Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.91 KB, 108 trang )








LUẬN VĂN:


Lễ hội chùa keo
ở tỉnh nam định và thái bình
















Mở ĐầU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền tiêu biểu của


nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là “tấm gương” phản chiếu khá
trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc.
Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người nói chung và
làng xã người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế-xã hội, văn
hóa của cộng đồng. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội các làng xã người Việt là
giá trị văn hoá và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng. Chính giá trị ấy là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch
sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay.
Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hoá, con người
đang lo lắng quan tâm hơn đến tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi
trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính
trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu
hướng và tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với cộng đồng và bản sắc
văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hóa truyền thống,
trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó
cũng là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con
người ở mọi thời đại.
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường
như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu,
ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật
chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh.
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được
tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây
phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả- “chân thiện mỹ”,
được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể


phô bày tất cả những gì là tinh tuý, đẹp đẽ nhất của mình qua các cuộc thi tài, qua các
hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường.
Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm trong

bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước thì việc tiếp thu những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế giới đang là cơ hội để
chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Nhưng một vấn đề đặt ra là
muốn đa dạng văn hoá thì phải mở rộng giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá khác để
tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Tuy nhiên, khi giao lưu, hội nhập với các
nền văn hoá khác thì việc giữ gìn bản sắc văn hoá riêng độc đáo cho mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Trong Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khoá VIII), đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản là: “Văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” và “Nền
văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [17,
tr.55].
Trong xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, Việt
Nam cũng đang hoà nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một thách thức
không nhỏ, khi mà bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày càng rộng rãi như hiện nay. Vấn đề
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như thế nào là việc làm cần thiết, có lẽ chúng ta
không cần nhắc lại tác hại của việc đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Điều quan trọng là
phải tìm được những giải pháp giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của bản sắc văn
hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Công cuộc đổi mới đất nước hơn hai mươi năm qua ở nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. ở lĩnh vực tôn giáo, tín
ngưỡng cũng có những biến đổi căn bản, trên cả phương diện nhận thức cũng như hoạt
động thực tiễn của công tác tôn giáo.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng,
nghệ thuật truyền thống và cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng thành viên, niềm hạnh phúc cho từng gia đình.


Hệ thống các lễ hội đều phản ánh những ước mong, hoài bão về một cuộc sống
bình yên, hạnh phúc, sự trường tồn của cộng đồng, dân tộc, trở thành phong tục, tập quán

của nhân dân ta.Thông qua sinh hoạt lễ hội, với các nghi lễ, trò chơi, diễn xướng tính
cộng đồng, dân tộc được thắt chặt hơn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được nhấn mạnh.
Đặc biệt những lễ hội về những anh hùng có công lập làng, dựng nước, giữ nước, đồng
thời với việc ghi nhớ công ơn tổ tiên, là sự nêu cao khí phách hào hùng của dân tộc, góp
phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Hiện nay hoạt động lễ hội đang diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương trong
cả nước. Đó là một hoạt động góp phần gìn giữ phát huy những giá trị tốt đẹp của văn
hoá truyền thống. Tuy nhiên trước hiện thực xâm nhập của văn hoá phương Tây, với qúa
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước dân chủ hoá đời sống xã hội. Cùng với sự phân hoá
giàu nghèo, cộng với trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, các mặt tiêu cực
trong xã hội xuất hiện… đã dẫn đến việc các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều
hướng gia tăng, các hoạt động lễ hội cũng dễ bị lợi dụng để gây ra những tác động tiêu
cực như: kích thích mê tín dị đoan, gây nên sự tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc,
hao tốn sức lực và tính mạng của nhân dân… Mặt khác trong xã hội hiện nay đang tồn tại
một số cá nhân lợi dụng niềm tin của một số người vào thần thánh, lợi dụng chính sách tự
do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta đã tìm mọi cách “kinh doanh” trên lĩnh vực tín
ngưỡng nói chung và lễ hội nói riêng nhằm trục lợi cá nhân, gây mất ổn định xã hội…
Đây là điều mà các cơ quan quản lý các ngành, các cấp cần phối hợp làm rõ để mọi người
cùng hiểu và tránh xa những hiện tượng tiêu cực này.
Tại hai tỉnh Nam Định và Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội được nhân dân
tiến hành tổ chức. Tuy nhiên có một điều khá đặc biệt là ở hai bên bờ sông Hồng đều có
công trình kiến trúc Phật giáo từ lâu đời (thời Lý) đó là 2 ngôi chùa mang tên CHùA KEO.
Hàng năm ngoài các sinh hoạt tôn giáo thông thường, tại hai ngôi chùa trên đều tổ chức
“Lễ hội chùa Keo” vào dịp rằm tháng 9 âm lịch. Thời gian và nội dung diễn ra lễ hội của
chùa Keo xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và chùa Keo tại xã Duy


Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
tâm linh của người dân địa phương .

Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội chùa Keo
nói riêng để tìm ra những giá trị tích cực cần giữ gìn và phát huy, hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực không phù hợp đang là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần lành
mạnh hoá các hoạt động của lễ hội, hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc, xây dựng đất nước ta phát triển ngày càng bền vững.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam
Định và Thỏi Bỡnh” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm vừa qua các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng và lễ
hội được quan tâm nhiều hơn những năm trước đổi mới.Trên nhiều bình diện khác nhau
như tôn giáo học, khoa học xã hội, văn hóa dân gian, dân tộc học, chính trị học, quản lý
nhà nước vấn đề lễ hội và tôn giáo tín ngưỡng được đề cập ở những mức độ khác nhau.
Có thể chia thành các nhóm sau đây:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội – tôn giáo, tín ngưỡng
- Lễ hội cổ truyền của Viện Văn hóa Dân gian, Nhà xuất bản (Nxb) Khoa học Xã
hội (1992). Công trình đề cập đến các vấn đề lễ hội đời sống tinh thần, môi trường tự
nhiên xã hội liên quan đến hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội, cơ cấu, phân loại, các biểu
hiện và giá trị của hội làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ.
- 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Nxb KHXH (1992). Đề cập đến 60 lễ hội
truyền thống ở Việt Nam trong đó có đề cập đến lễ hội chùa Keo ở tỉnh Thái Bình.
- Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam của các giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc
Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc (1993). Công trình đề cập đến lễ
cầu mùa của người Kinh, các dân tộc vùng Việt Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Trường
Sơn-Tây Nguyên.
- Từ điển Hội lễ Việt Nam của Bùi Thiết, Nxb Văn hóa-Thông tin (2000). Trong đó
tác giả đã cố gắng sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả hội lễ truyền thống


đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa đến nay, sắp xếp theo thứ tự A, B, C tên
riêng của từng hội lễ.

- Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh của Lê Huy Trâm- Hoàng Anh Nhân, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -2001. Các tác giả đã đưa quan điểm trong việc nhận thức và
nghiên cứu lễ hội. Hai tác giả nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận Lễ hội trong sự tổng
thể của nó, chứ không nên tách phần Lễ riêng và phần Hội riêng.
- Đáng kể là công trình gần đây của GS.TS. Ngô Đức Thịnh “Về tín ngưỡng lễ hội
cổ truyền" Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2007, là những chuyên luận đề cập đến các
vấn đề “Tín ngưỡng dân gian” của người Việt, các dân tộc thiểu số với đa sắc diện ở các
vùng của đất nước; đề cập đến “Đạo mẫu và Lên đồng” của người Việt, Tày, Chăm; đề
cập đến “Lễ hội cổ truyền” với môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, đến vai trò của “tín
ngưỡng, môi trường nảy sinh, tích hợp baỏ tồn sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật dân gian ”
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội - văn hoá, lịch sử
- Văn hóa - lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam á, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
(1992) của tập thể các giả do GS. Phan Hữu Dật chủ biên đề cập đến lễ hội các dân tộc ở
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Inđônêxia, Philippin, Singapor,
Malayxia.
- Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam của Hà Tiến Hùng, Nxb Văn hoá Thông tin
(1997).
- Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của Hồ Hoàng Hoa, Nxb
KHXH (1998).
- Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội của Nguyễn Quang Lê. H.2001.
- Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam của Hoàng
Lương. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội – 2002) đã dành riêng một chương (Chương 2)
bàn về “Khái niệm chung về lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc” để
bàn về “Khái niệm chung” tác giả đã đưa khái niệm Lễ nói chung và đối với các dân tộc
thiểu số miền Bắc nước ta nói riêng.
- Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và các lễ hội về anh hùng của Lê Văn
Kỳ, Nxb Khoa học xã hội.


- Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu, Trường Đại học

Văn hoá Hà Nội, Hà Nội 2004. Tác giả đã xây dựng mô hình, cơ cấu tổng thể về hệ thống
lễ hội nói chung, đề cập đến những vấn đề chung nhất, đồng thời cụ thể hoá những biện
pháp, cách thức tiến hành, triển khai các nội dung của từng công việc trong một lễ hội.
- Lễ hội cổ truyền ở Nam Định của Hồ Đức Thọ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
2003. Công trình đề cập đến quá trình hình thành và phát triển lễ hội ở Nam Định, nhấn
mạnh nội dung của 40 hội làng điển hình trong đó có lễ hội chùa Keo và lịch lễ hội cổ
truyền ở Nam Định hàng năm.
- Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2005. Trong đó đề cập đến các tín ngưỡng dân gian như tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần thành hoàng, tín ngưỡng phồn thực
Trên đây chỉ là một số tác phẩm cơ bản của các nhà nghiên cứu trong nước trong
những năm gần đây về lễ hội cổ truyền, tác giả luận văn chưa có điều kiện liệt kê tất cả
những danh mục viết về lễ hội hiện đang có ở nhiều tác phẩm và bài viết khác. Mặt khác,
tác giả luận văn cũng chưa có cơ hội được đọc hết các luận văn nghiên cứu về lễ hội cổ
truyền của các tác giả Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả luận văn đã tiếp thu, kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học, các tác giả đi trước, kết hợp với những kiến thức do chính bản thân sưu
tầm, tích luỹ chọn lọc trong quá trình học tập, công tác và khảo sát thực tế về lễ hội chùa
Keo để nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm về lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái
Bình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* .Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội diễn ra ở chùa Keo tỉnh
Nam Định và tỉnh Thái Bình để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các
giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của lễ hội hiện nay ở nước ta.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm
vụ cơ bản sau: Làm rõ khái niệm, quá trình hình thành và cách phân loại lễ hội ở Việt
Nam; Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó nêu lên đặc điểm, ảnh hưởng


của lễ hội chùa Keo tại tỉnh Nam Định và Thái Bình; Đề xuất giải pháp bảo tồn phát

huy giá trị của lễ hội gắn với tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Đề tài lấy Lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định và lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm đối
tượng nghiên cứu, trong đó chú trọng nội dung tôn giáo, tín ngưỡng trong lễ hội.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tiếp cận nghiên cứu những giá trị lễ hội chùa Keo từ năm
1990 đến nay, trên cơ sở đó tìm ra các giá trị truyền thống trong quá khứ để khẳng định
các giá trị vốn có của nó.
- Về không gian: Luận văn lấy lễ hội của chùa Keo tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân
Trường tỉnh Nam Định và lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình
để khảo sát nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng về văn hóa để nghiên
cứu các tài liệu và sự kiện thực tế, rút ra những kết luận chính xác, có cơ sở khoa học,
đáp ứng những đòi hỏi của nội dung luận văn
* Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, luận văn áp dụng các phương
pháp sau:
- Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực tế tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân
Trường tỉnh Nam Định và xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình để thu thập thông
tin chính cho đề tài về lễ hội.
- Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu tham
khảo, dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa, rút ra những
kết luận của đề tài.



- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như văn hoá học, văn
học dân gian, văn sử địa, nghệ thuật học và nhiều phương pháp khoa học cần thiết khác
phục vụ cho công trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Vận dụng cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tín ngưỡng, tôn giáo và các phương pháp khoa học đã nêu trên, tiếp thu có bổ sung sáng
tạo các tài liệu tra cứu, luận văn đã tiếp cận một cách toàn diện và tổng thể lễ hội chùa
Keo tại hai tỉnh Thái Bình và Nam Định, từ đó có thể cung cấp nhiều tư liệu chính xác,
cụ thể, tỷ mỷ và chi tiết cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những người làm công tác
văn hoá, tôn giáo quan tâm đến lĩnh vực này.
Từ góc độ nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn tác giả luận văn bước đầu đưa ra
những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực đối với lễ hội chùa Keo ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua nội dung của luận văn, người đọc sẽ tìm hiểu được một vài nét cơ bản
về lễ hội ở Việt Nam hiện nay, qua đó sẽ nắm được thực trạng, đặc điểm và ảnh hưởng
của lễ hội chùa Keo tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình.
Luận văn sẽ cung cấp các tư liệu tham khảo cùng một số giải pháp và kiến nghị
giúp các nhà chuyên môn, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, công tác văn hoá
nói chung và trên địa bàn hai tỉnh Nam Định và Thái Bình nói riêng có thêm cơ sở lý luận
và thực tiễn trong công tác chuyên môn, góp phần hoạch định chính sách quản lý phù hợp,
nhằm bảo lưu, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống của lễ hội chùa Keo.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.


Chương 1
MộT Số VấN Đề Về Lễ HộI ở VIệT NAM


1.1. KHáI NIệM, QUá TRìNH HìNH THàNH Lễ HộI
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Các khái niệm cơ bản trình bày dưới đây gồm: Khái niệm về Lễ và Nghi lễ, khái
niệm Hội và Lễ Hội.Trong quá trình tiếp cận các vấn đề Lễ hội những khái niệm trên là
cần thiết giúp chúng ta nhận diện nội dung lễ hội một cách khoa học:
* Khái niệm Lễ và Nghi lễ:
Trong tiếng Hán -Việt, Lễ chính là những khuôn mẫu của người xưa đã quy định;
các phép tắc buộc phải tôn trọng, tuân theo trong các mối quan hệ xã hội. Đó chính là
rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với người trong bất kỳ một
xã hội nào.
Theo quan niệm của người xưa, lễ được coi là những phép tắc theo khuôn mẫu đã
được hình thành và củng cố theo thời gian, được quy định một cách chặt chẽ từ “ quan -
hôn- tang - tế” đến đi đứng, nói năng, cư xử hàng ngày của mọi người dân. Đây là những
quy định, lễ nghi, phép tắc buộc mỗi con người phải tuân theo trong các mối quan hệ ứng
xử của mình trong xã hội. Dưới thời phong kiến, các nhà Nho quan niệm rằng: Lễ nghĩa
thiên chi tự. Theo họ, Lễ vốn là trật tự, là chữ đã định sẵn của Trời, cần phải có và không
thể đảo ngược. Cuộc sống xã hội của con người cần có lễ để phân biệt, giữ gìn tôn ty trật
tự trong mối quan hệ đa chiều luôn diễn ra trong đời sống xã hội. Lễ được coi là cơ sở
của một xã hội có tổ chức và đã phát triển đến trình độ nào đó. Đối với mỗi người, lễ thể
hiện sự tôn kính, thái độ ứng xử của con người đối với đồng loại. Lễ nhằm phòng ngừa
những hành vi và tình cảm không chính đáng. Lễ không chỉ quy định chi tiết về thái độ,
cử chỉ bên ngoài mà còn tạo điều kiện hình thành một trạng thái tinh thần tương ứng
trong mỗi con người. Lễ cũng đồng thời trở thành phương tiện để tự sửa mình, điều chỉnh
mình cho đúng mực, hoàn thiện hơn. Những biểu hiện của lễ bao giờ cũng tương xứng
với tuổi tác, vị thế và vai trò, điều kiện của cá nhân nào đó trong các mối quan hệ gia
đình và xã hội của con người đó.


Trong chiều dài lịch sử phát triển, lễ còn được coi là “phong hoá” của quốc gia,
dân tộc; là những biểu hiện trong thuần phong mỹ tục, những tập tục truyền thống, lối

sống, nếp sống và tập quán sinh hoạt của một cộng đồng dân cư được hình thành và củng
cố theo thời gian.
Trong “Từ điển hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội 2000
thì Lễ được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi [48, tr.5].
Tác giả Lê Văn Kỳ, Viện Văn hoá dân gian cho rằng:
Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện
lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói
chung, với thần thành hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản ánh những
nguyện vọng ước mơ, chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy
những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo [58, tr.67].
Tác giả Hoàng Lương trong công trình Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu
số miền Bắc Việt Nam (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -2002) đã dành riêng một chương
(Chương 2) bàn về “Khái niệm chung về lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc” để bàn về “Khái niệm chung” tác giả đã đưa khái niệm Lễ nói chung và đối
với các dân tộc thiểu số miền Bắc nước ta nói riêng. Tác giả kết luận:
Đối với các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung và ở miền bắc nói riêng,
lễ được thực hiện chủ yếu liên quan đến việc cầu mùa, "người an, vật thịnh".
Có thể nói, Lễ là phần đạo, phần tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng của mọi thành viên trong cộng
đồng” [38, tr.35].
Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo
những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một
sự kiện, nhân vật nào đó với mục đích cảm tạ, tôn vinh về sự kiện, nhân vật đó với mong
muốn nhận được sự tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu nhiên mà
người ta thờ cúng. Dưới góc độ nào đó, lễ có thể được coi là “bức thông điệp” của hiện
tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu trưng của thế giới hiện thực gửi thế giới siêu hình.


Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của
cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng.

Dương Văn Sáu trong cuốn “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” thì cho
rằng nghi lễ là những ứng xử của các tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần
trong mối quan hệ “Người –Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của mọi
người, mọi thời đại. Nghi lễ còn là hình thức, biện pháp tiến hành trong các hoạt động xã
hội của con người nhằm đối ứng và tương thích với đối tượng thờ cúng, với vị thế xã hội,
môi trường sống của những người tổ chức tiến hành hoạt động nghi lễ. Trong những hình
thái như vậy, cần phải vượt ra ngoài những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, cúng
tế mà còn phải coi lễ, nghi lễ là rường mối kỷ cương, phép tắc, đạo lý, góp phần tôn vinh,
củng cố và bảo vệ sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội [45, tr.27].
Như vậy với những cách định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng Nghi lễ là
những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng
để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước
nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận
được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng.
* Khái niệm Hội:
Trong tiếng Việt, Hội là danh từ để chỉ sự tập hợp một số cá nhân vào trong một tổ
chức nào đó, tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể.
Tác giả Bùi Thiết quan niệm: Hội là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức
cao hơn, có các hoạt động văn hoá truyền thống [48, tr.5].
Lê Văn Kỳ, Viện Văn hóa dân gian cho rằng “hội là một sinh hoạt văn hoá dân dã
phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò
tục hấp dẫn do mình chủ động tham gia ” [58, tr.83]. Đôi khi Hội chỉ sự liên kết giữa
các cá nhân, tổ chức có chung mục đích hoặc các mục đích gần giống nhau. Hội còn
được coi là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người đến dự theo phong tục tập quán, hay
phong trào, trào lưu ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển xã hội. Đặc điểm
cơ bản, xuyên suốt của hội (trong lễ hội) là có sự tham gia của đông người và trong hội
người ta được vui chơi thoải mái. Hội bao giờ cũng mang tính chất công cộng cả về tư


cách tổ chức lẫn mục đích cần đạt được của những người tổ chức và tham dự. Đồng thời

đây chính là dịp người ta tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho đông đảo người
tham dự. Các hoạt động này được diễn ra thường niên theo phong tục tập quán truyền
thống của các địa phương, vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để
hướng tới, tôn vinh với mong muốn đạt được những mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong
đời sống văn hoá cộng đồng. Như vậy, trong hội lưu giữ một phần kho tàng di sản văn
hoá đặc sắc của địa phương và dân tộc. Trong các hoạt động của hội còn có thể bao gồm
các chương trình vui chơi giải trí hiện đại mang sắc thái thời gian, phản ánh và thể hiện
trình độ phát triển của cộng đồng dân cư của một địa phương hay toàn xã hội ở vào thời
điểm mà nó ra đời và tồn tại.
Dương Văn Sáu cho rằng:
Những hoạt động diễn ra trong Hội là một phần bộ mặt xã hội, là chiếc
“phong vũ biểu”, tấm gương phản chiếu khách quan, trung thực đời sống
kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của một địa phương, của đất nước ở thời
điểm diễn ra các hoạt động đó. Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm các
trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian do người dân trực tiếp
tham gia, các hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống và cả các hoạt động
mang tính hiện đại [45, tr.31].
Tác giả Hoàng Lương khi bàn đến hội, đã đề cập đến yếu tố “đông người” và có
địa điểm để “vui chơi” thoải mái; đến tính chất “công cộng”, đến “nhiều trò vui” “bách
hí”, đến mọi người được “cộng cảm, cộng mệnh”, “phần đời” bên cạnh phần tâm linh của
phần lễ… Tác giả cũng đề cập đến “mối quan hệ giữa lễ và hội” và cho rằng hội là hình
thức biểu hiện của lễ, hội là hình thức, lễ là nội dung.Quan hệ đó bện chặt, khăng khít
trong nhau và tương hỗ lẫn nhau, tồn tại trong sự thống nhất [38, tr.38].
Trong hội, có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng
đồng; những đặc trưng của văn hoá dân tộc; những quan niệm, cách ứng xử đối với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội của các cá nhân và cả cộng đồng người. Những
hoạt động diễn ra trong hội phải luôn phản ánh và thể hiện một phần lịch sử địa phương,
đất nước. Từ những quan niệm trên có thể hiểu:



Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội của một cộng đồng dân
cư nhất định; là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo phong tục truyền thống
hoặc nhân những dịp đặc biệt. Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện,
khả năng và trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn ra các sự
kiện đó.
* Khái niệm Lễ hội
Trong những năm vừa qua đồng thời với việc nghiên cứu về Lễ hội thì các quan
niệm về Lễ hội cũng được quan tâm nhất định. Tuy nhiên qua nhiều công trình nghiên
cứu về lễ hội thì việc bàn đến khái niệm lễ hội không nhiều. Lễ hội là một khái niệm
được tiếp cận trên những góc độ khác nhau.
Trong Từ điển tiếng Việt củaTrung tâm Từ điển học Vietlex, Nxb Đà Nẵng - Trung
tâm Từ điển, 2008, tr.694 các tác giả Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền
Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa quan niệm lễ hội là: “cuộc
vui chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống”.
Bùi Thiết cho rằng: Hội lễ là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh
thần và ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình
đám của một cộng đồng làng xã nhất định [48, tr.5].
Các tác giả trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn
Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2002, tr. 674) đưa
quan niệm: “Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kinh của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khă năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật
của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự
bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ,
sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ
ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh. Lễ hội là hoạt đông của một tập thể người
liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi,
vì thế ở các làng xã ngoài miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơn thần. Lễ hội cổ
truyền đã phản ánh hiện tượng đó. Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo



thông qua lễ hội làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo
để thần linh hóa những gì trần tục. Theo thư tịch cổ, lễ hội của người Việt xuất hiện từ thời
nhà Lý (thế kỷ 11), nhưng có người cho rằng lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và
phát triển cùng với lịch sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn,
mà tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt, đó là Hội mùa, Hội
làng… ngày hội cố kết cộng đồng biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống
xã hội và văn hóa của cộng đồng. Có những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng,
Hội đền Kiếp Bạc”.
Có thể thấy quan niệm về Lễ hội trên đây trong Từ điển Bách khoa Việt Nam là
quan niệm tương đối toàn diện so với nhiều quan niệm khác về lễ hội ở nước ta, thể hiện
được nhiều góc độ phản ánh các vấn đề lịch sử, nội dung và những biêủ hiện cụ thể của
nó gắn với tộc người chủ thể - người Việt ở nước ta.
Các tác giả Lê Huy Trâm-Hoàng Anh Nhân trong công trình Lễ tục, Lễ hội truyền
thống xứ Thanh (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội -2001, tr 11 -15) đã đưa quan điểm trong
việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội. Hai tác giả nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận Lễ
hội trong sự tổng thể của nó, chứ không nên tách phần Lễ riêng và phần Hội riêng;
Cho đến nay, chúng ta dễ nhất trí với nhau: Lễ không phải chỉ là một
hiện tượng đơn thuần, hoạt động độc lập tách biệt chỉ là lễ và hội. Đã có lúc
ta coi đó là văn nghệ hoặc văn hóa thuần túy và xem xét lễ hội như là “hoạt
động văn hóa”, tách phần hội như là tiết mục trò diễn văn nghệ, có khi tách
phần ngôn từ để để chỉ xem xét phần văn học của trò diễn.Việc tách biệt ra
từng phần để nghiên cứu là cần thiết song một khi diện mạo của lễ hội chưa
được khảo tả kỹ càng, đầy đủ và trung thực thì các phần nghiên cứu tách
biệt về trò diễn, về văn bản lời ca, về lễ hội đơn thuần…dễ sa vào phiến
diện, đại khái và suy diễn, không giúp cho chúng ta khái quát được con
đường hình thành và phát triển của lễ hội truyền thống, không cát nghĩa
đúng đắn và đầy đủ bản sắc dân tộc trọng các lễ hội [54, tr.11-12].
Hai tác giả trên còn đưa ra quan niệm:



Hội làng tập trung tất cả ý chí, tài năng của cả làng trong lễ và hội, là
điểm sáng văn hóa làng nổi bật nhất. Tất cả các nhân tố cấu thành Hội làng
biểu hiện thành Lễ và Hội, có nhân tố nổi lên, hiện rõ dễ thấy, có nhân tố chìm,
ẩn tàng sau lễ hội; tất cả đều có lý do tồn tại trong một mối quan hệ sinh động,
ràng buộc, không thể thiếu.Thiếu đi một nhân tố, sơ suất trong một trường hợp
dễ dẫn đến sự lủng củng xích mích trong lễ hội [54, tr.12-13].
Lễ hội của người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số từng gắn với các yếu tố tín
ngưỡng, tôn giáo, với mùa Xuân… Khi nghiên cứu về Lễ hội Rija Nwgar của người
Chăm, tác giả Ngô Văn Doanh quan niệm rằng:
Lễ hội gắn với vòng đời người như cưới xin, một số nghi lễ tang ma như
lễ nhập kút; một số lễ hội lớn tạ ơn thần linh được tổ chức lớn tại các đền tháp
như lễ hội Katê; những lễ hội có nguồn gốc từ Hồi giáo của người Chăm Bani
như tháng chay Ramưvan… Các lễ hội của người Chăm không chỉ phong phú ,
đa dạng mà còn có nguồn gốc từ những hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng bản
địa khác nhau. Có những lễ hội thuần túy chỉ là những lễ hội nông nhiệp như
lễ cầu mưa (Yôr-yang), lễ khai mương đắp đập (Pơh băng yang) , có những lễ
hội ít nhiều có liên quan với Bàlamôn giáo như Băng Katê…Và có những lễ
hội có nguồn gốc Hồi giáo như lễ hội háng tháy Ramưvan… [13, tr.5].
GS.TS. Phạm Đức Dương trong Lời giới thiệu cuốn Những tương đồng giữa các
lễ hội cổ truyền Đông Nam á của tác giả Trần Bình Minh (Viện Văn hóa-Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội 2000) cũng cho rằng:
Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý
niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa. Vì thế, lễ hội ở các nước Đông Nam
á đều có chung một cấu trúc ban đầu gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ là để con
người giao tiếp với thần linh, để cầu xin thần linh thông qua những trung gian
thiêng ( thầy cúng, lời khấn, múa, nhạc cụ, lễ vật…) với các nghi lễ: tế, rước. ở
đây mỗi vật , mỗi hành động đều có tính biểu tượng. Mối quan hệ giao cảm
giữa con người và thần linh quyện lẫn trong hương khói, trong không gian
thiêng… đưa con người vào thế giới ảo- thế giới tâm linh Phần hội là những



trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng với sự tham gia
của thần linh.Vì thế không khí của ngày hội bao giờ cũng rộn ràng, kích động
con người với những trò diễn xướng và trò chơi…[39, tr.5].
Như vậy, qua các công trình trên đây, các tác giả khi bàn về khái niệm lễ hội của
người Kinh, lễ hội các dân tộc thiểu số hay các nước Đông Nam á đều có những quan
niệm tương đồng về Lễ và Hội, mối quan hệ của các nội dung trên trong tổng thể lễ hội.
Tuy nhiên ở mỗi cộng đồng tộc người, mỗi vùng quê cụ thể các hoạt động lễ hội gắn với
đời sống tâm linh- tôn giáo, tín ngưỡng đều có những biểu hiện cụ thể khác nhau và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế-xã hội, sự bảo tồn và tương quan mạnh yếu
giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại…
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao
của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ về không gian và thời gian nhất
định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ
cúng. Những hoạt động này nhằm để tỏ rõ những ước vọng của con người, để vui chơi
giải trí trong cộng đồng. Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt văn hoá mà ở đó
có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là
Lễ và Hội. Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như: hệ
thống các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội chợ triển lãm và văn hoá ẩm
thực. Các thành tố này luôn có trục trung tâm là định hướng phát triển. Các thành tố của
lễ hội luôn vận hành quanh trục trung tâm đó để đạt được những mục tiêu nhất định,
những mục tiêu này nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng, chứ không chỉ phục vụ lợi
ích của riêng những người tổ chức hoạt động lễ hội. Từ tình hình trên đây chúng ta có
thể nhận thấy một cách khái quát rằng:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong
thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền
thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngưòi với thiên nhiên,
thần thánh và con người trong xã hội.
Khái niệm trên đã phản ánh bản chất và những nội dung của lễ hội truyền thống

Việt Nam.Trước hết, lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, bởi vì đây là hoạt động văn


hoá của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức. Dù ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian
nào lễ hội cũng phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những
người sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và
chiến đấu. Họ là chủ nhân, đồng thời là người đánh giá, thẩm nhận và hưởng thụ những
thành quả sáng tạo văn hoá ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó
trong xã hội. Không có đông người tham dự, không thành hội! người ta nói: “đông như
hội” chính là vậy.
Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất cứ lễ hội
nào cũng gắn với các địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hoá của một địa phương đó.
Về cơ bản, lễ hội truyền thống Việt Nam là những “lễ hội làng" nhưng cũng có nhiều lễ
hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trong một không gian rộng lớn hơn,
có tính liên làng, liên vùng. Những hoạt động lễ hội này diễn ra không thường xuyên mà
chỉ ở một vài thời điểm nhất định vào mùa xuân hay mùa thu trong năm. Đây là thời điểm
chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểm chuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Vào thời điểm này, người ta tổ chức hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau.
Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử
hay huyền thoại đã diễn ra trong quá khứ. Đây chính là biểu hiện đạo lý truyền thống
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thể hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, thần
thánh, con người, thông qua các hoạt động trong lễ hội. Đó là những ứng xử của tập thể,
của cộng đồng cư dân với cả hai đối tượng: siêu hình (thần thánh) và hữu hình (con
người). Nó cũng phản ánh mối quan hệ, giao thoa giữa siêu và thực, giữa con người với
con người trong những hoàn cảnh và hoạt động cụ thể.
1.1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành lễ hội ở Việt Nam
Thông thường, ở Việt Nam những lễ hội có từ trước năm 1945 được gọi bằng các
tên gọi “lễ hội cổ truyền”, “lễ hội dân gian”, “lễ hội truyền thống”, “ lễ hội dân gian
truyền thống" Mặc dù có những tên gọi khác nhau nhưng theo các nhà nghiên cứu thì
có thể chia lịch sử lễ hội cổ truyền (trước 1945) của người Việt ở Bắc bộ thành bốn thời

kỳ:


1. Lễ hội trong thời kỳ xây dựng nền văn hoá Đông Sơn (từ khoảng sáu, bảy thế kỷ
trước Công nguyên đến một vài thế kỷ sau Công nguyên). Đó là những lễ hội của cư dân
nông nghiệp, được mở vào mùa thu, là hình thức sinh hoạt văn hoá- xã hội tổng hợp, thể
hiện một trình độ văn minh khá cao, bản sắc văn hoá độc đáo của người Việt cổ, thể hiện
tập trung nhất tính chất nhân văn và tính chất nguyên Việt [58, tr. 47].
2. Lễ hội trong thời kỳ Bắc thuộc. Lễ hội trong thời kỳ này có những đặc điểm cơ
bản sau:
- Hội được mở vào cả hai mùa xuân, thu trong đó hội mùa xuân nhiều hơn
- Hội chùa xuất hiện, không chỉ phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước, mà còn thể hiện ý nghĩa Phật giáo đã được Việt hoá.
- Mỗi dịp mở hội là một lần cư dân Việt sùng bái, tưởng niệm, diễn lại sự tích các
anh hùng dân tộc. Các vị này đã trở thành thần thành hoàng của nhiều xóm làng cư dân
Việt [58, tr.51].
3. Lễ hội trong thời kỳ xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ (từ thế kỷ X
đến giữa thế kỷ XIX). Trong giai đoạn này bên cạnh hội chùa còn xuất hiện thêm hội
đình. Mặt khác trong một lễ hội, thường có sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng: tín
ngưỡng nguyên thuỷ, tín ngưỡng Phật giáo, tín ngưỡng Đạo giáo, tín ngưỡng thành
hoàng. Trong các sinh hoạt văn nghệ của các lễ hội, đã có sự phân biệt rạch ròi giữa
cung đình, bác học với dân gian, quan nhạc (nhạc chính thức của Nhà nước) khác hẳn
nhạc giáo phường (nhạc dân gian)…[58, tr.59].
4. Lễ hội trong thời kỳ đất nước dưới chế độ thực dân nửa phong kiến (từ giữa thế
kỷ XIX đến năm 1945). ở giai đoạn này hội vẫn được tổ chức vào hai mùa xuân, thu. Địa
điểm diễn ra lễ hội là ở đình, đền, chùa. Lễ hội vẫn mang ý nghĩa là lễ hội nông nghiệp,
bên cạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan, những hủ tục nặng nề đã tồn tại những yếu tố
dân chủ, bình đẳng… Đáng chú ý, trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, những lễ hội
tưởng niệm các anh hùng dân tộc, lễ hội nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn dân tộc
vẫn được mở, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân nước Việt [ 58, tr.65].

Những lễ hội ra đời sau năm 1945 được gọi là “lễ hội hiện đại". Có thể nói, lễ hội
đã kết tinh những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống đó thể hiện một


phần ở những tinh hoa lắng đọng trong hoạt động lễ hội. Chính ở trong hoạt động văn
hoá đặc sắc này, các tàn dư lạc hậu, không phù hợp với thời cuộc đã và sẽ được sàng lọc,
loại bỏ theo thời gian. Khi nghiên cứu tổng thể về lễ hội cổ truyền và lễ hội hiện đại,
thuật ngữ “lễ hội truyền thống” đề cập đầy đủ nhất về hai loại hình lễ hội này. Những lễ
hội có từ trước năm 1945 nay còn tồn tại trong đời sống văn hoá ở các địa phương cùng
những lễ hội ra đời từ sau năm 1945 đã và đang trở thành hoạt động văn hóa thường niên
ở các cộng đồng dân cư. Cả hai loại hình lễ hội đó đều đã và đang trở thành truyền thống
của dân tộc. Việc sử dụng tên gọi “lễ hội truyền thống” vừa thể hiện được đặc trưng của
lễ hội dân gian, vừa làm rõ nội dung của các loại hình lễ hội hiện đại. Nghiên cứu lễ hội
từ truyền thống đến hiện đại góp phần tìm hiểu ý nghĩa xã hội và văn hoá của nó trong
tiến trình lịch sử. Hiện nay, trong kho tàng di sản văn hoá dân tộc, hệ thống lễ hội trở
thành một thành tố văn hoá phi vật thể không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của
đông đảo các tầng lớp nhân dân trên đất nước ta.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, lễ hội truyền thống Việt Nam hình thành rất sớm,
từ khi chưa hình thành nhà nước, chưa có sự phân chia giai cấp. Tuy vậy, có thể cho rằng,
lễ hội xuất hiện khi xã hội loài người đạt trình độ phát triển cao trong tổ chức đời sống xã
hội. Cũng như các mặt hoạt động khác của đời sống con người, lễ hội từng bước hình
thành, không ngừng biến đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội ở từng
giai đoạn khác nhau của lịch sử. Từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng lễ hội được
hình thành từ các cơ sở được coi là nguồn gốc sau:
- Do phong tục tập quán truyền thống của các địa phương truyền lại: Những
phong tục tập quán được hình thành từ bao đời, chung đúc qua bao thế hệ và được truyền
lại cho các thế hệ kế tiếp, luôn thể hiện một phần đạo lý “uống nước nhớ nguồn - ăn quả
nhớ kẻ trồng cây", đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lễ hội truyền thống Việt Nam.
Trong dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh", " Thánh làng nào làng ấy thờ"
điều này vừa phản ánh, thể hiện yếu tố bản địa, mang tính địa phương, vừa tạo ra sự

phong phú đa dạng của bức tranh văn hoá dân tộc.Những lễ hội dân gian diễn ra ở các
làng xã thường gắn với những kỷ niệm ngày sinh, ngày hoá của các Thần hoàng làng - vị
thần bản mệnh của địa phương. Cho nên, lệ làng, phép nước đã góp phần hình thành các


lễ hội truyền thống. Lễ hội bắt nguồn từ trong cuốc sống lao động sản xuất và chiến đấu
của người nông dân, đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn giáo tín
ngưỡng của một bộ phận dân cư trên địa bàn cụ thể.
Phong tục tập quán của mỗi vùng, miền là yếu tố quyết định việc tồn tại và phát
triển các lễ hội truyền thống ở các địa phương.Nó phản ánh và thể hiện nét đặc sắc của
bản sắc văn hoá dân tộc của các địa phương vùng miền trong một lãnh thổ quốc gia thống
nhất. Chính điều đó thể hiện văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá “thống nhất trong đa
dạng", nó được hình thành bởi sự góp mặt của văn hoá 54 dân tộc anh em.Những phong
tục tập quán của các địa phương, dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng, mang sắc thái
riêng tạo nên nét bản sắc của văn hoá. Có thể nói, lễ hội ra đời trong lịch sử, tồn tại và
vận hành cùng lịch sử, góp phần hình thành truyền thống, hình thành những thuần phong
mỹ tục, tập quán, lối sống, nếp sống ở các địa bàn dân cư.
- Do quy định của thể chế chính trị - xã hội đương thời: Là một hoạt động văn hoá,
lễ hội ra đời, tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội nhất định. Trong từng thời
điểm của lịch sử, môi trường xã hội nào cũng gắn với thể chế chính trị cầm quyền của
giai đoạn đó. Do lễ hội là hoạt động văn hoá có tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các
tầng lớp nhân dân nên các chính thể cầm quyền đều sử dụng nó như một “công cụ văn
hoá đa năng” để phục vụ những mục đích quản lý, duy trì và điều hành hoạt động của đất
nước, xã hội.Vì thế, hoạt động lễ hội diễn ra trước hết phục vụ cho mục đích trên của
chính thể cầm quyền. Bên cạnh những lễ hội dân gian truyền thống, nhiều lễ hội được tổ
chức nhằm chúc mừng các sự kiện chính trị - quân sự - văn hoá xã hội nổi bật của từng
giai đoạn, như các lễ hội chào mừng sự kiện lịch sử, đón nhận danh hiệu thi đua, lễ hội kỷ
niệm, đánh dấu các mốc thời gian ra đời, các thành tựu đạt được của các cá nhân, tập thể
của một cơ quan, đơn vị.
- Do các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội đặt ra: Là một thành tố văn

hoá có chứa đựng các nội dung và yếu tố văn hoá, kinh tế nên lễ hội được chính thể cầm
quyền sử dụng, khai thác như là một tác động bổ trợ góp phần điều tiết và thúc đẩy xã hội
theo những mục tiêu, định hướng phát triển của từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Căn
cứ vào tình hình xã hội, đất nước, từ thực trạng của các ngành kinh tế, nhu cầu của xã hội,


của cuộc sống đặt ra để tổ chức các cuộc triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật như các Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ
truyền thống, các liên hoan du lịch làng nghề truyền thống của các địa phương. Mỗi một
giai đoạn có một mục tiêu phát triển khác nhau, từ đó lễ hội cũng được khai thác thông
qua các hình thức mang tính đặc thù để phát huy thế mạnh vốn có của các loại hình văn
hoá xã hội này.
- Do nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội: Nhu cầu
vui chơi giải trí luôn đặt ra với con người mỗi khi có thời gian nhàn rỗi như sau thời kỳ
lao động sản xuất có liên quan đến mùa vụ, hoặc các nghề nghiệp sản xuất khác. Người
dân sau một thời gian lao động sản xuất mệt nhọc, vất vả, căng thẳng muốn nghỉ ngơi,
vui chơi, giải trí, bù đắp năng lượng thiếu hụt đều có mong muốn và nhu cầu bổ sung
nguồn năng lượng tiêu hao, thiếu hụt thông qua việc tham gia các lễ hội. ở đó họ được
bù đắp, khám phá những mới mẻ, hấp dẫn khác của đời sống văn hoá mà họ chưa có.
Nhu cầu này thường xuyên, liên tục đối với mỗi con người, như là một tất yếu để giải
toả những ức chế, mệt mỏi trong cuộc sống, thu nạp năng lượng để bước vào cuộc sống
mới. Quá trình này chính là quá trình “tích nạp năng lượng”, là sự bổ sung điều chỉnh
để tự hoàn thiện mình trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.
1.2. CáC LOạI HìNH Lễ HộI
Như bất kỳ một hình thái văn hoá xã hội nào khác, hoạt động lễ hội luôn mang
trong mình những nội dung và đặc điểm riêng của mình. Muốn hiểu đúng, đầy đủ hơn về
nó để sử dụng, khai thác, phát huy giá trị kho tàng lễ hội trong đời sống đương đại chúng
ta phải tiến hành phân loại lễ hội. Công việc này giúp cho những nhà quản lý văn hoá
thống kê, nắm được số lượng, lịch trình các lễ hội diễn ra trên địa bàn mình quản lý.Từ
đó có những biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ các mục tiêu phát

triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương.
Từ nhiều năm nay, giới nghiên cứu về lễ hội nước ta, từ nhiều góc độ khác nhau,
cố gắng đưa ra một cách phân loại lễ hội sao cho thoả đáng nhất. Trước hết, người ta căn
cứ vào nội dung phản ánh của lễ hội để chia đây là lễ hội nông nghiệp, kia là lễ hội anh
hùng lịch sử, còn kia nữa là lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng… Căn cứ vào phạm vi to nhỏ để


phân đâu là hội làng, hội vùng và hội của cả nước (quốc hội)…; rồi lại căn cứ vào thời
gian mở hội để chia ra lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu hay nơi tổ chức ở chùa, đền hay
đình… Cách phân chia nào cũng có mặt hợp lý, nhưng đều không tránh được những
chồng chéo, bất hợp lý của nó. Điều trên thật dễ hiểu, bởi vì, trong số hàng trăm hàng
ngàn lễ hội của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ, tuy to nhỏ khác nhau, nhưng gốc tích
ban đầu đều từ hội làng, mang đậm tính chất là lễ hội nông nghiệp, nhưng trong qúa trình
lịch sử lâu dài, lễ hội thu nhận vào mình những nội dung lịch sử, văn hoá, xã hội mới,
tạo nên sự hoà quyện, đan xen giữa cái căn cỗi và những cái du nhập sau này, thậm trí về
mặt thời gian của hội cũng chuyển dịch; các xu hướng huyền thoại hoá, lịch sử hoá, địa
phương hoá cũng chi phối hình thức và nội dung lễ hội.
Dựa vào các cách tiếp cận trên, có thể chia lễ hội thành các loại sau đây:
1.2.1. Phân loại lễ hội theo không gian lãnh thổ
Đây là hình thức phân loại theo quy mô, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, chi phối,
tác động của các lễ hội. Không gian lễ hội là phạm vi không chỉ về mặt hành chính mà
còn nằm trong không gian chịu tác động và ảnh hưởng của sự kiện văn hoá đó. Không
gian lễ hội được quyết định bởi nội dung và hình thức biểu hiện, thể hiện những nội dung
đó trong hoạt động thực tiễn của nó. Không gian sinh tồn của cộng đồng cư dân đồng thời
là không gian lịch sử và không gian văn hoá, lễ hội cộng đồng đồng thời phản ánh lịch sử,
lưu giữ và tưởng niệm lịch sử và là biểu trưng văn hoá tộc người sống trong không gian
đó. Căn cứ vào không gian, có thể chia lễ hội theo các hình thức sau đây:
Những lễ hội mang tính quốc tế: Là những lễ hội thường được du nhập từ bên
ngoài vào trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của người Việt Nam, được cả người
Việt Nam và thế giới tổ chức. Những lễ hội này trước hết là các lễ hội của các tôn giáo

như những lễ hội của Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành
Những lễ hội mang tính quốc gia: Những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được
thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc trong quốc gia và đất
nước (như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương ).
Những lễ hội mang tính vùng miền: Là những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện
được thờ khá nổi tiếng. Khi tổ chức lễ hội được sự tham gia, có mặt của nhân dân trên


một địa bàn của nhiều địa phương ở gần nhau nằm trên một vùng rộng lớn: Lễ hội
Trường Yên- Hoa Lư (Ninh Bình); lễ hội Đền Nhân (Hà Nội).
Lễ hội làng: Với người Việt, làng là một đơn vị cư dân sống tụ cư, mang tính
cộng đồng cao trên một lãnh thổ xác định, có mối liên hệ huyết tộc và láng giềng chặt
chẽ. Làng là một đơn vị hành chính thấp nhất được tổ chức tương đối chặt chẽ nhằm
duy trì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chống thiên tai địch hoạ, bảo vệ an ninh thôn
xóm, đê điều; xây dựng các công trình công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng. Làng là
một cộng đồng kinh tế chung, về cơ bản, làng là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp với
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp tự chủ tương đối so với các làng khác.
Làng là một cộng đồng văn hoá khá hoàn chỉnh với các yếu tố văn hoá vật thể và văn
hóa phi vật thể thuộc về làng xã và phục vụ làng xã. Lễ hội ở làng là hình thức phổ
biến rộng rãi, với số lượng nhiều, có nội dung phong phú, đa dạng và sinh động
nhất.Hội làng truyền thống đã góp phần tạo dựng và vun đắp lối sống, phong cách và
văn hoá Việt. Lễ hội làng là lễ hội chủ đạo trong đời sống văn hoá của các tầng lớp dân
cư. Đây trở thành hạt nhân, nền tảng cho kho tàng, lễ hội của dân tộc tồn tại, phát sinh,
phát triển trong suốt tiến trình lịch sử.
1.2.2. Phân loại lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất
Như nhiều quốc gia á đông khác, cư dân Việt Nam chủ yếu là cư dân nông nghiệp,
cho đến nay khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì vẫn có
đến hơn 70% dân số là nông dân. Trong quá khứ lịch sử, đại đa số cư dân sinh sống ở
làng, vì vậy những lễ hội làng chủ yếu phản ánh cuộc sống nông nghiệp.Điều đó thể hiện
qua thời gian mở hội thường gắn với mùa vụ sản xuất. Các lễ hội là một phần của cuộc

sống, nó gắn bó mật thiết, chặt chẽ với cuộc sống lao động sản xuất của người nông dân.
Tiến trình phát triển ở một cộng đồng cư dân nông nghiệp chính là quá trình gắn với khai
hoang, canh tác đất đai, đi từ: quảng canh- thâm canh - chuyên canh- độc canh. Khi bắt
đầu khai phá đất đai hay mùa vụ mới, người ta tổ chức lễ cầu xin cho gặp được đất tốt,
khai phá an toàn. Bước vào mùa gieo cấy thì làm lễ khai canh động thổ, tổ chức “lễ
xuống đồng” cầu cho mùa màng bội thu. Trong quá trình chăm bón lúa, cây màu, hoa trái
lại cầu mưa thuận gió hoà cho cây cối đơm hoa kết trái. Đến khi thu hoạch thì tổ chức


cúng cơm mới, cúng phần hoa quả đầu tiên. Sau đó tổ chức mở hội ăn mừng thành quả
lao động, mời thần lúa về kho. Sau vụ thu hoạch, vào dịp nông nhàn thì mở hội vui chơi
giải trí, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Mùa vụ truyền thống của người Việt
thường bắt đầu và kết thúc vào dịp Xuân - Thu, do vậy lễ hội cũng thường diễn ra vào
mùa Xuân và mùa Thu. Tạo ra hai hình thức lễ hội mùa Xuân và lễ hội mùa Thu, gọi là
Xuân - Thu nhị kỳ. Mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, con người như được tiếp
thêm sức mạnh, bừng bừng sức xuân trong cuộc sống mới. Mùa Thu là mùa trăng thanh
gió mát, thư thái an nhàn. Cả hai dịp ấy, người ta cùng mở hội để vui chơi và thưởng
ngoạn.Như vậy những lễ hội làng, lễ hội mùa là những lễ hội thường mở vào hai mùa
Xuân - Thu trong năm.
Tuy nhiên, có một số lễ hội được mở lại không tuân theo mùa vụ thời gian xuân
thu như thông lệ mà có thể được mở vào những thời gian bất kỳ trong năm. Những lễ hội
như vậy thường gắn với ngày sinh, ngày hoá của các nhân vật có công với dân, với nước. Đó
là các anh hùng dân tộc, danh nhân trên nhiều lĩnh vực, các vị tổ sư, tổ nghề, Thành hoàng
làng Người dân Việt Nam luôn quan niệm: “sinh có hạn, tử bất kỳ”. Thời điểm sinh - hoá
của mỗi con người là thời điểm Thiêng, đặc biệt là đối với các vị thần, không ai có thể dự
định được cho “ngày ra đi” của mình. Lễ hội thường được tổ chức vào đúng các dịp Thiêng
đó, do vậy, đôi khi các lễ hội kỷ niệm ngày sinh, ngày hoá của Thần có thể rơi vào bất kỳ
thời gian nào trong năm, không nhất thiết vào đúng mùa xuân hay mùa thu. Đó có thể được
coi là những trường hợp đặc biệt: Lễ hội đình Chèm (Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội), thờ
Lý Ông Trọng đi sứ sang Tàu thời Tần Thuỷ Hoàng (246 -210 TCN). Lễ hội tổ chức vào

chính giữa mùa hè, vào ngày 15/5 âm lịch, là một lễ hội khá quy mô thể hiện qua câu ca:
Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm.
Ngoài ra, các lễ hội kỷ niệm các sự kiện lịch sử cũng có thể được tổ chức vào một
thời gian bất kỳ trong năm do tính chất bất quy luật của sự kiện.Người ta khó có thể định
trước thời điểm vào mùa xuân hay mùa thu cho sự kiện xẩy ra, do đó lễ hội kỷ niệm về
nó cũng không nhất thiết xảy ra theo hai thời điểm xuân – thu.
1.2.3. Phân loại lễ hội theo tôn giáo

×