Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.55 KB, 14 trang )

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN – MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG
LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

Hồ Trịnh Quỳnh Thư 1

Tóm tắt: Tự học là quá trình người học chủ động xác định nhu cầu học tập và tìm
giải pháp phù hợp để đạt được mục đích. Nó được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định sự thành công của quá trình học tập ở bậc đại học. Trong khi đó, dạy học dự
án (DHDA) là phương pháp dạy học tích cực, trong đó, q trình tự học được xem là
then chốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, DHDA là cơ sở hỗ trợ sinh viên phát triển khả
năng tự học. Nhằm phát huy và phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên (SV) Khoa Ngoại
ngữ - Trường Đại học Quảng Nam, nghiên cứu này thực hiện áp dụng DHDA vào dạy
học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH), một mơn học khá khó và dễ làm
cho người học chán nản, mất hứng thú học tập. Bằng phương pháp mô tả thực nghiệm
với kết quả khảo sát từ 65 SV năm hai, nghiên cứu chỉ ra rằng SV trong mơ hình DHDA
cảm thấy hứng thú hơn với mơn học; đồng thời, DHDA tạo động lực, thúc đẩy SV phát
triển kĩ năng tự học; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học khơng chỉ với mơn
PPNCKH mà cịn với các môn thực hành tiếng.

Từ khóa: Dạy học theo dự án, kĩ năng tự học, động lực, phương pháp dạy học,
dạy học tích cực.

1. Mở đầu

Không giống phương pháp dạy học truyền thống với vai trò trung tâm thuộc về
người dạy, phương pháp dạy học theo dự án đặt người học ở vị trí trung tâm của quá trình
dạy học. Vai trị người thầy được chuyển từ người truyền thụ kiến thức trong mơ hình lớp
học truyền thống sang người hướng dẫn trong mơ hình DHDA. Đồng thời, trong DHDA,
người học được trao quyền tự chủ, tự quyết các hoạt động trong quá trình học tập. Cụ thể
hơn, trong quá trình thực hiện dự án học tập, người học phải tự mình nghiên cứu, truy
tìm kiến thức - kĩ năng đã có, cập nhật và bổ sung những kiến thức - kĩ năng cịn thiếu


để có thể hồn thành dự án học tập đúng tiến độ. Điều đó có nghĩa là người học phải tự
học, tự chiếm lĩnh và áp dụng những kiến thức - kĩ năng cần thiết vào thực tiễn dự án học
tập. Từ đó có thể thấy, tự học chiếm một vị trí quan trọng trong DHDA, nó quyết định
sự thành cơng của dự án học tập. Trong khi đó, Brookfield (2009) cho rằng, tự học và
việc tạo điều kiện để sinh viên tự học chiếm vị trí quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, và tự học đặc biệt phù hợp với giáo dục đại học. Theo ông, yếu tố
trọng tâm của tự học là việc học độc lập, tức là việc học xảy ra bên ngồi mơi trường lớp
học, ít chịu sự quản lí của giáo viên và nhà trường, nằm ngồi khn khổ giáo dục chính
thống. Như vậy, tự học và DHDA cùng chung một đặc điểm; đó là người học tự chủ quá
trình học tập của mình.

1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam

146

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

Bàn về lợi ích và mối liên hệ giữa DHDA và tự học, Davidoff và Piñeiro (2017)
cho rằng DHDA cho phép SV tự chủ hoạt động, là nền tảng thúc đẩy phương thức tự học.
Tự học thông qua DHDA cho phép SV phát triển kĩ năng và tạo ra kết quả với nội dung
tốt hơn. Như vậy, có thể nói, DHDA giúp tăng cường khả năng tự học và giúp nâng cao
chất lượng dạy học. Tương tự, Bagheri et al (2013) cũng chứng minh khả năng tự học
của SV phát triển tốt hơn khi được học tập với mô hình DHDA. Tuy nhiên, các cơng trình
này khơng mơ tả phương thức áp dụng DHDA như thế nào để đạt hiệu quả như đã trình
bày. Vì vậy, nghiên cứu này một lần nữa thực hiện nhằm kiểm tra tính xác thực về hiệu
quả áp dụng DHDA để nâng cao khả năng tự học của SV; đồng thời, trình bày cụ thể các
bước tiến hành trong quá trình thực hiện.

Ngồi ra, cơng trình này chọn học phần PPNCKH để triển khai áp dụng phương
pháp DHDA vì đây là học phần tương đối khó, chỉ lí thuyết Phương pháp luận NCKH

chưa đủ để có thể thực hiện làm NCKH mà đòi hỏi người làm NCKH phải có kiến thức
chun mơn sâu. Do đó, SV thường bị hụt hơi, chán nản, và mất động lực với học phần
này. Hơn nữa, việc làm NCKH cũng đòi hỏi khả năng tự học, tự sáng tạo; nó phù hợp
với đặc trưng của DHDA.

2. Nội dung

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển kĩ năng tự học của SV thông qua DHDA sử dụng phương
pháp mô tả thực nghiệm, được tiến hành đối với SV năm hai thuộc Khoa Ngoại ngữ ở
Trường Đại học Quảng Nam. Có tổng số 65 SV tham gia vào q trình thực nghiệm,
trong đó, 33 SV thuộc lớp DT18TAN02 được tiếp cận phương pháp DHDA và 32 bạn
của lớp DT18TAN01 tham gia mơ hình lớp học truyền thống. Kết quả thu được từ hai
nhóm SV được đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ tác động và ảnh hưởng của DHDA đến kĩ
năng tự học của các em. Vì tự học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, việc thu thập dữ liệu
về quá trình và kĩ năng tự học của SV được thực hiện thơng qua bảng hỏi nhằm đảm bảo
tính khách quan, chính xác của số liệu.

2.2. Tự học và dạy học theo dự án

Tự học là quá trình tự thiết lập mơi trường học tập, ở đó người học chủ động xem
xét nhu cầu học tập của bản thân, xác lập mục tiêu, xác định nguồn tài nguyên, chọn lựa
và thực hiện chiến lược phù hợp, tự đánh giá kết quả và điều chỉnh (Knowles, 1975).
Như vậy, người học phải chịu trách nhiệm với toàn bộ mọi quyết định trong quá trình tự
học. Với tự học, người học khơng chỉ nâng cao kiến thức mà cịn cải thiện sự tự tin, tự
chủ, tìm thấy động lực và kĩ năng học tập (O'Shea, 2003). Theo Brookfield (2009), tự học
khơng có nghĩa là học một mình, mà có thể học theo nhóm. Ở đó, từng người học bằng
sự tự nỗ lực với sự cộng tác, giúp đỡ của những thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên
cứu, lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả mong muốn.


Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu là một phương pháp dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm, được thiết kế theo mô hình dự án. Với DHDA, người học được

147

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

trao cơ hội làm việc tương đối tự chủ trong một thời gian nhất định bao gồm tự xác định
mục đích, tự lập kế hoạch, tự nêu vấn đề, tự tìm chiến lược, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm
tra và điều chỉnh để đạt được mục đích học tập; kết thúc dự án thường là một sản phẩm
thật, là kết quả của quá trình học tập kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn-thực hành với sự
hợp tác làm việc của tập thể (Biều et al, 2011; Peterson, 2012; Thuỷ, 2016). Tuy nhiên,
việc thực hiện các dự án thường khơng dễ dàng vì tính đa dạng của nó cả trong thiết kế
và triển khai thực hiện (Dimitra, et al, 2016). Các dự án đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau
làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho những mục đích khác nhau (ibid.). Vì vậy,
một cá nhân chỉ làm việc độc lập khó có thể hồn thành một dự án học tập mà cần phải
có sự phối hợp làm việc của tập thể, nơi mà các thành viên với những thế mạnh và kĩ
năng khác nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau. Trong q trình phối hợp thực hiện dự án, người
học vừa có thể tự mình ơn lại kiến thức đã có, vừa tự tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới
phục vụ cho mục đích dự án.

Đến đây, có thể thấy, DHDA và tự học có nhiều điểm tương đồng. Chúng có quan
hệ mật thiết với nhau; hiệu quả của q trình tự học có thể quyết định việc thành bại của
dự án học tập; ngược lại, DHDA khuyến khích người học đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu,
góp phần cải thiện khả năng tự học. Điều này cũng lí giải cho kết luận của Davidoff và
Piđeiro (2017) về việc áp dụng qua lại các kĩ năng học tập trong DHDA và trong tự học;
hai ông cho rằng, các kĩ năng người học sử dụng hiệu quả trong DHDA có thể áp dụng
thành cơng trong tự học và ngược lại. Ngồi ra, với những đặc trưng như mơi trường học
tập mở; tự đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm sốt và đánh giá q trình học tập; phát huy

tính tự lực, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm, DHDA trao cho người học nhiều cơ hội và
điều kiện để tăng cường tính tự lập tự chủ trong học tập, tự đánh giá và định hướng bản
thân, kích thích phát triển kĩ năng siêu nhận thức; qua đó, giúp người học phát triển kĩ
năng tự học, mở đường cho việc học tập lâu dài và học tập suốt đời (Bagheri et.al, 2013;
Thomas 2000; Tuấn, 2018; Turcotte, et al, 2022; Zhang, 2015).

Hình 1. Chu trình DHDA

148

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

Nói cách khác, tự học là cơ sở, nền móng của q trình DHDA nơi mà người học
được trao quyền tự chủ trong mọi hoạt động học tập. Để dự án học tập thành công, người
học phải chủ động tích cực tham gia vào q trình học tập, áp dụng những kiến thức đã
có, tìm tịi bổ sung những kiến thức cần thiết cho dự án. Như vậy, DHDA kích thích, tạo
điều kiện phát triển kĩ năng tự học ở người học. Điều này được Cindy và Hmelo (2014,
trích trong Ceker & Ozdamli, 2016) mô tả và lược đồ hóa như ở Hình 1.

2.3. Áp dụng dạy học theo dự án

2.3.1. Quy trình

DHDA được chọn lựa và áp dụng vào dạy học môn PPNCKH ở Khoa Ngoại ngữ
(Trường Đại học Quảng Nam) bởi vì đây là phương pháp học tập có chức năng kép,
học tập và nghiên cứu, phù hợp với đặc thù môn học. Trong suốt quá trình học tập với
DHDA, SV được giao nhiệm vụ NCKH cụ thể, gắn liền với thực tiễn học tập của mình;
qua đó, các em tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức lí thuyết cơ bản về PPNCKH và những
nội dung kiến thức có liên quan, áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu để tạo ra sản phẩm
cuối cùng với quy trình cụ thể như sau: (1) xác định đề tài và mục tiêu dự án, (2) lập dự

án; (3) thực hiện dự án, và (4) trình bày và đánh giá dự án.

(1) Xác định đề tài và mục tiêu dự án

PPNCKH là học phần bắt buộc gồm 02 tín chỉ (30 tiết dự lớp). Mục tiêu mơn học
là SV có thể vận dụng hệ thống lí thuyết của Phương pháp luận NCKH vào thực tiễn
làm NCKH, chủ yếu trong lĩnh vực thủ đắc ngôn ngữ và học ngoại ngữ. Vì vậy, đề tài dự
án được xác định là Công nghệ và giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên
Trường Đại học Quảng Nam. Tồn bộ nội dung mơn học được chia làm 6 chương, tương
ứng với 6 nhiệm vụ học tập mà SV cần thực hiện trong toàn bộ dự án học tập học. Kết
thúc dự án, SV tối thiểu phải hoàn thiện đề cương NCKH.

(2) Lập dự án

SV được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 thành viên đọc tài liệu, thảo
luận, xác định nhiệm vụ và thống nhất dự án học tập - nghiên cứu của nhóm. Đây được
xem là khâu quan trọng, là bước thiết kế dự án phù hợp với mục tiêu và điều kiện hiện có
để có thể hồn thành dự án đúng kế hoạch. Việc lập dự án bao gồm: (i) Xác định đề tài
cho dự án học tập của nhóm dựa trên đề tài dự án môn học; (ii) Lập kế hoạch thực hiện
đề tài bằng cách xác định nhiệm vụ, kế hoạch, dự kiến nguồn thông tin, dữ liệu, phương
pháp tiến hành và công cụ cần thiết; (iii) Xây dựng tiêu chí đánh giá dự án, qua đó các
nhóm dự án, các thành viên trong các nhóm dự án có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
suốt trong quá trình thực hiện dự án, giúp tạo sự cơng bằng, khách quan trong việc đánh
giá q trình và kết quả hoạt động của SV tham gia dự án.

(3) Thực hiện dự án

Sau khi lập kế hoạch dự án, các thành viên trong nhóm bắt đầu tiến hành nhiệm
vụ theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm của dự án. Đây là giai đoạn thể hiện rõ ràng nhất


149

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

bản chất “học đi đôi với hành” của DHDA, các kiến thức lí thuyết, giả thuyết nghiên cứu
được kiểm nghiệm và xác thực trong thực tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội kích thích,
phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học sủa SV.

Trong quá trình thực hiện dự án, một mặt, SV phải tham gia lớp học, cùng các
nhóm khác thảo luận, tìm hiểu hệ thống lí thuyết của PPNCKH, ghi nhớ và vận dụng
kiến thức đó vào thực hiện dự án học tập của mình. Tuy nhiên, do thời gian ở lớp hạn chế,
các nhóm chủ yếu tự đọc tài liệu để nắm thông tin trước khi thảo luận trên lớp. Mặt khác,
từ trải nghiệm làm dự án, SV có thể so sánh, đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiễn, từ đó
củng cố, mở rộng kiến thức, thực hành và phát triển kĩ năng. Hơn nữa, nội dung các dự
án liên quan đến kiến thức chuyên ngành, liên ngành; vì vậy, nó địi hỏi các nhóm dự án
phải có kiến thức nhất định về chuyên ngành liên quan đến dự án.

Việc thực hiện dự án được tiến hành theo trình tự thời gian và nội dung như sau:

Thời Nội dung lí thuyết Hoạt động dạy - học
gian (SV làm việc theo nhóm trong tồn bộ q trình
Chương 1: Mở đầu
3 tiết 1.1. Định nghĩa khoa học học tập)
ở lớp 1.2. Phân loại khoa học
và 1 1.3. Định nghĩa NCKH Hoạt động 1
tuần ở 1.4. Phân loại NCKH Giảng viên (GV): Hướng dẫn SV đọc giáo trình và
nhà 1.5. Các bước tiến hành trả lời câu hỏi:
một NCKH 1. Khoa học là gì? Khoa học được chia làm mấy

loại?

2. NCKH là gì? Có bao nhiêu loại NCKH?
3. Mô tả cấu trúc chung của một cơng trình NCKH.
4. Trình bày các bước tiến hành một NCKH.
SV: Đọc giáo trình, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi:
1. SV Khoa Ngoại ngữ gặp những khó khăn gì

trong quá trình học tập và thực hành ngôn ngữ?
2. Điều gì thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong

thời đại Công nghiệp 4.0?
3. Theo các em, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay

trong học tập đối với SV Khoa Ngoại ngữ là gì?
Vì sao?
SV (phân công công việc để thực hiện): Phỏng vấn
chéo để trả lời câu hỏi 1 và 2, thảo luận để trả lời
câu hỏi 3.

150

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

6 tiết Chương 2: Tổng quan Hoạt động 3
ở lớp nghiên cứu GV: Yêu cầu SV chọn đề tài nghiên cứu của nhóm
và 3 từ gợi ý ở hoạt động 2.
tuần ở 2.1. Khái niệm Tổng quan SV: Bàn bạc, thảo luận và thống nhất đề tài nghiên
nhà nghiên cứu cứu của nhóm.
Hoạt động 4 (làm việc ở nhà)

2.2. Nội dung của tổng GV: Yêu cầu SV trả lời các câu hỏi:
quan nghiên cứu 1. Nguyên nhân nào làm cho các em chọn đề tài

2.3. Các bước thực hiện nghiên cứu đó?
tổng quan nghiên cứu 2. Nghiên cứu của các em nhằm phục vụ mục đích

2.4. Trích dẫn và đạo văn gì?
3. Để thực hiện nghiên cứu của mình, các em cần

giải quyết các nhiệm vụ gì?
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể dự kiến của

đề tài các em là gì?
5. Kết quả dự kiến của nghiên cứu là gì?
SV: Bàn bạc, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 5
GV: Yêu cầu SV trình bày phần trả lời cho các câu
hỏi ở hoạt động 4.
SV: Mỗi nhóm thực hiện phần trình bày của mình,
các nhóm cịn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý; sau
đó nhóm tổng hợp các ý kiến với GV để hoàn thiện
phần Mở đầu của đề tài nghiên cứu của nhóm.

Hoạt động 1
GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình, quan sát một số
tổng quan nghiên cứu mẫu và trả lời câu hỏi:
1. Tổng quan nghiên cứu là gì?
2. Nêu cấu trúc và nội dung của một tổng
quan nghiên cứu.
3. Chỉ ra các kiểu trích dẫn trong các tổng

quan mẫu. Làm thế nào để biết đó là một trích dẫn?
4. Điều gì xảy ra nếu một trích dẫn khơng
được ghi nguồn?
5. Làm thế nào để có một tổng quan nghiên
cứu?
SV: Đọc giáo trình, tài liệu và trả lời các câu hỏi.

151

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

2 tiết Chương 3: Phương Hoạt động 2 (làm việc ở nhà)
ở lớp pháp nghiên cứu
và 1 GV: Giới thiệu trang cơng cụ tìm kiếm Google
tuần ở 3.1. Phương pháp định Scholar, yêu cầu SV tìm kiếm và đọc tài liệu để trả
nhà tính lời các câu hỏi:

3.2. Phương pháp định 1. Đề tài nghiên cứu của các em liên quan trực
lượng tiếp/ gián tiếp đến những lĩnh vực nào?

3.3. Phương pháp mô tả 2. Ai là người tiên phong và những ai đã nghiên
cứu trong các lĩnh vực đó? Họ đã nghiên cứu
những khía cạnh nào? Kết quả nghiên cứu của
họ là gì?

3. Để thực hiện nghiên cứu, các em sử dụng cơ sở
lí thuyết nào?

SV: Phân cơng cơng việc, tìm kiếm tài liệu, tổng
hợp ý kiến để trả lời các câu hỏi trên.


Hoạt động 3

GV: Yêu cầu SV trình bày các câu trả lời cho câu
hỏi ở hoạt động 2.

SV: Mỗi nhóm thực hiện phần trình bày của mình,
các nhóm cịn lại sẽ lắng nghe, nhận xét và góp
ý; sau đó nhóm sẽ tổng hợp các ý kiến với GV để
hoàn thiện phần Tổng quan nghiên cứu cho đề tài
nghiên cứu của nhóm.

Hoạt động 1

GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời các câu
hỏi:

1. Phương pháp định tính là gì? Phương pháp này
được sử dụng để làm gì trong NCKH?

2. Phương pháp định lượng là gì? Cơng dụng của
nó trong NCKH?

3. Phương pháp mô tả là gì? Phương pháp này
được sử dụng để làm gì trong NCKH?

4. Phân biệt các phương pháp định tính, định
lượng và mô tả.

SV: Đọc giáo trình, tài liệu và trả lời câu hỏi.


Hoạt động 2

GV: Yêu cầu SV xem lại mục đích và nhiệm vụ đề
tài NCKH của nhóm, xác định các phương pháp
nghiên cứu cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu
bằng cách trả lời câu hỏi:

152

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

2 tiết Chương 4: Công cụ thu 1. Đề tài nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm
ở lớp thập dữ liệu vụ gì?
và 1
tuần ở 4.1. Thu thập dữ liệu 2. Phương pháp nào thích hợp để vận dụng triển
nhà khai các nhiệm vụ đó? Vì sao?
4.2. Các loại dữ liệu
SV: Thảo luận và xác định phương pháp nghiên
4.3. Công cụ thu thập dữ cứu cho đề tài của nhóm và trình bày trước lớp.
liệu Các nhóm cịn lại lắng nghe, góp ý. Sau đó, tổng
hợp ý kiến với GV để hoàn thành phần báo cáo
Phương pháp nghiên cứu.

Hoạt động 1

GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời các câu
hỏi:

1. Thu thập dữ liệu là gì? Mục đích của thu thập

dữ liệu là gì?

2. Có bao nhiêu loại dữ liệu?

3. Thu thập dữ liệu thường được thực hiện bằng
cách nào?

SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2

GV: Yêu cầu SV xác định công cụ thu thập dữ liệu
cho đề tài nghiên cứu của nhóm:

1. Loại dữ liệu cần thu thập cho nghiên cứu là gì?

2. Công cụ nào được sử dụng chính để thu thập
dữ liệu?

3. Cần sử dụng những công cụ hỗ trợ nào cho việc
thu thập dữ liệu?

SV: Thảo luận để xác định các công cụ thu thập dữ
liệu cần thiết cho nghiên cứu, chức năng của từng
công cụ cụ thể và trình bày trước lớp. Các nhóm
cịn lại lắng nghe, góp ý. Sau đó, tổng hợp ý kiến
với GV để thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu.

Hoạt động 3


GV: Yêu cầu SV tiến hành thiết kế bộ công cụ thu
thập dữ liệu dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu của
nhóm.

SV: Thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu (chuẩn bị
ở nhà), trình bày trước lớp. Các nhóm cịn lại lắng
nghe, góp ý. Sau đó, tổng hợp ý kiến với GV để
hồn thành bộ cơng cụ thu thập dữ liệu.

153

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

11 tiết Chương 5: Tính hợp lệ Hoạt động 1
ở lớp và độ tin cậy của phương GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình và trả lời câu hỏi:
và 6 pháp và phương tiện 1. Tính hợp lệ của phương pháp và phương tiện
tuần ở nghiên cứu
nhà 5.1. Khái niệm tính hợp lệ nghiên cứu là gì?
5.2. Khái niệm độ tin cậy 2. Độ tin cậy trong quá trình thu thập dữ liệu và
6 tiết 5.3. Tính hợp lệ và độ tin
ở lớp cậy của phương pháp và xử lí kết quả nghiên cứu được hiểu như thế nào?
và phương tiện nghiên cứu 3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ
3 tuần 5.4. Các yếu tố ảnh hưởng
ở nhà đến tính hợp lệ và độ tin tin cậy của phương pháp và phương tiện nghiên
cậy của phương pháp và cứu.
phương tiện nghiên cứu 4. Làm thế nào để xác định tính hợp lệ và độ tin
5.5. Xác định tính hợp lệ cậy của quá trình thu thập dữ liệu và xử lí kết
và độ tin cậy của phương quả nghiên cứu.
pháp và phương tiện ng- SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi.
hiên cứu Hoạt động 2

GV: Yêu cầu SV rà soát các nhiệm vụ nghiên cứu,
Chương 6: Báo cáo kiểm tra tính hợp lệ của bộ cơng cụ nghiên cứu.
khoa học SV: Thực hiện yêu cầu của GV.
6.1. Khái niệm Báo cáo Hoạt động 3 (làm việc ở nhà)
khoa học GV: Yêu cầu SV tiến hành thu thập dữ liệu.
6.2. Cấu trúc của Báo cáo SV: Thu thập dữ liệu, phân tích và thống kê dữ liệu
khoa học thu thập được.
Hoạt động 4
GV: Yêu cầu SV báo cáo kết quả thu thập dữ liệu.
SV: Trình bày kết quả thu thập dữ liệu, chứng minh
tính hợp lệ và độ tin cậy của nó.
Hoạt động 5
GV: Yêu cầu SV so sánh kết quả thu được với kết
quả dự kiến ban đầu, rút ra kết luận.
SV: So sánh và kết luận.

Hoạt động 1
GV: Yêu cầu SV đọc giáo trình, trả lời câu hỏi:
1. Báo cáo khoa học là gì?
2. Một báo cáo khoa học gồm những phần nào?
3. Đề cương NCKH là gì? Cấu trúc của đề cương

như thế nào?
SV: Đọc giáo trình và trả lời câu hỏi.

154

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

6.3. Khái niệm Đề cương Hoạt động 2

NCKH
GV: Yêu cầu SV trình bày Đề cương cho đề tài
6.4. Cấu trúc của Đề NCKH của nhóm.
cương NCKH
SV: Trình bày Đề cương, lắng nghe sự góp ý của
các nhóm khác và của GV, sau đó viết Đề cương
hoàn chỉnh về đề tài NCKH của nhóm.

Hoạt động 3 (khuyến khích SV thực hiện)

GV: Yêu cầu SV dựa vào kết quả thực hiện nghiên
cứu, viết một bài báo khoa học.

SV: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

(4) Trình bày và đánh giá dự án

Việc đánh giá dự án không chỉ đánh giá kết quả mà đánh giá cả quá trình thực hiện
dự án. Vì vậy, trong suốt q trình thực hiện dự án, các nhóm SV phải liên tục trình bày
báo cáo kết quả từng giai đoạn của dự án. Kết thúc dự án, nhóm SV tối thiểu phải hoàn
thành đề cương nghiên cứu đề tài của nhóm và trình bày trước tập thể lớp. Việc đánh giá
mức độ hồn thành và hiệu quả cơng việc được thực hiện dựa trên các bộ tiêu chí đánh
giá do GV và SV phối hợp tạo ra gồm (i) bộ tiêu chí đánh giá dành cho GV, (ii) bộ tiêu
chí đánh giá giữa các nhóm và (iii) bộ tiêu chí đánh giá giữa các thành viên trong một
nhóm. Kết quả đánh giá được tổng hợp và công bố công khai trước tập thể lớp. Sau khi
kết thúc học phần, 100% sản phẩm của SV được đánh giá từ mức đạt trở lên; trong đó,
51.5% đạt thang điểm A, 36.4% đạt B và 12.1% đạt C. Kết quả toàn bộ quá trình học tập
gồm 18.2% SV đạt thang điểm A, 54.5% đạt B, 24.2 đạt C và 3% không đạt. Như vậy,
mặc dù làm việc cùng nhóm nhưng kết quả của mỗi SV sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức
độ đóng góp và hiệu quả làm việc của mỗi người.


2.3.2. Kết quả áp dụng DHDA nhằm tạo động lực phát triển kĩ năng tự học của
sinh viên

So sánh kết quả học tập giữa nhóm SV trong mơ hình DHDA và nhóm trong mơ
hình lớp học truyền thống chỉ ra rằng, nhóm SV thực hiện dự án có kết quả tốt hơn hẳn
so với nhóm SV học tập theo phương pháp truyền thống; cụ thể 6/33 (18.2%) SV nhóm
dự án đạt thang điểm A, cao gấp ba lần nhóm khơng thực hiện dự án. 30.4% SV nhóm dự
án đạt thang điểm B+ và 24.2% đạt B. Trong khi đó, con số của nhóm khơng thực hiện
dự án là 15.6% đạt B+ và 40.6% đạt B. Đặc biệt, nhóm thực hiện dự án khơng có điểm
C,D trong khi nhóm khơng thực hiện dự án có 02, chiếm 6.2%.

155

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

Bảng 1. Kết quả đánh giá quá trình học tập học phần PPNCKH

SV trong mơ hình DHDA SV trong mơ hình lớp học
truyền thống
Thang điểm

SL TL% SL TL%

A (>=8.5) 6 18.2 2 6.3

B+ (7.8 – 8.4) 10 30.4 5 15.6

B (7 – 7.7) 8 24.2 13 40.6


C+ (6.3 – 6.9) 8 24.2 10 31.3

C (5.5 – 6.2) 0 0 1 3.1

D (4.0 – 5.4) 0 0 1 3.1

E (<4.0) 1 3.0 0 0

Với kết quả đạt được khá cao trong quá trình học tập, phần lớn SV trong mơ hình
DHDA cảm thấy hứng thú với mơn học. Theo kết quả khảo sát, có 27/33 (81.8%) SV
trong mơ hình DHDA cho rằng, việc tự khám phá, cập nhật thơng tin và tìm ra giải pháp
cho những vướng mắc trong quá trình học tập đã thực sự thu hút và tạo hứng thú học
tập không chỉ đối với mơn PPNCKH. Trong suốt q trình SV làm dự án học tập, các kĩ
năng thực hành tiếng, đặc biệt đọc và viết được cải thiện đáng kể cùng với vốn từ vựng
và kiến thức cấu trúc- ngữ nghĩa. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, 25/33 SV (chiếm 75.8%)
thừa nhận kĩ năng đọc và vốn từ vựng được cải thiện. 81.8 % (tương đương 27) SV cho
rằng kĩ năng viết của họ được nâng cao, khả năng sử dụng câu linh hoạt hơn.

Bảng 2. Kết quả cải thiện các kĩ năng thực hành tiếng nhờ tự học thông qua học
phần PPNCKH

Kĩ năng/ khả SV trong mơ hình DHDA SV trong mơ hình lớp học
năng truyền thống

Nghe SL %TL SL %TL
Nói
Đọc 17 51.2 0 0
Viết
Dịch 17 51.2 0 0
Từ vựng

Cấu trúc 25 75.8 13 40.6

27 81.8 11 34.4

22 66.7 8 25.0

25 75.8 13 40.6

27 81.8 12 37.5

156

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ

Trong khi đó, phần lớn SV (55.6%) trong mơ hình dạy học truyền thống cho biết
khơng mấy hứng thú với học phần vì q khó. Hơn nữa, các kĩ năng thực hành tiếng của
đa số SV trong mơ hình này không được cải thiện (xem thêm Bảng 2). Qua đó có thể kết
luận DHDA khơng chỉ tạo hứng thú học tập mà còn là động lực giúp SV tăng cường khả
năng tự học, tự trau dồi kiến thức và kĩ năng. Điều này trùng khớp với kết quả khảo sát
khi có 29/33 SV (chiếm 87.9%) trong mơ hình DHDA đồng ý rằng, quá trình thực hiện
dự án học tập tạo động lực, giúp các em tăng cường tự học và đạt được kết quả tích cực
từ việc tự học.

Tóm lại, với kết quả khảo sát từ thực tiễn áp dụng DHDA vào học phần PPNCKH
cho SV năm hai của Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Quảng Nam, nghiên cứu chỉ ra
rằng DHDA khơng chỉ tạo hứng thú học tập mà cịn là động lực giúp SV phát triển kĩ
năng tự học, góp phần cải thiện chất lượng học tập của các em.

3. Kết luận


Khác với phương pháp dạy học truyền thống, nơi mà kiến thức - kĩ năng được
truyền từ người dạy sang người học, DHDA trao cho người học cơ hội tự tìm tịi, khám
phá tri thức mới, tự rèn luyện và nâng cao kĩ năng cần thiết trong tồn bộ q trình học
tập. Vì vậy, thông qua DHDA, kĩ năng tự học của người học được cải thiện và nâng cao.
Điều này được nêu ra trong nhiều nghiên cứu trước đây và đã được kiểm chứng trong
nghiên cứu này. Bằng phương pháp mô tả thực nghiệm dựa trên kết quả khảo sát từ 33
SV tham gia DHDA, so sánh với kết quả khảo sát đối với 32 SV trong mơ hình dạy học
truyền thống, nghiên cứu này một lần nữa khẳng định vai trò của DHDA trong việc phát
triển kĩ năng tự học của SV. Cụ thể, DHDA là động lực cho tự học xảy ra và phát triển;
nó khơng chỉ góp phần lớn vào sự thành cơng của dự án học tập mà cịn nâng cao chất
lượng học tập và trải nghiệm thực tiễn của người học, tạo tiền đề cho việc học tập lâu dài
và học tập suốt đời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bagheri, M., Ali, W., Abdullah, M. & Daud, S. (2013). Effects of Project-based Learning
Strategy on Self-directed Learning Skills of Educational Technology Students.
Contemporary Educational Technology, 4(1), 15-29.

Brookfield, S.D. (2009). Self-Directed Learning. Maclean, R. & Wilson D. (eds.),
International Handbook of Education for the Changing 2615 World of Work. DOI
10.1007/978-1-4020-5281-1 XV.7, Springer Science+Business Media B.V. 2009

Ceker, E. & Ozdamli, F. (2016). Features and characteristics of PBL & PBL oriented
research studies. Cypriot Journal of Educational Sciences, 11(4), 195-202. DOI:
10.18844/cjes.v11i4.1296

Davidoff, K. & Piñeiro, C. (2017). Project-Based Learning and Self Directed Learning.
3rd International Conference Proceedings on Higher Education Advances,


157

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC...

HEAd’17. Universitat Polite`cnica de Vale`ncia, Vale`ncia, 2017. DOI: .
org/10.4995/HEAd17.2017.5631
Dimitra, K., Menzies, V., Wiggins, A. (2016). Project-based learning: A review of the
literature. Improving Schools, 19(3). DOI: 10.1177/1365480216659733
O'Shea, E. A. (2003). Self-directed learning in nurse education: a review of the literature.
J. Adv. Nurs. 43, 42–70. doi: 10.1046/j.1365-2648.2003.02673.x
Peterson, B. W. (2012). Uncovering the progressive past: The origins of project-based
learning. A Journal of Adult Learning in Schools, 8. DOI: htechhigh.
org/unboxed/issue8/uncovering_the_progressive_past/
Thomas, J. W. (2000). A review of research on project-based learning. Buck Institute for
Education. />Turcotte, N., Rodriguez-Meehan, M, & Stork, M.G. (2022). This School is Made for
Students: Students’ Perspectives on PBL. Journal of Formative Design in Learning,
6, 53–62. DOI: />Zhang, Y. (2015). Project-Based Learning in Chinese College English Listening and
Speaking Course: From Theory to Practice. Canadian Social Science, 11(9), 40-44.
DOI:10.3968/7532

Tiếng Việt
Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011). Dạy học
dự án-từ lí luận đến thực tiễn, Tạp chí khoa học, số 62 - 2011, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Nguyễn Anh Tuấn (2018). Dạy học theo dự án - Phương pháp hiệu quả trong dạy
học và đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên. T/c Giáo dục, số đặc biệt, 167-168, 155.
Trần Thị Thanh Thủy (2016). Dạy học tích cực phát triển năng lực học sinh (quyển
2). NXB Đại học Sư phạm.

PROJECT-BASED LEARNING- MOTIVATION FOR STUDENTS’ SELF-
DIRECTED LEARNING SKILLS


HO THI QUYNH THU
Quang Nam Universty

Abstract: Self-directed learning is a process in which learners take the initiative to
determine their learning needs and find out proper strategies for their learning goals. It
is considered the leading element that brings the success to the higher learning process.
Meanwhile, project-based learning is a dynamic learning approach with the key role of
self-directed learning. Several researches reveal that project-based learning motivates
students to learn. In order to develop students’ abilities of self-directed learning at the
Department of Foreign Languages under Quang Nam University, the paper applies

158

HỒ TRỊNH QUỲNH THƯ
project-based learning in Research Methodology- a quite difficult subject that easily
bores the learners and makes them uninterested. By using descriptive method, the
research provides empirical evidence taken from a 65-sophomore survey that project-
based learning students are more interested in the subject. At the same time, the research
findings also show that project-based learning can motivate and help students develop
their self-study skills; thereby, improving the quality of learning and teaching Research
Methodology and English language competencies.

Keywords: Project-based learning, self-directed learning, motivation, learning
approaches, possitive learning and teaching.

159



×