Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nguyên hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.99 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGƢ̃ VĂN
**********

HOÀNG THỊ THƠ

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “BỈ VỎ”
CỦA NGUYÊN HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGƢ̃ VĂN
**********

HOÀNG THỊ THƠ

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “BỈ VỎ”
CỦA NGUYÊN HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.
Thành Đức Bảo Thắng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới thầy.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ Văn học
Việt Nam cùng các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thơ


LỜI CAM ĐOAN
Người viết khóa luận xin cam đoan:
1. Khóa luận “Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến
nghiên cứu của những người đi trước và dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo
viên hướng dẫn.
2. Khóa luận không phải là sao chép.
3. Khóa luận ít nhiều có những đóng góp nhất định của người viết.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thơ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 5
1.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ........................................................... 5
1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học .............................. 8
1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ .............................................. 11
1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng............................................................................ 11
1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ.................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG ........................................ 14
2.1. Không gian xã hội .................................................................................... 14
2.1.1. Không gian làng quê tù túng, chật hẹp với những hủ tục, định kiến lạc
hậu ................................................................................................................... 15
2.1.2. Không gian thành thị và những kiếp sống giang hồ ............................. 25
2.2. Không gian thiên nhiên ............................................................................ 36
2.3. Không gian tâm tưởng.............................................................................. 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có nhiều hướng tiếp cận tác phẩm văn học, trong đó việc tìm hiểu tác
phẩm từ góc độ thi pháp không gian nghệ thuật luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều người trong quá trình nghiên cứu, bởi bất kì tác phẩm nào khi tồn tại cũng
đều không tách rời khỏi yếu tố không gian. Nhà phê bình văn học Bêlinxki từng
nhận định: “Mọi sản phẩm của thế giới nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà
khi đi vào đó ta buộc phải sống theo các quy luật của nó” [18, 15]. Nhà văn
Sơđơrin cũng từng nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm
nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” [18, 17]. Khái niệm thế
giới ở đây đã bao hàm phạm trù không gian. Nếu hiểu văn chương là sự cảm
nhận về thế giới và con người thì không gian nghệ thuật chính là một trong
những cách để con người cảm thụ về thế giới, về bản thân mình. Tìm hiểu không
gian nghệ thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận
cuộc sống qua lăng kính thẩm mĩ chủ quan của người nghệ sĩ. Do vậy, tiếp cận
tác phẩm văn học từ góc độ không gian nghệ thuật là một cách thức hữu hiệu để
tìm hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời thấy được phong cách nghệ
thuật của nhà văn. Đúng như M. B. Khrapchencô trong cuốn Cá tính sáng tạo
của nhà văn và sự phát triển của văn học từng cho rằng: một trong các dấu hiệu
biểu hiện phong cách nghệ thuật nhà văn là cách tổ chức, xây dựng không gian
nghệ thuật trong tác phẩm.
Nguyên Hồng là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về ông với biết bao trân
trọng: “Nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết” [13, 428], “Nhà văn của
những người cùng khổ” [13, 450], “Người suốt đời đi tìm vẻ đẹp và chất thơ
trong khổ đau và đời sống cần lao” [13, 470]… Gắn bó sâu nặng, máu thịt với
cuộc đời và những người cùng khổ, Nguyên Hồng thuộc “Hạng nghệ sĩ tạo ra
sự sống” (Như Phong). Sáng tác của ông là một trong những minh chứng
1



hùng hồn cho đời sống khổ cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn và là tác phẩm chứa
đựng nhiều giá trị. Với mong muốn được đóng góp thêm một hướng tiếp cận
tác phẩm, đồng thời trang bị cho bản thân những kinh nghiệm trong bước đầu
nghiên cứu khoa học, người viết lựa chọn đề tài “Không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng”.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyên Hồng là một nhà văn lớn trong trào lưu văn học hiện thực phê
phán 1930 - 1945 nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Nguyên
Hồng và tác phẩm của ông là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn trong văn học.
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều trang viết hay về ông, đã tìm hiểu ông trên
nhiều góc độ: cuộc đời, thế giới quan, phương pháp sáng tác, phong cách
nghệ thuật,… Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu về Nguyên Hồng có
giá trị như:
- Vũ Ngọc Phan, Nguyên Hồng, in trong Nhà văn hiện đại, quyển tư,
tập 3, NXB Vĩnh Thịnh, H.1951.
- Nguyễn Đăng Mạnh, Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Báo Nhân
dân, số 16, tháng 5/1982.
- Phan Cự Đệ, Nguyên Hồng, in trong Tuyển tập Nguyên Hồng, tập 1,
NXB Văn học, H.1983.
- Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Hồng - Con người và sự nghiệp, in
trong Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiệp, NXB Hải Phòng, 1988.
- Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy lần được gặp Nguyên Hồng, in trong
Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiệp, NXB Hải Phòng, 1997.
- Vũ Ngọc Phan, Tác phẩm Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng
Tám, in trong Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiêp, NXB Hải Phòng, 1997.
- Đặc biệt trong cuốn Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm do Hà
Minh Đức giới thiệu, Hữu Nhuận tuyển chọn, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ
2



nhất năm 2003 có tập hợp nhiều bài viết của các nhà văn, các nhà nghiên cứu
về Nguyên Hồng và tác phẩm của ông.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên đều ít
nhiều có bàn tới tiểu thuyết Bỉ vỏ nhưng phạm trù không gian nghệ thuật
trong tác phẩm này chưa được các tác giả đề cập một cách cụ thể, ngay cả một
số nhà nghiên cứu được coi là có nhiều công sức trong việc tìm hiểu về
Nguyên Hồng như Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có một số bài viết về tiểu
thuyết Bỉ vỏ:
- Thi pháp hoàn cảnh trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng trên
tài liệu internet: />- Thi pháp tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng trên tài liệu internet:
/>Ở hai bài viết này, các tác giả có đề cập tới hoàn cảnh sống của nhân
vật, thi pháp không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ nhưng mới chỉ
trình bày một cách khái quát, chưa có sự đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Tiếp thu phần nào kết quả của các nhà nghiên cứu, khóa luận của chúng
tôi tập trung tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng dưới sự soi sáng của lí luận về không gian nghệ thuật, nhằm
làm rõ nội dung tư tưởng cùng nét độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Bỉ vỏ
của nhà văn Nguyên Hồng.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tìm hiểu tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên
Hồng ở góc độ không gian nghệ thuật.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài, người viết khóa luận hướng đến những nhiệm vụ sau:
3



- Làm rõ khái niệm không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng những hiểu biết về lí thuyết trên vào việc tìm hiểu không
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ.
- Tiến hành so sánh không gian nghệ thuật trong Bỉ vỏ với một số tác
phẩm khác dựa trên những nét tương đồng để thấy được sự độc đáo của
Nguyên Hồng trong việc xây dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm.
5. Mục đích nghiên cứu
- Có sự hiểu biết sâu sắc về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn
học nói chung và trong tiểu thuyết Bỉ vỏ nói riêng.
- Thấy được tài năng của nhà văn Nguyên Hồng trong việc tạo dựng
không gian nghệ thuật trong tác phẩm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh.
7. Đóng góp của khóa luận
- Góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên
Hồng.
- Giúp người đọc thấy được một phương diện quan trọng trong tài năng
nghệ thuật của nhà văn và là chất liệu cho các hướng nghiên cứu sau về nhà
văn Nguyên Hồng và tác phẩm của ông.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận gồm hai chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung.
Chƣơng 2: Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ
của Nguyên Hồng.

4



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Không gian nghệ thuật
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không
gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật, hiện
tượng xung quanh đời sống con người”.
Cùng với thời gian, không gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học.
Nó là hình thức tồn tại của thế giới vật chất. Không một vật chất nào có thể
tồn tại ngoài không gian. Vật chất nói chung, và đặc biệt là con người nói
riêng luôn luôn phải vận động, tồn tại và thể hiện tính xác định của mình
trong thế giới khách thể ba chiều không gian và phải thích nghi với ba
chiều không gian đó. Trong thế giới vật chất, các vật thể có độ dài và độ
lớn khác nhau, cái này ở cạnh cái kia. Con người có thể nhìn ngắm, đo đạc,
cảm nhận được không gian vật chất một cách trực tiếp, nhưng không gian
nghệ thuật thì khác.
1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Trong nghiên cứu văn học, có nhiều quan điểm khác nhau về không
gian nghệ thuật. Tuy vậy, giữa các quan điểm đều có sự thống nhất chung
trong nhận định coi không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian
hiện thực, xem không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ
thuật, là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm
thấy vị trí và số phận của mình ở đó.
Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều:
cao, rộng, xa và chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào
không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.
Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan
trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình
5



thức nghệ thuật nhưng là hình thức mang tính nội dung. Từ điển thuật ngữ
văn học đã đưa ra định nghĩa: Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần
thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong
trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn
bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối,
cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [3,160]. Các tác
giả của Từ điển thuật ngữ văn học còn đưa ra các đặc trưng cơ bản của không
gian nghệ thuật.
Thứ nhất, không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên
mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật là không gian được xây dựng
theo quan niệm của người nghệ sĩ, hoàn toàn không đồng nhất với cuộc đời
thực và nó vận động, lưu chuyển linh hoạt để biểu đạt ý đồ của tác giả. Do
vậy, không gian nghệ thuật là không gian mang tính chủ quan để biểu đạt cảm
nhận riêng của nhà văn về con người và thế giới. Mỗi tác giả có một cách xây
dựng và kiến tạo thế giới theo cách riêng của mình, không gian nghệ thuật vì
thế rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng
tạo của mỗi nhà văn. Đồng thời, mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học lại có
những quan niệm riêng về thế giới và con người, từ đó dẫn đến tri giác về
không gian nghệ thuật ở mỗi giai đoạn văn học là không giống nhau. Không
gian nghệ thuật là một hình thức, một kiểu tư duy nghệ thuật của nhà văn, qua
đó bộc lộ quan niệm, thái độ của tác giả về hiện thực và đời sống. Đặc điểm
này như một dấu hiệu quan trọng để phân biệt không gian nghệ thuật với
không gian khác chỉ có nghĩa là nơi tồn tại của sự vật chứ không phải là
không gian nghệ thuật. Lẽ dĩ nhiên, khi kể câu chuyện về một số phận, về một
hiện tượng, sự việc xảy ra trong đời sống, nhà văn thường đặt nó trong một
bối cảnh không gian nhất định. Tuy nhiên không phải bất cứ không gian nào
6



cũng là không gian nghệ thuật. Trong tác phẩm, có thể ta bắt gặp hình ảnh con
đường, ngôi nhà, dòng sông,… nhưng bản thân các sự vật đó chưa hẳn đã là
không gian nghệ thuật. Nó chỉ được xem là không gian nghệ thuật khi bản
thân nó là một hình thức ngầm ẩn bên trong của hình tượng nghệ thuật nhằm
biểu hiện mô hình thế giới của con người.
Thứ hai, ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy
không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào
không gian địa lí. Khi tìm hiểu không gian nghệ thuật, bên cạnh không gian
vật thể tạo thành thứ ngôn ngữ nghệ thuật biểu đạt tư tưởng, cá tính sáng
tạo cũng như phong cách nghệ thuật nhà văn, người ta còn chú ý tới không
gian tâm tưởng. Không gian tâm tưởng là không gian diễn ra bên trong
nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện. Nó có tác dụng khắc sâu
thêm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu thêm thế giới bên trong
tâm hồn con người. Giữa không gian vật thể và không gian tâm tưởng
thường có sự tác động qua lại lẫn nhau, hoặc là không gian vật thể tác động
vào không gian tâm tưởng, hoặc là không gian tâm tưởng chi phối tới
không gian vật thể. Nói như Nguyễn Du thì “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Thứ ba, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô
hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức,
tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới,
tính cản trở,… Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không
gian, giữa các tiểu không gian có các đường ranh giới có thể vượt qua hoặc
không thể vượt qua. Đó có thể là không gian điểm, không gian tuyến hoặc không
gian mặt phẳng. Không gian trong văn học được biểu thị qua các “không gian
điểm” mang tính ước lệ, tượng trưng (Ôlimpơ, Tây Trúc, Thiên đình, làng quê,
địa ngục,…); bằng các từ không gian vốn đã mã hóa sẵn về ý nghĩa trong đời

7



sống (cao, thấp, dài, ngắn, tối, sáng,…). Không gian nghệ thuật tập trung vào cái
nhìn, điểm nhìn không gian (xa, gần, cao, thấp,…); điểm nhìn tâm lí, tư tưởng
(nhớ lại, dạo ấy,…). Không gian có thể thể hiện qua kết cấu, sự phân giới nội tại
của tác phẩm, sự liên kết các không gian, mức độ tính liên tục, rời rạc,…
Thứ tư, không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại
của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm
về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó
cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu
loại hình của các hình tượng nghệ thuật.
Tóm lại, không gian nghệ thuật không phải là không gian vật lí mà là
hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con người trong
thế giới nghệ thuật. Nó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người
đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình. GS. Trần Đình Sử đã
khẳng định: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó
không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian
vật lí, vật chất” [18, 108]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự
sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá
trị của con người. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người
và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có vai trò
đặc biệt quan trọng. Nó cho phép khám phá phong cách và cá tính sáng tạo
của người nghệ sĩ một cách khoa học, từ đó khẳng định ý nghĩa và giá trị mà
tác phẩm đem lại cho bạn đọc.
1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật trong văn
học đã tồn tại qua nhiều hình thức, từ nền văn học sơ khai cho đến một nền
văn học cận hiện đại về sau.

8


1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian và văn học
trung đại


Trước hết, trong truyện thần thoại, không gian có tính chất đặc thù,

đó là tính nguyên sơ, hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của các sự kiện.
Đồng thời nó còn có tính chất khác là phân biệt linh và phàm, gắn liền với ý
thức tôn giáo. Ngoài ra, đặc điểm thường thấy của không gian thần thoại là
tính chất hư ảo. Không gian còn mang tính quy ước, khuôn mẫu: trời tròn, đất
vuông; trời đất chia làm bốn phương (Đông, Tây, Nam, Bắc),…


Không gian sử thi có nền tảng là không gian thần thoại, đó là không

gian có tính chất hư ảo, diệu kì, không gian thay đổi theo ý thức của thần linh.
Nhưng mặt khác, không gian sử thi còn mang tính địa ngục. Trong nhiều sử
thi có màu sắc tôn giáo, không gian nghệ thuật có ba tầng: thượng giới, trần
gian và địa ngục, có chiều tâm linh hướng vào thế giới siêu hình ở phía bên
kia thực tại.


Không gian trong truyện cổ tích có đặc trưng cơ bản là “tính siêu

dẫn”. Không gian ít chịu sự cản trở của môi trường vật chất mà được mở rộng
đến vô hạn nhưng luôn luôn gắn với hành động của con người. Hành động tới
đâu, không gian mở ra tới đó, nhưng không gian này không có quan hệ với

không gian thực tại, mà đó là một không gian khép kín. Nói khác đi, đó là
miền không gian của mơ ước.
Không gian truyện cổ tích có tính chất ngược với không gian tiểu thuyết.
Nếu tiểu thuyết trong mỗi bước đi đều gây khó khăn cho nhân vật, đòi hỏi nhân
vật phải vượt qua trở ngại, bộc lộ cá tính thì truyện cổ tích ngược lại, luôn có xu
hướng ủng hộ, tạo thuận lợi cho con người. Đặc điểm này làm cho nhân vật
chính diện luôn nhận được sự trợ giúp để vượt qua những khó khăn, trở ngại.
 Sự thể hiện của không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại
lại vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, do cùng hệ quy chiếu là một thế giới quan
9


(ảnh hưởng của học thuyết Nho, Phật, Lão; bị chi phối bởi nền kinh tế nông
nghiệp chậm phát triển) mà không gian nghệ thuật có nét thống nhất.
Không gian trong văn học trung đại là mô hình của “không gian vũ trụ”,
không gian mang tính bất biến, mang đậm dấu ấn chủ quan vì xây dựng
không gian theo cách lấy con người cảm thụ là trung tâm. Con người trung
đại luôn ý thức về vị trí của mình giữa không gian, tự cảm nhận mình như
một khách thể trong vũ trụ, nhìn mình từ bên ngoài, trên cao hoặc ngoài
xa,... Văn học trung đại cũng xây dựng những không gian đối lập để tạo ấn
tượng cảm xúc đặc biệt (thanh cao - phàm tục, cố hương - tha hương,…).
Không gian có tầng thứ, lớp lang. Theo thời gian, không gian vũ trụ có sự
thay đổi về đặc tính (từ hư vô, thoát tục đến trần tục, thế tục). Sự biến đổi
về mô hình không gian nghệ thuật gắn liền với sư thay đổi xã hội, sự tự ý
thức của con người và tư duy nghệ thuật trong văn học.
Như vậy, tuy có những đặc trưng khác nhau nhưng không gian nghệ
thuật trong các thể loại văn học dân gian và ở văn học trung đại đã biểu hiện
một số những nét chung: không gian thường mang tính khép kín, khuôn gọn
trong tác phẩm; không gian mang tính quy ước, khuôn mẫu, gắn liền với ý
thức tôn giáo, với quan niệm chủ quan của con người. Không gian chưa thể

hiện tính độc lập riêng mà thường gắn liền với hành động, tư duy của nhân
vật, lấy nhân vật làm trung tâm. Vì vậy, nó phải phục tùng hành động (hành
động tới đâu, không gian mở ra tới đó); bị chi phối bởi nhận thức, tư duy
(hướng về vũ trụ, tâm linh, có tính bất biến).
1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học cận hiện đại
Do sự thay đổi trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con
người mà không gian trong văn học cận hiện đại có những điểm khác biệt so
với không gian trong văn học dân gian và văn học trung đại.
Sự thay đổi đó được thể hiện khá rõ nét trước hết ở văn học châu Âu.
G. P .Macôganencô - nhà nghiên cứu văn học Nga nhận định: “Ở văn học Tây
Âu từ thế kỉ XVIII, không gian bên trong tác phẩm văn học có chức năng
10


mới” [18, 119]. Trong Tấn trò đời, Balzac xem xã hội như cái biển lớn, như
một vực sâu đầy bí ẩn. Môi trường sống (không gian nhỏ) thấm nhuần đặc
điểm cá tính nhân vật.
Ở Việt Nam, từ thế kỉ X - XII xuất hiện những truyện văn xuôi viết
dưới dạng các thần phả. Thế kỉ XV - XVIII mới có những truyện viết về đời
tư của những con người bình thường, nhất là những người phụ nữ. Đến khi
Hoàng Lê nhất thống chí ra đời mới có quy mô tiểu thuyết. Không gian trong
Hoàng Lê nhất thống chí bao quát về cuộc sống nhiều mặt nhưng chủ yếu đó
là không gian mang tính chất sử thi vì gắn liền với sự hưng vong của triều đại,
đất nước. Phải sang đến giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX - năm 1945, nhất
là với dòng tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, văn học Việt Nam
mới có những tiểu thuyết hiện đại. Những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… đã thực sự thể hiện cái nhìn
cuộc sống từ góc độ đời tư. Không gian lịch sử xã hội và không gian sinh hoạt
đời tư được xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với nhau.
Như vậy, không gian nghệ thuật là hình thức thể hiện quan niệm về thế

giới và con người. Theo sự chảy trôi của dòng thời gian và sự phát triển của lịch
sử, khi con người có nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về xã hội, quan niệm về thế
giới và bản thân trở nên phức tạp hơn, toàn vẹn hơn thì việc tổ chức không gian
nghệ thuật trong tác phẩm cũng có sự biến đổi cả về quy mô và tính chất.
Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là cuốn tiểu thuyết ra đời vào giai đoạn văn
học hiện đại Việt Nam đã đạt đến độ trưởng thành về nhiều mặt. Bởi vậy, việc
tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng rất đa dạng, thể hiện sâu
sắc nội dung tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ
1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng
Nhà văn Nguyên Hồng, tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh
ngày 5/11/1918 tại thành phố Nam Định, mất ngày 2/5/1982 tại tỉnh Bắc
11


Giang. Xuất thân từ một gia đình viên chức sa sút rồi rơi xuống tầng lớp dân
nghèo; cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, ông phải sống nhờ một bà cô cay
nghiệt. Khi mẹ ông trở về, hai mẹ con rời quê tới sinh sống trong một xóm
nghèo ở Hải Phòng (xóm Cấm). Tại đây, cuộc sống của ông gắn liền với tầng
lớp người dân bần cùng trong xã hội và từ đó hình ảnh của họ đã xuất hiện
trong nhiều tác phẩm của ông.
Với hơn bốn mươi năm cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho văn học
nước nhà hàng vạn trang sách, với số lượng gần 40 tác phẩm, có đủ các thể
loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ, kịch,... trong đó nhiều tác phẩm có
giá trị lâu dài cho nền văn học dân tộc mà tiểu thuyết Bỉ vỏ là tiêu biểu.
Khác với nhiều cây bút cùng thời, ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên
Hồng đã chọn cho mình con đường của chủ nghĩa nhân đạo, hướng về những
lớp người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Mục đích cầm bút của ông trước hết
không phải để làm văn chương mà để nói lên một cách tha thiết nhất, sâu sắc
nhất những nỗi thống khổ của loài người. Trong xã hội cũ nghèo đói, bất

công, cổ hủ và định kiến, Nguyên Hồng nhận thấy không ai khổ hơn những
người phụ nữ. Theo ông, họ là nô lệ của nô lệ - nô lệ ngoài xã hội và nô lệ
trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ lao động nghèo khổ luôn là nhân
vật tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Nguyên Hồng trước Cách mạng.
Văn Nguyên Hồng là thứ văn bám riết lấy cuộc sống, quấn quýt lấy
cuộc sống; một thứ văn sôi nổi, hăm hở, tràn đầy chất thơ trữ tình lãng mạn.
Xuân Diệu có lần từng nhận định Nguyên Hồng là nhà văn có năng khiếu lớn.
Dường như ông cứ đặt bút xuống là cuộc sống tự nó đã đổ tràn trên mặt giấy
với những chi tiết sinh động, “ngồn ngộn”, “phập phồng tươi rói”. Ông viết
tiểu thuyết bằng trái tim hơn là bằng lí trí. Trong khi phơi bày tình cảnh cực
khổ thê thảm của những hạng người bị coi là cặn bã xã hội ấy, Nguyên Hồng
đã dành cho họ một tấm lòng yêu thương thắm thiết, từ đó bênh vực và khẳng
định phẩm chất tinh thần của họ. Ông là người cảm thông sâu sắc và có quan
12


điểm tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và những khát vọng tình cảm
chính đáng của người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Sự nghiệp văn học
của Nguyên Hồng là một đóng góp lớn của nhà văn đối với đất nước nói
chung và nền văn học hiện đại nước nhà nói riêng.
1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ
Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyên Hồng và là một trong
những sáng tác tiêu biểu nhất của nhàvăn. Tác phẩm được viết năm 1936, khi
ông mới 16 tuổi, đang chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường nghệ
thuật. Ngay sau đó, Bỉ vỏ được in báo, được nhận giải thưởng của Tự lực văn
đoàn. Điều đó chứng tỏ giá trị không nhỏ mà tác phẩm đem lại cho bạn đọc
thời ấy và giờ đây càng được khẳng định chắc chắn. Tác phẩm là “cuốn tiểu
thuyết về đời trụy lạc của bọn ăn cắp, nhưng có một tâm lí nửa tình cảm, nửa
xã hội, làm cho người đọc phải suy nghĩ và cảm động” [15,1048]. Qua cuộc đời
chìm nổi éo le của Tám Bính, một cô gái thôn quê thật thà, hướng thiện, giàu

tình yêu thương và đức hi sinh, tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật tự
xã hội đương thời. Từ bọn cường hào với những thành kiến, hủ tục nặng nề ở
nông thôn cho đến bọn nhà giàu ở thành thị bề ngoài lịch sự mà bụng dạ bẩn
thỉu; bọn ma cô, trùm nhà thổ chuyên buôn thịt bán người; bọn cảnh sát, mật
thám, quan tòa vô lương tâm,… tất cả đều được nhà văn phản ánh rõ nét trong
tác phẩm. Hoàn cảnh sống ấy là những nguyên nhân xa gần đẩy nhân vật từ
một cô gái thôn quê trong trắng đến con đường lưu manh, trụy lạc. Không chỉ
vẽ lại hiện thực một cách khách quan, ngòi bút Nguyên Hồng còn biết khơi sâu
vào thế giới bên trong tâm hồn nhân vật, phát hiện ra vẻ đẹp bản chất của tâm
hồn họ ngay cả khi họ bị đẩy vào giữa vũng bùn tội lỗi.
Một trong những khía cạnh quan trọng của tác phẩm được nhà văn kì
công tạo dựng là không gian nghệ thuật. Tìm hiểu không gian nghệ thuật của
Bỉ vỏ chính là một trong những chìa khóa giúp giải mã thành công tác phẩm
và qua đó nhận thức được phong cách sáng tạo của nhà văn.
13


CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG
2.1. Không gian xã hội
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, nhà nghiên cứu Nguyễn
Thái Hòa cho rằng: Không gian bối cảnh là “môi trường hoạt động của nhân
vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng, trong đó có đủ cả thiên
nhiên, xã hội, con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt
động, mọi phạm vi thế giới không thể thiếu… Bối cảnh xã hội bao gồm cuộc
sống của những tầng lớp người và cá nhân này với cá nhân khác. Có khi đó là
những tập quán, phong tục, luật lệ ở một địa phương; có khi là những quan hệ
“có vấn đề” giữa cá nhân này với cá nhân khác hoặc được biểu hiện cụ thể,
hoặc được che giấu kín đáo” [6, 88 - 89]. Nó làm thành một thứ không khí
nuôi dưỡng và thúc đẩy cá nhân phát triển dưới tác động của các chuỗi sự

kiện theo luật nhân quả. Cơ sở lí luận này là căn cứ để người viết khóa luận
triển khai không gian bối cảnh xã hội của tác phẩm Bỉ vỏ thành hai tiểu không
gian: Không gian làng quê và Không gian thành thị.
Ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết đã được coi là hình thái chủ yếu của
nghệ thuật ngôn từ. Trải qua một thời gian dài, thể loại này vẫn giữ một vị
trí quan trọng trong đời sống văn học của một dân tộc cũng như toàn nhân
loại. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng tái hiện bức
tranh đời sống với một qui mô lớn ở mọi cấp độ, vô cùng phong phú và đa
dạng cả ở bề rộng và chiều sâu. Đây cũng là thể loại phát triển mạnh trong
dòng văn học hiện thực vốn có tham vọng phản ánh cuộc sống vô cùng sâu
rộng. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa
hiện thực thường là tiểu thuyết. So với tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện
thực quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những tầng lớp khác
nhau, những cảnh sống khác nhau và đặc biệt quan tâm tới sự đổi thay của
14


con người theo hoàn cảnh. Nếu văn học lãng mạn quan tâm tới con người cá
nhân thì văn học hiện thực lại quan tâm tới con người xã hội, đặc biệt là mối
quan hệ của con người với môi trường, hoàn cảnh. Xuất phát từ mối quan
tâm về con người ở các bình diện khác nhau nên không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết của hai trào lưu này cũng rất khác nhau. Nếu không gian
trong tiểu thuyết lãng mạn chỉ bó hẹp trong khung cảnh gia đình, đời tư thì
không gian trong tiểu thuyết hiện thực mở rộng ra trên bình diện xã hội. Từ
không gian bối cảnh mang tính vĩ mô đến không gian cụ thể nơi nhân vật
sống, hành động và nhận thức, qua đó người đọc thấy được khả năng bao
quát xã hội của các nhà văn hiện thực Việt Nam.
Nếu một số tiểu thuyết cùng thời với Bỉ vỏ như Những cảnh khốn nạn,
Bướcđường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố,… chỉ đề
cập đến một khía cạnh, chọn một vấn đề nào đó của hiện thực đời sống hoặc

nông thôn hoặc thành thị để phản ánh hiện thực một cách tập trung thì Bỉ vỏ
của Nguyên Hồng lại khác. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm này đã có
xu hướng mở rộng hơn so với các tiểu thuyết hiện thực của các nhà văn trước
đó. Nhân vật không chỉ sinh sống, hoạt động và nhận thức trong một không
gian sống nhất định mà nhà văn còn đưa bước chân nhân vật vào nhiều không
gian sống khác nhau, qua đó bộc lộ rõ tính cách, tư tưởng, số phận nhân vật.
2.1.1. Không gian làng quê tù túng, chật hẹp với những hủ tục, định kiến
lạc hậu
Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở
tính chất gần gũi với đời sống và ở khả năng nhận thức, phản ánh hiện thực
một cách sinh động, toàn vẹn. Là một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự
nên tiểu thuyết có khả năng bao quát hiện thực trên cả chiều rộng không gian
và chiều dài thời gian. Vì thế, có những tác phẩm được coi là cuốn bách khoa
toàn thư về đời sống bởi hiện thực được phản ánh trong đó vô cùng rộng lớn,
15


phong phú. Những Tấn trò đời của Banzac, Chiến tranh và hòa bình của
L.Tônxtôi, Sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp,… là những minh chứng hùng
hồn cho sức chứa của thể loại. Tuy nhiên, trong bản chất sáng tạo loại hình,
tiểu thuyết còn là một thể loại hết sức linh hoạt. Ưu thế của thể loại khiến cho
tiểu thuyết không chỉ có khả năng mở rộng không gian, thời gian, nhân vật, sự
kiện mà còn có khả năng dồn nén nhân vật và sự kiện vào trong một khoảng
không gian hạn hẹp, đi sâu vào khám phá những cảnh ngộ riêng của nhân vật.
Bỉ vỏ của Nguyên Hồng là tác phẩm như thế.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh bữa cơm chiều: “Bữa cơm chiều nay
khác hẳn mọi ngày, buồn bã và uể oải lắm”, không gian miêu tả cảnh sinh
hoạt của một gia đình nông thôn nhưng dường như đã sớm báo hiệu cho
độc giả về một sự bất thường đã và đang xảy ra với nhân vật. Sự bất
thường ấy khiến “Bính ngồi sát bức vách lâu ngày đã nứt nẻ loang lổ, cầm

bát cơm đầy nhưng chẳng buồn và. Thằng Cun, cái Cút, hai đứa em nhỏ
của Bính bị sợ lây, lấm lét nhìn đĩa đậu phụ om tương vàng ánh mỡ, thèm
quá mà không dám gắp”. Không gian ấy cùng với những tiếng ho khàn
khàn và cặp mắt toét nhoèn cau có của bố mẹ luôn luôn lườm Bính, khiến
“chúng càng rụt rè kinh hãi, (...) sự cảm động lo lắng làm khô cả miệng hai
đứa trẻ; chúng há hốc mồm, mặt đờ đẫn, trông vừa buồn cười vừa thương
hại”. Một không gian ngột ngạt, tù túng bao quanh nhân vật khiến hoạt
động của mọi thành viên trong gia đình đều trở nên bất thường. Dường như
tất cả đều chung một tâm trạng lấm lét, lo lắng, sợ sệt.
Làng quê Bính cũng xác xơ, nghèo nàn như bao làng quê khác. Hình
ảnh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, ta dễ dàng bắt gặp
trong nhiều sáng tác của các nhà văn hiện thực trước đó: Nguyễn Công Hoan,
Ngô Tất Tố,… Có thể thấy rõ trong tiểu thuyết Tắt đèn, bức tranh đời sống
của những người nông dân trước Cách mạng được tái hiện chân thực và xúc
16


động. Toàn bộ diễn biến của cốt truyện hầu như chủ yếu diễn ra trong một
không gian hẹp - không gian làng Đông Xá. Không gian này được coi như
một hoàn cảnh điển hình về nông thôn Việt Nam trong mùa sưu thuế. Tính
chất khép, hẹp được toát lên từ những tín hiệu nghệ thuật miêu tả không gian
của tác phẩm. Làng Đông Xá ngay từ sáng sớm đã như một nhà tù bị bao vây,
phong tỏa, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”: cổng làng đóng chặt, không ai được
ra đồng, xung quanh chỉ có bóng tối và rặng tre um tùm như một cái lưới thép
vô hình vây bủa lên số phận của những người dân nghèo. Cùng với đó là
những âm thanh dồn đuổi, thúc ép khiến cho hình ảnh làng Đông Xá giống
như một nhà tù giam lỏng, trong đó có những người nông dân thiếu thuế bị
thúc ép, bị truy đuổi đến tận cùng. Cái không gian chật chội của làng Đông
Xá bị quây kín đến nỗi khiến cho “hồi vang của tiếng mõ, tiếng trống bị
những lũy tre ngăn phải lật trở lại” [21, 9]. Đêm đêm, trong bóng tối của rặng

tre làng, người ta chỉ nghe thấy tiếng chó sủa, tiếng thét đâm thét đánh rùng
rợn của bọn cai lệ, cường hào. Không gian ngột ngạt kết hợp với những âm
thanh dồn đuổi, thúc ép đã tạo nên một không khí vô cùng căng thẳng. Tính
chất ngột ngạt, tù túng của không gian trong Tắt đèn còn được toát lên từ hình
ảnh ngôi nhà, môi trường sống cụ thể của nhân vật. Nhà văn đã miêu tả căn
nhà chị Dậu đơn sơ, nhỏ bé một cách thảm hại. Đó là một nếp nhà tranh “thấp
lủn củn”, “lặng lẽ”, “kín đáo náu mình” trong một xóm cuối làng Đông Xá.
Từ xa nhìn lại, người ta dễ lầm tưởng đó là nơi nhốt lợn hay chứa tro. Đến
gần, ngôi nhà càng trở nên thấp, nhỏ với dãy mái hiên cườm cượp “luôn luôn
phạt kẻ ra vào bằng những cái bươu đầu choáng óc” [21, 14]. Khoảng sân hẹp
chỉ bằng “đường bừa” với những lớp rêu xanh điểm những lá tre vàng úa và
những cỏ gấu phất phơ,… cùng hàng loạt những đồ vật trong căn nhà bé nhỏ
của nhân vật được Ngô Tất Tố miêu tả cụ thể, đã cho thấy cuộc sống khốn
cùng của tầng lớp dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng.
17


Bỉ vỏ của Nguyên Hồng cũng vậy. Không gian làng Sòi quê Bính tuy
không được nhà văn miêu tả rõ nét qua từng đồ vật, ngõ xóm nhưng chỉ với
vài nét phác họa, nhà văn vẫn cho thấy được một không gian làng quê Việt
Nam trước Cách mạng - nghèo nàn, xơ xác, chật hẹp, tù túng. Theo bước chân
nhân vật, ngôi nhà người dân quê dần hiện ra nhạt nhòa trong buổi chiều tà
vắng lặng: “…cái cổng bằng tre bắt khum chằng chịt những dây bìm điểm hoa
tím”, Bính đi về căn nhà vốn đã bao năm thân thuộc. Nơi đó, có căn buồng
lúc nào cũng tối đen, với cây đèn hoa kỳ vặn nhỏ đặt trên trạn bát ở cuối
buồng mà mẹ Bính đã tắt ngay khi cô vừa bước chân xuống bếp. Trên cái
chõng tre trong buồng, đứa bé đang ngủ bị đàn muỗi vây quanh, nom đến
thảm hại. Đứa bé là con của Bính. Trong phút lầm lỡ, Bính chót buông phó cả
thân thể cho gã đàn ông vận quần áo tây, chải chuốt sang trọng nơi chợ huyện,
để rồi kết cục đau đớn mà Bính không ngờ tới là cô có mang với hắn và sinh

ra đứa trẻ tội nghiệp kia. Mỗi lần ôm con thơ trong tay, “Bính lại thầm thì
khóc, (...) không thể sao ngồi yên được, (...) thật Bính có ngờ đâu và cũng
không bao giờ dám nghĩ tới nông nỗi này”. Chót làm một việc vụng trộm và
bị coi là một tội lớn đối với gia đình, làng xóm, Bính suốt ngày chỉ biết quanh
quẩn trong không gian tù túng, ngột ngạt của căn buồng để trông cho đứa con
khỏi khóc, bởi “tiếng khóc càng to, Bính thêm sợ sệt”, nếu để hàng xóm nghe
thấy thì bố mẹ Bính sẽ không để cô yên thân. Trong lúc bản thân chót nhẹ dạ
cả tin mà phải chịu nỗi khổ cực, Bính không hề nhận được một lời động viên,
một sự giúp đỡ ân cần từ những người thân trong gia đình. Chính điều ấy
càng làm cho tâm hồn cô gái thật thà, hiền lành nơi thôn quê quanh năm chỉ
biết phụ giúp bố mẹ việc nhà, không biết mưu tính các cách gian lận với ai đã
buồn bã, đau xót lại càng tủi cực thêm. Những tưởng gia đình, quê hương sẽ
là nơi bình yên giúp con người khắp chốn tìm lại sự an tâm và nghị lực sống
nhờ tình yêu thương, bao dung và sự giúp đỡ của người thân, nhưng hoàn
18


cảnh Bính thì khác. Không gian nông thôn trong Bỉ vỏ không có những xung
đột giai cấp gay gắt hay cũng không quá khắc nghiệt đến phải tranh giành
miếng ăn như trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao,... nhưng lại bị đóng kín, khép chặt trong vòng vây hãm của những hủ
tục, định kiến từ hàng ngàn năm đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm của người
nông dân.Căn phòng nhỏ của Bính như càng chật chội, u tối và ngột ngạt hơn
khi có tiếng trẻ con khóc. Đứa bé khóc càng to, mẹ nó càng sợ sệt. Bóng tối,
muỗi, sự ghẻ lạnh của người thân,… đang đe dọa từng giờ cuộc sống khốn
khổ kia. “Những tiếng vo vo trong cái im lặng mờ tối của gian buồng hôi hám
không mấy khi nổi ánh sáng mặt trời” càng làm Bính rối bời. Chính không
gian ấy khiến cho nhân vật “thấy mình như một người tù nặng”, có thể “bị bó
buộc mãi mãi” nếu không tự giải thoát ra được. Không phải chỉ bởi cái nghèo
nàn khiến con người ta khổ cực, mà những thành kiến cổ hủ, lạc hậu của dân

làng đã làm cho những người như Bính phải chịu đựng sự giày vò đau khổ
hơn bao giờ hết.
Không gian quê nhà trong Bỉ vỏ tràn ngập tối tăm, đau xót, ê chề và đặc
biệt là nỗi sợ hãi của nhân vật Bính: “Gian buồng chật hẹp tối tăm thêm.
Không khí càng đè nén vì những tiếng nghẹn ngào. Và Bính chưa hết buồn
sợ, những hình ảnh khác đã đến, khiến Bính càng bối rối”. Đó là hình ảnh
người phụ nữ bị làng phạt vạ đang dần hiện ra trong tâm trí cô. Dạo còn bé,
Bính theo người lớn ra đình xem làng ngả vạ chị Minh - một ả đẻ hoang:
“Một ngày tháng năm, đường sá, sân gạch bỏng rẫy chân”, mẹ con chị Minh
“phải quỳ ở giữa sân đình, nón không có”; đứa bé mới sinh được mười ngày,
còn đỏ hỏn như con Bính bây giờ, đã phải theo mẹ ra đình làng để người ta
phạt vạ giữa trời nắng chang chang. Và rồi hàng loạt những luật lệ, hủ tục hà
khắc từ bao đời để lại được người làng, bọn hương lí chức dịch thực thi.
Người phụ nữ bị làng phạt vạ khổ cực vô cùng: “mặt mày tái mét, đẫm mồ
19


hôi, răng cắn chặt”. Trong tình cảnh thê thảm ấy, có lẽ dù cực khổ đến đâu họ
cũng đành cắn răng chịu đựng. Những thành kiến, luật lệ cổ hủ, hà khắc đã ăn
sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân bao năm khó mà thay đổi được:
“Mõ làng đứng gần chị Minh, sau cái án thư bày la liệt những giấy má, bút
mực, tay cầm cặp roi mây son đỏ bịt đồng, ra bộ nghênh ngang vô cùng.
Thỉnh thoảng y hất hàm hỏi chị Minh rồi đột nhiên lại lấy đầu roi, lật tà áo
che mặt đứa bé lên cho mọi người xem giống ai trong làng”. Không chỉ đè
nén con người ở thể xác, luật lệ hà khắc ấy còn xúc phạm đến danh dự, nhân
phẩm con người một cách ghê gớm. Một cộng đồng người mất nhân tính, lấy
việc phạt vạ, xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ làm vui. Tất cả đã tiếp tay
cho chế độ phong kiến chèn ép cuộc sống con người.
Không chỉ bọn hương lí, chức dịch trong làng ra sức nghênh ngang làm
vương làm tướng trước người bị phạt, mà ngay cả những người dân cùng cảnh

nghèo khó với nhau trong làng cũng mảy may vô tâm, không hề thương xót.
Đủ mọi thứ bậc, tuổi tác, địa vị, giới tính: “Bà già, đàn ông, con gái, trẻ con
đổ xô cả đến cái lan can bằng gạch xây ven sân, nghển cổ nom”. Không
những vậy, họ còn kháo nhau, cãi cọ, mỉa mai nhau, đoán già đoán non về cha
đứa bé. Họ “om sòm lên và đám đông lại được mẻ cười đùa ầm ĩ, chòng ghẹo
nhau, máy móc những cái mắt, cái tai, cái môi, nét mặt phảng phất giống đứa
bé mà ghép lẫn nhau là bố nó”. Họ không hề xót thương cho tình cảnh khốn
khổ, tủi cực của người trong cuộc. Chị Minh chỉ biết “cúi gằm mặt xuống” mà
chịu đựng, mà đau xót cho cảnh đời ê chề của mình. Trong khi đó, bọn chức
dịch, hương lí ngồi chiếu trong đình được một phen “chè chén no nê”. Tưởng
cảnh ngả vạ như thế đã xong, không ngờ ngày hôm sau, người phụ nữ ấy còn
bị cạo đầu, bôi vôi, úp rế rong đi khắp làng. Cay cực đến vậy mà những người
cao tuổi trong làng còn thấy “hình phạt đó còn chưa lấy gì làm đáng tội
lắm…”. Không gian sân đình như càng tù túng, ngột ngạt bởi cái nắng hè gay
20


×