Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luan van le hoai linh final cut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.42 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

---------------

LÊ HOÀI LINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, tháng 11/2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

---------------

LÊ HOÀI LINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
GS.,TS. ĐINH VĂN SƠN

Hà Nội, tháng 11/2022

i

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng học viên. Các
tài liệu được sử dụng trong công trình đều có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá,
nhận định trong cơng trình đều do cá nhân học viên nghiên cứu và tư duy dựa trên
những tư liệu xác thực, xuất phát từ số liệu, tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu
nơi học viên đang công tác

Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn

Lê Hoài Linh

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6
6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................6
Chương 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................7
1.1. Tổng quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương
mại ...........................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................7

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................7
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................10
1.1.2. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại..................11
1.1.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................11
1.1.2.2. Đặc điểm của cho vay DNNVV của NHTM ......................................12
1.1.2.3. Các hình thức cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại.............14
1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................15
1.2.1. Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng ............................................................15

iii

1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng.........................................................................18
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........19
1.3.1. Khái niệm, mục đích quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................19
1.3.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa của ngân hàng thương mại ..............................................................................20

1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa ........................................................................................................................21

1.3.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ..................................................................21
1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng ...................................................................22
1.3.3.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng ..................................................................22
1.3.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng ..........................................................................23
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại.................................24
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học cho Ngân hàng
TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình.................................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Đống Đa 26
1.4.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Hoàng Quốc Việt

......................................................................................................................... 27
1.4.3. Một số bài học đối với Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình ..

......................................................................................................................... 28
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI
NHÁNH MỸ ĐÌNH.................................................................................................29
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình...........29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................29
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ được giao ....................................................................30
2.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của chi nhánh ..............................................30

iv

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021.............................31

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn ...................................................................31
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng............................................................................33
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh............................................................................35

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình ....................................36
2.2.1. Thực trạng chính sách cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình .....................................................................36

2.2.1.1. Chính sách tín dụng tại MB Mỹ Đình ...............................................36
2.2.1.2. Các hình thức cho vay DNNVV tại MB Mỹ Đình..............................37
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình .....................................................................38
2.3. Tình hình quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình.................................................40
2.3.1. Tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại MB Mỹ Đình............40
2.3.1.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa...............40
2.3.1.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................42
2.3.2. Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình ......................................43
2.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ..................................................................43
2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng ...................................................................45
2.3.2.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng ..................................................................46
2.3.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng ..........................................................................49
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân
đội chi nhánh Mỹ Đình ...........................................................................................52
2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................52
2.4.2. Những hạn chế...............................................................................................53
2.4.2.1. Về nhận dạng rủi ro tín dụng ............................................................54


v

2.4.2.2. Về đánh giá rủi ro tín dụng ...............................................................54
2.4.2.3. Về kiểm sốt rủi ro tín dụng ..............................................................55
2.4.3. Ngun nhân của hạn chế.............................................................................55
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................55
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan ..................................................................57
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO
VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH ...................................................58
3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình....................................................................58
3.1.1. Định hướng về hoạt động tín dụng với khách hàng DNNVV .....................58
3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại ngân hàng
TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình .....................................................................59
3.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình .......................61
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................61
3.2.1.1. Chính sách đãi ngộ đối với người lao động ......................................61
3.2.1.2. Chính sách đào tạo bồi dưỡng cho người lao động ..........................62
3.2.2. Giải pháp về cơ cấu bộ máy...........................................................................63
3.2.2.1. Thiết lập bộ máy quản lý rủi ro tín dụng độc lập..............................63
3.2.2.2. Chính sách nhân sự ...........................................................................63
3.2.3. Hồn thiện chính sách tín dụng....................................................................64
3.2.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp .............................................64
3.2.3.2. Hồn thiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ.................................66
3.2.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro..............................66
3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sau cho vay ........68
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................69
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .........................................................................69


vi

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .............................................................70
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quân đội...................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu .........................................8
Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp tại một số quốc gia Asean ....................................9
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MB Mỹ Đình giai đoạn 2019 – 2021 .........31
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn 10 tháng đầu 2022 so với cùng kỳ năm trước...33
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của MB Mỹ Đình giai đoạn 2019 – 2021 ......................34
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước .........35
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Mỹ Đình các năm 2020, 2021 ...36
Bảng 2.6: Tổng dư nợ tín dụng và cơ cấu tín dụng khách hàng DNNVV tại MB Mỹ
Đình giai đoạn 2019 - 2021.......................................................................................38
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng DNNVV theo ngành kinh tế tại MB Mỹ Đình giai đoạn
2019 – 2021...............................................................................................................39
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2019 – 2021 .40
Bảng 2.9: Phân loại nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB Mỹ Đình giai đoạn 2019 –
2021 ...........................................................................................................................41
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu DNNVV giai đoạn 2019 – 2021 ................................42
Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu DNNVV đến hết 29/11/2022 .....................................43

Bảng 2.12: Bảng mơ tả quy trình cấp tín dụng tại MB Mỹ Đình .............................46

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
Cán bộ tín dụng
1 CBTD Military Commercial Doanh nghiệp
Joint Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2 DN Hội đồng quản trị
Small and Medium
3 DNNVV Enterprise Khách hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần
4 HĐQT
Quân đội
5 KH Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
6 MB Nhân viên tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng
7 NHNN
8 NHTM Rủi ro tín dụng
9 NVTD
10 QTRRTD Doanh nghiệp nhỏ và vừa
11 RRTD
Tổ chức tín dụng
12 SME Thương mại cổ phần

13 TCTD Tài sản bảo đảm
14 TMCP

15 TSBĐ

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân hàng thương mại (NHTM) đóng
vai trị vô cùng quan trọng trong việc là trung gian luân chuyển nguồn vốn giữa các
chủ thể trong nền kinh tế. Trong hoạt động NHTM tại Việt Nam, tín dụng là nghiệp
vụ quan trọng nhất, đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng trong tích lũy lợi
nhuận. Chính vì vậy, trong các NHTM, hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng luôn
được quan tâm hàng đầu.

Trong hoạt động tín dụng của NHTM, quan trọng và phổ biến nhất là hoạt
động cho vay, trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp. Để nâng cao
được hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, các NHTM tại Việt
Nam cũng như trên thế giới đều cần dành sự quan tâm đúng mức tới quản trị rủi ro
tín dụng (QTRRTD), nhất là khi cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa do tính chất
đặc thù của nhóm doanh nghiệp này. Rủi ro tín dụng (RRTD) khơng thể được loại bỏ
hồn tồn mà chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất với chi phí phù hợp; đồng thời có
thể khắc phục khi rủi ro xảy ra.

Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian vừa qua là một trong những hệ
thống NHTM có tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, uy tín cũng ngày càng được
nâng lên. Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, MBBank đã đạt được nhiều
thành tựu, là ngân hàng tiên phong đáp ứng chuẩn mực Basel II tại thị trường Việt
Nam (2019). Điều đó khẳng định năng lực quản trị rủi ro toàn diện của ngân hàng đã
đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế trong vực lĩnh tài chính tiền tệ, đưa Ngân
hàng TMCP Quân đội có được vị thế sáng nganh về chất lượng quản trị với các ngân

hàng trên thế giới và trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt
Nam; đồng thời cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng
tiêu chuẩn Basel III nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và an toàn trong kinh doanh
ngân hàng. Tuy nhiên, trải qua gần 3 năm dưới tác động của đại dịch Covid 19, một
trong những hệ lụy đi kèm với tăng trưởng tín dụng trong hệ thống MB Bank là tình
trạng nợ xấu tăng cao do các khoản vay của các doanh nghiệp tới kỳ thanh tốn khơng
thực hiện đúng cam kết với ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ
Đình – một chi nhánh lớn trong hệ thống ngân hàng TMCP Qn đội cũng khơng
nằm ngồi quy luật nêu trên. Với cơ cấu thu nhập chiếm phần lớn trong tổng thu nhập,
hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại MB Mỹ
Đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, nhưng cũng mang

2

lại nhiều rủi ro nhất cho chi nhánh. Do đó, cơng tác QTRRTD nói chung và quản trị
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đóng vai
trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên trên thực tế, do
nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, công tác này hiện vẫn cịn nhiều hạn
chế, thiếu sót. Điều này được bộc lộ rõ trong những năm gần đây khi mà diễn biến
mơi trường kinh tế vĩ mơ có những khó khăn, phức tạp.

Xuất phát từ những luận điểm nêu trên, việc học viên chọn thực hiện đề tài
“Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình” là có ý nghĩa cả về
khoa học và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu cũng như của các nhà điều hành ngân hàng. Có khá nhiều cơng trình, đề

tài xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung, nhất là quản trị rủi ro tín dụng:

- “Luận cứ khoa học về xác định mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam” – Lê Thị Diệu Huyền (2010), Luận án tiến
sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng [7]
Luận án đã tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng, chỉ ra các nguyên nhân,

dấu hiệu cảnh báo cũng như các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của NHTM. Luận án cũng đã hệ thống hóa các vấn đề cơ quản của quản
trị rủi tín dụng, từ đó tác giả trình bày các mơ hình quản lý rủi ro và điều kiện thực
hiện với các mơ hình. Tuy nhiên có thể đánh giá, phạm vi nghiên cứu của luận án quá
rộng và trên thực tế, mỗi ngân hàng thương mại có đặc điểm rất riêng về cơ cấu tổ
chức, quy mô vốn, lĩnh vực ưu tiên hoạt động, trình độ nhân lực… Chính vì vậy việc
xác định một mơ hình cụ thể là khó có tính khả thi cao.

- “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam” –
Nguyễn Đức Tú (2012), Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân [17]
Luận án của nghiên cứu sinh đã làm rõ hệ thống lý luận về rủi ro tín dụng của

NHTM, trong đó đi sâu phân tích sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng cũng như
nội dung quản trị rủi ro tín dụng. Tác giả cũng đã có sự tìm hiểu, đánh giá các kinh
nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới, từ đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

3

- “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thông Việt Nam” – Nguyễn Hùng Tiến (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh [15]

Luận án đã tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng nói chung và đánh giá

thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
để hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank. Tuy nhiên, đặc thù của Agribank
về đối tượng khách hàng là rất khác biệt so với các NHTM khác, nên đối với đề tài
của học viên, nghiên cứu này chỉ có tính chất tham khảo ở mức độ nhất định.

- Lê Thị Ngọc Trâm (2017), “Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam” – Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng [18]
Luận án đã nghiên cứu về quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, tập trung vào 5 lĩnh vực: quản trị rủi ro
tín dụng, lãi suất, tỷ giá, thanh khoản và rủi ro hoạt động. Trong đó tác giả cũng đánh
giá, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề được Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chú trọng nhất.

- Lê Thị Kim Đính (2015), “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín” – Luận
văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng [4]
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách

hàng doanh nghiệp, làm rõ sự khác biệt cơ bản của khách hàng doanh nghiệp với các
nhóm khách hàng khác của NHTM.

- Phan Quốc Huy (2015), “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” – Luận văn thạc sĩ tài chính
ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội [5]
Luận văn có đối tượng nghiên cứu khá tương đồng với đề tài của học viên; tuy

nhiên phạm vi nghiên cứu rộng hơn khi đi vào một hệ thống NHTM, vì vậy có những

nội dung chắc chắn sẽ khơng đi sâu phân tích cụ thể về nguyên nhân của những hạn
chế so với ở cấp độ một chi nhánh

- Trịnh Đức Hùng (2020), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Hoàng
Quốc Việt” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Thương mại [6]
Luận văn có đối tượng nghiên cứu khá gần gũi với đề tài của học viên khi cũng

nghiên cứu về một đơn vị trong hệ thống ngân hàng Quân đội. Cách triển khai của
luận văn tập trung vào nội dung quản trị rủi ro, phân loại rủi ro tín dụng đối với cho

4

vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên hệ thống các giải pháp khơng bám sát vào
quy trình lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng được trình bày ở chương 2; khi
mà có một số nội dung về lý luận và thực trạng như xử lý rủi ro tín dụng chưa có giải
pháp phù hợp ở chương 3.

- Vũ Đăng Tiệp (2021), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Ninh” – Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, trường Đại học
Thương mại [16]
Luận văn đã đánh giá hoạt động cho vay với khách hàng DNNVV tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh. Luận văn đã đi vào đánh
giá quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản trị rủi ro trong cho vay DNNVV tại đơn vị nghiên cứu; trên cơ sở đó
đề xuất 4 nhóm giải pháp và một số kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường quản trị rủi
ro tín dụng tại đơn vị nghiên cứu.


- Nguyễn Thị Kiều Thu (2021), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Đông Hải Dương – Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, trường Đại học
Thương mại [14]
Luận văn đã trình bày những nội dung lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ

khái niệm, đặc điểm đến các phương thức, quy trình và rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM. Đồng thời, luận văn cũng trình bày những
nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong doanh nghiệp NVV theo Basel II; phân tích
các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng SME tại đơn
vị nghiên cứu. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến
nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV tại Vietinbank
chi nhánh Đông Hải Dương.

Đánh giá về các nghiên cứu trước đề tài
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trước đề tài đã có sự hệ thống hóa và
ở nhiều khía cạnh đã hồn thiện lý luận về quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, trong
hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng cũng như có nghiên cứu đi vào
nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu trước đề
tài đã phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, đề xuất các kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro đối với NHTM.

5

Tuy nhiên có thể nhận thấy, mỗi Ngân hàng có yếu tố đặc thù riêng; trong
cùng một hệ thống bản thân mỗi chi nhánh cũng có những điểm khách biệt về đối
tượng khách hàng, vì vậy việc nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp quản trị rủi ro tại
mỗi chi nhánh tất yếu sẽ có những sự khác biệt. Do đó luận văn của học viên lựa chọn
nghiên cứu một khía cạnh trong quản trị rủi ro tín dụng, đó là đi vào nghiên cứu về
hoạt động này đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một chi nhánh

NHTM cụ thể là Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Mỹ Đình. Đây chính là
khoảng trống nghiên cứu của đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến. Trên
cơ sở đó, học viên xác định các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời, giải đáp và làm
rõ, bao gồm:

- Rủi ro tín dụng là gì và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM diễn ra như thế nào?

- Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn
2019 – 2021 diễn biến ra sao? Có những thành công, hạn chế như thế nào? Nguyên
nhân của những hạn chế?

- Giải pháp nào vừa đảm bảo phù hợp với những quy định của pháp luật vừa
đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đồng thời phải có tính khả thi để có thể tăng
cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng DNNVV
tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình thời gian tới?

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi

ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình; từ đó xây dựng các giải pháp cụ thể
nhằm tăng cường công tác này.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, học viên xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt
được gồm:

- Trình bày một cách có hệ thống và đóng góp bổ sung một số vấn đề có tính lý
luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với

khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại;

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi
nhánh Mỹ Đình;

6

- Xây dựng một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản

trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2019 – 2022; trong đó với năm

2022 học viên sử dụng số liệu đến hết tháng 10 năm 2022. Riêng một số số
liệu về rủi ro tín dụng, với điều kiện công tác tại đơn vị nghiên cứu, số liệu của
học viên cập nhật đến 29/11/2022.
- Nội dung: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng để kế thừa các tư liệu thống kê, thành quả
của các nghiên cứu trước đề tài.
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý các nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập

từ các báo cáo của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình cũng như những
số liệu vĩ mơ có liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ Ngân hàng Nhà nước, Tổng
cục Thống kê.
- Phương pháp phân tích, so sánh: dựa trên số liệu và thực tế hoạt động của
Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Mỹ Đình, học viên phân tích, so sánh các
chỉ tiêu qua các năm để có những nhận định phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
của học viên gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Chương 1: Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh
Mỹ Đình

7

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương

mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa


Tại các quốc gia khác nhau có những quy định khác biệt trong việc xác định
thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều đó được bắt nguồn từ điều kiện kinh tế xã
hội, trình độ phát triển cũng như quy mô doanh nghiệp ở các nước. Có nhiều tiêu thức
có thể được sử dụng để phân loại, trong đó có hai tiêu thức căn bản thường được các
quốc gia sử dụng để phân loại là tiêu thức về quy mô vốn và số lượng lao động.

- Ngân hàng thế giới WB phân loại doanh nghiệp dựa vào số lượng lao động
thường xuyên; theo đó nếu có dưới 10 lao động được xếp là doanh nghiệp siêu nhỏ;
có từ 10 đến 50 người là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có
từ 50 đến 300 lao động.

- Ủy ban châu Âu (Ủy ban) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa DNNVV được áp
dụng chung ở Liên minh châu Âu trong Khuyến nghị số 96/280/EC ngày 03/4/1996.
Khuyến nghị này sau đó được cập nhật và thay thế bởi Khuyến nghị số 2003/361/EC
ngày 06/5/2003. Theo đó, “một doanh nghiệp là bất kỳ thực thể nào tham gia vào hoạt
động kinh tế, bất kể hình thức pháp lý (legal form) của nó. Doanh nghiệp cũng bao
gồm cá nhân tự doanh (self-employed persons), hộ kinh doanh (family business)
trong ngành nghề thủ công và các hoạt động khác, và các hợp doanh (partnerships)
hoặc các hiệp hội (association) thường xuyên tham gia vào hoạt động kinh tế”[1]. Để
xác định một doanh nghiệp là nhỏ và vừa, Khuyến nghị số 2003/361/EC của Ủy ban
châu Âu đã đưa ra tiêu chí số lượng nhân viên (staff headcount); và hạn mức tài chính
của doanh nghiệp (financial ceilings).

Số lượng nhân viên trong một doanh nghiệp được tính dựa trên số lượng người
làm việc toàn thời gian, người làm việc bán thời gian, người làm việc tạm thời hoặc
thời vụ trong năm được lấy số liệu. Nhân viên trong doanh nghiệp bao gồm: người
lao động; người làm việc cho doanh nghiệp khác phụ thuộc vào doanh nghiệp được
xem xét; người chủ sở hữu kiêm quản trị viên (owner-manager); các cộng sự
(partners) tham gia vào hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp và hưởng lợi từ


8

những lợi thế tài chính của doanh nghiệp. Nhân viên của doanh nghiệp không bao
gồm: những người học nghề hoặc sinh viên tham gia vào hoạt động đào tạo nghề hoặc
theo hợp đồng học nghề; người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc trong
thời gian nghỉ dành cho người bố chăm sóc con mới sinh.

Hạn mức tài chính hay chỉ số tài chính dùng xếp loại doanh nghiệp được thể
hiện qua doanh thu hàng năm (annual turnover) hoặc/và bảng cân đối tài sản hàng
năm (annual balance sheet). Doanh thu hàng năm là thu nhập của doanh nghiệp nhận
được trong một năm từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sau khi trừ các
khoản hồn lại (rebates) và khơng bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) hay các thuế
gián thu khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải thỏa mãn cả hai yêu
cầu mà có thể chọn thỏa mãn hoặc yêu cầu về doanh thu hàng năm hoặc yêu cầu về
bảng cân đối tài sản hàng năm. Quy định cho phép sự lựa chọn này bởi các doanh
nghiệp trong lĩnh vực thương mại và phân phối có số liệu doanh thu cao hơn những
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Việc lựa chọn giữa tiêu chí doanh thu và tiêu
chí bảng cân đối tài sản sẽ phản ánh được tình trạng tài chính tổng thể của một doanh
nghiệp và đảm bảo rằng các doanh nghiệp tham gia vào các loại hoạt động kinh tế
khác nhau được đối xử công bằng.

Có thể tóm lược cách xếp loại doanh nghiệp của Ủy ban châu Âu như sau:
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu
Hạn mức tài chính

Loại doanh nghiệp Số lượng nhân viên Doanh thu Bảng cân đối tài sản

Doanh nghiệp siêu nhỏ <10 ≤ 2 triệu € ≤ 2 triệu €

Doanh nghiệp nhỏ < 50 ≤ 10 triệu € ≤ 10 triệu €


Doanh nghiệp vừa <250 ≤ 50 triệu € ≤ 43 triệu €

Nguồn: Khuyến nghị số 2003/361/EC [1]
Tại một số nước trong khu vực Đơng Nam Á, tiêu chí xác định DNNVV được
quy định dựa vào số lao động hoặc/và tổng vốn hay giá trị tài sản của doanh nghiệp:

9

Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp tại một số quốc gia Asean

Tiêu chí áp dụng

Quốc gia

Số lao động Tổng vốn/ giá trị tài sản

Indonesia <100 <0,6 tỷ IDR

Singapore <100 < 0,5 triệu SGD

Thái Lan < 100 < 20 triệu THB

Nguồn: Học viên tổng hợp từ phân loại của các quốc gia

Tại Việt Nam, hướng dẫn đầu tiên về doanh nghiệp nhỏ và vừa là Công văn

số 681/CP- KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và

chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Công văn chưa quy


định cụ thể về khái niệm vừa và nhỏ mà chỉ quy định về tiêu chí làm văn cứ xác định.

Theo đó, Cơng văn quy định áp dụng số vốn và lao động để làm xác định doanh

nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình

hàng năm dưới 200 người. Quy định này được áp dụng linh động tại từng địa phương

tùy và điều kiện kinh tế-xã hội mà mỗi địa phương có thể lựa chọn căn cứ là cả hai

tiêu chí hoặc một trong hai tiêu chí trên.

Đến thời điểm năm 2001, do nhu cầu thực tiễn địi hỏi phải có khái niệm để

thuận tiện cho việc quản lý và định hướng phát triển, lần đầu tiên đã có một văn bản

pháp luật là Nghị định số 90/2001/NĐ- CP đã chính thức đưa ra định nghĩa về doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ – CP của Chính phủ về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ

và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật

hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng

năm khơng q 300 người. trong q trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ

giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một


trong hai chỉ tiêu nói trên”[2]. Như vậy, việc xác định doanh nghiệp thuộc quy mô

nhỏ và vừa đã được cụ thể hóa trong khái niệm trên với các tiêu chuẩn cụ thể hơn.

Theo thời gian, các quy định dần trở nên hạn chế so với thực tiễn, địi hỏi Quốc

hội và Chính phủ ban hành những văn bản sửa đổi. Các định chế và hỗ trợ doanh

nghiệp ngày càng được hoàn thiện và tiến bộ. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã có đạo luật

hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp

vừa và nhỏ vào ngày 12/6/2017. Hiện nay, việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

được quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP [3] như sau:

10

“Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động
có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu
của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn

năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp
siêu nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của
năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng,
nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình qn
năm khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có
tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm không quá 100 người và tổng doanh thu
của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ
đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.” [3].
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh những đặc điểm vốn có của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn có những đặc trưng riêng như sau:

Thứ nhất, DNNVV có số vốn đầu tư ban đầu hạn chế, có khả năng thu, hồi vốn
nhanh, dễ dàng, linh hoạt trong chuyển đổi kinh doanh. Số vốn đăng, ký ban đầu của
DNNVV thường ở mức thấp, thường hướng tới các ngành hàng có chu kỳ sản,xuất kinh
doanh tương đối ngắn ngắn và thường có khả năng thu hồi vốn nhanh. Chính vì đặc điểm
này nên mặc dù khối lượng tín dụng của các NHTM dành cho các DNNVV có tăng, lên
trong các năm qua tại Việt Nam, nhưng thực tế các DNNVV thường khó tiếp, cận được với



×