Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận cao học quản lý xã hội định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.33 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

Phần I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
Phần II. NỘI DUNG .......................................................................................................... 6

1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................... 6
1.1.1. Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt
Nam ........................................................................................................................... 6
1.1.2. Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị Việt Nam ..................................................................................................... 8
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 13
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.......................................................... 14
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 14
1.3.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 14
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 14
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 14
1.5. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 14
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 15
1.6.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 15
1.6.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 15
1.6.3. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................... 16
1.7. Bộ công cụ nghiên cứu sơ lược............................................................................ 16
1.7.1. Bảng hỏi ........................................................................................................ 16
1.7.2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu .................................................................... 21
1.8. Các khái niệm liên quan ...................................................................................... 23
1.8.1. Lãnh đạo, quản lý .......................................................................................... 23
1.8.2. Hệ thống chính trị Việt Nam ......................................................................... 24
1.8.3. Định kiến giới................................................................................................ 25
1.8.4. Sinh viên........................................................................................................ 26


2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 26
2.1. Thực trạng định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị Việt Nam của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền ............... 26

2.1.1. Nhận thức, sự tiếp cận thơng tin về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
của sinh viên ............................................................................................................ 26
2.1.2. Định kiến giới đối với tiềm năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới................... 26
2.1.3. Định kiến giới đối với hành vi lãnh đạo, quản lý của nữ giới....................... 27
2.1.4. Kỳ vọng của sinh viên đối với nữ giới là lãnh đạo, quản lý ......................... 27
2.1.5. Hành vi lựa chọn ứng cử viên nữ vào hệ thống chính trị của sinh viên........ 27
2.2. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh
đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam của sinh viên Học viện Báo chí &
Tuyên truyền ............................................................................................................... 27
2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội tác động đến định kiến giới đối với phụ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị................................................ 27
2.2.2. Yếu tố thuộc đặc điểm gia đình ảnh hưởng đến định kiến giới đối với phụ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị................................................ 27
2.3. Khuyến nghị ......................................................................................................... 27
Phần III. KẾT LUẬN...................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 30

Phần I. MỞ ĐẦU

Việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái động về vị thế, vai trị giới ln là vấn đề
cấp thiết như trong Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ tư tại
Bắc Kinh (1995) nêu rõ “Khơng có sự tham gia tích cực của phụ nữ với sự kết hợp chặt
chẽ của phụ nữ ở các cấp ra quyết định và ở các cơ quan pháp luật thì mục tiêu bình
đẳng, phát triển và hịa bình khơng thể thực hiện được” [trích dẫn theo: 14, tr.59]. Việt
Nam cũng thực hiện và có những cam kết cao về thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh
vực, đặc biệt trong chính trị tại Điều 11 Chương II. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính

trị có đề cập “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã
hội” [18]. Hay trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 đề ra
mục tiêu đầu tiên hiện nay cũng thuộc lĩnh vực chính trị “Đến năm 2025 đạt 60% và đến
năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có
lãnh đạo chủ chốt là nữ” [17]. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực như Quốc hội
khóa XIV, có gần 40% là lãnh đạo nữ gồm Chủ tịch Quốc hội, 22.22% chủ nhiệm các cơ
quan Quốc học, 6.45% phó chủ nhiệm các ban nhưng thực trạng bất bình đẳng giới trong
hệ thống chính trị vẫn tồn tại khoảng trống lớn giữa lý thuyết và thực tế triển khai. Bởi
thực tế, định kiện giới vẫn còn hiện hữu dai dẳng ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, “len lỏi”
mọi ngóc ngách của đời sống từ gia đình cho đến xã hội và trong hệ thống chính trị cũng
khơng phải ngoại lệ.

Tình trạng trên diễn ra ngay trong thái độ, hành vi lựa chọn đã thể hiện định kiến
giới mạnh mẽ, ảnh hưởng, cản trở phụ nữ khi tham gia lãnh đạo, quản lý. Khảo sát của
Oxfam tại Việt Nam cho biết 96.8% công chúng có niềm tin là nữ giới có thể đảm nhiệm
những vị trí lãnh đạo tốt nhưng khi được hỏi liệu có sẵn sàng lựa chọn ứng cử viên nữ
vào các vị trí lãnh đạo nếu có ứng cử viên nam có khả năng tương đương thì chỉ 41.5%
bầu nữ giới [13]. Họ đặt ra những tiêu chuẩn kép, không chỉ hồn thành cơng việc chung
là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị mà cịn phải gánh vác trách nhiệm gia đình.
Đúng như hình mẫu lý tưởng về người phụ nữ thành công mà xã hội mong muốn, thậm
chí áp đặt họ phải gánh vác nghĩa vụ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chính những quan
niệm sai lệch về nữ giới, kỳ vọng của cộng đồng về vị thế, vai trị của họ trong gia đình
hay xã hội đã trở thành những rào cản trước những cơ hội tham gia hoạt động xã hội,
nhất là việc được đảm nhận các vị trí, chức vụ quan trọng, chủ chốt trong hệ thống chính

trị. Vì vậy, định kiến giới được coi là một trong những yếu tố quan trọng tác động vô
cùng lớn tới tiến trình đạt được bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những đại học trọng điểm trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thương hiệu và uy tín xã hội của Học viện được khẳng định, là

cơ sở đào tạo lý luận chính trị, báo chí và truyền thơng lớn nhất tại Việt Nam. Sinh viên
đang theo học của Học viện có những ưu thế vượt trội, đặc thù hơn cả khi họ được tiếp
cận, học tập nhiều hơn về các kiến thức liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà
nước với những chun ngành có mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những người cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước, chính các cá nhân này khi có nhận thức, thái độ bình
đẳng thì sẽ thực hiện tốt những chiến lược quốc gia, mong muốn hướng đến bình đẳng
giới thực chất được diễn ra trong cuộc sống thường trực cũng như hệ thống chính trị.
Thực tiễn này đã cho thấy sự cấp thiết cần tiến hành nghiên cứu sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.

Từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Định kiến giới đối với
phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam của sinh viên
Học viện Báo chí & Tun truyền” nhằm tìm hiểu thực trạng định kiến giới của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong
hệ thống chính trị Việt Nam, phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến định kiến giới
của sinh viên; từ đó gợi ý một số khuyến nghị góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của
sinh viên về việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy quá trình bình đẳng giới
trong khn viên Học viện và tồn xã hội.

Phần II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã tạo điều kiện
cho phụ nữ phát huy vai trị và vị trí của mình trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên tình
trạng bất bình đẳng giới vẫn còn hiện hữu trong đời sống, hệ thống chính trị cũng khơng
phải ngoại lệ. Vì vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này nhằm thực
hiện hóa bình đẳng giới trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý Nhà nước.

1.1.1. Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt

Nam

Báo cáo từ UNDP về “Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở
Việt Nam” năm 2012 đề cập đến những số liệu minh chứng tỷ lệ nữ tham gia trong lĩnh
vực chính trị cịn thấp hơn rất nhiều so với nam: năm 2010 tỷ lệ đảng viên nữ chỉ chiếm
32.8%, dẫn tới có ít phụ nữ để đưa vào các vị trí lãnh đạo trong cơ quan hành chính của
Chính phủ và đề cử làm ứng viên trong bầu cử hay chỉ 1 nữ ủy viên được bổ nhiệm trong
nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Bộ Chính trị – một trong những cơ quan ra quyết sách của
Đảng. Ở cấp Đảng bộ cơ sở, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt thấp, khơng đại diện cho
số lượng đảng viên, điển hình tỷ lệ này trong Ban Chấp hành Trung ương và tỉnh ủy
không tăng trong 3 nhiệm kỳ 2001 – 2016, đặc biệt có nhiều nữ Phó Bí thư hơn Bí thư.
Hay chỉ 17.5% là nữ giới được bầu với tư cách thành viên chuyên trách của Ủy ban Quốc
hội. Qua các nhiệm kỳ, tỷ lệ nữ tham gia trong cơ quan dân cử cấp tỉnh, huyện, xã đều
tăng lên nhưng không khả quan khi tỷ lệ nữ Chủ tịch Hội đồng nhân dân rất thấp, từ
1.56% cấp tỉnh đến 4.09% cấp xã, trong khi đó vị trí Phó Chủ tịch nữ nắm giữ nhiều hơn
[16]. Báo cáo phần nào cho thấy “bức tranh” Việt Nam vẫn chưa đạt được chỉ tiêu về
lãnh đạo nữ, tỷ lệ nữ tăng từng bước nhưng với tốc độ tăng còn chậm.

Cụ thể ở phạm vi vùng miền, một nghiên cứu về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị tại Đồng bằng Sơng Hồng năm 2015 chỉ ra những thành tựu, hạn chế
trong công tác cán bộ nữ. Trong hệ thống chính trị ở cấp càng cao, tỷ lệ nữ lãnh đạo,
quản lý càng thấp: nữ tham gia Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ theo cấp hành chính từ
dưới lên trên (xã/huyện/tỉnh) có xu hướng giảm dần từ 16.98% xuống 11.09%. So với các

vùng khác, Đồng bằng Sơng Hồng là khu vực có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao
hơn nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ các cấp lại thấp hơn. Bên cạnh đó, yếu tố
văn hóa truyền thống đặc biệt là Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, trong đó Bắc Ninh là địa
bàn lưu giữ nhiều truyền thống này có tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý cấp ủy
Đảng thấp hơn hẳn các địa phương khác. Tác giả còn nhấn mạnh đến nhân tố là người
đứng đầu có tác động rõ rệt đến việc phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ, Ninh Bình và Vĩnh

Phúc có Bí thư Tỉnh ủy là nữ và cũng là hai tỉnh có tỷ lệ phụ nữ tham gia cao hơn các địa
phương khác. Tại Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp ghi
nhận cao hơn cấp ủy Đảng các cấp, sự khác biệt này khiến tác giả đặt ra vấn đề nghiên
cứu sau này lý do khác biệt trong nhận thức của người dân và Đảng viên về vai trị của nữ
trong hoạt đơng chính trị. Ngồi ra, so với khối Đảng, khối chính quyền, đồn thể ở các
tình/thành phố vùng Đồng bằng Sơng Hồng có phụ nữ lãnh đạo, quản lý cao hơn [14].
Các số liệu lần nữa phản ánh sự bất bình đẳng giới trong hệ thống chính trị ở Đồng bằng
Sơng Hồng, đặc biệt ở khối cơ quan Đảng, cho thấy xu hướng chung của cả nước.

Ở phạm vi tỉnh/thành phố hay nhỏ hơn, khá nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề nữ
giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Đây là điều hết sức tích cực, bởi
hầu hết các nghiên cứu đều hướng đến mục đích chung là tăng cường, đẩy mạnh sự tham
gia của phụ nữ cả về số lượng và chất lượng.

Năm 2014, nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho biết tỷ lệ phụ nữ tham gia quản
lý, lãnh đạo chiếm tỷ lệ thấp trong tất cả các cơ quan, lĩnh vực, chủ yếu đảm nhiệm cấp
phó, tham mưu, khơng có tính ra quyết định, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị.
Cụ thể trong tổ chức Đảng của tỉnh, tỷ lệ này là rất thấp và không ổn định, đặc biệt không
phụ nữ nào nắm giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy suốt các nhiệm kỳ 2001 – 2016.
Trong thường trực Hội đồng nhân dân, các nhiệm kỳ trước cũng trong tình trạng khơng
có nữ cán bộ tham gia, đến nhiệm kỳ 2011 – 2016 mới có 1 cán bộ nữ là phó chủ tịch Hội
đồng nhân dân, đặc biệt trong các ban của Hội đồng, nữ giới phần lớn chỉ tham gia ở
chức danh ủy viên, số lượng rất khiêm tốn ở các ban dân tộc, văn hóa – xã hội và pháp
chế. Cịn việc tham gia lãnh đạo trong Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, số cán bộ nữ
là giám đốc có chiều hướng giám sút [9].

Trong cơng trình nghiên cứu khác về đội ngũ, sự thăng tiến của nữ cán bộ, công
chức, viên chức ở Tuyên Quang của Đỗ Thị Thanh Hương, thực trạng phụ nữ tham gia

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ở mức 29.1% nhiệm kỳ 2010 – 2015, tuy nhiên chỉ 14.7% là

lãnh đạo cấp trưởng, tương tự với Hội đồng nhân dân tỉnh, tỷ lệ này đều cao hơn bình
quân cả nước và vượt trội hơn về cả Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới nhưng hầu hết
chỉ tham gia với tư cách là Ủy viên. Ở cấp huyện, chỉ có 2/7 vị trí chủ tịch Hội đồng nhân
dân huyện do phụ nữ nắm giữ, tương tự với cấp xã, đặc biệt khi nữ cán bộ công chức
chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, lý luận chính trị hay quản lý nhà nước [3].

Nghiên cứu trường hợp cấp huyện, tác giả Trần Thị Kim Liên có bài viết “Phụ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang” nhằm xem xét, tìm
hiểu các vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ khảo sát tại 2 huyện An Phú,
Châu Thành. Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ nữ có vị trí lãnh đạo quản lý các khối cơ quan
công tác đều ít hơn so với nam, trong đó thấp nhất là ở khối Chính quyền, chủ yếu nữ
tham gia đảm nhận chức vụ cán bộ, chuyên viên. Ở Ủy ban nhân dân hay Hội đồng nhân
dân, chỉ có 4% – 7.3% giữ vị trí cấp trưởng, thay vào đó họ giữ vị trí này ở khối cơ quan
Mặt trận và đồn thể, tuy nhiên chênh lệch với nam giới không đáng kể [10].

“Xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp
phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Trần Thị Thu Hà
tiếp tục phân tích thực trạng phụ nữ tham gia trong hệ thống chính trị cấp phường. Tỷ lệ
cán bộ nữ chủ chốt tại 11 phường của quận Thanh Xuân có xu hướng tăng qua các nhiệm
kỳ từ 2010 – 2020 nhưng phân bố không đồng đều, duy nhất ở phường Thượng Đình có
60% nữ nắm giữ vị trí chủ chốt, cao hơn nam. Cụ thể như chức danh Bí thư Đảng ủy
phường, chỉ có 4/11 phường có nữ nắm giữ và khơng có cán bộ nữ nào là chủ tịch UBND
phường [4, tr.40-46].

Những nghiên cứu đi trước cho thấy tình trạng chung là có sự khác biệt giữa cán
bộ nam và cán bộ nữ trong việc tham gia cơng tác, giữ các chức danh trong hệ thống
chính trị. Nếu nam giới thường tham gia lãnh đạo, quản lý ở các khối Đảng, chính quyền,
trong khi đó, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở khối đoàn thể chính trị - xã hội.

1.1.2. Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống

chính trị Việt Nam

Sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán
bộ nữ trong hệ thống chính trị” của Ban Tổ chức Trung ương năm 2004, bài viết của Võ
Thị Mai đề cập đến cơng bằng, bình đẳng giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đánh

giá về năng lực tham mưu của cán bộ nam và cán bộ nữ thì phần nhiều đều đồng ý năng
lực là như nhau, tuy nhiên 4/5 phẩm chất thì các đánh giá nghiêng về “nam trội hơn”, tỷ
lệ cách biệt đó là “ln có ý tưởng mới”, 51.9% cho rằng nam làm tốt hơn. Riêng năng
lực “có khả năng thuyết phục”, nữ trội hơn nam chiếm tới 72.7% tán thành [11].

Bài viết “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý” của tác giả Nguyễn
Thị Thu Hà được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2008 đã khẳng
định “...mặc dù đã có nhiều tiến bộ về nhận thức bình đẳng giới nhưng rõ ràng định kiến
giới với phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn cịn những biểu hiện rõ nét. Đây
chính là là một trong những yếu tố trực tiếp cản trở phụ nữ tham gia bình đẳng vào các vị
trí lãnh đạo quản lý ở các cấp.” Khảo sát được thực hiện với hơn 400 người dân, trong đó
có khoảng 250 cán bộ huyện, xã/phường tại Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên cho kết
quả: nếu với một người lãnh đạo, người trả lời kỳ vọng họ cần “mạnh mẽ, kiên định, thận
trọng, tự tin, quyết đoán, chủ động, sáng tạo” thì những phẩm chất này lại hồn tồn
trùng khớp với 7 phẩm chất mà số đông cho là đúng với nam lãnh đạo hơn là với nữ lãnh
đạo. Phản ánh tình trạng phần lớn quan niệm nữ giới là khơng phù hợp với vai trò lãnh
đạo bằng nam giới do họ khơng có những phẩm chất, nét tính cách phù hợp. Nhìn từ đánh
giá của người dân về hành vi lãnh đạo thực tế giữa nam và nữ, định kiến giới tiếp tục thể
hiện qua số liệu có hơn 50% cho rằng nữ giới thiếu sự phân tích logic, khơng kiên trì,
thiếu ý chí, khơng có khả năng ứng biến và không thể làm việc với cường độ cao như
nam giới. Hay những “tiêu chuẩn kép” được đặt ra khi đánh giá biểu hiện trong công việc
lãnh đạo, nếu người nam lãnh đạo được nhận xét là “xông xáo/ tự tin/ nghiêm nghị...” thì
nữ lãnh đạo bị đánh giá là “tự đề cao mình/ tự phụ/ gây khó khăn trong công việc...”. Đặc
biệt, tác giả cũng chỉ ra định kiến giới xuất hiện ở ngay trong quan niệm của bản thân

người phụ nữ, cán bộ nam hay nữ đều thể hiện định kiến còn nặng nề [6].

Thuộc cơng trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, bài viết “Một
số yếu tố khách quan tác động đến định kiến giới đối với cán bộ nữ lãnh đạo cấp cơ sở”
trên Tạp chí Tâm lý học có xác định 6 nhân tố ảnh hưởng gồm truyền thông đại chúng,
giáo dục gia đình, giáo dục trường hợp, quan hệ bạn bè, phân công công việc ở cơ quan
và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống. Sự tồn tại định kiến giới phần nhiều là do con
người tiếp thu, củng cố trong quá trình sống, suy nghĩ và hoạt động [7].

Cũng trong năm 2008, khi nghiên cứu nhóm khách thể là sinh viên, tác giả Đỗ
Minh Thúy đi sâu vào tìm hiểu nhận thức về năng lực lãnh đạo của người phụ nữ và nhận
thấy có sự thay đổi so với quan niệm truyền thống về những công việc mà được cho là
phù hợp hơn với nữ hoặc nam. Ở hầu hết các lĩnh vực, sinh viên cho rằng phụ nữ hay
nam giới đều có năng lực lãnh đạo tương đương nhau, tuy nhiên vẫn có tới 98.6% đánh
giá năng lực của nữ lãnh đạo trong An ninh – quốc phòng sẽ kém hơn nam lãnh đạo,
tương tự ý kiến đồng ý ở lĩnh vực Xây dựng, giao thông vận tải (80.9%), Cơng nghệ
thơng tin (79.5%). Với những tiêu chí quan trọng nhất đối với người lãnh đạo, khơng có
sự khác biệt với kết quả nghiên cứu “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý”.
Sinh viên cũng cho rằng “sự quyết đốn, biết dùng người, khả năng phân tích tình hình và
dự báo xu hướng, sự hiểu biết” là những phẩm chất khơng thể thiếu. 4 tiêu chí này tiếp
tục được sinh viên đánh giá điểm nam giới cao hơn từ 0.38 điểm đến 2.24 điểm, trong khi
“biết lắng nghe, sự kiên trì, khả năng giao tiếp, trình bày thuyết phục” khơng nằm trong 4
tiêu chí quan trọng nhất được họ kỳ vọng nhiều hơn ở nữ lãnh đạo. Ngồi ra, tác giả phân
tích nhận thức của sinh viên về những thuận lợi, khó khăn khi phụ nữ làm lãnh đạo như
phụ nữ phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc vừa có thiên chức mang thai, sinh đẻ,
ni con cùng trách nhiệm lãnh đạo, chưa được xã hội nhìn nhận đúng mức. Sinh viên có
xu hướng khơng đồng ý với quan điểm hạn chế sự phát triển, thăng tiến của nữ giới như
“phụ nữ chỉ nên phấn đấu vừa phải cho sự nghiệp, cần ưu tiên nhiều hơn cho gia đình”
hay “có bằng từ đại học trở lên với nam quan trọng hơn so với nữ”, đặc biệt tỷ lệ sinh
viên nữ khơng tình các quan niệm trên cao hơn [15, tr.45-71]. Như vậy, định kiến giới ở

sinh viên đã có điểm tích cực hơn, hầu hết ủng hộ, khuyến khích phụ nữ tham gia các vị
trí lãnh đạo, tuy nhiên thái độ của một bộ phận vẫn cho thấy bị ảnh hưởng từ những tư
tưởng truyền thống thể hiện bất bình đẳng giới từ cuộc sống đến trong lĩnh vực chính trị.

Hay nghiên cứu tỉnh Thái Nguyên năm 2014 về phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị, tác giả nhận định rằng “Quy trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực nữ của tỉnh còn nhiều hạn chế. Sự nỗ lực phấn đấu của phụ nữ đã tăng nhiều
song do phải thực hiện tiêu chuẩn kép, nghĩa vụ kép nên quá trình học tập, nâng cao còn
nhiều hạn chế.” Thực trạng này phản ánh định kiến giới vẫn còn tồn tại trong đời sống xã
hội của tỉnh Thái Nguyên [9, tr.56].

Trong bài viết “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh
An Giang qua nghiên cứu trường hợp cấp huyện” đăng tải năm 2016, tác giả Trần Thị
Kim Liên khảo sát thái độ của 250 cán bộ về các phẩm chất/năng lực lãnh đạo quản lý.
Nhìn chung người trả lời đều thừa nhận giữa phụ nữ và nam giới có năng lực như nhau
nhưng ở những phẩm chất mà số đông trong xã hội gán cho cán bộ nam như “điều hành
công việc, năng lực quyết đốn, ứng phó với tình hình thực tế, khả năng linh hoạt, năng
động, sáng tạo” thì tỷ lệ đánh giá “nam giỏi hơn” vượt trội hơn hẳn. Trong khi đó, cán bộ
nữ được đánh giá cao hơn về một số phẩm chất, năng lực có xu hướng mềm mại, địi hỏi
nhiều yếu tố nữ tính hơn như “tuyên truyền vận động, ứng xử khéo léo, tinh thần trách
nhiệm, hiểu biết nhân viên đồng nghiệp”.

Ngồi ra, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam cũng có những đóng góp riêng
nhằm nâng cao vị thế của người phụ nữ. Như Oxfam từng nhận định “vai trị của nữ giới
trong hệ thống chính trị là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo quyền bình đẳng, cũng như
tăng cường tính đại diện của đầy đủ các nhóm trong việc đưa ra các quyết sách có ảnh
hưởng đến toàn xã hội” và đặt ra câu hỏi “Mặc dù chủ trương và các quy định đã có, tại
sao tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo vẫn thấp?”.

Từ lý do trên, nghiên cứu “Niềm tin và sự lựa chọn của cơng chúng: Nữ giới lãnh

đạo trong hệ thống chính trị” được Oxfam phối hợp với CEPEW thực hiện tại 3 tỉnh
Thái Nguyên, Bình Định, Vĩnh Long năm 2014 tập trung phân tích cảm nhận của nhiều
nhóm dân cư về nữ giới với vai trò lãnh đạo, rào cản nào khiến công chúng không lựa
chọn ứng cử viên nữ vào các vị trí lãnh đạo. Kết quả điều tra cho thấy 97.2% nữ giới và
91.4% nam giới tin tưởng nữ giới có thể làm lãnh đạo giỏi. 1/3 người được hỏi cho biết
nữ lãnh đạo có trách nhiệm, nhiệt tình và biết lo lắng cho công việc. Cứ 4 người được hỏi
thì 1 người cho rằng lý do họ tin vào khả năng lãnh đạo của lãnh đạo nữ là vì nữ giới gần
gũi với cơng chúng và cấp dưới. 1/5 đánh giá cao sự khéo léo trong khả năng giao tiếp và
cho rằng ít tiêu cực, khơng rượu chè. Nghiên cứu cũng chỉ ra các tiêu chuẩn kép mà công
chúng áp đặt đối với nữ lãnh đạo, trước khi làm lãnh đạo thì nữ giới cần phải đạt được
những chuẩn mực truyền thống và có xu hướng khơng ủng hộ người nữ giới trong gia
đình họ nếu nắm giữ vị trí cấp cao bởi khi ấy người phụ nữ sẽ khơng thể đảm bảo được
vai trị của người vợ, người mẹ theo định kiến truyền thống. Định kiến giới ấy đã ảnh
hưởng không nhỏ tới hành vi lựa chọn của công chúng, dù gần như tuyệt đối công chúng

tin tưởng khả năng lãnh đạo của nữ giới nhưng chỉ 58.5% sẵn sàng lựa chọn ứng cứ viên
nữ vào các vị trí chủ chốt nếu như ứng cử viên nam cũng có khả năng tương đương. Kết
quả cũng nêu 3 yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn nữ vào các vị trí lãnh đạo như
sau: người càng lớn tuổi và trình độ giáo dục càng cao thì khả năng họ lựa chọn ứng cử
viên nữ càng thấp, điểm đặc biệt là nhóm cán bộ, cơng chức lại có định kiến giới rất lớn
[13].

Dưới sự hỗ trợ từ Oxfam, nhóm học giả ngành truyền thơng đã tiến hành một
nghiên cứu về “Báo chí và định kiến giới với lãnh đạo nữ” với các phát hiện chính như
tần suất xuất hiện của nữ lãnh đạo trong các bài báo và bản tin là rất thấp so với nam lãnh
đạo (14.3% và 85.7%), đặc biệt trong khối các cơ quan nhà nước. Hình ảnh người phụ nữ
trong tin tức cũng hết sức nhiều định kiến, xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong các bài báo
và bản tin về những vấn đề vốn được coi là phù hợp với nữ giới như trẻ em/gia đình,
quyền phụ nữ, y tế,... và báo chí tạo nên khn mẫu định kiến, nữ lãnh đạo phải hồn
thành được vai trị kép là trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ truyền thống và

cơng việc lãnh đạo của một phụ nữ hiện đại mới là những phụ nữ lý tưởng. Đặc biệt, các
tác giả cũng đánh giá nhận thức và xác định yếu tố ảnh hưởng đối với nhà báo. Phần lớn
các nhà báo thừa nhận nam và nữ cần được đối xử công bằng ở nơi làm việc cũng như
trong gia đình, đồng thời cũng cho rằng bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại ở một mức độ nhất
định và Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tình hình để tạo cơ hội cơng bằng cho mọi giới.
Tuy vậy, các nhà báo nhìn nhận nam giới có nhiều phẩm chất phù hợp với việc làm lãnh
đạo hơn nữ giới, các nhà lãnh đạo nữ được đánh giá có phẩm chất “ơn hịa” hơn trong khi
nam thể hiện “bản lĩnh” cao hơn. Hơn nữa, định kiến giới đối với nguồn tin nữ giới được
đánh giá cao hơn ở phẩm chất “trung thực, có lịng trắc ẩn”. Và ba yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến quá trình sản xuất nội dung tin tức thiếu nhạy cảm giới về nữ lãnh đạo là
độc/khán/thính giả, mơi trường sống và làm việc của các nhà báo và các thói quen trong
quá trình tác nghiệp [5].

Từ thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị còn
thấp, các nghiên cứu về vấn đề này đều có chung kỳ vọng tiến tới bình đẳng giới nhưng
trong hơn 15 năm qua, số liệu khảo sát cho thấy mặc dù nữ cán bộ đã tăng về số lượng,
nâng cao về chất lượng nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu bình đẳng giới, nhất là ở các chức
danh, vị trí chủ chốt các cấp. Và định kiến giới chính là một trong những rào cản rất lớn

đối với phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý khi cịn phổ biến trong xã hội, thậm chí trở thành
thói quen, quan niệm thường trực của cộng đồng. Các công trình khoa học nghiên cứu
liên quan đến định kiến giới cuối cùng đều khẳng định đây là nguyên nhân gốc rễ và sâu
xa khiến người phụ nữ khó cải thiện được địa vị của mình trong xã hội, kìm hãm quá
trình tiến tới bình đẳng giới, cụ thể trong hệ thống chính trị. Mặc dù phần lớn tài liệu
trong quá trình tổng quan khơng đề cập, phân tích các yếu tố xã hội như đặc điểm cá
nhân, gia đình có thể tác động tới định kiến giới về việc phụ nữ lãnh đạo, quản lý, chỉ tập
trung phân tích thực trạng định kiến trong biểu hiện, đánh giá phẩm chất, năng lực giữa
người nam và nữ lãnh đạo, ít nghiên cứu nhóm khách thể là sinh viên,... nhưng các cơng
trình trên là cơ sở, minh chứng để đề tài “Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh
đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền”

chú trọng sử dụng các phương pháp của Xã hội học nghiên cứu.

1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng định kiến giới của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam, phân
tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến định kiến giới của sinh viên; từ đó gợi ý một số
khuyến nghị góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của sinh viên về việc phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy quá trình bình đẳng giới trong khn viên Học viện và tồn
xã hội. Đề tài đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Mô tả, làm rõ thực trạng định kiến giới của từng nhóm sinh viên theo các đặc
điểm nhân khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, từ đó rút ra được đặc điểm nhận diện
sinh viên có định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị trên các khía cạnh:
+ Với tiềm năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới.
+ Với hành vi lãnh đạo, quản lý của nữ giới.
+ Kỳ vọng đối với nữ giới là lãnh đạo, quản lý.
+ Hành vi lựa chọn ứng cử viên nữ vào hệ thống chính trị.
- Bổ sung phân tích số liệu tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm về sự tiếp cận
thông tin, kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị với định kiến giới của sinh
viên.

- Kiểm chứng các giả thiết nghiên cứu, các kết quả về lý luận và thực tiễn, từ đó
đưa ra các gợi ý khuyến nghị thúc đẩy quá trình bình đẳng giới.

1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
Việt Nam
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đang theo học hệ chính quy tập trung từ K41 đến K38 của Học viện Báo

chí và Tuyên truyền
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: từ tháng 12/2021 – tháng 7/2022

- Phạm vi khơng gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên có nhận thức, thái độ, đánh giá như thế nào về tiềm năng và hành vi
lãnh đạo, quản lý của phụ nữ?
- Sinh viên kỳ vọng gì ở nữ lãnh đạo, quản lý?
- Sinh viên lựa chọn ứng cử viên nữ vào các vị trí như thế nào trong hệ thống
chính trị?
- Yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến định kiến giới của sinh viên đối với phụ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị?

1.5. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức, thái độ của sinh viên tích cực nhưng vẫn cịn 20% có định kiến giới
khi đánh giá vai trị của nữ giới qua tiềm năng, hành vi lãnh đạo, quản lý của phụ nữ.
- 50% sinh viên kỳ vọng nữ lãnh đạo, quản lý phải “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- 30% sinh viên lựa chọn ứng cử viên nữ vào các vị trí cấp phó trong khối cơ quan,
tổ chức mặc dù đa số đều tin tưởng khả năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới.
- Giới tính, yếu tố gia đình liên quan đến nữ cán bộ và sự tiếp cận thông tin, kiến
thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của sinh viên có ảnh hưởng đến định kiến

giới: nữ sinh viên, gia đình có ít nhất một người phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý hoặc
càng hiểu biết về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thì càng ít định kiến giới đối với
nữ giới cơng tác trong hệ thống chính trị.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp định lượng
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo
sát về định kiến giới của sinh viên đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị hiện nay. Phân tích những yếu tố xã hội của cá nhân và gia đình tác động
đến định kiến giới của sinh viên thơng qua phân tích tương quan mối quan hệ giữa biến
số độc lập và biến số phụ thuộc.
b. Phương pháp định tính
- Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, cơng trình nghiên
cứu khoa học, lý thuyết, chính sách được đăng tải, cơng bố trên các phương tiện truyền
thơng đại chúng về bình đẳng giới, định kiến giới với phụ nữ trong hệ thống chính trị.
Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin quan trọng đối
với đề tài được thực hiện sau khi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, kết quả nghiên cứu sẽ
được lý giải, minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.

1.6.2. Phương pháp chọn mẫu
a. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu: 180 sinh viên
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân cụm/ theo chùm:
Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và lớp
thuộc khối nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư năm học 2021 – 2022 (tương ứng K41 –
K38)
Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp theo
bước nhảy k.

- Có 66 lớp khối lý luận: chọn ngẫu nhiên hệ thống 6 lớp theo bước nhảy k = 22.
Cứ 22 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu. Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 66 theo
danh sách quay vòng.


- Có 81 lớp khối nghiệp vụ: chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp theo bước nhảy k =
27. Cứ 27 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu. Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 81 theo
danh sách quay vòng.

Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 30 sinh viên mỗi lớp.
b. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
Nhằm có thêm thơng tin bổ sung cho nghiên cứu, tại mỗi lớp trong mẫu nghiên
cứu định lượng, chọn ngẫu nhiên đơn giản 1 nam và 2 nữ đại diện cho tỷ lệ giới tính tại
Học viện, cỡ mẫu là 12 sinh viên từ hai khối ngành lý luận và nghiệp vụ.

1.6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin định lượng thu thập từ điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi được xử lý qua
phần mềm SPSS 20.0 dưới các dạng tần suất, điểm trung bình, các tương quan, kiểm định
Chi-square,... nhằm đánh giá thực trạng định kiến giới của sinh viên ở nhiều khía cạnh
theo các yếu tố, mơi trường xã hội tác động.
Đối với thông tin thu được từ phỏng vấn sâu sẽ được phân chia theo các nhóm chủ
đề để phục vụ mục đích nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ, thậm chí đưa ra góc nhìn
mới hơn mà số liệu định lượng không thể đề cập hết hoặc không đề cập.

1.7. Bộ công cụ nghiên cứu sơ lược

1.7.1. Bảng hỏi

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Mã số phiếu:......................
Khoa Xã hội học và Phát triển

PHIẾU KHẢO SÁT
ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN

HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUN TRUYỀN

Chào anh/chị,
Tơi là sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển. Hiện nay chúng tôi
đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về: “Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo,
quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam của sinh viên Học viện Báo chí & Tun truyền”.
Để hồn thành được đề tài nghiên cứu tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.

Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách khoanh tròn

vào những đáp án tương ứng.

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của

sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thơng tin từ anh/chị!

A. THƠNG TIN CHUNG

A1. Giới tính của bạn là gì? 1. Nam 2. Nữ

A2. Dân tộc? 1. Kinh 2. Khác (ghi rõ)

A3. Khu vực bạn sinh sống trước khi học đại học?

1. Thành thị 2. Nông thôn

A4. Bạn là sinh viên năm thứ mấy?


1. Năm nhất 2. Năm hai 3. Năm ba 4. Năm tư

A5. Chuyên ngành bạn đang theo học? .......................

A6. Ngành học đó thuộc khối nào? 1. Lý luận 2. Nghiệp vụ

A7. Xếp loại học lựa trong học kỳ gần nhất của bạn?

1. Yếu/Trung bình 2. Khá 3. Giỏi/Xuất sắc

A8. Bạn tự đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình mình?

1. Nghèo 2. Đủ ăn 3. Khá giả 4. Giàu có

A9. Nghề nghiệp của bố mẹ bạn?

Nghề nghiệp 1. Bố 2. Mẹ

1. Chuyên viên, kỹ thuật (bao gồm cả quân đội, 1 1
cảnh sát, an ninh)

2. Quản lý/giám sát/điều hành (cán bộ công chức, 2 2
quán lý văn hóa, thị trường, dự án,...)

3. Nhân viên văn phòng/Bán hàng 3 3

4. Lao động có tay nghề (tài xế, cắt tóc, thủ cơng 4 4
mỹ nghệ,...)

5. Lao động khơng có tay nghề (bán vé số, xe ơm, 5 5

giúp việc, trông xe,...)

6. Làm nông nghiệp 6 6

7. Chủ kinh doanh gia đình 7 7

8. Chủ công ty (TNHH, cổ phần,...) 8 8

9. Chủ tài sản cho thuê 9 9

10. Nội trợ 10 10

11. Sinh viên, nghiên cứu sinh,... 11 11

12. Hưu trí 12 12

13. Khác (ghi rõ)........... 13 13

99. Khơng có việc làm 99 99

A10.Trong hộ gia đình bạn, có ai đang/đã từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý trong

các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước từ cấp xã trở lên?

1. Có, ghi rõ: ..............

2. Không

B. NHẬN THỨC, TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG HỆ THỐNG


CHÍNH TRỊ

B1. Quyền tham gia chính trị của phụ nữ có được quy định trong pháp luật của nước ta

hay khơng?

1. Có (ghi rõ tên luật): ............ 2. Khơng

B2. Bạn có biết tên nữ cán bộ đã từng hay đang tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống

chính trị Việt Nam?

1. Có, xin hãy nêu tên cụ thể: ..............

2. Không (chuyển đến câu B4)

B3. Nhìn chung, bạn đánh giá như thế nào về hiệu quả công việc của những nữ cán bộ khi

lãnh đạo, quản lý trong suốt nhiệm kỳ?

1. Hoàn toàn không hiệu quả

2. Phần lớn là không hiệu quả

3. Phần lớn là hiệu quả

4. Hoàn toàn hiệu quả

99. KB/KTL


B4. Nguyên nhân chính nào khiến tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ

thống chính trị khơng cao? (Chỉ chọn 1 đáp án)

1. Trình độ khơng đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn

2. Thiếu kỹ năng cần thiết

3. Tâm lý tự ti, an phận

4. Định kiến xã hội về vai trị, vị trí của người phụ nữ cịn nặng nề

5. Thời gian nghỉ đẻ, ni con ảnh hưởng đến việc đề bạt, bổ nhiệm

6. Công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức

7. Khác (ghi rõ) .............

99. KB/KTL

B5. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của truyền thơng về bình đẳng giới

trong chính trị?

1. Rất khơng cần thiết/quan trọng

2. Khơng cần thiết/quan trọng

3. Bình thường


4. Cần thiết/quan trọng

5. Rất cần thiết/quan trọng

99. KB/KTL

B6. Bạn đã tiếp cận thông tin về bình đẳng giới trong chính trị qua các kênh thơng tin nào

sau đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1. Hội thảo, tập huấn

2. Qua báo in/báo điện tử

3. Tờ rơi

4. Chương trình truyền hình, thời sự

5. Chương trình phát thanh

6. Các hoạt động ở Học viện

7. Các hoạt động ở địa phương cư trú

8. Mạng xã hội/ Internet

9. Thầy cơ, bạn bè
10. Gia đình, người thân
11. Khác (ghi rõ) ..........
12. Chưa bao giờ tiếp cận


C. NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

C1. Bạn có tin tưởng vào khả năng lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là nữ giới

hay khơng?

1. Hồn tồn khơng tin (chuyển đến câu C3)

2. Phần lớn là không tin tưởng (chuyển đến câu C3)

3. Phần lớn là tin tưởng

4. Hoàn toàn tin tưởng

99. KB/KTL

C2. Lý do bạn tin tưởng?

1. Phụ nữ điều hành, triển khai công việc giỏi

2. Phụ nữ có trách nhiệm, nhiệt tình, lo lắng công việc

3. Phụ nữ gần gũi với người dân, cấp dưới

4. Phụ nữ khéo léo trong giao tiếp

5. Phụ nữ ít tiêu cực, không rượu chè


6. Khác (ghi rõ) ..................

99. KB/KTL

C3. Theo bạn, một người lãnh đạo, quản lý nói chung cần phải có những phẩm chất nào sau

đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1. Mạnh mẽ 8. Yếu đuối

2. Kiên định 9. Tuân thủ

3. Thận trọng 10. Tình cảm

4. Tự tin 11. Tế nhị, ý tứ

5. Quyết đoán 12. Tự ti

6. Chủ động 13. Tính kiềm chế

7. Sáng tạo 14. Khiêm tốn

C4. Hiện nay, bạn cho rằng các phẩm chất nào dưới đây đúng/phần lớn là đúng với nam/nữ
lãnh đạo, quản lý? (Có thể chọn nhiều đáp án ở mỗi cột sao cho không trùng đáp án ở mỗi

hàng)

Phẩm chất Đúng với nam lãnh đạo, quản lý Đúng với nữ lãnh đạo, quản lý


1. Mạnh mẽ 1 1

2. Kiên định 2 2

3. Thận trọng 3 3

4. Tự tin 4 4

5. Quyết đoán 5 5

6. Chủ động 6 6

7. Sáng tạo 7 7

8. Yếu đuối 8 8

9. Tuân thủ 9 9

10. Tình cảm 10 10

11. Tế nhị, ý tứ 11 11

12. Tự ti 12 12

13. Tính kiềm chế 13 13

14. Khiêm tốn 14 14

C5. Nhìn chung, nam hay nữ lãnh đạo, quản lý tốt hơn khi đảm nhận những chức danh chủ


chốt trong hệ thống chính trị?

1. Tốt như nhau

2. Nam lãnh đạo, quản lý tốt hơn nữ

3. Nữ lãnh đạo, quản lý tốt hơn nam

99. KB/KTL

C6. Trong các tình huống đối với sự lãnh đạo, quản lý của phụ nữ và nam giới sau đây, bạn

đồng ý ở mức độ nào? (điểm số từ 1 – 5: trong đó 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý)

Tình huống lãnh đạo, quản lý 1 2 3 4 5

1. Trong những tình huống phức tạp địi hỏi sự phân tích 1 2 3 4 5
logic thì nam giới vượt trội hơn nữ giới

2. Khi khó khăn, nam kiên trì và có ý chí cao hơn nữ 1 2 3 4 5

3. Khả năng ứng biến, thích nghi trước rủi ro của nữ 1 2 3 4 5
khơng tốt bằng nam

4. Nữ khơng có khả năng làm việc liên tục với cường độ 1 2 3 4 5
cao như nam

5. Nam dám làm – dám chịu hơn so với nữ 1 2 3 4 5

6. Nữ ít có khả năng làm việc độc lập như nam 1 2 3 4 5


7. Nam giải quyết công việc thường khách quan hơn nữ 1 2 3 4 5
lãnh đạo, quản lý

8. Khả năng vận dụng công nghệ thông tin của nam tốt 1 2 3 4 5
hơn nữ

9. Nữ chỉ thích hợp với những cơng việc khơng địi hỏi 1 2 3 4 5
phải đưa ra những nhận định và quyết định nhanh

10. Nữ đánh giá cấp dưới thường kém chính xác hơn so 1 2 3 4 5
với nam

11. Nam có khả năng thuyết phục và cổ động cấp dưới, 1 2 3 4 5
người dân tốt hơn

C7. Bạn mong muốn, kỳ vọng điều gì ở một nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị?

(điểm số từ 1 – 5: trong đó 1 là rất không quan trọng và 5 là rất quan trọng)

Kỳ vọng ở nữ lãnh đạo, quản lý 1 2 3 4 5

1. Vừa quán xuyến việc nhà vừa hồn thành tốt cơng việc 1 2 3 4 5
lãnh đạo, quản lý

2. Quan tâm, chăm lo cho dân 1 2 3 4 5

3. Gần gũi, hiểu nhu cầu của dân 1 2 3 4 5

4. Có năng lực chun mơn, giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5


5. Tồn tâm tồn ý với cơng việc 1 2 3 4 5

6. Không tiêu cực (rượu chè), tham nhũng 1 2 3 4 5

7. Nữ lãnh đạo quản lý cần phấn đấu càng tiến xa được 1 2 3 4 5
thì càng tốt

8. Phụ nữ cần tham gia bộ máy lãnh đạo, quản lý tất cả

các ngành, lĩnh vực thuộc hệ thống để đảm bảo tiếng nói 1 2 3 4 5

đại diện cho nữ giới

9. Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5

C8. Bạn cho rằng nam hay nữ sẽ phù hợp hơn cho các vị trí nào trong các khối công tác

sau đây? (Chỉ chọn 1 đáp án ở mỗi hàng)

Chức vụ Nam Nữ

Lãnh đạo, quản lý (từ phó trưởng phịng trở lên)

1. Khối Đảng 1 1

2. Khối Chính quyền 2 2

3. Khối tổ chức chính trị - xã hội 3 3


Cán bộ, chuyên viên

1. Khối Đảng 1 1

2. Khối Chính quyền 2 2

3. Khối tổ chức chính trị - xã hội 3 3

C9. Theo bạn, nam hay nữ phù hợp hơn khi tham gia lãnh đạo, quản lý trong các khối cơ

quan, tổ chức sau? (Chỉ chọn 1 đáp án ở mỗi hàng)

Chức vụ Nam Nữ

Vị trí cấp trưởng

1. Uỷ ban nhân dân 1 1

2. Hội đồng nhân dân 2 2

3. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể 3 3

4. Các ban, ngành chính quyền 4 4

5. Các ban Đảng 5 5

Vị trí cấp phó

1. Uỷ ban nhân dân 1 1


2. Hội đồng nhân dân 2 2

3. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể 3 3

4. Các ban, ngành chính quyền 4 4

5. Các ban Đảng 5 5

1.7.2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
Giới thiệu tên, nội dung và mục đích của cuộc phỏng vấn.
A. Thông tin của người trả lời: giới tính, dân tộc, khu vực gia đình sinh sống, năm
học, chuyên ngành – khối ngành, học lực, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp bố mẹ, gia đình
có người đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị


×