Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài ốc (gastropoda mollusca) ở cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên copia tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các giảng viên, cán bộ Bộ môn Động vật - Sinh thái, Ban Chủ
nhiệm khoa Sinh - Hóa trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất về
không gian cũng như trang thiết bị, hóa chất trong thời gian đề tài được thực
hiện.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các đơn vị như: Trung tâm thư viện, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng
giáo dục, Phòng đào tạo - Trường Đại học Tây Bắc… Qua đây, em xin được cảm
ơn tất cả các đơn vị trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để đề tài của em
được hoàn thành đúng thời gian và đạt kết quả cao.
Em cũng xin được chân thành cảm ơn nhân dân địa phương ở các xã Mường
Bám, Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thu mẫu,
cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên và xã hội, về mẫu vật.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, tập thể lớp K51 ĐHSP
Sinh học, các nhóm sinh viên tham gia làm đề tài, khóa luận năm học 2013 - 2014
và bạn bè đã ủng hộ nhiệt tình cũng như đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Đỗ Đức Sáng,
người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong công tác định loại, phân tích
mẫu và định hướng các nội dung nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài.

Sơn La, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Huyền






DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết
Nghĩa
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
KV
Khu vực
KVNC
Khu vực nghiên cứu
PTH
Phòng thực hành
























MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài 4
7. Khái quát về tình hình nghiên cứu ốc cạn 4
7.1. Ở Việt Nam 4
7.2. Ở Sơn La 8
7.3. Ở KBTTN Copia 9
8. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội KVNC 9
8.1. Điều kiện tự nhiên 9
8.2. Điều kiện xã hội 13
9. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 13
9.1. Phương tiện nghiên cứu 13
9.2. Phương pháp nghiên cứu 13
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN ỐC CẠN Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN COPIA
1. Thành phần loài ốc cạn ở KVNC 17
2. Một số nhận định về thành phần loài ốc cạn trong KVNC 40
3. So sánh mức độ đa dạng thành phần loài giữa KBTTN Copia với một số khu vực

khác 43

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ỐC CẠN
THEO SINH CẢNH Ở KBTTN COPIA
1. Đặc điểm các sinh cảnh ở KVNC 50
2. Đặc điểm phân bố của các loài ốc cạn theo sinh cảnh 50
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

























DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu 10
Bảng 1. Thời gian và các nội dung thực hiện 4
Bảng 2. Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được 6
Bảng 3. Thành phần chất dinh dưỡng trong thịt ốc núi (%) 7
Bảng 4. Thành phần loài, độ phong phú (%) của ốc cạn theo sinh cảnh, địa điểm thu
mẫu ở KBTTN Copia 17
Bảng 5. Cấu trúc thành phần ốc cạn giữa các phân lớp ở KVNC 40
Bảng 6. Thành phần loài ốc cạn ở KBTTN Copia và một số KV khác 44
Bảng 7. Mức độ tương quan về thành phần loài ốc cạn giữa KBTTN Copia với một
số KV khác 49
Bảng 8. Số lượng giống, họ, loài ốc cạn phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên
cứu 51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Độ phong phú của các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 42
Biểu đồ 2. Tương quan số lượng loài trong các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu 43
Biểu đồ 3. Số lượng loài ốc cạn giữa các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu… ….49
Biểu đồ 4. Số lượng giống và loài của các họ ốc cạn tại sinh cảnh rừng 52
ở khu vực nghiên cứu 52
Biểu đồ 5. Số lượng giống và loài các họ ốc cạn tại sinh cảnh rừng trên núi đá vôi ở
khu vực nghiên cứu 53
Biểu đồ 6. Số lượng giống, loài các họ ốc cạn tại sinh cảnh đất trên nền rừng ở khu

vực nghiên cứu 54



1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thân mềm là ngành động vật không xương sống có thành phần loài rất đa
dạng: khoảng 60.000 - 80.000 loài [27]. Chân bụng (Gastropoda) là lớp động
vật lớn nhất của ngành Thân mềm (Mollusca), lớp duy nhất trong ngành có đại
diện sống ở cả môi trường cạn (24.000 loài), môi trường nước lợ, nước ngọt
(5.000 loài) và ở biển, đại dương (30.000 loài), từ Bắc cực và Nam cực đến các
vùng nhiệt đới [21]. Trong đó, ốc cạn là nhóm động vật có số lượng lớn phân bố
ở các sinh cảnh trên cạn cả vùng núi, đồng bằng, trong hang động, trên mặt đất
và trên thực vật.
Ốc cạn có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái vì bản thân nó là một mắt xích
trong chuỗi thức ăn ở cạn, vừa là sinh vật tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc từ thực
vật, vừa là thức ăn cho động vật có xương sống như thú, lưỡng cư,…Nếu thiếu
đi mắt xích này sẽ có tác động mạnh đến hệ sinh thái. Nhóm sống trong lớp
thảm mục trên mặt đất còn góp phần cải tạo đất trồng. Phân ốc được thải ra
trong quá trình tiêu hóa sẽ góp phần làm tăng độ màu mỡ của đất, đồng thời là
thức ăn cho các vi sinh vật trong đất, giúp quá trình phân hủy các chất hữu cơ
diễn ra trong đất nhanh hơn. Ngoài ra, trong hệ sinh thái, ốc cạn còn đóng vai
trò là yếu tố chỉ thị sinh cảnh, chỉ thị về sự tác động của con người lên thảm
thực vật [4].
Đối với đời sống con người, ốc cạn vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao,
vừa mang lại giá trị kinh tế,… Ví dụ: thịt ốc sên rất giàu đạm, khoảng 11%
(trong khi đó: trai 4,6%; sò 8,8%), đường 6,2%, canxi 150mg%, các loại axid
amin: alanin, leucin, Nhiều loài trở thành thực phẩm đặc sản như 2 loài ốc núi

ở Tây Ninh: Cyclophorus anmiticus và Cyclophorus martensianus, có hàm
lượng protein lên tới 57,94%, 34,34% [6].
Trong y học, ốc còn được dùng làm dược liệu, chữa được rất nhiều bệnh
như: chữa mụn, chữa vết cắn [34].
Bên cạnh những lợi ích mà ốc cạn mang lại, nhiều loài ốc cạn cũng là sinh
vật gây hại. Ốc sên (Achatina fulica) là kẻ thù lớn của ngành nông nghiệp,
2
chúng phá hoại nghiêm trọng cây trồng, rau màu… làm giảm thu nhập của bà
con nông dân. Ngoài ra, kí sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong ốc sên
đã tấn công vào não, gây biến chứng viêm màng não nặng khiến 2 người dân ở
TP. Hồ Chí Minh phải nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu [35].
Tuy có số lượng lớn, ý nghĩa thực tiễn lớn như thế, nhưng nghiên cứu về
ốc cạn ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, một số công trình nghiên cứu của các tác
giả nước ngoài được tiến hành từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như
Bavay, Dautzenberg và một vài công trình lẻ tẻ gần đây như của Maassen và
E. Gittenberger (2001), Vermeulen và Maassen (2003), Maassen (2006),
Maassen và Gittenberger (2007) [18,24,25].

Các kết quả điều tra thống kê cho thấy ở Việt Nam đến nay đã phát hiện
776 loài ốc cạn thuộc 2 phân lớp: ốc Mang trước (Prosobranchia) và ốc Có phổi
(Pulmonata) [18]. Với thành phần loài ốc cạn đã biết, hầu như chỉ thu thập được
ở một số vùng núi phía Bắc, một phần vùng núi phía Nam và một số đảo. Trong
các hệ sinh thái mà các tác giả trước đây đã từng nghiên cứu, phần lớn là các hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi có độ đa dạng cao, tuy nhiên cho đến nay những
nghiên cứu về ốc cạn ở hệ sinh thái này còn rất ít. Như vậy chắc chắn số lượng,
thành phần loài còn lớn hơn nhiều.
KBTTN Copia là khu vực núi đá vôi điển hình ở phía Bắc Việt Nam, còn giữ
được nhiều đặc điểm của rừng tự nhiên và là môi trường sống lí tưởng của nhiều
loài ốc cạn. Các nghiên cứu và dẫn liệu về ốc cạn ở KV này sẽ góp phần quan
trọng trong thống kê thành phần loài, điều tra đa dạng sinh học. Tuy nhiên cho tới

nay tại KBTTN Copia mới có 1 đề tài nghiên cứu của Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn
Nhượng (2013) đã thống kê được 62 loài ốc cạn và đề tài này cũng mới dừng lại ở
việc ghi nhận về thành phần loài của KBTTN Copia.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài ốc (Gastropoda: Mollusca) ở
cạn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết 2 mục tiêu sau:
- Xác định thành phần loài ốc cạn ở KBTTN Copia.
- Xác định đặc trưng phân bố của ốc cạn theo sinh cảnh thuộc KVNC.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ:
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: các tài
liệu định loại, mô tả gốc, các tài liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên - xã hội của
KVNC
- Tiến hành thu mẫu vật ngoài thực địa ở các sinh cảnh chủ yếu, thực hiện
vào cả mùa mưa và mùa khô.
- Điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương để có thêm thông tin về mẫu
vật, điều kiện tự nhiên và xã hội của KVNC.
- Xử lý mẫu vật dựa trên nguồn mẫu vật thu được.
- Phân tích và định loại mẫu vật dựa vào tài liệu định loại chuyên ngành.
- Quan sát, ghi chép các thông tin có được ngoài thực địa, trong PTH.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm các nội dung chính sau:
- Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ốc cạn ở KBTTN Copia.
- Mô tả đặc điểm hình thái của các loài ốc cạn thu được ở KBTTN Copia.
- So sánh thành phần loài ốc cạn giữa KVNC với một số KV khác.

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của ốc cạn tại KBTTN Copia.
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La.
KBTTN Copia có diện tích khá rộng, tuy nhiên đề tài cứu ở tập trung nghiên
cứu ở 3 sinh cảnh chính là: rừng, rừng trên núi đá vôi, đất trồng trên nền rừng.
Đề tài sắp xếp các đơn vị theo hệ thống phân loại của Schileyko (2011) [27].
Tổng số mẫu nghiên cứu gồm 2.688 cá thể. Ngoài ra đề tài còn sử dụng và
đối chiếu với các mẫu ốc cạn của Đỗ Đức Sáng thu tại KBTTN Copia từ tháng
5/2009 đến tháng 3/2013.
4
Các số liệu trong đề tài được tổng kết trên cơ sở những dẫn liệu nghiên cứu từ
06/2013 đến 05/2014. Thời gian thực hiện đề tài được phân bố cụ thể như sau:
Bảng 1. Thời gian và các nội dung thực hiện
Thời gian
Nội dung thực hiện
06/2013
Thu thập, nghiên cứu tài liệu

06/2013 - 01/2014
Tiến hành các đợt thu mẫu
Phân tích và định loại mẫu vật
Phân tích và xử lý số liệu
02, 03/2014
Phân tích và xử lý số liệu
Kiểm tra lại danh sách thành phần loài
03/2014 - 05/2014
Viết và báo cáo đề tài

6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
- Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học mới có tính hệ thống về thành

phần loài và đặc điểm các loài ốc cạn trong KBTTN Copia.
- Đây là cơ sở khoa học có giá trị đối với địa phương trong quy hoạch và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật.
- Nguồn mẫu vật của đề tài sẽ bổ sung cho PTH Động vật khoa Sinh - Hóa,
Trường Đại học Tây Bắc và phục vụ cho nhiều nội dung đào tạo của khoa Sinh
- Hóa như: Động vật học không xương sống, Sinh thái học,…
7. Khái quát về tình hình nghiên cứu ốc cạn
7.1. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam có thể khái quát theo 3
hướng nghiên cứu chính sau:
7.1.1. Nghiên cứu khu hệ
Tình hình nghiên cứu ốc cạn nói chung và nghiên cứu Thân mềm Chân
bụng trên cạn nói riêng ở Việt Nam được tiến hành từ rất sớm, ngay từ đầu thế
kỷ XIX và thường gắn với các nghiên cứu Thân mềm ở nước.
Mở đầu là công trình khảo sát về trai ốc ở cạn vùng Đông Dương của
Souleyet trong thời gian từ 1841 - 1842 (H. Fischer et Ph. Dautzenberg, 1891).
5
Trong đó đã ghi nhận một số loài ốc cạn ở miền Trung Việt Nam (Annam), tìm
thấy ở Tourane (Đà Nẵng) như Streptaxis aberratus, S. deflexus, Eulota
touranenis [10]. Cũng trong khoảng thời gian này (1848 - 1877), L. Pfeiffer
đã phát hiện hàng chục loài mới như Streptaxis ebuneus, S. sinuosus, Nanina
cambojiensis, ở vùng Nam Bộ (Côn Đảo, Phú Quốc) [18]. Vào những năm
1960, một loạt các công trình của Crosse và Fischer (1863 đến 1869); Mabille
và Mesle (1867); Crosses (1867, 1868) đã có những khảo sát tương đối rộng ở
nhiều vùng phía Nam nước ta [18].
Trong giai đoạn này, những dẫn liệu về ốc cạn ở KV phía Bắc Việt Nam
còn rất ít, chỉ có một số loài như: Camaena illustris trong công trình nghiên cứu
ở Lạng Sơn của Pfeiffer, Alycaeus anceyi tìm thấy ở đảo Kebao, Quảng Ninh,
ghi trong công trình của Souleyet. Các công trình nghiên cứu về ốc ở miền Bắc
Việt Nam xuất hiện nhiều trong nửa sau thế kỷ XIX như công trình của Fisch

(1848, 1863); Morlet (1886, 1891, 1892); Dautzenberg et Hamonville (1887);
Ancey (1888); Dautzenberg (1893); Bavay et Dautzenberg (1899, 1908, 1909);
Mollendroff (1901), nghiên cứu một số địa danh ở vùng núi phía Bắc nước ta
như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn [18].

Từ những năm 1900 đến hết chiến tranh Việt Nam 1975, việc nghiên cứu
ốc cạn ở Việt Nam và các vùng Đông Dương hầu như bị ngừng trệ, trừ một
số ít công trình khảo sát kết hợp địa chất ở các đảo Hoàng Sa (Paracel), đảo
Bạch Long Vĩ (Saurin, 1950; Varga, 1963). Các công trình này đã thống kê
được 103 loài, trong đó bổ sung 82 loài cho khu hệ ốc cạn ở Việt Nam với
nhiều loài mới [18].

Sau chiến tranh rất lâu, ốc cạn ở phía Bắc tiếp tục được nghiên cứu với một
số công trình của các tác giả người nước ngoài. Năm 2003, Vermeulen và
Maassen đã khảo sát thành phần loài và KV phân bố của ốc cạn ở một số KV
phía Bắc như Pu Luông (Thanh Hóa), Cúc Phương (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà
Nam), Hạ Long, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng); đã công bố 259
loài, trong đó có 246 loài bổ sung cho số loài đã được công bố, phân lớp Mang
trước có 73 loài, ốc Có phổi 186 loài [28]. Đáng chú ý là có 120 loài còn chưa
6
xác định được vị trí phân loại, có thể là loài mới cho khoa học. Năm 2006, Wim
J. M. Maassen công bố 4 loài ốc mới (Arinia angduensis, Arinia loumboensis,
Eotrobilops infrequens, Hemiplecta esculenta) [24].

Năm 2007, W. J. M.
Maassen và E. Gittenberger đã công bố 3 loài ốc cạn mới (Leotacme cuongi,
Oospira duci, Atraophaedusa smithi) thuộc họ Clausiliidae ở phía Bắc Việt
Nam [25]. Năm 2010 - 2011, Đỗ Văn Nhượng và cộng sự đã bước đầu cung cấp
dẫn liệu ốc cạn tại KV Tam Đảo, Vĩnh Phúc (29 loài) [2, 8]; xóm Dù thuộc
vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (44 loài) [4]; núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai,

Hà Nội (23 loài) [11]; núi Voi, An Lão, Hải Phòng (36 loài) [15]; KV Tây
Trang - Điện Biên (54 loài) [13], trong đó có bổ sung 58 loài mới cho khu hệ ốc
cạn Việt Nam. Trong thời gian này, các khóa luận, luận văn cũng bước đầu
nghiên cứu về ốc cạn. Tháng 10/2010, Đinh Phương Dung đã xác định 50 loài
và đặc điểm phân bố của ốc cạn tại KV Tây Trang - Điện Biên, trong đó có 35
loài mới chỉ gặp ở Tây Trang mà chưa gặp ở nơi khác tại Việt Nam [5].
Theo đánh giá của Đặng Ngọc Thanh (2008), ở Việt Nam các tác giả đã
phát hiện được 776 loài ốc cạn. Theo công bố mới nhất (5/2011), bộ
Stylommatophora trong phân lớp Pulmonata gồm 477 loài và phân loài (96
giống, 20 họ) [18].
Bảng 2. Tổng hợp số loài ốc cạn ở Việt Nam đã thống kê được

Giai đoạn
công bố
Số loài đã
công bố
Số loài
đã
bổ sung
Nguồn số liệu [18]
1840 – 1900
448
448
Fischer et Dautzenberg, 1904 [18]
1901 – 1975
103
82
Gude, 1909; Jaeckel, 1950; Saurin, 1955,
1960; Szekerles, 1969; Varga, 1963 [18]
Sau 1975

259
246
Vermeulen et Maassen, 2003 [18]
Tổng số
810
776


7.1.2. Nghiên cứu về hệ thống phân loại
Nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam theo hướng này còn rất hạn chế, nổi bật
nhất có công trình của Schileyko (2011). Schileyko khi tu chỉnh về hệ thống
7
phân loại của Phân lớp Có phổi đã thống kê được ở Việt Nam có 477 loài và
phân loài, 96 giống, 20 họ [27]. Mỗi loài (phân loài) được thống kê gồm mô tả
gốc, synonymy, kích thước vỏ và dữ liệu vùng phân bố, kèm theo bản đồ và tọa
độ địa lý. Đây là tài liệu rất có giá trị trong việc sắp xếp các đơn vị theo hệ
thống phân loại mới. Theo tài liệu này, có 1 số giống mới được hình thành từ
phân giống, nhiều loài mới được hình thành.
Với những phương pháp nghiên cứu hiện đại, đặc biệt là sự đổi mới rất
nhiều về tiêu chuẩn phân loại cũng như danh pháp phân loại của ốc cạn thế giới,
những kết quả thu được cho thấy triển vọng nghiên cứu về thành phần ốc cạn ở
Việt Nam.
7.1.3. Nghiên cứu ứng dụng
Các nghiên cứu về ứng dụng của ốc cạn đã và đang được tiến hành, tuy
nhiên số lượng nghiên cứu theo hướng này còn hạn chế. Một trong những
nghiên cứu nổi bật, được đánh giá cao là nghiên cứu của các tác giả Nguyễn
Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng Đức Đạt. Năm 2005, các tác giả đã đề
cập đến 2 loài ốc núi: Cyclophorus anmiticus, Cyclophorus martesianus đang
được dùng làm thực phẩm ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Qua quá trình phân tích các
chỉ tiêu vi sinh vật thì chưa tìm thấy một loài kí sinh nào kí sinh trên cơ thể ốc

núi và chưa phát hiện thấy loài vi sinh vật gây bệnh nào ở trong thịt và nội quan
của ốc núi. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thịt ốc cho thấy
thành phần dinh dưỡng của ốc rất cao, đặc biệt là protein (34 – 57%), acid amin
(0,4 – 0,82%) [6].
Bảng 3. Thành phần chất dinh dưỡng trong thịt ốc núi (%)
Chỉ tiêu
C. anamiticus
C. martensianus
Độ ẩm
77,72
78,60
Lipid (mẫu khô)
3,54
2,7
Hàm lượng tro (mẫu khô)
6,91
10,23
Protein (mẫu khô)
57,94
34,34
Acid amin (mẫu khô)
0,404
0,818

8
Một nghiên cứu khác cũng được chú ý nhiều là nghiên cứu về khả năng
ứng dụng của ốc sên trong y học. Trong y học cổ truyền, thịt và nhớt ốc sên
(Achatina fulica) được sử dụng làm thuốc. Thuốc từ ốc sên có tên là oa ngưu, vị
mặn, tính hàn, trơn nhày, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu,
chống co thắt. Trong Nam dược thần hiệu có bài thuốc: giã nát 1 - 2 con ốc sên

hoa, thêm ít nước, phết lên giấy, để chừa một lỗ nhỏ, đắp chữa mụn, lở mọc ở
da. Dùng thịt 2 con ốc sên hoa, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc, trộn với
măng tre (50g) đã giã nát, ép lấy nước cốt, uống 1- 2 lần/ngày để chữa hen
suyễn, thấp khớp. Có thể làm dạng viên ngậm: gồm thịt ốc sên hoa và ô mai,
lượng hai thứ bằng nhau, dùng trong cổ họng sưng đau, khó nuốt. Dùng nhớt ốc
sên hoa (đó là lớp chất nhày bao bọc toàn thân ốc sên trong vỏ cứng) để chữa
vết cắn, do chất nhày này có tính kiềm nên trung hòa tính acid của nọc rết, làm
dễ chịu, giảm đau [33].
Như vậy, ốc cạn không những có giá trị dinh dưỡng rất lớn mà còn có giá
trị cao về mặt y học. Ngoài những giá trị đó, chắc chắn ốc cạn còn có nhiều giá
trị ứng dụng khác mà chúng ta chưa khai thác hết. Vì vậy cần có nhiều nghiên
cứu sâu hơn về ứng dụng của ốc cạn trong đời sống cũng như sản xuất.
7.2. Ở Sơn La
Dẫn liệu về ốc cạn ở KV Tây Bắc, trong đó có tỉnh Sơn La được đề cập
đến trong một số ít công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như:
Morlet (1886, 1891, 1892), Dautzenberg et Hamonville (1887), Mabille (1887),
Dautzenberg (1893), Bavay et Dautzenberg (1899, 1900, 1901, 1903, 1908,
1909)… Một số địa điểm được nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Sơn La như: Mường
Bú (Mường La), Gia Phù (Phù Yên), Nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La) [5]…
Schileyko đã xác định được 15 loài và phân loài thuộc các KV khảo sát:
Cao Pha (Mường La), Gia Phù (Phù Yên), Pa Khà (Mộc Châu), Chiềng Khoong
(Sông Mã) [27].

Đỗ Văn Nhượng và Trần Thập Nhất (2012) đã xác định được ở TP. Sơn La
có 74 loài và phân loài thuộc 49 giống, 19 họ, 2 phân lớp phân bố ở 3 sinh cảnh
chính là: rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đá granit và rừng trên đồi. Trong đó
9
sinh cảnh núi đá vôi có số loài và số cá thể phong phú nhất, chiếm 92,3% số
loài và 71% số cá thể; ít nhất là sinh cảnh đồi với số loài chỉ có 14,8% và 4,9%
số cá thể [16]. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài ốc cạn ở khu vực

TP. Sơn La đa dạng về đơn vị phân loại, kích thước và hình thái.

Như vậy cho đến nay, việc nghiên cứu ốc cạn ở tỉnh Sơn La còn rất hạn
chế. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là xác định và thống kê thành phần loài. Vì
vậy việc nghiên cứu ốc cạn ở Sơn La là việc làm cần thiết, nhằm tìm hiểu thành
phần loài, đặc điểm sinh học, phân bố của chúng, từ đó định hướng cho các
nghiên cứu ứng dụng khác.
7.3. Ở KBTTN Copia
Việc nghiên cứu về ốc cạn ở KBTTN Copia cho đến nay vẫn chưa được
tiến hành phổ biến. Tính đến nay, mới chỉ có một công trình nghiên cứu về ốc
cạn ở KV này:
Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng (2013) đã xác định ở KBTTN Copia có
62 loài ốc cạn thuộc 41 giống, 16 họ, 2 phân lớp. Phân lớp Mang trước
(Prosobranchia) có 2 bộ (Architaenioglossa, Neritopsina), 4 họ
(Cyclophoridae, Diplommatinidae, Helicinidae, Pupinidae). Phân lớp Có phổi
(Pulmonata) có 1 bộ (Stylommatophora), 12 họ (Achatinellidae, Achatinidae,
Ariophantidae, Bradybaenidae, Buliminidae, Camaenidae, Clausillidae,
Euconulidae, Hypselostomatidae, Streptaxidae, Subulinidae, Trochomorphidae).
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự phân bố của ốc cạn ở 4 sinh cảnh: rừng trên núi
đá vôi, rừng trên đồi đất, rừng thông, đất canh tác. Trong đó sinh cảnh rừng trên núi
đá vôi có số loài và số cá thể phong phú nhất, chiếm 73,49% số cá thể và 100% số
loài; ít nhất là sinh cảnh rừng thông với 1,25% số cá thể và 6,45% số loài [12].
Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài ốc cạn ở KBTTN Copia rất phong phú về
đơn vị phân loại và có nhiều tiềm năng cho các nghiên cứu sau này.
8. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội KVNC
8.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
KBTTN Copia có vị trí địa lý như sau:
10
+ KBTTN Copia nằm ở phía Tây Nam thị trấn Thuận Châu cách thành phố

Sơn La khoảng 70 km về phía Tây với tổng diện tích 19.745 ha, gồm các xã Co
Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm và Nậm Lầu (thuộc huyện Thuận Châu).
+ Phía Bắc giáp tiểu khu 245a, 242 và 243 thuộc xã Long Hẹ và Chiềng
Bôm. Phía Nam giáp 2 xã Chiềng Phung và Nậm Ti của huyện Sông Mã. Phía
Đông giáp tiểu khu 256, 265, 279 thuộc xã Nậm Lầu. Phía Tây giáp tiểu khu
246, 259, 271a thuộc xã Co Mạ [3, 7].
- Tọa độ địa lý:
KVNC có tọa độ địa lý là:
21
0
17

30
‟‟
đến 21
0
25

54
‟‟
vĩ độ Bắc.
103
0
32

00
‟‟
đến 130
0
44


00
‟‟
kinh độ Đông [3, 7].

Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu
11
- Địa hình
KBTTN Copia là KV miền núi có độ cao dao động từ 550m - 1800m, độ
cao trung bình KV vào khoảng 1.100m - 1.200m. Các dãy núi có nhiều vòng
cung, lấy giông chính gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 1.500m (so với mực nước
biển), đỉnh cao nhất là Copia (1.816,8m), Trông sia (1.742,6m) nằm phía Tây
Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1.687m) nằm phía Đông Bắc đỉnh Copia. Hệ giông
chính tạo nên KBTTN Copia có 2 vùng Đông Bắc và Tây Nam [7].

- Khí hậu
Khí hậu KBTTN Copia mang tính chất nhiệt đới gió mùa của khu Tây Bắc,
một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô bắt
đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân 1500 - 1600mm/năm,
tập trung vào tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% lượng mưa cả năm [7].

Nhiệt độ trung bình năm 19
0
C (cao nhất là 32
0
C

và thấp nhất là 14
0
C). Độ

ẩm trung bình 85% (bình quân tối cao 90%, bình quân tối thấp 70%).
KBTTN Copia do ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc nên nhiệt độ bị khô
hanh, vào tháng 3 - 4 còn bị ảnh hưởng gió Lào nóng và rất khô [7].

- Sinh vật
Về thực vật: Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và những người
khác, 2009 đã xác định được tại KBTTN Copia có 609 loài thực vật bậc cao
thuộc 406 chi của 149 họ trong 5 ngành thực vật [7].

KBTTN Copia trước đây
có các thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng: rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá
kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ 1.700m trở lên); rừng kín lá rộng
thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ 700 - 1.700m); rừng kín
thường xanh mưa nhiệt đới (phân bố từ 700m trở xuống).
Nhưng tất cả các kiểu rừng này đã bị tác động mạnh, diễn ra liên tục, lâu
dài đã làm cho hệ thực vật ở đây thay đổi hoàn toàn, ngay cả những KV trên
1.700m cũng bị mất dần tính nguyên sinh. Có thể khẳng định sự thay đổi này
chịu sự tác động nặng nề bởi yếu tố con người [3].

Tuy nhiên thành phần thực vật đặc trưng vẫn còn thể hiện ở các kiểu thảm
thực vật khác nhau. Từ độ cao 800m trở lên tới 1.821m ta vẫn gặp 2 kiểu rừng
12
kín vùng cao: Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp
và Rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp [7].

Ngoài hai kiểu rừng trên còn có các kiểu rừng sau:
+ Rừng thứ sinh: kiểu rừng này chiếm diện tích lớn, là thảm thực vật có
giai đoạn phát triển khác nhau của diễn thế thứ sinh, gồm những KV canh tác
nương rẫy hay do cháy rừng, có thành phần thực vật phát triển lại từ 7 - 10 năm.
Có thể phân thành 3 loại rừng thứ sinh: rừng thứ sinh nghèo kiệt do khai thác;

rừng thứ sinh sau cháy; rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy.
+ Trảng cỏ cây bụi: chiếm diện tích khá lớn, phổ biến ở tất cả các độ cao [3].

Về động vật: Cũng theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và những
người khác, 2009 đã xác định được tại KBTTN Copia có 65 loài thú thuộc 25
họ, 8 bộ; 184 loài chim, thuộc 47 họ, 14 bộ. Đã xác định được 252 loài Côn
trùng thuộc 4 bộ: bộ Cánh nửa (Heterroptera) có 47 loài thuộc 8 họ, bộ Cánh
cứng (Coleoptera) có 107 loài thuộc 11 họ, bộ Cánh màng (Hymenoptera) có 29
loài thuộc 4 họ, bộ Cánh phấn (Lepidoptera) có 69 loài thuộc 9 họ. Trong đó có
nhiều loài đang bị đe dọa ở mức độ cấp quốc gia cũng như trên toàn thế giới [7].

- Thủy văn
KBTTN Copia nằm ở lưu vực sông Mã, đoạn chảy qua tỉnh Sơn La. Ở đây
tập trung chủ yếu là hệ thống sông suối cấp 1, cấp 2 [20].
KBTTN Copia không có sông lớn, chỉ có suối đầu nguồn gồm:
+ Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của suối
Nậm Muội đổ ra sông Đà.
+ Hệ suối Hủa Lương, Hủa Nhử (suối Đen) bắt nguồn từ lưu vực Tây Bắc
Copia, chảy hướng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về sông Mã.
+ Hệ suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông Mã.
Ngoài ra còn một số suối chi phối KBTTN Copia như suối Liếp, suối Nặm
Cang [3, 7].

+ Diện tích các suối nêu trên là 200km
2
, trong đó phần lưu vực tụ nước
chính trong KBTTN là 160km
2
[3, 7].


13
8.2. Điều kiện xã hội
- Dân số
Theo thống kê của các xã trong khu bảo tồn, trong năm 2011 dân số cụ thể
như sau:
+ Xã Long Hẹ có 19 bản trong đó có 14 bản là dân tộc Mông, 4 bản là dân
tộc Kháng và 1 bản là dân tộc Thái, tổng dân số là 3.646 nhân khẩu thuộc 615
hộ (chiếm 21,4%); dân tộc Thái 104 hộ (16,9%); dân tộc Khơ Mú 1 hộ (0,16%).
Trong năm 2011 toàn xã có 355/615 hộ nghèo, chiếm 57,72% [3].

+ Xã Co Mạ có 963 hộ với 5.608 nhân khẩu, có 3 dân tộc sinh sống là
Mông, Mường và Kháng. Tổng số hộ nghèo là 564/963 hộ, chiếm 58,5% [3].

+ Xã Chiềng Bôm có 1.081 hộ với 5.692 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên là 1,6%. Tổng số hộ nghèo là 507/1.081 hộ, chiếm 44,28% [3].

- Đời sống
Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp, nguồn thu chủ yếu là lương
thực và chăn nuôi. Tại KBTTN Copia thu nhập bình quân cho 1 người/năm
khoảng 240 kg (50% thóc và 50% cây lương thực khác) [3].

9. Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương tiện nghiên cứu
- Khi tiến hành nghiên cứu ngoài thực địa, cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
đèn pin, túi bóng các cỡ, ống nghiệm loại nhỏ, máy GPRS, rổ có lỗ kích thước
khác nhau, giấy can, bút chì, máy ảnh.
- Một số dụng cụ cần thiết khi nghiên cứu trong PTH như: kính hiển vi, thước
palme, panh kẹp, khay nhựa, kính lúp.
- Hóa chất: Dung dịch Ethanol 70
0

9.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập mẫu vật
Ốc cạn được thu ở phạm vi rộng, với mục đích xác định và bổ sung thành
phần loài cho mẫu định lượng. Khi thu mẫu cần tránh bỏ sót thành phần loài,
thu các loại mẫu với mọi kích thước, từ con non đến con trưởng thành, thu cả
mẫu sống và mẫu chỉ còn lại vỏ. Với những loài phổ biến và có số lượng cá thể
14
lớn thì cần thu với số lượng thích hợp, vừa phải để thuận lợi cho quá trình xử lý
số liệu sau này.
 Phương pháp quan sát, ghi chép
Quan sát bằng mắt thường nơi phân bố của ốc cạn, chúng có thể bám vào
các bộ phận của cây hay trên mặt đất, dưới thảm lá mục, trong hang đá, khe đá,
chân núi đá vôi
Ghi chép lại đầy đủ những thông tin về mẫu vật và môi trường sống vào sổ
ghi chép thực địa.
 Phương pháp chụp ảnh
Ảnh thực địa phải phản ánh được nội dung nghiên cứu như các loại sinh
cảnh điển hình, các loại thảm thực vật, các loại địa hình, các tính chất đặc biệt
của KVNC, các mẫu đang hoạt động sống, các loài cây làm thức ăn cho ốc cạn,
các vị trí tập trung nhiều mẫu sống và mẫu chỉ còn lại vỏ.
 Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu
Đối với mẫu chỉ còn vỏ, sau khi thu về được rửa qua nước, phơi và bảo
quản khô trong các túi nilon.
Mẫu sống ốc cạn được xử lý qua 2 bước: đầu tiên được ngâm vào nước có
nhiệt độ tăng dần để cơ thể mở toàn bộ các cơ quan bộ phận, sau đó bảo quản
lâu dài trong dung dịch ethanol 70
0
.
 Phương pháp phân tích mẫu vật
Từ một lô mẫu vật chung được tách ra thành các phenon có hình thái giống

nhau. Sau đó mỗi phenon được tập trung phân tích ở đặc điểm hình thái ngoài.
Mẫu ốc được đo các chỉ số (chiều cao vỏ, chiều rộng vỏ, chiều rộng miệng,
chiều cao miệng, tỉ lệ chiều cao tháp ốc so với chiều cao vỏ ốc) bằng thước
palme, đơn vị tính bằng mm và tiến hành đếm số vòng xoắn của mẫu đem phân
tích. Sau đó mô tả mẫu về màu sắc, hình dạng, chiều xoắn, lỗ rốn, miệng ốc,
một số dặc điểm biến dị khác.
Các thông tin thu được sau khi phân tích mẫu được ghi lại trong nhật kí.


15
 Phương pháp định loại
Đối với các mẫu ốc cạn, có rất nhiều dấu hiệu để định loại như: dựa vào đặc
điểm hình thái vỏ (màu sắc, kích thước, hình dạng, vòng xoắn, ) và đặc điểm
giải phẫu (cơ quan sinh sản, lưỡi bào). Tuy nhiên đề tài chỉ mới tập trung phân
tích, định loại dựa vào các dấu hiệu hình thái vỏ.
Mẫu được định loại dựa vào nguồn tài liệu của Schileyko (2011) [27], G.W.
Tryon (1885) [23, 24, 25]. Ngoài ra, mẫu được so sánh với bộ sưu tập của
Vermeulen (2003) thu ở Việt Nam, hiện được lưu tại Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật [28].
Để đảm bảo độ chính xác, kết quả định loại được kiểm tra lại dựa vào các
thông tin trên Internet và các chuyên gia (đặc biệt là các loài còn nhiều nghi
ngờ, có nhiều biến dị lớn).
 Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Các công thức áp dụng để xử lý số liệu [26]:
- Độ ưu thế: D = n
a
/ N
Trong đó: D: Độ ưu thế, n
a
: Số lượng cá thể của loài a, N: Tổng số cá thể

Nếu: D > 10: Rất ưu thế
D = 5,1 - 10: Ưu thế
D = 2,5 - 5: Ưu thế tầm thường
D < 2,5: Không ưu thế
- Độ gần gũi: q = 2c / (a + b)
Trong đó: a + b: Tổng số loài ở 2 khu vực cần so sánh
c: Số loài chung giữa 2 khu vực
 Phương pháp phân chia sinh cảnh
Phân chia sinh cảnh dựa vào sự phân tích các điều kiện tự nhiên, thảm thực
vật, động vật ở từng KV cho thấy sự phân bố của sinh vật là khác nhau ở các
sinh cảnh khác nhau.
Vũ Tự Lập (1976) khi nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam và dựa vào các đại tổ hợp thực vật đã chia thành các cảnh
địa lý: cảnh bờ biển; cảnh đồng bằng; cảnh đồi núi thấp, cảnh đồi núi trung
16
bình; cảnh đồi núi cao; cảnh thung lũng và bồn địa; cảnh núi thấp; cảnh núi
trung bình và núi cao; cảnh đồi đá vôi; cảnh núi đá vôi [9].
Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật dựa vào
các nhóm nhân tố sinh thái tác động tới thảm thực vật rừng cũng như các quan
điểm phân loại trước đó để áp dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam và đã chia
thành các loại thảm thực vật rừng như sau:
- Nhóm những kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở những vùng thấp và vùng có
độ cao trung bình < 1000m ở miền Nam và < 700m ở miền Bắc: kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng rụng lá ẩm nhiệt đới; kiểu rừng rụng
lá hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây
lá rộng, hơi khô nhiệt đới; kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới; kiểu
truông bụi cây gai, hạn nhiệt đới [19].
- Nhóm những kiểu thảm thực vật vùng núi ở những vùng có độ cao >
1000m ở miền Nam và > 700m ở miền Nam: kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt

đới núi thấp; kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ẩm núi vừa; kiểu rừng thưa
cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp; quần hệ khô vùng cao; quần hệ lạnh
vùng cao [19].
Đỗ Đức Sáng và Đỗ Văn Nhượng khi nghiên cứu đặc điểm phân bố của
các loài ốc cạn ở KBTTN Copia đã tiến hành phân chia theo 4 sinh cảnh chính:
rừng trên núi đá vôi, rừng thông, rừng trên đồi đất, đất canh tác [12].
Căn cứ vào cách phân chia của Vũ Tự Lập, Thái Văn Trừng, Đỗ Đức Sáng
và Đỗ Văn Nhượng cũng như mức độ tác động của con người đến môi trường
sống cùng với điều kiện thực tế thu mẫu, đề tài đã tiến hành phân chia sự phân
bố của ốc cạn ở KBTTN Copia theo 3 sinh cảnh chính: rừng, rừng trên núi đá
vôi, đất trồng trên nền rừng.

17
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN ỐC CẠN Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA

1. Thành phần loài ốc cạn ở KVNC
Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được 89 loài, 52 giống,
19 họ, 2 phân lớp. Các dẫn liệu trên được thể hiện trong bảng 4, 5:
Bảng 4. Thành phần loài, độ phong phú (%) của ốc cạn theo sinh cảnh, địa điểm
thu mẫu ở KBTTN Copia

TT

Taxon
Sinh cảnh (%)
Các điểm thu mẫu

Nguồn tư

liệu
R
RT

V
ĐT
NR
(1)
(2)
(3)
(4)

Phân lớp Mang trƣớc (PROSOBRANCHIA)









Bộ ARCHITAENIOGLOSSA Haller, 1890










Cyclophoridae Gray, 1847
19,47
19,6
17,94





1.
Alycaeus anceyi Mabille, 1887
0,33
0,39

x



M
2.
Alycaeus vanbuensis Smith, 1896








TL
3.
Chamalycaeus sp.
0,54
0,13



x

M
4.
Chamalycaeus fracterculus (B. et D., 1900)
0,38


x



M
5.
Cyclophorus siamensis (Sowerby, 1829)
2,55
6,19
38,24
x

x
x

M
6.
Cyclophorus diplochius Mol., 1894
0,54

10,29


x
x
M
7.
Cyclotus sp.
0,12
1,55

x



M
8.
Dioryx pocsi Varga, 1972
0,65
0,90

x

x
x

M
9.
Dioryx messageri Bavay et Daut., 1930







TL
10.
Japonia diploloma Mol., 1901
0,7
2,45



x

M
11.
Japonia insularis (Mol., 1901)








TL
12
Japonia mariei (Morelet, 1886)







TL
13
Japonia scissimargo (Benson, 1856)







TL
14
Pterocyclos danieli Morlet, 1886








TL
15.
Pterocyclos bethae D. et d‟ H., 1887
8,19
5,28
4,41
x
x
x
x
M
16.
Pterocyclos marioni Ancey, 1898
2,87
2,71

x


x
M
17.
Scabrina laciniana (Heude, 1885)
2,60





x

M

Diplommatinidae Pfeiffer, 1857
2,44
0,39






18.
Diplommatina electa (Fulton, 1905)
1,95
0,39

x


x
M
19.
Diplommatina rotundata Saurin, 1935
0,49


x




M
18

Bộ NERITOPSINA Cox. et Knight, 1960









Helicinidae Fe‟russac, 1822
4,66
1,29






20.
Geotrochatella jourdyi Daut., 1895
4,66
1,29

x

x

x
M

Pupinidae Pfeiffer, 1853
1,95
8,37






21.
Pseupomatias sp.
0,65
5,8

x

x

M
22.
Pseupomatias fulvus Mol., 1901
0,05
1,03

x

x


M
23.
Pupina brachysoma Ancey, 1903
0,38
0,77



x

M
24.
Pupina exclamations Mabille, 1887
0.87
0,77

x

x

M

Phân lớp Có phổi (PULMONATA)










Bộ STYLOMMATOPHORA Aschmidt, 1855









Achatinellidae








25.
Elasmias manilanse (Dohrn, 1863)








TL

Achatinidae Swainson, 1840


1,47





26.
Achatina fulica (Bowdich, 1882)


1,47

x


M

Ariophantidae Godwin - Austen, 1888
20,61
17,67
26,47






27.
Elaphroconcha hageni (Weber, 1966)
2,44
2,58
2,94


x
x
M
28.
Euplecta acuducta (Benson, 1850)







TL
29.
Hemiplecta humphreysiana (Lea, 1841)








TL
30.
Hemiplecta sp.
0,11




x

M
31.
Macrochlamys amboiensis Martens, 1864
0,33

0,52
x

x
x
M
32.
Macrochlamys ceratodes (Pfeiffer, 1859)








TL
33.
Macrochlamys despecta (Mabille, 1887)
15,02
7,35




x
M
34.
Macrochlamys dovillei D. & Fischer, 1906







TL
35.
Mac. hippocastaneum (Godwin-Austen, 1918)








TL
36.
Mac. superlita Mol., 1887







TL
37.
Megaustenia messageri (B. et D., 1908)







TL
38.
Megaustenia imperator imperator (Gou., 1858)
2,60
7,22
23,53


x

x
M
39.
Microcystina tongkigensis Moll, 1901
0,11





x
M

Bradybaenidae Pilsbry, 1939
4,34
11,47
5,88





40.
Aegista packhaensis (Bavay et Daut., 1908)
0,49






x
M
41.
Aegista subchinensis (Mol., 1884)







TL
42.
Aegista cavicollis (Pilsbry, 1900)







TL
43.
Bradybaena jourdyi (Morlet, 1886)
0,16
2,96
5,88
x
x
x

x
M
44.
Plectotropis gitaena (Bavay et Daut., 1908)
1,52
0,26

x

x

M
45.
Plectotrppis subinflexa (Mabille, 1889)
2,17
8,25

x


x
M

Buliminidae









46.
Mirus minutus (Heude, 1882)







TL
19

Camaenidae Pilsbry, 1893
15,13
27,06
13,23





47.
Amphidromus dautzenbergi Fulton, 1899
1,68
2,45

x


x
x
M
48.
Amphidromus pervariabilis B. et D., 1909







TL
49.
Camaena vanbuensis Smith, 1896
2,49
17,91
10,29
x

x
x
M
50.
Chloritis deliciosa Pfeiffer, 1862








TL
51.
Chloritis gereti B. et D., 1909







TL
52.
Chloritis insularis Mol., 1901







TL
53.
Chloritis marimberti B. et D., 1900








TL
54.
Camaena sp.
0,11





x
M
55.
Coniglobus albidus (H. Adam, 1870)







TL
56.
Ganesella sp.
0,05






x
M
57.
Mollendorffia blaisei Daut. et Fischer, 1905
0,11





x
M
58.
Trachia marimberti marimberti (B. et D., 1900)
10,63
6,70
2,94
x

x

M
59.
Trachia nasuta (Bavay et Daut., 1908)
0,05






x
M

Clausilidae Morch, 1864
1,90







60.
Hemiphaedusa billeti Fischer, 1898
0,11


x


x
M
61.
Heudiella olivieri Annandale, 1924








TL
62.
Oospira smithi Maassen et Gitten, 2007
0,54





x
M
63.
Phaedusa paviei (Morlet, 1892)
1,14




x
x
M
64.
Phaedusa phongthoensis Loo. et van Ber., 1948
0,11






x
M

Enidae Wood ward, 1903
0,27







65.
Buliminus tenuistrianus Daut. Et Fischer, 1908
0,27


x


x
M

Euconulidae Baker, 1928
0,05








66.
Kaliella scandens (Cox, 1872)







TL
67.
Liardetia haiphongensis Daut , 1893
0,05


x



M
68.
Liardetia subelongata B. et D., 1912








TL

Glessulidae Godwin - Austen, 1920
2,55
2,45






69.
Glessula paviei Morlet, 1892
2,55
2,45

x

x
x
M

Hypselostomatidae Zilch, 1959
0,54








70.
Boysidia sp.
0,54





x
M

Plectopylidae Mol., 1898
6,45
0,39






71.
Gudeodiscus sp.
6,43
0,39

x



x
M

Streptaxidae J. Gray, 1860
0,97
1,55






72.
Sinoennea hippocrepis (B. et D., 1912)







TL
73.
Haploptychius diespiter (Mabille, 1887)
0,27
1,03




x

M
74.
Sinoenea sp.
0,7
0,52

x



M

Subulinidae Fischer et Crosse, 1877
16,96
7,19






20
75.
Allopeas javanicum (Reeve, 1849)
0,49
1,42

x




M
76.
Allopeas gracile (Hutton, 1834)







TL
77.
Opeas javanicum (Reeve, 1849)







TL
78.
Leptinaria unilamellata (D Orbiny, 1835)








TL
79.
Prosopeas lavillei D. et Fisscher, 1908







TL
80.
Prosopeas ventrosulum (Bavay et Daut., 1908)
0,11


x

x
x
M
81.
Subulina octona (Bruguiere, 1792)








TL
82.
Lamellaxis clavulimus (Potier et Michaud, 1838)
0,16





x
M
83.
Lamellaxis gracillis (Hutton, 1834)
0,11
0,26



x
x
M
84.
Stenogyra sp.
10,75
5,12

x




M
85.
Tortaxis papillosa Daut. et Fischer, 1908
5,02


x



M
86.
Tortaxis elongatissimus (Bavay et Daut., 1908)
0,32
0,39

x



M

Trochomorphidae Mol., 1890
1,62
2,57







87.
Videna sapeca Heude, 1890







TL
88.
Videna timorensis (Martens, 1867)
1,13
1,80

x

x

M
89.
Videna sp.
0,49
0,77

x


x

M

Tổng cộng
100
100
100






Ghi chú: R. Rừng; RTNĐV. Rừng trên núi đá vôi; ĐTNR. Đất trên nền rừng.
(1): Co Mạ, (2): Chiềng Bôm, (3): Long Hẹ, (4): Mường Bám
M: Loài có mẫu, TL: Tư liệu

Dẫn liệu về các loài ốc cạn ở KVNC được đưa ra dưới đây gồm: đặc điểm
chẩn loại (đối với những loài đã định loại đến bậc loài), đặc điểm mô tả (đối với
những loài mới chỉ định loại đến bậc giống), phân bố ở KVNC, số lượng mẫu
nghiên cứu, một số nhận xét.

×