Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRỒNG NẤM BÀO NGƯ TÍM (PLEUROTUS OSTREATUS) TRÊN THÂN CÂY NGÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 62 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA: LÝ – HÓA - SINH
----------

TRẦN THỊ TÂY PHƯƠNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH
TRỒNG NẤM BÀO NGƯ TÍM (Oyter mushroom)

TRÊN THÂN CÂY NGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Quảng Nam, tháng 4 năm 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn
của cô giáo Th.S Hồ Thị Kim Cúc.
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được công bố ở bất cứ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Tây Phƣơng

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi,
em đã có một q trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành


đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nổ lục của riêng cá nhân em, mà cịn có sự
giúp đỡ tận tình của q thầy cơ, gia đình và những người anh chị và các bạn.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo Hồ Thị Kim Cúc
đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian tiến hành làm kháo luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong khoa Lý- Hóa- Sinh, trường
ĐH Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
một cách tận tụy nhất để tơi có thể hồn thành tốt đề tài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên khích lệ từ gia đình, những người anh
chị, bạn bè, Cảm ơn đã ln bên cạnh tơi giúp đỡ trong suốt q trình tơi thực
hiện đề tài của mình.
Do trình độ cịn hạn chế về chun mơn kiến thức cũng như kinh nghiệm
nên trong quá trình làm đề tài kháo luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu
sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cơ để bài kháo luận
của tơi được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn và kính chúc q thầy cơ ln dồi
dào sức khỏe, nìm tin để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình trên
sự nghiệp trồng người.

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Tây Phƣơng

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng1.1 Diện thích gieo trồng ngô từ năm 2000 đến năm 2008 5
Bảng1.2
Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gia 11
Bảng1.3 súc, gia cầm (%)

Bảng 1.4
Bảng 1.5 Thành phần hóa học các loại nấm (Nguồn FAO (1972). 12
Bảng 2.1
Số liệu các hộ trồng nấm từ năm 2000 – 2012 17
Bảng 3.1
Bảng 3.2 Cơ cấu các loại nấm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 18

Bảng 3.3 Công thức phối trộn nguyên liệu khi trồng nấm bào ngư 21
tím
Bảng 3.4
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thân cây ngô 34
Bảng 3.5
Giai đoạn ươm sợi bắt đầu ra quả thể nấm bào ngư tím 34
Bảng 3.6 trên giá thể cơ chất thân cây ngô

Bảng 3.7 Chiều dài trung bình cuống nấm và đường kính trung 37
Bảng 3.8 bình mũ nấm giai đoạn lúc thu hoạch
Bảng 3.9
Động thái chiều dài của cuống nấm của các cơng thức thí 38
nghiệm

Động thái đường kính mũ nấm của các cơng thức thí 39
nghiệm(cm)

Theo dõi số cây trên một cụm trên các cơng thức thí 41
nghiệm.

Khối lượng cụm nấm của các công thức 42

Năng suất trung bình bịch nấm qua các đợt thu hái 43


Tỷ lệ nhiễm bệnh của nấm bào ngư 44

Bảng 3.10 Tổng chi phí cho sản xuất nấm bào ngư tím trên thân cây 45
ngô 1000kg

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang

Hình 1.1 Đặc điểm hình thái của nấm bào ngư tím 6

Hình 1.2 Chu trình phát triển của nấm bào ngư tím 7

Hình 1.3 Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư 8

Hình 2.1 Một số bước xử lí nguyên vật liệu 28

Hình 3.1 Sự sinh trưởng của nấm bào ngư tím trồng trên cơ chất 36

thân cây ngô qua các giai đoạn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2 Chiều dài cuống nấm và đường kính mũ nấm 37

Biểu đồ 3 Biểu diễn chiều dài cuống nấm của các công thức thí 38


Biểu đồ 4 nghiệm (cm)
Biểu đồ 5
Biểu đồ 6 Biểu diễn đường kính mũ nấm của các cơng thức thí 40

nghiệm (cm)

Số cây trên cụm 41

Biểu diễn khối lượng cụm nấm của các công thức 42

Năng suất trung bình cuối cùng giữa các công thức 43

trồng nấm

MỤC LỤC
PHẦN I . MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Mục đích: ..................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu: ....................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
PHẦN II ................................................................................................................. 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4
Chương 1: Tổng quan tài liệu ................................................................................ 4
1.1. Thực trạng sử dụng phế phẩm nông nghiêp ở Việt Nam ................................ 4
1.1.1. Phế phẩm nông nghiệp và các vấn đề phát thải sau thu hoạch .................... 4
1.1.2. Cây ngô và phụ phẩm từ thân cây ngô ......................................................... 4

1.2. Khái quát chung về nấm bào ngư tím.............................................................. 6
1.2.1. Giới thiệu về nấm bào ngư tím..................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm hình thái và chu kì sống của nấm bào ngư tím ............................ 6
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................... 6
1.2.2.2. Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư .................................. 7
1.2.3. Nguyên liệu trồng nấm bào ngư tím .......................................................... 10
1.3.Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm ............................................ 11
1.3.1.Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư tím ................................................... 11
1.3.2. Giá trị dược liệu của nấm ........................................................................... 12
1.4.Tình hình nghiên cứu sản xuất nấm ở Việt Nam: .......................................... 14
1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư tại tỉnh Quảng Nam........... 16
1.5.1. Ý nghĩa phát triển nghề trồng nấm tại Quảng Nam ................................... 16
1.5.2. Cơ cấu và sản lượng các loại nấm được trồng tại Quảng Nam.................. 17
1.6. Hiệu quả kinh tế của việc trồng nấm bào ngư tím tại Quảng Nam............... 18

1.7. Những thuận lợi và khó khăn của nghề ni trồng nấm bào ngư tím.......... 19
1.7.1. Thuận lợi .................................................................................................... 19
1.7.2. Khó khăn .................................................................................................... 19
Chương 2: Vật liệu, và phương pháp nghiên cứu ................................................ 21
2.1. Nguyên vật liệu nguyên cứu ......................................................................... 21
2.1.1. Giống nấm .................................................................................................. 21
2.1.2. Nguyên liệu chính ...................................................................................... 21
2.1.3. Phụ gia........................................................................................................ 21
2.1.4. dụng cụ và thiết bị ...................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 21
2.2.1. Quy trình ni trồng nấm bào ngư tím....................................................... 22
2.2.2. Các bước thực hiện..................................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................... 29
2.2.3.1. Xác định thành phần dinh dưỡng của cơ chất thân cây ngô ................... 29
2.2.3.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của quả thể nấm (ngày). ...................... 31

2.2.3.4. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng (cụm). ................................................ 32
2.2.3.5. Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất....................................................... 32
2.2.4. Phương pháp đánh giá sự phát triển của hệ sợi.......................................... 33
2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu........................................................................... 33
Chương 3: Kết quả và thảo luận........................................................................... 34
3.1. Xác định thành phần dinh dưỡng của thân cây ngô ...................................... 34
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng của nấm ............................................................... 34
3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của nấm .............................................. 37
3.3.1. Chiều dài cuống nấm và đường kính mũ nấm ........................................... 37
3.3.1.1. Tốc độ tăng chiều dài cuống nấm. .......................................................... 38
3.3.1.2. Tốc độ tăng đường kính mũ nấm ............................................................ 39
3.4. Khối lượng quả thể nấm trung bình qua các lần thu hái trên 1 bich ............. 42
3.5. Hiệu quả năng suất trồng nấm bào ngư tím trên nguyên liệu thân cây ngô. 43
3.5.1. Số cây trên cụm của nấm bào ngư trên các cơng thức thí nghiệm............. 40
3.5.2. Khối lượng trung bình của một cụm. ......................................................... 41

3.6. Ảnh hưởng của sâu bệnh hại và tỷ lệ nhiễm của hệ sợi nấm bào ngư .......... 43
3.6.1. Ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến sinh trưởng và phát triển của nấm bào
ngư........................................................................................................................ 43
3.6.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh của hệ sợi nấm bào ngư................................................. 44
3.7. Hiệu suất sinh học và hiệu suất kinh tế của nấm bào tím trồng trên cơ chất
thân cây ngô ......................................................................................................... 44
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 46
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 46
4.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 46
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 47

PHẦN I . MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm bào ngư tím là một trong những loại thức ăn vừa giàu chất dinh

dưỡng, vừa có khả năng ngừa bệnh tật hiệu quả. Nấm bào ngư tím được xem như
một loại “rau sạch” hay cịn có thể gọi là “thịt sạch” mà hiện nay các món ăn chế
biến từ nguyên liệu nấm bào ngư tím đã trở nên quen thuộc trong các bữa ăn
hằng ngày, không chỉ dành cho những người chuyên ăn chay, trong các chùa
chiền mà còn được sử dụng khá phổ biến ở hầu hết các quán ẩm thực phục vụ du
khách.
Nấm bào ngư tím là một loại thực phẩm rất có giá trị dinh dưỡng, có hàm
lượng protein (đạm thực vật) rất cao chỉ đứng sau thịt và cá, giàu chất khoáng và
các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E,…trong đó nhiều nhất là
Vitamin nhóm B (B1, B2, B3…), các chất khống như: K+, Mg+, Ca2+, Fe2+…
khơng có độc tố. Ngồi giá trị dinh dưỡng, nấm bào ngư tím cịn có nhiều đặc
tính của biệt dược, có khả năng phịng chữa bệnh như chống bệnh béo phì, chữa
bệnh đường ruột, và có khả năng chống bệnh ung thư, giúp hạ huyết áp, chữa
bệnh đường ruột. [3, 4]
Ở nước ta, nấm ăn đã được biết từ lâu, tuy nhiên chỉ hơn 15 năm trở lại đây
trồng nấm được xem như một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải
quyết cơng ăn việc làm của người nông dân khi nhàn rỗi, vừa tăng thu nhập lại
vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm mơi trường, phế thải sau trồng nấm có thể được tái
sử dụng làm phân bón cho cây trồng từ đó nó góp phần xây dựng một nền nơng
nghiệp sạch và bền vững.
Quảng Nam với khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho trồng nấm, là tỉnh có nền
nơng nghiệp rất phát triển, là vựa ngơ tương đối lớn của nước ta ( hội an, quế
sơn…), sau mỗi vụ thu hoạch ngô lượng cơ chất như lõi ngô, thân cây ngô dư
thừa khá lớn, người dân thường sử dụng làm chất đốt, làm thức ăn gia súc, làm
tàn dư che phủ đất, xử lí khơng đúng cách gây ô nhiễm môi trường. Trong khi
thân cây ngô rất giàu thành phần dinh dưỡng, phù hợp có thể dùng làm giá thể tốt
nhất để có thể trồng một số loại nấm,tuy nhiên người dân vẫn chưa sử dụng được

1


tối đa nguồn phế phẩm thân cây ngô từ nông nghiệp, rất lãng phí. Vì vậy việc
trồng thử nghiệm nấm bào ngư trên cơ chất thân ngô là rất cần thiết góp phần
hạn chế ơ nhiễm mơi trường đồng thời mở ra một hướng đi mới cho nghề trồng
nấm nhằm giải quyết việc làm cho người dân và giúp mang lại lợi ích kinh tế cao.
Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu quy trình trồng
nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus) trên phế phẩm thân cây ngô”

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích:
- Sử dụng phế phẩm thân cây ngơ để ni trồng nấm bào ngư tím từ đó
giải quyết một phần vấn đề ô nhiễm môi trường do các phế phẩm này gây ra.
- Xác định tỉ lệ phối trộn thân cây ngơ thích hợp để trồng nấm bào ngư
mang lại năng suất cao nhất, đáp ứng nhu cầu của người sản.
- Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung các chất dinh dưỡng:
mùn cưa, phân gà, đến năng suất của nấm bào ngư tím.
1.2.2. Yêu cầu:
- Khảo sát khả năng và tốc độ sinh trưởng của cây nấm bào ngư tím.
- Khảo sát độ bền của cá thể nấm sau thu hoạch.
- Khảo sát hình thái và chất lượng của cá thể nấm.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus);
- Tỉ lệ cơ chất thân cây ngô thích hợp để trồng nấm bào ngư.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phế phẩm thân cây ngô sau thu hoạch tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh
- Đề tài được thực hiện trong vụ đơng xn 2016 tại trại nấm xã Bình Tú,
huyện Thăng bình, tỉnh Quảng nam
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/11/2016 – 01/04/2017

2


1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu (sách, báo, internet…)
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp xử lý số liệu.

3

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
1.1. Thực trạng sử dụng phế phẩm nông nghiêp ở Việt Nam
1.1.1. Phế phẩm nông nghiệp và các vấn đề phát thải sau thu hoạch
Hiện nay, phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, thân cây ngơ,…) thường
được sử dụng làm thức ăn gia súc, trồng nấm và tận dụng làm phân bón hữu cơ.
Làm thức ăn gia súc: Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngơ,
bã mía, ngọn sắn,.. thường được dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt được ủ
với ure làm nguyên liệu giày dinh dưỡng, dự trữ cho mùa đông khi thiếu thức ăn
xanh.
Tận dụng phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ: Các phế phẩm nơng nghiệp
như thân cây ngô, thân cây lạc, rơm rạ được phối trộn lẫn với một số nguyên liệu
khác như phân chuồng, đạm, phế phẩm vi sinh vật.
Sản xuất điện: Sử dụng phế phẩm nông nghiệp đã và đang được nghiên cứu.
Các phế phẩm nông nghiệp được nghiên cứu là vỏ trấu, thân cây ngơ, bã mía.
Năm 2006, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã hồn thiện
cơng nghệ sản xuất từ các loại phế phẩm nông nghiệp. Viện đã xây dựng được 7
lò sấy và phát điện ở tỉnh Long An, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh, Gia lai,…[10]
Theo nghiên cứu của Ấn độ việc đốt rơm rạ hay tàn dư cây trồng trong
vùng đồng bằng sơng Hằng thải ra khoản 0,14 triệu tấn khí metan (CH4), số
lượng này tương đương với 20% của tổng lượng khí metan thốt ra từ cánh đồng

lúa nước trong cùng một vùng. Khí CO2 sinh ra do việc dùng dầu disel để chạy
máy nơng nghiệp và do q trình đốt cháy tàn dư cây trồng.
1.1.2. Cây ngô và phụ phẩm từ thân cây ngô
Theo số liệu thông kê của Tổng cục thơng kê Việt Nam, diện tích ngơ trồng
từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện ở bảng 1.2. [2]

4

Bảng 1.1: Diện thích gieo trồng ngơ từ năm 2000 đến năm 2008 [2]

Năm Diện tích gieo trồng ( nghìn ha)

Cả Đồng Trung Bắc trung Tây Đông Đồng

nước bằng du và bộ và nguyên nam bộ bằng

song miền duyên hải song

hồng núi phía miền cửu

bắc trung long

2000 730,2 97,8 282,5 144,1 86,6 100,0 19,0

2004 99,1 89,8 384,4 211,4 209,2 99,8 32,5

2005 1052,6 88,3 371,5 225,6 236,6 95,7 43,9

2006 1033,1 85,3 369,6 224,4 227,6 92,5 33,7


2007 1096,1 91,0 426,3 213,9 235,6 92,6 36,7

2008 1125,9 98,4 440,5 219,7 236,9 89,5 40,9

Nếu ước tính lượng phụ phẩm của cây ngô để lại trên đồng ruộng vào
khoảng 50- 60 triệu tấn/ha thì tổng lượng phụ phẩm của cây ngô hằng năm sẽ là
50- 60 triệu tấn thân lá cây ngô. Đây là một lượng phụ phẩm rất lớn là nguồn
nguyên liệu dồi dào cho nuôi trồng nấm.

Phụ phẩm từ thân cây ngô bao gồm: Thân , lá, bẹ, lõi ngô.[14]
- Thân và lá cây ngô:
Vào mùa thu hoạch người dân thường bẻ trái ngơ riêng, cịn thân và lá hầu
hết được chặt và phơi tại ruộng (khoảng 90%) cho đến khi khơ. Tùy theo từng
vùng mà thân cây ngơ có thể bị thải tại ruộng hặc được vận chuyển về nhà sử
dụng cho các mục đích khác nhau như làm thức ăn gia súc, làm chất đốt…
- Lõi và bẹ ngô:
Trái ngô sau khi thu hoạch về lá bẹ được bóc ra. Khi cịn tươi bẹ được dùng
làm một phần thức ăn cho gia súc còn phần lớn được phơi khô để đun nấu. Trái
khô sau khi tách hạt cịn lại lõi ngơ, lõi ngơ dùng để phơi khô đun nấu hoặc vứt
bỏ.

5

1.2. Khái quát chung về nấm bào ngƣ tím
1.2.1. Giới thiệu về nấm bào ngư tím [12]
- Tên khoa học: Oyter Mushroom
Tên khác: Nấm sị tím, nấm tai lệch, nấm dai nấm tai lệch, nấm xoè, nấm
hương chân ngắn
- Bào ngư là tên chung để chỉ các loại nấm ăn thuộc:
Giới: Fungi

Ngành: Basidiomycota
Lớp: Agaricomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Pleurotaceae
Chi: Pleurotus
Loài: P. ostreatus
- Có đến 50 lồi nấm bào ngư, nhưng cho đến nay chỉ có 10 loại nấm bào
ngư được trồng phổ biến. Ở Việt Nam, chủ yếu trồng các loại nấm bào ngư ưa
nhiệt như: nấm bào ngư xám, nấm sị trắng. Vì vậy, nước ta có thể trồng nấm sị
quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 đến tháng 4 (dương lịch) năm sau.
1.2.2. Đặc điểm hình thái và chu kì sống của nấm bào ngư tím
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái [18, 42]
- Nấm bào ngư tím có đặc điểm là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập
trung, mỗi cánh nấm bao gồm 3 phần: mũ màu tím, phiến và cuống. (Hình 1.1)

1. Mũ nấm 2. Phiến nấm 3. Cuốn nấm 4. Hệ sợ nấm

Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của nấm bào ngƣ tím

6

- Tai nấm dạng phễu lệch, phiến mang bào tử kéo dài xuống đến chân cuống nấm
gần gốc có lớp lơng nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư cịn non có màu sắc sậm hoặc tối,
nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.

- Khi trưởng thành, nấm bào ngư tím sẽ phát tán bào tử, gặp điều kiện mơi
trường thích hợp bào tử sẽ nảy mầm hình thành hệ sợi sơ cấp.

- Hệ sợi sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên hệ sợi thứ cấp, sau đó xảy ra sự kết
hợp của hệ sợi nấm thứ cấp và hình thành quả thể nấm hồn chỉnh.


1.2.2.2. Chu kì sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư [18, 43]
Khi nấm sò trưởng thành, trên phiến nấm có rất nhiều bào tử, bào tử sẽ phát
tán khắp nơi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, độ ẩm thích hợp bào tử sẽ phát triển
và nảy mầm thành sợi sơ cấp, sợi nấm thứ cấp trở thành cây nấm trưởng thành.
Vòng đời nấm sò phát triển từ khi bào tử tới khi thành cây nấm trưởng thành
khoảng 15 ngày.

Hình 1.2: Chu trình phát triển của nấm bào ngƣ tím

1. Bào tử vơ tính 4. Sợi đa bào

2. Sợi đơn bào 5. Bào tử hữu tính

3. Sợi đơn bào giao phối 6. Quả thể nấm

1.2.2.3. Chu kì sống của nấm bào ngư tím

Nấm bào ngư tím phát triển qua từng giai đoạn:

Khi nấm bào ngư tím kết nụ tạo thành những cụm đinh ghim (a) trên bề mặt

bịch cơ chất sau 12h nấm phát triển thành dạng dùi trống (b) sau 4-6 h nấm sò sẽ

bắt đầu hình thành tán nấm (c) và trong khoảng 4-6h tiếp theo nấm sẽ trưởng

thành mũ nấm có đường kính từ 3-5 cm (d) và bắt đầu phát tán bào tử e.

7


a. Dạng san hô b. Dạng dùi trống c. Dạng phễu
d.Dạng bán cầu lệch e/ Dạng lá lục bình

Hình 1.3: Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư
1.2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến dự sinh trưởng và phát triển của nấm
bào ngư [18,44]
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm ăn nói chung cũng như nấm
bào ngư tím nói riêng không những chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên trong
như nguồn cacbon, nguồn đạm, nguồn khoáng, vitamin mà cịn bị chi phối bởi
các tác nhân bên ngồi như: nhiệt độ, ẩm độ cơ chất, độ ẩm khơng khí, độ PH,
ánh sang, độ thơng thống.
a. Nguồn cacbon
Trong tự nhiên nấm mọc trên các loại phế thải có nguồn gốc thực vật giàu
xenlulose, nấm có khả năng phân hủy mạnh các hợp chất hữu cơ mà vi sinh vật
khác ít có khả năng phân hủy hay phân hủy khơng hồn tồn. Đa số nấm ăn là
sinh vật dị dưỡng nên rất cần được cung cấp nguồn cacbon. Nguồn cacbon thích
hợp cho sợi nấm phát triển gồm các monosaccharide, oligosaccharide và
polysaccharide như đường glucose, saccharose, galactose, tinh bột. Nồng độ
thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng khoảng 2%. [8]
b. Nguồn nito ( đạm)
Đạm là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy, cần
cho sự phát triển hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm sử dụng nguồn đạm để tổng hợp các
chất hữu cơ như: purin, pyrimidin, protein, tổng hợp chitin cho vách tế bào. [13]
c. Nguồn khoáng
Cũng rất cần thiết cho nấm trong quá trình trao đổi chất cũng như tham gia
vào thành phần cấu tạo tế bào. Các nguyên tố khoáng cần thiết cho nấm như: K,
Ca, Cu, P.

8


Phosphat tham gia trong các thành cấu tạo axit nucleic và các chất tạo năng
lượng (ATP), nếu thiếu cũng sẽ ức chế quá trình phát triển của nấm.

Kali tham gia sự thẩm thấu và giữ nước của tế bào. Mg cần thiết cho sự
biến dưỡng của các chất đường. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng khác như: Mo,
Bo, Fe cũng rất cần thiết trong việc hoạt hóa các enzyme, tổng hợp vitamin, và
trao đổi chất của nấm.

d. Nguồn Vitamin
Những phân tử hữu cơ này được dùng với lượng rất ít, chúng khơng phải là
nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Vitamin cần thiết và giữ chức năng đặc
biệt trong hoạt động của emzym. Hầu hết nấm hấp thu nguồn vitamin từ bên
ngoài và chỉ cần một lượng ít nhưng khơng thể thiếu. Nấm bào ngư tím cần có
vitamin để phát triển hệ sợi nấm, nhất là vitamin B1, B6..[20]
e. Nhiệt độ
- Nhóm nấm bào ngư chịu lạnh thích hợp ở nhiệt độ từ 13 – 200C
- Nhóm nấm bào ngư chịu nhiệt thích hợp ở nhiệt độ từ 24 – 280C
- Độ ẩm cơ chất: Nấm sò yêu cầu độ ẩm cơ chất ( giá thể ) khoảng 60 –
70%, nếu độ ẩm trên 70% hoặc dưới 30% khơng có lợi cho sinh trưởng hệ sợi và
hình thành quả thể nấm.
- Độ ẩm không khí: Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm khơng khí khơng
được dưới 70%, tốt nhất là ở 75 - 90%.
f. Độ pH
- Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự dao động của pH tương đối tốt,
pH mơi trường có thể giảm xuống 4,4 hoặc tăng lên 9, sợi tơ nấm vẫn mọc được.
- pH thích hợp đối với hầu hết các lồi nấm sị trong khoảng 6,0 – 7,0.
g. Ánh sáng
Ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống, nấm sò yêu cầu ánh sáng khác
nhau.
h. Độ thơng thống

- Giai đoạn sinh trưởng: nồng độ CO2 trong khoảng 15 – 20% hệ sợi nấm
vẫn có thể sinh trưởng được, nếu vượt lên khoảng 30% sự sinh trưởng của hệ sợi
giảm mạnh.

9

- Giai đoạn hình thành quả thể: nấm cần độ lưu thơng khơng khí mạnh,
nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy tăng lên.

1.2.3. Nguyên liệu trồng nấm bào ngư tím
* Nguồn nguyên liệu chính: [10]
Nguồn ngun liệu trồng nấm bào ngư tím có sẵn, có thể dùng nguồn
nguyên liệu là nguồn phế phẩm nông nghiệp (mùn cưa, thân cây ngơ, bã mía…),
ở đây sử dụng nguồn ngun liệu chính là phế phẩm thân cây ngơ theo nhiều
phân tích và nghiên cứu thì trồng nấm trên giá thể thân cây ngô mang lại năng
suất cao nhất.
+ Sử dụng thân cây ngô: thân cây ngô là nguồn phế phẩm nông nghiệp rất
dồi dào, sử dụng cho trồng nấm bào ngư sẽ rạo ra một sản lượng phong phú.
+ Sử dụng mùn cưa: Nguyên liệu mùn cưa cao su của các loại gỗ khơng có
tinh dầu, nhiều nơi cũng có thể dùng mùn cưa tạp của các loại cây lá rộng, gỗ
mềm…
*Nguồn dinh dƣỡng bổ sung [22]
Bổ sung chất dinh dưỡng vào cơ chất với mục đích làm tăng tốc độ sinh
trưởng của sợi nấm, rút ngắn chu kì ni trồng và tăng năng suất nấm. Bổ sung
hợp lí nguồn đạm (N) và cacbon ( C). Khuynh hướng hiện nay người ta thích sử
dụng phân bón, do hàm lượng đạm cao, có chứa 42- 46% nito, amomon sunphat
có chứa 21% Nito.
Phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các
loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác.
Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm (N), lân ( P2O5), kali ( K2O), caxi

(Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (SiO2), cịn có một số chất vi lượng như
đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangab (Mn), sắt (Fe)…

10

Bảng 1.2: Thành phần một số nguyên tố đa lƣợng trong phân gia súc,

gia cầm (%) ( Nguồn Lê Văn Căn, 1975) [22]

Loại phân H2O Nito P2O5 K2O CaO MgO

Lợn 82 0,6 0,41 0,26 0,09 0,1

Trâu bò 83,1 0,29 0,17 1 0,35 0,13

Ngựa 75,7 0,44 0,35 0,35 0,15 0,12

Gà 56 1,63 0,54 0,85 2,4 0,74

Vịt 56 1 1,4 0,62 1,7 -

Qua bảng trên ta nhận thấy phân gà có thành phần dinh dưỡng gần như là
cao nhất, chính vì vậy tơi đã chọn phân gà làm nguồn bổ sung dinh dưỡng để
trồng nấm bào ngư tím.

1.3. Giá trị dinh dƣỡng và giá trị dƣợc liệu của nấm
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư tím
Nấm bào ngư tím có đặc điểm dinh dưỡng là chứa nhiều đạm, ít mỡ, ít calo,
ngồi ra nó cịn có các chất có ích cho cơ thể con người như đa đường, khoáng,
sinh tố. Người ta coi chất đạm của nấm ăn, của thực vật, của động vật sẽ là ba

nguồn đạm quan trọng của con người.
Theo phân tích của các nhà khoa học trong 112 lồi nấm ăn có hàm lượng
bình qn: protein 25%; lipid 8%; Gluxit 60% (trong đó đường là 52%, xơ
8%)chất tro 7%.. Hàm lượng protein trong các lồi nấm ăn có sự khác nhau rất
nhiều là phụ thuộc vào giống nấm, vào điều kiện ngoại cảnh và môi trường sinh
phần dinh dưỡng rất cao. [7]
Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn như sau:

11


×