trang cảm tạ này.




Nguyễn Thu Cúc






7

TIỂU SỬ CÁ NHÂN




Họ và tên: Nguyễn Thu Cúc Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 20/04/1988 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Tỉnh An Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Tâm Sinh năm: 1970
Họ và tên mẹ: Ngô Thị Xuân Sinh năm: 1970
Quê quán: Xã Đào Hữu Cảnh, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang.


Tóm tắt quá trình học tập:
Từ năm 1995 - 2000: Học sinh Trường Tiểu học “B” Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang.
Từ năm 2000 – 2004: Học sinh Trường Trung học Cơ Sở Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang.
Từ năm 2004 – 2007: Học sinh Trường Trung học Phổ Thông Thạnh Mỹ Tây, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.
Từ năm 2008-2012: Sinh viên nghành Bảo vệ thực vật K34, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.


Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Người khai




Nguyễn Thu Cúc












8

Nguyễn Thu Cúc, 2012: “Một số đặc điểm sinh học, hình thái - Khảo sát hiệu quả
hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas
agna agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae)”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành
Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần
Thơ.
TÓM LƢỢC
Đề tài “Một số đặc điểm sinh học, hình thái - Khảo sát hiệu quả hấp dẫn của
pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna
Moore (Lepidoptera: Hesperiidae)” được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh
An Giang từ tháng 07/ 2011 đến tháng 11/ 2011 đã đạt những kết quả như sau:
Qua điều tra và khảo sát trên 6 ruộng lúa ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy
mật số ấu trùng và thành trùng sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore luôn
chiếm tỷ lệ cao hơn so với loài Parnara guttata Bremer et Grey với tỷ lệ lần lượt là
16,66% và 22,58%.
Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna
Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28,5-34
0
C; RH = 52-82%) cho thấy:

vòng đời từ 30-34 ngày. Bướm đực và bướm cái có hình dạng khá giống nhau, chỉ
khác nhau phần cuối bụng và những vệt, đốm trên cánh. Bướm cái đẻ trung bình 34,5
trứng, tỷ lệ nở là 95,07%, sau 3-4 ngày trứng nở. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 16-
21 ngày, mảnh đầu có màu đen bóng ở sâu tuổi nhỏ, từ tuổi 4 trở đi đầu có màu vàng
– xanh và có 2 vệt đỏ viền trắng ở 2 bên mảnh đầu. Sâu tuổi 1, tuổi 2 gây hại bằng
cách cuốn đầu lá lúa và 2 bên mép lá, sâu ăn phá bên trong, từ tuổi 3 đến tuổi 5 sâu ăn
hết phần biểu bì chỉ còn lại phần gân chính có khi cắn cụt cả đầu lá lúa. Nhộng có màu
xanh trong, sắp vũ hóa có màu nâu đen, sau 6-7 ngày nhộng vũ hóa.
Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với SCLL,
Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện ngoài đồng cho thấy E10,E12-16:Ald là
thành phần chính trong hợp chất pheromone. Khi phối trộn với các thành phần phụ
khác E10,E12-16:OH và E10-16:Ald với tỷ lệ phối trộn là 700:35:35 cho hiệu quả hấp
dẫn bướm vào bẫy cao nhất với số lượng 13,33 con/bẫy/tuần.







9

MỤC LỤC

Trang
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xi
DANH SÁCH VIẾT TẮT xiii

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1. THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ LỚN (LEPIDOPTERA:
HESPERIIDAE) TRÊN RUỘNG LÚA 2
1.1 Sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata Bremer et Grey 2
1.1.1 Phân loại 2
1.1.2 Phân bố và phạm vi kí chủ 2
1.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá lớn,
Parnara guttata Bremer et Grey 3
1.1.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn,
Parnara guttata Bremer et Grey 4
1.1.5 Thiên địch sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata
Bremer et Grey 4
1.2 Sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore 5
1.2.1 Phân loại 5
1.2.2 Phân bố và phạm vi kí chủ 5
1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá lớn
loài Pelopidas agna agna Moore 5
1.3 Sâu cuốn lá lớn loài Ampittia maro Fabricius 6
1.4 Sâu cuốn lá lớn loài Parnara bada Moore 7
1.4.1 Phân loại 7
1.4.2 Phân bố và phạm vi kí chủ 7
1.5 Sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas mathias Fabricius 7
1.5.1 Phân loại 7
1.5.2 Phân bố và phạm vi kí chủ 8


10

1.6 Sâu cuốn lá lớn loài Telicota ancilla horisha Evan 8

1.6.1 Phân loại 8
1.6.2 Phân bố và phạm vi kí chủ 9
2. PHEROMONE GIỚI TÍNH 9
2.1 Khái niệm 9
2.2 Pheromone giới tính của Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) 9
2.2.1 Pheromone kiểu I 9
2.2.2 Pheromone kiểu II 10
2.2.3 Pheromone kiểu khác 10
2.3 Thành phần hợp chất pheromone giới tính (E10,E12-16:Ald,
E10,E12-16:OH, E10-16:Ald, E12-16:Ald) 10
2.3.1 Công thức và tên gọi 10
2.3.2 Hợp chất pheromone giới tính của các loài
thành trùng trong Bộ Lepidoptera có chứa thành phần
hợp chất E10,E12-16:Ald 11
2.4 Ứng dụng của pheromone giới tính 12
2.4.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động của quần thể 12
2.4.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp 13
2.4.3 Quấy rối sự bắt cặp 13
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 14
1. PHƢƠNG TIỆN 14
1.1 Vật liệu thí nghiệm 14
1.2 Hóa chất 14
1.3 Nguồn sâu và bướm 14
1.4 Bẫy pheromone 15
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Khảo sát thành phần sâu cuốn lá lớn trên ruộng lúa 15
2.2 Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn,
Pelopidas agna agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae) trong
điều kiện phòng thí nghiệm 16
2.3 Khảo sát khả năng hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp

đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna agna Moore (Lepidoptera:
Hesperiidae) trong điều kiện ngoài đồng 19


11

2.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone
giới tính tổng hợp được phối trộn từ 4 thành phần hợp chất 19
2.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng hấp dẫn của pheromone
giới tính tổng hợp được phối trộn từ 3 thành phần hợp chất 20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
1. THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ LỚN Ở HUYỆN CHÂU PHÚ-
AN GIANG 21
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI VÀ CÁCH GÂY HẠI
CỦA SÂU CUỐN LÁ LỚN, Pelopidas agna agna MOORE 23
2.1 Đặc điểm sinh học và hình thái của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna 23
2.1.1 Trứng 24
2.1.2 Ấu trùng 25
2.1.3 Nhộng 28
2.1.4 Thành trùng 29
2.2 Triệu chứng và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna 33
3. KHẢ NĂNG HẤP DẪN CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP
ĐỐI VỚI BƢỚM, P. agna agna TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG 34
3.1 Thí nghiệm 1 34
3.2 Thí nghiệm 2 35
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
1. KẾT LUẬN 37
2. ĐỀ NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ CHƢƠNG









12

DANH SÁCH BẢNG


Bảng
Tựa bảng
Trang
2.1
Thông tin các ruộng điều tra tại huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang
16
2.2
Các nghiệm thức được bố trí trong TN 1 tại huyện Châu Phú -
An Giang
19
2.3
Các nghiệm thức được bố trí trong TN 2 tại quận Thốt Nốt, Tp
Cần Thơ
20
3.1
Thành phần loài sâu cuốn lá lớn trên các ruộng lúa tại huyện

Châu Phú – An Giang
21
3.2
Thời gian phát triển qua các giai đoạn của sâu cuốn lá lớn,
Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm
23
3.3
Chỉ tiêu kích thước (mm) các giai đoạn phát triển của sâu cuốn
lá lớn, Pelopidas agna agna Moore
24
3.4
Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu cuốn lá lớn,
Pelopidas agna agna Moore trong điều kiện phòng thí nghiệm
32
3.5
Số lượng bướm, P. agna agna bị hấp dẫn trong thí nghiệm 1 tại
huyện Châu Phú- An Giang; từ 01/07/2011 đến 28/07/2011
34
3.6
Số lượng bướm sâu cuốn lá lớn, P. agna agna bị hấp dẫn trong
thí nghiệm 2 tại quận Thốt Nốt - Cần Thơ; từ 02/07/2011 đến
04/08/2011
35










13

DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tựa hình
Trang

1.1
Các giai đoạn của sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata (hình 1, 2,
3, 4) và cách gây hại của chúng (hình 5, 6) (Nguyễn Văn Tuất,
2003)

3


1.2
Các giai đoạn ấu trùng sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna (http:
sgbug.blogspot.com/2010/03/early-stage-of-pelopidas-agna-agna)

5

1.3
Nhộng (A) và Thành trùng đực (B) của sâu cuốn lá lớn loài P.
agna agna (http:sgbug.blogspot.com/2010/03/early-stage-of-
pelopidas-agna-agna)


6

1.4
Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Ampittia maro Fabricius
(
7
1.5
Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Parnara bada Moore
( /wiki/Parnara)
7
1.6
Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas mathias Fabricius
(
8
1.7
Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Telicota ancilla horisha
Evans (
9
2.1
Triệu chứng ngoài đồng lá lúa bị cuốn do SCLLL gây ra
14
2.2
Bẫy pheromone được đặt trên ruộng lúa thí nghiệm
15
2.3
Nguồn bướm thu được trên ruộng
17
2.4
Cách nuôi ấu trùng sâu cuốn lá lớn
17

2.5
Bướm sâu cuốn lá lớn cho bắt cặp trong hộp nhựa
18

3.1
Tỷ lệ (%) thành phần loài sâu cuốn lá lớn được thu trực tiếp trên
ruộng lúa tại huyện Châu Phú- An Giang. AT: ấu trùng; TT: thành
trùng

21
3.2
Ấu trùng sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore (A) và
loài Parnara guttata Bremer et Grey (B)
22
3.3
Thành trùng cái sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore
22


14

(A), loài Parnara guttata Bremer et Grey (B)
3.4
Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới và gần gân chính của lá lúa
24
3.5
Các giai đoạn phát triển của trứng sâu cuốn lá lớn
25
3.6
Các mảnh vỏ đầu để lại sau khi ấu trùng lột xác và hóa nhộng

25
3.7
Ấu trùng tuổi 1, Pelopidas agna agna Moore
26
3.8
Ấu trùng tuổi 2, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN
26
3.9
Ấu trùng tuổi 3, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN
27
3.10
Ấu trùng tuổi 4, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN
27
3.11
Ấu trùng tuổi 5, Pelopidas agna agna Moore nuôi trong PTN
28
3.12
Các giai đoạn của nhộng, Pelopidas agna agna Moore
28
3.13
Gân cánh trước của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna
29
3.14
Gân cánh sau của thành trùng sâu cuốn lá lớn, P. agna agna
29
3.15
Phần cuối bụng của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B)
30
3.16
Mặt trên của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B)

31
3.17
Cánh trước của thành trùng đực (A), thành trùng cái (B)
31
3.18
Mặt dưới của thành trùng đực (A) và thành trùng cái (B)
31
3.19
Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá lớn, P. agna agna
33
3.20
Bẫy dính thành trùng đực, P. agna agna
36











15

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

AT
CP-AG

ĐBSCL
ĐHCT
E12-16:Ald
E10-16:Ald
E10, E12-16:Ald
E10,E12-16:OH
NT
PTN
SCLL
SHƯD
TB
TN
Tp
TT
Ấu trùng
Châu Phú- An Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học Cần Thơ
(E)-12-hexadecenal
(E)-10-hexadecenal
(E,E)-10,12-hexadecadienal
(E,E)-10,12-hexadecadinenyl-1-ol
Nghiệm thức
Phòng thí nghiệm
Sâu cuốn lá lớn
Sinh Học Ứng Dụng
Trung bình
Thí nghiệm
Thành phố
Thành trùng













16


Nông nghiệp là trung tâm để giảm đói cho nhân loại và là con đường chính để thoát
nghèo cho đa số dân cư. Lương thực là căn bản của đời sống. Lúa gạo là nền tảng của
an sinh xã hội (Bùi Chí Bửu, 2011). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa
ra ước tính sơ bộ 3 vụ lúa trong năm 2011. Theo đó, tổng diện tích lúa cả năm đạt
khoảng trên 7,7 triệu ha, tăng hơn 200 ngàn ha; năng suất ước đạt xấp xỉ 55 tạ/ha, tăng
1,5 tạ/ha; tổng sản lượng đạt mức kỷ lục trên 42 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với
sản lượng năm 2010 ().
Để đạt được những thành tựu như hiện nay thì nhà nông phải đối mặt với nhiều vấn đề
sâu bệnh hại lúa nói chung, sâu hại lúa nói riêng ngày càng trở nên phức tạp và đa
dạng, mức độ gây hại ngày một lớn hơn. Khi đó việc sử dụng thuốc hóa học để phòng
trừ những loài dịch hại chủ yếu như: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm,…
phần nào làm ảnh hưởng đến thành phần thiên địch, mất cân bằng sinh thái tự nhiên.
Thêm vào đó việc canh tác 3 vụ lúa trên năm hoặc sử dụng cùng giống lúa trên diện
tích lớn trong một thời gian dài dẫn đến quá trình dịch hại thích nghi và tích tụ quần
thể. Đây có thể là nguyên nhân làm cho những loài dịch hại thứ yếu có khả năng bộc

phát thành dịch.
Trong đó phải kể đến sâu cuốn lá lớn có thể bộc phát thành dịch bởi vì theo Võ Tòng
Xuân và ctv. (1993) biện pháp canh tác không hạn chế được sự gây hại của sâu cuốn
lá lớn và hiện nay vẫn chưa có giống kháng với loại sâu này. Mật số của sâu cuốn lá
lớn được điều chỉnh bởi số lượng lớn các loài thiên địch. Theo xu hướng hạn chế dư
lượng thuốc hóa học trên nông sản, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường,
giúp tìm hiểu thêm đặc điểm của sâu cuốn lá lớn, nếu trong tương lai chúng bộc phát
thành dịch thì đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này.
Trên cơ sở đó đề tài “Một số đặc điểm sinh học, hình thái - khảo sát hiệu quả hấp
dẫn của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu cuốn lá lớn, Pelopidas agna
agna Moore (Lepidoptera: Hesperiidae)” được thực hiện với mục đích đóng góp
thêm sự đa dạng trong danh sách côn trùng học, giúp hiểu rõ hơn về thành phần loài
sâu cuốn lớn, đồng thời giới thiệu biện pháp mới trong việc quản lý sâu hại trên lúa an
toàn, thân thiện với môi trường và con người.

MỞ ĐẦU


17

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ LỚN (LEPIDOPTERA: HESPERIIDAE)
TRÊN RUỘNG LÚA
Theo Phạm Văn Lầm (2000) ở Việt Nam sâu cuốn lá lớn được ghi nhận có 6 loài: sâu
cuốn lá lớn bướm vàng nhỏ (Ampittia maro Fabricius), sâu cuốn lá lớn đầu vệt đen
(Parnara guttata Bremer et Grey còn có tên gọi khác là Parnara guttata Mangala),
sâu cuốn lá lớn (Parnara naso bada Moore), sâu cuốn lá lớn (Pelopidas agna agna
Moore), sâu cuốn lá lớn đầu vệt đỏ (Pelopidas mathias Fabricius), sâu cuốn lá lớn

bướm vàng lớn (Telicota ancilla horisha Evans).
Sâu cuốn lá lớn thuộc họ bướm nhảy (Hesperiidae): kích thước cơ thể nhỏ, thô, đầu to,
hai ổ chân râu thường cách xa nhau, cuối râu đầu có dạng móc câu. Họ này khác với
đa số các loại bướm khác là do cả 5 mạch R của cánh trước thường xuất phát chung từ
buồng giữa của cánh. Ấu trùng thường có cơ thể mềm, đầu lớn, cổ nhỏ, thường sống
trong những lá cuốn và phá hại trong đó (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
1.1 Sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata Bremer et Grey
1.1.1 Phân loại
Theo Bremer et Grey (1852), sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata được xếp vào nhóm
phân loại thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Parnara
- Loài (Species): P. guttata
1.1.2 Phân bố và phạm vi kí chủ
Sâu cuốn lá lớn phân bố ở châu Á (Võ Tòng Xuân và ctv., 1993), hiện diện khắp các
vùng trồng lúa trên thế giới cũng như Việt Nam (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011). Xuất hiện trên tất cả các loại ruộng nhưng thịnh hành hơn ở ruộng ẩm sử dụng
nước mưa (Võ Tòng Xuân và ctv., 1993).
Sâu cuốn lá lớn ăn phần lớn các cây thuộc họ hòa bản như: lúa, mía, lúa miến, cỏ chỉ,
cỏ san sát, cỏ mần trầu, cỏ hùng thảo (Võ Tòng Xuân và ctv., 1993).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ngoài lúa, sâu còn có thể sinh sống
trên mía, sorgho, cỏ lồng vực, cỏ cú, cỏ mần trầu, paspalum.


18

1.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá lớn, Parnara guttata Bremer

et Grey
Trứng hình bán cầu, đỉnh hơi lõm ở giữa, đường kính khoảng 0,7 mm (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011), bề mặt trứng có vân (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2003).
Trứng mới đẻ màu trắng, sau chuyển thành nâu vàng, lúc sắp nở màu đen tím. Giai
đoạn trứng từ 4-7 ngày. Trứng có tỉ lệ nở rất cao từ 80-100% (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2011).
Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu đen to (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Tuổi 2-3 đầu có màu đen nhạt dần (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2003). Sâu lớn đủ sức
dài từ 20-40 mm, rộng 4 mm, hai đầu thon nhỏ, giữa nở to. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ
10-25 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Nhộng dài từ 30-33 mm, màu vàng nhạt, sắp vũ hóa có màu nâu đen. Giai đoạn nhộng
từ 5-10 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Nhộng hình đầu đạn, đầu
bằng đít nhọn màu vàng nhạt, sắp vũ hóa màu đen dài 33 mm (Nguyễn Văn Tuất và
ctv., 2003).














Bướm có chiều dài từ 17-19 mm, sải cánh rộng 25-40 mm. Thân màu đen lẫn màu
vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau. Râu đầu mọc gần mắt kép, cuối râu đầu có hình

móc câu. Mặt lưng của ngực và bụng phủ lông màu xanh vàng. Cánh trước màu nâu
đậm, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Cánh sau màu nâu
đen gần cạnh ngoài có 4 đốm trắng. Thời gian sống của bướm từ 7-20 ngày, một
bướm cái đẻ trung bình 120 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Hình 1.1 Các giai đoạn của sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata (hình 1, 2, 3, 4) và cách gây
hại của chúng (hình 5, 6); nguồn Nguyễn Văn Tuất (2003)



19

Thân bướm màu đen lẫn màu vàng kim, cánh trước màu nâu tối gần giữa cánh có 8
đốm trắng to nhỏ khác nhau, xếp thành hình vòng cung, cánh sau nâu đen, gần giữa
mép ngoài có 4 đốm trắng xếp thành một đường (Nguyễn Hữu Doanh, 2005).
Ở nhiệt độ 27-28
0
C, ẩm độ từ 75-80%, vòng đời từ 32-40 ngày, thời gian trứng là 4
ngày, sâu non 18-19 ngày, nhộng 6-7 ngày, bướm sống 4-5 ngày (Nguyễn Văn Tuất
và ctv., 2003).
1.1.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn, Parnara guttata
Bremer et Grey
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bướm thường vũ hóa vào buổi sáng,
từ 6-9 giờ, hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối. Bướm thường đẻ trứng vào
buổi sáng, rải rác ở mặt dưới lá gần gân chính.
Sau khi bướm vũ hóa khoảng 20 phút có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh từng
đoạn ngắn. Thời gian giao phối thường là buổi chiều, sau giao phối 2 giờ bướm có thể
đẻ trứng thường là cách 1 ngày sau giao phối mới đẻ trứng (Nguyễn Văn Tuất và ctv.,
2003).
Sâu non vừa nở ra gặm ăn vỏ trứng, sau đó bò ra bìa lá hoặc đầu lá nhả tơ dệt thành
một bao hình ống tròn và sống trong đó; sâu lớn dần sẽ nhả tơ tiếp tục ghép các lá kế

cận thành một bao lớn. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ trộn lẫn với chất bột trắng cuối bụng
cuốn lá lại thành một bao mới để hóa nhộng bên trong hoặc có thể nhả tơ dệt kén hóa
nhộng dưới khóm lúa, giữa các thân lúa. Ban ngày sống trong bao lá, ban đêm hay trời
râm mát bò ra khỏi bao ăn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Một năm sâu cuốn lá lớn phát sinh 6-7 lứa trong đó lứa 2 (tháng 4) và lứa 5 (tháng 8)
có khả năng gây hại nặng cần chú ý phòng trừ. Điều kiện nóng bức và ẩm, nhiệt độ
27-28
0
C, ẩm độ 78-80% là thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Miền núi trung du
thường bị hại nặng hơn đồng bằng. Vùng nào cây trồng bố trí phức tạp thì dễ bị hại
nặng. Thường phát sinh gây hại nặng giai đoạn lúa đứng cái. Sâu non nhả tơ cuốn lá
thành bao lớn và cắn khuyết lá. Bị hại nặng, cây lúa có thể trụi hẳn lá làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển. Cây bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn thời gian lúa chín
kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không trổ thoát hoặc gẫy gập, không nở hoa kết hạt.
Thường hại từ giai đoạn lúa mới cấy cho đến khi lúa chín (Nguyễn Văn Tuất và ctv.,
2003).
1.1.5 Thiên địch sâu cuốn lá lớn loài Parnara guttata Bremer et Grey
Theo Võ Tòng Xuân và ctv. (1993) trứng bị những loài ong Trichogrammatid ký sinh.
Nhiều loài ong thuộc họ Ichneumonid, braconid, chalcid, eulophid và tachinid ký sinh
trên ấu trùng. Các loài bọ xít reduviid bắt ấu trùng làm mồi. Những con nhện lưới
(Araneidae) giăng bắt bướm của sâu cuốn lá lớn làm mồi.


20

Sâu cuốn lá lớn còn bị thiên địch ức chế: ong ký sinh (Trichogramma spp), ruồi ký
sinh (Opsidiopsis sp), carabidae, nhện, chim, ếch, nhái… hoặc NPV gây bệnh
(Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2003).
1.2 Sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna Moore
1.2.1 Phân loại

Theo Moor (1865) sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna được xếp vào nhóm phân
loại thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Pelopidas
- Loài (Species): P. agna
1.2.2 Phân bố và phạm vi kí chủ
Loài này di động rộng từ Ấn Độ, Sri Lanka và Việt Nam, thông qua Indonesis đến lục
địa New Guinea và các đảo lân cận, Úc, quần đảo Solomon và Vanuatu.
Thức ăn của ấu trùng là thực vật: lúa, paspalum, lúa miến (Michael, 2000).
1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna
Moore
Theo Laurence (2010) ở Malaysia, ấu trùng sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas agna agna
có 5 tuổi.












Ấu trùng tuổi 2
Ấu trùng tuổi 3

Ấu trùng tuổi 4
Ấu trùng tuổi 5
Hình 1.2 Các giai đoạn ấu trùng sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna
(http:sgbug.blogspot.com/2010/03/early-stage-of-pelopidas-agna-agna)



21

Theo Michael (2000) cơ thể ấu trùng có màu vàng - xanh lá cây hay màu xanh-xanh lá
cây, ở giữa lưng có một đường rộng màu xanh lá cây đậm, mỗi bên lưng có một
đường màu vàng, đầu có màu xanh lá cây hoặc vàng - xanh, mỗi phần bên đầu có một
vạch rộng màu đỏ đậm có viền màu trắng.
Nhộng dài 29 mm, màu xanh, với một đường màu xanh đậm ở giữa lưng; phần đầu
nhộng có phần kéo dài ra phía trước thon nhọn, gai bụng dài (Michael, 2000). Thành
trùng đực có sải cánh 33 mm, thành trùng cái có sải cánh 36 mm.
Cánh trước: mặt trên có màu nâu, phủ lông màu vàng xanh, ½ cánh trước ở vị trí gần
gốc cánh có 2 đốm trắng, các đốm trắng ở giữa các tĩnh mạch M
2
, Cu và 2A, và ba
đốm trắng nhỏ ở gần đỉnh. Mặt bên dưới có màu xám - nâu, phủ lông màu vàng mờ.
Cánh sau: mỗi cánh có một đốm trắng nhỏ gần gốc cánh, và 4-5 đốm trắng nhỏ xếp
thành một đường (Michael, 2000).












1.3 Sâu cuốn lá lớn loài Ampittia maro Fabricius
Theo Fabricius (1798), sâu cuốn lá lớn loài Ampittia maro Fabricius được xếp vào
nhóm phân loại thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Ampittia
- Loài (Species): A. maro


A
B
Hình 1.3 Nhộng (A) và Thành trùng đực (B) của sâu cuốn lá lớn loài P. agna agna
(http:sgbug.blogspot.com/2010/03/early-stage-of-pelopidas-agna-agna)



22











1.4 Sâu cuốn lá lớn loài Parnara bada Moore
1.4.1 Phân loại
Theo Moor (1878), sâu cuốn lá lớn loài Parnara bada được xếp vào nhóm phân loại
thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Parnara
- Loài (Species): P.bada








1.4.2 Phân bố và phạm vi kí chủ
Loài này được tìm thấy ở đông - nam Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và bờ
biển đông bắc của Úc.
Ấu trùng ăn lúa, mía và Bambusa ( Parnara).
1.5 Sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas mathias Fabricius
1.5.1 Phân loại
Hình 1.5 Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Parnara bada Moore
( /wiki/Parnara)


Hình 1.4 Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Ampittia maro Fabricius
(



23

Theo Fabricius (1798), sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas mathias được xếp vào nhóm
phân loại thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Pelopidas
- Loài (Species): P. mathias








1.5.2 Phân bố và phạm vi kí chủ
Loài này được tìm thấy khắp khu vực Đông Nam và Đông Á, Việt Nam, Châu Phi và
Arabia ( Ở Ấn Độ, Sri Lanka,
Pakistan, Syria, Araia, Châu Phi, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, quần đảo Comoro, New
Guinea và Celebes ( shtm).
Cây kí chủ: Yến mạch, lúa, mía, bắp, ().

1.6 Sâu cuốn lá lớn loài Telicota ancilla horisha Evans
1.6.1 Phân loại
Theo Evans (1934), sâu cuốn lá lớn loài Telicota ancilla horisha được xếp vào nhóm
phân loại thuộc:
- Nghành (Phylum): Arthropoda
- Lớp (Class): Insecta
- Bộ (Order): Lepidoptera
- Họ (Family): Hesperiidae
- Giống (Genus): Telicota
- Loài (Species): T. ancilla
- Phụ loài (Subspercies): T. ancilla horisha
Hình 1.6 Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Pelopidas mathias Fabricius
(http://en. wikipedia.org/wiki/Pelopidas_mathias)



24










1.6.2 Phân bố và phạm vi kí chủ
Loài này được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và Đài Loan.
Ấu trùng ăn nhiều loại cỏ như Imperata cylindrical, Paspalum urvillei và Sorghum

halepense (
2. PHEROMONE GIỚI TÍNH
2.1 Khái niệm
Pheromone giới tính là hóa chất tín hiệu được tiết ra ngoài môi trường để hấp dẫn sự
bắt cặp của những cá thể khác giới trong cùng một loài. Có thể do thành trùng đực hay
thành trùng cái tiết ra, thông thường là do thành trùng cái (Lê Văn Vàng, 2006).
Đây là nhóm pheromone được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong IPM và
pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác
quản lý sâu hại (Gibb et al., 2005), do hoạt động như những hóa chất sinh học có tính
chọn lọc cao và ở nồng độ rất thấp vì vậy không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
(Ando et al., 2004; Đào Văn Hoằng, 2005).
Pheromone giới tính thường gặp ở những loài côn trùng thuộc Bộ: Coleoptera,
Lepidoptera và Diptera (Ando et al., 2004).
2.2 Pheromone giới tính của Bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
Căn cứ vào cấu trúc hóa học và con đường sinh tổng hợp đã chia pheromone giới tính
của Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) thành ba kiểu: Kiểu I, kiểu II và kiểu khác (Ando et
al., 2004).
2.2.1 Pheromone kiểu I
Chiếm khoảng 75% số lượng pheromone đã được xác định. Bao gồm những
pheromone được tạo thành từ những hợp chất hữu cơ mạch thẳng không bão hòa, có
độ dài chuỗi từ 10 đến 18 carbon và có mang một nhóm chức ở đầu mạch, thông
thường là acetate (-O
2
CCH
3
), hydroxyl (-OH) hoặc formyl (-CHO).
Hình 1.7 Thành trùng của sâu cuốn lá lớn loài Telicota ancilla horisha Evans
(




25

Ví dụ: pheromone giới tính của bướm tằm (Bombyx mori L) là bombykol, (E,Z)-
10,12-hexadecadinemyl-1-ol. Pheromone của loài thành trùng sâu đục trái Đước,
Cryptophlebia amamiana Komai & Nasu, là hợp chất (Z)-8-dodecenyl acetate (Lê
Văn Vàng và ctv., 2005).
Trong nhóm này, mạch carbon với số lượng carbon chẳn chiếm ưu thế do pheromone
kiểu I là những dẫn xuất từ các acid béo như acid palmitic (16 carbon) và acid stearic
(18 carbon). Tuy nhiên, đã có một số phát hiện pheromone kiểu I với số lượng carbon
lẻ trong mạch.
Ví dụ: Pheromone của loài thành trùng sâu đục thân Mía, Chilo auricilius Dudgeon
(Pyralidae: Crambinae) được tạo thành từ (Z)-8-tridecenyl acetate và (Z)-10-
pentadecenyl acetate (Nesbit et al., 1986); sâu đục trái Việt quất, Acrobasis vacinii
Riley (Pyralidae: Crambinae) được tạo thành từ (E,Z)-8,10-pentadecadienyl acetate và
(E)-9-pentadecenyl acetate (McDonought et al., 1994).
2.2.2 Pheromone kiểu II
Là những pheromone được tạo thành từ những hợp chất hữu cơ không phân nhánh, có
độ dài chuỗi 17-23 carbon gồm (3Z,6Z,9Z)-trienes, (6Z, 9Z)-dienes và những dẫn xuất
monoepoxy của chúng. Nhóm này được sinh tổng hợp từ linoleic và linolenic acid.
Ví dụ: Pheromone của loài thành trùng sâu đo lớn gây hại trên lá trà Nhật Bản, Ascotis
selenaria cretacea Bulter được cấu tạo từ hỗn hợp của (Z,Z,Z)-3,6,9-nonadecatriene
(Z3,Z6,Z9-19:H) và (Z,Z)-6,9-epoxy-3-nonadecadiene (Z3,Z6,epo3-19:H) với tỉ lệ
1:100.
2.2.3 Pheromone kiểu khác
Là những pheromone được tạo thành từ những chất hữu cơ không thuộc hai nhóm trên
chiếm khoảng 10%.
Ví dụ: Pheromone của loài thành trùng sâu cuốn lá cây cà phê, Leucoptera coffeela
được tạo thành từ hỗn hợp của 5,9-dimethylpentadecane như thành phần chính và 5,9-
dimethylhexadecane như thành phần phụ.

2.3 Thành phần hợp chất pheromone giới tính (E10,E12-16:Ald, E10,E12-16:OH,
E10-16:Ald, E12-16:Ald)
2.3.1 Công thức và tên gọi
O
(E,E)-10,12-hexadecadienal

(E10,E12-16:Ald)

×