Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC TẠI XÃ BÌNH AN, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 47 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Nước ta ở điều kiện nhiệt đới nên có rất nhiều loại nấm, có những lồi dùng
để làm thuốc như nấm phục linh, nấm Lim..., nhiều loài dùng để ăn như nấm
rơm, nấm hương… dùng làm thực phẩm trong đời sống hằng ngày, chúng là loại
thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên ngoài các loại nấm được sử dụng cho
bữa ăn cịn có rất nhiều loại nấm rất độc dù chỉ ăn rất ít cũng có thể gây ngộ độc,
gây tử vong. Việc phân biệt giữa nấm độc và nấm ăn được rất khó, thậm chí là
khơng thể phân biệt được, nhất là các loại nấm mọc hoang ở vườn, ruộng, nấm
hái trong rừng. Mặc dù các nhà khoa học đã khuyến cáo rất nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng là tuyệt đối không hái các loại nấm không rõ
ràng, chỉ hái nấm biết chắc là ăn được, tuyệt đối không được ăn nấm lạ, khơng ăn
thử nấm nhưng rất nhiều người có những lầm tưởng giữa nấm độc và nấm ăn
được dẫn đến những hậu quả khó lườn.

Phần lớn các loại nấm độc mang độc tố rất cao, hình dáng của chúng rất
giống nấm rơm, nấm mối… làm cho người dân lầm tưởng là nấm ăn được, nhiều
loại nấm độc khi mà con người chúng ta ăn vào, nó sẽ phá hủy gan, thận và gây
chết sau vài ngày vì độc tố trong nó cực mạnh. Với khí hậu ẩm thấp trong đầu
mùa mưa rào, khoảng cuối Xuân, là dịp thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên sinh
sôi nảy nở. Mới đây ở quê tôi tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam có vụ ngộ độc nấm suýt ảnh hưởng đến tính mạng, do người dân nhầm lẫn
giữa nấm độc với nấm ăn được. Để giúp người dân phân biệt được đâu là nấm
độc và nấm ăn được để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình họ, đồng
thời để bổ sung kiến thức trong học tập nên tôi đã chọn đề tài: ‘‘Nghiên cứu
thành phần loài và tác hại của một số lồi nấm độc tại xã Bình An, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”.

1.2. Mục tiêu của đề tài
Đưa ra được thành phần loài và độc tính của các lồi nấm độc thường gặp ở



xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Mơ tả được một số lồi nấm độc cơ bản thường gặp ở xã Bình An, huyện

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Nhận dạng, đánh giá một số lồi nấm có hoạt tính độc cao ở Bình An,

huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Loài nấm độc ở khu vực xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nấm độc ở khu vực xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Địa điểm thu mẫu và khảo sát: Chúng tôi thu mẫu ở các thơn tại xã Bình
An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Sau đây là bản đồ của khu vực:

Hình 1.3. Bản đồ vị trí xã Bình An

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Ngoài thực địa
1.4.1.1. Phương pháp khảo sát

* Ghi chép sơ bộ nấm :
- Quan sát ghi chép những đặc điểm có thể biến mất của nấm vào phiếu ghi
chép sơ bộ như: Màu sắc, cấu trúc mặt mũ nấm và các phần phụ khác như chất
nhầy, mặt mũ, mụn…
- Ghi chép dạng sống
- Chụp ảnh ở góc độ của nấm: chụp từ trên xuống, dưới lên, ngang.

1.4.1.2. Phương pháp thu thập nấm

Để riêng mỗi mẫu trong một bao, không được để nhiều lồi trong một
bao, mỗi lồi có một nhãn riêng. Các quả thể mềm bằng chất thịt như những nấm
có dạng tán, dạng dù dùng giấy báo gói thành dạng phễu. Những nấm có kích
thước nhỏ dễ bị gãy vở nên đựng riêng trong các lọ nhỏ hay hộp nhựa. Không
được dùng túi ni lơng để đựng mẫu vì nó khơng thốt khí và hơi nước được, tạo
điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển.

Lưu ý: Nên hái nguyên vẹn quả thể nấm, gồm cả phần gốc và phần thân.
Nếu có thể được mỗi loài nên hái mẫu đại diện cho tất cả các giai đoạn phát triển
(nghĩa là từ mẫu non đến mẫu già).
1.4.1.3. Phương pháp bảo quản mẫu từ địa điểm thu thập về phịng thí nghiệm

- Không để chung các mẫu nấm với nhau
- Mỗi loài riêng cần để riêng vào túi đựng mẫu
- Túi đựng mẫu phải tuân thủ đúng nguyên tắc sau:
+ Những nấm có dạng tán, dạng xù dùng giấy gói thành dạng phễu
+ Những loại có kích thước nhỏ, dễ gãy, dễ giịn thì đựng riêng trong hộp
+ Không sử dụng túi ni lông đựng mẫu

1.4.2. Trong phịng thí nghiệm
1.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu vật

Những ghi chép lúc quả thể nấm cịn tươi ngồi thực địa cần được bổ sung
bằng việc xem xét cẩn thận thêm trong phòng thí nghiệm Sinh học - Bảo vệ thực
vật trường Đại Học Quảng Nam.

* Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của nấm:
+ Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích của Trịnh Tam Kiệt (1981)

+ Quan sát, mô tả nấm.
- Mũ nấm: Ghi lại màu (non đến già; ướt đến khơ), kích cỡ, hình dạng, cấu
trúc bề mặt và độ nhớt, mép, vảy nấm.
- Cuống nấm: Ghi lại màu, kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt, kiểu bao ở
gốc, vảy nấm, vòng nấm.
- Thịt nấm: Ghi lại màu, nhiều hay thưa, độ dày, sự phân nhánh, độ sâu,
mép phiến, cách kết hợp với thân.
- Bụi bào tử.
1.4.2.2. Phương pháp xử lí mẫu vật
Xử lý ngay
- Những mẫu nấm được đêm về bày trên bàn. Tiến hành mơ tả hình dạng,
kích thước, mũ nấm (mặt mũ, mép mũ), cuống nấm, màu sắc, bào thể, mô nấm…
Xây dựng bộ sưu tập mẫu nấm
- Làm bộ mẫu khô
+ Nấm được phơi khô tự nhiên hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ 60 - 800C sau 3
tiếng hạ xuống 400C
+ Sau đó ngâm mẫu nấm trong dung dịch HgCl2 3% trong 30 phút.
+ Vớt ra, sấy khơ, gói cẩn thận, đánh số rồi xếp vào hộp gỗ, hộp giấy hay
thùng kẽm đậy kín (dùng đối với nấm có thể quả).

1.4.2.3. Phương pháp làm tiêu bản
- Dùng kim mũi mác (hoặc mũi dao nhọn nhỏ) rạch một ít bào tử nấm ở

phiến nấm.
- Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt bào tử nấm lấy được lên

sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngồi lá kính thì
dùng giấy thấm hút nước, hút cho đến khi khơng cịn nước tràn ra nữa.

- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Chọn một bào tử rõ nhất quan sát, chụp hình.
* Mục đích của phương pháp này:
Xác định bào tử, lông cứng, liệt bào, thể sợi, hệ sợi.
1.4.2.4. Phương pháp thử nghiệm trên đối tượng chuột
- Chuột nhà (Musculus domesticus), được lựa chọn làm thử nghiệm.
Chọn chuột trưởng thành khỏe mạnh, có trọng lượng 300 gam, cho ăn uống
bình thường và để ổn định 10 ngày trước khi thử nghiệm. Sau đó tiến hành thử
nghiệm bằng cách thay đổi thức ăn cho chuột, thức ăn được chế biến có chứa
nấm độc.
- Theo dõi và ghi nhận tình trạng chuột hoạt động bình thường hay xãy ra
các triệu chứng bệnh ở chuột do nấm gây ra không chết hoặc trước khi chết
(buồn nơn, ỉa chảy, say xỉn, co giật, tốt mồ hơi, ...), thí nghiệm được thực hiện
qua nhiều lần với liều lượng khác nhau.

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu nấm độc trên thế giới

Giới nấm là một trong những giới sinh vật có ý nghĩa rất lớn đối với
đời sống của chúng ta. Từ xưa con người đã biết lợi ích và tác hại của nấm.
Vì vậy việc nghiên cứu chúng để phát hiện được những mặc lợi của nấm,
đặc biệt hơn là biết được những tác hại của các loài nấm độc để ngăn ngừa
gây hại đã được tiến hành trong nhiều thế kỷ qua [14].


Trên thế giới các loài nấm độc được nghiên cứu ở nhiều nơi, nhiều vùng

khác nhau. Trong đó ở Châu Âu, Bắc Mỹ được nghiên cứu đầy đủ nhất. Châu

Phi, Châu Á và Nam Mỹ viện nghiên cứu còn ít hơn[8]. Nhìn chung ở Châu Âu
là một trong những vùng được nghiên cứu hoàn thiện do các tác giả: Rea (1922),
Maublane (1924-1937), Kũhner & Romagesie (1953), Ku-sa-nốp (1956), Moser
(1967), Kreisel (1969), Zerova (1979), Wasser (1980), Murrill (1949)…

Vào thế kỷ IV trước công nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là
Théophraste và Aristote đã đề cập đến nấm cục (Tuberaceae) và nấm tán
(Agaricaceae) trong tác phẩm của mình [7]. Đến thể kỷ thứ I sau công nguyên
nhà tự nhiên học người La Mã Pline đã nhắc đến nhiều nấm sống trên gỗ. Pline là
người đầu tiên phân loại nấm dựa vào hình dạng ngồi và giá trị kinh tế của nấm,
ơng chia nấm thành hai nhóm : nấm ăn và nấm độc. Từ đó con người bắt đầu chú
ý đến giá trị sử dụng của các loài nấm và biết được tác hại của một số loài nấm
độc. Tuy nhiên trong suốt thời gian khá dài từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên
đến thế kỷ thứ XVIII sau công nguyên con người vẫn còn quan niệm sai lầm về
nấm Mecker (1775) cho rằng nấm là tập hợp của mô và tế bào thực vật..
Michelelier là người đầu tiên đã chứng minh rằng : nấm phát triển từ các bào tử.
Palisot de Beauvois đã chứng minh: nấm cũng có tổ chức, chúng có sợi, nở hoa
(chín bào tử), phát sinh, phát triển và tiêu diệt [7].

Thời kỳ nấm học phát triển rực rở là cuối thế kỷ XVIII – XIX, với những
cơng trình nổi tiếng của các tác giả : Bulliard (1791, 1813, 1815), Fries (1821,
1830, 1832, 1838), Saccardo (1888), Patouillard (1890 – 1928)[8].

Vào đầu thế kỷ XX, nấm học phát triển mạnh mẽ. Nhiều cơng trình nghiên
cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đặc biệt trong 30
– 40 năm qua. Một số chi mới đã được mô tả chủ yếu dựa váo các đặc điểm hiển

vi. Kết quả là các nhà nấm học đã hình thành một hệ thống phân loại khá ổn định
ở Châu Âu, Bắc Mỹ như hệ thống của Domaski (1960), Jahn (1963), Ryvarden
(1976 – 1978) Gilbertson và Ryvarden (1986, 1987, 1993, 1994) [7].

Tác giả Vellinga EC., Else C. năm 2003. ‘Chlorophyllum and Macrolepiota
(Agaricaeae) in Australia’’ ở tại Australian [7].

Bộ Agaricales xuất sứ từ chi Agaricus do Line (1753) mô tả trong cơng
trình “Species plantarum” và ơng đã xếp tất cả các nấm vào một bộ với tên là
Agaricales. Đây là một trong những bộ quan trọng và phức tạp của nấm mũ do sự
đa dạng và phong phú của chúng. Chính vì vậy, nên từ trước đến nay có rất nhiều
ý kiến và quan điểm của những nhà nghiên cứu nấm về bộ này như: Maire, 1933,
Heim , 1934: Kũhner & Romagesie, 1953; Donk, 1960: Zerova & Waser, 1974:
T.T. Kiệt, 1981: Michael Henning, Kreisel, 1988 và đã đưa ra hệ thống của mình.
Singer là người đóng góp nhiều nhất vào hệ thống của bộ Agaricales và quan
điểm của ông được nhiều nhà nấm học chấp nhận [8].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nấm độc ở Việt Nam

Ở Việt Nam trước năm 1890 khơng có cơng trình nào nghiên cứu về nấm,
trong khoảng gần 40 năm từ 1890 – 1928 có một vài cơng trình của người Pháp,
chủ yếu là của Patouillard, 1890-1920. Còn các cơng trình của người Việt Nam
mãi sau 1953 mới có.

Năm 1953, người đầu tiên nghiên cứu về nấm là Phạm Hồng Hộ, trong
cơng trình ‘‘Cây Cỏ Việt Nam’’ ông đã mô tả vắn tắt 48 chi và 31 loài nấm lớn.

Ở miền bắc Việt Nam, việc nghiên cứu nấm được bắt đầu vào năm 1954 tại
Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc bấy giờ với các cơng trình tiêu biểu của Nguyễn
Văn Diễn đã mơ tả 28 lồi nấm ăn được và 10 loài nấm độc, Trịnh Tam Kiệt với


đề tài “Bước đầu điều tra bộ Aphyllophorales vùng Hà Nội” (1965) [12] và “Sơ bộ
điều tra nghiên cứu các lồi nấm ăn và nấm độc chính ở một số vùng miền Bắc
Việt Nam” (1966) [12]. Tính đến năm 1978 đã có 618 lồi thuộc 150 chi được ghi
nhận ở miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó cịn có các tác giả: Lê Bá Dũng (1977)
“Nghiên cứu họ Polyporaceae miền Bắc Việt Nam” đã mơ tả 22 lồi, Lê Văn
Liễu (1977) “Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng” với 118 loài [10].

Năm 1991, Phan Huy Dục công bố “Kết quả bước đầu điều tra bộ Agaricales
Clements trên một số địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam”, tác giả đã nêu
danh lục 56 lồi. Cùng năm 1991, Ngơ Anh cơng bố cơng trình “Nghiên cứu nấm ở
Thành Phố Huế” với 104 loài , “Dẫn liệu bước đầu về họ Coriolaceae Sing ở Thừa
Thiên Huế” đã nêu danh mục 60 loài [2].

Năm 2001, Lê Bá Dũng cơng bố “Thành phần lồi của chi Hexagonia Fr. ở
vùng Tây Ngun” [8] gồm 5 lồi, trong đó Hexagonia rigida Berk. là loài mới
cho khu hệ nấm Việt Nam. Hội thảo quốc tế sinh học năm 2001 tại Hà Nội có các
báo cáo như: Ngơ Anh với cơng trình “Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm
ở Thừa Thiên Huế” gồm 326 lồi trong 6 nhóm nấm có ích và có hại, Phan Huy
Dục báo cáo “Nấm (Macromyces) ở vườn Quốc Gia Tam Đảo Vĩnh Phúc” công
bố 41 loài, 17 họ trong 2 lớpAscomycetes và Basidiomycetes [4].

Thời gian này cũng xuất hiện những cơng trình nghiên cứu của Trịnh Tam
Kiệt và các tác giả khác đã đưa ra danh lục các loài nấm lớn của Việt Nam gồm
1250 loài (2001) đã được ghi nhận ở Việt Nam trong Danh lục các lồi Thực vật
Việt Nam. Gần đây, trong cơng trình ‘Nấm lớn ở Việt Nam’’ tập 1 (2001) [9], tập
2 (2012) [10] các loài nấm lớn ở Việt Nam đã được nâng lên đáng kể.

Ở nước ta đã có một số báo cáo về thành phần loài nấm ở một số địa
phương như Thừa Thiên Huế (Ngô Anh, 2003) [2]. Vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh
(Trần Văn Mão, 1984), tĩnh Tây Ninh (Nguyễn Thị Đức Huệ, 2000), Vườn quốc

gia Cát Tiên (Lê Xuân Thám, 2009).

Nhìn chung, tình hình nghiên cứu nấm độc ở Việt Nam thời gian đầu tuy
mới chỉ thống kê và mơ tả thành phần lồi nhưng đến nay việc nghiên cứu nấm
đã và đang được đẩy mạnh, có những bước tiến vững chắc. Việc nghiên cứu

không chỉ hạn hẹp ở các khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc và phía Nam mà cịn
được mở rộng trên phạm vi cả nước. Việc nghiên cứu không dừng lại ở mức độ
mơ tả, thống kê thành phần lồi mà cịn nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh
thái, sinh lí khác nhau của các lồi nấm [2].

1.2. Đặc điểm thành phần độc tố một số loài nấm độc.

Có nhiều loại nấm độc mang độc tố khi mà con người chúng ta ăn vào, nó
sẽ phá hủy gan, thận và gây chết sau vài ngày vì độc tố trong nó cực mạnh. Các
triệu chứng thường xuất hiện khoảng 30 phút hoặc 6-12 giờ sau khi ăn tùy thuộc
vào từng loại nấm nhưng có thể gây tổn hại gan và tử vong trong vòng một tuần.
Có những loại nấm khơng gây chết người sau vài ngày nhưng độc tố tích tụ từ
chúng có thể gây ung thư. Ngồi ra cịn những lồi ăn vào bị ngộ độc gây ra các
triệu chứng như: nôn, ỉa chảy, ra mồ hôi nhiều, co giật, hạ huyết áp… sau đây là
bảng về thành phần độc tố của một số loài nấm độc [21]:

Bảng 1.2 Thành phần độc tố của một số loài nấm độc :

Độc tố Nấm Xuất hiện Triệu chứng & Tỉ lệ
triệu chứng Dấu hiệu tử vong
Amatoxin - Amanita phaloides 6 - 12 giờ 60%-
- A. ocreata, A. Nôn, ỉa chảy, 80%
Monometh verna 6 - 12 giờ vàng, gan to, vô
yl- - A. virosa. niệu, phù phổi 40%

hydrazine - Galerina 1 - 6 ngày cấp, rối loạn ý
Allenic thức 5%
norleucine - Gyromitra 1 - 12 ngày Nôn, ỉa chẩy, co Hiếm
Orellamine - Helvella 30 phút - 2 giật, hôn mê,
Muscarine giờ yếu cơ
- Amanita smithiana 30 phút Suy thận cấp
Coprine thiểu niệu, vô
- Cortiuarius 30 phút-2 niệu
Ibotenic orellanus giờ Viêm thận ống
acid - Clitocybe dealbata kẽ thận
- Inocybe 30 phút - 1 Tiết nước bọt và
Psilocybin giờ mồ hôi, nôn, ỉa
- Coprinus chảy, co đồng tử
armamentarius Nôn, ỉa chảy,
rối loạn nhịp tim
(loại giống
disulfiram) Giống ngộ độc
- Amanita muscaria atropin: Kích
thích rộp đỏ da,
Psilocybe cubensis dãn đồng tử,
chướng bụng
Ảo giác, dãn
đồng tử, kích
thích vật vã

Kích thích Nhiều loại 30 phút - 2 Nôn, ỉa chảy Hiếm

dạ dày ruột giờ

Qua bảng 1.2 về thành phần độc tố của một số loài nấm độc cho ta


thấy có khoảng 8 nhóm chất độc ở nấm [21]:

1.2.1. Nhóm Amanitoxin:

Thường gặp ở các loài thuộc chi Amanita như: Amanita phalloides, A.

verna, A. virosa… với các triệu chứng khi trúng độc như: Đau bụng, nôn mửa dữ

dội, tiêu chảy sau 12 giờ ăn phải. Suy thận và gan, hôn mê và thường tử vong.

1.2.2. Nhóm Gyromitin:
Gặp ở các loài nấm Gyromitra esculenta, Gyrometra infula… sau 6 - 8 giờ

ăn nấm có cảm giác sưng phù, buồn nơn, tiêu chảy, chuột rút, uể oải, thiếu kiểm
soát cơ, bồn chồn và trong một số trường hợp có thể chết.
1.2.3. Nhóm Orellaine:

Gặp ở một số lồi nấm thuộc chi Cortinarius như: Cortinarius
orellanus, C.speciosissimus. Có triệu chứng: Rất khát nước, kèm nóng và khơ
mơi, nhức đầu, ớn lạnh. Đau lưng hoặc đau bụng, nôn mửa. Tổn thương thận sau
3 đến 5 ngày[21].
1.2.4. Nhóm Muscarine:

Thường gặp ở các loài nấm thuộc chi Clitocybe và Inocybe, là những loài
nấm nhỏ, trắng hoặc nâu, thường gặp trên những bãi cỏ, gây ra triệu chứng 3
chảy: Chảy mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước bọt. Co thắt đồng tử, bị ảo giác,
co bắp thịt, tiêu chảy, tim đập chậm và tụt huyết áp[21].
1.2.5. Muscimol:


Gặp ở các loài thuộc chi Amanita như Amanita muscaria, A. cokeri,
A.gemmata, gây triệu chứng co bắp thịt, hoa mắt, nôn mửa, hôn mê với những ảo
giác chỉ sau 2 giờ ăn phải[21].
1.2.6. Coprine:

Chỉ gặp ở Coprinus atramentarius với triệu chứng mặt và cổ nóng sốt, tay
chân có cảm giác như kiến bị. Tay tê cóng, tim đập mạnh, hồi hộp, nôn mửa
nhưng không gây chết. Triệu chứng xảy ra chỉ sau 30 - 60 phút ăn nấm có kèm
uống rượu. Nồng độ cồn trong máu càng cao càng làm nặng thêm[21].
1.2.7. Psilocybin và Psilocin:

Gặp ở một số loài nấm thuộc 4 chi: Psilocybe, Panaeolus, Conocybe và
Gymnopilus. Có triệu chứng: Ảnh hưởng đến ý thức. Gây ảo giác, cười vô ý
thức, cảm thấy khoan khối và đơi khi cảm thấy như xuất hồn ra khỏi xác. Ảo
giác như LSD của cần sa [21].

1.2.8. Gây kích thích bao tử và đường ruột:
Một số loài nấm thuộc các chi Agaricus, Amanita, Chlorophyllum,

Tricholoma… gây tiêu hóa khó chịu chỉ sau 30 đến 90 phút ăn nấm. Phổ biến
nhất là nơn mửa và tiêu chảy, bụng bị co thắt. Bình phục trong ngày hoặc sau vài
ngày. Khó điều trị do không thể xác định chất độc nào gây ra triệu chứng trên và
chỉ bình phục khi bao tử đã được súc rửa sạch. Hầu hết các nấm độc đều mọc
hoang ở bãi cỏ, ven đường, trong rừng. Có loại có màu trắng muốt, xám, nâu
hay sặc sỡ. Đối với những lồi thuộc chi Amanita đều có vịng bao cuống và
bao gốc [21].
1.3. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên xã Bình An
1.3.1. Vị trí địa lý, diện tích

Bình An là xã đồng bằng có 7 thơn, nằm về phía Nam của huyện Thăng

Bình, cách trung tâm huyện khoảng 14 km và cách trung tâm tỉnh Quảng Nam
(thành phố Tam Kỳ) khoảng 10 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên
2.162,42 ha, dân số 13.151 người, mật độ dân số 608 người/km2, xã Bình An có
vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp xã Bình Trung, phía Nam giáp huyện Phú
Ninh, Phía Đơng giáp xã Bình Nam, Phía Tây giáp xã Bình Quế [13].

Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua đồng
thời với vị trí địa lý nằm gần Thành phố Tam Kỳ, là một trong những cửa ngõ
phía Bắc của Thành phố Tam Kỳ (trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị của tỉnh) .

1.3.2. Khí hậu

Bình An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang nét đặc
trưng của chế độ khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ với 2 mùa rõ rệt trong
năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến hết
tháng 6 [13].

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C, lượng mưa trung bình năm đạt
2.600,3 mm (cao nhất đạt 3.367,4 mm/năm, thấp nhất 1.104 mm/năm), độ ẩm
khơng khí của xã tương đối cao, trung bình đạt khoảng 82%, nhưng khơng ổn
định, Bình An có lượng ánh sáng khá phong phú với tổng số giờ nắng trung bình

năm dao động 2.381 giờ tập trung từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Các yếu tố

phân bố không đều giữa các tháng trong năm [13].

Sương mù xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Các hướng gió chính: Gió mùa đơng bắc và gió tây nam, đơng nam.


Chế độ khí hậu rất thích nghi với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi vùng

nhiệt đới, tuy nhiên lượng mưa lượng nhiệt phân bố không đều theo mùa gây trở

ngại rất lớn trong việc bố trí sản xuất [13].

1.3.3. Địa hình

Bình An là xã đồng bằng có địa hình tương đối phức tạp, có hướng dốc dần

từ Tây xuống Đơng với độ dốc trung bình từ 0 - 30. Phía Tây của xã có những

đồi núi nhấp nhơ tạo nên tính phức tạp của địa hình. Địa hình của xã có thể chia

thành hai dạng chính:

+ Dạng địa hình vùng trung du: Nằm về phía Tây của xã với nhiều đồi núi

nhấp nhô, các đồng ruộng nhỏ hẹp nằm dưới chân đồi với độ cao từ 10 - 38m.

+ Dạng địa hình vùng đồng bằng: Nằm về phía Nam của xã là những cánh

đồng rộng và tương đối bằng phẳng, độ cao từ 5 - 8 m so với mực nước biển[13].

1.3.4. Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên: 2162.42 ha chiếm tỉ lệ 100%; trong đó:

Đất dân dụng: 233.91ha chiếm tỉ lệ 10.82%;


Đất ngoài dân dụng: 1745.88 ha chiếm tỉ lệ 80.74%;

Đất khác: 182.63ha chiếm tỉ lệ 8.44% [13].

1.3.5. Thảm thực vật

Bình An là xã đồng bằng, có những đồi núi thấp với những bãi cỏ trên đồi

cùng với những cánh đồng rộng lớn. Ở đây chủ yếu làm nông nghiệp trồng rau,

chăn nuôi. Trên các đồi núi thấp có một số loại cây gỗ, các loài cỏ, các loài của

họ Ráy, Dương xỉ… Tầng Rêu và Địa y số lượng ít, cao khơng q 1cm.

Các lồi cây sống bám trên đá có nhiều, chủ yếu trên các tảng đá lộ đầu

không bị ngập nước vào mùa mưa, dù thời kỳ ngập ngắn.

Những loài dây leo gỗ và cỏ khá phổ biến, nhất là ở nơi có nhiều ánh sáng,
khi cây gỗ bị đổ do già cỗi hay bị chặt hạ. Một vài lồi có thể dài đến 30 - 40m
với đường kính ở gốc đến 15 - 20cm, đại diện của các loài thuộc họ Dương xỉ…

Có những đồi núi về phần dưới với thung lũng suối hẹp và rất ẩm có khi
trên đá có nhiều rêu bám và các lồi ưa ẩm. phía trên thường khơ hơn với một số
lồi chịu khơ như các lồi cây bụi dại: Sim, mua… , thậm chí có cả lồi mọng
nước.

Thảm thực vật nhân tạo là thảm thực vật do con người tạo ra. Để bảo vệ và
khơi phục rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn. Các loài thực vật
được trồng chủ yếu là: Keo lai tượng, Bạch đàn, Tràm hoa vàng…


Ngồi ra nhân dân ở đây cịn trồng các cây cơng nghiệp như: Hồ tiêu, Mía,
các cây lương thực, thực phẩm như Lúa, hoa màu.

Tóm lại, địa hình, đất đai và khí hậu đã ảnh hưởng đến sự phân bố của thực
vật. Bình An có khí hậu ở các tháng khác nhau, sự thay đổi lượng mưa và nhiệt
độ làm cho thảm thực vật cũng rất đa dạng. Vì vậy, địa hình, đất đai, khí hậu và
thảm thực vật đã quyết định đến sự phân bố của nấm [2]. Với thời tiết khí hậu có
độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho các lồi nấm sinh sơi nảy nở.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.1. Đặc điểm thành phần loài của một số loài nấm độc ở tại Thăng Bình

2.1.1. Danh lục thành phần lồi của nấm độc ở tại Thăng Bình

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thành phần các loài nấm độc ở xã Bình

An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tơi đã thu thập được 12 loài nấm độc

nằm trong 8 chi thuộc 5 họ khác nhau. Danh mục thành phần loài nấm độc được

ghi ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1.a. Danh mục thành phần các lồi nấm độc ở xã Bình An, huyện

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.


STT TÊN KHOA HỌC TÊN VIỆT NAM GIÁ THỂ

I AGARICALES

(1) Agaricacesae

1 Chlorophyllum Nấm ô phiến xanh Mọc ở nơi đất
molypdites I có nhiều chất
(Meyer. Ex Fr, 1898) hữu cơ.

2 Leucoagaricus Nấm tán xanh hình Mọc dưới gốc

rubrotinctus (Corda) trứng cây cảnh, đất

Sing. màu đen.

3 Lepiota cristata (Bolton * Mọc trên đất

P. Kumm)

4 Lepiota brunneo- Nấm ô nhỏ độc Mọc trên đất
incarnata (Chodat & thịt, đất có màu
Martin) vàng

(2) Amanitaceae

5 Amanita pantherina (D.C Nấm độc nâu Mọc trên đất

Secr) Mọc trên đất thịt
pha cát.

6 Amanita muscarina (L. ex Nấm xốp hồng, nấm Mọc ở nơi có

Fr. Pers. Ex Hooker) ruồi

7 Amanita phalloides Nấm Độc xanh đen

(Fr.) Serc. – Agaricus Nấm độc tán trắng phân bò, trâu …
palloides Fs. * Mọc trên đất thịt
8 Amanita verna pha cát.
(Lam. Pers)
Mọc trên đất thịt
(3) Pluteaceae
9 Pluteaceae salicinus

(Pers.) P. Kumm.

(4) Coprinaceae

10 Coprinus subtilis Fr. * Mọc dưới gốc

(Ewalad Gerhardt, 1997) cây cảnh, đất

màu đen.

11 Panaeolus papilionaceus Nấm phiến đốm bướm Mọc trên đất có

(Bull. quél., Champ. màu đỏ

Singer, 1962)


(5) Cortinariaceae

12 Gymnopllus aeruginosus Nấm vảy xanh Mọc trên đất

(Peck)

Ghi chú: Dấu * : Chưa có tên Việt Nam.

Chúng tôi thu thập được 1 bộ Agaricales, gồm 5 họ: Amanitaceae,
Agaricaceae, Cortinariaceae, Coprinaceae, Pluteaceae. Tỉ lệ taxon từng chi và
loài ở mỗi họ được ghi ở bảng sau (bảng 2.1b):

Bảng 2.1b. Số lượng và tỉ lệ % taxon của chi, loài trong 5 họ

TAXON BẬC CHI TAXON BẬC LOÀI

STT TÊN HỌ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ

(%) (%)

1 Họ Amanitaceae 3 37,5 4 33,33

2 Họ Agaricacesae 1 12,5 4 33,33

3 Họ Cortinariaceae 1 12,5 1 8,33

4 Họ Coprinaceae 2 25 2 16,67

5 Họ Pluteaceae 1 12,5 1 8,33


Tổng số: 5 8 100 12 100

Số lượng và tỉ lệ taxon các bậc được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Số lượng tỉ lệ % taxon của chi và loài trong 5 họ

40

35

30

25 Amanitaceae

Agaricaceae
20 Cortinariaceae

15 Coprinaceae

Pluteaceae
10

5

0
Taxon bậc chi Taxon bậc loài

Qua bảng 2.1b và biểu đồ 2.1 chúng tôi nhận thấy:
- Về taxon bậc chi: họ Amanitaceae với 3 taxon bậc chi chiếm 37,5 %, họ


Agaricacesae với 1 taxon bậc chi chiếm 12,5% , họ Cortinariaceae với 1 taxon
bậc chi chiếm 12,5%, họ Coprinaceae có 2 taxon bậc chi chiếm 25%, họ
Pluteaceae với 1 taxon bậc chi chiếm 12,5%.

- Về taxon bậc loài: họ Amanitaceae với 4 taxon bậc loài chiếm 33,33%.
Họ Agaricacesae với 4 taxon bậc loài chiếm 33,33%. Họ Cortinariaceae với 1
taxon bậc loài chiếm 8,33 %. Họ Coprinaceae với 2 taxon bậc loài chiếm 16,67
%. Họ Pluteaceae với 1 taxon bậc loài chiếm 8,33%.

Như vậy, họ Amanitaceae và Agaricacesae nhiều hơn so với các họ còn lại.

Với số lượng taxon các bậc, chúng tôi so sánh với nấm ở Việt Nam, chúng
tơi có bảng sau:

Bảng 2.1c. So sánh số lượng, tỉ lệ taxon các bậc ở Bình An so với nấm ở Việt

Nam.

STT TAXON CÁC VIỆT NAM [20] XÃ BÌNH AN

BẬC SỐ LƯỢNG TỈ LỆ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ

(%) (%)

1 BỘ 2 50 1 50

2 HỌ 12 70,59 5 29,41

3 CHI 27 77,14 8 22,86


4 LOÀI 73 85,89 12 14,11

Qua kết quả so sánh giữa nấm ở xã Bình An với khu hệ nấm lớn ở Việt
Nam của tác giả Trịnh Tam Kiệt (2012) có thể nhận thấy rằng các lồi nấm độc ở
xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là rất ít so với nấm của Việt
Nam. Tổng số loài nấm độc đã được ghi nhận tới nay của Việt Nam có thể lên
đến khoảng 73 lồi, nhưng q trình nghiên cứu của tơi tại xã Bình An, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có taxon bậc bộ là 1 chiếm 50%, có taxon bậc họ
là 5 chiếm 29,41% ít hơn 7 họ, taxon bậc chi là 8 chiếm 22,86% ít hơn 19 chi,
taxon bậc lồi là 12 chiếm 14,11 % ít hơn 61 lồi so với tác giả. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi thấp như vậy là do thời gian nghiên cứu ngắn, địa điểm nghiên
cứu giới hạn trong một xã.

2.1.2. Cách nhận biết nấm độc hại
Có nhiều loài nấm độc lại rất giống nấm ăn được, rất khó phân biệt. Có thể

nhận biết bằng phương pháp nhận dạng hình thái ngồi và phương pháp thử
nghiệm trên động vật.

Phương pháp thử nghiệm trên động vật không phải ở đâu và vào bất kỳ lúc
nào cũng làm được. Phương pháp đơn giản và được ứng dụng nhiều nhất trong
thực tế là nhận biết hình thái, so sánh nấm độc và nấm khơng độc từ đó có được
kết quả để phân biệt chúng.

2.1.2.1. Nhận dạng hình thái ngồi
Để phân biệt được nấm độc và nấm khơng độc qua quan sát hình thái của

nấm độc và nấm khơng độc chúng tơi có bảng sau:
Bảng 2.1d. Đặc điểm phân biệt nấm độc và nấm không độc


STT ĐẶC ĐIỂM NẤM ĐỘC NẤM KHÔNG ĐỘC

1 Mũ Sần xùi, Bóng mịn

2 Thân có vịng cuống Khơng có vịng cuống

3 Chân nấm Có bao gốc Đa số khơng có bao gốc

4 Mùi vị mùi cay, mùi hắc hoặc Mùi thơm hoặc không mùi

mùi đắng

5 Màu sắc Sặc sỡ Đơn giản

Nấm độc khác với nấm ăn được về hình thái ngồi ở đặc điểm vịng cuống

Sự khác biệt giữa nấm ăn được và nấm độc thể hiện qua hình ảnh như sau:

Vịng Không
cuống có
vòng
cuống

Hình 2.1a Nấm độc ơ nhỏ Hình 2.1b Nấm da báo
(Lepiota brunneo-incarnata) (Lentinus tigrinus)

Qua bảng 2.1d và hình 2.1a,b trên cho thấy :

- Đặc điểm chung: Cây nấm có 3 bộ phận: mũ, thân và chân nấm. Ở các loại
nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi

vị của nấm cũng rất đa dạng. Trong đó, các lồi nấm độc thường có màu sắc sặc
sỡ, mùi vị thối, đắng, hắc…

- Các loại nấm độc bao giờ trơng cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên,
trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn.

- Nấm độc thường có bao gốc, có vịng cuống (vành, nhẫn) ở cuống nấm.

- Nấm độc thường có những đốm sần xùi, nhiều loại màu sắc ở trên mũ

nấm, khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được
thường thơm hoặc không mùi, cịn ở nấm khơng độc mũ bóng mịn.

Sau đây là đặc điểm hình thái ở một số lồi nấm độc tại xã Bình An, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam:
1. Lepiota brunneo-incarnata (Chodat & Martin) - Nấm ô nhỏ độc

Hình 2.1c. Qủa thể nấm ơ nhỏ - Quả thể nấm khi cịn non có dạng
độc chng, khi già có dạng ơ dù.
- Mặt trên của quả thể nứt mũ, có
màu vàng nâu nhạt bẩn khô, lớp biểu
bì dễ bong khỏi mặt mũ nấm khi
trưởng thành để sót lại dạng vảy
mỏng. Đây chính là đặc điểm khác
nhau giữa nấm độc với nấm không
độc.
- Phiến nấm gắn chặt vào cuống và
lúc già đôi khi tách ra khỏi cuống.
Phiến lúc non màu hơi trắng và khi
già trở nên màu xám và màu nâu.

- Cuống nấm màu trắng, hình trụ, đôi
khi thót dần ở phía đỉnh và rộng hơn
ở phía gốc, kích thước 2 – 4 cm.

2. Amanita muscarina (L. ex Fr. Pers. Ex Hooker) - Nấm độc xốp hồng

Hình 2.1d. Quả thể nấm độc xốp - Qủa thể nấm có dạng ơ dù, bề mặt
hồng mũ có lớp nhầy và có các vảy màu
trắng. Mũ lồi nấm này có màu đỏ
hồng. Khi già các lớp vảy trên mũ
bong ra. Đây chính là đặc điểm khác
nhau giữa nấm độc với nấm không
độc.
- Phiến nấm màu trắng đến vàng nhạt,
khía nấm có màu trắng, nghiêng xuôi
xuống chân.
- Cuống nấm màu trắng, hình trụ,
kích thước 2 – 3 cm.


×