Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia phong nha kẻ bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA - KẺ BÀNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2023

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2023


NGƯỜI CAM ĐOAN

Đinh Thị Hải Yến

ii

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn của mình tới TS. Bùi Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Học viên xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu
cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
gắn với sinh kế cộng đồng tại khu Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng (Vườn Quốc gia)”, mã số: ĐTĐL.CN-35/20, đã tạo điều kiện
cho học viên được tham gia và sử dụng một phần số liệu của Đề tài để hoàn
thiện luận văn này.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ, đó chính là sự giúp đỡ
q báu mà tơi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình
nghiên cứu và cơng tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2023
TÁC GIẢ


Đinh Thị Hải Yến

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ...................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA ...................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái ........................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của phát triển DLST ....................................................... 10
1.1.4. Nội dung phát triển DLST tại các VQG ......................................... 18
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại VQG .................... 22

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển DLST tại Vườn quốc gia........................ 27
1.2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới .......................................... 27
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển DLST vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng .......................................................................................... 31

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......33
2.1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng .............................. 34

2.1.1. Giới thiệu chung về VQG Phong Nha Kẻ Bàng ............................. 34
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ................................................ 44
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn đến phát triển DLST của
VQG Phong Nha - Kẻ bàng ...................................................................... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 47
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ............................................. 47

iv

2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 47
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 48

3.1. Phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng ................................... 49
3.1.1. Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng .......................................................................................................... 49
3.1.2. Phát triển sản phẩm và quy mô du lịch sinh thái ........................... 58
3.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................. 68
3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch .................................................. 71
3.1.5. Thực trạng tổ chức hoạt động DLST của VQG Phong Nha Kẻ Bàng ..73

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ
Bàng ............................................................................................................. 77

3.2.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương ............................... 77
3.2.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 78
3.2.3. Chất lượng lao động trong ngành du lịch ...................................... 79
3.2.4. Sự tham gia của chính quyền địa phương ...................................... 82
3.2.5. Nhu cầu DLST và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách ......... 85

3.2.6. Công tác xúc tiến, tiếp thị sản phẩm du lịch .................................. 87
3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng ................................................................................................ 89
3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................. 89
3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 90
3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng ................................................................................................ 90
3.4.1. Phương hướng phát triển DLST tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng .... 90
3.4.2. Các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ... 92
3.4.3. Một số đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình ................ 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

Viết tắt v
BVMT
BV&PTR DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
DLSTCĐ Nghĩa đầy đủ
ĐDSH Bảo vệ môi trường
KDL Bảo vệ và phát triển rừng
MTR Ban quản lý
UBND Du lịch sinh thái cộng đồng
VQG Đa dạng sinh học
WTO Khu du lịch
Môi trường rừng
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia
Tổ chức Du lịch thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trên địa bàn các xã ............ 35
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ..................... 43
Bảng 3.1. Thống kê chiều dài, độ sâu hệ thống hang vòm ............................. 52
Bảng 3.2. Thống kê hệ động vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng .................. 54
Bảng 3.3. Số loài động vật xương sống đặc hữu ở VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng................................................................................................................. 54
Bảng 3.4. Các điểm, tuyến và chương trình du lịch đang được VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng tổ chức khai thác .................................................................... 63
Bảng 3.5. Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng giai đoạn 2015 - 2022....................................................................... 66
Bảng 3.6. Tổ chức quản lý và nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động du lịch
tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ....................................................... 72
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động cho thuê môi trường rừng giai đoạn 2017 - 2022
......................................................................................................................... 76
Bảng 3.8. Đánh giá của khách du lịch về nhận thức của cộng đồng dân cư địa
phương (N=150).............................................................................................. 78
Bảng 3.9. Đánh giá của khách du lịch về yếu tố chất lượng lao động trong
ngành du lịch (N=150) .................................................................................... 81
Bảng 3.10. Đánh giá của khách du lịch về yếu tố sự tham gia của chính quyền
địa phương (N=150) ........................................................................................ 84
Bảng 3.11. Đánh giá của khách du lịch về công tác xúc tiến, tiếp thị sản phẩm
du lịch (N=150) ............................................................................................... 88

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


Hình 3.1. Các kiểu hệ sinh thái rừng tại VQG ................................................ 50
Hình 3.2. Các hang động trong VQG.............................................................. 53
Hình 3.3. Lễ hội đập trống của người Ma Coong ........................................... 56
Hình 3.4. Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều ....................................... 57
Hình 3.5. Lễ mừng cơm mới của người Bru - Vân Kiều ................................ 57
Hình 3.6. Lễ Hội Cá trắm và đua thuyền truyền thống trên sông Son............ 58
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của khách du lịch về sự đa dạng loại hình du lịch của
VQG Phong Nha Kẻ Bàng .............................................................................. 60
Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ......................... 75
Biểu đồ 3.2. Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST ........................ 85
Biểu đồ 3.3. Số lần khách tới tham quan VQG Phong Nha Kẻ Bàng ............ 86
Biểu đồ 3.4. Khách du lịch có muốn quay lại tham quan VQG Phong Nha Kẻ
Bàng................................................................................................................. 86

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó

đặt biệt là du lịch sinh thái (DLST) - loại hình du lịch đang được phát triển
nhanh nhất trong thời điểm hiện nay. Vì DLST được coi là một phương pháp
tiếp cận đa mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội nhiều mặt cả về phát triển kinh
tế lẫn bảo vệ môi trường tự nhiên. Đất nước ta là một quốc gia giàu có và đa
dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên và sinh thái cảnh quan. Những nỗ
lực dựa vào sự tham gia tích cực của cộng đồng theo hướng phát triển của du
lịch sinh thái đã góp phần đáng kể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn mọi
giá trị đa dạng sinh học và dựa vào cộng đồng hướng đến sử dụng bền vững.


VQG Phong Nha - Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới, nằm trong địa
bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và thị trấn
Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Diện tích VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng là 124.839,96 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
(93.979,96 ha), phân khu phục hồi sinh thái (27.449 ha), phân khu hành chính
dịch vụ (3.411 ha). Đặc biệt phải kể đến 7 cái nhất của Phong Nha - Kẻ Bàng:
Cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát đá ngầm đẹp nhất, sông ngầm đẹp nhất, hồ
nước ngầm đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang khô rộng và đẹp
nhất, hang nước dài nhất.

VQG Phong Nha Kẻ Bàng là một điểm du lịch sinh thái và văn hố hấp
dẫn với nhiều loại hình du lịch. Như vậy tiềm năng du lịch sinh thái của VQG
Phong Nha Kẻ Bàng là rất lớn. Phát triển du lịch sinh thái của VQG Phong
Nha Kẻ Bàng mang một ý nghĩa thiết thực và mang tính khả thi cao, thu hút
sự quan tâm các tổ chức về bảo tồn thiên nhiên thế giới. Trong những năm
qua, VQG đã được quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hoạt
động du lịch sinh thái vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
Vườn. Trong bối cảnh mới, việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng hoạt

2

động du lịch và trên cơ sở đó có những đề xuất về mặt định hướng và giải
pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững ở VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết.

Đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng” chính là một trong những nghiên cứu cơ bản và cần thiết góp phần
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG và đưa ra giải pháp góp phần phát
triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng, làm cơ sở đưa ra các giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh
thái tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST.
- Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái
tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động DLST và phát triển DLST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng,
tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian từ 2017 -
2022, số liệu sơ cấp thu thập năm 2023.
- Đối tượng khảo sát: người cung cấp dịch vụ và khách du lịch.

3

4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển DLST tại VQG.
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG


Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST ở VQG Phong Nha -

Kẻ Bàng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng.
5. Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái tại
các vườn quốc gia;

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch


Trong lịch sử nhân loại, từ xa xưa du lịch được coi là một hoạt động nghỉ
ngơi tích cực, một sở thích của con người. Những hành vi du lịch đầu tiên xuất
hiện như: cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải
để xác định ra bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc vi hành nhằm tìm
hiểu nhân tình thế thái và thưởng ngoạn những thắng cảnh của các vị Hoàng đế
Trung Hoa cổ đại... Cho đến nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu khơng thể
thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước, du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế quan trọng của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Trải qua quá trình phát triển, du lịch được mang nhiều định nghĩa khác
nhau, do thời gian, khu vực khác nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có một cách hiểu du lịch khác nhau. Đầu tiên xuất phát từ thuật ngữ
“tour” - bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là đi vịng quanh, cuộc dạo chơi và
“touriste” là người đi dạo chơi. Đến khi “Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc
tế” được thành lập năm 1925 tại Hà Lan thì du lịch được hiểu là việc đi lại
của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng
thời gian ngắn đến những vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa
bệnh (Lê Trọng Cúc, 2005). Nhìn chung những định nghĩa truyền thống chỉ
xem du lịch như một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi để giải trí, làm phong phú
thêm nhận thức của con người.

Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, người ta nhận thấy yếu
tố kinh tế không thể thiếu trong khái niệm du lịch. Khái niệm du lịch đã có
những thay đổi phù hợp hơn, bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển

5

cư, những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên quan.
Gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ hai phía là người đi du lịch và
người kinh doanh du lịch.


Định nghĩa Tổ chức Du lịch thế giới WTO (World Travel
Organization) đã xác định rõ “Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú để
đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm
mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng”.

Một định nghĩa về du lịch được các nhà khoa học Việt Nam sử dụng
nhiều đó là định nghĩa của I.I Piroogiơnic: “Du lịch là hoạt động của dân cư
trong thời gian rảnh rỗi liên quan tới việc di chuyển và lưu trú tạm thời bên
ngoài nơi thường trú nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ (Quốc hội, 2014).

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam 1995:
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người
ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, cơng trình văn hố, nghệ thuật (Sở Văn hóa - thể thao & Du
lịch Hịa Bình, 2018).
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước
ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hố và dịch vụ tại chỗ (Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hịa Bình, 2018).
Theo Luật du lịch Việt Nam, năm 2014, khái niệm du lịch được xác
định chính thức như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất

6


định” (Phạm Trung Lương & cs, 2012). Như vậy, du lịch là một khái niệm
bao gồm nhiều nội dung. Một mặt, du lịch mang ý nghĩa là việc nghỉ ngơi,
giải trí, liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của khách du lịch. Mặt
khác, du lịch được nhìn nhận như là hoạt động ngắn chặt với các hoạt động
kinh tế - sản xuất, tiêu thụ những giá trị của lãnh thổ du lịch. Điều này cho ta
cách nhìn nhận tổng hợp, tồn diện hơn về hoạt động du lịch. Du lịch không
chỉ được xem xét trên khía cạnh lợi ích của khách du lịch mà quan trọng hơn
là tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ du lịch trên cả hai phương diện
kinh tế và xã hội. Những vấn đề này nếu được giải quyết hợp lý sẽ đảm bảo
được một nền du lịch bền vững và mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.
1.1.1.2. Du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt
Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái
niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du
lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép “Du lịch” và “sinh thái” (Phạm Trung Lương, 2002). Tuy nhiên, cần có
góc nhìn rộng hơn, tổng qt hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ.
Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800.
Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như:
tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là du lịch sinh thái.

Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau. Cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số
ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng: DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được
quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan
với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận

được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra những tác động không
thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.

7

“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù,
tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên,
du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái.
Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hịa giữa phát triển kinh tế du lịch
với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên
truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững” (Lê Huy Bá, 2000).

Trong luật Du lịch Việt Nam do Quốc hội thơng qua năm 2005, có một
định nghĩa khá ngắn gọn về du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái là hình thức
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Hay một dạng mở rộng khác của du lịch sinh thái về văn hóa bản địa: “Du
lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.

Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): “Du
lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người
dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du
lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.

Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch
sinh thái cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về mơi trường,
văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý,

vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về
cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ”.

Ý tưởng đằng sau vế “dựa vào cộng đồng” của chiến lược môi trường
là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong
việc ra quyết định, nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến
khích sự tham gia từ bản thân cộng đồng.

Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do
cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu

8

bảo vệ môi trường. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích
rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch,
DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về mơi trường và giao lưu
văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.

Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch
sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả
ba yếu tố là môi trường, du lịch và cộng đồng.

Nhìn chung các khái niệm về du lịch sinh thái đang sử dụng tại Việt
Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung đề cập là: Thiên nhiên,
bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững,
tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa toàn diện.

Theo đó, du lịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội
dung hoạt động diễn ra trong mơi trường thiên nhiên, khơng chỉ là loại hình
du lịch thiên nhiên hấp dẫn, mà cịn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục

tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng
đồng và có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ mơi
trường, duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Mục
đích lớn nhất của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia
và địa phương. Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát
triển của du lịch sinh thái.

Tóm lại, du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi
trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và
đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra
và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực.
1.1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái

Phát triển theo định nghĩa tiếng Việt nghĩa là sự biến đổi theo chiều
hướng tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp (Nguyễn Văn Chiến, 2015).

9

Theo triết học duy vật biện chứng thì phát triển là phạm trù triết học
khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Nguyễn Ngọc Long, 2000).

Như vậy phát triển du lịch sinh thái được hiểu là q trình gia tăng
khơng ngừng về quy mơ, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái và
hướng tới dần hoàn thiện đáp ứng như cầu của du khách. Điều kiện tiềm năng
về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát
triển du lịch sinh thái cộng đồng.


- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và
ngồi nước.
Từ khái niệm trên có thể hiểu phát triển DLST là tăng cường hoạt động
bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tuyến điểm du lịch sinh thái, đa dạng hóa
sản phẩm DLST, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồn lực lao động DLST, hồn
thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST.
Nội hàm phát triển DLST bao gồm:
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá.
- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm bảo nguồn
tài nguyên sinh thái bền vững làm nền tảng để phát triển DLST.
- Phát triển số lượng và quy mô các điểm DLST; phát triển về số lượng
và quy mô các tuyến du lịch trong mỗi điểm DLST và các tuyến liên kết giữa
các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểm DLST khác.
- Đa dạng hoá sản phẩm DLST, phát triển các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi
giải trí tại các điểm DLST.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.

10

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch.
- Phát triển nguồn lực lao động DLST.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và địa phương
về DLST.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến
DLST.
1.1.2. Đặc điểm của phát triển DLST

Theo Phạm Trung Lương (2002), nghiên cứu DLST có những đặc điểm
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối
hoang sơ và có mơi trường tự nhiên đa dạng phong phú.
Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn
trở về với những nơi có mơi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con
người ở đó họ được hồ mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên
cứu tự nhiên và văn hóa bản địa và được thưởng thức bầu khơng khí trong lành,
thốt khỏi cuộc sống đầy áp lực của cơng việc và ô nhiễm môi trường.
Những nơi có mơi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình
thành và phát triển của các hệ động thực vật và con người. Một vài ha rừng
thậm chí hàng ngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như
“phủ xanh đất trống đồi trọc” cũng khơng thể nói có thể làm DLST được. Để
có thể làm được DLST phải là nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là
các hệ sinh thái được làm giàu bởi rất nhiều các loài động thực vật khác nhau.
Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được tính
đến. Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập phải là những nơi
cịn tương đối ngun sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp bởi bàn tay con người.
Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các vườn quốc gia, các
khu dự trữ thiên nhiên hay các khu vực văn hóa lịch sử có gắn với khơng gian
và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

11

Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công
nghệ phát triển. Thậm chí con người có thể làm ra những rơbốt có khả năng
như người thật với mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng hai chữ
“sinh thái” trong DLST đề ra một nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên
như nó vốn đã thế” đó là quyết định thơng minh nhất trong thỏa thuận cùng
tồn tại giữa con người và thế giới tự nhiên.


DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự
nhiên, cho dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho con
người và cho dù con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt
hại mà họ định gây ra đối với tự nhiên.

Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các
vườn quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên
phong phú, ở những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: Hệ
sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang
dã phong phú.

Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho cơng tác bảo tồn các đặc
tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan.

Các nhà kinh doanh DLST ngồi việc phải quan tâm ni dưỡng, quản
lý chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng
góp tài chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ
những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình.
Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ
chức hoạt động DLST để bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng
thêm cây xanh, tơn tạo, trùng tu… Bên cạnh đó, những tiêu chí và địi hỏi cao
hơn của DLST đối với cơng tác bảo vệ mơi trường, giữ gìn các hệ sinh thái
khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra
những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và với các khách du
lịch mà mình phục vụ.

12

Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân

thiện với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu
những nơi họ đến. Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và
thưởng ngoạn các hệ sinh thái vì thế họ ln cố gắng hạn chế việc xâm hại và
phá huỷ những tài nguyên quý hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vơ hình của mơi
trường. Ý thức đúng đắn khi đi du lịch giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ
trước mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh. Do đó,
trong và sau mỗi chuyến đi họ thường có những tổng hợp đánh giá của riêng
mình. Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng hợp của họ ít nhiều cũng
có những đóng góp và giúp ích cho cơng tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên,
văn hố, xã hội nơi họ đến thăm quan.

Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vườn
quốc gia Cúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi
trắng, về các loại thực vật điển hình của vườn như: chị chỉ. Kim giao… hay
du khách khi đi thăm quan các bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu -
Hoà Bình; chợ Tình Sapa…) việc họ đến thăm quan những nơi này thực sự
làm sống lại các làn điệu hát múa dân gian truyền thống của dân tộc Mường,
hay làm sống lại các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu
cần,… bản thân họ cũng tham gia vào việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu thậm
chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền văn hoá đặc trưng nơi họ
đến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy những nền văn hóa đó.

Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận
mắt chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến
thăm và đặc biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm
quan trọng của hệ sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ
về mặt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các
khu dự trữ thiên nhiên phục vụ cho du lịch sinh thái.

Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch

sinh thái từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như:


×