Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ VỀ PHÒNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN NẬM PỒ, ĐIỆN BIÊN NĂM 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.64 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM VĂN THẾ

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN
CƠ SỞ VỀ PHÒNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN HƠ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ
DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN NẬM PỒ,

ĐIỆN BIÊN NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

Hà Nội, 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM VĂN THẾ

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
VỀ PHÒNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN HƠ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƯỚI 5

TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN NẬM PỒ,
ĐIỆN BIÊN NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
Người hướng dẫn khoa học:


Hà Nội, 2023

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................4
1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính...........................................................4
1.2. Kiến thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi theo IMCI...............5
1.3. Vai trị, nhiệm vụ của cán bộ y tế tuyến cơ sở trong nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ dưới 5 tuổi......................................................................................................9
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về NKHHCT
cho trẻ em dưới 5 tuổi..................................................................................................12
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức và thực hành của nhân viên y tế tại
tuyến sơ sở về phòng chống NKHHCT.......................................................................15
1.6. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu.....................................................................18
1.7. Khung lý thuyết.................................................................................................19
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................................21
2.5. Các biến số (chi tiết ở phụ lục 3)..........................................................................22
2.6. Các thang đo và tiêu chuẩn đánh giá.....................................................................23

2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................24
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.............................24
2.8.1. Hạn chế.............................................................................................................. 24
2.8.2. Biện pháp khắc phục..........................................................................................25

ii

2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................................25
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................26
3.1. Đặc điểm của cán bộ y tế......................................................................................26
3.1.1. Thông tin chung cá nhân của cán bộ y tế...........................................................26
3.1.2. Thông tin đặc điểm công việc của cán bộ y tế....................................................27
3.2. Kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ
em dưới 5 tuổi.............................................................................................................. 29
3.2.1. Kiến thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi của cán bộ y
tế xã............................................................................................................................. 29
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính của cán bộ y tế xã tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2023..........................40
3.3.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của
nhân viên y tế huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2023.............................................40
3.3.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính của cán
bộ y tế xã tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2023...............................................42
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 45
BÀN LUẬN................................................................................................................. 45
4.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu............................................45
4.2. Kiến thức và thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi
của cán bộ y tế tuyến cơ sở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, năm 2023......................45
4.2.1. Kiến thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi của cán bộ y
tế tuyến cơ sở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, năm 2023...........................................45

4.2.2. Thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi của cán bộ y
tế tuyến cơ sở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, năm 2022...........................................48
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức và thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ em dưới 5 tuổi của cán bộ y tế tuyến cơ sở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên, năm 2022............................................................................................................52
4.3.1. Yếu tố cá nhân...................................................................................................52
4.3.2 Các yếu tố về môi trường...................................................................................53

iii

4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu.............................................................................54
KẾT LUẬN.................................................................................................................55
1. Kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của cán bộ
y tế tuyến cơ sở tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, năm 2022....................................55
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ dưới 5 tuổi của cán bộ y tế tuyến cơ sở tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
năm 2022..................................................................................................................... 55
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT...............................................................................67
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIẾN SỐ....................................................................................79
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.....................................................................86

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của cán bộ y tế (n=120)..................................26
Bảng 3. 2. Thông tin về công việc chuyên môn của cán bộ y tế (n=120)................27
Bảng 3.3 . Kiến thức của CBYT xã về dấu hiệu thăm khám/chẩn đốn nhiễm khuẩn
hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)................................................................29
Bảng 3.4 . Kiến thức của CBYT xã phân loại bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi

(n=120).................................................................................................................... 30
Bảng 3. 5. Kiến thức của CBYT về các dấu hiệu của phân loại bệnh NKHHCT ở
trẻ dưới 5 tuổi (n=120)............................................................................................31
Bảng 3.6. Kiến thức của CBYT xã về xử trí/điều trị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi (n=120)...........................................................................................32
Bảng 3.7. Kiến thức của CBYT xã về tư vấn sau khám nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120).........................................................................................33
Bảng 3.8. Kiến thức của CBYT xã về dự phịng nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi (n=120)..................................................................................................33
Bảng 3.9. Kiến thức chung của cán bộ y tế xã về phòng chống NTHHCT cho trẻ
dưới 5 tuổi (n=120)..................................................................................................34
Bảng 3.10. Thực hành của cán bộ y tế xã về xác định các dấu hiệu bệnh nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)......................................................35
Bảng 3.11. Thực hành của cán bộ y tế xã về các dấu hiệu cần lưu ý khi thăm khám
bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)..................................36
Bảng 3.12. Thực hành của cán bộ y tế xã về xử trí/điều trị bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)............................................................................37
Bảng 3.13. Thực hành của cán bộ y tế xã về kê đơn thuốc xử trí/điều trị bệnh nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)......................................................37
Bảng 3.14. Thực hành của cán bộ y tế xã về tư vấn sau thăm khám bệnh nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)......................................................38
Bảng 3.15. Thực hành của cán bộ y tế xã về dự phịng bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ dưới 5 tuổi (n=120)..................................................................................39

v

Bảng 3.16. Một số yếu tố nhân khẩu học của cán bộ y tế liên quan tới kiến thức về
nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi (n=120).....................................40
Bảng 3.17. Một số yếu tố về công tác chuyên môn của cán bộ y tế liên quan tới kiến
thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi (n=120)........................41

Bảng 3.18. Một số yếu tố nhân khẩu học của cán bộ y tế liên quan tới thực hành về
nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi (n=120).....................................42
Bảng 3.19. Một số yếu tố về công tác chuyên môn của cán bộ y tế liên quan tới thực
hành về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi (n=120)........................43
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của cán bộ y tế về nhiễm
khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi (n=120)................................................44

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính năm
2022 (n=120)...........................................................................................................28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đạt kiến thức về NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi của cán bộ y tế
xã tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2023 (n=120)........................................35
Biểu đồ 3. 3 Lý do cán bộ y tế chưa thực hiện tư vấn sau khám..............................38
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đạt thực hành của cán bộ y tế về NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi
tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2023 (n=120).............................................39

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa Organization)
ARI Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
CBYT Cán bộ y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
TYT Trạm Y Tế
IMCI Xử lý lồng ghép các bệnh ở trẻ em
NVYT Nhân viên y tế
NKHHCT Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính

SDD Suy dinh dưỡng
RLLN Rút lõm lồng ngực
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health
PPTT Phương pháp thu thập

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) do vi khuẩn hoặc virus gây ra
tình trạng viêm nhiễm ở một phần hoặc tồn bộ hệ thống đường hơ hấp (1). Theo
Tổ chức y tế thế giới WHO, NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật
và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Khoảng 6,6 triệu trẻ em dưới 5
tuổi tử vong hàng năm trên thế giới; 95% trong số đó là ở các nước có đang phát
triển và 1/3 tổng số ca tử vong là do NKHHCT (1,2). Trong bối cảnh hiện tại,
các bệnh liên quan tới NKHHCT như covid-19, cúm A,...ngày càng tăng. Hơn
nữa mỗi trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 4-5 đợt/năm thì đây trở thách
thức lớn đối với hệ thống y tế ở các nước và Việt Nam cũng không ngoại lệ
(3,4). Việc trẻ không tới cơ sở y tế kịp thời và trẻ không được điều trị đúng tại cơ
sở y tế khiến bệnh trở nên nặng hơn dẫn tới hậu quả là trẻ tử vong (5,6). Tại Việt
Nam, CBYT tuyến cơ sở có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chun mơn về dự
phịng, khám chữa bệnh, cung ứng dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, bên cạnh đó là các hoạt động về truyền thông giáo dục nâng cao sức
khỏe tồn dân (7). Chính vì thế, cán bộ y tế tuyến cơ sở đóng vai trị quan trọng
vì họ chính là người đầu tiên tiếp cận xử trí và dự phòng bệnh cho trẻ tại cộng
động.

Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ CBYT cơ sở
đã có kỹ năng xử trí cho từng thể bệnh NKHHCT, nhưng chất lượng kê đơn hợp lý
thấp và rất ít CBYT thực hiện tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc trẻ (5,8,9). Rất nhiều

cán bộ y tế có kiến thức khơng đúng là ho cảm lạnh vẫn cần sử dụng kháng sinh (8).
Sự liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, trình độ chun môn, kinh
nghiệm trong lĩnh vực,….) về kiến thức và thực của nhân viên y tế về NKHHCT,
được chỉ ra nghiên cứu của tác giả Muhammad Umair Khan tại Ả Rập Xê Út và một
số nghiên cứu khác (10–12). Tại Việt Nam, mặc dù chương trình NKHHCT Quốc
gia đã được bao phủ từ xã, huyện trên toàn quốc, kỹ năng thăm khám và phân loại
bệnh của CBYT, đặc biệt là đối với các huyện miền núi cịn nhiều bất cập (5).Vì

2

vậy việc đánh giá kiến thức và thực hành của CBYT tuyến cơ sở về NKHHCT và
xác định những yếu tố ảnh hưởng là rất quan trọng.

Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Nậm Pồ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y
tế, thực hiện 2 chức năng khám chữa bệnh và Y tế dự phòng. Các Trạm Y tế (TYT),
phòng khám đa khoa khu vực có trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân theo quy định. Có tổng cộng hơn 150 CBYT tại 15 Trạm
y tế xa và Phòng khám đa khoa khu vực. Những năm gần đây, tuy đã nỗ lực thực
hiện việc giảm tỉ lệ chết trẻ em trên địa bàn, nhưng huyện Nậm Pồ vẫn là huyện có
tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong 5 năm gần đây (2017-2021) ở mức cao nhất
trong các huyện thuộc tỉnh Điện Biện: năm 2017: 83,3‰, năm 2018: 67,6‰, năm
2019: 59,7‰, năm 2020: 65, 5‰ và 65,9‰ của năm 2021. Trong năm 2021 có tới
9.841 lượt trẻ tới khám và 6.123 được điều trị NKHHCT, trong đó thăm khám và
điều trị viêm phổi chiếm phần lớn. Trong năm 2021 số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong:
112 trẻ, trong đó tử vong do viêm phổi là 71 trẻ; chiếm 63,4% tỷ lệ tử vong trẻ theo
nguyên nhân. Hơn nữa con số này có xu hướng gia tăng theo các năm (13). Mặc dù
số lượt trẻ em bị NKHHCT tới cơ sở y tế được thăm khám, điều trị ở mức cao, tuy
nhiện số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do mắc các bệnh về NKHHCT vẫn cịn ở mức
cao, liệu có liên quan kiến thức và thực hành về xử trí NKHHCT của nhân viên y tế
tuyến cở sở hay không, hiện nay trên địa bàn huyện rất ít các nghiên cứu liên quan.

Từ những lý do trên, học viên tiến hành thực hiện nghiên cứu “Kiến thức và thực
hành của nhân viên y tế tuyến cơ sở về phòng, chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên năm 2023 và một số yếu
tố liên quan”.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức và thực hành của nhân viên y tế tuyến cơ sở
về phịng, chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện
Nậm Pồ, Điện Biên năm 2023.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành của
nhân viên y tế tuyến cơ sở về phịng, chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên năm 2023.

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

1.1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) được định nghĩa là nhiễm khuẩn

(do vi khuẩn hoặc virus) ở đường hô hấp (bắt đầu từ mũi họng đến phế nang). Thời
gian bị bệnh kéo dài không quá 30 ngày thể hiện qua những triệu chứng lâm sàng
như ho, sốt, khó thở. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do virus (6)
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng và phân loại bệnh


Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính(14)
Trẻ thường có biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên; hắt hơi, số mũi,
chảy nước mũi, họ, ban đầu họ khan sau họ có đờm.
Sốt: Tùy theo từng nguyên nhân mà trẻ có thể sốt cao 30-40°C, hoặc sốt nhẹ
tăng dần. Ở giai đoạn tồn phát trẻ có thể bị hạ thân nhiệt, mơi khơ. Có thể có rối
loạn tiêu hóa: nơn trớ, ỉa lỏng. Trẻ mệt mỏi, quẩy khóc, bỏ bú, ăn kém.
Khó thở; biểu hiện bởi:
Nhịp thở nhanh: Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, khi đếm nhịp thở trong 1 phút
trên 60 nhịp thì được coi là thở nhanh, trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng là trên 50 nhịp/phút,
trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi là lớn hơn hoặc bằng 40 nhịp/phút.
Các động tác hô hấp gắng sức; co kéo cơ liên sườn, cánh mũi phập phổng,
đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực, co kéo hõm ức...
Thở không đều, rối loạn nhịp thở, có những con ngừng thở trong những
trường hợp nặng.
Tím quanh môi, lưỡi, đầu chỉ.
Triệu chứng thực thể tại phổi:
Gõ đục từng vùng xen kẽ khó phát hiện được vì các vùng phổi thường viêm
nhỏ. Có thể gặp hội chứng đơng đặc khi ở một vùng phổi có các ổ tổn thương dày đặc
Nghe phổi có thể nghe thấy tiếng rales rít, rale ngày hoặc rales ẩm nhỏ hạt, to
hạt tùy theo bệnh phổi.

5

Phân loại bệnh(14,15)
Phân loại theo vị trí tổn thương trên giải phẫu
Đường hô hấp được chia thành 2 đoạn: đường hô hấp trên (trên nắp thanh
quản) và đường hô hấp dưới (đoạn dưới nắp thanh quản).
Tỷ lệ mắc NKHHCT đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm họng cấp,
nhất là ho – cảm lạnh, viêm Amiđan, … chiếm 2/3 trường hợp trẻ mắc và thường

tiên lượng nhẹ.
NKHHCT dưới thường ít gặp nhưng tiên lượng nặng và dễ tử vong như:
viêm phổi, viêm phế quản cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm
thanh quản. Trong đó viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao nhất (16).
Phân theo mức độ của bệnh
Theo phân loại của Bộ Y Tế (BYT) trong Chương trình lồng ghép chăm sóc
trẻ bệnh (IMCI), NKHHCT ở trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi được chia thành:

Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh
Viêm phổi
Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
Đối với trẻ dưới 2 tháng phân loại: Bệnh rất nặng/nhiễm khuẩn tại chỗ/chưa
có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Tại tuyến cơ sở có thể dựa vào phân loại này để đánh giá các triệu chứng,
phân loại bệnh và đưa ra hướng xử trí kịp thời cho trẻ bệnh (16)

1.2. Kiến thức về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi theo IMCI.

Hoạt động IMCI là sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quĩ Nhi
đồng thế giới (UNICEF) được đưa ra vào năm 1995 với mục tiêu nâng cao chất
lượng, hiệu quả điều trị và chăm sóc, đưa tới kết quả giảm tỷ lệ tử vong trẻ em bằng
cách lồng ghép các chương trình các ngành dọc theo chương trình hiện có: chương
trình NKHHCT, dinh dưỡng, tiêu chảy, tiêm chủng mở rộng (15)

Trong đề tài này, kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được quan tâm
bao gồm những nội dung sau: Thăm khám và chẩn đốn bệnh, xử trí/ điều trị trẻ

6

bệnh, tư vấn sau khám cho bà mẹ và kiến thức về dự phòng nhiễm khuẩn hơ hấp


cấp tính cho trẻ chưa bị bệnh

1.2.1. Thăm khám/ chẩn đốn bệnh và xử trí/điều trị trẻ bệnh(15)

Bệnh rất Viêm phổi Không viêm phổi

nặng/viêm phổi (ho hoặc cảm

nặng lạnh)

Các dấu hiệu của bệnh

Đối với trẻ từ 2 + Không uống Thở nhanh: từ 2 Khơng có các dấu

tháng – 5 tuổi được hoặc không tháng – 12 tháng: hiệu của bệnh

bú mẹ được. ≥50 nhịp/phút. Từ viêm phổi

+ Nôn tất cả mọi 12 tháng đến 5 nặng/bệnh rất

thứ tuổi ≥ 40 nhịp/ nặng hoặc viêm

+ Co giật. phút phổi

+ Ngủ li bỉ khó

đánh thức.

+ Thở rít khi nằm


yên.

+ Rút lõm lồng

ngực Khơng có các dấu
Đối với trẻ dưới 2 + Bú kém hoặc bỏ bú

tháng + Co giật hiệu của viêm

+ Ngủ li bì, khó đánh thức. phổi hoặc bệnh rất

+ Thở rít khi nằm yên. nặng

+ Thở khò khè.

+ Sốt hoặc hạ thân nhiệt.

+ Rút lõm lồng ngực nặng.

+ Thở > 60 lần/phút
Xử trí trẻ bệnh
Đối với trẻ từ 2 + Cho liều kháng + Kê đơn kháng + Nếu trẻ ho > 30

tháng – 5 tuổi sinh đầu tiên thích sinh ngày: chuyển viện.

hợp với viêm phổi + Xử trí sốt. + Xử trí bệnh tai

7


nặng hoặc bệnh rất + Xử trí khó khè. họng (nếu có).
nặng + Hướng dẫn bà + Thăm khám và
+ Chuyển GẤP đi mẹ chăm sóc tại xử trí các bệnh
bệnh viện nhà. kèm theo khác.
+ Hẹn tái khám sau + Hướng dẫn bà
2 ngày dùng kháng mẹ chăm sóc tại
sinh. nhà.
+ Xử trí sốt (nếu
Đối với trẻ dưới 2 + Chuyển ngay đi bệnh viện. có).
tháng + Giữ ấm cho trẻ. + Xử trí khị khè
+ Cho liều kháng sinh đầu tiên thích hợp (nếu có).
+ Hẹn tái khám lại
sau 5 ngày/ khám
ngay nếu có dấu
hiệu bất thường
+ Hướng dẫn bà
mẹ chăm sóc tại
nhà
+ Giữ ấm cho trẻ,
cho bú mẹ thưởng
xuyên, làm sạch
mũi.
+ Hẹn tái khám lại
sau 5 ngày/ khám
ngay nếu có dấu
hiệu bất thường:
Mệt hơn, thở
nhanh hơn, khó thở
hơn, bú kém …


8

1.2.2. Tư vấn sau khám bệnh
- Tư vấn chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà
Khi trẻ bị NKHHCT, CBYT cần phải hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ bệnh tại

nhà với một số biện pháp sau: Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, không để trẻ suy dinh
dưỡng, sụt cân. Bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn hoa
quả để cân bằng lượng nước mất đi do sốt, thở nhanh.

Giải thích lý do trẻ cần uống thuốc, hướng dẫn cho bà mẹ cách xác định
thuốc, làm mẫu cách lường liều dùng thích hợp theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.
Giải thích cho bà mẹ rằng tất cả các loại thuốc cần phải được uống trọn vẹn cả đợt
điều trị, ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh. Thuốc cần được bảo quản đúng cách, tránh xa
tầm tay của trẻ. Kiểm tra lại sự hiểu biết của bà mẹ trước khi cho trẻ về nhà/

Nếu trẻ có vấn đề về họng có thể dung các thuốc giảm ho dân gian như mật
ong, hoa đu đủ, quýt, chanh, hoa hồng trắng hấp mật ong,… hoặc có thể dung một
số loại siro ho bổ phế, tránh lạm dụng những loại thuốc giảm ho có thành phần
kháng sinh. Thuốc ho chỉ được dùng khi cần thiết và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cần giữ ấm cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Vệ sinh sạch sẽ mũi nếu bị tắc.

- Tư vấn cách nhận biết dấu hiệu cần khám ngay
Trong quá trình điều trị tại nhà, khơng có sự theo dõi của CBYT, thì việc
phát hiện những dấu hiệu bất thường, những dấu hiệu bệnh tiến triển nặng phụ
thuộc vào bà mẹ và người chăm sóc trẻ. CBYT cần hướng dẫn bà mẹ theo dõi và
đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1 trong các dấu hiệu sau:
Thở nhanh hơn
Khó thở hơn
Không uống được nước/Bú kém hơn

Trẻ mệt hơn
- Hẹn tái khám
Tư vấn cho bà mẹ đưa trẻ tới khám đúng lịch như đã hẹn. Đối với trẻ viêm
phổi khám lại sau 2 ngày, cịn đối với trẻ khơng viêm phổi (ho, cảm lạnh) hẹn tái
khám sau 5 ngày nếu bệnh không có tiến triển.

9

* Các loại kháng sinh như Erythromycin, Amoxycillin và Co-trimoxazol
thường được khuyến cáo để điều trị NKHHCT ở tuyến cơ sở
1.2.3. Dự phòng bệnh(14)

Để giảm tỷ lê tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em,
cần tiến hành các biên pháp phòng bệnh sau:

Làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ thấp
cân.

Tổ chức cuộc đẻ an tồn khơng để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt.
Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt,
ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dư ỡng, đủ vitamin đặc biệt là
vitamin A.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ.
Nhà ở và lớp học của trẻ cần thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không
đun bếp trong nhà, không hút thuốc trong buồng trẻ.
Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.
Phát hiên sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp tính theo phác đồ.
Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ về cách phát hiên, chăm sóc ni

dưỡng trẻ khi bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính.

1.3. Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ y tế tuyến cơ sở trong nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.

Trong công cuộc nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ, tại tuyến y tế cơ sở, các
CBYT đặc biệt là các bác sĩ, y sĩ tại TYT tham gia vào tất cả các nhiệm vụ từ khám
bệnh, chữa bệnh, tư vấn và dự phịng và truyền thơng giáo dục sức khỏe nhằm nâng
cao nhận thức, thực hành về NKHHCT cho toàn dân, giảm tỷ lệ trẻ mắc và tử vong
do NKHHCT. Các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện đúng theo thông tư Số:
33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là

10

Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho nhân dân trên địa bàn xã. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: (7)

a) Về y tế dự phòng:

Thực hiện các hoạt động chun mơn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phịng
bệnh. Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh NKHHCT
cũng như các bệnh lây, không lây khác trên địa bàn. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ
thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
trong đó có sức khỏe của bà mẹ và trẻ em; ngồi ra cịn có y tế học đường; dinh
dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tham gia kiểm tra, giám sát và triển
khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp
luật.

b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng
bệnh và chữa bệnh:


Thực hiện thăm khám, sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ, tổ chức khám chữa
bệnh theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định
pháp luật. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh
bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng
dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây
thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe tồn dân.

c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về khám, quản lý thai; hỗ
trợ đẻ và đỡ đẻ thường. Thực hiện các kỹ thuật chun mơn về chăm sóc
sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn
theo quy định của pháp luật. Trong đó có hoạt động quản lý thai kỳ và tổ chức cuộc
đẻ an toàn giúp giảm tỷ nguy cơ mắc các bệnh về NKHHCT cho trẻ.

d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:

Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định; Hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với

11

điều kiện thực tế ở địa phương. Trong đó hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh và
vacxin có ý nghĩa lớn trong phong chống NHKKCT.

e) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp
mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh khơng lây nhiễm, bệnh

mạn tính; Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

g) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các
vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp
phòng, chống; Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia
thực hiện cơng tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân
số - kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân
về NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi nói riêng và bệnh trong cộng đồng nói chung, từ đó
nâng cao thực hành, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, nâng cao sức khỏe của
nhân dân.

1.3.1. Tình hình mắc và tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi do mắc nhiễm khuẩn hơ
hấp cấp tính.

NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi được thống kê là một trong những bệnh nhiễm
khuẩn có có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Theo số liệu của WHO, trung bình trẻ
có thể mắc từ 4-9 lần/năm các bệnh lý NKHHCT (6). Tỷ lệ tử vong do NKHHCT
chiếm khoảng 1/3 so với tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi, dao động từ 21% - 62%,
kết quả này được thể hiện trong nghiên cứu tại 16 nước đang phát triển. Nghiên cứu
tại Nepal tỷ lệ tử vong do viêm phổi rất cao chiếm 79,8%, tại Bangladseh tỷ lệ này
cũng tương đối cao 75,4% (17). Tiên lượng càng nặng đối với trẻ càng nhỏ tuổi.
Hàng năm, theo thống kê ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do NKHHCT
xảy ra ở trẻ dưới 1 tháng tỷ lệ tử vong dao động từ 50 - 60% , ở trẻ dưới 2 tháng
tuổi dao động từ 20 - 25% chết, (17).


×