Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ CHÚC
Ngành học: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VQG LÒ GÒ – XA MÁT

Tác giả

ĐẶNG THỊ CHÚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý Môi trường

Giáo viên hướng dẫn:


PGS. TS. BÙI XUÂN AN

Tháng 7 năm 2009
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV:

ĐẶNG THỊ CHÚC

NIÊN KHÓA:

2005 – 2009


MÃ SỐ SV: 05146004

1. Tên đề tài:
“XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT”
2. Nội dung KLTN:
-

Xác định tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Lò Gò – Xa Mát

-

Đánh giá triển vọng du lịch sinh thái của VQG.

-

Tìm hiểu nhận thức về VQG và mong muốn của người dân khi DLST phát triển.

-

Các hấp dẫn du lịch, các loại hình du lịch, tuyến du lịch có thể thu hút du khách tới
tham quan VQG.

3.Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 3/2009

Kết thúc: tháng 6/2009

4. Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Xuân An.

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Ngày

tháng năm 2009

Ngày 5 tháng 3 năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Bùi Xuân An

ii


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn toàn thể Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Cô Khoa Môi Trường – Tài Nguyên nói riêng đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cám ơn sâu sắc thầy Bùi Xuân An - giảng viên Khoa Môi
Trường – Tài Nguyên, người thầy luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn đến thầy Đặng Đình Bôi – giảng viên Khoa Lâm
Nghiệp, người đã luôn hỗ trợ và đóng góp những nhận xét quý báu giúp tôi hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn BQL VQG Lò Gò – Xa Mát, các anh chị cán bộ nhân
viên VQG đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.

Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi
dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn!!!
Ngày 30 tháng 6 năm 2009
Sinh viên

iii


TÓM TẮT
Đặng Thị Chúc, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2009. “Xây dựng tuyến du lịch và đề xuất
các giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát”
Mục đích của khóa luận này là góp phần phát triển du lịch sinh thái VQG Lò
Gò – Xa Mát một cách bền vững. Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
9 Điều tra tiềm năng du lịch sinh thái của VQG.
9 Điều tra nhận thức của người dân về rừng Lò Gò – Xa Mát và mong
muốn của cộng đồng khi du lịch sinh thái phát triển.
9 Đánh giá triển vọng phát triển du lịch sinh thái của VQG.
9 Xác định các hấp dẫn du lịch, các loại hình và tuyến du lịch có thể khai
thác ở VQG.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát thực địa, điều tra
xã hội học, ma trận SWOT, tổng hợp tài liệu, thảo luận nhóm trong quá trình thực
hiện.
Kết quả thu được cho thấy VQG có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có giá trị đa dạng sinh học là những điều kiện
cần để VQG phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, VQG còn mang trong mình giá
trị to lớn về lịch sử của đất nước. Cộng đồng địa phương đang ngày càng có ý thức

hơn về bảo vệ rừng và mong muốn du lịch sinh thái tại VQG sớm đi vào hoạt động.
Với những kết quả đó, tôi tiến hành đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
nhằm góp phần giúp VQG có những kế hoạch phát triển du lịch phù hợp và thu hút
đông đảo du khách đến thăm quan.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN ...........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...........................................................................viii
CHƯƠNG 1
1.1
1.2
1.3
1.4

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................ 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 2

CHƯƠNG 2


TỔNG QUAN .................................................................................................. 3

2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT... 3
2.2 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ......................................................................... 4
2.2.1 Định nghĩa DLST ........................................................................................................... 4
2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của DLST................................................................................ 4
2.2.3 Những yêu cầu của DLST .............................................................................................. 5
2.2.4 Một số khái niệm liên quan đến Du lịch sinh thái .......................................................... 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ VQG LÒ GÒ – XA MÁT..................................................................... 6
2.3.1 Quy mô và hiện trạng VQG Lò Gò – Xa Mát ................................................................ 6
2.3.2 Lịch sử hình thành .......................................................................................................... 7
2.3.3 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức của VQG ............................................................. 8
2.3.4 Các mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của VQG Lò Gò – Xa Mát ..................................... 8
2.3.5 Các hoạt động ưu tiên trong công tác bảo tồn ................................................................ 9
2.3.6 Điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 10
2.3.6.1 Vị trí địa lý ................................................................................................................. 10
2.3.6.2 Thổ nhưỡng ................................................................................................................ 10
2.3.6.3 Địa hình địa mạo ........................................................................................................ 10
2.3.6.4 Khí hậu ....................................................................................................................... 10
2.3.6.5 Thủy văn..................................................................................................................... 11
2.3.7 Tiềm năng du lịch của VQG Lò Gò – Xa Mát ............................................................. 11
2.3.7.1 Thực vật...................................................................................................................... 11
2.3.7.2 Tài nguyên động vật ................................................................................................... 12
2.3.7.3 Tài nguyên nhân văn .................................................................................................. 13
2.3.8 CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................... 14
2.3.8.1 Dân số......................................................................................................................... 14

v



2.3.8.2 Kinh tế ........................................................................................................................ 14
2.3.8.3 Tình hình văn hóa, giáo dục, xã hội ........................................................................... 14
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 15

3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ BẢO TỒN CỦA VQG LÒ GÒ – XA MÁT...................................................................... 15
3.2 ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ................................................................................................ 15
3.2.1 Tiến trình xây dựng bảng câu hỏi ................................................................................. 15
3.2.2 Quá trình thu thập số liệu.............................................................................................. 16
3.3 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT ............................. 16
3.4 XÁC ĐỊNH CÁC HẤP DẪN DU LỊCH, CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CÓ THỂ KHAI
THÁC TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT ..................................................................................... 17
3.5 XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TRONG VQG LÒ GÒ – XA MÁT........ 18
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 19

4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.............................................................................. 19
4.1.1 Một số nét về những hộ được phỏng vấn ..................................................................... 19
4.1.2 Những tác động tiêu cực của người dân đến tài nguyên thiên nhiên............................ 20
4.1.3 Nhận thức của người dân về rừng Lò Gò – Xa Mát ..................................................... 21
4.1.4 Mong muốn của người dân khi DLST phát triển tại Lò Gò – Xa Mát ......................... 25
4.2 ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DLST VQG LÒ GÒ – XA MÁT ................ 27
4.3 DANH SÁCH CÁC HẤP DẪN DU LỊCH TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT..................... 29
4.3.1 Những đặc điểm nổi bật của rừng Lò Gò – Xa Mát ..................................................... 29
4.3.2 Danh sách các hấp dẫn du lịch tại VQG Lò Gò – Xa Mát............................................ 30
4.4 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CÓ THỂ KHAI THÁC Ở VQG ........................................ 31

4.5 XÂY DỰNG TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI ................................................................. 33
4.6 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DLST VQG LÒ GÒ – XA
MÁT ......................................................................................................................................... 37
4.6.1 Xây dựng kế hoạch phát triển DLST ............................................................................ 37
4.6.2 Hình thành các nhóm sở thích và tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ du lịch............. 38
4.6.3 Huy động các nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển
hoạt động DLST ....................................................................................................................... 38
4.6.4 Xây dựng các sản phẩm DLST ..................................................................................... 38
4.6.5 Tiếp thị, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm DLST VQG Lò Gò – Xa Mát ............... 39
4.6.6 Xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển DLST......................................................................... 39
4.6.7 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân các xã vùng đệm về hoạt
động DLST tại VQG Lò Gò – Xa Mát ..................................................................................... 39
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40

5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 40
5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQL


Ban quản lý

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Khu BTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thực vật của rừng Lò Gò – Xa Mát .................................................................... 12
Bảng 4.1: Ma trận SWOT về triển vọng phát triển DLST VQG Lò Gò – Xa Mát .................. 28
Bảng 4.2: Danh sách các hấp dẫn du lịch tại VQG .................................................................. 31
Bảng 4.3: Các loại hình du lịch có thể khai thác ở VQG ......................................................... 32


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức hành chính của VQG Lò Gò – Xa Mát ............................................ 8
Hình 4.1: Các tuyến du lịch đề xuất ......................................................................................... 33
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ người dân nhìn thấy những người khác thực hiện các hoạt động khai thác
trái phép bên trong VQG Lò Gò – Xa Mát............................................................................... 20
Biểu đồ 4.2: Hiểu biết người dân về sự thay đổi diện tích rừng phủ xanh ............................... 22
Biểu đồ 4.3: Nhận thức người dân về lợi ích của rừng Lò Gò – Xa Mát ................................ 23
Biểu đồ 4.4: Những vấn đề có ảnh hưởng lớn tới bảo tồn của VQG hiện nay......................... 24
Biểu đồ 4.5: Lợi ích của DLST mang đến cho người dân........................................................ 27

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch là sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia các dân
tộc. Trên thế giới du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát
triển với tốc độ cao, thu hút nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tếxã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế khu vực hóa và toàn
cầu hóa. Và trong quá trình phát triển đó, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang là một
loại hình du lịch có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Nó không chỉ đem lại lợi
nhuận cho ngành công nghiệp du lịch mà nó còn góp phần tích cực vào việc bảo tồn và
phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái cũng đang được coi là loại hình du lịch chiến
lược của ngành du lịch nhằm thu hút đông đảo du khách đến thăm quan. Chiến lược
phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác
định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa
- lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ
môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch

đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” (Phạm
Trung Lương, 2007). Ngày nay, có rất nhiều khu du lịch sinh thái đã được mở ra đặc
biệt ở các vườn quốc gia (VQG) nhằm phục vụ nhu cầu của du khách tới thăm quan,
nghỉ dưỡng, học tập, nghiên cứu, đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc
bảo tồn thiên nhiên và góp phần nâng cao đời sống người dân.
VQG Lò Gò – Xa Mát giàu tiềm năng đa dạng sinh học với nhiều loài quý
hiếm, đặc hữu, nhiều cảnh đẹp phong phú, và có giá trị lịch sử to lớn, hoàn toàn có thể
thu hút du khách tới VQG. Chính vì vậy, VQG Lò Gò – Xa Mát đang có kế hoạch phát
triển du lịch sinh thái hướng đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
ngày càng hiệu quả hơn, bền vững hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương
nâng cao mức sống cho công đồng dân cư.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, phát triển du lịch sinh thái
VQG Lò Gò – Xa Mát sẽ là bước tiến quan trọng cho phát triển du lịch Tây Ninh. Vì
thế, được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và

1


Khoa Môi trường – Tài Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng tuyến du
lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Góp phần giúp VQG phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
9 Khảo sát tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Lò Gò – Xa Mát.
9 Đánh giá triển vọng du lịch sinh thái của VQG.
9 Tìm hiểu nhận thức về VQG và mong muốn của người dân khi DLST
phát triển.
9 Các hấp dẫn du lịch, các loại hình du lịch, tuyến du lịch có thể thu hút du
khách tới tham quan VQG.
9 Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động DLST của VQG.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
™ Phạm vi không gian
Phạm vi của đề tài này được giới hạn trong địa bàn khu vực VQG Lò Gò – Xa
Mát và 3 xã vùng đệm: Hòa Hiệp, Tân Lập, Tân Bình của VQG.
™ Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 01/03/2009 – 20/06/2009.
™ Đối tượng nghiên cứu
9 Tài nguyên thiên nhiên VQG Lò Gò – Xa Mát.
9 Cộng đồng dân cư VQG Lò Gò – Xa Mát.
9 Các tuyến đường mòn VQG.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VQG LÒ GÒ –
XA MÁT
VQG Lò Gò – Xa Mát là một trong những khu rừng có giá trị đa dạng sinh học
và giá trị lịch sử của khu vực miền Đông Nam Bộ. Từ khi thành lập VQG đã có những
nghiên cứu được tiến hành về đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên rừng, du lịch sinh
thái. Tuy nhiên, số lượng đề tài còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của VQG.
Đầu tiên phải kể đến đề tài “Dự án đầu tư VQG Lò Gò – Xa Mát” của phân viện
điều tra quy hoạch rừng II thực hiện năm 2003. Nghiên cứu này được thực hiện dựa
trên nhiều phương pháp nhằm tổng hợp các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
của VQG. Dự án đã bước đầu xác định các phân khu chức năng của VQG, xây dựng
các chương trình hoạt động và đưa ra các điều chỉnh cho việc xây dựng chương trình
phát triển toàn diện VQG. Lợi ích từ dự án này đã mang lại cho VQG đã có được sự
đầu tư nhiều hơn từ các cấp chính quyền, công tác bảo vệ rừng ngày càng hoàn thiện
và giảm bớt được các tác động tiêu cực ảnh hướng tới nguồn tài nguyên đa dạng của

rừng. [6]
Đề tài thứ hai có tầm quan trọng đối với VQG là “Điều tra đánh giá hiện trạng
và diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát”của Vũ Ngọc
Long (2006b). Đề tài hướng đến việc đánh giá một cách tổng thể về nguồn tài nguyên
sinh vật của VQG. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu được những
kết quả giúp VQG có được cái nhìn chi tiết hơn về hệ động thực vật của Vườn . Đề tài
đã lập danh mục các loài động thực vật cùng với tình trạng phân bố của chúng và xây
dựng bản đồ thảm thực vật tại VQG. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã tìm hiểu một số đặc
điểm sinh học và sinh thái của các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và xác định các tác
động ảnh hưởng tới VQG. [4]
VQG cũng đã thực hiện đề tài “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái
VQG Lò Gò – Xa Mát” do Vũ Ngọc Long làm chủ đề tài (2006a). Các vấn đề về quy
hoạch các phân khu và tiến độ thực hiện dự án, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch
khai thác các sản phẩm du lịch và phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đã được đề tài
nêu ra. Đề tài là cơ sở cho việc ra quyết định của UBND tỉnh Tây Ninh về vấn đề phát
triển DLST tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Vì vậy, đề tài còn nhiều hạn chế như:
3


chưa gắn cộng đồng địa phương vào kế hoạch phát triển DLST của VQG, đề tài chỉ
nói tổng quát các phần mà chưa cụ thể hóa các vấn đề DLST. Nghiên cứu này hiện là
đề tài duy nhất về lĩnh vực du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát. [3]
2.2 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.2.1 Định nghĩa DLST [9]
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và được hiểu
dưới nhiều góc độ và tên gọi khác nhau. Du lịch sinh thái hiện đang là một loại hình du
lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch và
tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để
thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa – quá khứ

cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.
Theo Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái (Ecotourism Society): DLST là du lịch có
trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của
nhân dân địa phương được bảo đảm.
Tại Việt Nam, định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái đã được ra đời tại Hội
thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ
ngày 7-9/9/1999 do Tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế
(WTO, WWF, IUCN..) tổ chức. Theo đó DLST là một loại hình du lịch:
9 Dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa.
9 Có tính giáo dục môi trường.
9 Đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.
9 Có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của DLST [9]
9 Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các khu
BTTN, VQG.
9 Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền
vững.
9 Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.
9 Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
9 Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá
bản địa.
4


9 Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi các du khách hôm nay.
2.2.3 Những yêu cầu của DLST [9]
Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các hệ sinh
thái tự nhiên và cộng đồng địa phương. Để đáp ứng yêu cầu này thì DLST phải đáp

ứng những điều kiện sau:
9 Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG.
9 Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà
điều hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
9 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các
bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân.
9 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của VQG.
9 Tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương.
9 Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch
về các VQG và tăng cường sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn.
2.2.4 Một số khái niệm liên quan đến Du lịch sinh thái
™ Du lịch: [12]
Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
™ Tài nguyên du lịch: [12]
Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -văn hoá, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
™ Điểm du lịch: [12]
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
™ Du lịch bền vững: [2]
Là du lịch và các cơ sở hạ tầng liên quan, cả hôm nay và ngày mai phải:
9 Hoạt động trong khả năng cho phép của tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo
đảm hiệu xuất cũng như sự sinh tồn của thiên nhiên trong tương lai.

5



9 Nhìn nhận sự đóng góp của cộng đồng địa phương cùng với các tập quán
và lối sống của họ như là tài nguyên du lịch.
9 Tuân thủ nguyên tắc rằng những người dân địa phương phải được hưởng
các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng.
9 Được chỉ lối bằng những nguyện vọng của người dân và cộng đồng địa
phương.
™ Tuyến du lịch sinh thái (đường mòn diễn giải) [1]
Là những lối đi khám phá thiên nhiên. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc
giúp du khách di chuyển bên trong khu vực VQG mà vẫn bảo vệ được tài nguyên thiên
nhiên và vẫn cung cấp cho du khách một cơ hội học tập thú vị. Tuyến du lịch được xây
dựng nhằm phục vụ cả hoạt động diễn giải có người hướng dẫn và diễn giải tự hướng
dẫn mang lại cho người sử dụng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên.
Tuyến du lịch không nên xây dựng trong khu vực bị xuống cấp và chịu quá nhiều hoạt
động quản lý.
9 Ưu điểm:
o Du khách được tự do.
o Gần gũi với thiên nhiên.
o Chuyến thăm quan có thể đòi hỏi nhiều kinh nghiệm bản thân, với
khả năng độc lập và sức khỏe tốt.
9 Nhược điểm:
o Nguy cơ xói mòn.
o Khó kiểm soát.
o Phụ thuộc vào địa hình, du khách có thể đi bộ ra ngoài đường
mòn và làm ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong tự nhiên.
2.3 TỔNG QUAN VỀ VQG LÒ GÒ – XA MÁT
2.3.1 Quy mô và hiện trạng VQG Lò Gò – Xa Mát
VQG Lò Gò – Xa Mát có diện tích 18.806 ha, trong đó gồm 3 phân khu chức
năng, với các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dạng. Khu rừng dầu Đa Ha,
khu rừng nguyên sinh lớn nhất và là trung tâm của VQG Lò Gò – Xa Mát. Hệ sinh thái
VQG là sự chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu

Long, đã tạo ra nhiều sinh cảnh phong phú cho VQG.
Từ năm 2002 VQG trực thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Tây Ninh.
Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên của Vườn có 85 người. với các phòng ban chức

6


năng khác nhau. Hiện có tất cả 13 trạm kiểm lâm bảo vệ rừng được bố trí tại các điểm
quan trọng ở trong và dọc theo ranh giới Vườn làm nhiệm vụ bảo vệ VQG. Tại khu
trung tâm hành chính Vườn đã có hệ thống đường giao thông đi lại rất tốt, có cơ sở vật
chất đảm bảo yêu cầu làm việc của Ban quản lý (BQL), các phòng ban trực thuộc, nhà
khách, nhà ăn, nhà để xe.
Trong VQG có các dân tộc Kinh, Khơme, Hoa.. sinh sống tại các làng xã xung
quanh và cả bên trong Vườn chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống dân cư còn nghèo đói.
Một bộ phận dân cư có đời sống kinh tế chưa được cải thiện cùng với tập quán lâu đời
còn để lại, cho nên vẫn còn sức ép từ phía các cộng đồng lên công tác bảo vệ ở VQG.
Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng được triển khai nhưng cơ sở
hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng tốt. Các chương trình lâm sinh được thực hiện
theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh Tây Ninh nên rừng dần được phục hồi, tăng
trưởng nhanh. Số lượng các loài chim thú ngày càng xuất hiện nhiều, bên cạnh các loài
động thực vật quý hiếm tìm thấy trước đây, hiện nay sếu đầu đỏ cũng đã xuất hiện tại
khu vực đất ngập nước của Vườn. Trình độ cán bộ nhân viên của VQG trên các lĩnh
vực công tác được phân công ngày càng được nâng cao thông qua các chương trình tập
huấn khác nhau. Các chương trình điều tra nghiên cứu, giám sát sinh cảnh và đa dạng
sinh học thời gian vừa qua được thực hiện nhằm thu thập hết các tiềm năng đa dạng
sinh học (ĐDSH) của vườn quốc gia.
Rừng Lò Gò – Xa Mát là căn cứ của trung ương cục miền Nam trong kháng
chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó, VQG còn có giá trị về đa dạng sinh học và tài nguyên
thiên nhiên. Tuy nhiên, tiềm năng giàu có về du lịch sinh thái của VQG vẫn còn chưa
được đánh thức dậy.

2.3.2 Lịch sử hình thành [4]
Trong thời kỳ chiến tranh, khu vực Lò Gò –Xa Mát là căn cứ của Chính phủ
Cách mạng Lâm thời Công hoà miền Nam Việt Nam. Ngày 09/8/1986 theo quyết định
số 194/CT của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã đưa khu rừng Lò Gò- Xa Mát vào
danh lục các vùng bảo tồn thiên nhiên với diện tích ban đầu là 10000 ha.
Theo công văn số 842NN/PTLN/CN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, ngày 16/7/1997 UBND tỉnh Tây Ninh ra quyết định số 261A/QĐ-UB thành lập
Rừng đặc dụng lịch sử Lò Gò – Xa Mát trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Tây Ninh.
Ngày 12/7/2002 Khu rừng đặc dụng Lò Gò – Xa Mát được chính thức trở thành
Vườn Quốc Gia theo quyết định số 91/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

7


2.3.3 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức của VQG
Bộ máy tổ chức của VQG được hoạt động theo sơ đồ hình 2.1

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
kỹ thuật

Phòng
hành chính

Phòng kế
hoạch-tài vụ


Phòng kế toán
tổng hợp

Các đơn vị
trực thuộc

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức hành chính của VQG Lò Gò – Xa Mát
Với bộ máy tổ chức này, VQG đang hoạt động tích cực với nhiều chương trình
hành động nhằm bảo tồn và phát triển tốt nhất tính ĐDSH của VQG.
2.3.4 Các mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của VQG Lò Gò – Xa Mát [6]
™ Mục tiêu:
9 Bảo tồn và phát triển các giá trị về ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên, các hệ
sinh thái rừng và các hệ sinh thái đất ngập nước của vùng chuyển tiếp giữa
miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Lòng.
9 Bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu để phục vụ công tác
bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục và DLST.
9 Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên xuyên
biên giới Việt Nam – Campuchia, các hoạt động hợp tác về bảo vệ môi trường
và ĐDSH giữa các nước Đông Dương, đồng thời góp phần tăng cường bảo vệ
an ninh vùng biên giới.
™ Chức năng nhiệm vụ.
9 Quản lý bảo vệ tốt các loại rừng và các nguồn tài nguyên động thực vật
hiện còn.

8


9 Tổ chức thực hiện các chương trình phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ
môi trường, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, nông lâm kết hợp hướng đến

mục đích phục hồi sinh thái.
9 Tổ chức chương trình DLST tạo cho du khách thoải mái và thuận tiện cho
các nhà khoa học nghiên cứu.
2.3.5 Các hoạt động ưu tiên trong công tác bảo tồn [4]
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế, các hoạt động
ưu tiên của Vườn đã được xác định như sau:
9 Tổ chức tốt việc xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác quản lý, bảo
vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen động thực vật quý hiếm và các cảnh
quan thiên nhiên thuộc phạm vi VQG quản lý.
9 Xây dựng và củng cố hệ thống các trạm bảo vệ rừng, đội cơ động và mọi
hoạt động của các đơn vị này.
9 Tiến hành qui hoạch, tổ chức lại và ổn định đời sống dân cư trong vùng
phù hợp với yêu cầu bảo vệ của Vườn.
9 Từng bước phục hồi rừng theo chương trình 661 và tiếp tục chương trình
327 trước đây.
9 Tiến hành từng bước công tác điều tra, nghiên cứu khoa học bằng các đề
tài, chuyên đề.
9 Tiến hàng phát triển du lịch sinh thái, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng
các tour tuyến du lịch kết hợp tuyên truyền giáo dục cộng đồng hướng tới mục
tiêu bảo vệ thiên nhiên và các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở VQG.
9 Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ: cán bộ kỹ thuật
nghiên cứu khoa học, kiểm lâm, giáo dục môi trường, cán bộ du lịch sinh thái..
Tất cả các hoạt động trên là nhằm phục hồi, xây dựng các sinh cảnh sống phù
hợp, bảo đảm cho các loài hoang dã có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài. Đồng
thời ổn định đời sống của nhân dân thông qua các hoạt động hỗ trợ DLST, khoán quản
lý bảo vệ rừng, khuyến nông khuyến lâm. Để đạt được mục đích này các mục tiêu của
bảo tồn cần phải hài hòa với mục tiêu phát triển.

9



2.3.6 Điều kiện tự nhiên [4]
2.3.6.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm trên địa bàn bốn xã Tân Lập, Tân Bình,
Hòa Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây
Bắc. Tổng diện tích của VQG là 18.806 ha, giáp ranh với các vùng như sau :
9 Phía Bắc giáp ranh giới Việt Nam - Campuchia.
9 Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập-Tân Bình
9 Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
9 Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ Đông (ranh giới Việt Nam – Campuchia)
Tọa đô địa lý của VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định như sau:
9 11o 30’ 4.97 - 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc
9 105o 48’ 2.27 - 105o 58’ 20.47 kinh độ Đông
2.3.6.2 Thổ nhưỡng
9 Đất xám điển hình: phát triển trên phù sa cổ, chiếm 68,5% diện tích VQG.
Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích loại đất này còn rừng
che phủ nên khả năng thoái hóa chưa trầm trọng.
9 Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng: chiếm khoảng 20% diện tích VQG.
Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe…Đất có thành phần cơ giới cát
pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100cm), hơi chua.
9 Đất xám đọng mùn tầng mặt: chiếm 7,7%, chủ yếu phân bố ở các trảng
ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc…
2.3.6.3 Địa hình địa mạo
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, cao độ thay
đổi trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so
với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình là
kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình cho khu vực Lò Gò
– Xa Mát thành các kiểu phụ tiểu địa hình: bằng phẳng, trũng và gò hình thành các
trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung VQG Lò Gò – Xa Mát nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội

sinh ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.
2.3.6.4 Khí hậu
9 Lượng mưa trung bình/ năm: 1800mm (1387 – 2346 mm)

10


9 Nhiệt độ trung bình/ năm: 27,7 0C
9 Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100-1200mm
9 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
9 Ẩm độ bình quân năm: 78,4%
2.3.6.5 Thủy văn
9 Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây
khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam- Campuchia. Đoạn chảy qua khu
rừng dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10-20m, có nơi mở rộng đến 50m, chảy
uốn lượn và cắt vào thềm phù sa cổ.
9 Suối Đa Ha- Xa Mát: cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía
Đông Bắc-Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối
Mẹt Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối
có nước quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo.
9 Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹc Nu,
suối Sa Nghe, Suối Tà Nốt, suối Thị Hằng.
2.3.7 Tiềm năng du lịch của VQG Lò Gò – Xa Mát [3]
2.3.7.1 Thực vật
Thảm thực vật của VQG Lò Gò – Xa Mát rất đa dạng, phong phú tạo nên các
quần thể ưu thế ở các vùng khác nhau như vùng cây dầu, vùng đất ngập nước theo
mùa, vùng cây tràm ngập mặn, vùng rừng hỗn giao… Theo kết quả điều tra của các
nhà khoa học cho thấy hệ thực vật rừng ở VQG Lò Gò – Xa Mát khá phong phú đa
dạng hình thành các kiểu rừng sau:

9 Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa .
9 Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa
9 Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu
thế họ sao dầu (Dipterocarpaceae) và tràm (Melaleuca)
9 Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai Randia
9 Trảng cỏ ngập nước theo mùa
9 Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối
Với 6 kiểu rừng trên đã tạo ra các cảnh quan rừng và trảng đặc trưng của VQG
Lò Gò – Xa Mát là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và vùng

11


đồng bằng sông Cửu Long. Các cảnh quan rừng và trảng là những cảnh quan trọng góp
phần trong phát triển DLST.
9 Cảnh quan đất ngập nước.
9 Cảnh quan rừng kín thường xanh mưa mùa trên đất thấp.
9 Cảnh quan rừng kín nửa rụng lá mưa mùa trên đất thấp.
9 Cảnh quan rừng kín rụng lá mưa mùa trên đất thấp.
9 Cảnh quan rừng thưa hơi khô cây lá rộng.
Các nhà khoa học nghiên cứu, điều tra đã ghi nhận được hệ thực vật của rừng
Lò Gò – Xa Mát đã biết cho đến nay khoảng 694 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60
bộ, 115 họ và 395 chi (xem bảng 2.4)
Bảng 2.1: Hệ thực vật của rừng Lò Gò – Xa Mát
Ngành thực vật

Số bộ

Họ


Chi

Loài

Ngành rêu /Bryophyta

1

1

1

1

Ngành Thông đá / Lycopodiophyta

2

2

2

2

Ngành Dương Xỉ / Polypodiophyta

6

6


11

13

Ngành Hạt trần / Pinophyta

1

1

1

2

Ngành Ngọc Lan / Magnoliophyta

50

105

380

676

Tổng
(Nguồn: Vũ Ngọc Long, 2006)

60

115


395

694

Trong đó, hệ thực vật VQG Lò Gò Xa Mát có giá trị dược liệu rất cao, cây
thuốc (cây có vị thuốc) ở VQG Lò Gò – Xa Mát có 179 loài, phân bố trong 67 họ thực
vật là những họ được coi là có nhiều loài có giá trị dược liệu cao.
2.3.7.2 Tài nguyên động vật
9 Khu hệ thú: Đã ghi nhận được 29 loài thú của 7 bộ: bộ ăn sâu bọ
(Insectivora), bộ Dơi (Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ móng guốc
chẵn (Arctiodactyla), Bộ ăn thịt (Carnivora), bộ gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ
(Lagomorpha).
9 Khu hệ chim: Tổng số các loài chim đã quan sát được tại VQG Lò Gò-Xa
Mát là 149 loài thuộc 15 bộ và 40 họ. Trong 149 loài chim ghi nhận được có
nhiều loài quí hiếm ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới: Gà lôi hông
tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng
(Ciconia episcopus), Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) (Grus antigone) và Cò nhạn
(Anastomus oscitans).

12


9 Bò sát – Lưỡng cư: Đã thu thập được hơn 100 mẫu ếch nhái, bò sát có 58
loài, trong đó ếch nhái 22 loài, trong đó đã ghi nhận có khoảng 17 loài ếch nhái,
bò sát quý hiếm.
9 Côn trùng: VQG Lò Gò – Xa Mát có một diện tích khá lớn trảng cỏ và
những sinh cảnh đất ngập nước với sự xuất hiện của nhiều hội đoàn thực vật
thủy sinh và những quần thể động vật thủy sinh rất phong phú. Vì vậy VQG có
những thành phần loài côn trùng đa dạng. Đã ghi nhận được 30 loài côn trùng

có mặt tại VQG Lò Gò – Xa Mát.
9 Khu hệ cá: Thu thập và xác định được 50 loài cá, có 1 loài có mặt trong
sách đỏ: loài Cá Hường ( Datnioides microlepis )
2.3.7.3 Tài nguyên nhân văn
Tây Ninh, vùng đất căn cứ địa kháng chiến ngay từ thời khai hoang lập ấp và
các thời kỳ chiến tranh giữ nước về sau này. Trong kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, đất Tây Ninh 2 lần vinh dự là nơi đứng chân của Trung ương Cục - cơ quan đầu
não của cách mạng miền Nam. Trải qua biết bao gian khổ, ác liệt của chiến tranh,
Trung ương Cục đã được bảo vệ vững chắc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo
cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng: giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Ðến thăm cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam này, khách du lịch sẽ hiểu
sâu hơn về những cuộc sống bình dị, nơi ra đời những quyết định chiến lược đã làm
thay đổi lịch sử, đem đến thắng lợi vĩ đại, thống nhất nước nhà mà Ðảng và nhân dân
ta đã giành được trong những ngày cuối tháng tư cách đây 33 năm.
Các địa điểm về lịch sử, văn hóa được chứng nhận di tích lịch sử cấp quốc gia:
9 Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.
9 Căn cứ Ban An Ninh Trung ương Cục Miền Nam.
9 Căn cứ Mặt trận Giải phóng Miền Nam.
9 Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
9 Đài phát thanh giải phóng.
9 Hãng phim giải phóng.
9 Nhà in Trần Phú.
9 Thông tấn xã Giải Phóng.

13


2.3.8 CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG [3]
2.3.8.1 Dân số

Dân số các xã có liên quan đến vùng dự án theo thống kê như sau:
9 Tổng số hộ: 3.571 hộ.
9 Nhân khẩu: 16.276 khẩu (trong đó, nam 8.715 và nữ 7.561).
9 Hộ theo thành phần dân tộc: kinh 94,6%, Khơ me 5,3%.
Kết quả điều tra kinh tế xã hội 3 xã (có khả năng ảnh hưởng đến VQG) Tân
Bình, Tân Lập và Hoà Hiệp cho thấy: trong vùng lõi của VQG có một số hộ dân tạm
trú dọc theo các lộ 791, đường ranh giới Nông Lâm, và khu vực trảng Bà Điếc (88 hộ,
trong đó có 76 hộ sống ở khu phục hồi sinh thái và 12 hộ sống trong vùng nghiêm
ngặt); còn lại chủ yếu sống ngoài vùng đệm, tập trung chủ yếu theo các trục lộ như:
quốc lộ 22B, tỉnh lộ 788, 791 và trung tâm các xã.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,6% và tăng cơ học là 3,4%. Tỉ lệ tăng
dân số cơ học cao nhất của xã Tân Bình (5,6%), là một áp lực làm tăng những lo ngại
cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của VQG.
2.3.8.2 Kinh tế
Bình quân thu nhập đầu người 180 – 250 kg thóc/người/năm. Mức sống thấp do
thu nhập cũng như năng suất hoa màu và diện tích đất sở hữu thấp; đặc biệt là đồng
bào Khơme ở các sóc Chà Rục, Sóc Thiếc.
Tập quán canh tác: Đánh giá chung tập quán canh tác của cư dân trong vùng:
phương thức độc canh, lạc hậu, sản phẩm thô, rất bấp bênh về giá cả, trang thiết bị thủ
công, vốn đầu tư hạn chế.
2.3.8.3 Tình hình văn hóa, giáo dục, xã hội
Các thông tin về văn hóa, giáo dục các xã liên quan đến VQG như sau:
9 Mỗi xã đều có trường cấp 2 và trường cấp 1.
9 Mỗi xã đều có 1 trạm xá.
Nói chung trình độ văn hóa thấp với tỉ lệ mù chữ cao, đặc biệt đồng bào
Khơme. Nguyên nhân là do đời sống cộng đồng nghèo khó, trường xa, cần lao động,
chế độ đãi ngộ giáo viên thấp.
Các cơ sở y tế còn hạn chế về thuốc men và trang thiết bị, chỉ khám chữa những
bệnh thông thông thường và tham gia các chương trình y tế chung của tỉnh.


14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu đã đặt ra ở trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau và
với từng nội dung sẽ có những phương pháp cụ thể.
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN CỦA VQG LÒ GÒ – XA MÁT
Để đạt được mục tiêu này, điều đầu tiên là việc thu thập số liệu tại bàn từ các cơ
quan như: BQL VQG Lò Gò – Xa Mát, phòng thống kê huyện Tân Biên và đi khảo sát
thực địa rừng Lò Gò – Xa Mát.
Tiến hành phỏng vấn cán bộ của BQL Lò Gò – Xa Mát để tìm hiểu thực tế tình
hình hiện nay ở VQG, những vấn đề bất cập trong việc khai thác và sử dụng, những
khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn…thông qua bảng câu hỏi mở với các nội
dụng cụ thể như sau: (1) tình hình điều tra nghiên cứu của các nhà khoa học về đa
dạng sinh học của VQG, (2) tình hình quản lý: công tác khoán giữ rừng, công tác bảo
vệ rừng, các hoạt động phòng cháy chữa cháy, tình hình người dân vùng đệm sống
xung quanh VQG.
3.2 ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Nhận thức của người dân có ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ rừng, đồng thời
ảnh huởng rất lớn việc phát triển DLST của VQG. Bởi vì nhận thức sẽ ảnh hưởng đến
hành vi. Khi nhận thức của người dân cao sẽ hạn chế các hành vi tiêu cực mà họ tác
động lên VQG và họ cũng chính là những người tham gia tích cực vào hoạt động
DLST. Vì thế, việc đánh giá nhận thức và tìm hiểu mong muốn của người dân khi
DLST phát triển là một việc làm cần thiết. Đề tài tiến hành phỏng vấn đánh giá nhận
thức của nguời dân sống trên đường ranh giới Nông Lâm, những người có sự tác động
trực tiếp đến đa dạng sinh học của VQG.
3.2.1 Tiến trình xây dựng bảng câu hỏi
™ Xác định 5 vấn đề then chốt trong bảng câu hỏi:

9 Tìm hiểu tình hình dân cư khu vực vùng đệm
9 Sự thay đổi diện tích rừng và nguyên nhân thay đổi diện tích
9 Các lợi ích mà rừng mang lại cho con người.
15


9 Những vấn đề đang ảnh hưởng tới VQG
9 Nhận thức về phát triển du lịch sinh thái của VQG
™ Kiểm tra bảng câu hỏi
Như vậy kết quả của việc xác định các vấn đề chính sẽ cho chúng ta một bảng
câu hỏi tương đối hoàn chỉnh. Quá trình kiểm tra bảng câu hỏi được tiến hành với 9 hộ
dân sống tại khu vực ranh giới Nông Lâm thuộc xã Tân Lập.
™ Hoàn chỉnh bảng câu hỏi
Kết quả kiểm tra đã giúp nhận ra được một số câu hỏi không cần thiết, các câu
hỏi với cách diễn đạt dài dòng khó hiểu đã được chỉnh sửa. Đồng thời các nội dung
cũng như cấu trúc của bảng câu hỏi lúc đã trở nên phù hợp và logic hơn.
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh có dạng bán cấu trúc (phụ lục) nhằm thu được nhiều
kết quả sát thực với thực tế cuộc sống người dân.
3.2.2 Quá trình thu thập số liệu
Số liệu thu thập là những số liệu sơ cấp, trực tiếp phỏng vấn người dân. Đề tài
tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lựa chọn theo thứ tự số lẻ:
1,3,5,7….dọc theo trục đường ranh giới Nông Lâm, cứ cách 1 hộ lại chọn 1 hộ.
Số phiếu phỏng vấn là 60 phiếu, tiến hành hỏi về tình hình sinh sống của người
dân, những hiểu biết của họ về rừng và những mong muốn của cộng đồng khi DLST
phát triển. Đối tượng phỏng vấn bao gồm: người dân vùng đệm thuộc 3 xã: Tân Bình,
Hòa Hiệp, Tân Lập huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh, phiếu điều tra được thực hiện tại
các hộ dân nằm trên đường ranh giới Nông Lâm để thu thập thông tin cần thiết. Đây là
những hộ dân sống ven rừng, là những người nằm trong kế hoạch tuyên truyền bảo vệ
rừng của Ban Quản Lý VQG những năm trước đây, hiểu biết về rừng nhiều hơn những
khu vực khác.

3.3 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG LÒ GÒ – XA MÁT
Việc đánh giá triển vọng phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát dựa
trên phương pháp SWOT (Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), với
điểm mạnh và điểm yếu thể hiện các yếu tố nội tại bên trong VQG, cộng đồng địa
phương; cơ hội và thách thức phản ánh các ảnh hưởng từ bên ngoài VQG, cộng đồng
tới hoạt động DLST.

16


×