Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.73 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ
CẤP TIỂU HỌC

NĂM 2022

1

TẬP THỂ TÁC GIẢ

1. TS. Nguyễn Xuân An Việt - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. TS. Phạm Anh Tuấn - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. CVC. Bùi Tiến Dũng - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Trung tá, Nguyễn Tất Thành - Văn phòng Bộ Công an.
5. Đặng Thị Thanh Thảo - Học viện Quản lí giáo dục
6. TS. Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7. TS. Tưởng Duy Hải - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
8. ThS. Dương Thị Thúy Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
9. ThS. Đoàn Thị Thoa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
10. TS. Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
11. ThS. Lưu Thị Thu Hà - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
12. TS. Nguyễn Thị Bích - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2


LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo
lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thơng dân tộc nội trú, bán
trú nhằm trang bị cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí các trường Phổ thông Dân tộc
nội trú những hiểu biết chung và cách thức thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống
bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú,
bán trú nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng trường học an toàn cho học sinh các trường
phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

Nội dung tài liệu gồm 2 chương chính trình bày về các vấn đề chung và cách
thức, phương pháp tổ chức dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh
trong các trường nội trú, bán trú về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại
tình dục trong và ngoài nhà trường.

Ngoài 2 chương trang bị về cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận về giáo dục dục phịng,
chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc
nội trú, bán trú, tài liệu cịn dành 50% dung lượng để trình bày về các ví dụ minh họa
cụ thể các hoạt động giáo dục, kế hoạch bài dạy để giáo viên có thể thực hiện trực tiếp
hoặc điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường theo từng khối lớp, đối
tượng học sinh dân tộc trong trường nội trú, bán trú và các cơ quan, tổ chức, số điện
thoại liên hệ hỗ trợ giáo viên, học sinh trong công tác phịng, chống bạo lực học đường
và xâm hại tình dục.

Các nội dung trình bày trong tài liệu đã được xin ý kiến của một số cơ sở giáo
dục phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên cả nước và góp ý của các chuyên gia đầu
ngành trong lĩnh vực giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục
trẻ em.

Nhóm biên soạn tài liệu đã cố gắng chắt lọc, tiếp thu toàn bộ ý kiến của các nhà

giáo, nhà quản lí, chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung nội dung tài liệu, nhưng chắc
chắn nội dung trong tài liệu vẫn không tránh khỏi các thiếu sót, khiếm khuyết. Nhóm
biên soạn tài liệu trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp tiếp của thầy cơ giáo, nhà
quản lí, các chun gia và cá nhân quan tâm để tiếp tục hoàn thiện tài liệu.

Nhóm biên soạn

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 GV Giáo viên

2 HS Học sinh

3 CMHS Cha mẹ học sinh

4 BLHĐ Bạo lực học đường

5 XHTD Xâm hại tình dục

6 THCS Trung học cơ sở

7 PTDT Phổ thông dân tộc

8 PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú

9 HĐTN Hoạt động trải nghiệm


4

MỤC LỤC

Contents

Chương 1 .................................................................................................................................... 7

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM
HẠI TÌNH DỤC ......................................................................................................................... 7

1.1. Bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường................................................. 7

1.1.1. Khái niệm, phân loại và nhận diện.................................................................................. 7

1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường..................................................... 11

Một số vấn đề chung về xâm hại tình dục và phịng chống xâm hại tình dục ................ 21

1.2.1. Xâm hại tình dục và biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục............................... 21

1.2.2. Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục ................................................................. 25

1.2.3. Phịng, chống xâm hại tình dục ................................................................................. 28

Chương 2 .................................................................................................................................. 34

GIÁO DỤC PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ................................................ 34


VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ, BÁN TRÚ .............................................................................................................. 34

2.1.Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học và tầm quan trọng của giáo dục
phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh bán trú ................. 34

2.1.1. Đặc điểm học sinh các trường tiểu học bán trú ....................................................... 34

2.1.1.1. Khái quát về đặc điểm của trường PTDT bán trú .................................................. 34

2.1.2.Tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình
dục cho học sinh dân tộc bán trú ......................................................................................... 39

2.2.2.Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục................ 44

2.2.3. Nguyên tắc giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục .......... 46

2.3. Con đường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học
sinh dân tộc bán trú cấp tiểu học ........................................................................................ 47

2.3.1. Giáo dục phịng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục theo phương
thức tích hợp vào các mơn học, hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT................. 47

2.3.2. Giáo dục phịng chống BLHĐ và XHTD thơng qua các hoạt động đặc thù của
trường tiểu học dân tộc bán trú ............................................................................................ 52

2.3.3. Tổ chức các hoạt động xã hội, huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho
mục tiêu giáo dục phịng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục.............................. 53

5


- Khai thác nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục
phải có chọn lọc và phù hợp, gắn liền với nội dung các môn học ở trường tiểu học,
tránh tràn lan, tùy tiện. ......................................................................................................... 54

6

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC

ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

1.1. Bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường
1.1.1. Khái niệm, phân loại và nhận diện
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Bạo lực học
đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng
mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây
tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp
độc lập 1.
Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường. Bắt nạt học đường
là hành vi thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần) để đe dọa hoặc
thực hiện các hành vi làm tổn thương người khác, nhằm mục đích kiểm sốt và duy
trì quyền lực với người bị bắt nạt, hành vi không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại
theo thời gian giữa những trẻ trong độ tuổi đến trường.2
1.1.1.2. Phân loại và nhận diện
Việc nhận dạng được các loại bạo lực học đường sẽ giúp cha mẹ học sinh và
thầy cô dễ nhận ra các dấu hiệu nếu học sinh bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt bạn khác.
Đây là một bước quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của
bạo lực học đường.


Trong các cơ sở giáo dục tiểu học, hình thức bạo lực học đường thường xảy
ra giữa người lớn (giáo viên, nhân viên, cán bộ của cơ sở giáo dục và người lớn
khác có mặt ở trường đối với học sinh) và các em.

Hành vi bạo lực học đường được chia làm 4 loại bao gồm: Hành vi bạo lực
thân thể, hành vi bạo lực tinh thần, hành vi bạo lực xã hội và hành vi bạo lực trên
môi trường mạng3.

+ Bạo lực thân thể

1 Nghị định 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực
học đường.
2 Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, CSAGA, Plan international, Phòng ngừa bắt nạt học đường; Dự án Trường học an
tồn, thân thiện và bình đẳng.
3 Tổ chức Y tế Thế giới (2012).

7

Bạo lực thân thể hay còn gọi là lạm dụng thân thể, là những hành vi gây ra
thương tích hoặc chấn thương trên cơ thể người khác. Bạo lực thể thể bao gồm:

- Hành vi dùng vũ lực như đánh đập, đấm, đá, tát, bóp cổ, cào cấu, cắn, giật
tóc, cốc đầu, véo hoặc xoắn tai; ném (xuống ao, giếng), đốt, gây sốc điện, trói…

- Hành vi sử dụng vũ khí, cơng cụ để gây tổn thương như: đánh bằng gậy,
cành cây, roi, dao, búa, dí dùi nóng vào người…

- Hành vi bạo lực thân thể khác như: trói, nhốt, treo cây, bắt quỳ trên sỏi, bắt
đứng vào tổ kiến; bắt làm việc quá sức; bắt đứng dưới trời nắng/ mưa, úp mặt vào

tường, dán băng keo vào miệng, không cho ăn, không cho uống, nuốt gia vị cay,
chất độc...

Cách nhận biết học sinh đang bị bạo lực thân thể: Nhiều học sinh sẽ giấu
thầy cô và cha mẹ nếu các em bị bạn bè bạo lực thân thể. Do đó người lớn hãy chú
ý đến những biểu hiện sau để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp như:

- Về thể chất: có vết thương, cào, dấu bầm tím, vết xước ở bất cứ bộ phận nào
trên cơ thể học sinh. Ngoài ra quần áo bị rách, bị xé, đi lại, ăn uống, nói năng, vệ
sinh cá nhân, học tập có những biểu hiện khơng bình thường hoặc gặp khó khăn.

- Về tinh thần: Sợ sệt khi gặp người lớn; tâm trạng lo lắng, lấm lét, nhút nhát;
tự nhiên thích mặc quần áo dài, ngủ khơng ngon giấc, mê sảng, lảm nhảm xin lỗi…

+ Bạo lực tinh thần

Bạo lực tinh thần có những biểu hiện như:
- Hành vi dùng lời nói, từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao
gồm: trêu chọc, nói xấu, bình phẩm thiếu tơn trọng về người khác (vẻ bề ngoài, dân
tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hồn cảnh
gia đình...). Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu không gây tổn thương, nhưng
về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực khơng kém các loại bạo
lực khác. Ví dụ một hành động chế giễu về ngoại hình (body shaming) “Sao bạn
mập vậy, bạn mập giống y chang mẹ của bạn vậy” của bạn bè có thể làm cho em
HS trở nên buồn chán. Người hay gây ra bạo lực tinh thần thường sử dụng việc so
sánh người khác bằng các lời lẽ ví von với những con vật được cho là ngu ngốc hay
hạ thấp uy tín người khác trước mặt mọi người như nhận xét về trí tuệ, hình thức,
trang phục để làm tổn thương đối tượng gây hấn.

8


- Các biểu hiện hành vi bạo lực tinh thần được thể hiện ra bằng những hành
động như quát tháo, mắng nhiếc, chơi khăm, sỉ nhục chỗ đông người, xúi giục người
khác để cô lập đối tượng... làm cho người bị tấn công cảm thấy xấu hổ, bất an, lo
âu.

- Hành vi bạo lực còn biểu hiện ở việc cô lập, không cho giao tiếp với mọi người
xung quanh, ngăn cản việc tiếp cận các hoạt động bình thường như vui chơi, học
tập...

- Lôi kéo trẻ về phía mình chống lại người khác hoặc ép trẻ nói đối, kích động
bạo lực, xúi giục trẻ những hành vi phạm pháp

- Buộc trẻ chứng kiến hành vi bạo lực với người, con vật

Trong gia đình hoặc nhà trường, cha mẹ hoặc thầy cô giáo nếu thường xuyên
quát mắng, nạt nộ, xúc phạm, chửi bới... sẽ làm cho vết thương tinh thần ở đứa trẻ
càng lớn. Và để chống đỡ lại sự tấn công này, đứa trẻ sẽ phản công lại bằng những
lời nói hỗn hay hành vi phá phách khác.

Cách nhận biết học sinh đang bị bạo lực:

- Về mặt thể chất: Học sinh có dấu hiệu chậm phát triển, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ

- Về hành vi: Học sinh có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu
bẳn, có những thói quen lạ, đá thúng đụng nia, học tập sa sút, lơ đãng hoặc rụt rè,
nhút nhát đơi lúc có hành vi hung hãn, rối loạn giấc ngủ. Học sinh bắt đầu chia sẻ
với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về học sinh, và học
sinh có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không. Ở mức độ trầm trọng hơn,
học sinh có suy nghĩ hoặc dọa tự tử.


Bạo lực trên môi trường mạng

Bạo lực trên mơi trường mạng có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được
lặp lại, thơng qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội,
email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến. Bạo lực trên môi trường mạng có thể
diễn ra cơng khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn
ra lặng thầm sau lưng nạn nhân. Ở HS tiểu học thì bạo lực trên môi trường mạng
không phổ biến. Tuy nhiên, nhà trường và gia đình cũng cần phải quản lý đối với
các em đã có cơ hội được sử dụng điện thoại, máy tính hoặc khi các em có dấu hiệu
nghiện game.

 Hành vi bắt nạt học đường

Ở độ tuổi HS tiểu học thì bắt nạt học đường xuất hiện nhiều hơn cả. Các hành

9

vi bắt nạt này có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc dài, ví dụ như: xé sách vở của
nhau, khơng cho chơi cùng nhóm bạn, lấy đồ của nhau. Bắt nạt học đường thường
xảy ra giữa học sinh với học sinh. Các em cần phân biệt để tránh từ việc bạn bè đùa
giỡn nhau đến hành vi bắt nạt. Đơi khi rất khó để biết ai đó chỉ đang vui vẻ hay cố
gắng làm tổn thương em. Đôi khi họ sẽ cười nhạo nó bằng cách <đừng quá coi trọng vấn đề này=. Nhưng nếu các em cảm thấy bị tổn thương hoặc nghĩ
rằng người khác đang cười em thay vì cười với bạn, thì trị đùa đã đi q xa. Nếu nó
vẫn tiếp diễn ngay cả khi các em đã yêu cầu người đó dừng lại và các em vẫn cảm
thấy khó chịu về điều đó, thì đây có thể là hành vi bắt nạt.

Bắt nạt học đường cũng được chia làm 2 loại chính là bắt nạt về thể chất và
bắt nạt tinh thần.


Bắt nạt thể chất : Hình thức bắt nạt này chia làm hai nhóm hành vi chính
như sau:

Làm đau về thể chất: Đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo
về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối, xé sách vở.

Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản: Trấn lột tiền, đồ dùng học tập, bắt cống nạp
thường xuyên, xì lốp xe…

Bắt nạt về tinh thần: Loại hình này được chia làm 5 loại chính như sau:

Nhóm hành vi sai khiến: Bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ
kiểm tra.

Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui:
Tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đơng, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã
về ngoại hình, cách nói chuyện…

Nhóm hành vi gây cơ lập: Khai trừ ra khỏi nhóm, khơng cho và cấm các
bạn chơi cùng một bạn nào đó, khơng cho bạn tham gia vào các hoạt động của
lớp.

Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho trẻ bị bắt nạt
tự ti, chán nản, khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu…

Những hiện tượng bắt nạt học đường này sẽ để lại hậu quả lâu dài với học
sinh bị bắt nạt. Các em có thể sợ đến đến trường khi bị bạn bắt nạt.

Để xác định hành vi nào là hành vi bạo lực, hành vi nào không bạo lực

trong các mối quan hệ giữa các học sinh trong nhà trường, người ta căn cứ vào

10

hai biểu hiện:

Một là, học sinh khi thực hiện hành vi có cố ý thực hiện hành động đó hay
khơng

Hai là, mục đích thực hiện hành vi bạo lực nhằm hướng đến điều gì.

1.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

1.1.2.1. Nguyên nhân của bạo lực học đường

* Nguyên nhân từ môi trường, tương tác xã hội

Mơi trường xã hội và văn hóa có tác động lớn đến bạo lực, đặc biệt là bạo lực
học đường trên cơ sở giới. Các khuôn mẫu giới, định kiến giới, sự phân biệt đối xử về
giới hoặc quá coi trọng nam tính và hạ thấp nữ tính đều có thể là ngun nhân dẫn đến
bạo lực học đường trên cơ sở giới.

Môi trường không gian mạng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn và hiện hữu đối
với sự an toàn và hành vi bạo lực của HS. Nguy cơ mất an tồn trên khơng gian mạng
có thể kể đến như nguồn thông tin độc hại; các game nguy hiểm buộc HS phải làm
theo những điều vơ lí và nguy hiểm. Hình ảnh bạo lực và đồi trụy; game hấp dẫn có
thể làm HS phụ thuộc; những lời bình luận và video tiktoc có nội dung tục nhảm.
Nhiều trang mạng cũng như các phương tiện công nghệ là nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp của những hành động tấn công, đập phá…


* Từ phía gia đình:

Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc
hìnhthành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình
cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ
những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một
nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha
mẹ chỉ chăm chú vào các cơng việc hàng ngày mà thiếu sự kiểm sốt và chăm sóc con
cái thường xun hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ
biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát,
quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng
ta cần suy nghĩ. Thiếu sự quan tâm từ gia đình có nhiều mức độ, có khi chỉ là sự bỏ
mặc cảm xúc của học sinh trước các việc nguy hiểm hoặc bạo lực, nhưng có khi cịn
nguy hiểm hơn đó là việc thờ ơ, khơng quan tâm hoặc không hiểu biết đến các nguy

11

cơ mất an toàn của học sinh, nhưng nghiêm trọng nhất có lẽ là việc bỏ rơi hồn tồn 1
đứa trẻ. Cho dù thiếu quan tâm ở mức độ nào đi chăng nữa thì đều dẫn đứa trẻ đến
nguy cơ bị mất an toàn về cảm xúc, tâm lý hoặc thể chất. Thiếu sự quan tâm của gia
đình là việc học sinh mất đi hẳn cơ hội nhận được sự bảo vệ, yêu thương, hỗ trợ và nâng đỡ. Việc đối mặt với các nguy
cơ mất an toàn của học sinh lúc này phụ thuộc vào chính những trải nghiệm và đặc
tính cá nhân của học sinh đồng thời phụ thuộc vào nhà trường cùng xã hội. Ở học sinh
lứa tuổi tiểu học vốn đã có sự hiếu động, tị mị thì đến cuối cấp học này học sinh bắt
đầu bị ảnh hưởng bởi nhóm bạn nên có thể có những hành vi lơi kéo nhau. Trong tình
huống này địi hỏi gia đình phải rất quan tâm để nắm bắt tình hình.

Từ phía nhà trường:


Truyền thông phịng ngừa BLHĐ cho HS thiếu hụt, khơng đầy đủ hoặc chưa
hiệu quả gây ra việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết cho cả HS.

Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên trong việc xây dựng mơi trường giáo dục
an tồn, phịng chống bạo lực học đường chưa đúng mức.

Thiếu hoặc thực hiện không hiệu quả quy chế an tồn và phịng chống bạo lực
học đường.

Thiếu các hoạt động can thiệp kịp thời có thể đẩy những mâu thuẫn nhỏ thành
những xung đột lớn, có thể biến một cuộc cãi vã nhỏ thành cuộc ẩu đả dữ dội; thiếu
các hoạt động can thiệp kịp thời cũng là nguyên nhân của những vụ bạo lực trên quy
mô lớp, trường hoặc liên trường.

Ngoài các nguyên nhân trên, ảnh hưởng của môi trường giáo dục trong nhà
trường: Điều kiện dạy học, giáo dục, địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu
học liệu dạy học, giáo dục... hay quá trình giáo dục luật pháp trong nhà trường
THPTchưa triệt để; mối quan hệ giữa thầy và trị chưa đúng mực; thiếu sự hỗ trợ tâm
lí, giáo dục kĩ năng mềm;... đều có ảnh hưởng hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch
xây phòng chống bạo lực học đường.

Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Áp lực học
tập cũng là một nguyên nhân không nhỏ trong việc gây ra các vấn đề nguy hiểm và
bạo lực đối với HS bởi lẽ, mỗi HS khi tham gia vào môi trường học tập, đều tự đặt
cho mình những mong muốn, những mục tiêu, dù đó là ngắn hạn hay dài hạn. Áp lực
học tập cịn đến từ phía GV, phía nhà trường rồi áp lực học tập còn đến từ những người
thân trong gia đình của HS và cả cộng đồng nơi HS sinh sống. Nhiều khi HS giải tỏa

12


áp lục học tập bằng hành vi bạo lực hoặc bắt nạt.

HS tiểu học thiếu kiến thức và kĩ năng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bạo
lực học đường. Khi tri thức của HS về phòng chống bạo lực học đường đã được trang
bị điều đó cũng khơng có nghĩa là HS đã sẵn sàng ứng phó và vượt qua được nguy
hiểm và bạo lực học đường. Bởi lẽ những tri thức đó mới chỉ là những hiểu biết cơ
bản, do vậy HS cần được thường xuyên rèn luyện trong các môi trường phù hợp của
lứa tuổi. Việc rèn luyện này giúp HS hình thành được những kĩ năng xã hội cần thiết
cho việc nhận diện, ứng phó và giải quyết các nguy hiểm mà HS đối mặt.

1.1.2.2. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

Trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, một người có thể ở nhiều vị trí khác
nhau khi bạo lực xảy ra: nạn nhân, người gây ra bạo lực, người chứng kiến hoặc/và
người cổ vũ bạo lực.

Người bị bạo lực (còn gọi là nạn nhân) là người phải chịu bạo lực (Người bị hại
hoặc phải chịu những tổn hại do những hành động bạo lực, sai trái của người khác)

Người gây bạo lực (còn gọi là người bắt nạt) là người gây ra bạo lực hoặc gây ra
nguy hại (Người thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về các hành động bạo lực)

Người cổ vũ bạo lực là người cổ vũ, tham gia hoặc cho thấy họ hào hứng bởi hành
vi bạo lực

Người chứng kiến (còn gọi là người quan sát) là người chứng kiến hành vi bạo lực

BLHĐ không chỉ tác động tới một mình nạn nhân, mà cịn để lại hệ quả tiêu cực với
cả người chứng kiến, người cổ vũ bạo lực và người gây ra bạo lực.


* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều phải
chịu hậu quả. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, khơng ít những
vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiệm trọng cả về thể xác.
Nhẹ - là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương
tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Nghiêm trọng hơn là khơng
ít vụ bạo lực để lại sự thiệt hại, đau đớn không chỉ về mặt thể xác
mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Đối với bản thân trẻ bị bắt nạt, nhất là bạo lực về tinh thần thường cảm thấy
bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp... Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế
nào để đối phó với những kẻ băt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, các em

13

khơng dám ra ngồi chơi hoặc đến trường, khơng thể tập trung học hành. Tình trạng
bị bắt nạt kéo dài, ngồi ảnh hưởng xấu đến học tập cịn có tác hại rất lớn đến sự phát
triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em dễ bị trầm cảm, ln có cảm
giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã
trưởng thành.

Hay lo lắng và tức giận Thiếu hoặc không giao tiếp xã
hội

Chán nản, lo âu Mất ngủ

Sợ hãi khi gặp người lạ Nghi ngờ bản thân


Đối với những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực
cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ
hãi, trong trường hợp thấy kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng phạt thì những em
chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này và có nhiều khả
năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Đối với học sinh thực hiện hành vi bạo lực: ảnh hưởng tới kết quả học tập
và các mối quan hệ bạn bè và tâm lí của chính các em.

Ảnh hưởng đến gia đình

Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến gia
đình của trẻ gây ra bạo lực và trẻ bị bạo lực. Đối với những học sinh bị bạo lực dù
ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những hậu quả không tốt. Đồng thời kéo theo
đó là khơng khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng. Đối với
những gia đình có con đánh bạn, bị nhà trường xử phạt, cha mẹ nạn nhân lên tiếng
sẽ khiến cha mẹ buồn phiền, lo lắng, bố mẹ có thể đổ lỗi cho nhau trong việc quản
lý, dạy dỗ giáo dục con. Khi không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng có thể nảy
sinh mâu thuẫn. Mặt khác, bạo lực học đường còn khiến cho các gia đình có con

14

đnag đi học sẽ cảm thấy lo lắng, bất an cho sự an tồn của con mình.

Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà cịn khiến khơng
khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an ln bao trùm.
Đã có khơng ít học sinh khơng dám đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh
đập. Điều này làm cho môi trường nhà trường khơng cịn tính lành mạnh, sự hấp

dẫn đối với học sinh.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng
đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà
trường cũng như các thầy cô.

Ảnh hưởng đến xã hội

Trong môi trường học đường, hiện tượng học trị cãi lại thầy, bạn bè đánh
nhau khơng phải là hiếm. Những hành động ấy làm lu mờ nét văn hóa truyền thống
tốt đẹp của xã hội, thể hiện sự sai lệch về hành vi một cách đáng báo động.

Cùng với sự mai một trong văn hóa truyền thống thì hành vi bạo lực cũng
góp phần khơng nhỏ làm mất trật tự xã hội. Nhiều vụ bạo lực học đường không
chỉ xảy ra trong khn viên nhà trường mà cịn xảy ra bên ngồi nhà trường, vì
thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra khơng phải là nhỏ.

1.1.3. Phòng chống bạo lực học đường cho học sinh dân tộc bán trú cấp
tiểu học cơ sở

Theo Điều 6, Nghị định số 80 NĐ – CP ngày 17 tháng
07 năm 2017 của chính phủ quy định về mơi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống
bạo lực học đường thì phòng chống bạo lực học đường
bao gồm:

- Biện pháp phòng ngừa, biện pháp hỗ trợ người
học có nguy cơ bị bạo lực học đường và biện pháp can
thiệp khi xảy ra bạo lực học đường


- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo
lực học đường

- Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường

Đối với biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:

15

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lí, GV,
nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm
và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành
vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học
đường phù hợp với khả năng của bản thân;

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học;
phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực HS em trên môi trường mạng cho người
học, cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo
dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học;

- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận
thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập, xử lí thơng tin liên quan đến BLHĐ

- Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, khơng bạo lực đối với người học.

Trong trường tiểu học, hoạt động phòng ngừa trong phòng chống bạo lực học
đường chính là những hoạt động nhằm hạn chế sự gia tăng những vấn đề tâm lí tiêu
cực ở HS trong toàn trường. Hoạt động này dành cho cả những đối tượng chưa có hoặc

khơng có khó khăn tâm lí, và cả đối tượng đang có nguy cơ hoặc đã được phát hiện có
vấn đề (cần được can thiệp). Có ba loại phịng ngừa cơ bản là: Phịng ngừa mang tính
phổ quát dành cho tất cả những HS trong nhà trường; Phòng ngừa những vấn đề đã
bộc lộ, đã được phát hiện sớm Phịng ngừa có lựa chọn hướng vào một số nhóm HS
nhất định, những HS này chưa có khó khăn tâm lí nhưng lại có nguy cơ cao như hồn
cảnh gia đình đặc biệt, cha mẹ li hơn…

Hoạt động phịng ngừa phổ biến nhất hiện nay vẫn là tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho HS, GV, cán bộ quản lí, GV, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia
đình người học và cộng đồng và các bên liên quan về các nội dung sau:

 Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường.
 Trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa
và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của
bản thân;
 Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng,
chống bạo lực học đường; bạo lực trên môi trường mạng, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự
bảo vệ cho người học;

16

 Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận
thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập, xử lí thơng tin về bạo lực học đường

Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học
đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;


- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn
chặn, hỗ trợ cụ thể;

- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo
lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Trong nhà trường tiểu học, hoạt động hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học
đường là những hoạt động, dịch vụ tâm lí học đường trực tiếp hoặc gián tiếp hướng
vào HS trong toàn trường, đặc biệt là những đối tượng được phát hiện (thơng qua sàng
lọc hoặc đánh giá tồn trường) có nguy cơ hoặc có vấn đề cần được can thiệp. Đối với
hoạt động can thiệp trực tiếp thì cán bộ tâm lí trực tiếp thực hiện các chương trình trị
liệu. Can thiệp trực tiếp bao gồm cả tham vấn trị liệu, đào tạo kĩ năng (kĩ năng học tập,
kĩ năng thư giãn sau khủng hoảng…), đào tạo CMHS, hỗ trợ nhóm và các chương
trình phịng ngừa, phịng ngừa định hướng (hội nhập vào các mối quan hệ…). Đối với
chương trình can thiệp gián tiếp: nhà tâm lý đại diện cho HS nói chung và HS THPT
nói riêng phát triển chương trình giáo dục và trị liệu nhưng khơng trực tiếp thực hiện
các chương trình này.

Hoạt động hỗ trợ HS THPT có nguy cơ bị bắt nạt và bạo lực học đường tập trung
vào những điểm sau:

Phát hiện kịp thời HS có hành vi bắt nạt hoặc HS có nguy cơ bị bắt nạt học
đường;

Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bắt nạt/ bạo lực có thể xảy ra để có biện
pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;

Thực hiện hỗ trợ cho HS bằng các hình thức khác nhau như tham vấn, tư vấn;
thông báo cho gia đình HS có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn

chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:

- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng

17

hiện thời của người học;

- Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học
bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;

- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí; trường hợp vụ
việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thơng báo kịp thời với cơ
quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối
hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

Trong trường tiểu học , can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường bao gồm các hoạt
động như:

 Đánh giá sơ bộ mức độ tổn hại về thể chất và tâm lý của người học, đưa ra
nhận định về tình trạng hiện thời của HS;

 Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế (nếu HS có các tổn
thương về cơ thể như chảy máu, bầm dập…thực hiện tư vấn và hỗ trợ tâm lý
cho HS khi bị sang chấn ảnh hưởng đến tinh thần. Sau khi thực hiện đánh giá,
tư vấn hỗ trợ thì HS cần được lượng giá và theo dõi để đảm bảo không bị tái
bắt nạt/ bạo lực.


 Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ
việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thơng báo kịp thời với
cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên
quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhà trường, giáo viên và gia đình phải nhất quán rằng trừng phạt khơng thể
được xem là cách thức tích cực để ngăn chặn hành vi bạo lực ở trẻ, chúng ta cần phải
thay thế trừng phạt bằng các biện pháp giáo dục. Các hình thức phạt nhẹ kết hợp với
giáo dục như tổ chức đối thoại giữa học sinh để cả hai cùng lắng nghe chia sẻ cảm xúc
của nhau… lại có tác dụng tích cực hơn. Đặc biệt, trong q trình giao tiếp với học
sinh, giáo viên phải:

- Làm cho học sinh cảm thấy an tồn: ln giúp các em phân biệt đúng, sai, cách
làm để lần sau làm cho đúng; khoan dung với những lỗi lầm và coi những lỗi lầm là
thông tin có ích để giúp các em học tốt; làm cho học sinh hiểu rõ khơng ai có quyền
làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền được bảo vệ; thơng cảm và
chia sẻ trong q trình nói chuyện cùng các em.

- Làm cho học sinh cảm thấy được yêu thương: Tạo môi trường thân thiện trong
trường, lớp học và gia đình để các em có thể biểu lộ, cảm thấy được yêu thương; có

18

cử chỉ lời nói ân cần, dịu dàng, lắng nghe tâm sự của học sinh..

- Làm cho học sinh nhận thấy được hiểu, thông cảm: lắng nghe học sinh, cho
học sinh cơ hội được bộc lộ cảm xúc, cởi mở, hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh…

- Làm cho học sinh cảm thấy được tôn trọng: lắng nghe một cacsah quan tâm,
chăm chú, dành thời gian để nhận ra cảm xúc của học sinh, tạo giới hạn và bình tĩnh

khi các em vi phạm nội quy,

- Làm cho học sinh cảm thấy có giá trị: ln tiếp nhận ý kiến của học sinh, lắng
nghe các em nói, tạo cơ hội cho các em cơ hội bộc lộ bản thân, hưởng ứng các ý tưởng
hợp lý của các em.

Đồng thời, học sinh cần phải được trang bị những giá trị sống cốt lõi, phát triển
kỹ năng giao tiếp cũng như những kĩ năng cần thiết của cuộc sống.

Việc trang bị những kĩ năng sống cần thiết để học sinh ứng phó với những tình
huống có thể dẫn đến xung đột trong nhà trường ở mỗi học sinh là điều cần thiết.

- Nhận biết các dấu hiệu tiền bạo lực như: nhìn đểu, trêu đùa q khích, bị cho
ra rìa, tẩy chay, bị ức hiếp, hăm dọa… để biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách
hành xử.

- Nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những
người xung quanh, phân định đâu là đúng – sai, xấu tốt: Do học sinh có thể là nạn
nhân cũng có thể là thủ lĩnh, người bắt nạt nên khi học sinh nhận định, phân tích học
sinh sẽ biết được khi gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, thậm chí vi phạm pháp
luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó học sinh lựa chọn cách ứng
xử phù hợp.

- Biết cách giao tiếp, hòa nhập với nhóm bạn để phịng, chống bạo lực học
đường: cần duy trì, phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè,
những người xung quang, biết cách chọn bạn mà chơi, tránh
những người bạn có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường. Trường
tiểu học là thời điểm quan trọng để phát triển các kỹ năng giao
tiếp hiệu quả. Trong thời gian này, trẻ đang khám phá các lựa
chọn về ngơn ngữ và thơng điệp, tìm hiểu về cảm xúc, cố gắng


vượt qua áp lực từ bạn bè và xây dựng ý thức về bản thân. Đối với học sinh tiểu học,
luyện giao tiếp có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Những vấn đề này có
thể bao gồm từ bắt nạt đến áp lực tiêu cực từ bạn bè. Ở lớp một, trẻ em nên nâng cao
nhận thức về các lựa chọn ngôn ngữ, chia sẻ sâu hơn về câu chuyện của chính mình,

19

đọc to cho các bạn cùng lớp nghe và thể hiện chất lượng giọng nói nhiều hơn (âm
điệu, cao độ, tốc độ và âm lượng). Học sinh lớp hai có thể xác định mối quan hệ giữa
lựa chọn ngôn ngữ và vai trị. Ví dụ, những học sinh này nên học cách đóng vai trong
các tình huống khó khăn (chẳng hạn như bắt nạt hoặc áp lực tiêu cực từ bạn bè), tóm
tắt bằng miệng một câu chuyện, duy trì cuộc trò chuyện với những đứa trẻ và người
lớn khác, và phản ứng với cảm xúc của các bạn khác. Học sinh lớp ba cần có hiểu biết
về vai trị của giao tiếp trong các mơi trường văn hóa và nhóm nhỏ khác nhau. Giáo
viên có thể yêu cầu học sinh xác định các đặc điểm tích cực và tiêu cực về bài phát
biểu, thảo luận về vai trò giới trong chương trình học, thực hành lãnh đạo các nhóm
nhỏ, tham gia thảo luận nhóm và học cách thích nghi bằng cách kể chuyện cho các đối
tượng khác nhau. Tiểu học là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Đối với nhiều trẻ em, đây là lần đầu tiên chúng tự mình gặp gỡ những người bạn mới
và học các quy tắc giao tiếp xã hội. Do vậy, kĩ năng giao tiếp cần hướng các em tới:
có khả năng lắng nghe tích cực, có sự đồng cảm, biết cách dùng từ…Ở trẻ em, việc
mở rộng vốn từ vựng liên quan cụ thể đến cảm xúc có thể là một điểm khởi đầu tuyệt
vời đối với việc phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục.

- Khi em là nạn nhân của bạo lực học đường, em cần:

- Cố gắng trao đổi, thương lượng các cách giải quyết khác thay vì đánh nhau, lùi bước
để tránh bạo lực như khi bị trêu chọc, sỉ nhục nên im lặng,
coi như khơng có chuyện gì, đi thẳng về hướng có đơng người

khác, nhưng khơng cam chịu liều mình để chịu trận.

- Trong trường hợp khơng thương lượng được, tìm cách chạy
thốt khỏi hiện trường, cố găng tìm nơi tập trung đơng đúc
dân cư hoặc hét thật to, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, cố gắng bảo vệ cơ thể,
đặc biệt các vùng: đầu, gáy, thái dương, cơ quan nội tạng… Đánh nhau là phương thức
cuối cùng để tự vệ, phản kháng và các em nên học một số động tác võ thuật để tự bảo
vệ mình.

Để phòng tránh từ xa các tình huống bạo lực các em cần: khơng đi một mình
nơi vắng vẻ, tối tăm; khơng tham gia vào các nhóm bạn thường xuyên có hành vi lệch
chuẩn; khơng tham gia kích bác, nói xấu bạn khác; tôn trọng và không xâm phạm vào
cuộc sống riêng tư của bạn; không lấy cắp đồ vật của người khác..

- Không giấu giếm mọi chuyện mà nên nói chuyện với bố mẹ, người thân, thầy
cô để ngăn chặn sự bắt nạt.

20


×