Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

tóm tắt: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật tại tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.43 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã ngành: 9440114

HUỲNH KIM YẾN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT

TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Cần Thơ, 2024

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Trọng Tuân
Người hướng dẫn phụ: PGS. TS. Trần Thanh Mến

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: Phòng Bảo vệ Luận án Tiến sĩ, Tầng 2, Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ.
Vào lúc……giờ…….ngày……...tháng……...năm…………….

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.


Thư viện Quốc gia Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

Tạp chí KH thuộc TC ISI-Q3-IF:2.0
1. Huynh, K. Y., Tran, T. M., Nguyen, T. T., & Nguyen, Q. C. T. (2023). Protective

Effect of Syzygium jambos (L.) Leaf Extract and Its Constituents Against LPS-
induced Oxidative Stress. Records of natural products, 17(4), 678-688.

Tạp chí KH thuộc TC Scopus-Q3-IF:1.03
2. Huynh Kim Yen, Nguyen Trong Tuan, Nguyen Quoc Chau Thanh, Truong Thi Tu

Tran, Tran Thanh Men, 2024. Antioxidant activity and chemical composition of
Spirolobium cambodianum Baill. Vietnam Journal of Chemistry, 2024, 1-7.

Tạp chí KH nước ngồi có phản biện

3. Huynh Kim Yen, Nguyen Trong Tuan, Tran Thanh Men, 2021. Antioxidant Activity
of Ethanolic Extracts of Artemisia vulgaris, Pouzolzia zeylanica and Costus
speciosus. International Journal of Agriculture and Biological Sciences, ISSN
(2522-6584) July & Aug 2021, 1-7.

4. Tran Thanh Men, Huynh Kim Yen, Huynh Thi Cam Lan, Nguyen Hoang Son, Đo
Tan Khang, Nguyen Trong Tuan, 2022. Phytochemical Screening and Evaluation of
Antioxidant, Antibacterial Activities of Ethanol Extract from Combretum
quadrangulare Collected in Vietnam. International Journal of Pharma Medicine
and Biological Sciences, 11(3), 59-64.

Tạp chí KH trong nước


5. Huỳnh Kim Yến, Trần Thanh Mến, Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Thành Tâm, Huỳnh
Thị Cẩm Lan, Phạm Thị Khánh Linh, Trương Thị Tú Trân, 2021. Khảo sát khả năng
kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cây Muồng trâu và Mai dương tại Kiên Giang.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 226(07), 166-174.

6. Huỳnh Kim Yến, Ngô Thị Cẩm Tú, Nguyễn Trọng Tuân, Trần Thanh Mến, Nguyễn
Quốc Châu Thanh, Vũ Thị Yến, Lê Bích Tuyền, Nguyễn Thị Yến Phượng, 2022.
Một số hợp chất phân lập từ lá cây lý (Eugenia jambos L.). Tạp chí Công Thương,
2, 343-349.

7. Huỳnh Kim Yến, Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Quốc Châu Thanh và Trần Thanh
Mến, 2023. Thành phần hóa học của lá cây Lý (Syzygium jambos (L.)) họ Sim
(Myrtaceae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 59(5A), 88-92.

8. Huỳnh Kim Yến, Nguyễn Trọng Tuân, Trần Thanh Mến, Nguyễn Quốc Châu Thanh,
Dương Thị Minh Thơ, Trương Thị Tú Trân, 2023. Xác định hàm lượng polyphenol,
flavonoid và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của một số thực vật tại tỉnh Kiên
Giang. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 29(2), 33-38, 2023.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Thực vật vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt
là thành phần hóa học và hoạt tính sinh học đang được chú ý, điều này sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc phát hiện ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh. Ngoài ra, thực vật
là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất có hoạt tính kháng oxi hóa có tác dụng quét sạch

gốc tự do ROS và RNS. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng
các kỹ thuật thử nghiệm để xác định các chất kháng oxi hóa tự nhiên từ thực vật để
nhằm tổng hợp và điều trị các bệnh bởi “stress oxi hóa” gây ra như các bệnh về tim
mạch, đái tháo đường, alzheimer, ung thư,...[1]. Do đó, việc tìm kiếm, nghiên cứu và
sử dụng các hợp chất chiết xuất từ thực vật có khả năng kháng oxi hóa khơng gây tác
dụng phụ cho sức khỏe là lựa chọn hàng đầu. Các hợp chất này có thể là alkaloid,
terpenoid, steroid, saponin và polyphenol, giúp cơ thể thực vật tự bảo vệ khỏi các tác
nhân ơ nhiễm mơi trường, tia cực tím, stress, hạn hán và sự tấn cơng của mầm bệnh [2].
Ngồi ra, chúng cịn có các hoạt tính sinh học q đối với động vật và con người như
kháng oxi hóa, kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích hệ thống miễn
dịch [3].

Hiện nay, việc nâng cao năng suất kết hợp với điều kiện biến đổi khí hậu đã làm
gia tăng tình hình dịch bệnh. Vì thế, các nghiên cứu tìm ra các hợp chất kháng oxi hóa,
kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật là giải pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch là điều
cần thiết. Bên cạnh đó, thực vật với nhiều ưu điểm như rẻ, dễ chuẩn bị, hiệu quả phòng
bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong q trình điều trị bệnh và khơng ảnh hưởng
đến mơi trường cũng như không nguy hiểm đến đối tượng sử dụng [4]. Đồng thời, thực
vật chứa các hợp chất chuyển hóa thứ cấp ngăn cản q trình oxi hóa bằng cách khử các
gốc tự do, kìm hãm sự oxi hóa. Các hợp chất thứ cấp này được tìm thấy trong tất cả các
bộ phận như lá, quả, hạt, rễ, thân và vỏ của các loài thực vật [5].

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và sử dụng thực vật đã được tiến hành từ rất sớm,
với thảm thực vật phong phú và đa dạng trên mọi miền đất nước. Kiên Giang được xem
như một Việt Nam thu nhỏ có địa hình rất đa dạng với nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đặc sắc về đa dạng thành
phần lồi thực vật, có cả những lồi đang nằm trong Sách đỏ Việt nam. Chúng có giá trị
vô cùng lớn về mặt bảo tồn, nghiên cứu và chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học.
Một số lồi thực vật có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh được nghiên cứu ở Kiên Giang
như Dây mỏ quạ [6], Bí kỳ nam [7],... Bên cạnh đó, một số loài như cây Lý (Syzygium

jambos), Luân thùy cambot (Spirolobium cambodianum), Chùm đuông (Sphaerocoryne
affinis) cũng được sử dụng làm thuốc cho động vật và con người. Những kết quả nghiên
cứu về cây Lý (Syzygium jambos), Chùm đuông (Sphaerocoryne affinis) trên thế giới
phát hiện nhiều hoạt tính sinh học như kháng oxi hóa, gây độc tế bào ung thư, kháng

1

khuẩn, kháng viêm,… Tuy nhiên, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai lồi
này chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam. Ngồi ra, Ln thùy cambot
(Spirolobium cambodianum) là loài duy nhất trong chi Spirolobium phân bố giới hạn ở
Việt Nam và Campuchia. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về thành phần hóa học
cũng như hoạt tính sinh học của lồi này.

Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành sàng lọc hoạt tính kháng oxi hóa của các loài thực
vật bằng phương pháp DPPH, ABTS●+, RP và TAC. Bên cạnh đó, đề tài tiếp tục phân
lập (phương pháp sắc ký cột), xác định cấu trúc (dựa trên phân tích phổ NMR) và đánh
giá hoạt tính chống tress oxi hóa của các hợp chất cơ lập, làm cơ sở khoa học cho việc
sử dụng thực vật hoặc phát hiện ra những hoạt tính mới. Qua đó, đề tài góp phần nâng
cao giá trị và kiến nghị bảo tồn loài thực vật này tại Kiên Giang.

Chính vì vậy luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của một số thực vật tại tỉnh Kiên Giang” được thực hiện. Các kết quả của luận án sẽ
góp phần giải thích về bản chất hóa học, sinh học và nâng cao giá trị sử dụng, của các
loài thực vật được sử dụng làm thuốc cho động vật và con người.
1.2 Mục tiêu của luận án

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật thu
hái tại tỉnh Kiên Giang nhằm góp phần tạo cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu sâu
hơn tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực hóa dược. Từ đó cung cấp cơ sở khoa
học định hướng cho việc khai thác sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật một

cách hợp lý.
1.3 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Sàng lọc một số loài thực vật có hoạt tính kháng oxi hóa in vitro.
Đồng thời, các lồi thực vật cũng được đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (gây bệnh trên
động vật thuỷ sản) và định lượng hàm lượng tổng polyphenol, flavonoid.

- Nội dung 2: Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập
được từ cây Lý (S. jambos). Đánh giá hoạt tính sinh học của các cao chiết phân đoạn và
một số hợp chất phân lập được với hàm lượng lớn.

- Nội dung 3: Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập
được từ Luân thùy cambot (S. cambodianum). Đánh giá hoạt tính sinh học của các cao
chiết phân đoạn và một số hợp chất phân lập được với hàm lượng lớn.

- Nội dung 4: Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập
được từ Chùm đuông (S. affinis). Đánh giá hoạt tính sinh học của các cao chiết phân
đoạn và một số hợp chất phân lập được với hàm lượng lớn.

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hai mươi ba loài thực vật được thu hái tại một số huyện An Biên, An Minh, Châu

Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Phú Quốc, Kiên Lương, U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang.

2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học


của một số loài thực vật (3 loài) được chọn dựa theo hướng sàng lọc hoạt tính kháng oxi
hóa in vitro thu hái tại tỉnh Kiên Giang.
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu

1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm các thông tin về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây

Lý (Syzygium jambos), Luân thùy cambot (Spirolobium cambodianum) và Chùm đuông
(Sphaerocoryne affinis), làm giàu thêm kho tàng hợp chất thiên nhiên của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở cho việc nghiên cứu
phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các loài thực vật khác của địa phương.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có khả năng

chữa bệnh từ các lồi thực vật sẵn có ở địa phương, là một minh chứng khoa học hướng
tới nghiên cứu các sản phẩm tự nhiên an toàn, hiệu quả.

1.6 Tính mới của luận án
Lần đầu tiên ở Việt Nam, lá cây Lý được nghiên cứu về thành phần hóa học và

hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy ngồi các thành phần hóa thực vật đặc trưng cho
chi và loài, loài S. jambos ở Kiên Giang cũng xuất hiện 3 hợp chất mới trong loài. Đồng
thời, lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản và
hoạt tính chống stress oxi hóa ở mức tế bào RAW264.7 của cao chiết. Trong đó, các cao
chiết và hợp chất phân lập từ cây Lý có khả năng tăng cường sự biểu hiện của gen kháng
oxi hóa, thơng qua việc thúc đẩy con đường truyền tín hiệu Nrf2/HO-1.

Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học của Luân thùy cambot (S. cambodianum) được nghiên cứu. Từ lá của cây Luân thùy

cambot đã phân lập và xác định cấu trúc của 10 hợp chất tinh khiết, lần đầu tiên được
phân lập trong chi Spirolobium. Cao chiết và các hợp chất phân lập từ Ln thùy cambot
có hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, kháng oxi hóa in vitro và
chống stress oxi hóa in vivo trên mơ hình ruồi giấm.

Lần đầu tiên ở Việt Nam thành phần hóa học và hoạt tính sinh học như kháng oxi
hóa in vitro, chống stress oxi hóa in vivo trên mơ hình ruồi giấm của cây Chùm đuông
được nghiên cứu. Đã phân lập và xác định cấu trúc của 13 hợp chất, trong đó có 11 hợp
chất tinh khiết lần đầu được phân lập từ chi này.

3

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số loài thực vật được sử dụng trong nghiên cứu sàng lọc

Kiên Giang là nơi có nguồn thực vật rất đa dạng và phong phú, có nhiều lồi thực
vật có tác dụng chữa bệnh như Trâm bầu (Comretum quadrangulare), Ngải cứu
(Artemisia vulgaris), Chùm đng (Sphaerocoryne affinis), … Đây chính là nguồn thực
vật có tác dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm của người dân. Hai mươi ba loài thực vật
được thu hái tại Kiên Giang gồm các bộ phận như lá, thân, vỏ, trái sử dụng trong nghiên
cứu thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2. 1: Danh sách 23 loài thực vật được thu hái tại Kiên Giang

Tên khoa học Tên thông thường Địa điểm thu Bộ phận
mẫu nghiên cứu
Acanthus ebracteatus Ơ rơ Toàn cây

Acorus calamus Thủy xương bồ Gò Quao Lá
Ananas comosus Khóm U Minh thượng Lá
Artemisia vulgaris Ngải cứu Châu Thành Toàn cây
Bidens pilosa Xuyến chi Châu Thành Toàn cây
Costus speciosus Cát lồi Châu Thành Lá
Combretum quadrangulare Trâm bầu Gò Quao Trái
Glycosmis citrifolia Bưởi bung Châu Thành Lá
Lumnitzera littorea Cóc đỏ Phú Quốc Lá
Lumnitzera racemosa Cóc trắng Phú Quốc Lá
Lycopodiella cenua Thông đất Kiên Lương Toàn cây
Marsilea quadrifolia Rau bợ Phú Quốc Toàn cây
Mimosa pigra Mai dương U Minh thượng Lá
Pandanus tectorius Dứa gai An Minh Trái
Pistia stratiotes Bèo cái Hòn Đất Toàn cây
Pouzolzia zeylanica Bọ mắm U Minh thượng Toàn cây
Rhizophora apiculata Đước đôi Hòn Đất Võ
Senna alata Muồng trâu An biên Lá
Sphaerocoryne affinis Chùm đuông An Minh Trái, lá
Spirolobium cambodianum Luân thùy cambot Phú Quốc Lá
Stachytarpheta jamaicensis Đuôi chuột Phú Quốc Toàn cây
Syzygium jambos Lý Hòn Đất Lá
Volkameria inermis Ngọc nữ biển Châu Thành Lá
Kiên Lương

4

2.2 Tổng quan về chi Syzygium và loài Syzygium jambos
2.2.1 Giới thiệu về chi Syzygium
2.2.2 Tổng quan về Syzygium jambos
Syzygium jambos (còn gọi là Lý, Mận, Gioi) còn được biết với tên khác là Eugenia


jambos hoặc Jambosa [133]. Lá được dùng để chữa đau mắt, hạ sốt, tiêu hóa, kiết lỵ
[98]. Chiết xuất thực vật từ các bộ phận của S. jambos đã thể hiện các hoạt tính kháng
viêm, kháng oxi hóa [135], kháng khuẩn [137], bảo vệ gan [134], và gây độc tế bào ung
thư [146]. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của S. jambos đã phân lập được 47
hợp chất thuộc các nhóm chất sau: flavonoid, tannin, triterpenoid, steroid, acid hữu cơ
và các dẫn xuất khác [147‒154].
2.3 Tổng quan về chi Spirolobium và loài Spirolobium cambodianum

2.3.1 Giới thiệu về chi Spirolobium
2.3.2 Tổng quan về Spirolobium cambodianum

Spirolobium cambodianum Baill (Luân thùy cambot) là loài duy nhất của chi
Spirolobium. S. cambodianum là một loài đặc hữu của những vùng nhiệt đới như Việt
nam, Lào, Cambodia, Thái Lan và Indonesia. Theo kinh nghiệm dân gian, cây có thể
dùng để trị các bệnh như đau thắt lưng, đau đầu, sưng chân tay hoặc sốt. S. cambodianum
là một loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam, có những đặc tính của một lồi thảo
dược q. Tuy nhiên, các nghiên cứu và cơng bố về thành phần hóa học, hoạt tính sinh
học của lồi này trên thế giới và Việt Nam cịn rất hạn chế [156].
2.4 Tổng quan về chi Sphaerocoryne và loài Sphaerocoryne affinis

2.4.1 Giới thiệu về chi Sphaerocoryne
2.4.2 Tổng quan về Sphaerocoryne affinis

Sphaerocoryne affinis (Chùm đuông) là một lồi thực vật có hoa thuộc họ Na.
Trong y học cổ truyền Thái Lan, hoa được sử dụng làm thuốc giảm đau tim nhẹ và hạ
sốt. Ngoài ra, cao chiết từ lá và trái của S. affinis có hoạt tính kháng oxi hóa và gây độc
tế bào ung thư [163‒164]. Các nghiên cứu hóa thực vật về lồi này đã phân lập được 61
hợp chất như terpenoid, flavonoid, heptane và các dẫn xuất khác [167‒173]. Qua nghiên
cứu tài liệu cho thấy có rất ít hợp chất được phân lập từ S. affinis ở Việt Nam và trên thế

giới.
2.5 Ruồi giấm và sử dụng mơ hình ruồi giấm trong nghiên cứu khoa học
2.6 Tổng quan về tình hình sử dụng thực vật trong thủy sản
2.7 Tổng quan về kháng oxi hóa

5

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Mẫu thực vật, hóa chất và thiết bị
3.1.2 Phương pháp điều chế cao tổng
3.1.3 Phương pháp định tính, định lượng thành phần hóa học
- Định lượng polyphenol tổng (TPC): Hàm lượng polyphenol tổng được xác định

bằng thuốc thử Folin-Ciocalteu theo mô tả của Singleton et al. (1999) và Dewanto et al.
(2002) [215‒216].

- Định lượng flavonoid tổng (TFC): Hàm lượng flavonoid tổng trong cao chiết
được xác định theo phương pháp so màu nhôm clorua (AlCl3) của Bag et al. (2015)
[217].

3.1.4 Phương pháp phân lập các hợp chất
3.1.5 Phương pháp xác định cấu trúc

Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng cách kết hợp các phương pháp phổ
tử ngoại khả kiến, phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều đồng
thời kết hợp phân tích, so sánh với tài liệu tham khảo.


3.1.6 Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học
3.1.6.1 Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa in vitro
a) Khảo sát hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH
Khả năng kháng oxi hóa của mẫu thử được xác định theo phương pháp DPPH của

Sharma & Bhat (2009).
b) Khảo sát hiệu quả trung hòa gốc tự do ABTS●+
Hoạt tính kháng oxi hóa của mẫu thử được xác định bởi khả năng loại bỏ gốc tự do

ABTS●+ theo mô tả của Nenadis et al. (2004) [219].
c) Khảo sát hiệu quả kháng oxi hóa bằng phương pháp khử sắt (reducing

power)
Hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết được xác định bởi năng lực khử sắt

(Reducing power – RP) thực hiện theo phương pháp Padma et al. (2013) [206].
d) Xác định tổng khả năng kháng oxi hóa (total antioxidant capacity - TAC)
Hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết được thực hiện theo phương pháp Prieto et

al. (1999) [220].
3.1.6.2 Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn
Phương pháp pha loãng mẫu thử (broth dilution) trên đĩa 96 giếng và chất chỉ thị

màu resazurin được sử dụng để xác định nồng độ ức chế tối thiểu theo mô tả của Sarkar
et al. (2007) [221].

3.1.6.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống stress oxi hóa
a) Mơ hình đại thực bào


6

* Đánh giá khả năng gây độc tế bào: Đại thực bào RAW264.7 được tiến hành
nuôi cấy trong môi trường DMEM. Tế bào được nuôi trong đĩa elisa 25 cm2, được đặt
trong tủ ấm với 5 % CO2 ở 37oC. Mẫu thử ở các nồng độ khác nhau hoặc DMSO 1%
được ủ với tế bào RAW264.7 trong đĩa 96 giếng (2 x 105 tế bào/giếng) ở 37oC trong 24
giờ. Sau đó, tế bào trên tiếp tục được ủ với sự hiện diện của lipopolysaccharide (LPS)
hoặc khơng có LPS (1 µg/mL) trong thời gian 16 giờ [222].

* Đánh giá khả năng ức chế ROS và NO: Các tế bào được xử lý trước với nồng
độ mẫu thử thích hợp trong mơi trường DMEM trong 24 giờ. Sau đó, tế bào được rửa
với dung dịch đệm phosphate (PBS) và kích thích với LPS 1 µg/mL ở 37oC trong thời
gian 16 giờ. Cuối cùng, các tế bào được ủ với 10 µM 2',7'-dichlorodihydrofluorescein
diacetate trong 45 phút.

* Reverse Transcription Quantitative PCR (RT-qPCR): Các tế bào RAW264.7
được nuôi cấy trên đĩa 6 giếng trong 24 giờ, sau đó được ủ với mẫu thử hoặc hợp chất
được chỉ định. Sau đó, các tế bào được rửa bằng PBS và được kích thích có hoặc khơng
có LPS trong 16 giờ nữa. Tổng số RNA của từng mẫu được chiết xuất bằng thuốc thử
Qiazol, sau đó được tinh chế bằng Qiagen RNeasy Kit. Cuối cùng, tác dụng của mẫu
thử đối với biểu hiện mRNA được xác định bằng qRT-PCR [223].

* Western Blotting: Các tế bào RAW264.7 được nuôi cấy trên đĩa 6 giếng trong
24 giờ, sau đó được ủ với các nồng độ mẫu thử đã chọn trong 24 giờ trước khi kích thích
LPS (1 µg/mL) trong 16 giờ. Tiếp theo, mỗi mẫu được tách thành SDS-PAGE (10%,
v/v) và được chuyển sang màng PDVF. Màng được loại bỏ bằng dung dịch sữa tách béo
5% trong 1 giờ. Sau đó, mẫu được ủ với kháng thể sơ cấp (Nrf2) qua đêm ở nhiệt độ
4oC cho đến khi sử dụng. Màng được rửa bằng nước muối đệm Tris và ủ với horseradish-
peroxidase-conjugated trong TBST, bổ sung 3% albumin huyết thanh bò trong 1 giờ ở
nhiệt độ phòng. Cuối cùng, sự biểu hiện của màng được thực hiện bằng phương pháp

ECL Western blotting Substrate [223].

b) Mơ hình ruồi giấm
Khả năng chống stress oxi hóa của mẫu thử được kiểm tra thử nghiệm in vivo bằng
mô hình ruồi giấm theo mơ tả của Etuh et al. (2019) và Wongchum et al. (2021) [207‒
208].
* Trong điều kiện paraquat (PQ): Khả năng chống stress oxi hóa của mẫu thử
được kiểm tra bằng phương pháp paraquat (PQ) ở nồng độ 20 mM.
* Trong điều kiện H2O2: Thí nghiệm được tiến hành tương tự như trên nhưng thay
paraquat (PQ) bằng H2O2 ở nồng độ 10%.
3.1.7 Phương pháp xử lý số liệu
3.2 Thực nghiệm
3.2.1 Sàng lọc các đối tượng nghiên cứu theo hướng kháng oxi hóa in vitro
3.2.2 Phân lập tinh chế các chất từ cây Lý
3.2.2.1 Điều chế cao phân đoạn cây Lý
3.2.2.2 Phân lập các hợp chất cây Lý
a) Phân lập các hợp chất từ cao EJH (n-hexane)

7

Cao SJH (150 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc (100:0-0:100, v/v)

SJH.I SJH.II SJH.III SJH.IV SJH.V
(10,6 g) (30,1 g) (16,8 g) (15,6 g) (12,5 g)

CC silica gel CC silica gel n-hexane:EtOAc CC silica gel
n-hexane:EtOAc (80:20-70:30, v/v) n-hexane:EtOAc
(99:1-80:20, v/v) (100:0-0:100, v/v)

Tinh chế với hệ dung môi
SJ1 (15 mg) n-hexane:DC (99:1, v/v) SJ3 (6 mg)

SJ2 (5 mg)

Hình 3. 1: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SJH (Cao n-hexane)
b) Phân lập các hợp chất từ cao SJE (cao EtOAc)

Cao SJE (250 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc:MeOH (100:0:0-0:0:100, v/v/v)

SJE.I SJE.II SJE.III SJE.IV SJE.V
(21,9 g) (23,7 g) (35,5 g) (25,2 g) (24,8 g)

CC silica gel CC silica gel
n-hexane:EtOAc n-hexane:EtOAc
(100:0-0:100, v/v) (90:10-0:100, v/v)

SJE.I.3 SJE.II.4 SJE.II.5 CC silica gel
n-hexane:EtOAc
CC silica gel (85:15-0:100, v/v)
CHCl3:MeOH
(95:5, v/v) CC silica gel CC silica gel CC silica gel
CHCl3:MeOH CHCl3:MeOH n-hexane:EtOAc
(99:1-90:10, v/v) (90:10, v/v) (70:30-0:100, v/v)

SJ4 SJ5 SJ6
(12 mg) (8 mg) (16 mg)


SJE.III.4 SJE.III.8 SJE.IV.1 SJE.IV.6

CC silica gel CC, RP-18 CC silica gel CC, RP-18
CHCl3:MeOH MeOH:H2O
(90:10-80:20, v/v) MeOH:H2O (75:25, v/v) CHCl3:MeOH (50:50, v/v)

(95:5-80:20, v/v)

SJ7 (15 mg) SJ8 (5 mg) SJ9 (7 mg) SJ10 (6 mg)

Hình 3.2: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SJE (Cao ethyl acetate)

8

3.2.3 Phân lập tinh chế các chất từ cây Luân thùy cambot
3.2.3.1 Điều chế cao phân đoạn cây Luân thùy cambot
3.2.3.2 Phân lập các hợp chất cây Luân thùy cambot
a) Phân lập các hợp chất từ cao SCH (n-hexane)

Cao SCH
(100,15 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc: MeOH (100:0:0,
75:25:0, 50:50:0, 25:75:0, 0:90:10 v/v/v)

SCH.I SCH.II SCH.III SCH.IV SCH.V
(15 g) (14 g) (21 g) (11 g) (10 g)

CC silica gel CC silica gel n-hexane:EtOAc (100:0-0:100,
n-hexane:EtOAc v/v)

(100:0-0:100, v/v)
SCH.III.2
SC1 (5 mg)
CC silica gel CHCl3:MeOH (100:0-98:2, v/v)

SC2 (15 mg)

Hình 3.3: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SCH (Cao n-hexane)
b) Phân lập các hợp chất từ cao SCE (cao EtOAc)

Cao SCE (250,06 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc:MeOH
(75:25:0, 50:50:0, 25:75:0, 0:100:0, 0:90:10, v/v/v)

SCE.I SCE.II SCE.III SCE.IV SCE.V
(35 g) (40 g) (40 g) (45 g) (35 g)

CC silica gel CC silica gel CC silica gel
n-hexane:EtOAc n-hexane:EtOAc n-hexane:EtOAc (98:2-60:40, v/v)
(99:1-70:30, v/v) (98:2-60:40, v/v)

SC3 SCE.II.2 SCE.III.2 SCE.III.3
(10 mg) (15 g) (12 g) (20 g)

SC4 CC silica gel CC silica gel CC silica gel
(23 mg) CHCl3:MeOH (100:0-95:5, v/v) CHCl3:MeOH CHCl3:MeOH
(99:1-96:4, v/v) (99:1-90:10, v/v)

SC5 SC6 SC7 SC8 SC9 SC10

(17 mg) (20 mg) (12 mg) (14 mg) (10 mg) (11 mg)

Hình 3.4: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SCE (Cao ethyl acetate)

9

3.2.4 Phân lập tinh chế các chất từ cây Chùm đuông
3.2.4.1 Điều chế cao phân đoạn từ cây Chùm đuông
3.2.4.2 Phân lập các hợp chất từ cây Chùm đuông
a. Phân lập các hợp chất từ trái cây Chùm đuông

Cao SAE (200 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc:MeOH (75:25:0,
50:50:0, 25:75:0, 0:100:0, 0:0:100, v/v/v)

SAE.I SAE.II SAE.III SAE.IV SAE.V

CC silica gel n-hexane:EtOAc (100:0-75:25, v/v) CC silica gel EtOAc:MeOH
100:0-0:100, v/v)

SAE.I.2 SAE.I.4 SAE.V.1

CC silica gel CC silica gel CC silica gel CC silica gel CC silica gel CC silica gel
n-hexane:EtOAc DC:EtOAc EtOAc:MeOH EtOAc:MeOH EtOAc:MeOH EtOAc:MeOH
(80:20, v/v) (50:50, v/v) (70:30, v/v) (70:30, v/v) (80:20, v/v) (85:15, v/v)

SA1 SA2 SA6 SA5 SA4 SA3

Hình 3.5: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SAE (Cao ethyl acetate)


b. Phân lập các hợp chất từ lá cây Chùm đuông

Cao SALE (275 g)

CC silica gel n-hexane:EtOAc:MeOH (75:25:0,
50:50:0, 25:75:0, 0:100:0, 0:0:100, v/v/v)

SALE.I SALE.II SALE.III SALE.IV SALE.V

CC silica gel n-hexane:EtOAc CC silica gel n-hexane:EtOAc
(100:0-0:100, v/v) (100:0-0:100, v/v)

SALE.II.1 SALE.II.2 SALE.II.3 SALE.II.5 CC silica gel
SAL4 EtOAc:MeOH
(100:0-0:100, v/v)

SAL1 SAL2 SAL3

SALE.III.1 SALE.III.2 SALE.V.3
SAL5 SAL6
CC silica gel
EtOAc:MeOH
(100:0-70:30, v/v)

SAL7 SALE.V.3.1

Hình 3.6: Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao SALE (Cao ethyl acetate)

10


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng oxi hóa của 23 lồi thực vật

4.1.1 Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng oxi hóa của 23 lồi thực vật
Hoạt tính kháng oxi hóa của 24 loại cao chiết (cao khơ) từ 23 lồi thực vật được

đánh giá bằng phương pháp DPPH, ABTS●+, RP và TAC. Gallic acid được sử dụng làm
đối chứng dương trong các thử nghiệm (Olszowy-Tomczyk et al., 2021). Hiệu quả
kháng oxi hóa của các cao chiết được xác định thơng qua giá trị EC50 hoặc Abs0,5 của
mẫu. Hoạt tính kháng oxi hóa của 24 loại cao chiết được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4. 1: Kết quả đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa in vitro của các cao chiết

Cao chiết DPPH ABTS●+ RP TAC
(EC50 µg/mL)
Ơ rơ 217,12 ± 9,89k (EC50 µg/mL) (Abs0,5) (Abs0,5)
Thủy xương bồ 447,40 ± 8,62n 39,33 ± 0,94l 62,68 ± 2,78f 87,97 ± 4,40hj
Khóm 387,70 ± 1,71m 112,49 ± 8,34q 149,67 ± 9,18k 146,32 ± 1,86o
Ngải cứu 734,32 ± 2,58p 157,24 ± 1,08s 410,42 ± 4,67r 113,41 ± 0,83m
Xuyến chi 786,94 ± 6,85q 43,87 ± 0,08mn 185,32 ± 0,05m 62,71 ± 0,32e
Cát lồi 1158,24 ± 6,51s 256,57 ± 5,71y 215,60 ± 2,63n 176,79 ± 1,19p
Trâm bầu 103,90 ± 0,40g 130,08 ± 0,33r 1011,87 ± 7,40t 90,27 ± 1,53k
Bưởi bung 172,87 ± 3,39j 24,18 ± 0,06ef 128,58 ± 0,20j 79,30 ± 1,40f
Cóc đỏ 76,89 ± 3,54de 37,92 ± 0,40kl 61,15 ± 0,90f 83,61 ± 0,57g
Cóc trắng 81,73 ± 1,01ef 29,66 ± 0,12gh 46,42 ± 1,31e 51,86 ± 1,51d
Thông đất 93,95 ± 1,24fg 20,46 ± 0,52de 113,11 ± 0,09h 86,94 ± 0,58h

Rau bợ 574,13 ± 2,80o 191,06 ± 2,83t 98,48 ± 2,13g 177,98 ± 0,07p
Mai dương 67,12 ± 2,18d 102,37 ± 0,64p 167,73 ± 0,61l 77,37 ± 2,05f
Dứa gai 143,46 ± 4,19h 39,22 ± 1,19l 32,16 ± 0,24cd 65,32 ± 1,13e
Bèo cái 1422,34 ± 6,26t 45,51 ± 0,55n 714,43 ± 1,27s 95,38 ± 1,91l
Bọ mắm 1034,55 ± 2,82r 196,81 ± 6,05x 286,67 ± 2,75p 122,18 ± 2,81n
Đước đôi 68,60 ± 1,70d 91,69 ± 1,00o 1196,47 ± 3,44x 257,64 ± 0,85r
Muồng trâu 357,19 ± 2,06l 27,82 ± 0,97fg 37,64 ± 0,44d 65,46 ± 0,96e
Chùm đuông-trái 54,18 ± 2,30c 40,39 ± 0,39lm 331,03 ± 14,32q 119,59 ± 1,10n
Chùm đuông-lá 19,20 ± 0,23b 19,28 ± 0,47cd 27,01 ± 1,52bc 44,65 ± 0,29c
Luân thùy 19,51 ± 0,77b 16,14 ± 0,11bc 26,36 ± 1,20bc 36,15 ± 1,03b
cambot 4,89 ± 0,07a 20,80 ± 0,26b 38,80 ± 0,69b
Đuôi chuột 206,38 ± 1,27k
Lý 46,33 ± 0,33c 34,09 ± 0,53jk 56,29 ± 1,66f 88,10 ± 1,05hj
Ngọc nữ biển 739,47 ± 7,51p 14,67 ± 0.27b 26,98 ± 0,22bc 35,97 ± 0,23b
Gallic acid 4,10 ± 0,20a 33,28 ± 0,03hj 261,38 ± 5,77o 237,59 ± 5,63q
1,80 ± 0,08a 10,31 ± 0,10a 25,31 ± 0,12a

Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức 5%.

11

+ Kết quả cho thấy 24 mẫu cao chiết đều thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa ở phương
pháp DPPH với giá trị EC50 trong khoảng 19,20 ‒ 1422,34 µg/mL. Tương tự, trong thử
nghiệm ABTS●+ có giá trị EC50 trong khoảng 4,89 ‒ 256,57 µg/mL. Trong đó, mẫu cao
chiết Luân thùy cambot (EC50 = 4,89 µg/mL) có hoạt tính kháng oxi hóa tương đương
gallic acid (EC50 = 1,80 µg/mL), khơng có ý nghĩa khác biệt thống kê ở mức 5%.

+ Trong phương pháp kháng oxi hóa tổng (TAC), 24 mẫu cao chiết có giá trị Abs0,5
trong khoảng 35,97 ‒ 257,64 µg/mL. Tương tự, trong thử nghiệm khử sắt (RP), giá trị
Abs0,5 trong khoảng 20,80 ‒ 1196,47 µg/mL.


Kết quả sàng lọc đã hứa hẹn tiềm năng to lớn của ba loài thực vật (Lý, Ln thùy
cambot và Chùm đng) có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh thể hiện ở 4 phương pháp thử
nghiệm DPPH, ABTS●+, RP và TAC.

4.1.2 Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của 23 lồi thực vật
Kết quả cho thấy, các cao chiết Khóm, Ơ rơ, Thủy xương bồ, Cát lồi, Bưởi bung,

Cóc đỏ, Thơng đất, Rau bợ, Bọ mắm, Dứa gai, Bèo cái, Muồng trâu, Đuôi chuột, Ngọc
nữ Biển khơng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn. Ngược lại, các cao chiết Ngải cứu, Xuyến
chi, Trâm bầu, Cóc trắng, Mai dương, Đước đơi, Chùm đng, Ln thùy cambot, Lý
có khả năng kháng S. agalactiae, A. hydrophila, A. dhakensis, E. ictaluri. Trong đó, ba
lồi thực vật gồm Lý, Ln thùy cambot và Chùm đng có giá trị MIC thấp hơn các
cao chiết còn lại trong khoảng 80 ‒ 640 μg/mL. Điều này chứng tỏ hoạt tính kháng
khuẩn gây bệnh ở động vật thủy sản tốt hơn các loài thực vật khác được khảo sát. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối tương quan giữa hoạt động kháng khuẩn của các
cao chiết thực vật với hoạt tính kháng oxi hóa và các hợp chất thứ cấp có trong thực vật
(Ben Nour et al., 2015).

4.1.3 Kết quả định tính thành phần hóa học của 23 lồi thực vật
Các cao chiết của 23 lồi thực vật sau khi điều chế được định tính sơ bộ thành phần

hố học của các nhóm hợp chất chính thơng qua phản ứng màu được thực hiện trong
ống nghiệm. Từ kết quả trên cho thấy tất cả các loại cao chiết đều có chứa hợp chất
flavonoid. Bên cạnh đó, một số loại cao chiết có sự hiện diện của hợp chất alkaloid như
Ơ rơ, Ngải cứu, Thủy xương bồ, Xuyến chi, Trâm bầu, Cóc trắng, Cóc đỏ, Thơng đất,
Mai dương, Bọ mắm, Muồng trâu, lá Chùm đuông, Luân thùy cambot, Lý. Hợp chất
steroid và triterpenoid không hiện diện trong 4 cao chiết như Ngải cứu, Thủy xương bồ,
Thông đất, Bèo cái. Hợp chất tannin không hiện diện trong 7 loại cao chiết như Khóm,
Cát lồi, Thơng đất, Rau bợ, Bọ mắm, Đuôi chuột, Ngọc nữ biển. Hợp chất saponin khơng

hiện diện trong 9 loại cao chiết như Khóm, Xuyến chi, Trâm bầu, Bưởi bung, Mai dương,
Dứa gai, Bèo cái, Luân thùy cambot, Đuôi chuột. Như vậy, nghiên cứu chứng minh các
cao chiết từ 23 loài thực vật chứa nhiều hợp chất sinh học đầy tiềm năng ứng dụng.

12

4.1.4 Kết quả định lượng tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid của 23 loài

thực vật

Kết quả cho thấy, 24 loại cao chiết có tổng hàm lượng polyphenol từ 75,94 – 857,24

mg GAE/g cao chiết. Tương tự, hàm lượng flavonoid từ 38,71 ‒ 798,71 mg QE/g cao

chiết (Bảng 4.2).

Bảng 4. 2: Tổng hàm lượng polyphenol (TPC) và flavonoid (TFC) của 23 loài thực vật

Tên khoa học Bộ phận TPC TFC

A. ebracteatus nghiên cứu (mg GAE/g cao chiết) (mg QE/g cao chiết)
A. calamus Toàn cây 82,88 ± 2,35q 324,43 ± 4,18g
A. comosus Lá 147,40 ± 2,26n 146,07 ± 4,43pq
A. vulgaris Lá 158,31 ± 1,51m 150,30 ± 0,26p
B. pilosa Toàn cây 103,08 ± 0,45p 287,65 ± 2,35j
C. speciosus Toàn cây 134,42 ± 1,03o 212,99 ± 2,07m
C. quadrangulare Lá 75,94 ± 0,86q 221,36 ± 2,65m
G. citrifolia Trái 230,89 ± 2,36j 165,35 ± 5,80o
L. littorea Lá 196,54 ± 4,25k 253,63 ± 2,03l
L. racemosa Lá 453,93 ± 0,87e 337,36 ± 9,05f

L. cenua Lá 138,53 ± 1,47o 182,01 ± 2,34n
M. quadrifolia Toàn cây 186,30 ± 1,64l 139,90 ± 4,93q
M. pigra Toàn cây 239,60 ± 1,20h 307,36 ± 5,03h
P. tectorius Lá 306,08 ± 5,67f 38,71 ± 5,78s
P. stratiotes Trái 179,06 ± 2,21l 382,34 ± 6,12e
P. zeylanica Toàn cây 100,69 ± 5,97p 182,99 ± 7,48n
R. apiculata Toàn cây 76,69 ± 1,78q 94,65 ± 3,32r
S. alata Võ 295,44 ± 1,35g 402,79 ± 2,70d
S. affinis Lá 203,57 ± 10,36k 46,31 ± 4,32s
S. affinis Trái 570,36 ± 3,19d 413,18 ± 3,11c
S. cambodianum Lá 671,83 ± 1,05b 563,93 ± 2,87b
S. jamaicensis Lá 661,12 ± 3,55c 798,71 ± 4,63a
S. jambos Toàn cây 185,61 ± 1,28l 279,10 ± 6,02kj
V. inermis Lá 857,24 ± 9,06a 559,81 ± 6,93b
Lá 105,03 ± 1,82p 278,61 ± 4,23k

Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức 5%.

4.2 Đánh giá hoạt tính sinh học của cây Lý và một số hợp chất phân lập được
4.2.1 Hoạt tính kháng oxi hóa của cao phân đoạn từ lá Lý
Các cao chiết từ lá Lý có giá trị EC50 hoặc Abs0,5 nằm trong khoảng 10,12 ‒ 92,40

µg/mL. Hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết phân đoạn được sắp xếp theo hướng hoạt
tính kháng oxi hóa giảm dần như sau: SJE > SJH > SJ > SJW (Bảng 4.3).

13

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của các cao phân đoạn từ lá

Lý và một số hợp chất phân lập được


STT Mẫu DPPH ABTS●+ RP TAC

(EC50 µg/mL) (EC50 µg/mL) (Abs0,5 µg/mL) (Abs0,5 µg/mL)

1 SJ 46,33 ± 0,33d 14,66 ± 0,27d 26,98 ± 0,22d 35,97 ± 0,23d

2 SJH 30,92 ± 0,94c 12,74 ± 0,24c 25,11 ± 0,65c 33,83 ± 0,22c

3 SJE 27,68 ± 4,87b 10,12 ± 0,04b 19,52 ± 0,51b 25,50 ± 1,92b

4 SJW 92,40 ± 4,51e 75,96 ± 1,42e 90,13 ± 0,34d 57,58 ± 0,22d

5 Gallic acid 4,10±0,20a 1,80±0,08a 10,31±0,10a 25,31±0,12a

6 Myricetin 18,83 ± 0,53 2,67 ± 0,12 - -

7 Quercetin 30,53 ± 1,68 8,10 ± 0,63 - -

Ghi chú: (-) không thử nghiệm, các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt
khơng có ý nghĩa ở mức 5%.

4.2.2 Hoạt tính chống stress oxi hóa trên mơ hình đại thực bào
Ở nồng độ 0 ‒ 200 µg/mL cho thấy tỉ lệ sống của tế bào không khác biệt so với đối
chứng (Hình 4.1A). Vì vậy, nồng độ cao chiết tối ưu khơng gây độc tính đối với tế bào,
an tồn cho q trình thử nghiệm là 200 µg/mL. Ngồi ra, cao chiết phân đoạn SJE
khơng thể sự hiện khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống của tế bào so với mẫu đối chứng ở các
nồng độ khảo sát. Do đó, cao chiết ethanol (SJ) và cao phân đoạn ethyl acetate (SJE) từ
lá Lý được chọn để nghiên cứu khả năng chống stress oxi hóa.


Hình 4. 1: Ảnh hưởng của các cao chiết từ lá Lý đến sự sống của tế bào
RAW264,7

(A) Khả năng sống tế bào được xử lý ở các nồng độ khác nhau cao chiết SJ. (B) Khả năng sống tế bào tiền xử lý
với dãy nồng độ khảo sát của cao chiết SJ trong 24 giờ, sau đó kích thích LPS trong 16 giờ. (C) Khả năng sống
tế bào tiền xử lý với dãy nồng độ khảo sát của cao chiết SJE trong 24 giờ, sau đó kích thích LPS trong 16 giờ. Số

liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± SD; (n=6); n,s không đáng kể; # p < 0,05 (so với tế bào được nuôi
trong điều kiện bình thường); **** p < 0,0001 (so với tế bào được kích thích với LPS).

Các tế bào RAW264.7 đã được xử lý trước với nồng độ cao chiết đã được chọn
của SJ hoặc SJE trong 24 giờ, sau đó kích thích bằng nội độc tố từ màng tế bào vi khuẩn
gram âm (LPS) trong 16 giờ. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của tế bào tiền xử lý với cao
chiết khơng có sự khác biệt so với đối chứng. Điều này chỉ ra rằng sự có mặt của cao
chiết SJ và SJE đã ngăn chặn độc tính và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do LPS gây ra
(Hình 4.1B, C).

Kết quả cho thấy, cao chiết SJ và SJE đã ức chế đáng kể sự sản sinh ROS (Hình
4.2). Đồng thời, chứng minh rằng chiết xuất này khơng chỉ ngăn chặn stress oxi hóa

14

thông qua việc ức chế ROS nội bào và giảm sản sinh NO● liên quan đến hoạt tính chống
viêm.

Hình 4. 2: Ảnh hưởng của cao chiết SJ và SJE đến quá trình sản xuất ROS và NO

(A) Mức ROS trong kích thích LPS đã được xử lý bằng SJ. (B) Mức ROS trong kích thích LPS đã được xử lý bằng
SJE. (C) NO được sinh ra với nồng độ cao chiết SJE nối tiếp. Dữ liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± SD;
(n=6); n,s không đáng kể; # p < 0,05 (so với tế bào được ni trong điều kiện bình thường); **, p<0,01; ****

p<0,0001 (so với tế bào được xử lý với LPS).

Kết quả Hình 4.3 cho thấy, biểu hiện mRNA của COX-2 và iNOS được tăng cường
nhờ kích thích LPS. Ngược lại, khi được xử lý bằng cao chiết SJ và SJE ở nồng độ 25
µg/mL đã ức chế đáng kể sự biểu hiện gen.

Hình 4. 3: Ảnh hưởng của SJE đến sự biểu hiện của marker sinh học khi kích
thích LPS

Biểu hiện của COX-2 (A), iNOS (B) và IL-10 (C) được đánh giá bằng qRT-PCR (n=3). Dữ liệu được biểu thị dưới
dạng trung bình ± SD); n,s khơng đáng kể; # p < 0,05 (so với tế bào được ni trong điều kiện bình thường); **,
p<0,01;***, p<0,001; **** p<0,0001.

Heme oxygenase-1 (HO-1) được coi là yếu tố ban đầu bảo vệ chống lại stress oxi
hóa. Việc tăng cường biểu hiện HO-1 cho phép các tế bào chống lại tổn thương do ROS
tạo. Ở đây, tác dụng chống stress oxi hóa (HO-1) của các hợp chất phân lập được gồm
gallic acid (1), quercetin (2), myricetin (3) và caffeic acid (4) được đánh giá bằng cách
sử dụng qRT-PCR. Kết quả thể hiện, quá trình tiền xử lý với các hợp chất hoạt động này
đã tăng cường biểu hiện mRNA HO-1, trong khi kích thích LPS khơng ảnh hưởng đến
hoạt động của nó (Hình 4.4 A).

Đặc biệt, myricetin tạo ra cảm ứng biểu hiện HO-1 cao nhất so với các hợp chất
khác. Ngoài ra, myricetin cho thấy mức độ hoạt động mạnh hơn quercetin (2) có cấu
trúc gần tương tự cấu trúc của nó.

15

Hình 4. 4: Các hợp chất từ SJE đã thúc đẩy q trình kích hoạt Nrf2/HO-1

(A) Mức biểu hiện mRNA của HO-1 sau khi xử lý trước với 4 hợp chất ở nồng độ 10 µM cho mỗi hợp chất được

phân tích bằng qRT-PCR. (B) Biểu hiện của hạt nhân (N) Nrf2 sau khi xử lý bằng SJ được phân tích bằng Western
blot (n=3), ). Dữ liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± SD); n,s khơng đáng kể; **p < 0,01; **** p<0,0001.

4.2.3 Định tính và định lượng thành phần hóa học của cây Lý
Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học có trong cao chiết lá Lý cho thấy sự

hiện diện của alkaloid, flavonoid, steroid, triterpenoid, tannin và saponin. Kết quả
nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Rocchetti et al. (2019) và Ochieng et
al. (2022).

Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số của cao chiết lá Lý có giá trị lần lượt
là 857,24 ± 9,06 mg GAE/g cao chiết và 559,81 ± 6,93 mg QE/g cao chiết. Do đó, kết
quả này đã chứng minh rằng cao chiết từ lá Lý có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh phụ
thuộc vào hàm lượng hợp chất polyphenol cao.

4.2.4 Cấu trúc các hợp chất đã phân lập từ cây Lý
Về thành phần hóa học của lá Lý (S. jambos) bao gồm 4 hợp chất flavonoid, 4 hợp

chất phenol và 2 hợp chất steroid. Trong đó, ba hợp chất gồm SJ2, SJ5, SJ9 lần đầu tiên
phân lập từ loài thực vật này. Các hợp chất phân lập từ cây Lý được trình bày dưới đây:

(SJ1) Stigmasterol (SJ3) β-Sitosterol 3-O-β-D-glucoside

(SJ2) 5((8'Z,11'Z,14'Z)-Heptadeca-8',11',14'-trien-1-yl) benzene-1,3-diol

16

(SJ8) Caffeic acid (SJ7) Gallic acid

(SJ9) Chavicol β-D-glucopyranoside (SJ10) Rutin


Hợp chất R1 R2 R3 R4 R5 R6
(SJ5) 2-Phenyl-4H-chromen-4-one
H HHHH H
(SJ4) Quercetin
(SJ6) Myricetin OH OH H OH OH OH
OH OH OH OH OH OH

4.3 Đánh giá hoạt tính sinh học của Luân thùy cambot và một số hợp chất phân
lập được

4.3.1 Hoạt tính kháng oxi hóa của cao phân đoạn từ lá Luân thùy cambot
Thông qua việc xác định giá trị EC50 hoặc Abs0,5 của các cao chiết phân đoạn Ln
thùy cambot đã xác định hoạt tính kháng oxi hóa in vitro nằm trong khoảng 3,84 ‒ 97,14
µg/mL. Cao chiết SCE và SCH có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh hơn cao chiết SC, SCW
ở cả bốn phương pháp DPPH, ABTS●+, RP, TAC nên được chọn để khảo sát thành phần
hóa học.
4.3.2 Hoạt tính chống stress oxi hóa trên mơ hình Drosophila melanogaster
Hoạt tính chống stress oxi hóa trên mơ hình ruồi giấm ni trong mơi trường có bổ
sung gallic acid (0,05 mg/mL) và cao chiết lá Luân thùy cambot (SC) (1 mg/mL) trong
điều kiện stress oxi hóa do H2O2 10% và PQ 20 mM (Hình 4.5). Kết quả cho thấy thời
gian sống sót của ruồi giấm khi có bổ sung vào thức ăn gallic acid và cao chiết SC được
kéo dài hơn so với đối chứng (môi trường tiêu chuẩn).

17


×