Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số để thu hút khách du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐẶNG THỊ THU HIỀN
ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THU HÖT
KHÁCH DU LỊCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐẶNG THỊ THU HIỀN
ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THU HÖT
KHÁCH DU LỊCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Mã số: 8810101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN NHĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

LỜI XÁC NHẬN
Tơi xác nhận đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn, nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân
tích trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn và chƣa từng đƣợc công bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Thu Hiền

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ngƣời hƣớng dẫn khoa
học, ngƣời thầy tuyệt vời của tôi. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nhĩ đã cho tôi những lời
khuyên, gợi ý và chỉ dẫn tôi về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để tơi hồn thành
nghiên cứu này.

Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành. Các giảng
viên bộ môn Du lịch, Khoa Du lịch và Việt Nam học, Viện Đào tạo Sau đại học đã
luôn quan tâm, chỉ dẫn chu đáo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu đề
tài.

Tôi chân thành cảm ơn các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch trong nƣớc và
quốc tế đã nhiệt tình hỗ trợ trong việc cung cấp thơng tin, tham gia phỏng vấn, điều
tra.

Cuối cùng, tơi dành lời cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng
hộ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.

Trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đặng Thị Thu Hiền

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Chữ đầy đủ Từ viết tắt Chữ đầy đủ
MXH Mạng xã hội
CCTK Cơng cụ tìm kiếm NC Nghiên cứu
ND
CN Công nghệ NĐ Nội dung
Nxb Nội địa
CNS Công nghệ số QT Nhà xuất bản
QC Quốc tế
CNKT Công nghệ kỹ thuật SP Quảng cáo
TT Sản phẩm
CNTT Công nghệ thông tin TTS Tiếp thị
TBDĐ Tiếp thị số
DL Du lịch TTND Thiết bị di động
Tiếp thị Nội dung
DN Doanh nghiệp TT KTS Tiếp thị kỹ thuật số
TTLK Tiếp thị Liên kết
DNDL Doanh nghiệp du lịch TTXH Truyền thông xã hội
Thành phố
DNLH Doanh nghiệp lữ hành TP Thành phố Hồ Chí Minh
Tp. HCM Văn hóa
DV Dịch vụ
VH
KD Kinh doanh

KDDL Kinh doanh du lịch


KDL Khách du lịch

KDLNĐ Khách du lịch nội địa

KDLQT Khách du lịch quốc tế

KH Khách hàng

LK Liên kết

KTS Kỹ thuật số

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Mục Tên bảng Trang
26
Sơ đồ Cơ chế tiếp thị liên kết (Zahay, D., Schultz, D., & Kumar, A.
1.1 2015, 44) 31
Sơ đồ Cơ chế tiếp thị liên kết (Mazurek, G., & Kucia, M, 2011) 43
1.2 44
Sơ đồ 1.3 Mơ hình nghiên cứu của Nofal, Muhmmad I.& cộng sự (2020) 45
45
Sơ đồ 1.4 Mơ hình nghiên cứu của Sebastian, A.V.(40, 2021)
51
Sơ đồ 1.5 Mơ hình nghiên cứu của Trần Ngọc (3, 2021)
52
Sơ đồ 1.6 Mơ hình nghiên cứu của Mai Ngọc Khƣơng và Trần Thị Hƣơng 58
(2016) 62
Hình 2.1 Số lƣợt KDLQT vào Tp. HCM và Việt Nam giai đoạn 2017–
Hình 2.2 2021 65

Hình 2.3 Số lƣợt KDLNĐ toàn quốc và đến Tp. HCM giai đoạn 2017– 64
2021 68
67
Độ tuổi của KDLNĐ & QT đến Tp. HCM 70
70
Hình 2.4 Các hình thức TT KTS đang đƣợc sử dụng tại các DNLH tại Tp. 72
Hình 2.5. HCM 74
Hình 2.6. Những kênh QC thuộc hình thức TTND đƣợc sử dụng trong
DNLH tại Tp. HCM 76
77
Xu hƣớng KDL tìm kiếm thơng tin về DNLH tại Tp. HCM 79
81
Hình 2.7. Ngôn ngữ trên website DNLH tại Tp. HCM 81
82
Hình 2.8 Tỉ lệ KDL và DNLH tại Tp. HCM quan tâm đến kỹ thuật 83
Hình 2.9 website 84

Tần suất sử dụng CCTK của KDL và DNLH tại Tp. HCM

Hình 2.10 DNLH tại Tp. HCM ƣu tiên kênh CCTK trong hoạt động TT

Hình 2.11 Hành vi chọn đƣờng link của khách DLNĐ và khách DLQT

Hình 2.12 Tỉ lệ tìm kiếm thơng tin trong các website liên kết của KDL và
tỉ lệ các website đƣợc các DNLH tại Tp. HCM liên kết

Hình 2.13 Tỉ lệ đầu tƣ ngân sách cho các kênh truyền thông XH của các
DNLH tại Tp. HCM

Hình 2.14 Các MXH đƣợc KDL tƣơng tác nhiều nhất


Hình 2.15 Mức độ tin tƣởng Influencer của khách DLNĐ và khách DLQT
tại Tp.HCM

Hình 2.16 Nội dung trong E-mail thu hút khách DLNĐ và KDL QT

Hình 2.17 Mục đích sử dụng E-mail của các DNLH tại Tp.HCM

Hình 2.18 Chủ đề KDL quan tâm qua hình thức E-Mail

Hình 2.19 Hình thức gửi Email của các DNLH tại Tp. HCM

Hình 2.20 Cách xử lý Email Spam của KDL khi nhận mail Spam

Hình 2.21 Tỷ lệ sử dụng kênh QC thuộc hình thức TBDĐ của các DNLH 86

tại Tp. HCM

Hình 2.22 Các hoạt động u thích trên TBDĐ của KDLNĐ và KDLQT 87

tại Tp. HCM

Hình 2.23 Mức độ quan tâm thông tin trên bảng điện tử đối với KDL tại 88

Tp. HCM

Hình 2.24 Tỷ lệ phân phối ngân sách QC trên các kênh thuộc Radio 90

Marketing của các DNLH tại Tp. HCM


Hình 2.25 Hoạt động ƣa thích trên các kênh âm thanh của KDLNĐ và 90

DLQT tại Tp. HCM

Hình 2.26 Tỷ lệ phân phối ngân sách QC trên các kênh thuộc Đài truyền 92

hình KTS của các DNLH tại Tp. HCM

Hình 2.27 Các loại hình QC trên truyền hình gây chú ý cho KDL tại Tp. 93

HCM.

Bảng 2.1 Thị trƣờng KDLQT của Tp. HCM giai đoạn 2016 – 2020 53

Bảng 2.2 Mục đích của KQT đến Tp. HCM giai đoạn 2016-2020 54

Bảng 2.3 DNLH tại Tp.HCM phân bổ ngân sách cho các hình thức 63

Bảng 2.4 Thứ tự nội dung website đƣợc KDL quan tâm và DNLH ƣu tiên 67

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...........................................................................................................................7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...............................................................10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................10

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................11


4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................11
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................11
+ Phương pháp phỏng vấn sâu..........................................................................................12
+ Phương pháp thảo luận nhóm ........................................................................................14
6. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................14
7. CẤU TRƯC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................................15
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................16
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...............................................................................................16

1.1.1. Du lịch, Khách du lịch, Doanh nghiệp lữ hành, Tiếp thị kỹ thuật số ......................16

1.2. TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ NGÀNH DU LỊCH ........................................................21

1.3. NHỮNG CÔNG CỤ TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ PHỔ BIẾN HIỆN NAY...............24

1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ TRONG

NGÀNH DU LỊCH ............................................................................................................37

1.4.1. Nguồn nhân lực........................................................................................................37

1.4.2. Big Data ( Dữ liệu lớn) ............................................................................................38

1.4.3. Chuyển đổi mơ hình kinh doanh số .........................................................................39

1.5. VAI TRÕ VÀ LỢI ÍCH CỦA TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THU HƯT

KHÁCH DU LỊCH ............................................................................................................40


1.5.1 Vai trị tiếp thị kỹ thuật số đối với Doanh nghiệp lữ hành .......................................40

1.5.2. Lợi ích ứng dụng Digital Marketing đối với Doanh nghiệp Lữ hành. ....................42

1.6. MỘT SỐ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LIÊN QUAN ............................44

1.6.1. Cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi ..........................................................................44

1.6.2. Cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ...........................................................................45

1.7. KHOẢNG TRỐNG HỌC THUẬT ............................................................................46

1.8. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................................47

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .................................................48

2.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH TP. HỒ CHÍ MINH......................................................48
2.1.1. Tổng quan du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh ..................................................................48
2.1.2. Hoạt động thu hút khách du lịch của Tp. Hồ Chí Minh ..........................................48
2.1.3. Hoạt động quảng bá du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh ...................................................49
2.2. THỰC TRẠNG THU HƯT KHÁCH DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.................................................................................51
2.2.1. Số lƣợt khách du lịch quốc tế và nội địa..................................................................51
2.2.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa ...........................................53
2.2.3. Số ngày lƣu trú của du khách...................................................................................56
2.3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KÊNH KỸ THUẬT SỐ TRONG TIẾP THỊ ĐỂ
THU HÖT KHÁCH DU LỊCH..........................................................................................56
2.3.1. Phân bổ hình thức tiếp thị ........................................................................................62
2.3.2. Phân bổ ngân sách cho các hình thức tiếp thị ..........................................................63

2.3.3. Ứng dụng Tiếp thị kỹ thuật số trực tuyến................................................................65
2.3.4. Ứng dụng Tiếp thị kỹ thuật số ngoại tuyến .............................................................85
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT
SỐ CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ..................................94
2.4.1. Thành quả đã đạt đƣợc.............................................................................................94
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................................95
2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................................97
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ
THUẬT SỐ ĐỂ THU HÖT KHÁCH DU LỊCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .......................................................................................99
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ THU THÖT DU KHÁCH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ........................................99
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp lữ hành .........................99
3.1.2. Mục tiêu ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong hoạt động tiếp thị của các doanh
nghiệp lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh................................................................................100
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ ĐỂ THU HÖT
KHÁCH DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ
MINH ...............................................................................................................................102
3.2.1. Nhóm giải pháp về tiếp thị kỹ thuật số trực tuyến.................................................102

3.2.2. Nhóm giải pháp về tiếp thị kỹ thuật số Ngoại tuyến. ............................................116
3.3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÖT KHÁCH DU
LỊCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ..................119
3.3.1. Đối với UBND Tp. Hồ Chí Minh ..........................................................................119
3.3.2. Đối với Sở du lịch Tp. Hồ Chí Minh .....................................................................120
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...........................................................................................120
KẾT LUẬN......................................................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................124
PHỤ LỤC.........................................................................................................................136


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn và quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO),
ngành Du lịch đã mang lại khoảng 10,6% (334 triệu) việc làm cả trực tiếp và gián
tiếp trên toàn thế giới trong năm 2019. Tại Việt Nam (năm 2019), khách quốc tế đạt
hơn 18 triệu lƣợt và 85 triệu lƣợt khách nội địa. Tổng doanh thu đạt 755.000 tỷ
đồng (32,8 tỷ USD) đóng góp 9,2% vào GDP Quốc gia (thống kê của Tổng cục Du
lịch Việt Nam). Du lịch có vai trị thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển nhƣ:
bƣu chính viễn thơng; giao thơng vận tải; bảo hiểm, dịch vụ tài chính; dịch vụ lƣu
trú và ăn uống; dịch vụ giải trí; vv… từ đó thúc đẩy tăng trƣởng tổng sản phẩm kinh
tế quốc dân nhờ đem lại một thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa rộng lớn. Bên cạnh việc
thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ và hoạt động xuất khẩu tại
chỗ. Du lịch còn giúp thúc đẩy giao thông quốc tế, phát triển và củng cố mối quan
hệ ngoại giao, kinh tế với các nƣớc trên thế giới. Ngoài ra, ngành Du lịch đã mang
lại 4,9 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp (thống kê Tổng cục Du lịch Việt Nam
2019) đặc biệt là ở các vùng cao và vùng nông thôn giúp nâng cao mức sống ngƣời
dân, tạo sự chuyển biến tích cực xã hội.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lĩnh vực công nghệ số là một trong
những lĩnh vực luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ƣu tiên hàng đầu trong khuyến khích
đầu tƣ và đẩy nhanh phát triển bởi những đóng góp của nó vào hầu nhƣ tồn bộ lĩnh
vực của đời sống. Do đó, ngày 22 tháng 4 năm 2022, Thủ tƣớng chính phủ đã ký
ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10
tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ triển
khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện hiệu quả Chƣơng trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Trƣớc đó, ngày
31 tháng 3 năm 2022. Chính phủ đã có các chiến lƣợc phát triển kinh tế số, xã hội
số đó là Quyết định Số: 411/QĐ-TTg Quyết định Phê duyệt Chiến lược Quốc gia
phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phó

Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đã phát biểu: “Chuyển đổi số
đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Việt Nam.

1

Trong đó tăng cƣờng ứng dụng cơng nghệ, phát triển sản phẩm mới phục vụ khách
du lịch là một định hƣớng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh du lịch “không chạm”
ngày càng phổ biến”.

Theo Digital Datareportal (1/2022) Thế giới hiện 4,95 tỉ ngƣời sử dụng mạng
internet trong đó 4,62 tỉ ngƣời kết nối và hoạt động trên mạng xã hội. Tại Việt Nam,
số lƣợng ngƣời sử dụng internet là 72,10 triệu ngƣời (73,2%) tổng dân số 98,56
triệu ngƣời (Trung tâm Internet Việt Nam 1/2022). Phân tích của Kepios (2022) cho
thấy ngƣời dùng Internet ở Việt Nam tăng 3,4 triệu (+4,9%) từ năm 2021 đến 2022.
Hiện có 76,95 tài khoản mạng xã hội, tăng 5,0 triệu (+6,9%) từ năm 2021 đến 2022.
Mỗi ngƣời dân trong độ tuổi từ 16 đến 64 có thể sử dụng một hoặc nhiều nền tảng
mạng xã hội và nhiều thiết bị kết nối internet khác nhau. Có khoảng 154.4 triệu thiết
bị mobile kết nối với các thiết bị khác nhƣ máy tính bảng, máy tính để bàn. Thời
gian sử dụng internet trong ngày khoảng hơn 6 giờ bao gồm việc sử dụng mạng xã
hội, các phƣơng tiện truyền thông phát trực tiếp, đọc tin tức, thời sự, giải trí nghe
nhạc, xem phim và các trò chơi.

Thành phố Hồ Chí Minh có nhịp sống văn hóa năng động và nền kinh tế lớn
nhất của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng sân bay quốc tế, bến
cảng, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, điều kiện địa lý thuận lợi để kết nối giao
thƣơng với các đối tác thƣơng mại trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, với
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, mang lại nhiều khía cạnh du
lịch khác nhau nhƣ du lịch MICE, du lịch mua sắm, du lịch văn hóa lịch sử, vv…Số
lƣợt khách du lịch đến thành phố luôn đứng đầu với 8,619 triệu lƣợt khách quốc tế
và 32,77 triệu lƣợt khách nội địa đã mang đến cho ngành kinh doanh du lịch tại đây

trở nên sôi động nhất của cả nƣớc. Ngành du lịch đã đóng góp 11% vào GDP tồn
thành phố (thống kê Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh 2019) Vì vậy, thành phố đã tổ
chức nhiều sự kiện, hội thảo về ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành du
lịch, để quảng bá và xúc tiến, thu hút khách du lịch đặc biệt là sau đại dịch Covid-
19.

Từ các số liệu trên đã cho thấy, tiếp thị trên nền tảng cơng nghệ số có vai trị
vơ cùng quan trọng trong việc thu hút, tiếp cận, tƣơng tác với khách du lịch, giúp
các nhà kinh doanh du lịch quảng bá thƣơng hiệu trên môi trƣờng trực tuyến công
bằng và hiệu quả. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng tiếp thị kỹ

2

thuật số để thu hút khách du lịch cho các doanh nghiệp Lữ hành tại thành phố Hồ
Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ ngành Du lịch. Với mong
muốn đề tài là cơ sở để các doanh nghiệp lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh ứng dụng
thành công chuyển đổi số trong tiếp thị du lịch, góp phần phát triển du lịch tại Việt
Nam.

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Trong nƣớc
Trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả đã tham khảo một số nguồn tài liệu
trong nƣớc liên quan đến đề tài nhƣ: Xu hƣớng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch;
Mức độ sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật số của các doanh nghiệp; Xu hƣớng ứng dụng
tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh du lịch. Cụ thể nhƣ sau:
Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch: Dịch bệnh Covid đã tạo ra
một cuộc đại suy thối tồn cầu trên. Tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, du lịch, y tế,
tài chính, vv… đều hứng chịu cú sốc mạnh, làm cho hàng triệu lao động thất
nghiệp. Có thể nói chuyển đổi số là lựa chọn tối ƣu cho các doanh nghiệp phục hồi
nhanh sau đại dịch. Ngô Văn Lƣợc và Ngô Thúy Lân (2017) nhấn mạnh công nghệ

4.0 giúp kết nối thông tin một các dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn để du khách
dễ dàng tìm hiểu thơng tin di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Nguyễn Đức Hoàng
and Bùi Thị Vân Anh (2021) chứng minh các doanh nghiệp du lịch hiện nay đang
có xu hƣớng sử dụng cơng nghệ AI (trí tuệ thơng minh nhân tạo vào việc kinh
doanh nhƣ: ứng dụng vào hệ thống mua vé máy bay, chụp hình thực tế ảo, tuy nhiên
các ứng dụng này cũng chỉ thực hiện ở quy mơ nhỏ và mang tính chất tự phát, đơn
lẻ. Nhóm tác giả Phan Thị Bích Nguyệt, Bùi Quang Hùng, Phạm Dƣơng Phƣơng
Thảo (2021) cho rằng chuyển đổi số trở thành mặt trận trọng yếu, quyết định sự
sống còn của các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khiến việc tiếp
xúc trực tiếp trở nên khó khăn và đây là lúc để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn
nhận lại chiến lƣợc chuyển đổi số của mình. Nhóm tác giả Lê Hữu Nghĩa, Đỗ Thị
Tố Oanh, Nguyễn Thị Mỹ Nhân (2021) dự đoán, đến năm 2040 những khách hàng
thuộc thế hệ Millenials (ngƣời sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm
1990) và thế hệ Gen Z (ngƣời sinh vào cuối những năm 1980 đến đầu những năm
2010) sẽ là nhóm khách hàng lớn nhất bởi họ đã thân quen hoặc đƣợc sinh ra trong
thời công nghệ số. Cách họ sử dụng và mong đợi từ công nghệ sẽ tiếp tục ảnh

3

hƣởng đến các dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng cho
thấy rằng các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn và tụt hậu hơn trong
quá trình chuyển đổi số vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xác định đƣợc nhu cầu của du
khách (trƣớc, trong và sau chuyến đi) để có cách phục vụ phù hợp, mang đến sự hài
lòng cho khách hàng, nâng cao nguồn nhân lực có năng lực về cơng nghệ số và am
hiểu về cách thức vận hành tích hợp trên một phần mềm.

Mức độ sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật số tại các doanh nghiệp:
Theo quan điểm của Vũ Minh Khƣơng (2019), chuyển đổi số không đơn thuần
là đầu tƣ công nghệ thơng tin mà cịn phải cải tiến tồn diện và sâu sắc để khai thác
tối đa sức mạnh thời đại và tiến bộ công nghệ để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh

và kiến tạo nền tảng căn bản cho hành trình phát triển lâu dài. Chuyển đổi số là một
cơng cuộc nâng cấp tồn diện khơng những năng lực sản xuất kinh doanh mà cịn cả
chiến lƣợc thích ứng với đổi thay của thời đại để tăng sức cạnh tranh và phát triển
của doanh nghiệp ở hiện tại và tƣơng lai lâu dài. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhận
thức thấu đáo về xu thế phát triển và nâng tầm tƣ duy chiến lƣợc trong cả thiết kế và
triển khai công cuộc chuyển đổi số. Chử Bá Quyết (2021) cho rằng, các nhân tố ảnh
hƣởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp ở Việt Nam cho rằng
chuyển đổi số của doanh nghiệp là hoạt động riêng của doanh nghiệp, nhƣng sự
thành công lại phụ thuộc môi trƣờng bên ngồi. Đó là: các chính sách về pháp luật
và sự hỗ trợ của Chính phủ; Sự an tồn, bảo mật thơng tin của doanh nghiệp; Quy
trình số hóa; Chiến lƣợc chuyển đổi số của doanh nghiệp; Nhân lực của doanh
nghiệp; Cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp; Các dịch vụ hỗ
trợ khách hàng trực tuyến có mức ảnh hƣởng thấp tƣơng đƣơng nhau đến chuyển
đổi số thành cơng của doanh nghiệp. Nhóm tác giả Nguyễn Đông Phong, Nguyễn
Khắc Quốc Bảo, Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Tô Công Nguyên Bảo (2021) lại bàn về
những rào cản trong hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay đã nêu ra những thực tế nhƣ: thiếu tầm nhìn về chuyển đổi số; khả năng sẵn
sàng cho chuyển đổi số của doanh nghiệp còn thấp; tƣ duy ngại thay đổi; hạn chế về
năng lực đội ngũ; hạn chế về ngân sách và thời gian; thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ;
vấn đề bảo mật dữ liệu; Chƣa có sự đồng bộ và liên tục trong kế hoạch chuyển đổi
số; Sự ràng buộc bởi một số quy định pháp luật chƣa bắt kịp sự thay đổi. Nhóm tác

4

giả Phan Ngọc Hoàng, Nguyễn Lộc, Bùi Thị Thu Trang (2022) nhận định, trong
tƣơng lai công việc của con ngƣời có khả năng bị thay

thế bởi robot và cơng nghệ trí tuệ nhân tạo, đồng thời nhóm tác giả cũng đề
xuất nhà trƣờng cần dạy các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật


Xu hướng ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh du lịch:
Tiếp thị kỹ thuật số trong du lịch đã đƣợc rất nhiều các tác giả trong và ngoài
nƣớc nghiên cứu trong khoảng 15 năm trở lại đây. Tiêu biểu có các cơng trình của
các tác giả: Trƣơng Sỹ Vinh (2008) khái quát những ứng dụng điển hình của
marketing trực tuyến thƣờng đƣợc áp dụng trong kinh doanh DL và số xu hƣớng
mới trong truyền thông-Marketing du lịch Ma Quỳnh Hƣơng (2013); Nguyễn
Hoàng Việt (2013) cho rằng marketing điện tử sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tƣ
vào các khu du lịch sinh thái; Vũ Trí Dũng & Phạm Thị Kim Thanh (2017) đề xuất
quản lý du lịch Đồ Sơn bằng các ứng dụng quản lý trong marketing điện tử.
Mai Ngọc Khƣơng & Trần Thị Hƣơng (2016) nêu ứng dụng 3 nền tảng QC
trực tuyến, truyền thông trực tuyến và truyền miệng trực tuyến đang là xu hƣớng để
các DNLH lên chiến lƣợc QC có nội dung về địa điểm du lịch sẽ tạo cho du khách
sự thích thú và gây chú ý nhiều hơn đến cộng động mạng và giúp tỉ lệ chuyển đổi
tăng cao. Nguyễn Xuân Thanh (2016) nhấn mạnh, ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số
đúng cách sẽ giúp các làng nghề truyền thống có thể tăng khả năng tiếp cận thị
trƣờng mới; Lê Sĩ Trí (2018) nhận định marketing trực tuyến là giải pháp mới cho
quảng cáo du lịch; Trần Thị Hải (2018) nhấn mạnh ngành du lịch của Hà Tĩnh sẽ
không thể phát triển nhanh nếu không ứng dụng marketing điện tử; Ma Quỳnh
Hƣơng (2018) một lần nữa khẳng định trong bài viết trên tạp chí Nghiên cứu văn
hóa, tiếp thị kỹ thuật số chính là xu hƣớng tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay. Nguyễn Hoàng Tiến (2020) đề cập đến cơ hội phát triển tiếp thị kỹ thuật
số hậu Covid tại các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam; Trần Ngọc (2021) đã nêu
việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số nhƣ Tối ƣu hóa Cơng cụ Tìm kiếm và dịch vụ
quảng cáo trên nền tảng của Google (Google Adwords) là rất quan trọng để có thêm
lƣu lƣợng truy cập vào trang web của công ty và chiến dịch quảng cáo trên trang
Facebook của cơng ty có thể giúp cơng ty tiếp cận với khách hàng tiềm năng lâu
dài. Nguyễn Xuân Nhĩ và Nguyễn Thu Cúc (2022) chứng minh ứng dụng cơng nghệ
trong marketing truyền thơng tích hợp sẽ gia tăng giá trị thƣơng hiệu cho các khách

5


sạn ở Việt Nam. Hồ Trà Giang (2022) cho rằng tiếp thị kỹ thuật số mang lại sự cạnh
tranh công bằng cho các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp nhắm
đúng đối tƣợng khác hàng mục tiêu, nắm bắt nhu cầu khách hàng để có chiến lƣợc
tiếp cận khách hàng nhanh và chính xác nhất.

Kết quả nghiên cứu các cơng trình tiêu biểu trong nƣớc đã góp phần làm rõ xu
hƣớng chuyển đổi số cũng nhƣ mức độ sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật số của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng
làm rõ hơn các xu hƣớng ứng dụng tiếp thị số trong ngành du lịch. Nội dung nghiên
cứu của các tác giả đi trƣớc đã cung cấp thêm tƣ liệu về cơ sở lí luận và thực tiễn
của đề tài, từ đó giúp tác giả có nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.

2.2. Ngoài nƣớc
Các cơng trình nghiên cứu ở ngồi nƣớc liên quan đến đề tài về các phƣơng
diện: Các yếu tố và xu hƣớng mới của tiếp thị kỹ thuật số; Vai trò tiếp thị kỹ thuật
số để thu hút khách du lịch; Lợi ích của tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh du
lịch. Cụ thể nhƣ sau:
Các yếu tố và xu hướng mới của tiếp thị kỹ thuật số:
Các tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tiếp thị kỹ thuật số hoạt động thông qua
các thiết bị điện tử. Yasmin, A., Tasneem, S., & Fatema, K. (2015). đã mô tả các
yếu tố này là các yếu tố cần thiết của tiếp thị kỹ thuật số, trong đó quảng cáo trực
tuyến (online advertising), tiếp thị thông qua thƣ điện tử, tiếp thị qua truyền thông
xã hội, tiếp thị thông qua tin nhắn; tiếp thị liên kết, tiếp thị qua tối ƣu cơng cụ tìm
kiếm miễn phí; quảng cáo trả tiền cho mỗi nhấp chuột. Jenko,B (2019) định nghĩa
tiếp thị số bao gồm các yếu tố: tiếp thị trên cơng cụ tìm kiếm trả phí và miễn phí,
các app ứng dụng, website, các sản phẩm video, thƣ điện tử, tiếp thị nội dung,
truyền thông xã hội và tiếp thị thƣơng hiệu.
Mkwizu, K.H (2019) cho rằng tiếp thị nội dung (Content) và tiếp thị trên các
thiết bị di động (Mobil marketing) là xu hƣớng tiếp thị số trong tiếp thị du lịch bởi

hai yếu tố này phụ thuộc vào số lƣợng ngƣời dân sử dụng internet và các trang
mạng xã hội nhƣ facebook. Các mẫu tin nhắn quảng cáo trên điện thoại di động sẽ
khuyến khích ngƣời dùng chia sẻ nội dung thơng tin du lịch. Gupta, G (2019) nhận
định khách hàng có xu hƣớng truy cập thông tin từ các website hoặc trang tin tức
(fanpage) cũng nhƣ các hình ảnh và video về điểm đến, vì vậy doanh nghiệp cần

6

phải làm nổi bật sản phẩm bằng sự hấp dẫn trực quan sinh động vì điều này ảnh
hƣởng lớn đến quyết định mua dịch vụ, sản phẩm của khách hàng. Bằng cách áp
dụng kỹ thuật số, các doanh nghiệp du lịch đang quảng bá thƣơng hiệu và tiếp cận
khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các giao dịch thuận tiện nhất. Filimonau,
V., & Naumova, E. (2020) cho thấy dữ liệu khách hàng của DN luôn là nền tảng
cho một chiến lƣợc kinh doanh thành công khi ứng dụng công nghệ vào ngành du
lịch.

Sebastian, Anju, Valloparambil (40,2021) đã nghiên cứu các yếu tố chính của
Tiếp thị kỹ thuật số nhƣ: lƣu lƣợng truy cập website, tiếp thị truyền thông xã hội,
tiếp thị trên công cụ tìm kiếm miễn phí và có trả phí, tiếp thị qua thƣ điện tử, tiếp thị
qua điện thoại. Tất cả các yếu tố trên tác động tích cực và hỗ trợ rất tốt cho hoạt
động bán hàng trực tuyến, hậu mãi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vai trò tiếp thị kỹ thuật số trong việc thu hút khách du lịch:
Tác giả Tiago, M. T. P. M. B., & Veríssimo, J. M. C. (2014) cho thấy những
thay đổi trong hành vi của ngƣời tiêu dùng buộc các công ty phải suy nghĩ lại về các
chiến lƣợc tiếp thị trong lĩnh vực kỹ thuật số. Công ty phải đối mặt với áp lực cả
bên trong và bên ngoài khi ứng dụng kỹ thuật số trên các nền tảng truyền thông xã
hội. Để gia tăng mức độ tƣơng tác, các nhà tiếp thị phải tập trung xây dựng các mối
quan hệ với khách hàng và quảng bá dịch vụ cho khách hàng hiện tại cũng nhƣ

khách hàng mới, giúp DN tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh và chính xác nhất.
Yasmin, A., Tasneem, S., & Fatema, K. (2015). cho rằng quảng cáo trực tuyến là
yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và quảng bá thơng điệp của doanh nghiệp.
Nhóm tác giả De Pelsmacker, P., Van Tilburg, S., & Holthof, C. (2018) chỉ ra rằng
truyền miệng điện tử (eWOM) có ảnh hƣởng sâu sắc đến thái độ và hành vi mua của
ngƣời tiêu dùng Alghizzawi Mahmound (2019), khảo sát về vai trò của tiếp thị kỹ
thuật số đối với hành vi ngƣời tiêu dùng qua ba khía cạnh, đó là: ứng dụng dành cho
thiết bị di động, nền tảng truyền thông xã hội và truyền miệng điện tử. Nofal, M. I.,
Al-Adwan, A. S., Yaseen, H., & Alsheikh, G. A. A. (2020) chứng minh, tiếp thị
truyền thông xã hội, tiếp thị từ công cụ tìm kiếm và tiếp thị trên điện thoại là 3 yếu
tố chính tác động đến việc thu hút khách du lịch nội địa.

7

Nhóm tác giả Alves, G.M., Sousa, B.M., & Machado, A. (2020). cho rằng hiểu
hành vi của ngƣời tiêu dùng luôn là mối quan tâm hàng đầu của những ngƣời làm
marketing và việc giải mã đƣợc hành vi mua hàng càng trở nên phức tạp đặc biệt là
với sự xuất hiện của các dịch vụ liên quan đến du lịch trực tuyến. Nusair, K. (2020)
phân tích hành vi của ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng bởi số lƣợng và giá trị của các
bài đánh giá trực tuyến. Nhóm tác giả Liu, S., Gao, B., Gallivan, M., & Gong, Y.
(2020) chứng minh ngƣời tiêu dùng tham khảo các đánh giá trực tuyến để có mức
độ nhận thức cao hơn và tìm kiếm trải nghiệm tốt liên quan đến du lịch. Xếp hạng
ngành du lịch cũng bị ảnh hƣởng bởi giá trị của các đánh giá trực tuyến. Chadee, D.,
Ren, S., & Tang, G. (2021) chứng minh cơng nghệ số làm thay đổi nhận thức, thói
quen và chấp nhận những cái mới trong công việc của ngƣời tiêu dùng. Các công cụ
và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cũng giúp các doanh nghiệp du
lịch tăng hiệu suất và khả năng cạnh tranh bằng cách thiết kế các ấn phẩm theo
hƣớng gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng. Denga, E. M., Vajjhala, N. R., &
Rakshit, S. (2022) nhận định, tiếp thị kỹ thuật số hỗ trợ các công ty đạt đƣợc lợi thế
cạnh tranh bền vững bởi các nhà tiếp thị đang tìm kiếm những cách thức bán hàng

trực tuyến sáng tạo, giảm chi phí cho khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ nhấp chuột
và tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời tìm kiếm những thứ mới mẻ trong tiếp thị kỹ thuật số.

Lợi ích của tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh du lịch:
Tác giả Batinić, I. (2015) cho rằng tiếp thị qua internet đang trở thành xu
hƣớng tất yếu trong kinh doanh vì nó cung cấp thơng tin về giá cả, các chƣơng trình
khuyến mãi, hậu mãi nhanh chóng và thƣờng xuyên đến cho khách hàng cũ và
khách hàng tiềm năng. Buhalis, D., & Amaranggana, A. (2015) cho rằng tiếp thị số
giúp cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý
nhân sự và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp. Nhóm tác giả Parlov,
N., Perkov, D., & Sičaja, Ž. (2016); Kalampokis, E., Karamanou, A., Tambouris,
E., & Tarabanis, K. A. (2016), nghiên cứu cho thấy rằng các xu hƣớng mới trong
việc xây dựng thƣơng hiệu điểm đến du lịch bằng tiếp thị kỹ thuật số và áp dụng lý
thuyết tài sản thƣơng hiệu để hiểu ý kiến ngƣời tiêu dùng trên các phƣơng tiện
truyền thơng xã hội; Tác giả Escobar-Rodríguez, T., Grávalos-Gastaminza, M. A.,
& Perez-Calanas, C. (2017), cho rằng việc áp dụng tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu tập
trung trên quan điểm của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng ngày nay đƣợc trao

8

quyền và có xu hƣớng thích tìm kiếm thơng tin về sản phẩm, nhãn hàng trên
website và thích mua dịch vụ du lịch trực tuyến hơn các mạng du lịch truyền thống.
Bhardwaj, D. (2017), phân tích các quy tắc tiếp thị bằng cách sử dụng phƣơng tiện
truyền thông xã hội, video trực tuyến, ứng dụng di động, blog, bản phát hành tin tức
và tiếp thị lan truyền để tiếp cận ngƣời mua trực tiếp.

Nhóm tác giả Luo, L., Kannan, P. K., & Ratchford, B. T. (2007) cho rằng quy
trình hoạt động tiếp thị hay cơ chế chiến lƣợc tiếp thị của một doanh nghiệp cần sự
tham của kỹ thuật công nghệ để hiểu hành vi và tƣơng tác với KH trong một ngữ
cảnh cụ thể, các nền tảng hoặc thị trƣờng hai bên, công cụ tìm kiếm, phƣơng tiện

truyền thơng xã hội và nội dung do ngƣời dùng tạo để hiểu về bối cảnh; đối thủ
cạnh tranh; đối tác, nhà cung cấp thu thập đƣợc từ q trình phân tích thị trƣờng,
những yếu tố này cũng tác động đến SP,DV; giá cả, quảng bá xúc tiến và phân phối.
Ngoài ra, DM cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để xây dựng mối quan hệ mới,
tạo ra những tệp KH tiềm năng nhờ giá trị thƣơng hiệu và cạnh tranh công bằng.
Mang lại giá trị cho DN để nâng cao doanh thu và thúc đẩy DN phát triển. Eva
Happ (2018), khẳng định việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số cho các doanh
nghiệp lữ hành đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi sẽ giải quyết
đƣợc bài khó khăn về chi phí trong việc quảng bá thƣơng hiệu trên các phƣơng tiện
truyền thông. Doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi và đánh giá đƣợc hiệu quả của
từng kênh để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lƣợc tiếp thị Malik, H.,
& Sharma, M. (2019) khẳng định Internet giúp du khách dễ dàng hơn trong việc đặt
phòng cũng nhƣ so sánh giá cả. Styvén, M. E., & Wallström, Å. (2019) cho rằng các
doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng đúng
kênh kỹ thuật số để quảng cáo hiệu quả. Bài toán tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại
hiệu quả cao nhất là một thách thức lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy Riyadi, S.
(2019) đề xuất đƣa vào dạy các kỹ năng kỹ thuật số vào khung chƣơng trình giáo
dục mới.Nhóm tác giả Sharma, A., Sharma, S., & Chaudhary, M. (2020) nhận thấy
mức độ sẵn sàng tiếp ứng công nghệ số trong tiếp thị của các doanh nghiệp lữ hành
nhỏ hiện nay còn khá chậm; Nofal, M. I., Al-Adwan, A. S., Yaseen, H., & Alsheikh,
G. A. A. (2020) nhận định tiếp thị kỹ thuật số làm gia tăng độ tin cậy đối với doanh
nghiệp kinh doanh du lịch và tác động lớn đến ý định du lịch nội địa trong mùa dịch
Covid. Nhóm tác giả Tyan, I., Yagüe, M. I., & Guevara-Plaza, A. (2020) nhận định

9

một trong những thách thức các doanh nghiệp du lịch phải đối mặt là nguồn nhân
lực du lịch hiện nay còn thiếu các kiến thức Marketing và kỹ năng về cơng nghệ
cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ giới hạn. Tuy nhiên, hai tác giả Amorim, L. A., Sousa,
B. B., & Remondes, J. (2022) cho rằng trong và sau thời kỳ dịch bệnh, sử dụng kỹ

thuật số chính là xu hƣớng tiếp thị ngành du lịch.

Nhìn chung, các cơng trình của các tác giả ngồi nƣớc đã làm rõ thêm về vai
trò của tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh và thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó
các tác giả cũng phân tích rõ hơn các yếu tố quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số tác
động đến ngành du lịch. Các nội dung nghiên cứu của các tác giả đã góp phần cung
cấp thêm tƣ liệu một cách tổng thể, khách quan, tạo điều kiện cho ngƣời nghiên cứu
có cơ sở, xác định các nội dung nghiên cứu phù hợp.

Nhƣ vậy, các tác giả trong nƣớc và ngồi nƣớc đều có các cơng trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài, làm rõ thêm các lĩnh vực mà ngành du lịch quan tâm. Các
nội dung nghiên cứu của các tác giả đã góp phần cung cấp thêm tƣ liệu một cách
tổng thể, khách quan, tạo điều kiện cho ngƣời nghiên cứu có cơ sở, xác định các nội
dung nghiên cứu phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy, trên thế giới hiện có khá
nhiều nghiên cứu về tiếp thị kỹ thuật số cho các doanh nghiệp du lịch, thƣơng mại,
dịch vụ. Tuy nhiên cho đến nay, tác giả vẫn chƣa tìm thấy cơng trình nào nghiên
cứu chuyên sâu với đầy đủ các yếu tố của tiếp thị số, ứng dụng cho riêng ngành lữ
hành trong việc thu hút khách hàng tại Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số để thu hút khách du lịch cho các doanh nghiệp lữ
hành tại thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ,
ngành du lịch tại Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trƣờng Đại học Nguyễn Tất
Thành.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số
trong ngành du lịch, vai trò của tiếp thị kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp lữ
hành trong việc tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh du lịch nhằm thu hút khách
du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh.


10


×