Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỚI ĐỨC ĐẠT

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỒ BÌNH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2023

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả

Đới Đức Đạt

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Để hồn thành luận văn này
tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý q báu của các Thầy, Cơ Trường
Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình
tơi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng Tài Chính-Kế Hoạch, Kho Bạc, Ban
dự án quản lý đầu tư xây dựng huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu, thơng tin trong q trình thực hiện luận văn trên địa
bàn huyện.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q
trình thực hiện.
Do thời gian quá trình nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng tránh
khỏi thiếu sót và sơ xuất. Tơi rất mong nhân được sự đóng góp của các q
thầy, cơ giáo để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!


Tác giả

Đới Đức Đạt

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.............................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC........................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ........... 5
1.1.1 Một số khái niệm .................................................................5
1.1.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN .......7
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN .............10
1.1.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ....................11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN ........................................................................................19

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN...................... 24
1.2.1. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Việt Nam .24
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư XDCB ở một số
địa phương ................................................................................30


Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 34
2.1.1 Đặc điểm của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.......................34
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 42
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ..............................42

iv

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................44
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 45

2.3.1. Chỉ tiêu kế hoạch phân bổ vốn..........................................45
2.3.2. Chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư..........................................45
2.3.3. Chỉ tiêu quyết toán vốn đầu tư ..........................................45
2.3.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra ..........46
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 47
3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2020-2022...................................................... 47
3.1.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình .....................................47
3.1.2. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN phân theo ngành kinh tế 50
3.1.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB NSNN ....................52
3.1.4. Vai trị của việc hồn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN..53
3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2020-2022......................................... 54
3.2.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN..............54
3.2.2. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN ................................56
3.2.3. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ

NSNN. .......................................................................................63
3.2.4. Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN .............................66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB
trên địa bàn huyện Đà Bắc. .......................................................................... 69
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................69
3.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn ĐTXDCB có hiệu quả.70
3.3.3. Công tác quản lý của nhà nước về ĐTXDCB .....................71
3.3.4. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho hoạt động ĐTXDCB71

v

3.4. Đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình .................................................. 73

3.4.1. Kết quả đạt được ..............................................................73
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .....................................................74
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại .........................................................77
3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ...................................... 78
3.5.1. Định hướng, mục tiêu của huyện.......................................78
3.5.2. Một số giải pháp ..............................................................79
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt Nghĩa tiếng việt

BTC : Bộ Tài chính
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSX : Ngân sách xã
PBNS : Phân bổ ngân sách
POS : (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ
TABMIS : Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
UBND : Uỷ ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Đà Bắc năm 2022 ............................ 37
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành của huyện Đà Bắc .......... 40
Bảng 2.3. Phân bổ mẫu điều tra ...................................................................... 43
Bảng 2.4. Mức ý nghĩa của điểm bình quân ................................................... 43
Bảng 3.1: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo ngành kinh tế .................. 51
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện
Đà Bắc giai đoạn 2020 - 2022........................................................................ 52
Bảng 3.3: Tình hình chi đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách của huyện Đà
Bắc giai đoạn 2020 - 2022 ............................................................................. 53
Bảng 3.4. Đánh giá về công tác lập kế hoạch về quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đà Bắc (N=120) .............. 55
Bảng 3.5: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB được phân bổ từ năm 2020 - 2022 ... 56
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN của huyện giai
đoạn 2020 - 2022............................................................................................ 57
Bảng 3.7: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............................. 58

Bảng 3.8: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo lĩnh
vực giai đoạn 2020 - 2022.............................................................................. 59
Bảng 3.9: Vốn đầu tư XDCB đã thực hiện giải ngân từ năm 2020 - 2022..... 60
Bảng 3.10: Tình hình quản lý đầu thầu huyện Đà Bắc ................................... 63
giai đoạn 2020-2022........................................................................................ 63
Bảng 3.11: Đánh giá về cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn NSNN giai đoạn 2020-2022................................................. 65
Bảng 3.12: Dự án hoàn thành chưa được quyết toán qua 3 năm .................... 67
Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đà Bắc
giai đoạn 2020-2022........................................................................................ 68

viii

Bảng 3.14: Kết quả thẩm tra phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành của
huyện Đà Bắc giai đoạn 2020-2022 ................................................................ 69
Bảng 3.15: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện Đà Bắc................................................ 72

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hịa Bình ........................................... 34
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN ........... 47

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư có vai trị to lớn đối với nền kinh tế và có thể khẳng định đầu tư
là yếu tố cốt lõi duy trì và động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế -
xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ

phận của đầu tư phát triển. Đây chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các
hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Đầu tư xây dựng là một nhân tố
cốt lõi trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các cơng trình xây
dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội. Đối với các cơng trình
xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và cơng nghệ, có thành quả như kế
hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình khai thác, đáp ứng nhu cầu cấp
thiết về tư liệu sản xuất, từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở
rộng quy mô, thu hút thêm lao động hay nói cách khác là nguồn lực tác động
tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngược lại, đầu tư xây dựng hiệu quả
sử dụng không cao hoặc khơng có sẽ là gánh nặng lớn lên nhà đầu tư, tác
động tiêu cực đến kinh tế, xã hội. Tình trạng này khơng những khơng tạo ra
vốn để sản xuất mà cịn làm lãng phí tiền vốn, vật liệu, bất động sản, thậm
chí, tác hại lớn tới mơi trường và hệ sinh thái.

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hịa Bình, có những điều kiện tự
nhiên tương đối đặc thù. Huyện Đà Bắc phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây
giáp tỉnh Sơn La, phía đơng tiếp giáp thành phố Hịa Bình và phía nam giáp
các huyện Tân Lạc, Mai Châu. Huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất
tỉnh Hồ Bình nhưng diện tích đất nơng nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất ít. Tổng
diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện tích tự nhiên
tồn tỉnh), dân số trung bình là 50.960 người (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mật
độ dân số 62 người/km2(bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh).

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền
địa phương, cơng tác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có những

2

chuyển biến tích cực, nhiều dự án được đầu tư trong lĩnh vực xây dựng với

nguồn vốn khác nhau, góp phần xây dựng nhằm hoàn thiện, nâng cao cơ sở vật
chất, chất lượng giảng dạy, đời sống văn hóa phục vụ người dân trên địa bàn
huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý dự án, chất lượng
cơng trình vẫn cịn một số hạn chế trong việc khảo sát, thiết kế, thẩm định, lựa
chọn nhà thầu, thi công, nghiệm thu; các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng
chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư, chất lượng
cơng trình; năng lực một số nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi cơng cịn hạn chế dẫn
đến chất lượng và hiệu quả sử dụng cơng trình xây dựng chưa cao.

Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Đà Bắc là một trong những đơn vị
thay mặt UBND huyện Đà Bắc quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý vốn đầu tư,
Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Đà Bắc trong những năm qua tuy đạt được
những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại hạn chế cần được khắc
phục. Công tác quản lý đầu tư dự án xây dựng vẫn chưa thật sự đáp ứng tốt
các yêu cầu của các cấp chính quyền. Trong thời gian tới, cần phải hồn thiện
hơn nữa trong đó có cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng các cơng trình trên
địa bàn huyện Đà Bắc để đảm bảo chất lượng cơng trình, tránh lãnh phí, thất
thốt vốn đầu tư xây dựng. Xuất phát từ thực trạng nêu trên tơi chọn đề tài
“Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN
trên địa bàn huyện Đà Bắc” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Đà Bắc nhằm đề xuất một số giải
pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư dự án xây dựng từ nguồn
NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu

tư XDCB từ nguồn NSNN.

3

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn NSNN tại huyện Đà Bắc.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn
trong cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại
huyện Đà Bắc.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tại huyện Đà Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng và các
vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa
bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình, bao gồm các vấn đề cơ bẩn như sau:

- Công tác lập kế hoạch về vốn đầu tư XDCB;
- Công tác quản lý chi phí cho đầu tư XDCB;
- Cơng tác thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư XDCB;
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý vốn đầu tư XDCB;
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện

Đà Bắc, tỉnh Hồ Bình.
+ Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2020-2022. Số
liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN.
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại
huyện Đà Bắc.

4

- Các yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác
quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Đà Bắc.

- Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN tại huyện Đà Bắc trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ Ngân sách Nhà nước.
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận.

5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY


DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư, vốn đầu tư

Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các
nguồn lực đó có thể là vật chất, trí tuệ, tiền, tài ngun thiên nhiên hay là sức
lao động. (Luật Đầu tư. Số ký hiệu, 61/2020/QH14).

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt
động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp (theo Luật đầu
tư số 59/2015/QH11 ngày 29/11/2005)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tồn bộ những chi phí đề đạt được mục
đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm,
lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.
1.1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

Vốn ĐTXD cơ bản thuộc NSNN là vốn của ngân sách nhà nước được
cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong
nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngồi của chính phủ và vốn viện trợ của
nước ngồi cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để
cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.

Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một phần của vốn đầu tư phát
triển của NSNN được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi
cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và

kết cấu hạ tầng KT-XH cho nền kinh tế quốc dân.

Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN là một bộ phận trong vốn đầu tư,
bao gồm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại

6

hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nên kinh tế. (Luật
Đầu tư. Số ký hiệu, 61/2020/QH14).
1.1.1.3. Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư là khái niệm bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn tài
nguyên, chất xám… của chủ thể kinh tế, được đưa vào trong hoạt động đầu
tư. Chủ thể kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một
quốc gia. Hay nói cách khác vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng
nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai.

Đầu tư phát triển có thể được xem là một bộ phận cơ bản của đầu tư,
là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm
tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản mới cho nền kinh tế ( tài sản tài chính,
tài sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tăng sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục
tiêu phát triển.

Vốn đầu tư là một gốc lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Đứng trên
góc độ vĩ mơ, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển bao gồm gốc vốn trong
nước và gốc vốn nước ngoài.

Gốc vốn đầu tư trong nước được tạo dựng từ phần tích lũy của nội bộ
nền kinh tế.


Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn
khu vực dân doanh. Gốc vốn đầu tư nhà nước bao gồm gốc vốn của chi
phí nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư tăng trưởng của nhà nước
và nguồn vốn đầu tư của công ty nhà nước.

Đây là gốc vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa cần thiết cho hoạt động
đầu tư và phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua.

Gốc vốn dân doanh gồm có phần tích lũy của dân cư, của các công
ty dân doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp cổ phần, Hợp tác xã…) được đưa vào tiến trình tái sản xuất không
gian thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng.

Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, quy mô vốn của khu vực
này không ngừng tăng trưởng.

7

1.1.1.4. Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động

đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh
dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động
đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh
dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức
đầu tư này đóng vai trị rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển

của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.

Nói một cách rõ rang hơn, đầu tư phát triển chính là việc chỉ dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị) tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…)
gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong
đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc
tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm
lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu
tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.

Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động
của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các
cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN

Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở vật
chất cho nền kinh tế.

8

Vốn ĐTXD cơ bản bao gồm:
- Vốn cho xây lắp: Gồm các chi phí để xây lắp cơng trình và lắp đặt
thiết bị vào cơng trình.

- Vốn đầu tư cho thiết bị: Gồm các chi phí để xây lắp cơng trình và lắp
đặt thiết bị vào cơng trình
- Vốn cho chi phí xây dựng cơ bản khác: Là những phần vốn chi cho
các cơng việc có liên quan đến xây dựng cơng trình như chi phí thăm dị khảo
sát, thiết kế cơng trình, bồi thường GPMB, giám sát……
Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN là căn cứ để xác địch giá trị tài sản
cố định, quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mơ của tài sản cố định
trong nên kinh tế quốc dân. Thực hiện ĐTXD sẽ làm tăng quy mô tài sản cố
định, là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất
lao động xã hội.
Do đó, vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN là khoản vốn ngân sách
được nhà nước cho việc ĐTXD các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
khơng có khả năng thu hồi vốn, cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy
định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, GTVT, thông tin
liên lạc…). Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh
(tạo ra sự ra đời các xí nghiệp mới, quy mơ sản xuất được mở rộng)
- Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (đầu tư thêm dây chuyền công
nghệ để tăng cường năng lực sản xuất, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện
đại…). Đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực mới, sản xuất phát
triển có thêm tiềm lực kinh tế để giúp phát triển trở lại cho cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa - xã hội - mơi
trường (đầu tư các dự án trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử…) Đầu tư vào
văn hóa xã hội sẽ nâng cao học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp
phát triển trở lại cho sản xuất.

9

Phân loại theo mức độ đầu tư:

- Đầu tư cải tạo mở rộng: nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao
hơn trên cơ sở đầu tư cũ đã có (như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung
thêm máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền cơng nghệ…Kết quả của đầu tư
này là nhằm nâng cao thêm năng lực và hiệu quả sản xuất. Trường hợp này
còn gọi là đầu tư chiều sâu.
- Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mơ lớn, tồn diện.
Trong đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm
và sử dụng tối đa.
Đầu tư xây dựng mới lớn hơn về quy mô, dài hơn về thời gian thực
hiện; kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng triệt để và vốn đầu tư thường rất
lớn. Trong khi đó đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng các nền tảng kỹ
thuật cũ hiện có và vốn đầu tư khơng lớn.
Phân loại theo thời hạn hoạt động:
- Đầu tư ngắn hạn: là những đầu tư nhằm vào các yếu tố và mục tiêu
trước mắt, thời gian hoạt động và phát huy tác dụng thường ngắn, trong
khoảng từ 2 đến 5 năm. Trong đầu tư ngắn hạn, huy động kỹ thuật và vật chất
khơng lớn. Tuy nhiên, địi hỏi của đầu tư ngắn hạn phải đảm bảo các yếu tố để
thu hồi vốn nhanh, phải hồn thành cơng trình sớm và sớm đưa vào khai thác,
thị trường sẵn sàng và sản phẩm được tiêu thụ nhanh nhạy.
- Đầu tư trung hạn và dài hạn: là những đầu tư đòi hỏi nhiều về vốn đầu
tư và lâu dài về thời gian phát huy tác dụng, thường trên 5-10-15-20 năm hoặc
có khi cịn lâu hơn.
Phân loại theo tính chất quản lý:
- Đầu tư trực tiếp: là đầu tư mà trong đó chủ đầu tư vừa bỏ vốn, vừa
trực tiếp tham gia quản lý, điều hành. Thực chất trong đầu tư trực tiếp, người
bỏ vốn và nhà quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Do người bỏ vốn và nhà
quản trị sử dụng vốn là một chủ thể, nên chính chủ thể này hồn tồn chịu
trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình. Kết quả đầu tư có thể lãi hoặc

10


lỗ. Có nghĩa là, khi đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn, đồng thời là nhà quản trị
sử dụng vốn, chấp nhận nguyên tắc “Lời ăn - Lỗ chịu”.

+ Trong đầu tư trực tiếp có đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment).

- Đầu tư gián tiếp: ở đây chủ đầu tư chỉ đóng vai trị góp vốn mà khơng
tham gia quản lý, điều hành. Dạng này thường thấy ở lĩnh vực đầu tư tài
chính, như: viện trợ khơng hồn lại hoặc có hồn lại với lãi suất thấp của các
chính phủ. Thực chất trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn (nhà đầu tư) và nhà
quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể. (Luật Đầu tư. Số ký hiệu,
61/2020/QH14).
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.3.1. Đặc điểm

Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN, là một bộ phận trong vốn đầu tư
và có những đặc điểm sau:

- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN về cơ bản khơng vì mục tiêu lợi
nhuận, được sử dung vì mục đích chung của mọi người, lợi ích lâu dài cho
một ngành, địa phương và cả nền kinh tế.

- Vốn ĐTXD cơ bản tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hoặc định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh lực chiến lược.

- Chủ thể sở hữu của vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN là Nhà
nước, do đó vốn đầu tư được nhà nước quản lý, điều hành sử dụng theo quy
định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác….


- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN được gắn bó chặt chẽ với nguồn
NSNN và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư vào các lĩnh lực xây
dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội; vốn ĐTXD cơ bản được đầu
tư từ ban đầu cho đến khi hoàn thành bàn giao để đưa vào sử dụng.
1.1.3.2. Vai trò của vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN

Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN, có vai trị hết sức quan trọng, nó
vùa là nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội, lại vừa là công cụ để điều
hành tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội cụ thể như sau:

- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN, sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới,

11

phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó tạo
điều kiện cũng như mơi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế xã
hội. Bởi vì phần lớn vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN tập trung cho phát
triển kết cấu hạ tầng trọng điểm như: Giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường
học, trạm y tế, trụ sở làm việc….

- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giũa các ngành, nhằm giải quyết những vấn đề mất can đối trong phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, phát huy một cách tối đa những lợi thế so sánh
về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của từng vùng lãnh thổ.

- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN đã chiếm một tỷ trọng khá lớn
trong tổng vốn đầu tư của quốc gia. Năm 2019 ở Việt Nam vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 2.046,8 nghìn tỷ
đồng tăng 10,2% so với năm 2018 và bằng 33,9% GDP, bao gồm: Vốn khu

vực Nhà nước đạt 634,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 31% tổng vốn và tăng 2,6% so
với năm trước; khu vực ngồi Nhà nước đạt 942,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46%
và tăng 17,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 469,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 23% và tăng 7,9%. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn
từ NSNN thực hiện năm 2019 ước tính đạt 342,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5%
kế hoạch năm và tăng 5,8% so với năm trước (năm 2018 bằng 92,1% và tăng
12,2%). (nguồn: Tổng cục thống kê - thông cáo về tình hình kinh tế xã hội
năm 2019)

- Vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn NSNN là một trong những điều kiện để
phát triển cơng nghệ, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi
vì, nguồn vốn này có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các
nhành, sản phẩm mới, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ của sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nên kinh tế.
1.1.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.3.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh
thổ, ngành và nhu cầu thực tiễn để xây dựng và lựa chọn dự án đầu tư XDCB.


×