Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận cao học môn lý thuyết truyền thông Mạng xã hội, kênh tương tác hiệu quả giữa nhà báo và công chúng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.92 KB, 24 trang )

CAO HỌC: PT-TH

MỞ ĐẦU
1.1: Lí do chọn đề tài
4 giờ 36 phút sáng Chủ nhật ngày 5-9-2010, những dòng chữ gấp gáp
từ các điện thoại cầm tay xuất hiện trên mạng Twitter. Thành phố
Christchurch rung động. Điện chập chờn rồi tắt hẳn. Người ta nhảy xuống
giường và thoát ra cửa. Một giờ đồng hồ sau, tờ Associated Press đưa bản tin
đầu tiên về trận động đất tàn phá New Zealand. Đến 6 giờ Bộ trưởng Dân
phòng lên đài truyền hình tuyên bố thảm họa. Giám đốc Cảnh sát hướng dãn
dân chúng những việc cần làm.
Báo chí ngày nay không chỉ là những bản in mà còn là sự tích hợp
những thông tin truyền thống, thông tin trực tuyến và thông tin xã hội với
hàng tỉ người trong tay có những chiếc điện thoại có thể công bố ngay lập
tức một sự kiện đang xảy ra ở bát cứ nơi đâu.
Để cạnh tranh và tồn tại, kĩ nghệ đưa tin ngày nay phải đem mạng xã
hội vào chiến lược kinh doanh, phải tích hợp được cả ba loại hình báo chí
truyền thống (nhật báo, tạp chí, ấn phẩm, truyfn hình và truyền thanh), trực
tuyến và mạng xã hội làm cho mỗi thành phần có thêm sức mạnh và khả
năng phục vụ hiệu quả và hữu hiệu. Sẽ không sai nếu chúng ta nói, mỗi
người với chiếc điện thoại có gắn camera đều trở thành một nhà báo, tức
người đưa tin. Hang ngàn mạng xã hội trên khắp thế giời đang cho họ cơ hội
đó, trong số đó những trang mạng nổi tiếng toàn cầu như Facebook, Twitter
hay youtube có đến hang trăm triệu độc giả. Bất cứ nội dung hay hình ảnh
nào xuất hiện trên đó đều có thể được ghi nhận ngay chính lúc sự kiện đang
diễn ra.
Các nhà báo truyền thống nay chấp nhận một thực tế là họ không nên
cạnh tranh hay chạy đua với Internet mà cần có sự hợp tác. Ngoài các giờ tác
1

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI




CAO HỌC: PT-TH

nghiệp họ dùng thời gian còn lại để theo dõi các sự kiện trọng đại hay các
chủ đề gây sốt xuất hiện trên internet. Họ đảo qua đảo lại giữa các trang
mạng xã hội mỗi khi phát hiện một sự iện lớn, liên tục theo dõi, cập nhật kể
cả chiều sâu của cảm xúc, rồi xây dựng một lộ trình tiếp cận và viết thành
bài. Thói quen khai thác thông tin từ mạng internet đã có từ hơn mười năm
trước, nhưng nay xu thế đó càng mạnh và càng cần thiết để tiếp cận nguồn
tin không giới hạn từ các nhà báo xã hội. Mạng xã hội là nơi tiếp cận mọi
thông tin diễn ra trên khắp thế giới. Chính các nhà báo chuyên nghiệp cũng
tích cực chia sẻ thông tin trên mạng, một mặt vì họ có một lượng khán giả
khổng lồ, mặt khác từ đó họ nhận lại được những phản hồi hay phản biện để
hoàn thiện bài viết.
Dòng báo truyền thống không thể là cái đi đầu hay cái nhanh nhất
nhưng khi phối hợp với các thông tin trên internet và mạng xã hội, nó có thể
trở thành cái tốt nhất với những bài viết sâu rộng hơn, hoàn thiện hơn, đủ
khả năng phân tích và tổng hợp làm sáng tỏ sự kiện và cũng để làm nguồn
xác minh chân thực, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa khán
giả với nhà báo, công chúng với nhà báo.
Với sự quan trọng đó, nên những nhà báo tương lai, những người trẻ,
họ hơn ai hết phải nắm bắt được hết những công cụ để cho tác phẩm của
mình trở nên thiết thực và hiệu quả hơn. Đó là lí do vì sao, trong tiểu luện
này tôi chọn nghiên cứu đề tài: Mạng xã hội, kênh tương tác hiệu quả giữa
nhà báo và công chúng.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu về mạng xã hội. Trên
thế giới, trong số các tác phẩm nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn và có
đóng góp lớn trong việc thay đổi và đa dạng hóa nhận thức về mạng xã hội

2

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

với những thách thức và thời cơ, có thể kể đến cuốn “Hiệu ứng Facebook và
cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội” của David Krikpatrick được
xuất bản dưới sự hợp tác giữa Alpha Books và Tạp chí Thế giới vi tính_ PC
world, i360 Comminucation, Công ty Cổ phần Truyền thông Thời Đại.
Tại Việt Nam, có rất nhiều bài viết của các tác giả đánh giá về mạng xã
hội nói chung và mối quan hệ của mạng xã hội với báo chí. Có thể kể đến
như:
- “Một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí” của
tác giả Nguyễn Minh Huế đăng trên “Tạp chí Tuyên giáo số 8” ( 20/8/2012)
- “Mạng xã hội, kênh thông tin phong phú cho báo chí” của tác giả
Nguyên Dương đăng trên trang điện tử của “Kinh tế và đô thị”.
- “Mạng xã hội và báo chí” của tác giả Đoàn Phạm Hà Trang đăng trên
trang web
Tuy nhiên do tính thời sự mới mẻ của vấn đề, tại Việt Nam, các bài viết
này chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề là vai trò của mạng xã hội trong
quảng bá thông tin trên báo chí, cũng chưa có nhiều tài liệu, công trình thực
sự công phu đi sâu nghiên cứu vào bản chất vấn đề.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
1.3.1. Mục đích
Thực hiện tiểu luận này, người viết mong muốn làm rõ hơn về mặt bản
chất vai trò của mạng xã hội trong quảng bá thông tin trên báo chí, từ đó bắt

3


MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

đầu hoàn thiện hơn nữa cái nhìn về mối quan hệ có tính hai chiều giữa báo
chí và mạng xã hội.
Dựa trên những nhận thức về vị trí, vai trò của mạng xã hội trong việc
quảng bá thông tin trên báo chí, về sự tương tác giữa báo chí và mạng xã
hội, người viết mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng của báo chí
trong việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tuyên truyền, quảng bá
rộng hơn nữa thông tin.
1.3.2. Nhiệm vụ:
Thực hiên tiểu luận này, người viết đưa ra khái niệm về mạng xã hội, báo
chí nhằm đưa đến cho người đọc những kiến thức nền tảng căn bản nhất, tạo
nên sự dễ dàng cho nhận thức những phân tích, mổ xẻ sâu sắc sau này.
Người viết cũng tiến hành thu thập những dẫn chứng cụ thể trên hai trang
mạng xã hội lớn là Facebook và Yahoo! 360 để có cái nhìn thực tế, toàn diện
rút ra vấn đề về thực trạng thông tin báo chí được quảng bá trên mạng xã hội
và tăng tính thuyết phục với người đọc.
1.4. Đối tượng
Đối tượng mà người viết lựa chọn để thực hiện tiểu luận là các tác phẩm
báo chí được quảng bá trên trang mạng xã hội Facebook
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là trang mạng xã hội Facebook trong
thời gian từ 23/12/2012 tới 30/12/2012.

4


MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Sở dĩ người viết tiểu luận lựa chọn trang mạng xã hội này là vì đây là
trang mạng xã hội lớn và được yêu thích nhất tại Việt Nam, có số lượng
người truy cập đông đảo. Vì vậy, đây cũng được coi là một công cụ lớn để
báo chí sử dụng như một cách để quảng bá thông tin một cách nhanh chóng,
tới số lượng công chúng đông đảo.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tiểu luận, người viết sử dụng các phương pháp phân tích,
thống kê, tổng hợp, kết luận
Phương pháp phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tượng thành các yếu
tố, bộ phận để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ
bên trong cũng như bên ngoài của chúng, nêu lên bản chất của đối tượng.
Phương pháp thống kê là phương pháp giúp ta thu thập dữ liệu, tóm tắt
thông tin nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu về một vấn đề hoặc đối tượng nào
đó, đưa ra những kết luận dựa trên số liệu, ước lượng hiện tại hoặc dự báo
tương lai
Phương pháp tổng hợp là sự hợp nhất những vấn đề, những lập luận đã
được chia nhỏ, mổ xẻ để nhận ra bản chất vấn đề và nhìn nhận một cách
tổng quát và đặt nó trong chỉnh thể để đưa ra những kết luận có sức nặng,
hướng tới tầm giải pháp.
Kết luận là giai đoạn cuối của tổng hợp, giúp hoàn thiện vấn đề, nâng tầm
vấn đề hoặc đôi lúc gợi mở những hướng đi mới trong tư duy, lí luận và
hành động

5


MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Việc kết hợp tổng hợp các phương pháp trên sẽ khiến người thực hiện dễ
dàng đi đến bản chất vấn đề và nhanh chóng thuyết phục người đọc. Điều
này cũng khiến người đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề một cách logic, khoa học
và chính xác.

6

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT VÀI NÉT VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1. Mạng xã hội là gì?
Có nhiều định nghĩa mạng xã hội.
Trong bài viết “What is social network?”, tạm dịch là “Mạng xã hội là
gì?”, đăng tải trên trang web của tác giả Brian
Ember, mạng xã hội được định nghĩa là “một địa chỉ web cho phép người
dùng truy kết nối với bạn bè và gia đình, chia sẻ ảnh, video, âm nhạc và các
thông tin cá nhân với một nhóm bạn nhất định hay một cộng đồng rộng hơn,
tùy thuộc vào số lượng người đó lựa chọn” (A social network is a website
that allows you to connect with friends and family, share photos, videos,
music and other personal information with either a select group of friends or
a wider group of people, depending on the settings your select).

Trong một bài giảng tại trường đại học California có tên gọi “Social
Network Sites: Definition, History, and Scholarship”, tạm dịch là “Mạng xã
hội, định nghĩa, lịch sử là cách thức hoạt động”, tác giả Nicole B. Ellison –
giảng viên khoa Điện tử viễn thông, thông tin và truyền thông của trường đại
học bang Michigan đã đưa ra định nghĩa “Mạng xã hội có thể định nghĩa
như những dịch vụ về web, cho phép các cá nhân tạo lập một cộng đồng hay
một tệp tin chia sẻ với cộng đồng trong một hệ thống định dạng, cùng với
một loạt những người sử dụng khác chia sẻ kết nối, quan điểm và lướt qua
danh sách kết nối, kể cả những ai được mời tham gia kết nối bởi thành viên
khác trong hệ thống” (We define social network sites as web-based services
7

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

that allow individuals to construct a public or semi-public profile within a
bounded system, articulate a list of other users with whom they share a
connection, and view and traverse their list of connections and those made
by others within the system).
Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Minh Huế trong bài viết “Một số
vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí” đăng trên trang
“Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết các
thành viên trên mạng internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau,
không phân biệt không gian và thời gian”.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng
dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đã thống nhất về mặt khái
niệm: “Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi
người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với

nhau trên môi trường internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum),
trò chuyện trực tuyết (chát) và các hình thức tương tự khác”
Tất cả những định nghĩa trên, dù khác nhau về cách thức diễn đtạ, nhấn
mạnh những phần khác nhau, song đều hướng tới vấn đề bản chất chung, là
sự kết nối rộng rãi và những tiện ích ưu việt của mạng xã hội. Trong khuôn
khổ bài tiều luận, người viết lựa chọn định nghĩa mạng xã hội theo Nghị
định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ
internet và thông tin điện tử trên internet bởi bên cạnh tính chính xác, đơn
giản nhưng hàm súc về cách diễn đạt, định nghĩa này là một hệ qui chiếu
phù hợp với việc nhìn nhận vấn đề, nhất là khi những dẫn chứng thực tế
được trích ra từ báo chí Việt Nam.

8

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Về lịch sử ra đời và phát triển, mạng xã hội đầu tiến trên thế giới là
SixDegree.com, ra đời năm 1997, hoàn thiện và thực sự đi vào hoạt động
năm 1998, cho phép người sử dụng tạo lập tệp tin, lập danh sách bạn bè và
lướt danh sách đó. Trước SixDegree.com, những tính năng kể trên đã xuất
hiện tại một vài website như Classmates.com (1995) hay tiện ích AIM và
ICQ buddy lists. Hiện nay, vẫn có một vài quan điểm cho rằng
Classmates.com mới thực sự là mạng xã hội đầu tiên, tuy nhiên, không thể
phủ nhận rằng SixDegree.com đã kế thừa và nâng cấp hoàn chỉnh hơn những
ưu điểm của Classmates.com, trở thành một cơn sốt đương đại. Tuy nhiên,
khi không thể trở thành một nguồn thu lâu dài, ổn định mang tính kinh
doanh, SixDegree.com buộc phải chấm dứt đế chế của nó vào năm 2000.

Mặc dù vậy, những người sáng lập ra nó, tiêu biểu là A. Weinreich nhận
định rằng SixDegree.com thực sự đã đi trước thời đại, mở ra một kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên bùng nổ của hệ thống mạng xã hội trên phạm vi toàn thế
giới.
Tác giả Nicole B. Ellison, khi tổng kết về lịch sử của mạng xã hội đã vẽ
sơ đồ về năm ra đời của các mạng xã hội chính như sau:

9

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Ở Việt Nam, số người tham gia mạng xã hội đang gia tăng một cách
nhanh chóng, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo thống kê của ictnews.vn ( trực
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) , “tính đến ngày 31-3-2012, nước ta có
10

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

hơn 30,8 triệu người sử dụng Internet, chiếm 34,1% dân số. Số người dùng
Internet ở nước ta xếp thứ tám trong khu vực châu Á và thứ ba ở khu vực
Ðông - Nam Á. Nếu 50% số người sử dụng Internet tham gia các mạng xã
hội, thì nước ta có trên dưới 15 triệu người tham gia các mạng xã hội, hoặc
là thành viên của mạng xã hội. Mạng xã hội nổi tiếng nhất Việt Nam là Zing
Me tự quảng bá số thành viên lên tới bảy triệu người; mạng này cung cấp

nhiều tiện ích giải trí, thông tin "nóng", ảnh của "hot girl, hot boy" và trở
thành tâm điểm của giới trẻ”(3).
1.2. Báo chí là gì?
Trong bài giảng tại trường trung học cơ sở Mc Kinley ở Pasadena,
California, Robert Niles, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “How to Make
Money Publishing Community News Online” và “Stories from a Theme Park
Insider” đã nêu ra định nghĩa về báo chí như sau: “Báo chí là một hình thức
viết bài nhằm kể lại cho công chúng những điều đã thực sự xảy ra mà họ
chưa hề biết tới”.
Định nghĩa này nhấn mạnh tính thời sự mới mẻ của báo chí song còn quá
đơn giản hóa khi nói về sự sáng tạo, bởi báo chí không chỉ đơn thuần kể lại
và vai trò nhà báo không phải chỉ là chứng kiến và thuật lại, chưa kể đến còn
nhiều thể loại báo chí khác ngoài tin không hề kể lại sự kiện mà lại đi sâu
phân tích, đi đến bản chất vấn đề như bình luận, xã luận…
Trong cuốn “Hướng dẫn nghề làm báo độc lập” của tác giả Deborah
Potter có nêu ra định nghĩa về báo chí như sau: “Báo, hay gọi đầy đủ là báo
chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái
quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình
11

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng
áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web”.
Định nghĩa này có phần đầy đủ và toàn diện hơn, nhấn mạnh về mặt thể
loại. Trong khuôn khổ tiểu luận, người viết lựa chọn định nghĩa này như
cách hiểu cơ bản về khái niệm báo chí.

1.3. Giới thiệu đôi nét về trang mạng xã hội facebook
Trên trang web của BBC () có đăng tải định nghĩa
về facebook như sau: “Facebook là một mạng lưới lớn, có tính lan rộng, cho
phép người sử dụng làm bất cứ điều gì họ muốn.Có thể đăng kí bằng cách tải
lên website của facebook những thông tin, hình ảnh yêu thích. Sau đó, họ có
thể đăng lên những thông tin mang tính cập nhật… Facebook sẽ tự gửi
những chú ý đến những người có liên kết, tùy theo những tiêu chí đã kết nối
như học cùng trường hay cùng cơ quan.” (Facebook is a vast, sprawling
network and you can make whatever you want of it. You sign up by putting
some details, and preferably a photo of yourself, on the Facebook website.
Then you’re ready to start posting a few updates… Facebook itself will send
notes on people you might know, based on the fact that you went to the same
school or college or shared an employer). Định nghĩa này tương đối đầy đủ
nhưng cách định nghĩa chưa nêu bật được vấn đề bản chất mà chủ yêu đi vào
cách sử dụng và tiện ích của facebook.
Trên trang web , facebook được định nghĩa là một
mạng xã hội phổ biến và miễn phí hoàn toàn, cho phép người dùng đã đăng
kí tạo lập những tệp tin, tải ảnh và video, gửi tin nhắn, liên lạc với bạn bè,
gia đình và đồng nghiệp. Mạng xã hội này có thể sử dụng ở 37 ngôn ngữ
12

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

khác nhau. (Facebook is a popular free social networking website that allows
registered users to create profiles, upload photos and video, send messages
and keep in touch with friends, family and colleagues. The site, which is
available in 37 different languages).

Định nghĩa này đi sâu được về mặt bản chất là sự kết nối rộng rãi đồng
thời nêu bật được những tính năng của facebook. Người thực hiện vì những
lí do trên đã lựa chọn làm định nghĩa chuẩn trong tiểu luận.
Mark Zuckerberg là người sáng lập ra facebook, là người Mỹ gốc Do
Thái, đã từng là sinh viên của trường đại học hàng đầu thế giới, trường đại
học luật Havard. Năm thứ ba đại học (2004), Mark Zuckerberg bỏ học và
theo đuổi con đường riêng của mình. Mặc dù những ý tưởng và phôi thai đầu
tiên của facebook đã xuất hiện từ năm 2004, phải đến năm 2006 mạng xã hội
này mới thực sự bước ra thị trường.
Tác giả Anh Khôi, trong bài viết “Quyền lực ngầm sau mạng xã hội”,
đăng trên trang mạng điện tử đã cung cấp
những kiến thức về mạng xã hội facebook như sau: “Quá trình phát triển của
mạng xã hội cũng chứa đựng nhiều thay đổi so với mục đích ban đầu.
Những mạng xã hội ra đời đầu tiên vào những năm 1990 chỉ nhằm mục đích
kết bạn, tạo diễn đàn trao đổi nội bộ cho các thành viên trong nhóm… Từ
một trang web kết nối bạn bè do Mark Zuckerberg lập nên, Facebook đã trở
thành mạng xã hội đa năng với số thành viên còn đông hơn cả dân số Mỹ,
Liên bang Nga”. Ellison, Steinfield, và Lampe, những học giả nổi tiếng của
Mỹ (2007) cho rằng Facebook được sử dụng để duy trì những mối quan hệ
ngoài đời thực và tạo cơ hội để gặp gỡ và kết nối thêm những người bạn

13

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

mới. Một nghiên cứu của Pew gần đây chỉ ra rẳng 91% thanh thiếu niên Mỹ
sử dụng facebook như một công cụ để kết nối với thế giới.

1.3. Vai trò của mạng xã hội trong việc quảng bá thông tin trên báo
chí
1.3.1. Giúp thông tin trên báo chí được quảng bá nhanh và rộng
Mối quan hệ đặc biệt giữa mạng xã hội và báo chí biểu hiện một phần ở
sự quảng bá rộng rãi và nhanh chóng các thông tin trên báo chí của các
mạng xã hội.
Trước hết, cần phải xác định rõ ràng rằng thông tin trên mạng xã hội
không phải là báo chí, không phải là những thông tin chính thống. Nó đơn
thuần chỉ là những chia sẻ hoàn toàn mang tính chất cá nhân. Vì thế trong số
những thông tin đó, có cả những thông tin mang tính chất “ngoài luồng”,
những phỏng đoán, thậm chí cả tin đồn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng
việc chia sẻ thông tin này thúc đẩy thông tin chính thống được đăng tải trên
báo chí. Trong số những thông tin được chia sẻ này, không ngoại trừ những
thông tin trên báo chí. Chỉ bằng những đường link được đăng tải trên các
trang mạng xã hội, chỉ bằng những liên kết với một nhóm người được một
người trong đó đăng tải lên cộng đồng mạng, những thông tin trên báo chí có
thể lan tràn rộng rãi bởi sức phổ biến của mạng xã hội vốn là điều không thể
kiểm soát được.
Theo thống kê từ 23/12 đến 30/12, trong số 100 người được hỏi, có đến
80 người trả lời họ thường xuyên đọc những thông tin báo chí qua các liên
kết của bạn bè trên trang mạng xã hội facebook.

14

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Kết qủa thông kê trong thời gian này cũng cho thấy trên facebook tồn tại

những trang do các tổ chức, cá nhân lập ra, được sử dụng với mục đích
chính là để liên kết những thông tin báo chí chính thống, ví dụ như trang
Nguyễn Tấn Dũng chuyên liên kết và đăng tải lại có trích nguồn những
thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, cả những thông tin thời sự
quốc tế có liên quan đến Việt Nam, hay những trang đăng tải những thông
tin giải trí đơn thuần khác, chưa kể đến mỗi tổ chức, để PR cho thương hiệu,
tên tuổi của mình thương thiết lập một trang facebook, trong đó cập nhật
những thông tin về tổ chức mình, bao gồm những thông cáo báo chí do
chính tổ chức đó viết ra và những thông tin mà báo chí đăng tải về cơ quan,
tổ chức này, vốn được coi là thông tin chính thống. Một ví dụ điển hình là
trang Hội ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Việt Nam. Trang này do cá nhân lập
nên, nhằm qui tụ và cung cấp thông tin cho những ai quan tâm và ủng hộ
hôn nhân đồng tính tại Việt Nam. Vì lẽ này, trang facebook thường xuyên
đăng tải những thông tin về cộng đồng những người đồng tính, song tính và
chuyển giới ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là những thông
tin liên quan đến cuộc đấu tranh đòi bình đẳng trong quan hệ yêu đương và
hôn nhân về mặt pháp lí. Trong số những thông tin đó, trang này cũng đăng
tải các liên kết với nội dung tương tự. Gần đây nhất là link liên kết của bài
viết “Những sự kiện nổi bật của cộng đồng LGBT trong năm 2012” trên
trang được liên kết vào ngày 30/12/2012. Chỉ sau ba giờ
đồng hồ đăng tải, link liên kết này thu hút nhiều lượt xem, trong đó có 107
người bình chọn.
Thêm vào đó, mỗi cá nhân, khi đọc những thông tin thú vị theo quan
điểm của họ trên báo chí thường tự đăng tải link liên kết trên trang facebook
của chính mình, tạo nên sự phổ biến lan tràn của thông tin nhanh chóng. Có
15

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI



CAO HỌC: PT-TH

thể dễ dàng tìm thấy những đường link liên kết ở dạng chia sẻ thông tin trên
mỗi trang facebook cá nhân. Kết quả thăm dò ngẫu nhiễn trang facebook của
một người cho thấy có những đường liên kết như liên kết của bài viết “Thích
phạt vi phạm giao thông” đăng trên trang web
được liên kết vào ngày 23/12/2012, link bài viết “Khát vọng xây dựng đất
nước” cũng trên trang này, được liên kết vào ngày 27/12/2012.
Cũng từ kết quả điều tra thực tế (nghiên cứu bằng bảng hỏi), có thể đi
đến kết luận rằng trong số các đối tượng tiếp nhận thông tin qua những liên
kết trên facebook với báo chí, đa số họ tìm đến những thông tin có tính chất
giải trí. Những đường link liên kết họ thường xuyên tìm đến là những trang
báo như , …, cùng với đó là những
thông tin về các sao, những người nổi tiếng, những vấn đề nhạy cảm theo lối
câu view, những thông tin mang tính giải trí cao. Điều này phản ánh thị hiếu
của người xem. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng đa phần những người
sử dụng facebook là người trẻ tuổi, do vậy, nhu cầu thông tin của họ thường
bị thu hút bởi những vấn đề có tính giải trí.
Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh lại rằng không phải thông tin nào đăng
tải trên facebook. Không phải bất cứ đường link liên két nào cũng là đem lại
những thông tin chính thống. Rất nhiều trong số đó đưa người sử dụng đến
với những diễn đàn, những trang cá nhân khác hay thậm chí là nguy hiểm
hơn, đưa đến họ những thông tin có hại, chứa virus phá hoại máy tính, đánh
cắp thông tin cá nhân và thực hiện những hành vi lừa đảo phạm tội, những
thông tin có tính chất không lành mạnh, chống phá chính quyền, xuyên tạc
hòng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Tác giả Anh Khôi trong bài
“Quyền

lực


ngầm

sau

mạng



hội”

đăng

trên

trang

viết: “Không gian ảo, nhưng thiệt hại có thể là
16

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

thật. Có những tổ chức, doanh nghiệp tạo ra mạng xã hội riêng nhằm kết nối
các thành viên trong tổ chức với nhau và kết nối có điều kiện với các thành
viên bên ngoài nhằm mục đích trục lợi… Tình báo kinh tế, các hacker
thường lợi dụng tối đa các tiện ích của mạng xã hội, vừa khai thác thông tin
của đối thủ, vừa tiến công trên cả phương diện tài chính lẫn kỹ thuật. Rồi do
khả năng tương tác rộng lớn, nên nhiều hacker phát tán vi-rút và mã độc trên

mạng xã hội, tiến công các trang web, blog, thậm chí tiến công cả hệ thống
bảo mật thông tin của các quốc gia… Mạng xã hội hiện chứa đựng không ít
cạm bẫy mà người đăng nhập dễ trở thành con mồi. Trên mạng xã hội có vô
số liên kết độc hại, tin rác hay phần mềm lừa đảo, mà nếu kích chuột vào có
thể khách hàng phải chịu thiệt hại. Các vụ lừa đảo qua mạng xã hội ngày
càng nhiều, hết cô gái này đến cô gái khác bị lừa bán qua mạng, rồi bán
thông tin giả, hàng giả,... Ðáng báo động tới mức, tờ The Guardian (Anh,
ngày 15-3-2011) đưa tin chính Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, đã
khuyên sinh viên đại học Cambridge không sử dụng Facebook và Twitter.
Lý do mà ông này đưa ra là, những mạng xã hội đã góp phần gây ra những
bất ổn ở Trung Ðông cũng như cuộc nổi dậy ở Ai Cập, theo ông, Internet là
"cỗ máy gián điệp khổng lồ nhất mà thế giới từng biết đến”
Như vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí hết
sức chặt chẽ, mạng xã hội là công cụ quảng bá thông tin cho báo chí, làm
cho những thông tin này lan tràn rộng rãi, tuy nhiên nó cũng tồn tại những
mặt trái.
1.3.2. Giúp báo chí đối thoại trực tiếp với người đọc
Sở dĩ mạng xã hội trở thành một công cụ đắc lực cho việc quảng bá
những thông tin trên báo chí chính bởi sức hút to lớn cùng những tính năng
17

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

ưu việt của nó, có thể kết nối rộng rãi một cộng đồng lớn và tạo nên một
diễn đàn thực sự cởi mở giữa các thành viên. Mỗi thành viên không chỉ được
tự do bày tỏ tình cảm, cảm xúc cá nhân mà còn được tự do bàn luận, trình
bày quan điểm về một vấn đề, một sự kiện nào đó đang xảy ra, được đề cập

đến và đưa ra trên mạng xã hội. Chỉ cần một ai đó có tài khoản trên mạng xã
hội cập nhật vấn đề này trên mạng xã hội, đặt link liên kết với những người
khác, vấn đề này hoàn toàn có thể sẽ trở thành chủ đề thu hút sự chú ý và
nhận được nhiều ý kiến bình luận khác nhau.
Tính năng này của mạng xã hội đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày một cao
trong cộng đồng. Từ trước đến nay, đây được coi là một trong những nhu
cầu cơ bản của con người theo thang nhu cầu của Maslow. Khi xã hội càng
phát triển, cuộc sống vật chất được cải thiện, những nhu cầu tinh thần và sự
thể hiện bản thân bắt đầu được xem trọng. Việc bàn luận về các vấn đề một
cách tự do trên các mạng xã hội vừa đem lại cho người sử dụng những giá trị
tinh thần, vừa cho họ có cơ hội thể hiện bản thân mình và thỏa mãn nhu cầu
giao tiếp. Chính vì vậy, việc bàn luận trên mạng xã hội này có xu hướng lan
rộng, thúc đẩy việc quảng bá các thông tin báo chí trên mạng xã hội.
Lướt qua facebook, có thể nhận thấy xu hướng bàn luận của những người
sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Những đường link liên kết với báo chí
chính thống thu hút lời bình luận. Có những bài viết thực sự cuốn hút và
được cộng đồng facebook chú ý như những bài viết về chủ đề các ngôi sao,
những scandal, những phát ngôn gây sốc… Bên cạnh đó, cũng có những bài
viết về những chủ đề khác gây tiếng vang trên facebook như chủ đề biển
Đông, chủ đề các chính sách tăng giảm giá xăng, tiền lưowng của cán bộ
công nhân viên chức.
18

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Những nhà báo hoàn toàn có thể tải đường link những bài viết cần thiết
lên facebook và các mạng xã hội khác để từ đó đối thoại với công chúng,

lắng nghe tiếng nói công chúng, như một cách đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng của công chúng và rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm yếu trong
bài viết của mình.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng có tính chất hai mặt. Những cuộc bình luận
tập thể, công khai trên mạng xã hội đôi khi gây nên những cuộc “khẩu
chiến”. Gần đây nhất bài viết “Tôi nuối tiếc cho một Hà Nội văn minh, lịch
sự” do một nhà báo ghi chép lại lời của một độc giả ở phố Phúc Tân, Hà Nội
đăng trên khi được phát tán trên facebook đã gây
nên một cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội này, làm dậy lên một làn sóng
đấu tranh hai chiều giữa một bên là những người ủng hộ quan điểm người
ngoại tỉnh đến Hà Nội sinh sống làm hỏng hình ảnh Hà Nội thanh lịch, văn
minh với một bên là ý kiến phẫn nộ với sự phận biệt vùng miền này. Không
có định hướng, không có một hành động xoa dịu nào, những cuộc tranh cãi
như vậy có thể để lại những hậu quả không ngờ, gây chia rẽ tình đoàn kết
dẫn tộc và gây những mâu thuẫn xung đột trong xã hội.
Như vậy, có thể thấy rằng mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong
việc quảng bá thông tin trên báo chí, giúp cho những thông tin này phổ biến
rộng và nhanh hơn, tạo nên diễn đàn dân chủ để công chúng bày tỏ chính
kiến, qua đó, tạo nên cầu nối gần gũi giữa công chúng và báo chí, góp phần
nâng cao chất lượng báo chí.

19

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho
các cơ quan báo chí

3.1. Kiểm duyệt và sử dụng thông tin có chọn lọc
Có một thực tế là mặc dù cực kỳ nhanh nhạy nhưng các mạng xã hội lại
khó khăn hơn báo chí trong việc tìm kiếm thông tin chính thống, thông tin
diễn ra bên trong sự kiện. Do đó, đôi khi, người bạn của báo chí bộc lộ tính
hai mặt hết sức đang tiếc.
Có ý kiến cho rằng thông tin trên mạng xã hội mang tính cá nhân, phạm
vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng và động cơ, mục đích không
rõ ràng, thậm chí là với mục đích xuyên tạc, lừa đảo. Vì vậy, với vai trò tiếp
nhận, lựa chọn, kiểm chứng thông tin và chính thống hóa thông tin của mạng
xã hội trên báo chí, đòi hỏi cơ quan báo chí, nhà báo phải thận trọng chọn
lọc có cân nhắc.
Sau khi clip “tỏ tình của đại gia” và nhân vật chính trong clip được
cho là Phạm Nhật Hoàng (con trai ông Phạm Nhật Vượng) được tung lên
mạng xã hội, một số báo điện tử đã sử dụng mà không kiểm chứng về nguồn
tin. Sau đó, ông Phạm Nhật Vượng đã có văn bản khẳng định sự việc các
báo nêu là sai sự thật và yêu cầu các cơ quan báo chí gỡ bài viết.
Trường hợp khác, vào ngày 12-9, một số báo điện tử chưa kiểm chứng đã
vội vã sử dụng thông tin từ mạng xã hội dùng clip CSGT xô xát với dân. Vụ
này ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của lực lượng CSGT. Cuối cùng, khi
xác minh lại, các báo điện tử phải gỡ bỏ bài viết.
Mạng xã hội mang tính 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực, nếu nhà báo và
cơ quan báo chí có đủ bản lĩnh, nhạy cảm về chính trị, trình độ nhận thức về
văn hóa, xã hội; tuân thủ đúng, chặt chẽ quy trình biên tập sẽ tận dụng được
những ưu điểm của mạng xã hội và ngược lại”- ông Lưu Vũ Hải khẳng định.
20

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH


Theo bà Annelie Ewers- Giám đốc Tổ chức FORO (Tổ chức đào tạo báo chí
ở Thụy Điển), mạng xã hội là chủ đề nóng của Thụy Điển và thế giới. Mạng
xã hội có tác động lớn đến hoạt động báo chí. Mạng xã hội là phương thức
truyền thông có tác động đến cấu trúc xã hội, nền kinh tế thế giới nên cần có
vai trò của nhà báo. Tuy nhiên mạng xã hội dù nhanh nhưng không kiểm
chứng được sự chính xác. Bởi mạng xã hội chỉ là công nghệ, còn cái chất
làm nên báo chí chính là thông tin.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng, cần làm rõ về vai trò của mạng xã hội
đối với báo chí và ngược lại, tìm ra cơ chế, chính sách và phương thức để
báo chí có thể tận dụng được những mặt tích cực của mạng xã hội.
3.2. Tăng cường tương tác với độc giả
Mạng xã hội đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ
từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc giả, các nhà báo
không còn độc quyền cung cấp và phân phối thông tin nữa mà mạng xã hội
hiện đã trở thành môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin rất
nhanh. Từ thông tin trên mạng xã hội, nhiều nhà báo đã phát hiện những vấn
đề nóng đang được dư luận chú ý để khai thác thành đề tài báo chí đáp ứng
"trúng" nhu cầu của độc giả.
3.3 Tăng cường những bộ luật quản lý mạng xã hội
Thủ tướng Chính phủ cần ban hành những điều luật về việc tăng
cường cung cấp thông tin chính thống cho báo chí như là tại tỉnh, địa
phương người phát ngôn có đủ trách nhiệm, phẩm chất, kỹ năng tổng hợp xử
lý thông tin. Hằng tháng phải tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính
thống kịp thời, chính xác, minh bạch (trừ các thông tin mật được pháp luật
quy định), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí nắm bắt thông tin chính

21

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI



CAO HỌC: PT-TH

thống tuyên truyền kịp thời, đưa tin chính xác trên các phương tiện thông tin
truyền thông.
Khi có vấn đề thuộc bộ, ngành, địa phương mình được dư luận quan
tâm hoặc cần định hướng, người đứng đầu, cấp phó được ủy quyền hoặc
người phát ngôn chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho
rằng: “cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện
tử, trang tin điện tử và trang mạng xã hội trên internet… Cần có biện pháp
và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của internet đối
với đời sống xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những
hành vi sử dụng internet, trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử có
tên miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting)
trong nước để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu,
chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc” (Tạp chí Cộng sản
số 12-2011).

22

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

KẾT LUẬN
Mạng xã hội ngày một phát triển, tác động của nó ngày càng to lớn
đối với xã hội, trong đó có báo chí. Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử

dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự
thật mới chính thống hóa thông tin, đưa ra những bình luận sắc sảo góp phần
nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của độc giả. Chỉ có như vậy báo chí
mới được xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày một được nâng cao,
mới góp phần đắc lực phục vụ xã hội, tờ báo mới ngày càng phát triển. Điều
kiện để làm được việc đó đòi hỏi trách nhiệm, đạo đức, năng lực của nhà
báo; tính nguyên tắc, kỷ cương, sự đứng đắn của cơ quan báo chí; tính
nghiêm minh của quy chế, pháp luật của nhà nước. Ngược lại, nếu nhà báo,
cơ quan báo chí lựa chọn thông tin, chủ đề thiếu chọn lọc, thiếu kiểm chứng
dẫn tới thông tin thiếu chính xác, sai lệch thì tờ báo sẽ bị xã hội đánh gía
thấp, người đọc ít quan tâm, đó là dạng báo mà bạn đọc gọi chung là “lá cải”
và vô tình hoặc hữu ý nhà báo, cơ quan báo chí đã tiếp tay cho sự lừa đảo,
cho mục đích xấu./.

23

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI


CAO HỌC: PT-TH

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Facebook” - />2. “Hướng dẫn nghề làm báo độc lập” - Deborah Potter – NXB Văn hóa
Thông tin 2006
3. “Một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí” –
Nguyễn Minh Huế />mid=81&mzid=580&ID=1367
4. “Quyền lực ngầm sau mạng xã hội” - Anh Khôi />5. “Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship” - Nicole
B. Ellison - />6. “Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển
và quản lý” - Nguyễn Thế Kỷ - Tạp chí Cộng sản số 12-2011
7. “What is a social network?” – Brian Ember />8. “What is facebook?” - />9. “What is "Journalism?” - Robert Niles />

24

MẠNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC CỦA BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI



×