Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

KINH TE VUNG TAY BAC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 21 trang )

5.2. VÙNG KINH TẾ TÂY BẮC
5.2.1. Vị trí địa lý

Diện tích tự nhiên 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện
tích cả nước.

Dân số 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả
nước (năm 2007).

Bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và
Hoà Bình.

Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào, phía Đông giáp với Đông Bắc và một phần
Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với Bắc
Trung Bộ.
5.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
5.2.2.1. Địa hình

Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn
chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ
mạnh…

Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới
Việt – Trung…

Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao
nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan
(3.143 m),


Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau,
phân định biên giới Việt – Lào

Nằm giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng
Tây Bắc – đông Nam. Hai bên sông Đà là các sơn
nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau



5.2.2.2. Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa.

Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt:Mùa hè
Mùa đông.

Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên
là núi cao lớn hơn ở các thung lũng.

Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở
các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%.

Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ
1.800 – 2.500 mm/năm.

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió
Lào và gió lạnh địa phương.Ngoài ra: Mưa đá
,sương muối,băng giá…


Dãy Hoàng Liên Sơn
2.2.3. Tài nguyên nước

Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn
như sông Đà, sông Mã, sông Bôi.

Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung
Quốc), có chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài
543 km).

Nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam
• Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều
nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai
thác nhiều.
Khu du lịch Suối Ngọc - Vua Bà
Thủy điện Hòa Bình
Cánh đồng Mường Thanh
5.2.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Vùng Tây Bắc là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản như
than, kim loại đen, kim loại màu v.v…
Than:
Than có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu của địa
phương.
Niken – vàng:
Đến nay đã phát hiện được 4 mỏ niken và hàng chục điểm quặng
Vàng sa khoáng phân bố dọc sông Đà và một số chỉ lưu, trên
triền sông và Huyện Mường Tè, Phong Thổ, Quỳnh Nhai, Sìn Hồ,
Thuận Châu…
Đất hiếm:

Đất hiếm vùng Tây Bắc có tiềm năng rất lớn với quy mô vào loại
lớn nhất của Việt Nam.
Nước nóng, nước khoáng:
Ở Tây Bắc phát hiện được 80 điểm nước nóng và nước khoáng,
trong đó có 16 điểm đã được điều tra kỹ và có giá trị sử dụng
5.2.2.5. Tài nguyên đất và rừng

Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm
9,92 %, đất lâm nghiệp 13,18 %, đất chuyên dùng
1,75 % và đất chưa sử dụng 75,13 %. Ở đây có hai
dạng chính là đất đỏ vàng và đất bồi tụ giữa núi cũng
như dọc hai bờ thung lũng sông.

Vùng Tây Bắc có thế mạnh về chăn nuôi đại gia
súc nhờ những cánh đồng rộng, khí hậu thích hợp,
đặc biệt là nuôi bò lấy thịt và sữa ở cao nguyên Mộc
Châu (Sơn La).

Tài nguyên rừng của vùng đã bị khai thác mạnh.
5.2.3. Tài nguyên nhân văn

5.2.3.1. Các dân tộc chính ở Tây Bắc
- Người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước
- Người Thái chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước.
- Ngoài ra còn có người Mông, định cư và hoạt động
sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát
biên giới phía Bắc đến thượng du Thanh Hoá, Nghệ
An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước.
- Người Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là
thấp hơn độ cao của người Mông ở lưng chừng núi,

nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với
tốc độ đáng lo ngại.
- Cùng sinh sống trên địa bàn này với các dân tộc
thiểu số có người Kinh.
Dân tộc Thái
N
h

n
g

c
á
n
h

đ
à
o

k
h
o
e

s

c

g

i

a

n
ú
i
r

n
g

T
â
y

B

c
.

5.2.3.2. Mật độ dân số
- Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng
đều. Nơi tập trung đông nhất là các thị xã, thị trấn,
các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các
thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại ở
các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó
khăn thường chỉ có các dân tộc ít người sinh
sống, nên mật độ dân cư rất thấp.

• 5.2.3.3. Nguồn lao động
- Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986
nghìn người, trong đó có 878 nghìn lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm
90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số
lao động chưa có việc làm. Lao động của khu vực
nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và
dịch vụ chỉ có 23,4 %.
- Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham
gia lao động ước khoảng 163.000 người (chiếm
18,8 % lực lượng lao động).
Tỉnh Chưa biết
chữ
trong độ
tuổi lao
động
Lao động
có trình
độ sơ
cấp trở
lên
Lao động có
trình độ
công nhân
kỹ thuật
trở lên
Toàn vùng 18,09 10,93 8,79
Hoà Bình 5,5 10,92 8,26
Sơn La 26,33 9,84 7,92
Lai Châu và

Điện Biên
22,78 12,6 10,83

Bảng 5.2: Trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn kỹ thuật của dân cư vùng Tây Bắc
ĐVT: %
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm
2002 NXB Lao động Hà Nội, 2003

5.2.4.1. Về sự phát triển
- Nhiều loại tài nguyên như rừng đã bị khai thác quá
mức.
- Tây Bắc là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất so
với các vùng khác trong cả nước.
-
Công nghiệp nhỏ bé, có tính chất địa phương sản
xuất còn mang nặng tính tự nhiên tự túc, tự cấp.
-
Cơ cấu kinh tế tuy có chuyển biến, nhưng còn chậm
và chủ yếu là nông lâm nghiệp. Các ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng chưa nhanh
5.2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

5.2.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu
-
Về nông nghiệp, cây công nghiệp chủ yếu của vùng là chè,
trồng ở Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Ngoài ra, trong vùng còn
có bông ở Tô Hiệu (Sơn La), đậu tương ở Sơn La, Lai Châu.
Những năm gần đây, đang phát triển trồng cà phê ở Tây Bắc,
chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển.

-
Về lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên bước đầu được bảo
vệ, diện tích đất trồng, đồi núi trọc được thu hẹp dần.
-
Công nghiệp Tây Bắc (trừ thuỷ điện Hoà Bình) còn rất nhỏ bé,
nhưng đã bước đầu chuyển hướng vào việc khai thác thế
mạnh của vùng, đáp ứng nhu câu hàng hoá.

5.2.5.1. Hệ thống đô thị chính
-
Hệ thống đô thị của vùng với 4 thành phố, thị xã là Điện
Biên Phủ, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Dân số đô thị toàn
vùng là 300,8 nghìn người, chiếm 12 % dân số toàn vùng.
Hệ thống đô thị tuy ít nhưng hiện tại và tương lai, chúng
sẽ là những trung tâm tạo sức phát triển cho cả vùng.
-
Thành phố Điện Biên
-
Thành phố Sơn La
-
Thành phố Hoà Bình
-
Thị xã Lai Châu là trung tâm của tỉnh Lai Châu
5.2.5. Hệ thống đô thị và giao thông

5.2.5.2. Hệ thống các trục giao thông chính
* Đường bộ:
- Quốc lộ 6
- Quốc lộ 37
- Quốc lộ 4D

- Quốc lộ 32
- Quốc lộ 15
Đường thuỷ
Đường hàng không

Khai thác hiệu quả thế mạnh nông, lâm nghiệp, tài nguyên
khoáng sản, du lịch

Đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lí

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá, nâng cao dân trí của
đồng bào dân tộc

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc bảo đảm môi trường
sinh thái

Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, chống xói mòn, hạn hán, lũ
lụt, bảo vệ rừng, đất , nước…

Phát triển cơ sở hạ tầng

Về thuỷ lợi, khôi phục nhanh rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn
nước trên các hồ, đầm, ao, sông, suối

Về công nghiệp, hướng phát triển mạnh vào các ngành chủ yếu
như công nghiệp năng lượng (thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ)

Về thương mại và du lịch, phát triển các trung tâm thương mại
ở các cửa khẩu, các chợ nông thôn ở cụm xã, cũng cố thương
nghiệp quốc doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế

khác trong các hoạt động thương nghiệp
5.2.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×