Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––––––
TẠ THỊ PHƯƠNG

KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––––––

TẠ THỊ PHƯƠNG

KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Anh



THÁI NGUYÊN - 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn
qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng
15%. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước
hội đồng. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày 3 tháng 11 năm 2023
Học viên

Tạ Thị Phương

i

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa
Ngữ Văn, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, các thầy cô
giáo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận
lợi giúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị Ngọc
Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan
tâm, động viên giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Tác giả

Tạ Thị Phương


ii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 9
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 10
Chương 1: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ CỦA THÁI NGUYÊN ................................................. 11
1.1. Thi pháp thời gian, không gian trong tác phẩm văn học ............................ 11
1.1.1. Một số vấn đề chung về thi pháp học ...................................................... 11
1.1.2. Không gian nghệ thuật............................................................................. 13
1.1.3. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 17
1.2. Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên ................................................................ 21
1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết lịch sử ................................................................... 21
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên - khúc tráng ca về mảnh đất hào hùng ..... 23
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30
Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN ........................................................... 32
2.1. Không gian chiến trận................................................................................. 32
2.1.1. Không gian chiến trận khốc liệt............................................................... 32

2.1.2. Không gian chiến trận hào hùng.............................................................. 37

iii

2.2. Không gian hậu phương ............................................................................. 42
2.2.1. Không gian của niềm tin tất thắng........................................................... 43
2.2.2. Không gian căn cứ địa cách mạng........................................................... 47
2.3. Không gian tâm tưởng ................................................................................ 50
2.3.1. Không gian của sự lạc quan..................................................................... 51
2.3.2. Không gian của những trăn trở, suy tư .................................................... 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60
Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN ............................................................................. 61
3.1. Thời gian chiến tranh.................................................................................. 61
3.1.1. Độ căng của thời gian chiến đấu ............................................................. 62
3.1.2. Độ ngưng ngắt quãng của thời gian chiến đấu ........................................ 65
3.2. Thời gian hịa bình...................................................................................... 70
3.2.1. Thời gian của hồi ức tự hào về những năm tháng lịch sử ....................... 71
3.2.2. Thời gian của niềm tin, hi vọng vào tương lai ........................................ 77
3.3. Thời gian tâm lí .......................................................................................... 80
3.3.1. Thời gian hồi tưởng ................................................................................. 80
3.3.2. Thời gian tưởng tượng............................................................................. 85
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95

iv

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là mảnh đất

có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, nơi đây đã ghi lại nhiều dấu
ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và địa phương Thái Nguyên nói
riêng. Thành tựu về lịch sử và con người vùng đất Thái Nguyên khá phong phú
và đa dạng nhưng lại chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm, nhất là về
tiểu thuyết lịch sử ở Thái Nguyên.

Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại quan trọng trong sự cách tân của nền
văn học đương đại thời kì đổi mới với những thành tựu phong phú, đa dạng và
sâu sắc. Trong dòng chảy của tiểu thuyết với rất nhiều hướng đi khác nhau, có
thể thấy rằng tiểu thuyết lịch sử có Thái Nguyên cũng nhiều đóng góp về tư
tưởng và nghệ thuật cho thể loại này. Mặc dù chưa thực sự có nhiều tác phẩm
nhưng trong những năm gần đây Thái Nguyên đã và đang hình thành một đội
ngũ sáng tác khá phong phú, đem đến cho độc giả những cuốn tiểu thuyết lịch
sử chất lượng, hấp dẫn từ văn phong đến cách xây dựng khôi phục lại những
yếu tố lịch sử để gửi tới độc giả.

Đề tài lịch sử trong văn học Thái Nguyên là một trong những vấn đề được
các nhà văn quan tâm. Một trong số đó phải kể tới đó là Hồ Thủy Giang, Ma
Trường Nguyên, Phan Thức, Hà Đức Toàn, Phan Thái, Phạm Đức, Vi Hồng
Bởi vậy, việc tìm hiểu về thời gian, không gian nghệ thuật trong các cuốn tiểu
thuyết lịch sử của Thái Nguyên là một việc làm hết sức cần thiết để góp phần
làm sáng tỏ những đóng góp của tác giả cho văn học địa phương Thái Nguyên
nói riêng và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung.

Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, văn học địa
phương là một phần quan trọng của chương trình giáo dục địa phương. Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã có đổi mới sâu sắc tồn bộ chương trình phổ thơng. Trong

đó, thời lượng dành cho chương trình địa phương được chú trọng về cả thời

1

lượng (số tiết nhiều hơn) và chương trình (chương trình mang tính mở, linh
hoạt). Rõ ràng, cơng cuộc đổi mới của giáo dục hiện nay đã và đang rất quan
tâm đến văn học địa phương. Bởi vậy, khi nghiên cứu về văn học địa phương
thì khó có thể bỏ qua đề tài tiểu thuyết lịch sử và dành sự quan tâm nhất định
đối với thể loại này. Đây cũng là một nhiệm vụ cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần khẳng định giá trị văn học địa phương
Thái Nguyên và là nguồn tư liệu hữu ích cho nghiên cứu và giảng dạy.

Không gian, thời gian là một trong những yếu tố cấu thành nên nghệ thuật
của tác phẩm. Qua không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Thái Nguyên chúng ta thấy được quá khứ hào hùng của dân tộc hiện gắn với
địa danh lịch sử của Thái Nguyên.

Từ những lý do trên, sau khi nghiên cứu chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên”
làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn được góp sức mình vào việc gìn
giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, văn học ở địa phương Thái Nguyên. Đây
cũng là cơ hội để một giáo viên dạy văn như tơi tích lũy kiến thức về lịch sử
văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử văn hóa vùng đất Thái Ngun
nói riêng phục vụ cho cơng việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền thụ cho học
sinh của mình tình yêu và niềm tự hào về quê hương Thái Nguyên.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử

Trong lời giới thiệu cuốn sách “Ngô Tất Tố tác phẩm- tập 1” [14], hai tác
giả Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức đã có đề cập đến tiểu thuyết lịch sử của Ngơ

Tất Tố qua các cuốn: “Lịch sử Đề Thám” [58], “vua Hàm Nghi và việc kinh
thành thất thủ” [59] và cuốn “Gia đình Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt” [60].

Trong lời giới thiệu cuốn “Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng - tập 1” [12], Hà
Minh Đức đã đề cập tới tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng qua cuốn “Đêm hội
Long Trì” [61] và “An Tư” [62].

2

Hà Minh Đức và Phan Cư Đệ trong “chuyên luận nghiên cứu Nguyễn Huy
Tưởng” [15] đã dành một chương viết về tiểu thuyết và kịch lịch sử của
Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng tháng Tám. Trong đó, hai tác giả đã đề
cập đến tính chân thực lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng:
“Riêng Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm của mình đã tỏ ra khá trung thành
với tinh thần của những thời đại quá khứ xa xưa. Để xây dựng những vở kịch
tiểu thuyết của mình, Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý tìm tịi, nghiên cứu những
tài liệu lịch sử, những tác phẩm của nhà văn quá khứ”. [22, tr.69].

Nguyễn Đổng Chi đã viết bài “Bàn thêm về quan niệm anh hùng của
Phan Bội Châu” [6], nhằm bổ sung những suy nghĩ về quan niệm anh hùng của
Phan Bội Châu trong cuốn “Trùng Quang tâm sử” [5].

Tác giả Nguyễn Phương Chi đã chỉ ra được những đóng góp của Phan Bội
Châu trong việc xây dựng những nhân vật anh hùng với bài viết: “Từ tiểu
thuyết Trùng Quang tâm sử nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc trong một
số sáng tác hiện nay” [7].

Nguyễn Khắc Việt trong cuốn “Apereu sur la literature Vietnamienne”
[63], ở mục viết về thơ và những bước đầu của tiểu thuyết và sân khấu sau khi
đã nhắc tới những nhà tiểu thuyết như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách có

nhắc tới Nguyễn Tử Siêu với tư cách là một nhà tiểu thuyết lịch sử.

Nguyễn Đình Chú trong bài viết: “Các thế hệ nhà văn trong ngót 100
năm soi lại lịch sử” [9] đã nêu lên những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu trong
những cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về đề tài chống phong kiến phương Bắc
bằng một ý thức và một cảm hứng dân tộc sâu nặng qua cuốn “Trần Nguyên
chiến kỷ” [47], “Việt Thanh chiến sử” [48], “Hai bà đánh giặc” [49], “Lê Đại
Hành” [46]… Nguyễn Đình Chú đã nêu lên những nhận định, đánh giá sơ bộ
về tiếu thuyết Nguyễn Tử Siêu: “Nguyễn Tử Siêu là nhà văn viết tiểu thuyết
lịch sử, trong đó phần lớn lấy đề tài từ các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến
Tàu. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Tử Siêu thường dựa vào nội dung lịch sử

3

do các sử sách ghi lại rồi tưởng tượng thêm thắt ít nhiều. Đặc biệt là thường
pha màu sắc kiếm hiệp vào nhân vật, sự kiện”. [36, tr.508].

Năm 1984, khi biên soạn lại cuốn “hợp tuyển văn học Việt Nam thời kì
1920 – 1945” [10], Nguyễn Đình chú đã chọn in một chương trong tác phẩm
“Trần Nguyên chiến kỷ” [47] của Nguyễn Tử Siêu. Như thế là so với “hợp
tuyển văn học Việt Nam tập IV” [8], cũng do Nguyễn Đình Chú biên soạn đã có
hai tác phẩm được tuyển chọn trích đăng: “Việt Thanh chiến sử” [48] và “Trần
Nguyên chiến kỷ” [47].

Kiều Thu Hoạch trong cuốn “Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên
cứu” [30] ở bài viết vai trò của chuyện kể dân gian đối với sự hình thành các
thể loại tự sự trong văn học Việt Nam, đã đề cập đến tiểu thuyết lịch sử trong
mối quan hệ với văn học dân gian.

Hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng, trong cuốn “Văn học Việt

Nam giai đoạn thời 1900 – 1930” [33], ở chương viết về truyện ngắn và tiểu
thuyết có nói đến tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Tử Siêu với tác phẩm
“Hai bà đánh giặc” [49].
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng núi và
trung du Bắc Bộ, là một tỉnh có truyền thống lịch sử và văn hóa, giàu tiềm năng
trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật (là cái nôi của Hội Văn học nghệ
thuật Việt Bắc xưa). Các thế hệ nhà văn của Thái Nguyên đã nối tiếp nhau cất
lên tiếng nói văn chương mang mầu sắc đặc thù của vùng quê “nửa đồi nửa
núi”, đa sắc màu, đa dân tộc.

Đến những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết Thái Nguyên dường như
chững lại, bởi nhiều lí do chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, sau hơn chục
năm “trầm lắng” đó, tiểu thuyết Thái Nguyên đã lấy lại “phong độ” của mình
bằng hàng loạt các tên tuổi “vừa lạ, vừa quen” như: Hồ Thủy Giang, Phạm
Đức, Phan Thái, Phan Thức, Bùi Thị Như Lan, Nguyễn Văn, Hoàng Luận…

4

Các nhà văn Thái Nguyên viết nhiều thể loại như: thơ, tiểu thuyết, truyện
ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Riêng nói về thể loại
tiểu thuyết, trước năm 2000, văn học Thái Nguyên đã xuất hiện một số cây bút
được bạn đọc biết đến với các tên tuổi “nổi danh” vùng Việt Bắc như: Vi Hồng,
Ma Trường Nguyên, Ngọc Thị Kẹo, Hà Đức Toàn, Nguyễn Minh Sơn, Hoàng
Luận… với nhiều cuốn tiểu thuyết viết về đất và người Thái Nguyên. Và chính
những cuốn tiểu thuyết ấy đã góp phần đem lại những thành cơng, những giải
thưởng danh giá, có ý nghĩa đối với các tác giả Thái Nguyên nói riêng, với văn
học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên nói chung.


Về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, đã có một số tác giả quan tâm nghiên
cứu. Chúng ta có thể điểm qua các bài nghiên cứu, đánh giá như sau:

Luận văn “Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái
Nguyên” [32] của Hồ Thị Mai Hương đã khảo sát lại thành văn một cách tương
đối đầy đủ, hệ thống chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú đang được lưu
truyền trong nhân dân vùng Đại Từ - Thái Nguyên. Đồng thời, đưa ra những
nhận xét, đánh giá về Lưu Nhân Chú dưới góc độ của khoa học nghiên cứu của
văn học dân gian. Chỉ ra sức sống của chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú
trong đời sống hiện tại và đề xuất ý kiến nhằm bảo lưu và phát huy vốn văn hóa
cổ truyền ở Đại Từ - Thái Nguyên.

Luận văn “Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang” [34] của Thân Thị Mai
Linh Lan đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết ở hai mặt nội dung và
nghệ thuật. Thông qua năm tác phẩm với hai cảm hứng chủ đạo xuyên suốt đó
là: cảm hứng lịch sử (ba cuốn tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú [21]; Thái
Nguyên 1917 [22]; Những người mở đường [20]) và cảm hứng thế sự, đời tư
(hai cuốn tiểu thuyết Mắt rừng [19] và Con đường cát bụi [18]). Cùng với đó là
nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật từ ngoại hình cho tới nghệ thuật miêu
tả tâm lí cũng như những đóng góp của các nhân vật lịch sử đều được lột tả
thông qua các tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang.

5

Luận văn “Tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang” [27] của Dương Thị Hiệu
đã tập trung nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử ở hai mặt nội dung và nghệ thuật.
Ở phương diện nội dung tác giả đã tập trung nghiên cứu cảm hứng lịch sử và
những con người anh hùng của thời đại. Cùng với đó là nghệ thuật xây dựng
nhân vật, cốt truyện mang màu sắc lịch sử cũng như ngôn ngữ nghệ thuật.


Tác giả Phạm Văn Vũ trong bài “Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tể
tướng Lưu Nhân Chú” [64] cho rằng, trong đời sống văn học đương đại, việc
tìm ra con đường của tiểu thuyết đang ngày càng trở thành một vấn đề quan
thiết. Giữa rất nhiều những hướng đi, tiểu thuyết lịch sử là một con đường hứa
hẹn nhiều triển vọng. Một số nhà văn đã dành trọn tâm huyết và rất thành cơng
trong hướng đi này, tiêu biểu như Hồng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Uông Triều ... Với Tể tướng Lưu Nhân Chú, Hồ Thủy
Giang là nhà văn Thái Nguyên tiên phong lựa chọn khai thác thế giới đầy ẩn
mật này…

Hay tác giả Minh Hằng cũng có một bài viết “Nhiều điều đáng nói xung
quanh cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về danh nhân đất Thái” [26] cho rằng,
“Tể tướng Lưu Nhân Chú” [21] là đứa con tinh thần thứ 29 của Nhà văn Hồ
Thủy Giang, nhưng lại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ông viết về danh
nhân Thái Nguyên.

Về tiểu thuyết Những người mở đường, đã có hội thảo tổ chức tại Thái
Nguyên, tác giả Thanh Tâm đã có bài viết “giới thiệu về Hội thảo tiểu thuyết
những người mở đường” [55] của Hồ Thủy Giang. Hội thảo này được tổ chức
nhân dịp kỉ niệm ngày thànhlập lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam
(15/7/1950) và 25 năm ngày 60 chiến sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915,
thuộc Đội 91 Thanh niên xungphong tỉnh Thái Nguyên hy sinh anh dũng khi
đang làm nhiệm vụ tại ga LưuXá, thành phố Thái Nguyên (24/12/1972 -
24/12/2017). Ở Hội thảo, có nhiềutác giả là các nhà văn, nhà nghiên cứu phê

6

bình, nhà làm phim, bạn đọc đã đưara những phân tích, luận giải, đánh giá tiểu
thuyết Những người mở đường từ nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau.


Ngày 28/8/2019, Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử đã được
Chi Hội Lí luận phê bình văn học và Hội văn học Nghệ thuật Thái Nguyên tổ
chức tại tỉnh. Trong hội thảo, một số vấn đề về tiểu thuyết lịch sử đã được đặt
ra và thảo luận. Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang cũng được quan tâm
đánh giá về các phương diện như đề tài, khuynh hướng, đặc điểm thể loại, thế
giới nghệ thuật…, đáng chú ý có tham luận của các nhà nghiên cứu như
Nguyễn Đức Hạnh, Cao Thị Hồng (Tiểu thuyết Những người mở đường của
Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại) Phạm Văn Vũ (Tiểu thuyết và vấn đề
diễn giải lịch sử), nhà văn Phan Thái… Các tác giả đã tập trung đi sâu vào cắt
nghĩa, diễn giải những giá trị nổi bật như cách phản ánh hiện thực, cách nhìn
nhận lịch sử và con người v.v.., đồng thời cũng thẳng thắn nêu lên những băn
khoăn, tiếc nuối muốn trao đổi thêm về một số điểm cịn chưa thành cơng của
tác phẩm, như tính luận đề, kiểu kết thúc v.v… Tác giả Cao Thị Hồng đánh giá
thành công của Những người mở đường qua bối cảnh thời đại mà tác giả tái
hiện: “Những trang viết phục dựng hiện thực chiến tranh là những trang viết
cuốn hút và mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc” [30, tr.27].

Như vậy, qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của
các nhà văn Thái Nguyên nói chung, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết Thái
Nguyên đã bước đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhưng các cơng
trình nghiên cứ hay các bài báo chủ yếu chỉ đánh giá chung về nội dung hoặc
nghệ thuật của từng cuốn tiểu thuyết hoặc đánh giá tiểu thuyết lịch sử trong
những nhận định chung về tiểu thuyết lịch sử Thái Ngun. Hiện chưa có cơng
trình nào đi sâu khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về phương diện không
gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Thái Nguyên. Tuy nhiên,
những gợi ý từ các bài viết trên sẽ là tiền đề để chúng tôi tham khảo, nghiên

7

cứu và thực hiện đề tài này. Vì vậy, đề tài khơng trùng lặp với các đề tài, cơng

trình nghiên cứu đã cơng bố.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm không gian, thời
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Thái Nguyên. Đề tài
được hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy và học
tập văn học địa phương trong nhà trường phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ đề lịch sử trong văn học địa phương tỉnh Thái
Nguyên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Một là, khái quát các vấn đề về tiểu thuyết lịch sử Thái nguyên
Hai là, nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Thái Nguyên
Ba là, nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch
sử của nhà văn Thái Nguyên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết lịch sử: Tể tướng Lưu
Nhân Chú (2016- Nxb Đại học Thái Nguyên); Những người mở đường (2016-
Nxb Văn học); Thái Nguyên 1917 (2017- Nxb Đại học Thái Nguyên) của Hồ
Thủy Giang. Ông ké thượng cấp (2016 - Nxb Hồng Đức) của Ma Trường
Nguyên. Thượng thư Đỗ Cận (2019 - Nxb đại học Thái Nguyên), Lửa thiêng
(2023 - Nxb Lao động) của Phan Thức. Linh Sơn tử chiến (2017- NXB Văn
học), Nắng phía sau mặt trời (2019 - Nxb Thanh niên), Bình minh máu (2020 -


8

Nxb hội nhà văn) của Phan Thái. Đức Thánh Đuổm Dương Tự Minh (Phạm
Đức). Ba ông đầu rau (Hà Đức Toàn).
5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu không gian, thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết lịch
sử của Thái Nguyên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm có
chủ đề lịch sử của Thái Nguyên. Sau đó đối chiếu với kho tàng văn học Thái
Nguyên để phân loại tác phẩm vào những thể loại cụ thể nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân tích tổng hợp.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích những đặc điểm khơng
gian, thời gian của các cuốn tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên.

- Phương pháp đối chiếu- so sánh: So sánh tiểu thuyết lịch sử của nhà văn
Thái Nguyên để tìm ra những nét giống và khác biệt khi cùng viết về mảng đề
tài tiểu thuyết lịch sử. Từ đó khẳng định vị trí của các nhà văn Thái Nguyên
trong làng văn.

- Phương pháp liên ngành: Phương pháp này được sử dụng khi kết hợp
nghiên cứu giữa văn học, lịch sử, văn hoá… làm sáng rõ hơn các nội dung
chính của luận văn.

- Phương pháp thi pháp học: Phương pháp này được sử dụng khi nghiên
cứu về đặc trưng không gian, thời gian nghệ thuật trong các cuốn tiểu thuyết
lịch sử Thái Nguyên.
6. Đóng góp của đề tài


Đề tài sau khi được hồn thành sẽ trở thành cơng trình đầu tiên nghiên cứu
về vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái
Nguyên. Đồng thời cũng là để nhận được sự quan tâm, khuyến khích của những
người yêu văn học Thái Nguyên. Từ đó giúp cho văn học Tỉnh sẽ ngày càng phát
triển, đặc biệt hơn cả đó là tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy chung của văn học.
Cơng trình là tư liệu tham khảo giúp lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, động viên và

9

có những chính sách khuyến khích hơn nữa để văn học địa phương, trong đó có tiểu
thuyết lịch sử Thái Nguyên tiếp tục phát triển hơn nữa.
7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, nội dung đề tài gồm có
ba chương:
Chương 1: Khơng gian, thời gian nghệ thuật và tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên.
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên.
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên

10

Chương 1
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT

LỊCH SỬ CỦA THÁI NGUYÊN

1.1. Thi pháp thời gian, không gian trong tác phẩm văn học
1.1.1. Một số vấn đề chung về thi pháp học


Theo Từ điển thuật ngữ văn học [24]: “Thi pháp học là khoa học nghiên
cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện
đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi
pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham
gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ và chiều sâu phản
ánh của sáng tác nghệ thuật” [16, tr.304].

Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm
cụ thể, thi pháp tác giả (sáng tác một nhà văn), thi pháp một trào lưu, thi pháp
văn học một thời đại, thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc.

Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách có thể nói
tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách,
thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ.

Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu thi pháp học
đại cương (cịn gọi là thi pháp học lí thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi
pháp học vĩ mơ tức là lí luận văn học), thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là
thi pháp học miêu tả vi mô) và thi pháp học lịch sử.

Thi pháp học đại cương được chia thành ba bộ phận, tương ứng với ba
phương diện của văn bản: ngữ âm, từ vựng, và hình tượng. Mục đích của thi
pháp học đại cương là xây dựng một hệ thống trọn vẹn các thủ pháp (tức là
các yếu tố tác động thẩm mĩ), bao quát cả ba phạm vi trên, từ các biện pháp
ngữ âm cho tới các hình tượng, mơ tip, cốt truyện. Phương diện thi pháp
hình tượng ít được nghiên cứu hơn cả vì một thời gian dài người ta cho rằng
thế giới nghệ thuật không khác gì so với thế giới thực tại, do đó, đến nay

11


lĩnh vực này vẫn chưa có một sự hệ thống hóa được chấp nhận phổ biến về
các phương tiện nghệ thuật.

Thi pháp học chuyên biệt tiến hành việc miêu tả tất cả các phương diện
nói trên của sáng tác Văn học nhằm xây dựng “mơ hình” - hệ thống cá biệt của
các thuộc tính tác động thẩm mĩ của tác phẩm. Vấn đề chính ở đây là kết cấu,
tức là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật.

Các khái niệm cuối cùng mà sự phân tích các phương tiện nghệ thuật sẽ
dẫn đến là hình tượng thế giới (với đặc điểm cơ bản của nó là khơng gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật), và hình tượng tác giả. Tác động qua lại của hai
khái niệm này tạo nên điểm nhìn nghệ thuật, có tác dụng quy định tất cả mọi
điều cơ bản của cấu trúc tác phẩm.

Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hóa của các biện pháp nghệ thuật
cũng như hệ thống các biện pháp ấy bằng phương pháp so sánh lịch sử nhằm
vạch ra đặc điểm chung của hệ thống văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau,
xác định cội nguồn của chúng cũng như quy luật chung của ý thức văn học
nhân loại. Vấn đề chính của thi pháp học lịch sử là sự phát sinh, phát triển của
thể loại trong ý nghĩa rộng nhất của từ đó, là ranh giới phân chia của phạm vi
văn học và ngoài văn học với tất cả sự đổi thay lịch sử của chúng.

Thi pháp học đại cương trùng với bộ phận lí luận văn học nghiên cứu cấu
trúc sáng tác văn học, thường dịch là thi học. Nhiều nhà thi pháp học phương
Tây nhấn mạnh lí luận về bản chất văn học mới là nội dung chủ yếu của thi
pháp học, xem việc nghiên cứu “tính văn học” bất biến của văn bản là đối
tượng của thi pháp học. Nhưng đó là bất biến trong lịch sử. Thi pháp học
chuyên biệt và thi pháp học lịch sử cung cấp bức tranh đa dạng và phát triển
tiến hóa của các mơ hình và phương tiện nghệ thuật.


Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư
duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời
kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm.

12

Thi pháp học cổ xưa (từ Aristoteles) nặng về tính chất quy phạm cẩm
nang. Thi pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngơn ngữ nghệ
thuật đang hình thành với sự vận động của văn học.
1.1.2. Không gian nghệ thuật

Không gian trong nghệ thuật là một đại lượng hữu hạn. Tính vơ hạn chỉ là
viễn cảnh, cịn khơng gian hoạt động của nhân vật ln ln là hữu hạn. Mặt
khác, khơng gian nghệ thuật có tính gián đoạn. Nhà văn khơng thể và khơng
cần miêu tả hết tồn bộ tính liên tục của khơng gian, mà chỉ chọn lấy những gì
tiêu biểu, quan trọng đối với hoạt động của nhân vật.

Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm
nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể,
cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục,
cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ
thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính
chủ quan. Ngồi khơng gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng. Do vậy khơng
gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa
lí. Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mơ hình hóa các
mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tơn ti trật tự.
Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới - dùng để mơ
hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng.
Khơng gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mơ hình hóa các kiểu tính

cách con người. Khơng gian nghệ thuật có thể là khơng có tính cản trở, như
trong cổ tích, làm cho ước mơ, cơng lí được thực hiện dễ dàng. Ngơn ngữ của
không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Không gian nghệ thuật chẳng
những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng
trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của

13

một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo
cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật.

Tác phẩm văn học nào cũng tái hiện thế giới thực tại, cả vật chất lẫn tinh
thần, tự nhiên, đồ vật, con người, tạo thành thế giới nghệ thuật. Hình thức tự
nhiên của thế giới ấy trước hết là không gian và thời gian nghệ thuật. Bài này
sẽ nói riêng về khơng gian nghệ thuật. Gọi là khơng gian nghệ thuật là bởi vì
khơng gian này không giản đơn là tái hiện không gian của thực tại mà thể hiện
quan niệm không gian của con người, và rộng ra là của cả một nền văn hoá
trong một thời kì lịch sử. Khơng gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn, thể hiện sự cảm nhận khơng gian của con người, có chức năng biểu nghĩa
và có giá trị thẩm mĩ. Khơng gian nghệ thuật là thuộc tính của tất cả mọi loại
hình nghệ thuật, kể cả âm nhạc. Không gian nghệ thuật thể hiện cấu trúc bên
trong của tác phẩm nghệ thuật, sâu sắc hơn nhiều so với khái niệm kết cấu,
dường như là thiên về tổ chức bên ngoài của văn bản.

Đọc một tác phẩm văn học ta như sống trong khơng gian của nó, khi ở
trong nhà, khi ra ngoài nội, khi vào rừng sâu, khi xuống địa ngục hoặc lên tiên
giới. Không gian ấy không giản đơn chỉ là nơi chốn, khung cảnh cho nhân vật
hành động, khơng phải khơng gian vật chất (vật lí), địa lí, khơng phải khơng
gian tâm lí, nó khơng phải lúc nào cũng là không gian cụ thể, mà là một khơng
gian nghệ thuật có tính trừu tượng, phổ qt. Ngược lại trong sáng tác hiện thực

chủ nghĩa, chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX do gắn với thời gian lịch sử mà có
tính chất cụ thể.

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo trên cơ sở văn hoá. Trong
hội họa phương Tây, xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng tự nhiên đã phát hiện ra
luật thấu thị – nhìn sự vật theo tỉ lệ xa gần, sáng tối, đậm nhạt, do đó người ta
vẽ cụ thể, giống như thật. Trái lại, hội họa Trung Hoa theo nguyên tắc “phủ
ngưỡng tự đắc”, tức là cúi, ngửa, nhìn ngắm, thể nghiệm trong lịng tạo ra
không gian trừu tượng. Âm dương đan xen, hư thực liền nhau. Thơ văn cổ nhìn

14


×