Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.37 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------

TẠ NGỌC TỰ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-------    --------

TẠ NGỌC TỰ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng

Mã số : 8580201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TOÀN ĐỨC

ĐÀ NẴNG, 2022

i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tơi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên./.

Đà Nẵng, tháng .... năm 2022
TÁC GIẢ

Tạ Ngọc Tự

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Duy Tân, Khoa Sau đại học và các khoa,
phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Toàn Đức, người đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hồn thành khóa học.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng .... năm 2022
TÁC GIẢ

Tạ Ngọc Tự

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................................4
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM...5
1.1 Tình hình thực tế nghành xây dựng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam..............................5

1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại địa
phương những năm gần đây................................................................................................5
1.1.2. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn:..............................9
1.2. Thực trạng chất lượng cơng trình xây dựng tại tỉnh Quảng Nam trong những năm
qua.......................................................................................................................................10
1.2.1. Một số sai phạm qua kết quả Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam phát hiện......11
1.2.2. Một số cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kém chất lượng qua
phản ảnh của báo chí.........................................................................................................14
1.3. Các ngun nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Nam..................................................................15
1.3.1. Q trình chuẩn bị đầu tư........................................................................................16
1.3.2. Cơng tác quản lý đầu tư xây dựng của một số Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư
.............................................................................................................................................18
1.3.3. Công tác khảo sát, giám sát khảo sát, thiết kế.........................................................19
1.3.4. Công tác đấu thầu, chỉ thầu cịn nhiều bất cập.......................................................20
1.3.5 Cơng tác thi công.......................................................................................................22

iv

1.3.6 Công tác giám sát thi công........................................................................................22
1.3.7 Công tác kiểm định vật liệu vật tư.............................................................................23
1.3.8 Công tác bàn giao đưa vào sử dụng..........................................................................23
1.3.9. Trong quá trình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư....................................................23
1.3.10. Trong công tác thanh quyết toán vốn đầu tư.........................................................24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG...............................................................................................26
2.1. Cơ sở pháp lý:..............................................................................................................26
2.1.1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 [3]:........................26
2.1.2. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ.............................27
2.1.3. Nghị định 59/2015/NĐ-CP, ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý

dự án đầu tư xây dựng [6]..................................................................................................27
2.1.4. TCVN 5637................................................................................................................29
2.1.5. Hệ thống Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam...............................................................32
2.2. Cơ sở khoa học.............................................................................................................35
2.2.1. Đặc điểm của cơng trình xây dựng..........................................................................35
2.2.2. Những khái niệm về Chất lượng, Quản lý chất lượng cơng trình.........................35
2.2.3. Khái qt về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng...................................39
2.2.4. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)......................................................................44
2.2.5. Tổng kết những nguyên nhân chính dẫn đến cơng trình kém chất lượng...........45
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.........48
3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng cơng trình xây dựng của các cơ quan Quản
lý nhà nước..........................................................................................................................48
3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Chất lượng cơng trình xây dựng...........48
3.1.2. Cải cách và đưa ra các cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với thực trạng của địa
phương................................................................................................................................48
3.1.3 Ban hành Chỉ thị quy định chi tiết về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý
nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.......................................49
3.1.4. Quản lý tốt việc phân bổ, sử dụng và thanh tốn vốn đầu tư.................................55
3.1.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá công tác đầu tư xây
dựng.....................................................................................................................................56

v

3.1.6. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
tỉnh.......................................................................................................................................58
3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng cơng trình xây dựng của chủ đầu tư.........59
3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng cơng trình xây dựng của nhà thầu xây lắp
.............................................................................................................................................60
3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của nhà thầu Khảo sát,

Thiết kế xây dựng................................................................................................................62
3.5. Nâng cao hiệu quả quản lý Chất lượng cơng trình xây dựng của Nhà thầu Giám sát
thi công................................................................................................................................62
3.6. Nâng cao hiệu quả và Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu.63
3.7. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự
toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự tốn..............................................................65
3.8. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của chủ sử dụng cơng
trình.....................................................................................................................................67
3.9. Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng cơng trình xây dựng.......................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................70
1. Kết Luận..........................................................................................................................70
2. Kiến Nghị........................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
* Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp
huyện với dân số gần 2 triệu người. Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh nền kinh tế đã
có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Lực lượng sản xuất các thành
phần kinh tế phát triển khá nhanh, thu hút đầu tư và nội lực đã được tăng
cường đáng kể; số lượng các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng gấp
hàng chục lần; vốn đầu tư phát triển được huy động ngày càng lớn, xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thôn phát triển đáng kể; đã đầu tư hình
thành các vùng trọng điểm kinh tế với các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị
mới, khu du lịch; nâng cấp và mở rộng các đô thị; kinh tế nơng nghiệp, nơng

thơn chuyển dịch tích cực, miền núi được đầu tư hạ tầng và cải thiện đáng kể
về kinh tế; nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
phát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

* Để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án, ngành xây dựng Quảng Nam
đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình xây
dựng. Sở Xây dựng tích cực phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về
xây dựng; tập huấn nghiệp vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất
lượng. Chất lượng cơng trình xây dựng có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều
cơng trình được đánh giá chất lượng cao và trong những năm qua tồn tỉnh
khơng có sự cố cơng trình nghiêm trọng nào xảy ra. Tuy vậy, bên cạnh những
kết quả đạt được, còn nhiều tồn tại hạn chế trong tất cả các khâu từ quản lý
Nhà nước đến quản lý của các chủ thể về chất lượng cơng trình xây dựng dẫn
đến cũng cịn khơng ít cơng trình có chất lượng kém, khơng đáp ứng được yêu

- 2 -

cầu sử dụng, cơng trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm mốc, bong dộp, mới đưa vào sử
dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại.
Đã thế, nhiều công trình khơng tiến hành bảo trì hoặc bảo trì khơng đúng định
kỳ làm giảm tuổi thọ cơng trình.

* Ðể nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng, cần các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ các quy định của
pháp luật về quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm trong thiết kế, thi cơng
xây dựng và nghiệm thu. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt
động xây dựng trong công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng. Cơ quan
quản lý nhà nước khơng thể làm thay tồn bộ chủ đầu tư hay các nhà thầu để
kiểm sốt chất lượng cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, cần phải tăng cường

kiểm sốt chất lượng cơng trình thơng qua hoạt động kiểm tra thường xun
hơn các cơng trình xây dựng chứ khơng chỉ vào những thời điểm, giai đoạn
nhất định hay khi có sự cố hoặc dư luận lên tiếng. Nhằm phát hiện, ngăn ngừa
kịp thời những sự cố ảnh hưởng chất lượng cơng trình xây dựng. Vì vậy, làm
thế nào để nâng chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
đang là câu hỏi mang tính cấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng trong giai
đoạn hiện nay.

* Do vậy, cần thiết nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng
cao chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên
địa bản tỉnh Quảng Nam” để tìm hiểu, nghiên cứu về chất lượng cơng trình
xây dựng tại tỉnh Quảng Nam, cũng như đề xuất ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện, nâng cao đồng thời khắc phục những bất cập cịn tồn tại.
2. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp và phương thức để nâng cao chất lượng công trình
xây dựng đồng thời phù hợp với điệu kiện kinh tế xã hội và năng lực con
người của địa phương.

- 3 -

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng

vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

+ Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trình tự

Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Quản lý chất lượng cơng trình.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế.
- Phân tích tổng hợp.
- Tham khảo nghiên cứu của những người đi trước kết hợp với kinh
nghiệm qua q trình cơng tác của bản thân.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Một thực tế đang tồn tại hiện nay trong ngành xây dựng cơ bản,
khơng chỉ riêng ở tỉnh Quảng Nam, đó là “Tình trạng chất lượng cơng trình
xây dựng kém chất lượng còn rất phổ biến”. Chủ đầu tư ở cơ sở thường khơng
có kiến thức xây dựng cơ bản nên q trình xây dựng phải hồn tồn đi th
từ tư vấn thiết kế đến giám sát, nghiệm thu… nhiều sai phạm về chất lượng
cơng trình ở cơ sở, chủ đầu tư thường đổ hết trách nhiệm cho nhà thầu, tư vấn
thiết kế, giám sát, thi công, một số chủ đầu tư rất lúng túng trong chỉ đạo,
thường ỷ lại và dựa vào nhà thầu, ít có chính kiến của mình. Mặt khác, chính
vì việc phân cấp mà các cơ quan quản lý nhà nước chưa can thiệp được nhiều
trong các khâu quan trọng khác của quá trình đầu tư xây dựng dẫn đến tình
trạng “thả gà ra đuổi”, nhiều cơng trình xây dựng cơ bản khép kín từ quy
hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết

- 4 -

toán ...Chẳng hạn, khâu giám sát thi cơng vì nể nang, quan hệ bạn bè nên dễ
thông cảm với nhau. Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ q trình đầu
tư. Nhiều cơng trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức.
Vẫn cịn tồn tại tình trạng “đi đêm” giữa nhà thầu với chủ đầu tư và giữa các
nhà thầu với nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng chất lượng cơng trình xây dựng

kém chất lượng.

* Nên việc nghiên cứu thực trạng chất lượng công trình xây dựng sử
dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và tổng kết các
kinh nghiệm về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, để
đưa ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng”,
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam mang ý
nghĩa thực tiễn rất cao.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn có ba chương

Chương 1: Thực trạng quản lý chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 2: Tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- 5 -

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

1.1 Tình hình thực tế nghành xây dựng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và công tác đầu tư xây dựng cơ
bản tại địa phương những năm gần đây


Một trong những mục tiêu quan trọng của phương hướng chung về phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tỉnh công nghiệp, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành
phần kinh tế. Trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
tích cực và rõ nét, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và
dịch vụ chiếm trong tổng GDP đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỷ trọng
của khu vực nông nghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của ba khu
vực và các ngành kinh tế.

Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX [8] thì nền kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2010-
2015 được duy trì với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 11,5%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (cơng nghiệp - xây dựng và dịch
vụ chiếm 84%, nông nghiệp chiếm 16%). Thu ngân sách trên địa bàn vào
nhóm các tỉnh khá của cả nước. Các nhiệm vụ đột phá được tập trung lãnh
đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng, tạo thế
và lực để phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới. Đến năm 2020 Tốc độ tăng
trưởng GRDP bình quân (theo phương pháp tính mới) từ 10 - 10,5%/năm.
GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 75 – 80 triệu đồng (tương đương
3.400 – 3.600 USD). Tỷ trọng các ngành trong GRDP: nông nghiệp khoảng
10%, công nghiệp - xây dựng khoảng 46%, dịch vụ khoảng 44%. Kim ngạch

- 6 -

xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình
quân trên 15%/năm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm trên 30%
GRDP.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc cơ cấu lại kinh tế và đầu tư công theo
hướng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột phá, ưu tiên cho đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng
sâu, vùng xa, miền núi. Giảm dần tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng
đầu tư toàn xã hội; đồng thời mở rộng xã hội hóa đầu tư. Tập trung đầu tư
hồn thiện hạ tầng giao thơng kết nối giữa các vùng của tỉnh và với các
tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và liên vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Đẩy nhanh tiến độ các cơng trình trọng điểm
chuyển tiếp của tỉnh, phối hợp với Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng
quốc lộ 14D và Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang để đẩy mạnh hợp tác
phát triển với các tỉnh của Lào và Thái Lan. Phát triển kết cấu hạ tầng các
khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị, nhất là đô thị tỉnh lỵ, hạ tầng khu
vực nông thôn và miền núi; xúc tiến kêu gọi đầu tư nâng cấp Cảng Kỳ Hà,
Cảng hàng không quốc tế Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng
hóa của khu vực. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây
dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả
nước. Nâng cấp hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất
là ở khu vực Hội An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian
phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh. Tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu
chính, viễn thông,...

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 của Hội
đồng nhân nhân tỉnh Quảng Nam [9] cũng ưu tiên:

- Xúc tiến các dự án mới về mở rộng không gian du lịch Nam Hội An,

- 7 -

khu liên hợp công nghiệp dệt may tại Khu cơng nghiệp Tam Thăng, cơng
nghiệp khí điện Tam Quang. Tăng cường các mối quan hệ liên kết thúc đẩy
phát triển khu vực công nghiệp - du lịch Hội An - Điện Nam - Điện Ngọc,

Khu Kinh tế mở Chu Lai và thành phố Tam Kỳ.

- Tập trung xây dựng, phát triển nâng cấp hệ thống mạng lưới cơ sở hạ
tầng quan trọng; các dự án chống xói lở bờ sơng, đê biển; hạ tầng kỹ thuật các
đô thị, khu công nghiệp và các khu, điểm du lịch, các khu neo đậu tàu thuyền,
hậu cần nghề cá.

- Tăng cường các sáng kiến về tăng trưởng xanh trong quy hoạch và
phát triển các đô thị động lực, đặc biệt là Hội An và Tam Kỳ theo hướng văn
minh, hiện đại, đạt tiêu chí đơ thị loại II. Ưu tiên cải tạo, nâng cấp các trục
đường chính ra vào đơ thị, đặc biệt là Hội An và Tam Kỳ bằng các chương
trình từ ngân sách nhà nước và dự án ODA. Phấn đấu xây dựng, phát triển các
đơ thị.

Cịn theo Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 [2]:

- Nhiều tuyến giao thơng quan trọng đã hồn thành đưa vào sử dụng
như: Cầu Cửa Đại và Đường ven biển, cầu Giao Thủy, đường ĐT610 đoạn
nối Duy Xuyên với Nông Sơn, đường ĐT605, ĐT 608; các tuyến Trung ương
đầu tư trên địa bàn như Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng, nâng
cấp Quốc lộ 1. Triển khai đầu tư dự án Đường ĐT.607, cảng cá Tam Quang,
các tuyến nối từ Đường ven biển với QL1 và Cao tốc. Tiếp tục thực hiện một
số dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là các trục giao thông khu
vực miền núi như đường Tam Trà – Trà Cót, đường Trà My – Phước Thành,
cầu Nông Sơn.

- Hạ tầng các Khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được quan tâm đầu
tư. Tồn tỉnh hiện có 9 khu cơng nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch


- 8 -

4.734 ha. Đến nay có 7 khu đã đi vào hoạt động, diện tích đất sử dụng khoảng
1.026 ha, số lao động sử dụng khoảng 40.000 người. Tỷ lệ lấp đầy các khu
công nghiệp khoảng 51,2%. Ngồi ra, có 55 cụm cơng nghiệp đang triển khai
thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.402 ha,
trong đó diện tích đất cơng nghiệp 964 ha. Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các
cụm công nghiệp đi vào hoạt động đạt 66,4%.

Tuy nhiên cũng vì với rất nhiều dự án đã và đang được triển khai trong
giai đoạn vừa qua, công tác quản lý, sử dụng vốn tại tỉnh vẫn chưa được tốt,
vẫn còn chậm giải ngân vốn đầu tư cơng. Điển hình, theo Báo cáo giám sát
đánh giá tổng thể 06 tháng đầu năm 2019 [1], còn nhiều dự án bị nợ khối
lượng hoàn thành được Sở Kế hoạch và và Đầu tư tổng hợp từ báo cáo của
các chủ đầu tư là 1.218,2 tỷ đồng, giảm 11,5 tỷ đồng so với nợ khối lượng
hoàn thành đến hết quý I năm 2019 (nợ khối lượng hoàn thành đến hết quý I
năm 2019 là 1.229,8 tỷ đồng), trong đó khối ngành tăng 20,2 tỷ đồng, khối
huyện giảm 31,8 tỷ đồng.

Cụ thể:
- Cấp tỉnh: Nợ khối lượng hoàn thành 625,3 tỷ đồng, trong đó một số
chủ đầu tư có khối lượng nợ lớn như: Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai
443 tỷ đồng (nợ chủ yếu của dự án cầu Cửa Đại 170,3 tỷ đồng; dự án phòng
chống lụt bão, đường cứu hộ, cứu nạn Tam Kỳ 111,6 tỷ đồng; dự án nạo vét
luồng vào cảng Kỳ Hà 72,5 tỷ đồng). Sở Giao thông Vận tải 71,1 tỷ đồng (nợ
chủ yếu của dự án đường vào trung tâm xã AXan nối xã Ch'Om đến cửa khẩu
phụ Tây Giang 19,9 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng đường vào trung tâm du lịch
phố cổ Hội An - Tuyến ĐT608, đoạn từ Km4+714 - Km7+956,54 là 15,9 tỷ
đồng; nợ khối lượng hoàn thành các dự án này từ nguồn ngân sách trung
ương). Sở Y tế 22,9 tỷ đồng (nợ chủ yếu của dự án nâng cấp bệnh viện Nhi

thành bệnh viện Sản - Nhi 13,3 tỷ đồng và nợ từ nguồn ngân sách trung

- 9 -

ương). Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch 20,7 tỷ đồng.
- Cấp huyện: Nợ khối lượng hoàn thành 592,9 tỷ đồng, trong đó một số

huyện có khối lượng nợ lớn như: Tam Kỳ 90,5 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân
sách thành phố 81,1 tỷ đồng. Tiên Phước 73,6 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân
sách huyện 55,9 tỷ đồng. Duy Xuyên 71,8 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân sách
cấp huyện 44,5 tỷ đồng. Tây Giang 64,1 tỷ đồng, trong đó nợ từ ngân sách
cấp huyện 40,6 tỷ đồng. Quế Sơn 49,8 tỷ đồng. Nam Giang 49,4 tỷ đồng,
trong đó nợ từ ngân sách huyện 45,6 tỷ đồng.
1.1.2. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn:

Theo [2] thì chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 03 năm gần đây đều nằm
trong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số tốt. Kết quả thu hút đầu tư và phát triển
doanh nghiệp của tỉnh qua 03 năm tăng cao, số doanh nghiệp thành lập mới
3.860 doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2018 số doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh lên hơn 6.900 doanh nghiệp (trong đó có 897 doanh nghiệp
hoạt động xây dựng), gấp 1,5 lần so với năm 2016, đạt 86,2% chỉ tiêu đề ra
cho giai đoạn 2016-2020. Như vậy, khả năng sẽ hoàn thành trước hạn đối với
chỉ tiêu tăng trưởng doanh nghiệp.

Cấp mới 61 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng
ký gần 331 triệu USD, nâng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực là
163 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ USD. Cấp phép 230 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đăng ký gần 68 nghìn tỷ đồng. Các dự án tập trung
phần lớn tại Khu KTM Chu Lai, các dự án du lịch ven biển và các cụm, khu
cơng nghiệp tại các huyện Duy Xun, Thăng Bình, Điện Bàn.


Tuy nhiên, tại Quảng Nam, đa số doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh
doanh không quá 15 tỷ đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh
nghiệp đăng ký tăng nhanh, nhưng mức vốn đăng ký bình quân chỉ đạt
khoảng 10 tỷ đồng/doanh nghiệp. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là xây dựng, dịch

- 10 -

vụ thương mại... Thực trạng chung của các doanh nghiệp là công nghệ, trang
thiết bị sản xuất, kinh doanh lạc hậu; Khả năng xúc tiến thương mại, tiếp cận
thị trường trong và ngoài nước yếu.

Để cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư.

Trên thực tế, khả năng tồn tại, phát triển hay phá sản của các doanh
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh của
chính các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển, tỉnh cũng cần định hướng, tạo môi trường thơng thống
hơn.

Sự tồn tại của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu, uy tín trong
sản xuất, kinh doanh, khắc phục dần tình trạng ‘ăn xổi, ở thì”.
1.2. Thực trạng chất lượng cơng trình xây dựng tại tỉnh Quảng Nam
trong những năm qua

Đối với các cơng trình xây dựng sau khi đưa vào khai thác, tuổi thọ của
cơng trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng theo dự án được
duyệt, phụ thuộc vào hai giai đoạn: Lập thẩm định dự án, triển khai thực hiện

xây lắp cơng trình và Quản lý trong quá trình khai thác (bảo trì, duy tu sửa
chữa...). Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều chủ
thể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của cơng trình. Cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất
lượng từ khâu lập dự án nghiên cứu khả thi đến các giai đoạn khảo sát, thiết
kế, thi cơng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố cơng trình xây
dựng. Căn cứ vào kết quả của quá trình thanh kiểm tra và qua các kênh thơng
tin báo chí phản ánh, chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam còn các tồn tại sau.

- 11 -

1.2.1. Một số sai phạm qua kết quả Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam
phát hiện

* Năm 2017 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:
- Dự án Cải tạo và nâng cấp mở rộng Trụ sở làm việc Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy, tỉnh Quảng Nam do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu
tư.
- Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.607, đoạn qua
Km14+565,62-Km22+398-Giai đoạn 1 do Ban QLDA ĐTXD các cơng trình
giao thơng làm chủ đầu tư.
- Dự án Trường THPT Lê Quý Đôn do BQL dự án đầu tư xây dựng
tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.
Qua Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm của của chủ đầu tư dự án,
đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi cơng. Qua đó phát hiện sai
phạm về kinh tế: 479. 300.855 đồng; Đã thu hồi vào ngân sách: 22.925.000
đồng; Giá trị loại khỏi khối lượng xây dựng A - B đó ký đề nghị phê duyệt
quyết tốn: 456.375.855 đồng; Phạt vi phạm hành chính đơn vị tư vấn:
20.000.000 đồng.

* Năm 2018 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:
- Trụ sở làm việc huyện ủy Nam Giang do BQL dự án đầu tư xây dựng
huyện Nam Giang làm chủ đầu tư.
- Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc Báo Quảng Nam, do Báo Quảng
Nam làm chủ đầu tư.
- Trụ sở làm việc UBND xã Điện Phước do BQL dự án đầu tư xây
dựng thị xã Điện Bàn làm chủ đầu tư.
- Cải tạo, sửa chữa nhà làm việc Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam do Ban
Dân tộc tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

- 12 -

- Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An do Trường phổ
thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

- Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng Nam do Trường Cao đẳng-
Kinh tế kỹ thuật tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

- Trường THPT Lương Thế Vinh, thị xã Điện Bàn do BQL dự án đầu
tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

- Bệnh viên Nhi Quảng Nam do Sở y tế tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu
tư;

Qua Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm của của chủ đầu tư dự án,
đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Tổng phát hiện sai
phạm về kinh tế: 2.546.798.824 đồng. Ra quyết định thu hồi: 525.561.768
đồng; Đã thu hồi vào ngân sách: 260.254.768 đồng; Giá trị loại khỏi khối
lượng xây dựng A-B đó ký đề nghị phê duyệt quyết tốn: 2.098.316.056
đồng. Cụ thể qua quá trình Thanh tra phát hiện:


* Năm 2019 Thanh tra Sở Xây dựng đã thanh tra các dự án:
- Dự án Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam do
BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Qua Thanh tra,
kiến nghị thu hồi số tiền là: 24.000.000 đồng.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam. Qua Thanh tra phát hiện sai
phạm tổng số tiền là: 100.683.000 đồng trong đó loại khỏi giá trị quyết toán
là: 83.957.000 đồng, kiến nghị thu hồi số tiền là: 16.726.000 đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Trường mầm non Pà Căng do Ban
Quản lý Dự án BCC tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư đã có kết luận Thanh
tra. Qua Thanh tra, kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số tiền là:
268.733.215 đồng. Xử phạt vi phạm hành chính Cơng ty tư vấn kiến trúc số
tiền là: 15.000.000 đồng, Xử phạt vi phạm hành chính Cơng ty cổ phần 2 - 9

- 13 -

số tiền là: 20.000.000 đồng, Xử phạt vi phạm hành chính Cơng ty trách nhiệm
hữu hạn Hưng Phát số tiền là: 10.000.000 đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Trung tâm Giáo dục - Lao động xã
hội Quảng Nam do Cơ Sở Cai nghiện ma túy Quảng Nam làm chủ đầu tư.
Qua Thanh tra các hạng mục cơng trình ở giai đoạn I của Trung tâm Giáo
dục-Lao động xã hội Quảng Nam. Tổng số tiền phát hiện sai phạm là:
153.315.000 đồng, trong đó kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số tiền là:
130.315.000 đồng, kiến nghị thu hồi số tiền là: 23.000.000 đồng.

- Mương thốt nước thơn Pơr’ning do Ban Quản lý dự án BCC tỉnh
Quảng Nam làm chủ đầu tư. Qua Thanh tra yêu cầu loại khỏi giá trị quyết
toán tổng số tiền là: 67.548. 892 đ. Kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối
với Cơng ty cổ phần tư vấn xây dựng Trường Thịnh (Đơn vị tư vấn giám sát

thi công ) số tiền là: 10.000.000 đồng.

- Trường THPT Cao Bá Quát. Qua Thanh tra kiến nghị thu hồi số tiền
là 67.761.000 đồng.

- Nâng cấp Đường nội bộ thôn Đắc Ngọn do Ban Quản lý dự án BCC
tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giá trị
quyết toán số tiền là: 70.439.000 đồng. Xử phạt vi phạm hành chính đối với
Cơng ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân số tiền là: 150.000.000 đồng,
xử phạt vi phạm hành chính Cơng ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bắc Ái số
tiền: 10.000.000 đồng.

- Trạm Y tế xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước do BQL dự án huyện Tiên
Phước làm chủ đầu tư. Qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán số
tiền là: 100.846.000 đồng.

- Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi qua Thanh tra kiến nghị loại khỏi giá
trị quyết toán số tiền là: 25.514.933 đồng.


×