Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Trình bày về hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị; Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị, pháp luật và nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.38 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ 2:

1. Trình bày về hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính
trị; Liên hệ với nhà nước Việt Nam? Phân tích các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị, pháp luật và
nhà nước. Liên hệ vào điều kiện Việt nam hiện nay.

BÀI LÀM

1. Trình bày về hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ
chính trị; Liên hệ với nhà nước Việt Nam? Phân tích các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

* Hình thức chính thể

Đây là cách thức để tổ chức, trình tự thành lập của cơ quan thẩm quyền nhà nước
cao nhất và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau cũng như là thái độ của các cơ
quan này với nhân dân. Hình thức chính thể bao gồm có hai dạng đó là chính thể qn
chủ và hình thức chính thể cộng hịa.

● Hình thức chính thể qn chủ: Đây là hình thức chính thể mà quyền lực cao
nhất sẽ tập trung vào toàn bộ hoặc là tập trung một phần vào người đứng đầu
nhà nước theo nguyên tắc thừa kế là chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể
quân chủ hạn chế.

● Hình thức chính thể cộng hịa: Đây là hình thức mà trong đó quyền lực cao nhất
thuộc về cơ quan được bầu ra trong một khoảng thời gian cụ thể, có hai loại
chính thể là chính thể cộng hịa q tộc và chính thể cộng hịa dân chủ.
○ Cộng hòa quý tộc: Cử tri bầu ra Đại cử tri, Đại cử tri bầu ra Quốc hội.


○ Cộng hịa dân chủ: Khơng có mơ hình chung về loại hình chính thể này.

Trên thế giới khơng có nước nào theo hình thức chính thể cộng hịa q tộc mà nó
có thể kết hợp 2 loại trên.

* Hình thức cấu trúc

Đây là sự tổ chức nhà nước thành những đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở

trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương. Bao gồm có hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.

● Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất: Đây là nhà nước có chủ quyền chung và
có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, bộ phận hợp thành nhà nước là những đơn vị
hành chính lãnh thổ khơng có chủ quyền riêng.

● Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang: Được hình thành từ hai hoặc nhiều
quốc gia thành viên và các thành viên này có chủ quyền riêng bên cạnh chủ
quyền chung của nhà nước liên bang.

* Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị của một nhà nước là tìm hiểu xem nhà
nước đó sử dụng những phương pháp nào để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Các phương pháp đó chủ yếu gồm phương pháp lựa chọn người nắm quyền giữ cao
nhất của nhà nước, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà
nước và phương pháp xây dựng nên các quyết định quan trọng của nhà nước.


Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội...của đất nước mà chế
độ chính trị có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành hai dạng cơ
bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.

● Chế độ dân chủ: Là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ
chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định
những vấn đề quan trọng của nhà nước.

● Chế độ phản dân chủ: Là chế độ và nhân dân khơng có quyền tham gia vào
việc tổ chức bộ máy nhà nước (đặc biệt là cơ quan tối cao của quyền lực nhà
nước) hoặc việc bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của
nhà nước.

* Liên hệ với nhà nước Việt Nam

- Hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam:
Chính thể của nước Việt Nam được thành lập thông qua việc bầu cử dựa trên

nguyên tắc trực tiếp, bình đẳng, phổ thơng và bỏ phiếu kín để bầu ra cá cơ quan đại
diện của mình, thay mặt mình thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

Theo đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về quốc hội quốc hội sẽ được bầu
theo nhiệm kỳ là 05 năm một lần và có quyền trong việc lập pháp, quyết định những
vấn đề quan trọng của nhà nước.

- Hình thức cấu trúc nhà nước Việt Nam:

2

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất có độc lập chủ quyền, có hệ thống pháp

luật thống nhất và được áp dụng trong phạm vi tồn quốc.

Nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất và không bị phân chia thành các tiểu bang
tự trị mà chia thành những đơn vị hành chính trực thuộc; tương ứng với mỗi đơn vị
hành chính đó thì sẽ là các cơ quan hành chính nhà nước nhưng các đơn vị hành chính
này sẽ khơng có chủ quyền quốc gia như nhà nước.

Nhà nước Việt Nam là một tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền
quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế có các quyền đối nội và quyền đối ngoại, quyết
định mọi vấn đề của đất nước.

Có một hệ thống pháp luật thống nhất và áp dụng cho tất cả mọi người trong xã
hội trong đó cao nhất là Hiến Pháp là cao nhất là cơ sở để thực hiện ban hành những
văn bản pháp luật.

* Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa
xã hộ chủ nghĩa Việt Nam

1. Nguyên tắc tập quyền
Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở các
nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây (tập quyền xã hội chủ nghĩa). Tập quyền nghĩa là
quyền lực nhà nước tập trung vào một nơi, một cá nhân, một cơ quan. Nguyên tắc tập
quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện ở chỗ quyền ra quyết
định được tập trung tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan này có quyền
quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước mà khơng có sự tham gia hoặc tham
gia rất ít của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
2. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước (nguyên tắc phân quyền)
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước vốn có mầm mống từ thời cổ đại, được đề
cập trong các tác phẩm của Aristote và đã được vận dụng vào việc tổ chức bộ máy nhà
nước Athens, La Mã. Đen thời kì cách mạng tư sản, tư tưởng này được kế thừa và phát

triển bởi Locke, Montesquieu, Rousseau... Hiện nay, tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước đã được thể chế hoá thành pháp luật, trở thành một trong những nguyên tắc
cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy các nhà nước tư
sản trên thế giới. Nguyên tắc này bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là, quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp... và được trao cho các cơ quan nhà
nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một quyền.
Hai là, giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp... cịn có sự kiềm chế, đối
trọng, chế ước lẫn nhau theo phương châm không cơ quan nào nằm ngồi sự kiểm
sốt, giám sát từ phía cơ quan khác.
3. Nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến

pháp và pháp luật (nguyên tắc pháp chế)

3

Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không
thể được tiến hành một cách tuỳ tiện, độc đốn theo ý chí cá nhân của người cầm
quyền mà phải dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hầu hết các
nhà nước đương đại đều có hiến pháp, đồng thời hệ thống pháp luật có quy định khá
đầy đủ về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập, chức năng, thẩm
quyền... của các cơ quan, nhân viên nhà nước, về mặt tổ chức, nguyên tắc này đòi hỏi
việc thành lập mới, giải thể, chia tách, sáp nhập một cơ quan nhà nước, cơ cấu của nó,
vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm các thành viên trong cơ quan đó... đều phải được tiến
hành theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, về mặt hoạt động, nguyên tắc
này đòi hỏi các cơ quan và nhân viên nhà nước phải thực hiện đúng đắn, đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo đúng trình tự, thủ tục đã được Hiến pháp
và pháp luật quy định...

Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội

chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này ở các nhà nước tư sản khơng
hồn tồn nhất qn mà có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản.

4. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân
Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước ở các nhà nước đương đại.
Trong các xã hội trước đây, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước. Nhà nước có
quyền quyết định tối cao mọi vấn đề của đất nước, người dân bị coi như “bề tôi” của
nhà nước, được gọi là thần dân, họ phải phục tùng nhà nước một cách tuyệt đối. Trong
xã hội hiện đại, chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ tối cao
của đất nước, là người thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra,
giám sát hoạt động của nhà nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao các vấn đề
quan trọng của đất nước, nhà nước phải phục tùng các quyết định của nhân dân.
Hiện nay, nhìn chung, Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều
quy định chủ quyền thuộc về nhân dân; quy định các hình thức để nhân dân tham gia
vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; quy định vị trí, vai trị của cơ quan
dân cử trong bộ máy nhà nước; quy định những vấn đề quan trọng của đất nước mà
nhà nước không được tự ý quyết định, nhà nước phải trưng cầu ý kiến nhân dân; quy
định trách nhiệm của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các
quyền con người, quyền cơng dân; quy định vai trị của xã hội dân sự...
5. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung
và mở rộng dân chủ. ở các nước xã hội chủ nghĩa, một mặt luôn coi trọng mở rộng
dân chủ, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh vai trị chỉ đạo, lãnh đạo tập trung. Chính

4


vì vậy, trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng cũng
như hoạt động của xã hội nói chung đều ln coi trọng nguyên tắc này.

Nguyên tắc này đòi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, một
mặt phải bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa
phương, của cấp trên với cấp dưới và mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập
thể nhưng mặt khác phải đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo; phát
huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới nhưng luôn phải đảm bảo sự chỉ đạo tập
trung thống nhất của cấp trên; quyết định thuộc về số đông nhưng phải lắng nghe ý
kiến của thiểu số...

2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị, pháp luật và
nhà nước. Liên hệ vào điều kiện Việt nam hiện nay.

* Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
● Sự lệ thuộc của pháp luật và kinh tế thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
○ Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu của
các ngành luật.
○ Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết
định tính chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương
pháp điều chỉnh của pháp luật.
○ Chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định đến sự hình
thành, tồn tại của các cơ quan, tổ chức và thể chất pháp lý phương pháp
hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.
● Sự tác động ngược trở lại của pháp luật đối với kinh tế:
○ Tác động tích cực: Nếu pháp luật ban hành phù hợp với các quy luật
kinh tế - xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển của các quá
trình kinh tế cũng như cơ cấu của nền kinh tế.
Khi pháp luật thể hiện phù hợp với nền kinh tế, pháp luật thể hiện ý chí giai cấp


thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ kinh tế dẫn tới nền
kinh tế phát triển, pháp luật tạo thành hành lang tốt cho kinh tế phát triển.

○ Tác động tiêu cực: khi pháp luật không phù hợp với quy luật phát triển
kinh tế - xã hội được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ
kìm hãm tồn bộ nền kinh tế hoặc một bộ phận nền kinh tế (cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính đối
với các hoạt động kinh tế, đã là nền kinh tế trì trệ dẫn đến khủng hoảng).

Trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kinh tế này sang cơ chế kinh tế khác, các
quan hệ kinh tế cũ chưa hoàn toàn mất đi, quan hệ kinh tế mới đang hình thành và
phát triển nhưng chưa ổn định thì pháp luật có thể tác động kích thích phát triển ở
những mặt, lĩnh vực này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nền kinh tế ở nước mặt, lĩnh
vực khác.

5

* Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị
1. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy

nhà nước:
- Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm

nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp...là một thiết chế phức tạp nhiều
bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ
chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập
thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những
quy định của pháp luật.
- Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp

và chính sách để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì
dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn là quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
- Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra một hệ thống pháp
luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
2. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc
gia:
Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại
giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ ngoại giao đòi hỏi pháp luật của các
nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
3. Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng cầm quyền là làm cho ý chí
của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của đảng có
vai trị chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật.
* Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
- Nhà nước và pháp luật ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể hiện ở sự
tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật.
- Chúng vừa có sự phụ thuộc lẫn nhau vừa có sự độc lập tương đối với nhau, những
đặc điểm này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và
trong xây dựng và thực thi pháp luật: bộ máy nhà nước sử dụng Pháp luật là công
cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật lại cần đến bộ máy nhà nước để bảo vệ và
đảm bảo thực thi pháp luật.
- Và sự tác động qua lại lẫn nhau của cả nhà nước và pháp luật, có thể là tích cực
hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác. Ví như nếu nhà nước không đáp
ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống pháp luật như mất niềm tin vào pháp luật, người dân sẽ khơng cịn nghe theo
pháp luật nữa.


6

- Cả nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để
xuất hiện cũng như phát triển. Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu nhau,
nhà nước không thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật, và cũng như vậy pháp luật
không thể thực hiện được chức năng của mình nếu thiếu sự đảm bảo của nhà
nước.

* Điều kiện Việt Nam hiện nay
 Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quá đa dạng về thể loại văn bản. Trước
thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, hệ thống pháp luật có
26 loại văn bản được xác định là VBQPPL. Số lượng các VBQPPL như vậy là
nhiều và vẫn quá đa dạng.
 Các văn bản Luật thường mang tính chung, chưa áp dụng được vào vụ việc cụ
thể mà phải thông qua các công văn, nghị định hướng dẫn
 Các văn bản luật sau khi ban hành thường hiệu lực không dài. Nguyên nhân
khách quan là do việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn.
 Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi
xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm,
 lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được
ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
Tính quy phạm của các văn bản Luật thường không cao. Bản chất của văn bản
quy phạm pháp luật là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để xác định mô
hình hành vi, xác định các quy tắc xử sự. Nhưng trên thực tế, có những văn
bản chứa đựng những quy định mang tính tun ngơn hơn là quy phạm pháp
luật.


7


×