Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát đảm bảo an toàn mạng và ứng dụng tại vnpt quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LÊ CÔNG GIANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT
ĐẢM BẢO AN TOÀN MẠNG VÀ ỨNG DỤNG TẠI

VNPT QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

ĐÀ NẴNG – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LÊ CÔNG GIANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT
ĐẢM BẢO AN TOÀN MẠNG VÀ ỨNG DỤNG TẠI

VNPT QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 8480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quốc Hải


ĐÀ NẴNG – 2022

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Quốc Hải, Phó Hiệu trưởng
trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, người thầy đã dành nhiều thời gian tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tìm hiểu, nghiên cứu.
Thầy là người định hướng và đưa ra nhiều góp ý q báu trong q trình tơi
thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ ở Trường Khoa Học Máy Tính -
Đại học Duy Tân đã cung cấp cho tôi những kiến thức và tạo cho tôi những
điều kiện thuận lợi trong suốt q trình tơi học tập tại trường.

Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn về sự giúp đỡ của lãnh đạo cơ quan, đồng
nghiệp đã cung cấp dữ liệu, tài liệu và cho tôi những lời khuyên quý báu. Tôi
xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và các thành viên trong nhóm nghiên
cứu ln động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021
Họ và tên

Lê Công Giang

ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS. Lê Quốc Hải, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư
phạm Quảng Trị.

Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021
Họ và tên

Lê Công Giang

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN`...............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..............................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ....................................................viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu................................................................3
5. Tổng quan nghiên cứu...............................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG VÀ
ỨNG DỤNG......................................................................................................5
1.1. Tổng quan về giám sát mạng..................................................................5

1.1.1. Giới thiệu..........................................................................................5
1.1.2. Các giải pháp giám sát mạng..........................................................10
1.1.3. Các công cụ giám sát mạng phổ biến.............................................12
1.2 Các giao thức giám sát mạng.................................................................16
1.2.1 Giao thức SNMP.............................................................................16
1.2.2. Giao thức ICMP.............................................................................19
1.3. Kết luận chương 1................................................................................22

iv

Chương 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM
SÁT ĐẢM BẢO AN TOÀN MẠNG VÀ ỨNG DỤNG TẠI VNPT QUẢNG
TRỊ...................................................................................................................23

2.1. Hiện trạng hệ thống giám sát đảm bảo an toàn mạng mạng và ứng dụng
tại VNPT Quảng Trị....................................................................................23

2.1.1. Mơ hình hệ thống mạng và ứng dụng tại VNPT Quảng Trị..........23
2.1.2. Các hệ thống giám sát đang được sử dụng.....................................25
2.2. Phân tích ưu, nhược điểm và các vấn đề cần cải thiện.........................29
2.2.1. Ưu điểm..........................................................................................29
2.2.1. Nhược điểm....................................................................................30
2.2.3. Các phương án cải thiện.................................................................30
2.3. Kết luận chương 2................................................................................31
Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐẢM BẢO AN TOÀN
MẠNG VÀ ỨNG DỤNG TẠI VNPT QUẢNG TRỊ......................................32

3.1 Giới thiệu về hệ thống Zabbix...............................................................32
3.1.1 Giới thiệu........................................................................................32
3.1.2 Các mơ hình triển khai hệ thống Zabbix.........................................32
3.1.3 Các phần tử cơ bản trong Zabbix....................................................34
3.2 Lý do lựa chọn hệ thống Zabbix............................................................35
3.3 Mơ hình và kịch bản triển khai hệ thống giám sát mạng Zabbix tại
VNPT Quảng Trị.........................................................................................36
3.3.1 Mơ hình triển khai tại VNPT Quảng Trị.........................................36
3.3.2 Kịch bản giám sát hệ thống mạng...................................................36
3.4 Triển khai hệ thống giám sát mạng........................................................38
3.4.1 Giám sát hệ thống mạng..................................................................38
3.4.2 Thiết lập cảnh báo...........................................................................40
3.4.3 Kết quả giám sát hệ thống mạng.....................................................45

v

3.5 Xây dựng hệ thống giám sát ứng dụng cơ sở dữ liệu bằng Oracle Cloud
Control 12c..................................................................................................46

3.5.1 Lý do lựa chọn giải pháp Oracle Cloud Control 12c......................47
3.5.2 Cài đặt hệ quản trị CSDL và agent để theo dõi...............................47
3.5.3 Kết quả thực hiện tại VNPT Quảng Trị..........................................57
3.6. Kết luận chương 3................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..................................................65
1. Kết luận....................................................................................................65
2. Hướng phát triển......................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ACL Access Control List Danh Sách Điều Khiển Truy Cập
DB Database Cơ Sở Dữ Liệu
DC Data center Trung tâm dữ liệu xử lý chính

DMZ Demilitarized Zone Vùng phi quân sự
DR Data Center Disaster Trung tâm dữ liệu dự phòng
Recovery
IDC Internet Data Center Trung tâm Dữ liệu Internet
LAN Local Area Network Mạng Cục Bộ
PRTG Paessler Router Traffic Trình vẽ Lưu lượng Bộ điều
Grapher hướng của Paessler
RDBMS Relational Database Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu
Management System Quan Hệ
SNMP Simple Network Management Giao Thức Quản Lý Mạng Đơn
Protocol Giản
SQL Structured Query Language Ngôn Ngữ Truy Vấn Cấu Trúc

TCP/IP Transmission Control Giao Thức Điều Khiển truyền
Protocol / Internet Protocol Vận / Giao Thức Internet
UDP User Datagram Protocol Giao Thức Dữ Liệu Người Dùng
VNPT Vietnam Posts and Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Telecommunications Group Việt Nam
VPN Virtual Private Network Mạng Riêng Ảo
WAN Wide Area Network Mạng Diện Rộng
WLAN Wireless LAN Mạng LAN Không Dây

vii


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Thông tin các thiết bị và lý do cần giám sát.....................................7
Bảng 3.1: So sánh Oracle Enterprise Manager 11g và Oracle Enterprise
Manager 12c Cloud Control............................................................................60

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Mơ hình hệ thống mạng tại VNPT Quảng trị..................................23
Hình 2.2: Mơ hình Oracle Data Guard đã triển khai dựa trên các máy chủ ảo
để đảm bảo an tồn dữ liệu..............................................................................25
Hình 2.3: Hệ thống giám sát lưu lượng bằng Cacti áp dụng cho hệ thống
mạng tại VNPT Quảng Trị..............................................................................25
Hình 2.4: Biểu đồ lưu lượng thời gian thực của hệ thống được vẽ bằng Cacti
.........................................................................................................................26
Hình 2.5: Hệ thống giám sát sử dụng PRTG tại VNPT Quảng Trị.................26
Hình 2.6: Cảnh báo thời gian thực của PRTG.................................................27
Hình 2.7: Hệ thống cảnh báo Nagios...............................................................27
Hình 2.8: Hệ thống theo dõi DB bằng Oracle Enterprise Manager 11g..........28
Hình 2.9: Theo dõi các câu lênh SQL.............................................................28
Hình 2.10: Theo dõi thời lượng của các câu lệnh............................................29
Hình 2.11: Thời điểm bắt đầu / kết thúc câu lệnh...........................................29
Hình 3.1: Mơ hình triển khai Zabbix trên 1 node............................................33
Hình 3.2: Mơ hình Zabbix phân tán................................................................34
Hình 3.3: Mơ hình triển khai Zabbix tập trung...............................................36

Hình 3.4: Tạo host groups...............................................................................38
Hình 3.5: Tạo host...........................................................................................39
Hình 3.6: Lựa chọn và thêm các template cho host........................................40
Hình 3.7: Thêm các host trong hệ thống mạng thành cơng.............................40
Hình 3.8: Thiết lập thơng tin hiển thị chng cảnh báo..................................41
Hình 3.9:Thiết lập gửi mail cảnh báo..............................................................42
Hình 3.10: Thiết lập các Triggers để gửi email thơng báo..............................43
Hình 3.11: Thiết lập các hoạt động cảnh báo..................................................44

x

Hình 3.12: Thiết lập mail nhận thơng báo.......................................................44
Hình 3.13: Hồn thành thiết lập cảnh báo qua mail........................................45
Hình 3.14: Màn hình Dashboard hệ thống giám sát Zabbix............................45
Hình 3.15:Cảnh báo tài nguyên máy chủ ảo qua hệ thống Zabbix..................46
Hình 3.16: Tải về Oracle Database 12c...........................................................48
Hình 3.17: Các file đã tải về............................................................................48
Hình 3.18: Cài đặt trên Windows....................................................................48
Hình 3.19: Cài đặt và tạo database Oracle......................................................49
Hình 3.20: Các bước cài Oracle Database 12c................................................49
Hình 3.21: Tạo mới một Windows user..........................................................50
Hình 3.22: Cài đặt plugin................................................................................50
Hình 3.23: Thiết lập bộ nhớ.............................................................................51
Hình 3.24: Thiết lập bộ mã hóa.......................................................................51
Hình 3.25: Thiết lập mật khẩu cho user..........................................................52
Hình 3.26: Deploy từ EM12C.........................................................................52
Hình 3.27: Add Host Targets -> Add Host.....................................................53
Hình 3.28: Điền hostname/IP, chọn platform..................................................53
Hình 3.29: Tạo mới Named Credential...........................................................53
Hình 3.30: Mở port giữa 2 hệ thống................................................................54

Hình 3.31: Deploy Agent................................................................................54
Hình 3.32: Quá trình deploy............................................................................55
Hình 3.33: Chạy script root.sh.........................................................................55
Hình 3.34: Add Targets Using Guided Process...............................................55
Hình 3.35: Nhập tên server vừa deploy agent.................................................56
Hình 3.36: EM12 tìm ra các đối tượng đang chạy trên server........................56
Hình 3.37: Review lại thơng tin và add vào hệ thống EM12c........................56
Hình 3.38: Kết quả deploy agent.....................................................................57

xi

Hình 3.39: Giao diện giám sát các Database Oracle.......................................57
Hình 3.40: Giám sát một cơ sở dữ liệu cụ thể.................................................58
Hình 3.41: Giám sát hiệu năng (Performance) trong thời gian thực...............59

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số để đáp
ứng tích cực yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống công
nghệ thông tin đã và đang đóng một vai trị to lớn đối với các tổ chức, doanh
nghiệp. Các hệ thống Công nghệ Thông tin được ứng dụng vào trong tất cả
các hoạt động của đơn vị. Để các hệ thống hoạt động có hiệu quả thì u cầu
đặt ra là phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống dịch vụ. Bên cạnh việc xây
dựng hệ thống phần cứng, phần mềm thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật, thì việc
quản lý, giám sát, điều khiển, và báo cáo tình trạng của hệ thống là một chức
năng, nhiệm vụ không thể thiếu.


Hiện nay, nhiều phần mềm giám sát đã được ứng dụng như SolarWinds
Network Performance Monitor, PRTG, ManageEngine, OpManager,
WhatsUp Gold 2017, Nagios XI, Zabbix, Incinga, Datadog, … Mỗi phần
mềm đều có ưu, nhược điểm riêng và quy mô triển khai khác nhau.

Tại VNPT Quảng Trị, các hệ thống Công nghệ Thông tin đang được
triển khai đó là: hệ thống mạng nội bộ phục vụ điều hành sản xuất kinh
doanh, các hệ thống phần mềm nội bộ, hệ thống quản lý thông tin khách
hàng… Việc giám sát cho phép người quản lý phát hiện kịp thời các bất
thường trong thời gian thực của hệ thống, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề
phát sinh đồng thời có thể dự kiến, phịng ngừa, cải tiến, nâng cấp hệ thống
nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị. Hiện nay, VNPT Quảng Trị đang sử dụng
hệ thống giám sát mạng Cacti. Các hệ thống hoạt động ổn định với độ khả
dụng trên 99%, đảm bảo cho việc quản lý, giám sát các hệ thống phần mềm
đang triển khai của VNPT Quảng Trị. Tuy nhiên, hệ thống giám sát tại VNPT
Quảng Trị vẫn còn một số nhược điểm như chưa có giải pháp hệ thống chung,

2

thống nhất; các hệ thống còn phân tán với nhiều giải pháp khác nhau, dẫn đến
việc triển khai phức tạp, tốn nhiều chi phí, nhân lực; cơng tác vận hành, quản
lý cũng gặp nhiều khó khăn; hệ thống giám sát cơ sở dữ liệu hiện mới chỉ
phục vụ cho một hệ thống duy nhất, dẫn tới yêu cầu bức thiết cần có một giải
pháp quản trị cơ sở dữ liệu tập trung. Vấn đề đặt ra là cần phải tập trung
nghiên cứu để xây dựng giải pháp giám sát, quản trị tập trung, tránh phân tán
nhiều hệ thống, đảm bảo cho công tác vận hành, quản lý nhằm đem lại sự ổn
định cao hơn.

Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống

giám sát đảm bảo an toàn mạng và ứng dụng tại VNPT Quảng Trị” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đi sâu vào nghiên cứu các hệ thống giám sát mạng,
áp dụng các kỹ thuật đó để xây dựng, cải tiến các hệ thống giám sát phục vụ
công tác quản lý, giám sát các hệ thống đang triển khai tại đơn vị.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, tôi đã sử dụng 03 phương pháp nghiên cứu
khoa học để tiếp cận và làm rõ những vấn đề của đề tài đặt ra, cụ thể đó là:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu
khác nhau về các hệ thống giám sát mạng; phân tích để tìm hiểu đối với mỗi
vấn đề và tổng hợp để có cái nhìn tổng quan, đầy đủ về các vấn đề cần tìm
hiểu.

- Phương pháp so sánh: Khảo sát, trình bày thực trạng về phương pháp
giám sát hiện tại của VNPT Quảng Trị; đưa ra đánh giá, so sánh với phương
pháp đề xuất sau khi áp dụng các hệ thống.

3

- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Thực hiện triển khai, cài đặt các
hệ thống giám sát thực tế tại đơn vị, qua đó đánh giá kết quả mang lại.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại VNPT Quảng Trị.
Về mặt lý luận, nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu về tổng quan về
các hệ thống giám sát mạng để đưa ra quy trình áp dụng tại VNPT Quảng Trị.
Về mặt thực tiễn, luận văn nhằm triển khai các hệ thống giám sát tại
VNPT Quảng Trị; tiến hành quản trị, theo dõi, giám sát, điều khiển, báo cáo
trên các hệ thống đã cài đặt và đào tạo, chuyển giao công nghệ.
5. Tổng quan nghiên cứu

Việc thực hiện đề tài này, về mặt lý luận, sẽ giúp hiểu rõ về cơ chế hoạt
động, cách thức cấu hình và các vấn đề liên quan đến việc quản lý, giám sát,
điều khiển và báo cáo tình trạng của các hệ thống; hiểu rõ về cơ sở dữ liệu,
các thành phần của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, bao gồm cả phần cứng và
phần mềm. Về mặt thực tiễn, có thể nghiên cứu, xây dựng thành công các hệ
thống giám sát bằng Zabbix thay thế các ứng dụng phân tán gồm PRTG,
Nagios và Cacti, đồng thời có phương án cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt
động giám sát hệ thống dịch vụ của VNPT Quảng Trị. Quan trọng hơn, có thể
nghiên cứu, xây dựng thành công hệ thống giám sát ứng dụng cơ sở dữ liệu
bằng phần mềm Oracle Cloud Control.

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày với bố cục gồm có phần mở đầu, kết luận và 03
chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về các hệ thống giám sát mạng và ứng dụng
Chương này trình bày tổng quan về các hệ thống giám sát mạng.

4

Chương 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống giám sát đảm

bảo an toàn mạng và ứng dụng tại VNPT Quảng Trị

Chương này trình bày nghiên cứu hiện trạng các hệ thống giám sát đang
triển khai tại VNPT Quảng Trị. Đưa ra đánh giá về ưu, nhược điểm đồng thời
nêu lên các vấn đề cần cải thiện.

Chương 3: Xây dựng hệ thống giám sát đảm bảo an toàn mạng và
ứng dụng tại VNPT Quảng Trị

Chương này trình bày các nội dung để xây dựng các hệ thống giám sát
đảm bảo an toàn mạng và ứng dụng.

Áp dụng vào thực tế tại VNPT Quảng Trị, triển khai cài đặt các hệ
thống, đánh giá kết quả thu được.

5

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT MẠNG VÀ
ỨNG DỤNG

1.1. Tổng quan về giám sát mạng

1.1.1. Giới thiệu

a. Khái niệm
Giám sát mạng là việc giám sát, theo dõi và ghi nhận những luồng dữ
liệu mạng, từ đó sử dụng làm tư liệu để phân tích mỗi khi có sự cố xảy ra.
Khi phụ trách hệ thống mạng máy tính, để giảm thiểu tối đa các sự cố
làm gián đoạn hoạt động của hệ thống mạng, người quản trị hệ thống mạng
cần phải nắm được tình hình “sức khỏe” các thiết bị, dịch vụ được triển khai

để có những quyết định xử lý kịp thời và hợp lý nhất. Ngồi ra, việc hiểu rõ
tình trạng hoạt động của các thiết bị, các kết nối mạng… cũng giúp cho người
quản trị tối ưu được hiệu năng hoạt động của hệ thống mạng để đảm bảo được
các yêu cầu sử dụng của người dùng. Việc giám sát hoạt động của các thiết bị
mạng, ứng dụng và dịch vụ trong môi trường mạng, với hàng chục hay hàng
trăm thiết bị, mà người quản trị thực hiện thủ công sẽ không mang lại hiệu
quả. Vì thế, cần phải có một phần mềm thực hiện việc giám sát một cách tự
động và cung cấp các thông tin cần thiết để người quản trị nắm được hoạt
động của hệ thống mạng, đó là hệ thống giám sát mạng.
Hệ thống giám sát mạng (Network Monitoring System) là một phần mềm
thực hiện việc giám sát hoạt động của hệ thống mạng và các dịch vụ, ứng dụng
bên trong hệ thống mạng đó. Nó thực hiện việc thu thập thơng tin của các thiết
bị mạng, các kết nối, các ứng dụng và dịch vụ bên trong hệ thống mạng để
phân tích và đưa ra các thông tin hỗ trợ người quản trị mạng có cái nhìn tổng
quan, chi tiết về mơi trường mạng. Dựa trên những thông tin thu thập được, hệ

6

thống giám sát mạng có thể tổng hợp thành các báo cáo, gửi các cảnh báo cho
người quản trị để có hướng xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu sự cố và nâng cao
hiệu suất mạng. Với những thông tin nhận được từ hệ thống giám sát mạng,
người quản trị có thể xử lý các sự cố và đưa ra các hướng nâng cấp thiết bị,
dịch vụ để đảm bảo hệ thống mạng hoạt động thông suốt [1].

b. Các yếu tố cơ bản trong giám sát mạng
Để việc giám sát mạng đạt hiệu quả cao nhất, cần xác định các yếu tố cốt
lõi của giám sát mạng như:
- Các đơn vị, hệ thống, thiết bị, dịch vụ cần giám sát.
- Các trang thiết bị, giải pháp, phần mềm thương mại phục vụ giám sát.
- Xác định các phần mềm nội bộ và phần mềm mã nguồn mở phục vụ

giám sát.
Ngoài ra, yếu tố con người, đặc biệt là quy trình phục vụ giám sát là vô
cùng quan trọng.
c. Chức năng của giám sát mạng
- Cảnh báo qua Web, Email và SMS khi phát hiện tấn công vào hệ thống
mạng.
- Báo động bằng âm thanh và SMS khi một host (Server, Router,
Switch…) hoặc một dịch vụ mạng ngưng hoạt động.
- Giám sát lưu lượng mạng qua các cổng giao tiếp trên Router, Switch,
Server… hiển thị qua các đồ thị trực quan, thời gian thực. Giám sát lưu lượng
giữa các thiết bị kết nối với nhau một cách trực quan
d. Cần giám sát những gì và tại sao?
Đối với hệ thống mạng, điều quan trọng nhất là nắm được các thơng tin
chính xác nhất vào mọi thời điểm. Tầm quan trọng chính là nắm bắt thơng tin
trạng thái của thiết bị vào thời điểm hiện tại, cũng như biết được thông tin về
các dịch vụ, ứng dụng của hệ thống.

7

Thông tin sau đây chứa một vài nội dung trạng thái hệ thống mà ta phải

biết và lý do tại sao:

Bảng 1: Thông tin các thiết bị và lý do cần giám sát

Cần giám sát gì Tại sao

Tính sẵn sàng của thiết bị Đây là những thành phần chủ chốt giữ cho

(Router, Switch, Server…). mạng hoạt động.

Những dịch vụ này đóng vai trị quan

trọng trong một cơ quan, tổ chức, nếu các

Các dịch vụ trong hệ thống dịch vụ này không được đảm bảo hoạt

(DNS, FTP, HTTP…) động bình thường và liên tục, nó sẽ ảnh

hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tổ chức

đó.
Các ứng dụng đều đòi hỏi tài nguyên hệ

Tài nguyên hệ thống thống, việc giám sát tài nguyên sẽ đảm bảo
cho chúng ta có những can thiệp kịp thời,

Lưu lượng trong mạng tránh ảnh hưởng đến hệ thống.
Nhằm đưa ra những giải pháp, ngăn ngừa
Các chức năng về bảo mật
Lượng dữ liệu vào và ra của hiện tượng quá tải trong mạng.
Nhằm đảm bảo an ninh trong hệ thống.
Cần xác định chính xác thông tin lượng dữ

router. liệu để tránh quá tải hệ thống.

Các sự kiện được viết ra log như Có thể thu được thơng tin chính xác các

WinEvent or Syslog. hiện tượng xảy ra trong hệ thống.
Ta có thể biết được thông tin về máy in bị


Nhiệt độ, thông tin về máy chủ, hư hỏng hay cần thay mực trước khi được

máy in người dùng báo cũng như đảm bảo máy

chủ không bị quá nóng.
Khi một hệ thống mạng được triển khai và đưa vào vận hành, vấn đề

giám sát hoạt động của tồn bộ hệ thống có vai trị quan trọng. Các bất thường

liên quan đến thiết bị, dịch vụ, tấn công mạng, hay tài nguyên hệ thống... cần


×