Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng, bảo tồn một số loài thực vật có hoạt tính sinh học và tinh dầu tại trại đa đạng sinh học mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 47 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về tài nguyên thực vật để
tìm kiếm loài thực vật có hoạt tính sinh học và tinh dầu tạo nguồn nguyên liệu
dược và tinh dầu phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, luôn
được các nhà nghiên cứu về thực vật, hoá thực vật trong và ngoài nước rất quan
tâm.
Việt Nam có nguồn thực vật nhiệt đới rất phong phú và đa dạng, trong đó
có nhiều loài chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có chất lượng tinh dầu
tốt, có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến dược phẩm,
mỹ phẩm và thực phẩm. Tuy nhiên, số lượng những loài được nghiên cứu về
theo hướng này, đặc biệt là những nghiên cứu về tách chiết và phân tích thành
phần hoá học còn chưa nhiều.
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, có hệ thực vật khá phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về nguồn thực vật chứa hoạt tính sinh học
và tinh dầu hầu như chưa có là mấy.
Để đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên thực vật có hoạt tính sinh học và
tinh dầu ở đây, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng,
bảo tồn một số loài thực vật có hoạt tính sinh học và tinh dầu tại Trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh” nhằm điều tra và thống kê một cách đầy đủ hơn về
nguồn thực vật có hoạt tính sinh học và tinh dầu tại đây, cũng như việc gây trồng
và phát triển một số loài có triển vọng và ý nghĩa trong chúng.


2

Mục đích nghiên cứu
Điều tra sàng lọc nguồn thực vật có hoạt tính sinh học và chứa tinh dầu tại
trạm Đa dạng sinh học Mê Linh; đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài có ý nghĩa


khoa học và triển vọng khai thác.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phần tích thành phần hóa học và thử hoạt tính ( kháng vi sinh vật, gây
độc tế bào, chống oxy hóa) của 1 số loài thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh.
- Nghiên cứu về nguồn tài nguyên Thực Vật có tinh dầu tại trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh.
- Nghiên cứu khả năng gây trồng, phát triển và bảo tồn một số loài Thực
Vật có hoạt tính và một số loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa.
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên
cứu về nguồn thực vật có hoạt tính sinh học và chứa tinh dầu
Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất khả năng bảo tồn, khai thác, phát triển và sử
dụng bền vững đối với nguồn tài nguyên thực vật có hoạt tính sinh học và tinh
dầu trên cả nước.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Chất kháng khuẩn được nhà bác học Lui- Pastơ nêu ra lần đầu tiên. Pastơ
nhận thấy rằng trực khuẩn gây bệnh than bị diệt rất nhanh trong môi trường có
lẫn vi trùng gây thối. Ông kết luận đó là sự đấu tranh sinh tồn giữa vi khuẩn bệnh
than và các vi khuẩn bệnh khác nữa. Năm 1929 Fleming ở Anh phát hiện nấm
Penicillium cũng có hiện tượng trên và đến năm 1940 thì penixilin được phân
lập và áp dụng trên lâm sàng. Từ đó đến nay nhiều chất kháng sinh quý giá đã
được tìm ra.
Có tác giả dùng danh từ kháng sinh để chỉ những chất có nguồn gốc vi
sinh vật, tuy nhiên các tài liệu trên thế giới hiện nay vẫn dùng từ kháng sinh để

chỉ những chất có nguồn gốc thảo mộc. Một số tài liệu của Liên xô thì dùng từ “
Phytonxít “ để chỉ những chất có tác dụng kháng vi sinh vật có nguồn gốc thực
vật bậc cao.
Trong lịch sử phát triển y học của dân tộc ta cũng như nhiều dân tộc khác
trong việc đã và đang sử dụng cây cỏ vào mục đích phòng và điều trị bệnh nhiễm
trùng có hiệu quả. Tuệ Tĩnh thế kỷ 14 khoảng năm 1372-1377 đã sử dụng nhiều
loại thảo mộc như Tỏi, Hẹ, Tô mộc, Trầu không… vào việc các bệnh viêm
nhiễm mà sau này chúng ta biết trong Tỏi có anlixin, Hẹ có chất ođorin, Tô mộc
có brrazilin và saponin, trong Trầu không có dẫn xuất phênol là những chất
kháng khuẩn mạnh. Ở Trung quốc các cây thuốc có tác dụng chữa bệnh nhiễm
trùng phần lớn được xếp vào các nhóm thuốc gọi là “ thanh nhiệt giải độc, thuốc
khử hàn…”[4,5,,7]


4

Từ thời cổ xưa loài người đã biết khai thác và sử dụng tinh dầu trong cuộc
sống. Người Ai Cập đã biết dùng tinh dầu và cây có tinh dầu để ướp xác và làm
nước hoa hàng ngàn năm trước công nguyên. Các dân tộc khác nhau ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh và gia
vị từ rất lâu đời. Người Nhật đã biết trồng Bạc hà và tách methol từ tinh dầu
cách đây hàng ngàn năm. Tinh dầu đã và đang trở thành nguồn nguyên liệu
không thể thiếu được trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm
và mỹ phẩm[6]
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xác nhận rằng các chất
kháng khuẩn có nguồn gốc thực vật rất phong phú, phạm vi ứng dụng rất rộng
trong y học, nông nghiệp, thú y…
1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta những nghiên cứu thực nghiệm về tính kháng khuẩn thực vật
cũng chỉ vài chục năm gần đây. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1956) nghiên cứu trên

vài trăm cây thuốc và đã khẳng định nhiều cây có tính kháng khuẩn mạnh, tiếp
đến là Bác sĩ Nguyễn văn Hưởng và cộng sự (1959) nghiên cứu nhiều cây thuốc
trong đó đưa ra chế phẩm Tô mộc trị ỉa chảy.. các kết quả nghiên cứu của Viện
Dược Liệu, Đai học Dược về tính kháng khuẩn của cây Hoàng đàn, Sâm đại
hành, Nọc sởi… đã có những ứng dụng tốt. Đại học Quân y nghiên cứu tính
kháng khuẩn của cây Longtơuyn và nhiều cây thuốc thuộc họ Ráy. Chế phẩm
Long tơ yun điều trị các vết thương nhiễm trùng đặc biệt là trực trùng gây mủ
xanh, Nhiều cơ sở ở Trung ương và địa phương trong thời gian qua đã thu thập
và ứng dụng nhiều kết quả có tác dụng kháng khuẩn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu
trên mới chỉ là bước đầu. Chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc nghiên cứu, khai
thác, sử dụng dược liệu trong nước. Chúng ta có nền y học với nhiều kinh


5

nghiệm chữa bệnh độc đáo, lại có nguồn dược liệu phong phú, nghiên cứu tính
kháng khuẩn thực vật chắc chắn sẽ thu được nhiều loại thuốc quí đặc biệt đối
với khu vực như Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. [1,7]
Số loài thực vật có tinh dầu trong hệ thực vật nước ta cũng rất phong phú
và đa dạng. Theo Lưu Đàm Cư và Lã Đình Mỡi trong hệ thực vật nước ta có
khoảng trên 600 loài có tinh dầu, thuộc trên 300 chi của 115 họ thực vật.
Một số họ có nhiều loài chứa tinh dầu như Cúc (Asteraceae) khoảng 60 loài,
Bạc hà (Lamiaceae) khoảng 36 loài, Cam (Rutaceae) khoảng 43 loài và Gừng
( Zingiberaceae ) khoảng 47 loài.. Số loài thực vật có tinh dầu rất lớn nhưng
trong thực tế chúng ta mới chỉ khai thác tự nhiên hoặc gây trồng khoảng trên 20
loài. Một số loài đã được đưa vào sản xuất như Bac hà ((Mentha arvensis), Hồi
(Illicium vercum), Sả (Cymbopogon winterianus), Tràm (Melaleuca cajuputi),
Húng quế ( Ocimum basilicum)[6]
Cho đến nay, trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đã có một số công trình
nghiên cứu về nguồn tài nguyên thực vật tại đây. Việc điều tra hiện trạng nguồn

tài nguyên thực vật ở đây đặc biệt là nguồn thực vật có hoạt tính sinh học và
tinh dầu là hết sức cần thiết nhằm đề xuất khả năng khai thác tự nhiên của một số
loài có trữ lượng lớn phục vụ cho một số ngành sản xuất dược liệu, hương liệu
trong nước và xuất khẩu cũng như việc bảo vệ, gây trồng và phát triển một số
loài cây tinh dầu có giá trị và triển vọng.


6

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN,
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng là nguồn thực vật có tinh dầu và hoạt tính sinh học tại trạm Đa
dạng sinh học Mê Linh.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, một số khu vực có rừng của xã Ngọc
Thanh và vùng phụ cận của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 10/2010 đến 4/2012
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu ngoài thực địa
Tiến hành điều tra theo tuyến khảo sát (ven suối, trên sông và một số lát
cắt ngang trên sông xuống bìa rừng) tại khu vực của Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh, một số khu vực có rừng của xã Ngọc Thanh và vùng phụ cận của Vườn
Quốc gia Tam Đảo.
Điều tra trong nhân dân (dân tộc Sán Dìu) về việc khai thác và sử dụng
nguồn thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.4.2.1 Quy trình thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.
Để tiến hành sàng lọc các cây có hoạt tính kháng sinh, chúng tôi tiến hành

thử hoạt tính kháng vi sinh vật trên phiến vi lượng 96 giếng của các mẫu chiết
theo phương pháp hiện đại của Vanden Bergher và Vlietlinck (1994).


7

- Kháng sinh kiểm định bao gồm: Ampixilin đối với vi khuẩn Gr (+),
Tetracyclin với vi khuẩn Gr (-), Nystatin đối với nấm sợi và nấm men.
- Các chủng vi sinh vật kiểm định bao gồm:


Vi khuẩn Gr (-):

Escherichia coli (ATCC 25922)

Pseudomonas aeruginosa (ATCC 25923)


Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtillis (ATCC 27212)

Staphylococcus aureus.


Nấm sợi: Aspengillus niger, Fusarium oxysporum.



Nấm men: Candia albicans, Saccharomyces cerevisia.

Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

Bước 1. Sàng lọc sơ bộ tìm chất chiết có hoạt tính:
Chuẩn bị vi sinh vật:
Nấm và vi khuẩn được duy trì trong môi trường dinh dưỡng: Saboraud
dextrose broth. Vi khuẩn trong môi trường Trypcase soya broth (TBS). Các
chủng kiểm định được hoạt hoá trước khi tiến hành thử nghiệm trong môi trường
dinh dưỡng dịch thể (24 giờ đối với vi khuẩn, 48 giờ đối với nấm).
Chuẩn bị mẫu thử:


Hoà tan các chiết phẩm trong dung dịch DMSO 100% bằng máy

vortex với nồng độ 4mg/ml.


Từ dung dịch gốc nhỏ sang phiến vi lượng 96 giếng.



Nhỏ vào mỗi giếng đã có mẫu sẵn dung dịch vi sinh vật đã hoạt hoá.



Đối chứng dương:
 Dãy 1: Môi trường
 Dãy 2: Kháng sinh + vi sinh vật kiểm định

(Cách pha kháng sinh: Kháng sinh pha trong DMSO100% với nồng độ:
Ampixilin: 50mM; Tetracyclin: 10mM; Nystatin: 0,04mM).



8

– Đối chứng âm: chỉ có vi sinh vật kiểm định
– Để trong tủ ấm 370C/24 giờ đối với vi khuẩn và 300C/48 giờ đối với
nấm.
Đọc kết quả:
Mẫu dương tính khi nhìn bằng mắt thường thấy trong suốt, không có vi
sinh vật phát triển, giống như hình ảnh ở các giếng chứng âm tính. Mẫu dương
tính ở bước 1 sẽ được tiếp tục thử bước 2 để tính giá trị MIC.
Bước 2. Tìm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất có hoạt tính:
Các bước tiến hành như bước 1. Riêng mẫu đã có hoạt tính được sàng lọc
ở bước 1 được pha loãng theo các thang nồng độ thấp dần, từ 5 - 10 thang nồng
độ để tính giá trị tối thiểu mà ở đó vi sinh vật bị ức chế phát triển gần như hoàn
toàn.
Đọc kết quả:
Nồng độ dương tính là ở đó không có vi sinh vật phát triển. Khi nuôi cấy
lại nồng độ này trên môi trường thạch đĩa để kiểm tra, có giá trị CFU<5.
Mẫu thô có MIC 200g/ml; mẫu tinh có MIC50g/ml là có hoạt tính.
2.4.2.2 Quy trình thử hoạt tính chống oxy hoá của các mẫu sinh vật
biển thông qua phản ứng bao vây gốc tự do (DPPH) (Antioxydant assay)
* Nguyên liệu, máy móc thí nghiệm:
DPPH

sigma

Axit ascorbic sigma
Ethanol

96%


DMSO

100%

Phiến vi lượng 96 giếng
Máy đọc Elisa bước sóng 515 nm


9

Tủ ấm 370C
Pipet man
* Phương pháp tiến hành:
Thử nghiệm chống ôxy hoá dựa trên nguyên lý: DPPH có khả năng tạo ra
các gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hoà. Khi cho các chất thử nghiệm
vào hỗn hợp này, nếu chất có khả năng làm trung hoà hoặc bao vây các gốc tự
do sẽ làm giảm cường độ hấp phụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Hoạt tính
chống ôxy hoá được đánh giá thông qua giá trị hấp phụ ánh sáng của dịch thí
nghiệm so với đối chứng khi đọc trên máy Elisa ở bước sóng 515nm.
a. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
-

Tạo dung dịch có các gốc tự do: DPPH 300mg trong ethanol.

-

Mẫu sinh vật biển pha trong DMSO 100% với nồng độ

4mg/ml
-


Chứng dương tính 1 mM Flavonoid hoặc 5mM axit acscorbic.

b.Tiến hành thí nghiệm:
Trộn mẫu và DPPH trên phiến 96 giếng:
Dãy thí nghiệm: 10mg mẫu +190mg DPPH trong ethanol
Dãy chứng âm tính: 10mg DMSO 10% +190mg DPPH trong ethanol
Dãy Blank (mẫu trắng): 10mg mẫu +190mg Ethanol
Dãy chứng dương tính : 10mg mẫu +190mg DPPH trong ethanol
Phiến được bọc kín để tránh ánh sáng môi trường và ủ trong tủ ấm
370C trong 2 giờ
Đọc kết quả trên máy Elisa bước sóng 515nm.


10

c. Tính kết quả:
Tính giá trị % hoạt động SC% (Scavenging capacity):
Giá trị trung bình của SC% được đưa vào chương trình xử lý số liệu exell
window tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn của phép thử được lặp lại 3 lần
theo công thức

SC%

=

OD thí nghiệm - OD mẫu trắng
[100 OD chứng âm tính

x 100] ± 


Độ lệch tiêu chuẩn  tính theo công thức của Ducan như sau:

 =

 (xi - x )2
n-1

Giá trị hoạt động SC% >50% mẫu được coi là có biểu hiện hoạt tính sẽ
được chọn ra để thử nghiệm bước 2 để tìm giá trị IC50
Tìm giá trị ức chế IC50
Pha mẫu theo 5 thang nồng độ, nhỏ và tiến hành như ở bước 2, giá trị
IC50 được đưa vào chương trình table curve, thông qua nồng độ chất thử và %
hoạt động của chất thử tính ra nồng độ của chất thử nghiệm mà ở đó 50% các
gốc tự do được taọ bởi DPPH được trung hoà bởi chất thử theo công thức:
1/y=a+blnX
Trong đó Y: nồng độ chất thử

X: Giá trị SC (%)

2.4.2.3 Quy trình thử hoạt tính gây độc tế bào (Cytotoxicity ASSAY)
* Nguyên liệu:
- Dòng tế bào


11

Dòng KB (Human epidemoid carcinoma - ung thư biểu mô) từ phòng thí
nghiệm Bioassay trường Đại học Dược Illinois- USA
Dòng Fl (Fibril sarcoma of Uteus - ung thư màng tử cung)

Dòng RD (ung thư màng tim - Rhabdosarcoma) từ Viện VSDT TƯ
- Môi trường nuôi cấy tế bào: DMEM (Dulbecco’s Modified Eagle
Medium) hoặc MEME (Minimum Essential Medium with Eagle’s salt). Có bổ
xung L- glutamine, Sodium piruvat, NaHCO3, PSF(Penixillin- Streptomycin
sulfate- Fungizone); NAA (Non-Essential Amino Acids); 10% BCS (Bovine
Calf Serum)
-

Tripsin-EDTA

0,05%;

DMSO

(Dimethyl

Sulfoside);

TCA(Trichloro Acetic acid); Tris Base; PBS (Phosphate Buffered Saline); SRB
(Sulfo Rhodamine B); Acid Acetic.
- Các dụng cụ dùng 1 lần: Bình nuôi cấy tế bào, phiến vi lượng
96 giếng, pipet pasteur, các đầu tip cho micropipet…
- Chất chuẩn chứng dương tính:
Dùng chất chuẩn có khả năng diệt tế bào: Elipticine hoặc Colchicine
pha trong DMSO với nồng độ 0.01mM
- Tủ ấm CO2, tủ lạnh sâu- 840C, tủ lạnh thường, máy li tâm, máy đọc
Elisa; Box Laminar PII, bình ni tơ lỏng, cân phân tích, máy đo pH, buồng đếm tế
bào, kính hiển vi soi ngược.
* Phương pháp tiến hành:
Theo phương pháp của Skehan & CS (1990) và Likhiwitayawuid & CS

(1993) hiện đang được áp dụng tại viện nghiên cứu ung thư Quốc gia của Mỹ
(NCI) và trường đại học Dược, đại học Tổng hợp Illinois, Chicago, Mỹ.


12

Dòng tế bào được giữ trong Nitơ lỏng, đánh thức và duy trì trong các môi
trường dinh dưỡng có bổ sung huyết thanh bê tươi 7-10% Hoà mẫu thí nghiệm
vào dung dịch DMSO 100% (4- 10mg/ml) cho bước sàng lọc sơ bộ.
Pha 10 thang nồng độ cho bước 2 để tính giá trị IC50.
Tế bào nuôi cấy cho phát triển tới mức 60-70%, thay môi trường sạch để
hoạt hoá tế bào từ 18-24 giờ, lúc đó tế bào đã sẵn sàng để để thực hiện thí
nghiệm.
Tế bào được xử lý Trípsin 0,1% cho tách khỏi đáy bình. Hoà dung dịch
huyền phù tế bào bằng môi trường sạch, rửa và đếm số lượng, pha tế bào nồng
độ 3x104 tế bào/ml đối với dòng KB, 4x104 tế bào/ml đối với dòng FL.
- Thêm vào các giếng đã có chất chuẩn bị sẵn ở trên 190 àl dung dịch
huyền phù tế bào.
- Phiến được ủ trong tủ CO2 thêm 3 ngày.
- Kết thúc thí nghiệm:
Tế bào khi ủ 3 ngày được cố định bằng dung dịch TCA lạnh (30-50%).
Rửa, để khô, nhuộm SRB 0,4% trong axit acetic 1% và rửa lại bằng axit
acetic 1% để loại mầu thừa; để khô, hoà lại bằng dung dịch đệm Tris base
10mM.
- Đọc trên máy ELISA ở bước sóng 495-515nm
+ Tính kết quả:
Giá trị CS: Là khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ nào đó của chất
thử tính theo % so với đối chứng. Dựa trên kết quả đo được của chúng OD (ngày
0), DMSO 10% và so sánh với giá trị OD khi trộn mẫu để tìm giá trị CS(%) theo
công thức:

OD (mẫu) – OD (ngày 0)
CS% =

x 100


13

OD (DMSO) – OD (ngày 0)
Giá trị CS% sau khi tính theo công thức trên, đựơc đưa vào tính toán exel
để tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn của phép thử được lặp lại 3 lần theo
công thức của Ducan như sau: Độ lệch tiêu chuẩn 
 (xi - x )2
 =
n-1
Các mẫu có biểu hiện hoạt tính (CS < 50%) sẽ được chọn ra để thử
nghiệm tiếp để tìm giá trị IC50
Giá trị IC50 : Dùng giá trị CS của 10 thang nồng độ, dựa vào chương
trình Table curve theo thang giá trị logarit của đường cong phát triển tế bào và
nồng độ chất thử để tính giá trị IC50. Công thức:

1/y=a+blnX

Trong đó Y: Nồng độ chất thử
X: Giá trị CS (%)
Ảnh. Thử nghiệm gây độc tế bào trên phiến vi lượng

2.4.2.4 Nghiên cứu hàm lƣợng tinh dầu
Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị
Clevenger, phân tích chất lượng tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí (GC),

sắc ký khối phổ (GC/MS) và cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).


14

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Chúng tôi đã tiến hành thử hoạt tính kháng vi sinh vật của 112 mẫu thực
vật thu tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, các kết quả bước đầu (Bảng 1 ) cho
thấy đã xác định được 78 loài có hoạt tính kháng vi sinh vật bao gồm:


49 loài thực vật có hoạt tính kháng vi khuẩn Gr (-), trong đó có 45

loài có hoạt tính kháng vi khuẩn E. coli; 12 loài có hoạt tính kháng vi khuẩn P.
aeruginosa; 8 loài có hoạt tính kháng cả hai loài vi khuẩn trên, đó là các loài:
Quisqualis indica; Derris elliptica; Melastoma sp.; Rhodomyrtus tomentosa;
Passiflora foetida; Polygonum chinense; Mischocarpus poilanei; Lantana
camara.


58 loài có hoạt tính kháng vi khuẩn Gr (+), trong đó có 29 loài có

hoạt tính kháng vi khuẩn B. subtillis; 50 loài kháng vi khuẩn S. aureus; 21 loài
kháng cả hai dòng vi khuẩn trên, đó là các loài: Rhus chinensis, Rhus succelanea,
Desmos chinensis, Dregea volubilis, Streptocaulon juventas, Caesalpinia
latisiliqua, Cassia alata, Peltophorum pterocarpum, Bischofia javanica, Croton
tonkinensis,

Homonoia


riparia,

Phyllathus

reticulatus,

Stephania

sp.,

Rhodomyrtus tomentosa, Polygonum chinense, Euodia lepta, Glycosmis
citrifolia, Stemona tuberosa, Symplocos sp., Lantana camara, Vitex quinata.


26 loài có tác dụng với Nấm mốc, trong đó có 9 loài kháng ASP.

niger; 21 loài kháng F. oxysporum; 4 loài kháng cả hai dòng nấm mốc trên là:
Desmos chinensis, Anodendron manubriatum, Homonoia riparia, Helixanthera
brevicalyx.


31 loài có tác dụng với Nấm men; trong đó có 16 loài kháng C.

albicans; 27 loài kháng S. cerevisiae; 12 loài kháng cả hai dòng nấm men trên là:


15

Desmos chinensis, Marsdenia tonkinensis, Bixa orellana, Garcinia oligantha,

Glochidion sp1, Glochidion sp2, Homonoia riparia, Rhodomyrtus tomentosa,
Polygonum chinense, Pterospermum heterophyllum, Grewia paniculata.


3 loài có hoạt tính rất mạnh kháng 7 trong số 8 vi sinh vật kiểm định

là Desmos chinensis; Homonoia riparia; Rhodomyrtus tomentosa.


Các mẫu có hoạt tính khá là Anodendron manubriatum, Dregea

volubilis, Symplocos sp., Bridelia sp., Bischofia javanica, Marsdenia
tonkinensis, Peltophorum pterocarpum, Cassia alata, Rhus chinensis,
Melastoma sp., Bixa orellana, Lantana camara, Polygonum chinense, Passiflora
foetida, Croton tonkinensis.
Bảng 1. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

F. oxysporum

C. albicans

S. cerevisiae

8
9

ASP. niger

6
7


S. aureus

3
4
5

1. Acanthaceae
Justicia ventricosa
Thunbegia grandiflora
2. Anacardiaceae
Canarium tonkinense
Rhus chinensis
Rhus succedanea
3. Annonaceae
Desmos chinensis
Uvaria grandiflora
4. Apocynaceae
Anodendron manubriatum
Tabernaemontana sp.
5. Asclepiadaceae

B. subtillis

1
2

Ký hiệu mẫu

200 (-)

(-) 200

(-)
(-)

200
(-)

(-)
(-)

(-)
200

(-)
(-)

(-)
(-)

(-)
50
(-)

(-)
(-)
(-)

(-) (-)
200 50

200 200

(-)
(-)
(-)

(-)
100
(-)

(-) 200
(-) (-)
(-) (-)

50
(-)

(-)
(-)

50
(-)

25
(-)

200 200 200 100
(-) (-) (-) 200

200

200

(-)
(-)

(-)
(-)

200
(-)

50
(-)

E. coli

TT

P. aeruginosa

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: g/ml)
Vi khuẩn Vi khuẩn
Nấm
Nấm mốc
Gr(-)
Gr (+)
men

200
(-)


(-) 200
(-) (-)


16

10 Dregea volubilis
11 Marsdenia tonkinensis
12 Streptocaulon juventas
6. Asteraceae
13 Bidens pilosa
14 Eupatorium fortunei
7. Bignoniaceae
15 Oroxylum indicum
8. Bixaceae
16 Bixa orellana
9. Caesalpiniaceae
17 Bauhinia sp.
18 Caesalpinia latisiliqua
19 Cassia alata
20 Peltophorum pterocarpum
21 Saraca dives
10. Cluciaceae
22 Garcinia oligantha
23 Garcinia sp.
11. Combretaceae
24 Quisqualis indica
12. Connaraceae
25 Rourea minor

13. Cucurbitaceae
26 Hodgsonia macrocarpa
14. Euphorbiaceae
27 Alchornea trewioides
28 Aporosa dioica
29 Bischofia javanica
30 Bridelia sp.
31 Croton tonkinensis
32 Glochidion sp1.
33 Glochidion sp2.
34 Homonoia sp.
35 Homonoia riparia
36 Macaranga trigonostemonoides
37 Phyllanthus reticulatus
15. Fabaceae
38 Derris sp.
39 Derris elliptica
40 Lithocarpus sp.
41 Pueraria montana
16. Gleicheniaceae

100
200
(-)

(-)
(-)
(-)

200 200

200 (-)
200 200

(-)
(-)
(-)

(-) (-) (-)
(-) 200 200
200 (-) (-)

(-)
(-)

(-)
(-)

(-)
(-)

200
(-)

(-)
(-)

200 (-) (-)
200 200 (-)

200


(-)

(-)

200

(-)

(-)

200

(-)

(-)

200

(-)

200 200 200

(-)
200
50
100
200

(-)

(-)
(-)
(-)
(-)

(-)
200
200
200
(-)

200
200
200
100

(-)
(-)
(-)
(-)
(-)

(-) (-) 200
(-) (-) (-)
200 200 (-)
(-) 50 100
(-) (-) 200

(-)
200


(-)
(-)

(-)
(-)

50
(-)

(-)
(-)

(-)
(-)

100 200
(-)

200 200

(-)

100

(-)

(-)

(-)


(-)

(-)

(-)

200

(-)

(-)

(-) 200

(-)

(-)

200

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

200
200
200
100
200
(-)
200
50
200
(-)

(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)

(-)
(-)
100
(-)
100
(-)
(-)

200
50
(-)
200

100 (-) (-) (-) (-)
200 (-) 200 (-) (-)
200 (-) (-) (-) (-)
200 (-) (-) (-) (-)
50 (-) 200 (-) (-)
(-) (-) (-) 200 200
(-) (-) (-) 200 200
(-) (-) (-) (-) (-)
50 200 50 100 200
100 (-) (-) (-) 200
200 (-) (-) (-) (-)

(-) (-) (-) (-)
200 200 (-) 50
(-) (-) 200 (-)
(-) (-) (-) 200

(-)
(-)
(-)
(-)

(-)
(-)
(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-) 200
(-) (-)
(-) 200
(-) (-)


17

42 Dicranopteris dichotoma
17. Gnetaceae
43 Gnetum montanum
18. Hamamelidaceae
44 Liquidambar formosana
19. Hypericaceae
45 Cratoxylum pruniflorum
20. Lauraceae
46 Phoebe lanceolata
21. Loranthaceae
47 Helixanthera brevicalyx
48 Viscum liquidambaricola

22. Malvaceae
49 Hibiscus grewiaefolius
23. Melastomataceae
50 Melastoma sp.
24. Menispermaceae
51 Stephania sp.
52 Tinospora sinensis
25. Moraceae
53 Ficus sp.
26. Myristicaceae
54 Knema lenta
27.Myrtaceae
55 Rhodomyrtus tomentosa
28. Passifloraceae
56 Passiflora foetida
29. Polygonaceae
57 Polygonum chinense
30. Rutaceae
58 Atalantia roxburghiana
59 Euodia lepta
60 Glycosmis citrifolia
61 Micromelum hirsutum
62 Zanthoxylum nitidum
31. Sapindaceae
63 Allophylus macrodontus
64 Mischocarpus poilanei
32. Schizeaceae
65 Lygodium flexuosum
33. Stemonaceae
66 Stemona tuberosa

34. Sterculiaceae

200

(-)

100

(-)

(-)

200

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

200

(-)

200


(-)

(-)

200

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

200

(-)


(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

200

(-)

200

(-)

(-)

(-)
200

(-)
(-)

(-)
(-)


(-)
(-)

100 200
50 (-)

(-) 200
(-) (-)

(-)

(-)

(-)

(-)

50

(-)

(-) 200

200 200

(-)

200


(-)

200

(-)

(-)

200
200

(-)
(-)

200 200
(-) (-)

(-)
(-)

(-)
(-)

(-)
(-)

(-)
(-)

200


(-)

(-)

200

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-) 200

200 200 200 200


(-)

200

50 100

200 200

100

(-)

200

(-)

200 200 200 100

(-)

(-)

100 100

200
200
100
(-)
(-)


(-)
(-)
(-)
(-)
(-)

(-)

(-)

(-)
200
100
(-)
(-)

200
200
100
200
200

(-)
(-)
50
(-)
(-)

(-)

(-)
(-)
(-)
(-)

(-) (-)
(-) (-)
(-) 200
(-) (-)
(-) (-)

(-) (-) (-)
200 200 200

(-)
(-)

100
(-)

(-)
(-)

(-)
(-)

200

(-)


200

(-)

200

(-)

(-) 200

(-)

(-)

200 200

(-)

(-)

(-)

(-)
(-)

(-)


18


67 Helicteres hirsuta
68 Pterospermum heterophyllum
69 Sterculia lanceolata
35. Symplocaceae
70 Symplocos sp.
36. Tiliaceae
71 Grewia paniculata
37. Urticaceae
72 Pellionia sp.
38. Verbenaceae
73 Lantana camara
74 Stachytarpheta jamaicensis
75 Vitex pinnata var. ptilota
76 Vitex quinata
39. Vitaceae
77 Ampelosis cantoniensis
40. Zingiberaceae
78 Alpinia malaccensis

(-)
200
(-)

(-)
(-)
(-)

(-)
(-)
(-)


200
200
(-)

(-)
(-)
(-)

(-)
(-)
(-)

(-) (-)
200 200
(-) 200

100

(-)

100 200

(-)

(-)

(-)

(-)


200

(-)

200

(-)

(-)

200 200

200

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

100 100 100 100

(-) 200 (-) 200
(-) 200 (-) (-)
200 (-) 200 200

(-)
(-)
(-)
(-)

200
200
(-)
(-)

(-)
(-)
(-)
(-)

(-)
(-)
(-)
(-)

(-)

(-)

200


(-)

(-)

(-)

100 (-)

200

(-)

(-)

100

(-)

(-)

200 (-)

(-)

Trong số mẫu thử hoạt tính, chúng tôi cũng đã xác định được 34 loài
không có hoạt tính: Uvaria sp.; Cardiospermum halicacabum; Memecylon edule;
Acronychia pendunculata; Clerodendron cyrtophyllum; Rubus cochinchinensis;
Streblus asper; Alangium chinensis; Engelhardia roxburghiana; Wrightia
pubescens; Derris alborubra; Zanthoxylum sp.; Sageretia theezans; Costus
speciosus; Clematis sp.; Jasminum sp.; Illigera sp.; Wendlandia tinctoria;

Ailanthus sp.; Xylinabariopsis napeensis; Clausena excavata; Zanthoxylum
rhetsa; Barringtonia sp.; Acanthus sp.; Aglaia sp.; Smilax sp.; Solanum sp.;
Ficus heterophylla; Pothos repens; Morinda parvifolia; Markhamia stipulata;
Uvaria rufa; Antidesma ghaesembilla; Fissistigma petelotii;


19

3.2. Thử hoạt tính chống oxyhoá
Bước đầu chúng tôi đã thử hoạt tính chống oxy hoá của 73 loài; trong đó
có 37 loài có hoạt tính. (Bảng 2 )
Bảng 2. Hoạt tính chống oxy hoá của các mẫu đã thử (Antioxydant).
Giá trị SC (%)
Ký hiệu mẫu

STT

Giá trị
SC (%)

Ghi chú

1

Acanthus sp.

44  3,8

Hoạt tính yếu


2

Alchornea trewioides

61,75  0,7

Có hoạt tính tốt

3

Acronychia pendunculata

41,1  2

Hoạt tính yếu

4

Aglaia sp.

50,4  6,1

Có hoạt tính tốt

5

Ailanthus sp.

44,6  6,7


Hoạt tính yếu

6

Alangium chinensis

40  5,0

Hoạt tính yếu

7

Alpinia malaccensis

59,48  0,5

Có hoạt tính tốt

8

Bidens pilosa

54,47  0,8

Có hoạt tính tốt

9

Bischofia javanica


56,8  3,6

Có hoạt tính tốt

10

Bridelia sp.

35,4  0,5

Hoạt tính yếu

11

Clausena excavata

40,7  6,5

Hoạt tính yếu

12

Clerodendrum cyrtophyllum

45,3  9,4

Hoạt tính yếu

13


Costus speciosus

36,1  0,9

Hoạt tính yếu

14

Desmos chinensis

42,06  4,3

Hoạt tính yếu

15

Dicranopteris dichotoma

50,14  0,4

Có hoạt tính tốt

16

Dregea volubilis

30  1,5

Hoạt tính yếu


17

Engelhardia roxburghiana

30,9  3,3

Hoạt tính yếu

18

Garcinia oligantha

78,99 0,3

Có hoạt tính tốt


20

19

Garcinia sp.

35,2  0,2

Hoạt tính yếu

20

Gnetum montanum


38,8  4,2

Hoạt tính yếu

21

Grewia paniculata

53,99 0,5

Có hoạt tính tốt

22

Hibiscus grewiaefolius

50,96 0,6

Có hoạt tính tốt

23

Illigera sp.

33,6  1,3

Hoạt tính yếu

24


Macaranga trigonostemonoides

62,50  0,1

Có hoạt tính tốt

25

Marsdenia tonkinensis

41,3  7,5

Hoạt tính yếu

26

Memecylon edule

78,33  0, 49

Có hoạt tính tốt

27

Pellionia sp.

45,5  1,3

Hoạt tính yếu


28

Polygonum chinense

54,42  0,1

Có hoạt tính tốt

29

Rubus cochinchinensis

42,6  0,1

Hoạt tính yếu

30

Sageretia theezans

48  2,9

Hoạt tính yếu

31

Streblus asper

45,0  6,6


Hoạt tính yếu

32

Symplocos sp.

47,1  3,5

Hoạt tính yếu

33

Tabernaemontana sp.

51,1  0,9

Có hoạt tính tốt

34

Tinospora sinensis

43,4  4,3

Hoạt tính yếu

35

Wendlandia tinctoria


40,8  3,7

Hoạt tính yếu

36

Xylinabariopsis napeensis

42,8  6,1

Hoạt tính yếu

37

Zanthoxylum sp.

50,3  0,3

Có hoạt tính tốt

Như vậy qua 73 mẫu đã thử hoạt tính chống oxy hoá chúng tôi xác định
được, 37 loài có hoạt tính trong đó 14 mẫu có hoạt tính chống oxy hóa tốt:
Alchornea trewioides; Aglaia sp.; Bidens pilosa; Bischofia javanica; Alpinia
malaccensis; Dicranopteris dichotoma; Garcinia oligantha; Grewia paniculata;
Hibiscus grewiaefolius.; Macaranga trigonostemonoides; Memecylon edule,
Polygonum chinense; Zanthoxylum sp., Tabernaemontana sp.. và 23 loài có


21


hoạt tính chống oxy hoá yếu như: Acronychia pendunculata, Clerodendron
cyrtophyllum,

Desmos

chinensis,

Rubus

cochinchinensis,

Engelhardia

roxburghiana, Gnetum montanum, Tinospora sinensis, Sageretia theezans,
Dregea volubilis, Costus speciosus, Bridelia sp., Illigera sp., Wendlandia
tinctoria, Ailanthus sp., Xylinabariopsis napeensis, Clausena excavata,
Marsdenia tonkinensis, Streblus asper, Symplocos sp., Pellionia sp..
36 loài không có hoạt tính: Allophylus macrodontus; Ampelopsis
cantoniensis; Anodendron manubriatum; Antidesma ghaesembilla; Aporosa
dioica; Atalantia roxburghiana; Barringtonia sp.; Cardiospermum halicacabum;
Clematis sp.; Derris elliptica; Derris sp.; Glochidion sp1; Glochidion sp2;
Glycosmis citrifolia; Helixanthera brevicalyx; Homonoia riparia; Jasminum sp.;
Knema lenta; Lantana camara; Lygodium flexuosum; Markhamia stipulata;
Mischocarpus poilanei; Morinda parvifolia; Passiflora foetia; Quisqualis indica;
Stachytarpheta jamaicensis; Sterculia lanceolata; Streptocaulon juventas;
Thunbegia grandiflora; Fissitigma petelotii; Uvaria sp.; Uvaria grandiflora;
Viscum liquidambaricola; Vitex pinnata var. ptilota; Wrightia pubescens.
3.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào
Bước đầu trong 21 mẫu thực vật thử hoạt tính, chúng tôi đã xác định được

5 mẫu có hoạt tính kháng 2 dòng tế bào ung thư biểu mô ở người và tế bào ung
thư màng tử cung người. Đây thực sự là những kết quả ban đầu khả quan về việc
điều tra phát hiện nguồn thực vật có khả năng chống ung thư hiện nay, đặc biệt là
việc đánh giá tiềm năng thực vật chữa ung thư của Trạm Đa dạng sinh học Mê
Linh (Bảng 3).


22

Bảng 3. Thử hoạt tính gây độc tế bào – (Cytotoxicity)
S
TT

Hoạt tính
Ký hiệu mẫu

gây độc tế bào
KB

Ghi chú

FL

1

Tabernaemontana bovina

+

+


Có hoạt tính

2

Viburnum colebrookeanum

+

+

Có hoạt tính

3

Holarrhena pubescens

+

+

Có hoạt tính

4

Syzygium ternifolium .

+

+


Có hoạt tính

5

Ehretia aff. dentata

+

+

Có hoạt tính

Ghi chú: KB: Tế bào ung thư biểu mô người; FL: Tế bào ung thư màng
tử cung người
Trong 21 loài thử hoạt tính, chúng tôi đã xác định được những loài không
có hoạt tính gồm: Ardisia sp.; Saurauia tristyla; Anthocephalus cadamba;
Acanthus sp.; Hedyotis capitellata; Gouania leptostachya; Iodes ovalis var.
vitiginea; Turpinia cochinchinensis; Aglaia sp.; Croton tiglium; Phyllanthus
emblica; Aporosa sp.; Daphniphyllum calycinum; Euodia lepta; Embelia ribes;
Abroma angusta; Micromelum sp..


23

3.4. Nguồn thực vật có tinh dầu tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Sau đây là kết quả nghiên cứu về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu
tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và kết quả phân tích định tính và định lượng
của một số loài trong số nói trên.
1. Annonaceae – Họ Na

1. Hoa dẻ (Desmos chinensis L.)
Hàm lượng tinh dầu trong hoa đạt 0,15 % theo nguyên liệu khô không
khí. Thành phần hóa học của tinh dầu gồm các thành phần chính sau: βcaryophyllen (28,9%), bicyclogermacren (11,5%), D germacren (7,2%), αhumulen (7,2%).
2. Araceae – Họ Ráy
2. Thủy xương bồ (Acorus gramineus Soland.)
Hàm lượng tinh dầu trong thân rễ đạt 0,22 theo nguyên liệu khô không
khí. Thành phần hóa học của tinh dầu gồm β-asarol (54,5%), acorenon (11,1%),
3,4 dihydrofuran(8,3%).
3. Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour) Schott. )
Cây bị khái thức quá mức, hiện tại còn lại không đáng kể. Cần có biện
pháp bảo vệ và phát triển cây này trong khu vực nghiên cứu.
3. Araliaceae – Họ Ngũ gia bì
4. Chân chim, Đáng ( Schefflera octophylla (Lour.) Harm.)
Hàm lượng timnh dầu đạt 0,04% theo nguyên liệu khô không khí.
5. Đu đủ rừng (Trevesia palmata (Roxb.) Visiani.)
4. Asteraceae – Họ Cúc
6. Thanh hao hoa vàng (Astemisia annua L. )
Hàm lượng tinh đầu trong cành mang lá và hoa đạt 0,26 theo nguyên liệu
khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu đang được phân tích.


24

7. Ngải cứu dại (Artemisia apiacea Hance.)
Hàm lượng tinh dầu trong cành mang lá và hoa đạt 0,27% theo nguyên
liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu đang được phân tích.
8. Cỏ lào ( Eupatorium odoratum L. )
9. Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less )
5. Burseraceae – Họ Trám
10. Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch. )

Hàm lượng tinh dầu trong cành mang lá và hoa đạt 0,03% theo nguyên
liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu chủ yếu là các hợp chất
thuộc nhóm monoterpen.
11. Trám chim (Canarium parvum L. )
Hàm lượng tinh dầu trong cành mang lá và hoa đạt 0,05% theo nguyên
liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu chủ yếu là các hợp chất
thuộc nhóm monoterpen
6. Hamamelidaceae – Họ Sau sau
12. Sau sau ( Liquidambar formosana Hance.)
Hàm lượng tinh dầu trong cành mang lá theo nguyên liệu khô không khí
0,17 %. Thành phần hóa học chính của tinh dầu gồm các hợp chất sau: α-pinen
(18,7%); β-pinen (16,1%); p-cymen (8,8%); limonen (8,3%) và terpinen – 4- ol
(8,7%).
7. Lamiaceae – Họ Bạc hà
13. Phòng phong thảo (Anisomeles indica (L.) Kuntze. )
14. Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. )
15. Kinh giới (Perilla frutescens (Lour.) Britton. )
8. Lauraceae – Họ Long não
16. Quế trồng (Cinnamomum cassia Blume.)


25

17. Màng tang (Litsea cubeba Blume. )
Hàm lượng tinh dầu tử cành lá và hoa đạt 0,38% theo nguyên liệu khô
không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu chủ yếu là citral.
18. Bời lời nhớt (Litsea cubeba (Lour.) C.B. Roxb. )
Nguyên liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu đang được
phân tích.
19. Khảo lông (Neolitsea sp. )

Hàm lượng tinh dầu từ cành lá đạt 0,36% theo nguyên liệu khô không khí.
Thành phần chính của tinh dầu gồm các hợp chất sau: β-caryophyllen (9,25%);
D- germacren (10,9%); β-bisabolen (14,0%) và spathulenol (4,0%)
20. Kháo nhớt (Phoebe lanceolata Nees. )
Hàm lượng tinh dầu trong lá đạt 0,05% theo nguyên liệu khô không khí.
Thành phần hóa học của tinh dầu đang được phân tích.
9. Malvaceae – Họ Bông
21 Vông vang (Abelmoschus moschatus (L.) Medic. )
10. Myrtaceae – Họ Sim
22. Chổi xuể (Baeckea frutescens L. )
Hàm lượng tinh dầu trong lá đạt 1,26% theo nguyên liệu khô không khí.
Thành phần chính của tinh dầu gồm những hợp chất sau: α- thujen (23,0%); βpinen + sabinen (4,6%); limonen + p-cymen (10,3%); cineol (10,3%); γ-terpinen
(8,4%); linalol (11,5%);terpinen-4 – ol (7,7%) và α-terpineol (3,4%).
Cây có trữ lượng lớn trong khu vực nghiên cứu có thể khai thác tự nhiên.
11. Piperaceae – Họ Hồ tiêu
23. Lá lốt (Piper lolot C.DC. )
Hàm lượng tinh dầu trong thân và lá đạt 0,19% theo nguyên liệu khô
không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu đang được phân tích.


×