Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: LÝ – HÓA – SINH
----------

NGUYỄN QUỲNH THƯ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
VÀ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU Ở THÀNH

PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 4 năm 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận là chân thực và chưa
được cơng bố trong bất cứ bài nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm với lời cam đoan này.

Tam Kỳ, tháng 5 năm 2016
Người viết

Nguyễn Quỳnh Thư

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện và hồn thành bài khóa luận này, em nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em, bạn
bè cùng gia đình thân u. Với lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm


ơn chân thành tới:
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn vơ cùng sâu sắc đến ban giám hiệu, phịng đào
tạo, khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hồn
thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn cô giáo, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi – Th.S Nguyễn
Hồng Lan Anh. Với tất cả kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt huyết, cô đã giúp đỡ
tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã giành thời gian quý báu để đọc, nhận xét và
tham gia hội đồng chấm bài khóa luận, giúp cho việc nghiên cứu khóa luận của
tơi được hồn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường
THCS Nguyễn Du ở phường Tân Thanh, thành phố Tam Kỳ, tình Quảng Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đế gia đình, bạn bè cùng các anh chị đã
quan tâm, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình thực hiện khóa luận.

Tam Kỳ, tháng 5 năm 2016
Người viết

Nguyễn Quỳnh Thư

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Các nghiên cứu về chỉ số hình thái của người Việt Nam ......................... 3

1.2. Đặc điểm tăng trưởng, phát triển của học sinh THCS .............................. 4
1.2.1. Đặc điểm phát triển về mặt cơ thể.......................................................... 4
1.2.2. Sự phát triển về mặt tâm lý, nhận thức .................................................. 5
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể trạng của học sinh THCS.......................... 7
1.3.1. Các yếu tố nội sinh ................................................................................. 7
1.3.2. Các yếu tố ngoại sinh ............................................................................. 8
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ và phường
Tân Thạnh......................................................................................................... 9
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 9
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................ 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 12
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 12
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 12
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ số ......................................................... 13
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 16
3.1. Các chỉ số hình thái của học sinh từ 12 đến 15 tuổi ................................ 16

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính ............................. 16
3.1.2. Trọng lượng cơ thể của học sinh theo tuổi và giới tính........................ 19
3.1.3. Vịng ngực trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính ................... 21
3.2. Các chỉ số thể trạng của học sinh từ 12 đến 15 tuổi ................................ 24
3.2.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)...................................................................... 24
3.2.2. Chỉ số Pignet......................................................................................... 29
3.3. Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập.................................. 35
3.3.1. Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập mơn Tốn ............. 35

3.3.2. Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập môn Văn ............... 40
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 45
1. Kết luận ...................................................................................................... 45
2. Kiến nghị .................................................................................................... 45
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 47

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
cm: centimet
mm: milimet
kg: kilogam

: giá trị trung bình
SD: độ lệch chuẩn
TTBN: tăng trung bình năm
TTBC: tăng trung bình chung
VNTB: vịng ngực trung bình

DANH MỤC BẢNG

Bảng TÊN BẢNG Trang
2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu 11
3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 16
3.2 So sánh chiều cao đứng trung bình chung của học sinh trường 18
THCS Nguyễn Du với kết quả điều tra trước của tác giả Đoàn
3.3 Thị Khương tại trường THCS Lý Tự Trọng 19
3.4 Trọng lượng cơ thể (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính 21
So sánh trọng lượng cơ thể trung bình chung của học sinh
3.5 trường THCS Nguyễn Du với kết quả điều tra trước của tác 22
3.6 giả Đoàn Thị Khương tại trường THCS Lý Tự Trọng 23

Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
3.7 So sánh vịng ngực trung bình chung của học sinh trường 24
3.8 THCS Nguyễn Du với kết quả điều tra trước của tác giả Đoàn 25
Thị Khương tại trường THCS Lý Tự Trọng
3.9 Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 26
3.10 So sánh chỉ số BMI chung của học sinh trường THCS Nguyễn 29
3.11 Du với kết quả điều tra trước của tác giả Đoàn Thị Khương tại 31
trường THCS Lý Tự Trọng
3.12 Thể trạng của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi 32
3.13 Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính 36
3.14 So sánh chỉ số pignet chung của học sinh trường THCS 40
Nguyễn Du với kết quả điều tra trước của tác giả Đoàn Thị
Khương tại trường THCS Lý Tự Trọng
Thể lực của học sinh theo tuổi và giới tính
Mối tương quan giữa thể trạng với kết quả học tập mơn Tốn
Mối tương quan giữa thể trạng với kết quả học tập môn Văn

Biểu đồ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang
3.1 TÊN BIỂU ĐỒ 17
3.2 20
3.3 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 23
3.4 Trọng lượng cơ thể (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính 25
3.5 Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 27
3.6 Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 27
3.7 Thể trạng của học sinh ở độ tuổi 12 28
3.8 Thể trạng của học sinh ở độ tuổi 13 28
3.9 Thể trạng của học sinh ở độ tuổi 14 30
3.10 Thể trạng của học sinh ở độ tuổi 15 33
3.11 Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và giới tính 33
3.12 Thể lực của học sinh ở độ tuổi 12 34

3.13 Thể lực của học sinh ở độ tuổi 13 34
3.14 Thể lực của học sinh ở độ tuổi 14 38
Thể lực của học sinh ở độ tuổi 15
3.15 Mối tương quan giữa thể trạng gầy với kết quả học tập môn 38
Toán
3.16 Mối tương quan giữa thể trạng bình thường với kết quả học tập 39
mơn Tốn
3.17 Mối tương quan giữa thể trạng thừa cân với kết quả học tập môn 39
Toán
3.18 Mối tương quan giữa thể trạng béo phì với kết quả học tập môn 42
3.19 Toán 42
Mối tương quan giữa thể trạng gầy với kết quả học tập môn Văn
3.20 Mối tương quan giữa thể trạng bình thường với kết quả học tập 49
môn Văn
3.21 Mối tương quan giữa thể trạng thừa cân với kết quả học tập môn 49
Văn
Mối tương quan giữa thể trạng béo phì với kết quả học tập môn
Văn

I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

Một trong những đặc điểm của cơ thể người là sinh trưởng và phát triển
diễn ra liên tục, gồm nhiều giai đoạn. Hai q trình đó có mối quan hệ mật thiết
với nhau, bổ sung cho nhau để cơ thể tăng trưởng về tầm vóc và thể lực. Đối với
trẻ em, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra không đồng đều theo lứa tuổi,
mỗi giai đoạn có đặc điểm khác nhau về hình thái, sinh lý…

Trẻ em là nguồn lực mới cho tương lai và cũng là niềm hy vọng của tồn
nhân loại. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được

Đảng và Nhà nước quan tâm.

Thực tế cho thấy, muốn đề ra các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu nhằm
nâng cao chất lượng của thế hệ trẻ một cách tồn diện thì phải dựa vào đặc điểm
thể lực và trí tuệ của học sinh. Tuy nhiên, để cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức
khoẻ cho con người, từng bước nâng cao thể trạng, tầm vóc và trí tuệ thì trước
hết phải nâng cao thể lực của trẻ em. Đây là nhiệm vụ song song của ngành giáo
dục và ngành y tế.

Qua những nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em trên thế
giới và Việt Nam, có thể thấy sự phát triển của trẻ em thường xuyên biến đổi.
Các chỉ số sinh học của học sinh khơng phải hằng định mà có thể thay đổi phụ
thuộc vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ điều tra tuỳ theo sự thay đổi môi
trường tự nhiên và xã hội, đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng. Do đó, việc nghiên
cứu các chỉ số sinh học của học sinh là một công việc cần phải tiến hành thường
xuyên. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh
học và thể trạng của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Du ở thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.”

1

1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định thực trạng một số chỉ số sinh học của học sinh lứa tuổi 12 – 15

của trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Xác định thể trạng của học sinh lứa tuổi 12 – 15 của trường trung học cơ

sở Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa kết quả học tập với sự phát triển thể


trạng của học sinh lứa tuổi 12 – 15 của trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: một số chỉ số sinh học và thể trạng của học sinh từ
12 – 15 tuổi.

- Phạm vi nghiên cứu: Khuôn khổ đề tài chỉ nghiên cứu học sinh ở trường
trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp xác định chỉ số.
- Phương pháp xử lí số liệu.

2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về chỉ số hình thái của người Việt Nam
Có những cơng trình nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về
hình thái – thể trạng của học sinh THCS ở nước ta:
Tác giả Hoàng Thị Mai Hoa (2012) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình
thể của học sinh trường THCS Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Lam. Kết quả mà
tác giả đã nghiên cứu được đó là: học sinh từ 12 – 15 tuổi tại trường THCS Lam
Hạ có chiều cao đứng của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm khoảng 5.78
cm/năm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng trung bình mỗi năm khoảng 3.71
cm/năm. Cân nặng của học sinh liên tục tăng từ 12 – 15 tuổi. Cân nặng của học
sinh nam tăng trung bình 4.63 kg/năm. Cân nặng của học sinh nữ tăng trung bình
tăng 2.68 kg/năm. Vịng ngực trung bình cũng tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng

không đều giữa các năm. Mỗi năm vịng ngực trung bình của nam tăng 3.06 cm,
vịng ngực trung bình của nữ tăng 3.16 cm. [3].
Tác giả Ngô Thị Phương Thanh (2012) nghiên cứu một số chỉ số sinh học
của học sinh trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Kết
quả về một số giá trị sinh học và hình thái thể trạng của học sinh từ 12 – 15 tuổi
cho thấy đều tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng trưởng hằng năm không đều và tăng
nhanh trong giai đoạn dậy thì, trong thời điểm tăng cao nhất của nữ thường là 13
tuổi và của nam thường là 14 tuổi. Sau thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng kích thước
hình thái có xu hường giảm dần ở hai giới. Ở cùng một độ tuổi, sự tăng của
chiều cao đứng, cân nặng ở nam thường cao hơn nữ. Đa số các đặc điểm hình
thái của học sinh nam phát triển nhanh hơn của học sinh nữ, đặc biệt là trong giai
đoạn dậy thì. Giá trị sinh học về thể lực điển hình của học sinh trường THCS
Dịch Vọng thuộc nhóm yếu, trung bình, gầy thể hiện qua chỉ số pignet của học
sinh trường THCS Dịch Vọng tương đối cao. Ở nam, từ 12 -15 tuổi, chỉ số pignet
tăng từ 33.94 lúc 12 tuổi đến 40.41 lúc 15 tuổi. Ở nữ, chỉ Số pignet thì lại tăng từ
40.41 lúc 12 tuổi đến 43.91 lúc 14 tuổi sau đó giảm mạnh ở tuổi 15 còn 38.40. Ở
các lứa tuổi 12, 13 chỉ số pignet của học sinh nữ cao hơn học sinh nam, ngược lại

3

ở các lứa tuổi 14, 15 chỉ số pignet của học sinh nam lại cao hơn so với học sinh
nữ. Chỉ số BMI của học sinh nam giảm từ 17.59 lúc 12 tuổi xuống cịn 16.94 lúc
15 tuổi, sau đó tăng nhanh ở độ tuổi 15 lên 18.29. Chỉ số BMI ở nữ khơng có sự
khác biệt ở độ tuổi 12, 13, sau đó tăng từ 16.26 ở độ tuổi 13 đến 18.89 ở độ tuổi
15. Ở độ tuổi 12, 13 chỉ số BMI của học sinh nam cao hơn học sinh nữ, ở lứa tuổi
14, 15 chỉ số BMI của học sinh nữ lại lớn hơn học sinh nam. [21].

Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu của các tác giả sau: Tác giả Hoàng Thu
Sang (2012), nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh THCS tỉnh
Thái Nguyên. Tác giả Đào Mai tuyến (2000), nghiên cứu một số chỉ số sinh học

của người Ê Đê và người Kinh định cư ở Đắk Lắk, luận án tiến sĩ y học,….. [15],
[16].
1.2. Đặc điểm tăng trưởng, phát triển của học sinh THCS
1.2.1. Đặc điểm phát triển về mặt cơ thể

Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể và
sinh lý. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển của cá nhân, đây là giai
đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu
sinh lý của thiếu niên có đặc điểm là: Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ,
quyết liệt nhưng không cân đối. Tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự cải tổ thể
chất – sinh lý của tuổi thiếu niên là các hooc – môn, chế độ dinh dưỡng và lao
động.

Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao
thêm 5 – 6cm, các em trai cao thêm 7 – 8cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2
kg đến 6 kg mỗi năm.

Hệ xương đang diễn ra q trình cốt hóa về hình thái làm cho các em lớn
lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Trong sự phát triển của hệ
xương thì xương tay, xương chân phát triển rất mạnh nhưng xương lồng ngực
phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đốt ngón tay
diễn ra không đồng đều. Ở các em gái diễn ra q trình hồn thiện các mảnh của
xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này). Bởi vậy, cần tránh cho các
em đi giày, guốc cao gót, tránh nhảy quá cao để không ảnh hưởng đến chức năng

4

sinh sản của các em. [4].
Hệ thống tim mạch của các em phát triển cũng khơng cân đối: Thể tích của


tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn nhưng đường kính
của mạch máu lại phát triển chậm hơn nên dẫn đến một số rối loạn tạm thời của
tuần hoàn máu. Do đó, các em thường bị mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp
tăng…[4], [5].

Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương, sự phát triển của hệ cơ diễn ra theo
hai kiểu khác nhau đặc trưng cho mỗi giới: Các em trai vai rộng, cơ vai, bắp tay,
bắp chân phát triển mạnh, tạo nên sự mạnh mẽ của nam giới sau này. Các em gái
tròn trịa dần, ngực nở,…tạo nên sự duyên dáng, mềm mại của thiếu nữ. [4], [5].

Lứa tuổi thiếu niên có sự thay đổi đột ngột bên trong cơ thể là do tuyến nội
tiết bắt đầu hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục. Do hệ
thống tuyến nội tiết và hệ thần kinh có liên quan với nhau về chức năng nên một
mặt nghị lực của các em tăng mạnh mẽ, một mặt các em lại nhạy cảm cao với các
tác động bên ngồi. Vì vậy, khi sự căng thẳng kéo dài, sẽ dẫn đến rối loạn hoạt
động hệ thần kinh, các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và
những cơn xúc động. [5].

Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối, hệ thần kinh của thiếu niên
cịn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn địu, kéo dài. hoạt
động thần kinh cấp cao chưa đạt độ vững vàng nên chưa có khả năng chịu đựng
những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài, làm cho một số em bị ức chế, uể oải,
thờ ơ, lơ đễnh, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em.

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển
cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên. Tuổi dậy thì của các em gái Việt Nam là khoảng từ
12 đến 14 tuổi, ở các em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn em gái khoảng 1.5
đến 2 năm. Biểu hiện của thời kì này là cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện
những dấu hiệu của giới tính.
1.2.2. Sự phát triển về mặt tâm lý, nhận thức


* Về mặt tâm lý:
Vào học trường THCS là bước ngoặc quan trọng trong đời sống của các em.

5

Ở lớp dưới, trẻ học tập các hệ thống các sự kiện và hiện tượng, hiểu những mối
quan hệ đơn giản và phức tạp giữa các sự kiện và hiện tượng đó. Ở trường
THCS, việc học tập của các em phức tạp một cách đáng kể, các em được tiếp xúc
với nhiều môn học mới, phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà
nhiều giáo viên, do đó địi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học. Các em
chuyển sang nghiên cứu có hệ thống cơ sở khoa học, các em học tập có phân
môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật được sắp xếp tành
một hệ thống sâu sắc. Điều đó bắt đầu các em phải tự giác và có tính độc lập cao.

Thái độ say sưa, hứng thú học tập, lĩnh hội, phát triển trí tuệ của các em
xuất hiện thêm nhiều nét mới so với học sinh tiểu học. Hứng thú được xác định
rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên,
tính tị mị, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của học sinh bị phân tán và
không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với
các lĩnh vực khác trong cuộc sống. [7].

* Về mặt nhận thức:
- Tri giác: Ở học sinh THCS, khối lượng tri giác được tăng rõ rệt. Tri giác
của các em có trình tự, có kế hoạch và hồn thiện hơn. Các em có khả năng phân
tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ
thống cảm tính linh hoạt tùy thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát
phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy nhiên, tri giác của các
em cịn một số hạn chế: thiếu kiên trì, cịn vội vàng, hấp tấp trong tri giác, tính hệ
thống, tính tổ chức trong tri giác cịn yếu. Vì vậy, giáo viên cần rèn luyện cho các

em kỹ năng quan sát qua các giờ giảng lý thuyết, các giờ thực hành, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, … [7], [8], [9].
- Trí nhớ: Ghi nhớ chủ đinh, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ logic đang dần được
chiếm ưu thế hơn ghi nhớ máy móc. Trong khi tái hiện tài liệu, các em đã biết
dựa vào logic của vấn đề nên nhớ chính xác và lâu hơn. Các em có khả năng sử
dụng các loại trí nhớ một cách hợp lý, biết tìm cách ghi nhớ một cách thích hợp,
có hiệu quả, biết phát huy vai trị của tư duy trong q trình ghi nhớ. Tuy nhiên,
ghi nhớ của học sinh THCS vẫn cịn thiếu sót. Các em thường bị mâu thuẩn trong

6

việc ghi nhớ, mặc dù ghi nhớ có ý nghĩa song các em vẫn tùy tiện trong việc ghi
nhớ. [7], [8].

- Chú ý: Chú ý chủ định ở các em phát triển mạnh hơn so với nhi đồng.
Sức tập trung chú ý cao hơn, khả năng di chuyển được tăng cường rõ rệt, khả
năng duy trì chú ý được lâu bền hơn so với nhi đồng, chú ý của các em thể hiện
sự lựa chọn rất rõ (phụ thuộc vào tính chất của đối tượng, vào hứng thú của các
em,…). Tuy nhiên trong sự phát triển chú ý của các em cũng thể hiện mâu thuẫn.
Một mặt, chú ý có chủ định ở các em phát triển mạnh. Mặt khác những ấn tượng
và rung động mạnh mẽ, phong phú lại làm cho chú ý của các em không bền
vững. Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào
tâm trạng, thái độ của các em trong giờ học. Bởi vậy giáo viên cần tổ chức giờ
học có nội dung hấp dẫn, địi hỏi các em phải tích cực hoạt động, tích cực suy
nghĩ, tham gia xây dựng bài,… [7], [9].

- Tư duy: Chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng là nét đặc thù trong sự
phát triển tư duy của các em. Tuy nhiên ở đầu cấp THCS, thành phần của tư duy
cụ thể vẫn phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang
các lớp cuối cấp, tư duy trừu tượng phát triển mạnh. Các em có khả năng phân

tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những
mối liên hệ,quan hệ mang tính quy luật,… khi lĩnh hội, giải quyết nhiệm vụ. Khả
năng suy luận của các em tương đối hợp lí và có cơ sở xác thực. [7], [8].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thể trạng của học sinh THCS

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng của trẻ ở độ tuổi từ
12 đến 15 tuổi. Có thể chia ra làm 2 nhóm là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
1.3.1. Các yếu tố nội sinh
* Vai trò của hệ thần kinh: Hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Hệ thần kinh trung ương đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ.
Não bộ và tủy sống ảnh hưởng đến sự vận động và tinh thần của trẻ.
* Vai trò của các tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận,…)
Tuyến nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

7

- Điều hòa quá trình trao đổi chất.
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Trong mỗi thời kì phát triển của cơ thể, các tuyến nội tiết khác nhau có ảnh
hưởng khơng giống nhau.
1.3.2. Các yếu tố ngoại sinh
Các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
* Vai trò của dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là cơ sở vật chất ể trẻ phát triển thể chất, nếu trẻ được cung cấp
đủ dinh dưỡng thì đó là điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể trạng, giúp cho cơ thể
khỏe mạnh, chống được các nguy cơ mắc bệnh và linh hoạt hơn. Ngược lại, nếu
dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ thì sẽ làm cơ thể trẻ suy nhược, kém
phát triển, gầy ốm, thiếu chất dinh dưỡng còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như

còi xương,….
* Vai trò của giáo dục:
Giáo dục có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ.
Nếu nuôi dưỡng tốt nhưng thiếu giáo dục sẽ làm chậm sự phát triển thể chất
và trí tuệ của trẻ.
Nếu tạo mọi điều kiện cho trẻ có cuộc sống tinh thần thoải mái sẽ kích thích
trẻ ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc, từ đó cơ thể trẻ sẽ phát triển tốt. [9].
* Vai trò của môi trường sống:
Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, nếu mơi
trường sống sạch sẽ, khơng khí thống đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt
cho trẻ em phát triển thể chất, ngược lại, nếu môi trường khơng thuận lợi thì
khơng những khơng tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn là
nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở sự phát triển thể trạng của trẻ.
Bên cạnh đó, tâm lý gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất
của trẻ. Trẻ em được sống trong mơi trường gia đình êm ấm, hịa thuận, hạnh
phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và những người xung quanh thì sẽ phát
triển tốt hơn những trẻ sinh ra trong gia đình khơng hạnh phúc, bố mẹ hay mâu
thuẫn hoặc bố mẹ bận công việc, ít quan tâm đến con. [9]

8

* Ảnh hưởng của bệnh tật:
Trẻ mắc bệnh thường phải tiêu hao năng lượng nên làm chậm sự phát triển

thể trạng của trẻ.
* Sự luyện tập thể dục, thể thao:

Sự luyện tập, vận động cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể
trạng của trẻ. Việc luyện tập thường xuyên giúp cho tinh thần thoải mái, lưu
thơng khí huyết, tăng cường năng lượng, cải thiện sự dẻo dai của cơ và xương,…

từ đó giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ và phường
Tân Thạnh
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a. Thành phố Tam Kỳ [22]

Thành phố Tam Kỳ nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, nằm cách khu
vực bờ biển khoảng 5km, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Nam, cách sân
bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu
Dung Quất khoảng 40km về phía Bắc.

Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hường Tây Nam và Đơng
Bắc. Khu vực đơ thị của thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc,
phía Đơng, phía Nam, có nhiều đồi núi ở phía Tây.

+ Phía Bắc: giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh.
+ Phía Nam: giáp huyện Núi Thành.
+ Phía Đơng: giáp biển Đơng.
+ Phía Tây: giáp huyện Phú Ninh.
Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, mưa nhiều và theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ.
- Nhiệt độ khơng khí:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,9oC.
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28 – 29,7oC (tháng 5 – 8).
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 – 22oC.
+ Biên độ nhiệt trung bình tháng: 7oC.

9

- Độ ẩm:

+ Độ ẩm trung bình năm: 86%.
+ Mùa đông (tháng 9 đến tháng 10): độ ẩm trung bình tháng 82%.
+ Mùa hè ( tháng 4 đến tháng 9): độ ẩm trung bình 75 – 81%.

- Lương mưa:
Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa

chiếm 70 – 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa mỗi tháng trong kỳ này đạt đến
400mm, tháng 10 có lượng mưa lớn nhất: 434mm.

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 20 – 25% lượng mưa
cả năm. Lượng mưa tháng trong kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ
nhất trong năm là 12mm

+ Lượng mưa trung bình năm: 2.010mm.
+ Lượng mưa lớn nhất trung bình năm: 3.707mm.
+ Lượng mưa thấp nhất trung bình năm: 1.111mm.
- Chế độ gió: Trong năm thường có các hướng gió chính như sau:
+ Hướng Đông Bắc đến Bắc: Thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 với tốc độ
trung bình 4 – 5 m/s.
+ Hướng Đơng đến Đơng Nam, sau đó chuyển sang Tây đến Tây Nam
trong những tháng từ 4 – 8, tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s.
+ Vận tốc gió trung bình năm 2,9 m/s, lớn nhất đạt 18 – 20 m/s, vận tốc gió
cực đại khi có bão là 40 m/s.
b. Phường Tân Thạnh
Địa giới hành chính của phường Tân Thạnh như sau:
+ Phía Đơng giáp với Phường An Phú.
+ Phía Tây giáp với Phường Hịa Thuận.
+ Phía Bắc giáp với xã Tam Thăng.
+ Phía Nam giáp với Phường An Mỹ - Phước Hòa.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Thành phố Tam Kỳ [22]
Theo niên giám thống kê, Tam Kỳ năm 2015, dân số trung bình thành phố

10

có 109.322 người, bao gồm 9 phường và 4 xã.
Thành thị: có 82.587 người chiếm 75.5% tổng dân số thành phố.
Nông thôn: 26.735 người chiếm 24.5% tổng dân số thành phố.
Trong đó số học sinh đang theo học ở các trường là 22.838 học sinh, cán bộ

y tế làm việc ở bệnh viện đa khoa Tam Kỳ và ở các trạm y tế là 181 cán bộ, GDP
bình quân đầu người là 1.492 USD/năm, tỷ lệ hộ nghèo cả thành phố chiếm
6.33%.

Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang phát triển theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp giảm.
Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ chuyển dịch khá nhanh và
mạnh theo hướng thương mại – dịch vụ - công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng hằng
năm của của các ngành này luôn đạt 20 – 25%.

Cụm công nghiệp Trường Xuân Tam Phú đã đi vào hoạt động có hiệu quả
và ngày càng nâng cao chất lượng. Các lĩnh vực may mặc, chế biến đồ gỗ, cơ
khí, điện máy tiếp tục phát triển. Các làng nghề và sản phẩm truyền thống như:
trà, tàu thuyền, bún, chiếu cói… tiếp tục phát triển ổn định.
b. Phường Tân Thạnh

Phường Tân Thạnh có diện tích tự nhiên: 592,15ha hiện nay, tồn phường
có 8 khối phố với 55 tổ đồn kết ở khu dân cư. Có 2255 hộ với 9564 nhân khẩu
so với mặt bằng chung của thành phố thấp nhất, thu nhập bình quân đầu người là

28 triệu/năm.

Có 2 khối phố cịn sản xuất nơng nghiệp, 6 khối phố cịn lại nhân dân bn
bán nhỏ, khu cán bộ cơng chức, viên chức lao động và cán bộ hưu trí. Đời sống
nhân dân tương đối ổn định, tỉ lệ hộ giàu, khá 89%, tỉ lệ cận nghèo 1,51%, tỷ lệ
hộ nghèo 0,66%, tỷ lệ hộ gia đình khó khăn 1,7%. Cơ sở giáo dục trên địa bàn cơ
bản hoàn thiện có 2 trường mẫu giáo chất lượng, 1 trường tiểu học, 1 trường
THCS, 1 trường chuyên, 1 trường Trung cấp và 1 trường Cao Đẳng…Các trường
đều đạt chuẩn quốc gia và hầu hết các trường đều thực hiện tốt chương trình phổ
cập giáo dục THPT 100%.

11

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài là học sinh trường

THCS Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ở 4 độ tuổi khác nhau từ

12 – 15 tuổi (tính theo độ tuổi đến trường của học sinh và tuổi của các đối tượng

được tính theo quy ước chung của Tổ chức Y tế thế giới).

Các đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình

thường, khơng mắc bệnh mạn tính và khơng có dị tật về hình thể. Tổng số đối


tượng nghiên cứu là 459 học sinh, gồm 4 nhóm tuổi thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu

Tuổi Nam Nữ Chung

12 56 54 110

13 62 52 114

14 68 48 116

15 66 53 119

Tổng 252 207 459

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: trường THCS Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh

Quảng Nam.
Thời gian nghiên cứu: từ 12/2015 đến 3/2016

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Một số chỉ số về hình thái của học sinh từ 12 đến 15 tuổi.
- Một số chỉ số về thể trạng của học sinh từ 12 đến 15 tuổi.
- Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu [1]


Chọn mẫu cỡ lớn áp dụng khi điều tra các chỉ số sinh học như chiều cao, cân
nặng.

Mẫu cỡ lớn được chọn theo công thức: /

12


×