Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề tài: Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, thực trạng và giải pháp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.61 KB, 38 trang )

Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Luận văn
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Nhóm I – K41DQ2 Page 1 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Mục lục
Mục lục 2
Nhóm I – K41DQ2 Page 2 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài “Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng
khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực trạng và giải pháp”
nghiên cứu một cách tổng quát, hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động bảo lãnh
phát hành chứng khoán. Đồng thời đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận định cụ
thể về thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, những tồn tại và
nguyên nhân, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán
Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài lấy hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán
Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan
trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nói chung và hoạt động bảo
lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT VN.
3. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phần nội dung của đề tài
bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về công ty chứng khoán và nghiệp vụ bảo lãnh phát


hành chứng khoán.
Chương 2 : Thực trạng về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại
Công ty chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh
phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN.
I. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán
1. Khái niệm công ty chứng khoán.
Nhóm I – K41DQ2 Page 3 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có
thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Thị trường tài chính được chia thành 2 loại là thị trường tiền tệ ( money market)
và thị trường vốn ( capital market ).
* Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra các
hoạt động giao dịch mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn.
* Thị trường vốn cũng là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra
các hoạt động giao dịch mua bán của các công cụ tài chính dài hạn. Công cụ tài
chính dài hạn là các công cụ tài chính có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở lên. Thị
trường vốn bao gồm 3 thị trường chính : thị trường thuê mua( leasing market), thị
trường tín dụng trung và dài hạn hay còn gọi là thị trường thế chấp ( mortgage
market ) và thị trường chứng khoán ( securities market ). Trong ba thị trường trên,
thì thị trường chứng khoán có vị trí quan trọng nhất trpng việc tập trung và huy động
vốn tài trợ cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn mà tại đó các chứng
khoán được phát hành và mua bán. Trong đó, chứng khoán là bằng chứng xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ

chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi
sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: cổ phiếu (stock), trái phiếu( bond), chứng chỉ quỹ
đầu tư, quyền mua cổ phần (right), chứng quyền ( warrant ), quyền chọn (option),
hợp đồng tương lai (future)…
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có
thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán.
Thứ nhất, chịu ảnh hưởng của thị trường tài chính. TTCK là một bộ phận của thị
trường tài chính do đó những biến động của thị trường tái chính nói chung và TTCK
nói riêng đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động, các dich vụ và có thể cả
lợi nhuận của các công ty chứng khoán. Thị trường tài chính càng phát triển thì sẽ
càng có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển của TTCK và các công ty chứng khoán,
Nhóm I – K41DQ2 Page 4 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
các công cụ tài chính, các dịch vụ, sản phẩm hay trình độ chuyên môn của một thị
trường tài chính phát triển sẽ là những cơ hội cho sự phát triển của TTCK và các
công ty chứng khoán.
Thứ hai, trình độ chuyên môn hoá và phân cấp quản lý. Các bộ phận của
một công ty chứng khoán bao giờ cũng hoạt động độc lập với nhau và không phụ
thuộc lẫn nhau do các mảng hoạt động của các bộ phận của CTCK là khác nhau như
môi giới, tự doanh. bảo lãnh phát hành, tư vấn… Do đó mức độ chuyên môn hoá và
phân cấp quản lý của các CTCK là rất cao và rõ rệt, các bộ phận có thể tự quyết
định hoạt động của mình.
Thứ ba, nhân tố con người giữ vai trò quyết định. Do đặc điểm chuyên
môn hoá cao nên con người cần có những khả năng độc lập trong quyết định,
côngviệc. Khả năng làm việc mỗi nhân viên trong công ty là nhân tố rất quan trọng
giúpcho sự thành công của CTCK, họ là cầu nối giữa khách hàng và công ty, tìm
kiếmkhách hàng cho công ty và hiểu được tiềm lực của chính những khách hàng đó
dođó góp phần quan trọng cho thành công của công ty.

3. Vai trò của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các chứng
khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới các nhà đầu tư qua đó huy động các
nguồn vốn nhãn rỗi để sử dụng có hiệu quả. CTCK có vai quan trọng đối với các
chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán.
 Đối với tổ chức phát hành:
Các CTCK thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành cho các tổ
chức phát hành do đó các CTCK có vai trò rất quan trọng trong việc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu ra công chúng của các tổ chức phát hành nhằm thực hiện mục tiêu
là huy động vốn thông qua đợt phát hành các chứng khoán ra công chúng. Ngoài ra
các công ty chứng khoán còn hỗ trợ chuyên môn thông qua tư vấn phát hành cho các
tổ chức phát hành, cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp tổng hợp về vấn đề tài
chính, cơ cấu tổ chức công ty, lập và đánh giá dự án, quản lý tài sản và định hướng
đầu tư…
 Đối với các nhà đầu tư:
Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư…
CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả
các khoản đầu tư. Các công ty chứng khoán là công ty chuyên nghiệp trong việc thu
Nhóm I – K41DQ2 Page 5 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
thập và sử lý thông tin vì thế sẽ chính xác hơn nếu như các CTCK đánh giá các
khoản đầu tư của khách hàng, và tư vấn cho khách hàng về định hướng đầu tư của
họ. TTCK là một thị trường thường xuyên biến động về giá cả cũng như mức độ rủi
ro cao vì thế với một hoạt động chuyên nghiệp các CTCK sẽ giúp cho hoạt động của
TTCK trở nên hiệu quả và ổn định hơn, giúp cho các nhà đầu tư xác định đúng giá
trị của các chứng khoán. Đồng thời qua hoạt động tư vấn các CTCK trở thành một
kênh thông tin có hiệu quả đối với các nhà đầu tư như thông tin về giá cả của các
chứng khoán, thông tin thị trường, chính sách kinh tế xã hội… một cách chính xác
và kịp thời tới các nhà đầu tư. Qua việc lưu ký và đăng ký chứng khoán các công ty

chứng khoán có vai trò quản lý chứng khoán hộ khách hàng do đó sẽ dễ dàng trách
được các rủi ro về mất hay hỏng chứng khoán, rủi ro về chứng khoán không còn giá
trị lưu hành… Nhờ đó kịp thời đưa ra các quyết đinh xử lý, đảm bảo quyền lợi của
khách hàng.
 Đối với thị trường chứng khoán.
Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường
quyết định, tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng người mua và người bán phải
thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá
trình mua bán. Với việc cung cấp cơ chế giá cả, CTCK góp phần đưa giá chứng
khoán phản ánh đúng cung cầu của thị trường. Ngoài ra, CTCK còn thực hiện vai
trò ổn định thị trường. Vai trò này xuất phát từ nghiệp vụ tự doanh, qua nghiệp vụ
này các công ty chứng khoán nắm giữ một tỷ lệ nhất định các chứng khoán qua đó
góp phần bình ổn thị trường. Bằng hoạt động bảo lãnh phát hành các CTCK tạo ra
hàng hoá cho và tạo ra tính hấp dẫn của hàng hoá cho cho thị trường, các tổ chức
phát hành chứng khoán thông qua hoạt động bảo lãnh của các công ty chứng khoán
thì chứng khoán phát hành sẽ có uy tín hơn trên thị trường và sẽ dễ dàng giao dịch
trên thị trường, đồng thời giá của chứng khoán cũng sẽ được các CTCK xác định
một cách chính xác, phù hợp với tổ chức phát hành góp phần bình ổn giá chứng
khoán trong giai đoạn đầu. Điều này giúp cho chứng khoán của các tổ chức phát
hành phát hành thông qua CTCK sẽ đựoc tín nhiệm hơn góp phần làm tăng tính
thah khoản của các chứng khoán phát hành trên thị trường sơ cấp. Bên cạnh đó,
Nhóm I – K41DQ2 Page 6 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
hoạt động môi giới và tư vấn của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng
khoán thứ cấp tạo nên tính thanh khoản cho các chứng khoán.
Các chứng khoán có tính thanh khoản càng cao càng hấp dẫn được công chúng
đầu tư hơn từ đó tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp phát
hành chứng khoán trên thị trường.
 Đối với cơ quan quản lý thị trường.
Các cơ quan quản lý thị trường có mục tiêu là quản lý và bình ổn thị trường giúp

cho thị trường hoạt động một cách có hiệu quả nhất và trong mục tiêu đó các công ty
chứng khoán có vai trò rất quan trọng là cung cấp các thông tin cho các cơ quan
quản lý để họ thực hiện tốt mục tiêu đó.Các công ty chứng khoán thực hiện được vai
trò này là vì các CTCK là công ty hoạt động chuyên nghiệp trên thị trường nên các
thông tin mà họ có được là các thông tin nhanh nhất và chính xác nhất vì họ vừa là
người bảo lãnh phát hành vừa là người phát hành chứng khoán ra công chúng thông
qua các hoạt động bảo lãnh và đại lý bảo lãnh phát hành, vừa là trung tâm mua và
bán các chứng khoán do đó các thông tin phải được công khai trên thị trường dưới
sự giám sát của các nhà quản lý thị trường. Việc công khai các thông tin vừa là quy
định của hệ thống pháp luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì các
công ty chứng khoán cần phải minh bạch trong hoạt động của mình. Nhờ các thông
tin này mà các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng
thao túng là lũng đoạn thị trường.
Tóm lại, vai trò của các CTCK có vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường chứng
khoán, không chỉ góp phần tạo ra hàng hoá và tính hấp dẫn của hàng hoá trên thị
trường mà còn là nhân tố quan trọng giúp cho thị trường ổn định và phát triển. Tạo
ra lợi ích kinh tế cho toàn xã hội thông qua việc làm giảm chi phí giao dịch, tạo ra
nguồn vốn lớn cho toàn nên kinh tế và thị trường thúc đẩy các luồng tiền nhãn rỗi đi
vào hoạt đầu tư cho sự phát triển của nên kinh tế.
4. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
4.1.Các nghiệp vụ chính:
 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó công ty chứng khoán đại diện
cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tai SGDCK hoặc thị
Nhóm I – K41DQ2 Page 7 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch
của mình.
 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:

Để thực hiện thành công các đợt phát hành chứng khoán để huy động vốn tổ chức
phát hành phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợt phát hành và thực
hiện bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây chính là
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán và là nghiệp vụ chiếm tỷ
lệ khá cao trong tổng doanh thu của CTCK.
Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh
giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ
chức việc phân phố chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn
đầu sau khi phát hành. Khi một tổ chức muốn phát hành chứng khoán tổ chức đó gửi
yêu cầu bảo lãnh phát hành đến công ty chứng khoán. CTCK có thể sẽ ký hợp đồng
tư vấn quản lý để tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứng khoán cần phát hành,
số lượng chứng khoán phát hành, định giá chứng khoán và phương thức phân phối
chứng khoán đến các nhà đầu tư thích hợp.
 Hoạt động tự doanh chứng khoán:
Là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán
cho chính mình. Hoạt động này được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên thị
trường giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC, nghiệp vụ này hoạt động song
hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh của khách hàng vừa phục vụ cho
chính mình .Vì vậy trong hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện
giao dịch cho khách hàng và bản thân công ty. Do đó luật pháp các nước yêu cầu
phải tách biệt rõ ràng hoạt động tự doanh chứng khoán và hoạt động môi giới chứng
khoán, theo đó công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng
trước khi thực hiện lệnh của công ty. Khác với hoạt động môi giới chứng khoán
công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng và hoạt động
chỉ vì mục tiêu là hưởng hoa hồng từ các giao dịch thì hoạt động tự doanh chứng
khoán hoạt động bằng chính nguồn vốn của công ty nên ngoài mục tiêu lợi nhuận là
đầu tư để hưởng chênh lệch giá hoạt động này của các Công ty chứng khoán
Nhóm I – K41DQ2 Page 8 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
(CTCK) còn nhằm mục tiêu là bình ổn thị trường, kiểm soát thị trường hay đóng vai

trò là một nhà tạo lập thị trường cho các chứng khoán phát hành.
 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư:
Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán
thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận
và bảo toàn vốn cho khách hàng. Hoạt động này có thể coi là vì lợi ích của khách
hàng theo một hợp đồng đã được ký kết trước giữa khách hành và công ty chứng
khoán theo đó CTCK quản lý nguồn vốn của khách hàng như là một hoạt động tư
vấn cho khách hàng nhưng ở một mức độ cao hơn vì trong hoạt động này khách
hàng uỷ thác cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay
theo một danh mục đã được khách hành chấp nhận.
 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động
phân tích để đưa ra các lời khuyên, khuyến nghị, phân tích và thực hiện một số dịch
vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Hoạt
động tư vấn là hoạt động mà người ta sử dụng tri thức, kiến thức có được để phân
tích thị trường và cung cấp thông tin cho khách hàng. Yêu cầu đòi hỏi nhà tư vấn
phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm kỹ năng chuyên môn đồng thời cần phải có
tính trung thực cao, thận trọng trong công việc để đưa ra được các lời khuyên chính
xác, hợp lý vì các lời khuyên này ảnh hưởng đến lợi nhuận của
khách hàng và hình ảnh của chính bản thân CTCK.
4.2.Các nghiệp vụ phụ trợ:
 Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán:
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhằm lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách
hàng thông qua các tài khoản lưu ký và giúp khách hàng thực hiện các quyền của
mình đối với chứng khoán lưu ký. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng
khoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức ghi sổ,
khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các CTCK ( Nếu chứng khoán
phát hành dưới hình thức ghi sổ ) hoặc ký gửi các chứng khoán (Nếu chứng khoán
phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất )
Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán CTCK sẽ nhận được các khoản phí lưu

ký, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
 Quản lý thu nhập của khách hàng:
Nhóm I – K41DQ2 Page 9 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Thông qua nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng CTCK có trách nhiệm
thông báo cho khách hàng về tình hình của thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng
ra thu nhận cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
 Nghiệp vụ tín dụng:
Hoạt động này là việc các CTCK cho khách hàng vay chứng khoán để khách hàng
thực hiện giao dịch bán khống, hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực
hiện mua ký quỹ.
 Nghiệp vụ quản lý quỹ:
Là nguồn vốn được hình thành từ nguồn vốn góp của các nhà đầu tư trên thị
trường, được uỷ thác cho các công ty quản lý quỹ đầu tư đầu tư nhằm thu lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư. Theo pháp luật của một số thị trường các nước cho phép các
CTCK được thực hiện quản lý quỹ đầu tư, các CTCK cử đại diện của mình để quản
lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty
chứng khoán được thu phí và dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.
Tóm lại, hoạt động của các công ty chứng khoán có vai trò rất lớn đối với thị
trường chứng khoán và toàn nền kinh tế, mỗi nghiệp vụ hoạt động độc lập với nhau
và tuy theo khả năng tài chính hay thế mạnh mỗi CTCK mà các CTCK có thể phát
triển tất cả các nghiệp vụ hoặc các nghiệp vụ khác nhau nhằm thu lại lợi nhuận lớn
nhất cho công ty chứng khoán.
II. Hình thức phát hành chứng khoán
Phát hành chứng khoán: Là hoạt động chào bán chứng khoán có thể
chuyểnnhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất một số lượng các nhà
đầu tưnhất định ngoài tổ chức phát hành. Theo nghị định 144/20003/NĐ – CP của
chínhphủ Việt Nam thì số lượng tối thiểu các nhà đầu tư mà tổ chức phát hành chào
bánlà 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành. Là hoạt động của thị trường sơ cấp
nhằmhuy động vốn cho tổ chức phát hành, thông thường các tổ chức phát hành sử

dụng phương pháp bảo lãnh phát hành, đấu thầu và phát hành riêng lẻ…
Việc chào bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn được gọi là phát
hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa ra một loại chứng khoán của
một tổ chưc lần đầu tiên phát hành ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra
Nhóm I – K41DQ2 Page 10 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có
chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng
khoán bổ sung.
1. Phát hành chứng khoán riêng lẻ (Private Placement)
Phát hành riêng lẻ là hình thức phát hành trong đó đơn vị phát hành chào bán
chứng khoán của mình trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với những điều
kiện hạn chế mang tính chất khép kín.
Các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc
phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Các công ty
thực hiện phát hành chứng khoán riêng lẻ khi:
+ Công ty chưa đủ tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng;
+ Số lượng vốn cần huy động thấp, quy mô huy động chưa cần ở mức rộng rãi,
phạm vi hoạt động vẫn mang tính chất nội bộ, khép kín
+ Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích tăng cường các mối quan hệ kinh doanh
hoặc phát hành cho nội bộ cán bộ, nhân viên của đơn vị phát hành.
2. Phát hành chứng khoán ra công chúng
Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó chứng
khoán được bán rộng rãi cho quảng đại quần chúng đầu tư ( trong đó phải dành một
tỷ lệ cho nhà đầu tư nhỏ) với quy mô lớn cho một số lượng nhà đầu tư đảm bảo yêu
cầu công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khóa. Đơn vị phát hành phải thỏa mãn một số điều
kiện nhất định và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán. Phát

hành chứng khoán ra công chúng phải tiến hành công khai và chịu sự giám sát của
Luật chứng khoán. Công ty đã thực hiện phát hành chứng khoán được gọi là công ty
đại chúng.
Phát hành chứng khoán ra công chúng được phân biệt giữa phát hành cổ phiếu ra
công chúng và phát hành trái phiếu ra công chúng. Đối với phát hành cổ phiếu ra
công chúng, việc phát hành được thực hiện theo một trong 2 hình thức: phát hành lần
Nhóm I – K41DQ2 Page 11 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
đầu ra công chúng và phân phối sơ cấp. Trong khi phát hành trái phiếu ra công
chúng chỉ thực hiện bằng một hình thức duy nhất là phân phối sơ cấp.
• Phát hành lần đầu ra công chúng ( IPO – Initial Public Ofering): là đợt phát
hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng
đầu tư.
• Phân phối sơ cấp ( PO – Primary offering): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung
của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư và các đợt phát hành trái phiếu
ra công chúng
- Lợi ích phát hành chứng khoán ra công chúng
 Phát hành ra công chúng nhằm huy động vốn
 Phát hành chứng khoán ra công chúng là điều kiện để tham gia niêm yết trên thị
trường tập trung
 Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
 Nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh
 Giảm chi phí tiếp cận vốn
III. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
1. Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp đơn vị phát hành thực hiện
các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và
giúp bình ổn giá chứng kháon trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới,
các ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán thường là những tổ chức đứng ra
làm bảo lãnh phát hành.

Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán
của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng
hoa hồng.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
được coi là nghiệp vụ quan trọng và là một trong năm nghiệp vụ được cấp giấy phép
hoạt động của công ty chứng khoán. Hoạt động bảo lãnh phát hành có nhiều ý nghĩa
quan trọng, như giảm chi phí phát hành, tào tính ổn định cho các chứng khoán mới
phát hành trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK ở nước ta hiện nay chưa
thực sự đóng vai trò như vây là do thị trường chứng khoán ở nước ta chưa thực sự
phát triển số lượng các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng còn
Nhóm I – K41DQ2 Page 12 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
rất ít, thiếu các dự án khả thi, các doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng nguồn
vốn vay nhiêu hơn, lý do thứ hai là do khối lượng phát hành chứng khoán là nhỏ do
đó các tổ chức phát hành (TCPH) không cần đến hoạt động bảo lãnh phát hành của
các CTCK và nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ hạn chế của các CTCK, các
công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay do hoạt động chưa lâu trên thị trường nên
yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn. Với mức vốn đáp ứng ở yêu cầu
tối thiểu khi đăng ký như hiện nay các tổ chức này chỉ dám tham gia với vai trò đại
lý phân phối cho TCPH, đội ngũ cán bộ của các CTCK hiện nay hầu hết họ đều là
những cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản tuy nhiên hoạt động bảo lãnh
phát hành chứng khoán đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ giỏi mà còn cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động bảo lãnhphát
hành và đó là những hạn chế mà các cán bộ của CTCK ở nước ta còn tồn tại.
2. Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Việc bảo lãnh phát hành thường được thưc hiện theo một trong các phương thức sau:
2.1. Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:
Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ
số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán này hay

không. Trong hình thức theo “ cam kết chắc chắn”, một nhóm các tổ chức bảo lãnh
phát hình thành một tổ hợp đêt mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết
khấu so với giá chào bán ra công chúng ( POP) và bán lại các chứng khoán đó ra
công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức
bảo lãnh vơi giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
2.2. Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành
bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty
cần phảo bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào
bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên
ngoài.
2.3. Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý
cho tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng
Nhóm I – K41DQ2 Page 13 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu
không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
2.4. Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không
Trong phương thức này tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành
bán một số lượng chứng khoán nhất định ra công chúng, nếu không phân phối được
hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành.
2.5. Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa
Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố găng cao nhất và
phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát
hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức
sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tụ do chào bán chứng khoán đến
mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được tỷ lệ thấp hơn
mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
3. Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán.

3.1. Tổ hợp bảo lãnh phát hành
Tổ hợp bảo lãnh phát hành là một nhóm các tổ chức bảo lãnh đứng ra đảm nhận
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo việc phân phối chứng
khoán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả.
3.2. Tổ hợp bảo lãnh chính
Tổ chức này sẽ do đơn vị phát hành lựa chọn. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh
phát hành chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia
đợt phát hành.
3.3. Nhóm đại lý phân phối
Bao gồm các công ty chứng khoán tự doanh giúp cho việc phân phối chứng khoán.
4. Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Gồm 4 bước cơ bản sau: phân tích đánh giá khả năng phát hành; chuẩn bị hồ sơ
xin phép phát hành; bán chứng khoán ra công chúng; bình ổn và điều hòa thị trường.
4.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
Ngay từ trước khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết, tổ chức bảo lãnh
phát hành cũng bắt đầu tìm hiểu đóng vai trò như 1 đơn vị tư vấn phát hành. Tổ chức
bảo lãnh phát hành sẽ cùng đơn vị phát hành lập nhóm nghiên cứu tiền khả thi để
Nhóm I – K41DQ2 Page 14 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
chuẩn bị phát hành. Nhóm này sẽ bao gồm nhân viên phân tích của tổ chức bảo lãnh
phát hành và các cán bộ của đơn vị phát hành. Nhóm chuẩn bị sẽ tiến hành những
phân tích, đánh giá về khả năng phát hành ra công chúng trên những khía cạnh chủ
yếu như: tình hình hoạt động của đơn vị phát hành, tiềm lực tài chính của đơn vị
phát hành, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lí của
việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tình hình thị trường vốn trong nước và
nước ngoài.
Kết quả phân tích ban đầu này nhằm cung cấp những thông tin cho hội đồng
quản trị và đại hội đồng cổ đông ra quyết định phát hành. Không nhữg thế những
phân tích trên được tiến hành cũng sẽ góp phần đưa ra những phương hướng chính
về cách thức phát hành và chủng loại phát hành.

4.2 Phối hợp với đơn vị phát hành chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành
Sau khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ
phối hợp với đơn vị phát hành để thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát
hành. Việc chuẩn hồ sơ đăng kí phát hành cần sự tham gia của các chuyên gia tài
chính, kế toán và pháp lí. Các chuyên gia này là nhân viên của tổ chức bảo lãnh hoặc
cũng có thể là do tổ chức bảo lãnh tập hợp từ các công ty tài chính, kế toán hay luật
pháp khác.
Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều quy định tổ chức bảo lãnh phải chịu
trách nhiệm liên đới đối với hồ sơ đăng kí phát hành của đơn vị phát hành. Tức là tổ
chức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước sai sót hay thiếu hụt thông tin trong hồ sơ
xin phép phát hành. Quy định này nhằm đảm bảo tổ chức bảo lãnh có những cố gắng
tối đa trong việc kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ và hợp pháp của các thông tin đưa ra
trong hồ sơ xin đăng kí phát hành và các thông tin trong bản cáo bạch. Quy định này
sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư có được những thông tin xác thực và đầy đủ để đưa ra
quyết định đầu tư
Trong trường hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức tổ hợp bảo lãnh thì tổ chức
bảo lãnh chính sẽ phải quyết định quy mô tổ hợp và xác định các thành viên tham
gia tổ hợp. Việc thành lập tổ hợp bảo lãnh cũng có những lợi ích nhất định đối với
các tổ chức bảo lãnh bởi nó có thể phân tán rủi ro. Tổ chức bảo lãnh tham gia tổ hợp
Nhóm I – K41DQ2 Page 15 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
bảo lãnh phát hành có thể do tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hoặc do chính các tổ
chức bảo lãnh tiếp xúc với tổ chức bảo lãnh chính để tìm cơ hội tham gia.
Tổ chức bảo lãnh chính cũng có thể thành lập nhóm bán, bao gồm các đại lí
phân phối. Thông thường các địa lí phân phối được xác định sau khi tổ hợp bảo lãnh
được thiết lập.
Để phân định quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào quá trình bảo
lãnh phát hành, các hợp đồng sau phải được ký kết trước khi quá trình phát hành
được khởi động: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh phát hành
hay còn có thể gọi là cam kết bảo lãnh phát hành, hợp đồng với các đại lý được lựa

chọn( nếu có). Các hợp đồng này sẽ quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm giữa
các bên tham gia quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng. Các hợp đồng này
thường cũng sẽ quy định những điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng kí phát hành
và bản cáo bách chứa đựng những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình sản
xuất kinh doanh, năng lực tài chính của đơn vị phát hành.
Tại bước này, tổ chức bảo lãnh phát hành cũng phải phối hợp với đơn vị phát
hành để xác định giá chào bán.
Sau khi hoàn tất hồ sơ tổ chức bảo lãnh có thể giúp đơn vị phát hành trình hồ sơ lên
Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Tổ chức phát hành cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí
trực tiếp lên cơ quan quản lí Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngoài ra đơn vị bảo lãnh còn phải nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Hồ
sơ này bao gồm: bản sao giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng khoán Nhà nước
cấp, đơn đăng kí làm bảo lãnh phát hành, hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh phát hành
(nếu có tổ hợp bảo lãnh), các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện
làm bảo lãnh cho đơn vị phát hành
4.3 Hỗ trợ đơn vị phát hành và tổ chức chào báo chứng khoán ra công chúng
Sau khi hồ sơ đăng kí phát hành được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp
thuận, tổ chức bảo lãnh sẽ cùng các đại lí phân phối tiến hành xử lí các phiều đặt
mua, nhận tiền đặt cọc và nhận sổ phân phối chứng khoán.
Vào thời điểm khóa sổ các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức
phát hành giá trị chứng khoán theo giá chào bán trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Tổ chức
Nhóm I – K41DQ2 Page 16 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngay khi
chưa hoàn thành việc phân phối chứng khoán
4.4 Bình ổn và điều hòa thị trường
Các tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán
nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi
hoàn tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu khó khăn này các
tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản

của tổ hợp.
Công tác bình ổn giá có thể thực hiện trên bất kì thị trường nào mà chứng
khoán chào bán được giao dịch. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải
thông báo cho bên nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định. Tổ hợp bảo
lãnh chỉ được đặt mua để ổn định trên thị trường với cùng mức giá. Trong quá trình
bình ổn giá, thành viên của tổ hợp bảo lãnh phát hành thường bị cấm bán cổ phiếu
dưới giá chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau thời điểm kết thúc việc
chào bán, phân phối cổ phiếu ra công chúng và sau khi tổ hợp bảo lãnh phát được
giải thể. Sau thời hạn này, thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể bán cổ phiếu
theo bất kì giá nào.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
tại công ty chứng khoán.
5.1. Nhân tố bên ngoài
5.1.1. Điều kiện kinh tế trong nước:
Là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nền
kinh tế đất nước có phát triển thì sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị
trường chứng khoán, sẽ nhanh chóng áp dụng được các mô hình quản lý, khoa học
kỹ thuật của các nước đi trước… tiết kiệm được chi phí, thời gian nghiên cứu. Do
đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường
chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển thì các công ty chứng khoán sẽ có
điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển các nghiệp vụ của mình, phát triển hoạt
động bảo lãnh phát hành chứng khoán giúp cho các tổ chức phát hành phát hành đạt
hiệu quả cao nhất.
Nhóm I – K41DQ2 Page 17 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
5.1.2. Môi trường pháp lý
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường còn rất non trẻ mới đi vào hoạt
động được vài năm gần đây, vì vậy sẽ không thể tránh khỏi các văn bản pháp lý, quy
định của các cơ quan quản lý, chính phủ còn nhiều thiếu sót và chưa chính xác. Do
đó, hạn chế sự phát triển của thị trường chứng khoán đất nước yêu cầu đòi hỏi cần

phái có một khung pháp lý phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng
khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK.
5.1.3. Trình độ quản lý, khoa học công nghệ
Trình độ quản lý, khoa học công nghệ cao, hiện đại sẽ là một điều kiện rất
thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các hoạt động của công ty
chứng khoán hoạt động gần như độc lập với nhau và có khả năng tự quyết định hoạt
động của mình vì thế cần phải có sự quản lý và khoa học công nghệ hiện đại giúp
cho hoạt động của các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả.
5.1.4.Khách hành và đối thủ cạch tranh
Khách hành của các tổ chức bão lãnh phát hành là các tổ chức phát hành chứng
khoán vì vậy muốn hoạt động bảo lãnh phát hành đạt hiệu quả thì các tổ chức bảo
lãnh phải hiểu hoạt động của các tổ chức phát hành và đối thủ cạnh tranh trong hoạt
động đó.
5.2. Nhân tố bên trong:
5.2.1. Nhân tố về khả năng tài chính
Khả năng tài chính là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt độcủa
CTCK, CTCK sẽ hoạt động một số hoặc tất cả các nghiệp vụ là tuỳ thuộc vkhả năng
tài chính của công ty. Thông thường các CTCK thường phát triển chmình một thế
mạnh riêng trên thị trường nhằm tận dụng có hiệu quả nhất khả năng tài chính của
chính công ty và thế mạnh do mình tạo ra.
5.2.2. Nhân tố về nhân sự, năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của CTCK, bởi
năng lực chuyên môn của nhân viên và tổ chức quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hình
ảnh của chính công ty, công ty muốn hoạt động có hiệu quả thì không những cần
Nhóm I – K41DQ2 Page 18 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
phải có khả năng tài chính vững mạnh mà còn cần phải có được một đội ngũ cán bộ
có năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả

Nhóm I – K41DQ2 Page 19 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011

Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
I. Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty.
Công ty chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam được thành lập ngày 07
tháng 07 năm 2000, Công ty Chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam (BSC)
vinh dự trở thành Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia
kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng
khoán đầu tiên tại Việt Nam.
Ban đầu vốn điều lệ là 300 tỷ đồng tăng lên 700 tỷ đồng ( năm 2007).Tính đến
cuối năm 2009 tổng tài sản của BSC đã là 3.897 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700
tỷ đồng, đứng thứ ba TTCK Việt Nam. Trong đó tài sản ngắn hạn là 3.698 tỷ đồng
chiếm 95% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn là 200 tỷ đồng chiếm 5% trong tổng tài
sản. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn / tài sản ngắn hạn của Công ty là 85%, tỷ lệ vốn
khả dụng của Công ty là 21%. Ngoài số vốn hiện có, Công ty có thể huy động vốn
từ hoạt động kinh doanh vốn và hoạt động đầu tư tự doanh.
Từ đến năm 2007, doanh thu của BSC đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 51% so với
mức thực hiện cả năm 2006. Trong đó, thu phí môi giới đạt gần 42 tỷ đồng, gấp 6,8
lần so với cùng kỳ năm trước và gấp 2,3 lần so với mức thực hiện của năm 2006. Lợi
nhuận trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm đạt 62 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng
kỳ năm trước và xấp xỉ bằng mức thực hiện cả năm 2006. Năm 2007 BSC hiện giữ
vững thị phần môi giới ở mức 14-16% so với tổng giá trị giao dịch của toàn thị
trường. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai của BSC trong năm 2007. Do nền kinh tế
suy thoái toàn cầu, suy giảm nền kinh tế trong nước , TTCK ảm đạm và sụt giảm
mạnh , tính đến cuối năm 2008 trong khi vốn điều lệ của Công ty la 700 tỷ đồng
BSC chỉ còn vẻn vẹn 274 tỷ đồng vốn chủ sở hữu do khoản lỗ lên đến 554 tỷ đổng,
tổng các khoản trích lập dự phòng giảm giá của BSC là gần 633.5 tỷ đồng. Tuy
nhiên, tỷ lệ vốn /vốn điều lệ của BSC chỉ là 79.16%.
Bảng 1: Doanh thu của BSC.

Nhóm I – K41DQ2 Page 20 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Nguồn: công ty chứng khoán BSC.
Sau năm 2008 với hoạt động kinh doanh không mấy khả quan của Công ty,một
năm kinh doanh thua lỗ do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, TTCK sụt giảm, ảm
đạm. BSC với khoản lỗ lên tới 554 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty là 700
tỷ đồng, tỷ lệ vốn/ vốn điều lệ đạt 79.16% BSC cũng chưa phải là Công ty chứng
khoán có mức thua lỗ lớn nhất. Sau thất bại của năm 2008 Công ty từng bước củng
cố và phát triển với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động , có trình độ, có tinh thần học hỏi
cao. Để tăng tính cạnh tranh cho các hoạt động của công ty , công ty thực hiện các
sản phẩm dịch vụ mới. Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển mới, đó là việc đưa
hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt HNX vào hoạt động ngày 24/09/2009 phục vụ
khách hàng là các tổ chức tài chính lớn cũng như các công ty chứng khoán chưa là
thành viên thị trường như Habubank, Seabank,…. Bước đầu, doanh thu hoạt động
môi giới trái phiếu trên HNX là 84 triệu đồng. Ngoài ra , công ty còn tham gia test
và chính thức triển khai giao dịch trực tuyến với sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh ( HOSE )vào ngày 12/01/2009, tham gia Test và khai trương vận
hành TTCK công ty đại chúng chưa niêm yết ( upcom) vào ngày 24/06/2009.
Việc ra đời trang Web mới của Công ty nhằm nâng cao lượng trang thông tin
điện tử của Công ty, cung cấp cho khách hàng thông tin cập nhật mới nhất về tình
hình kinh tế, thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng trên thế giới cũng
như tại Việt Nam; cung cấp các dịch vụ trực tuyến tiện ích và chất lượng nhất, Công
ty đã kết hợp với bên tư vấn triển khai kế hoạch nâng cấp trang Web Công ty , đã
hoàn thành 90% theo tiến độ ( xây dựng Website và nội dung của các trang). Bước
đầu đã đưa trang WEB mới hoạt động trong tháng 11/2009. Trong tháng 12/2009,
Nhóm I – K41DQ2 Page 21 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
CTCK VĐL
VCSH Doanh thu LNST
LNVĐL
Trích

lập dự
phòng
2007 2008 2007 2008
BSC 700
274.28
7
306.14
6
478.923 114.32
-
554.08
8
-
79.16%
633.497
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
tiếp tục hoàn tất xây dựng trung tâm dữ liệu tại BSC và triển khai trang giao dịch
mua bán cổ phiếu trực tuyến. Phát triển trang Web mới của Công ty thành công cụ
hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh.
Song song với nhiệm vụ kinh doanh , công tác xây dựng và hoàn thiện các quy
chế , quy trình được đặt lên như nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Cùng với đó là đào
tạo và quản trị nhân lực – là một hoạt động thiết yếu của Công ty nhằm nâng cao
năng lực cán bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sẵn sàng đáp ứng mọi
yêu cầu của thị trường. BSC đã phối hợp với Công ty Chứng khoán Okasan cảu
Nhật Bản triển khai cà hoàn thành tốt chương trình hợp tác và đào tạo giữa hai bên ,
tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về giá trị các chuyên đề nghiệp vụ tư vấn, thương
mại, cổ phiếu , M & A, bảo lãnh phát hành, phát triển dịch vụ khách hàng , đồng
thời tạo động lực tốt cho cán bộ xây dựng và triển khai các nghiệp vụ , sản phẩm
mới, hiện đại.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin – nền tảng hỗ trợ nâng cao chất lượng, năng

lực cạnh tranh cho các hoạt động dịch vụ đó là việc triển khai thành công hệ thống
giao dịch ko sàn với sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ chí Minh(HOSE), sàn
giao dịch upcom và trái phiếu chuyên biệt.
Về kết quả kinh doanh của Công ty:
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 399 tỷ đồng
Bảng 2: Kết quả kinh doanh
Nguồn: công ty chứng khoán BSC
Trong đó:
Nhóm I – K41DQ2 Page 22 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009
VNINDEX 305.62 484.77
Trích lập DPRR 581.778 172.647
Hoàn nhập DPRR 389.131
Lợi nhuận các hoạt động 78.408 134.659
Lợi nhuận trước thuế 515.363 399.018
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
- Hoạt động môi giới của công ty : sự cạnh tranh cao của các Công ty chứng khoán
trên thị trường với sự hiện diện của gần 100 Công ty chứng khoán, mọi biện pháp nâng
cao thị phần bao gồm cả trái với quy định của Ủy ban chứng khoán được các Công ty
đưa ra như bán khống, cho vay chứng khoán, tiền T+2, nhằm thu hút nhà đầu tư đã tác
động không nhỏ đến thị phần môi giới của Công ty.
• Doanh thu đạt 58 tỷ đồng đạt 110% so với kế hoạch , tăng trưởng 125% so với
năm 2008 đạt 46,4 tỷ đồng.
• Lợi nhuận từ hoạt động môi giới của công ty là 30 tỷ đồng , tăng 120% so với
năm 2008 đạt 25 tỷ đồng. Thu dịch vụ ròng là 42.672 triệu đồng đạt 101% so với kế
hoạch, tăng 120 % so với năm 2008.
• Thị phần môi giới :năm 2009 đạt 2.3% đạt 70% so với kế hoạch, giảm 1.1% so
với năm 2008 là 3.4%, đứng thứ 8/10 Công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất tại
Việt Nam.
• BSC đã bước đầu tổ chức thành công buổi Hội nghị tư vấn đầu tư với khách hàng

với chủ đề: “ Buổi gặp gỡ giữa các chuyen gia phân tích độc lập của BSC với nhà
đầu tư ” nhằm thúc đẩy sự hợp tác của BSC và các nhà đầu tư, đồng thời tổ chức các
buổi hướng dãn giao dịch tại sàn Upcom tới các doanh nghiệp, nâng cao công tác
dịch vụ khách hàng lên tầm cao mới.
- Hoạt động kinh doanh vốn : năm 2009 doanh thu đạt 315 tỷ đồng chiếm 50% tổng
doanh thu. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn bao gồm repo ( giao dịch mua và
bán chứng khoán), tiền gửi là 70 tỷ đồng.
- Hoạt động đầu tư tự doanh : BSC đã cơ cấu danh mục đầu tư hướng tới mục tiêu an
toàn, phản ứng linh hoạt với thị trường. BSC đã cơ cấu danh mục đầu tư hướng tới
mục tiêu an toàn, phản ứng linh hoạt với thị trường. Lượng tiền mặt rút ra khỏi thị
trường từ cơ cấu danh mục năm 2009 là 1.133 tỷ đồng. Tỷ trọng cổ phiếu – tiền 1:3.
Lợi nhuận từ hoạt động tự doanh trái phiếu là 14 tỷ đồng , từng bước mở rộng thị
phần , đối tác giao dịch trái phiếu và nâng cao vị thế của BSC.
- Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành : số hợp đồng tư vấn của công ty trong năm
2009 thực hiện là 65 tăng gấp 3 lần so với năm 2008 chỉ đạt 22 hợp đồng bao gồm: tư
vấn CPH, tư vấn tài chính, tư vấ niêm yết, tư vấn đại hội cổ đông.
II. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty BSC.
1. Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC.
Nhóm I – K41DQ2 Page 23 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam như là một xu thế của thời đại, muốn nền kinh
tế của đất nước phát triển thì nhất thiết không thể thiếu hoạt động của TTCK vì
TTCK là một kênh huy động vốn hiệu quả nhất của nền kinh tế thị trường. TTCK
Việt Nam mới chỉ ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000, qua 10 năm phát triển
nhưng thị trường đã có những bước phát triển rất đáng kể, từng bước vững chắc
khảng định vai trò, tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế.
Hiện nay, trên TTCK Việt Nam đã có rất nhiều công ty hoạt động. Do phạm vi
hoạt động khác nhau, đồng thời mỗi công ty lại học tập cách thức tổ chức từ các
nước khác nhau trên thế giới nên gần như không có điểm chung nào trong tổ chức
của các công ty chứng khoán. Nhưng hầu hết các công ty chứng khoán đều tham gia

hoạt động các hoạt như là mối giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh
phát hành chứng khoán…
Trong đó hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động bảo lãnh cho các công ty,
các tổ chức kinh tế phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường, cung cấp các dịch vụ
giúp các tổ chức phát hành chứng khoán chuẩn bị các điều kiện và thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán và cuối cùng giúp tổ chức phát hành thực hiện việc phân phối
chứng khoán cho công chúng đầu tư trên thị trường.
Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép
hoạt động trên tất cả các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán và hoạt động bảo
lãnh phát hành của công ty cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trên thị trường đem
lại cho công ty rất nhiều khách hàngvà lợi nhuận. Điều đó được thể hiện trên bảng số
liệu số liệu sau:
Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
1 2 3
A/Doanh thu 69.052.305.913 200.538.032.879
I. Thu từ hoạt động kinh doanh 69.052.305.913 200.538.032.879
1. Doanh thu từ hoạt động KD CK 62629.151.223 195.455.006.759
Doanh thu môi giới Ck cho người đầu tư 1.912.046.590 18.543.484.487
D.thu hoạt động tự doanh chứng khoán 47.599.707.163 162.677.629.438
Doanh thu QLDMDT - 76.221.135
Doanh thu bảo lãnh phát hành 5.038.007.976 7.087.715.250
Nhóm I – K41DQ2 Page 24 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011
Tiểu luận : Kinh doanh Chứng khoán.
Doanh thu tư vấn đầu tư CK 2.385.908.438 3.165.586.550
Hoàn nhập dự phòng các khoản trích trước 9.002.600 22.386.000
Doanh thu về vốn kinh doanh 5.585.565.947 3.764.797.329
2. Thu lãi đầu tư 6.423.154.690 5.083.026.120
3. Các khoản giảm trừ doanh thu - -
II. Thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh - -

1. Chênh lệch lãi nhượng bán, thanh lý
TSCĐ - -
2. Thu bảo hiểm và đền bù tổn thất - -
3. Thu nợ phải thi đã xử lý - -
4. Thu nhập khác - -
B/ Chi phí 52.968.209.582 135.471.770.539
I. Chi phí hoạt động kinh doanh 52.970.359.582 135.456.770.539
1. Chi phí hoạt động kinh doanh 49.164.164.253 131.584.107.961
1.1. Chi phí môi giới CK 86.676.542 3.303.835.769
1.2. Chi phí hoạt động tự doanh CK 7.760.000 2.158.633.285
1.3. Chi phí quản lý DMĐT - 3.000.000
1.4. Chi phí bảo lãnh, phát hành CK 183.054.900 207.286.074
1.5. Chi phí tư vấn cho người đầu tư - -
1.6. Chi phí lưu ký chứng khoán - 142.764.120
1.7 Chi phí( dự phòng, trích trước…) - 618.105.220
1.8 Chi phí vốn kinh doanh 44.458.030.498 115.878.244.420
1.9 Chi phí trực tiếp hoạt động KD CK 4.428.642.313 9.272.239.073
2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.806.195.329 3.872.662.578
II. Chi Phí ngoài hoạt động kinh doanh (2.150.000) 15.000.000
C/ Xác định kết quả kinh doanh 16.084.096.331 65.066.262.340
1. kết quả từ hoạt động kinh doanh CK 16.081.946.331 65.081.262.340
2. kết quả từ hoạt động KD ngoài CK 2.150.000 (15.000.000)
Nguồn: Công ty chứng khoán BSC
Bảng 4 : Kết quả kinh doanh năm 2009
Chỉ tiêu Năm Thực hiện
2009
% thực
hiện so với
2008
KH

2009
% thực
hiện so
với KH
Chỉ tiêu số lượng
Tổng doanh thu 544.124 598.205 110%
Hoạt động môi giới 26.123 58.256 223% 57.868 101%
Nhóm I – K41DQ2 Page 25 of 38 Hà nội, tháng 08 năm 2011

×