Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích kinh tế xã hội nước campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.8 KB, 15 trang )

Page |1

PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI
Đề tài: PHÂN TÍCH VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN
1985-2013
Campuchia là một nước kém phát triển thế thế giới và cả trong khu vực ASEAN,
trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của nước này đã có những sự thay đổi lớn
và càng ngày càng thể hiện được vị thế của mình trên trường quốc tế
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ
Nền kinh tế vĩ mô của Campuchia được biểu hiện tổng thể qua 4 yếu tố: tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và thương mại quốc
tế.
1. Tăng trưởng kinh tế
Sau khi giải phóng đất nước, Campuchia đã từng bước lột xác vươn lên trở thành
một nước đầy tiềm năng như hiện nay. Nền kinh tế Campuchia cũng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của tình hình kinh tế thế giới, Campuchia chịu ảnh hưởng của 2 cuộc khủng
hoảng kinh tế Thế giới: Khủng hoảng Thái Lan năm 1997 và khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008. Thể hiện rất cụ thể và rõ nét qua từng năm:

Giai đoạn từ năm 1993 đến nay, GDP của Campuchia không ổn định, vào năm 1999
và 2005 tăng trưởng GDP đạt mức cực cao, song có năm lại đạt gái trị cực thấp, thậm chí
năm 2009, mức độ tăng trửng kinh tế gần về mức 0%.

Page |2

Trung bình từ năm 1991 đến 2008, GDP hàng năm tăng trưởng bình quân 8.14%,

Năm 2009, campuchia chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thối
kinh tế thế giới, GDP của Campuchia suy giảm 2.4%.

Thu nhập bình qn đầu người ước tính đạt 805 USD vào năm 2010 và tính theo


sức mua tương đương đạt 2,084 USD/người/năm. Vào năm 2009, do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới, GDP bình quân đầu người của Campuchia có giảm mạnh
nhưng nhanh chóng khơi phục vào các năm tiếp theo.

Từ các số liệu thu thập được, ta có mơ hình tăng trưởng kinh tế dài hạn của
Campuchia là: LN(Y)= -4.784+ 0.317 LN(K) + 0.684 ln(L) (1)

Y= (-4.784)K^0.137 + L^0.684

Ngồi ra cịn có một số mơ hình như: LN(Y) = -9.653+ 2.001 * LN(L) + 0.035 *Ln
(FDI) (2)

Sử dụng nguồn lực có hiệu quả đã giúp Campuchia đạt được kết quả tăng trưởng
kinh tế tốt. Đặc biệt các nguồn lực về lao động (L), nguồn lực về vốn (K), nguồn vốn đầu
tư nước ngoài (FDI), Năng suất các yếu tốt tổng hợp (TFP).

Thứ nhất là nguồn lực vốn (K): Nguồn vốn đầu tư của Campuchia tăng cao (kể cả
vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngồi) đã góp phần thúc đẩy Campuchia tăng
trưởng mạnh mẽ nền kinh tế. Đưa Campuchia từ một nước chủ yếu phải dựa từ nguồn
viện trợ nước ngoài thành một nước đã có thể tự lực cánh sinh, sánh bằng với các nước
trong khu vực.

Page |3

Thứ hai, về lao động: lực lượng lao động của Campuchia ngày càng gia tăng cả về
chất lượng lẫn số lượng. Lao động và tăng trưởng có mối quan hệ hữu cơ dương với
nhau, theo mơ hình tăng trưởng kinh tế dài hạn của Campuchia thì khi lao động tăng 1%
dẫn đến tăng trưởng tăng tới 0.684%.

Số lượng lực lượng lao động tăng mạnh trong thời gian qua, và dự kiến sẽ tiếp tục

tăng trong giai đoạn tiếp theo. Kèm theo đó, chất lượng lao động ngày càng được cải
thiện. tỷ kệ lao động có trình độ đại học càng gia tăng thay thế cho lao động kém chất
lượng.

Page |4

Biểu đồ: thể hiện chất lượng lao động
Thứ ba, về TFP: TFP là nhân tố quan trọng và được hình thành chủ yếu do sự phát
triển khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, tay nghề người lao động và cơ chế, chính
sách trong việc khuyến khích đổi mới cơng nghệ sản xuất và đào tạo các cấp quản lý, tay
nghề người lao động. Tỷ lệ đóng góp TFP của Campuchia ngày càng tăng thể hiện sự
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ phát triển theo chiều
rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển bền vững.

Biểu đồ: thể hiện mức độ đóng góp của TFP vào tốc độ tăng GDP

Page |5

Thứ tư, về cơ cấu kinh tế: việc chuyển dịch cơ cấu đã nâng cao trình độ kinh tế của
Campuchia lên một tầm cao hơn. Trong giai đoạn 1991-2008 khu vực công nghiệp tăng
trưởng đến 14.23%, khu vực dịch vụ tăng trưởng 8.42%, và khu vực nông nghiệp tăng
trưởng 4.2%. Campuchia có sự chuyển dich rõ rệt từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch
vụ. Vào đầu những năm 1990, tỷ trọng nền nông nghiệp chiếm tới 50% tổng GDP, nhưng
đến nay tỷ lệ đó đã giảm xuống chỉ cịn khoảng 28%. Chính Phủ Campuchia đang thực
hiện các chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp.

( )  cos φ=0.944−0.036 ln XK GDP +0.002 ( EDU )

Chỉ số thể hiện mức độ chuyển dịch cơ cấu cos φ đã thể hiện được cụ thể msujw
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia. Việc gia tăng XK/GDP và EDU làm cos φ

càng giảm, tương ứng với góc φ càng tiến tới 900, tưc là nền kinh tế càng chuyển dịch
mạnh từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp. Từ đó, thể hiện nước Campuchia ngày càng
phát triển hiện đại hơn, công nghiệp và dịch vụ ngày càng thay thế cho vai trị của nơng
nghiệp.

trong đó khu vực cơng nghiệp tăng trưởng đến 14.23%, khu vực dịch vụ tăng trưởng
8.42%, và khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.2%.

Page |6

Ngồi ra, cịn nhiều yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng góp phần vào tăng trưởng kinh
tế Campuchia

2. Giá trị lạm phát.

Lạm phát Campuchia không ổn định, có một số năm đạt mức giảm phát. Trong
năm 1995, chính phủ đã thi hành các chính sách bình ổn chắc chắn trong các điều kiện
khó khăn. Nhìn chung, thành quả kinh tế vĩ mô đạt được khá tốt. Tăng trưởng năm 1995
dự tính là 7% do sản xuất nơng nghiệp được cải thiện, cùng với đó là sự tăng trưởng
mạng của ngành xây dựng và dịch vụ. Lạm phát giảm từ 26% năm 1994 xuống chỉ còn
6% năm 1995. Đến năm 2008, do giá hàng tiêu dùng toàn cầu đều tăng cao, nhất là giá
dầu, khiến giá cả trong nước tăng theo, hơn nữa, người dân Campuchia laị có thói quen
"sính hàng ngoại", vì vậy lạm phát tăng nhanh ở mức “phi mã” gây ảnh hưởng mạnh tới
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vào những năm gần đây, lạm phát đã được kiểm soát ở
mức ổn định.

3. thất nghiệp

Page |7


Vào năm 1991 tỷ lệ thất nghiệp của Campuchia chỉ ở mức 1.9 % tổng lực lượng lao
động.thất nghiệp tùy vào cách phân chia của từng nước khác nhau sẽ có cách nhìn về thất
nghiệp khác nhau.nhưng căn bản thất nghiệp ở Campuchia tăng dân từ năm 1994 từ 1.5
lên 2.5 trong năm 2000 và giảm xuống ở năm 2001 là 1.7 và bắt đầu ổn định chênh lệch
thất nghiệp giữa các năm từ 2001-2012 không lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, kéo theo
sự giảm xuống của tình trạng thất nghiệp, làm cho đời sông người dân ngày càng ổn định

4. Chính sách tiền tiền tệ của chính phủ

Cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển khác, tăng trưởng cung tiền và tín dụng
của Campuchia ln duy trì ở mức rất cao.

50000000 70
45000000
40000000 60 M2
35000000
30000000 50
25000000
20000000 40 M1
15000000
10000000 30

5000000 20 Tăng trưởng cung
0 tiền tệ (hàng năm
% )
10

0

Trung bình từ năm 1994 đến 2008, tăng trưởng cung tiền M2 đạt khoảng 28%, tăng

trưởng tín dụng ở mức 23.8% mỗi năm. Năm 2007, tăng trưởng cung tiền M2 đạt 62.9%,
tín dụng đạt 70.75%, đây là mức rất cao so với khoảng thời gian trước đó. Tăng trưởng
cung tiền và tín dụng rất cao này cũng là nguyên nhân khiến lạm phát bùng nổ dữ dội vào
năm 2008 (CPI tăng 19.7%).

Tổng cung tiền trong nền kinh tế so với GDP của Campuchia đang ở mức khá thấp
so với các nước trong khu vực. Năm 2007, tỷ lệ M2/GDP (giá hiện hành) bằng 32.3%,
năm 2008 giảm xuống còn 26.6%. Ở Việt Nam, tỷ lệ này hiện nay là khoảng 100%, các
nước Đông Nam Á từ 70% đến 140%. Điều này cho thấy độ sâu tài chính của Campuchia
vẫn ở mức rất thấp. Do vậy tiềm năng để hệ thống ngân hàng phát triển ở nước này còn
rất lớn.

5. Chính sách tài khóa của chính phủ

Page |8

1400000 14

1200000 12

1000000 10

800000 8

600000 6 Tổng thuế chính phủ thu được
lượng tăng mức thu thuế
400000 4 (%GDP)

200000 2


0 0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

từ năm 2002-2012

Biểu đồ: lượng thuế chính phủ thu hàng năm

Tổng mức thuế mà chính phủ thu về cho ngân sách nhà nước tăng mạnh qua các
năm. Từ năm 2002-2004, mức thu thuế chiếm một phần ổn định trong tổng GDP cả nước.
Năm 2007, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tăng mức thu
thuế. Đến năm 2009, khủng hoảng kinh tế làm kinh tế suy giảm, nhà nước thực hiện
chính sách tài khóa thu hẹp, giảm lượng thuế thu vào để kính cầu, tác động hồi phục nên
kinh tế thể hiện ở sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây (2009:
0.08% - 2013:7.45%)

6. cán cân thương mại

Trong nhiều thập kỷ, Campuchia đã xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu hàng hóa
thành phẩm. Trong thời kỳ chiến tranh, xuất khẩu suy giảm mạnh và cả nước đã dựa trên
nhập khẩu của Mỹ tài trợ để tồn tại. Xuất nhập khẩu hàng hóa đã tạm dừng một thời gian
trong chế độ Pol Pot, người lãnh đạo của phong trào cộng sản Khmer Đỏ. Năm 1977, cả
nước đã xuất khẩu 3.000.000 $ giá trị của hàng hóa, trong khi đó nhập khẩu 22.000.000 $
giá trị của sản phẩm (không bao gồm thương mại với Trung Quốc) theo ước tính của
phương Tây.

Page |9

Biểu đồ: kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
Ngoại thương của Campuchia thấy một số xu hướng tăng sau khi Chính phủ

Campuchia thức hiện cải cách vào năm 1980. Năm 1985, cả nước xuất khẩu hàng hóa trị
giá khoảng 10 triệu USD và nhập khẩu hàng hóa trị giá xấp xỉ 120 triệu USD. Campuchia
giao dịch chủ yếu với Liên Xô cũ và các đồng minh của mình vào giữa năm 1980. Đến
năm 1992, các sản phẩm nông nghiệp như cao su và gỗ, là những mặt hàng xuất khẩu
chính của Campuchia.
Trong giai đoạn 1985- 2013, cả xuất và nhập khẩu hàng hóa đều có sự phát triển
mạnh mẽ, song Campuchia vẫn còn đang là một nước nhập siêu và tỉ lệ nhập siêu có xu
hướng tăng trong thời gian qua.
II. Vấn đề xã hội Campuchia
Có thể nói Campuchia trải qua khá nhiều năm chiến tranh, điều đó khơng những ảnh
hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội rất sâu sắc. Các tệ nạn xã hội, nghèo đói,
bất bình đẳng thu nhập..ln được chính phủ Campuchia quan tâm. Mặc dù trong những
năm qua Capuchia đã cải thiện đáng kể tình trạng nghèo đói của đất nước, giảm khoảng
cách nghèo đói, giảm tỷ lệ nghèo của cả nước và ở nông thôn theo tiêu chuẩn quốc gia;
song so với các nước trên thế giới thì đây vẫn là một quốc gia gia có tỷ lệ nghèo đói cao.
Theo số liệu của WFP, 18% dân số Campuchia vẫn đang sống dưới mức chuẩn nghèo về

P a g e | 10

lương thực và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 40%. Đặc biệt, số người ở
mức “cận nghèo” khá cao, nếu họ chỉ cần mất đi thu nhập 0,3 USD/ngày, sẽ có 3 triệu
người Campuchia rơi trở lại diện nghèo, tăng gấp đôi tỷ lệ người nghèo, lên đến 40%.
Vấn đề người dân tiếp cận đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm vẫn là mối quan tâm lớn
của Chính phủ Campuchia. Các hộ ở nơng thơn chi tiêu trung bình từ 60% đến 70% cho
lương thực.

Tỷ lệ nghèo đói của Campuchia trong năm 2012 đã giảm còn 18,6%, thấp hơn
1,9% so với năm 2011. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo giai đoạn 2011-2013 lại chậm hơn
giai đoạn 2004-2011.


Từ 1994 đến 2011 mặc dù kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, thu nhập
bình quân đầu người đã được cải thiện nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia
tăng bất bình đẳng. Theo số liệu thu thập được, hệ số GINI trung bình trong 7 năm từ
1994 đến 2011 là 0.3575, có thể nói tương đối cao do vậy tình trạng bất bình đẳng thu
nhập ở đây là khá lớn. Trong thời kì đầu của q trình tăng trưởng, bất bình đẳng tăng lên
sau đó có xu hướng giảm dần. Sự bất bình đẳng trong thu nhập khá cao dẫn đến thu nhập
giữa các nhóm dân cư cũng phát sinh tình trạng chênh lệch. Hệ số chênh lệch giàu nghèo
ở Campuchia qua các năm có xu hướng giảm dần và dần được cải thiện, nhưng vẫn cao
so với nhiều nước. Người dân ở đây chủ yếu làm việc trong ngành nơng nghiệp nên ít có
cơ hội thốt khỏi nghèo đói.

Như biểu đồ trên Từ những năm 1985 đến 2013 thì dân số ở các độ tuổi 15-65
vẫn chiếm tỷ lệ cao trong khi đó tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp, có thể
nói dân số từ 15-65 tuổi là lực lượng lao động và phục vụ cho chiến tranh chủ yếu của đất
nước luôn được chú trọng và quan tâm. Từ năm 1985 tình hình quân sự Campuchia dần
ổn định, vì vậy tỷ lệ dân số độ tuổi từ 0-14 tăng cao qua từng năm (từ 42,45% trong năm
1985 tăng lên 46.58% trong năm 1994) nhưng đến 1994 trở đi Campuchia bắt đầu phát
triển về kinh tế, các vấn đề y tế cũng được cải thiệt làm cho tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên
bắt đầu được cải thiện, tăng mạnh dần lên từ 3.47% năm 1994 lên 5.35% trong năm 2013.
Điều này cho thấy Campuchia vần đang rất chú trọng đến lực lượng lao động đó thể hiện
ở con số 63.56% trong năm 2013.

Tốc độ tăng dân số năm 1985 là 3.63% con số nay giảm dần liên tục trong 4
năm từ 1985 đến 1988 là 2.85%. Việc làm suy giảm dân số do rất nhiều yếu tố tác động
nhưng trong thời kì 1985-1988 ở Campuchia việc giảm dân số chủ yếu do chiến tranh,
làm tỷ lệ dân số 15-65 tuổi giảm, đến những năm sau 1988 đến 1992 dân số tăng dân lên
mức 3.598%. Khi chính trị và kinh tế dần ổn định thì tỉ lệ sinh giảm dần chú trọng nâng
cao tuổi thọ cho người lớn tuổi và đầu tư chú trọng cho dân số ở độ tuổi lực lượng lao
động, vì vậy tăng dân số đã giảm khá mạnh xuống còn 1.395% nhưng con số này dần
được cải thiện.


P a g e | 11

Trong cả giai đoạn, GDP bình qn đầu người có xu hướng tăng tuy nhiên cũng
có những biến động làm cho thu nhập giảm mạnh. Vào năm 2009, do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới, GDP bình quân đầu người của Campuchia có giảm mạnh
nhưng nhanh chóng khơi phục vào các năm tiếp theo. Trong giai đoạn 1985-2012, tuổi
thọ trung bình của Campuchia đang có xu hướng tăng.

Về vấn đề việc làm, tỉ lệ thất nghiệp của Campuchia có sự thay đổi nhiều. Tỷ lệ
thất nghiệp giảm nhanh và trong tất cả các năm 2001-2012, đến năm 2012 chỉ còn 1.5%
giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua chủ yếu do số việc làm tạo ra cho người lao
động tăng mạnh sau năm 2003, do đó Campuchia là nước sở hữu một trong các thị
trường việc làm mạnh nhất thế giới.Tiền lương trả cho người lao động dao động ở mức
85% trong tổng số việc làm.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng Campuchia,
ta thu được kết quả như sau:

LN(G)= 0.714405836+0.11305777*LN(Yp)+(-0.137895672)*LN(Yp2) (3)

Ý nghĩa

- Hệ số β0: β0= 0.174405836, khi các biến giải thích LN(Yp), LN(Yp2) đồng thời
bằng 0 thì trung bình LN(G) đạt được là 0.714405836

- Hệ sốβ1: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi LN(Yp) tăng 1 đơn vị thì
sẽ làm LN(G) tăng lên 0.11305777 đơn vị.

- Hệ sốβ2: trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi LN(Yp2) tăng 1 đơn vị thì

sẽ làm LN(G) giảm xuống -0.137895672 đơn vị.

- R2= 0.708640719, trong 100% sự biến đổi của biến phụ thuộc LN(G) thì có
70.86% sự biến động là do biến độc lập LN(Yp), LN(Yp2) ảnh hưởng, còn lại là do sai
số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngồi mơ hình

- Mơ hình có ý nghĩa vì trị thống kê của kiếm định F (=0.002935597), nhỏ hơn
anpha (α=0.05)

- Các hệ số hồi quy gắn với biến LN(Yp) và LN(Yp2) đều có ý nghĩa (vì các giá trị
P-value tương ứng với các hệ số hồi quy này(0.0234466; 0.043523; 0.01781) đều nhỏ
hơn anpha)

- Việc phân phối lợi tức (GINI) có sự phụ thuộc lớn vào mức tăng trưởng kinh tế

Có thể giải thích như sau:

- Việc phân phối lợi tức (GINI) có sự phụ thuộc lớn vào mức tăng trưởng kinh tế

P a g e | 12

- Khi GDP bình quân đầu người tăng thì dẫn đến mơi trường bị suy thối; tuy nhiên,
khi đạt đến một điểm nào đó, thì tăng GDP bình qn đầu người lại làm giảm suy thối.

Quá trình phát triển kinh tế của Campuchia làm cho GDP/người tăng dần và trong
quá trình đó, sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng tăng dần, tình trạng phân hóa giàu
nghèo sẽ mạnh dần.

KẾT LUẬN
Campuchia là một nước kém phát triển trên thế giới cũng như ở ASEAN. Nền kinh

tế phát triển chưa ổn định. Tuy nhiên, đất nước này đang thực hiện các bước chuyển mình
và ngày càng phát triển, thể hiện ở sự gia tăng chất lượng, số lượng lao động, gia tăng
vốn, sự chuyển dịch cơ cấu, cán cân thương mại…. Nền xã hội của nước này cũng ngày
càng ổn định và hoàn thiện hơn. Hiện nay, nhiều nước phát triển đánh giá Campuchia là
một trong những nước có triển nhất ở ASEAN. Trong những năm gần đây tốc độ tăng
trưởng của Campuchia thậm chí cịn cao hơn một số nước như Lào hay Việt Nam. Đó là
những điểm mạnh của đất nước này để có thể vươn lên phát triển mạnh, kỳ vọng cho một
tương lai tươi sáng sau này./.
PHỤ LỤC

P a g e | 13

(1). Hàm lnY = Ln(TFP) + αLnK + βLnL

(2). LN(Y) = β0+ β1 * LN(L) + β2 * Ln(FDI)

P a g e | 14

( ) (3).cos φ=β0+β1 ln XK GDP +β2 (EDU )

(4). LN(G)= 0.714405836+0.11305777*LN(Yp)+(-0.137895672)*LN(Yp2)

P a g e | 15


×