Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tình huống truyện vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.05 KB, 3 trang )

Trần Trọng Phúc PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Lời dẫn: Có thể nói “tình huống truyện như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân
vật” (Nguyễn Minh Châu), và việc sáng tạo tình huống truyện trở thành nơi thử thách tài nghệ
của nhà văn. Bởi lẽ trong một tác phẩm tự sự, tình huống truyện có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, đó là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa
khóa khi khám phá, khai thác một tác phẩm. Ngồi ra, tình huống truyện cịn phải đóng vai trị
là hạt nhân, là lát cắt chân thực nhất của cuộc sống, từ đó cho ta thấy được một phần của đời
sống xã hội xung quanh con người. Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện, và thông thường
cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề, đó là tình huống. Chính ở đó, nhà văn đã bộc lộ
được cái tài năng kiệt xuất của mình. Hay nói cách khác, tình huống chính là điểm vực xốy
trên dịng sơng, nó gắn liền với cột truyện và góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
Puskin đã từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây có sống được là nhờ ánh
sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của
người cầm bút”, quả thực vậy. Và tiếng lòng ấy của nhà văn Kim Lân đã được gửi gắm trọn vẹn
vào tình huống truyện Tràng nhặt vợ - linh hồn của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

TRÀNG NHẶT THỊ TRONG NẠN ĐÓI

- Nhan đề của tác phẩm
Tình huống truyện trong “Vợ nhặt” được thể hiện ngay ở tiêu đề của tác phẩm. Cái tên
“Vợ nhặt” có lẽ đã nói lên tất cả, bởi người ta chỉ “cưới vợ”, “lấy vợ” chứ đâu ai
“nhặt vợ” bao giờ. => Nhặt được xem là một hành động rẻ rúng, khơng có giá trị. Đây
là một tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, xuất phát từ bối cảnh có thật của dân tơc Việt
Nam trong những năm nạn đói hồnh hành khủng khiếp. Quả thực, ở đời mấy ai học
được chữ “ngờ” mà cũng chẳng mấy ai có thể đốn trước được điều gì sẽ xảy ra với cuộc
đời mình, nhất là trong cái thời điểm vừa đói, vừa khổ, cái thời điểm mà ngay cả sự sống
cũng đang nằm trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy

- Bối cảnh nạn đói được miêu tả cụ thể và vô cùng chân thực:
Bối cảnh của tình huống truyện Tràng nhặt vợ là giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945, khi


mà cái đói, cái khổ có thể vùi dập con người ta bất cứ lúc nào. Hình ảnh người chết như
ngã rạ, người sống dập dờ như những bóng ma, xung quanh đâu đâu cũng là xác người.
Cái đói khốt lên vùng q nghèo một bức tranh đói khổ và xám xịt.

 Trong hồn cảnh cái đói, cái chết đang bao bọc, bủa vây, nhu cầu lớn nhất của con
người là kiếm được cái miếng ăn để đảm bảo sự sống, để được tồn tại. Trong hoàn
cảnh đó, nhu cầu về hạnh phúc gia đình gần như bị bỏ quên, nó khó có thể tồn tại
được. Vậy mà anh Tràng lại lấy vợ, xây dựng hạnh phúc gia đình ngay trong bối
cảnh tăm tối và đói khát đó. => le lói ngọn lửa tin yêu vào cuộc sống vào tương lai

TRÀNG NHẶT THỊ

- Nhặt Thị qua 2 lần gặp gỡ với vài câu nói vu vơ và bốn bát bánh đút

Trần Trọng Phúc
- Hôm ấy, khi đang kéo xe lên dốc, anh đã hò một câu chơi cho đỡ nhọc: “Muốn ăn cơm
trắng mấy giò – Lại đây mà đẩy mà đẩy xe bò với anh”. Ai ngờ chỉ với câu hò đùa ấy mà
có một người đàn bà đã sẵn sàng chạy lại giúp Tràng đẩy xe bò thật. Sau hai lần gặp gỡ,
người đàn bà ấy đã đồng ý theo không Tràng về làm vợ.
Sự thay đổi của các nhân vật
Việc Tràng có vợ giữa ngày đói là một sự bất ngờ, gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư,
cho bà cụ Tứ và cho cả chính Tràng. Người dân xóm ngụ cư khi thấy Tràng dẫn Thị về
giữa cảnh thây chất đầy đường, xung quanh toàn mùi gây của xác người và mùi rác rưởi,
họ thấy lạ lắm, “họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”. Người thì thắc mắc: “Ai
đấy nhỉ?”, người thì phân vân: “Hay là người nhà bà cụ Tứ dưới quê lên”, người thì tị
mị: “Hay là vợ anh cu Tràng?”, người lại than vãn: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái
của nợ đời về. Biết có ni nổi nhau sống qua được cái thì này khơng?”. Người ta tò mò,
than vãn, người ta thì thèo, ốn trách, thế nhưng kì lạ thay, sự xuất hiện của Tràng và Thị
lại như “một cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”
khiến cho “những khuôn mặt hốc hác, u tối bỗng dung rạng rỡ hẳn lên”.


SỰ THAY ĐỔI CỦA TRÀNG:

Lời dẫn vô nhân vật Tràng: Tình huống truyện độc đáo góp phần bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính
cách các nhân vật.

- Niềm khao khát hạnh phúc biến đổi Tràng:
Từ một người thô kệch, vụng về trở thành một con người hào hiệp nhân nghĩa và giàu
tình người, anh sẵn sàng cưu mang đùm bọc người khác. Qua đó có thể thấy anh là
một con người rất bản lĩnh, quyết đoánvà khao khát tự do, khao khát có được một mái
ấm gia đình. Khác hẳn với vẻ mệt mỏi hàng ngày, hơm nay trên nét mặt Tràng có “vẻ gì
phớn phở khác thường, hắn tủm tỉm cười một mình và hai con mắt thì sáng lên lấp lánh”.

- Là người chu đáo trách nhiệm và trưởng thành:
Sau đêm tân hôn, Tràng thây trong người “êm ái, lửng lơ như từ giấc mơ đi ra”. Bởi việc
Tràng có vợ diễn ra quá nhanh chóng, khiến Tràng là người trong cuộc cịn khơng tin nối
đây là sự thật, mà chính Tràng cũng chăng ngờ được mình có thế lấy được vợ trong hồn
cảnh bình thường, huống hồ chi lại lấy được vợ trong cái tình cảnh khốn khó này. Sau
khi định hình lại, Tràng thấy thấm thía và cảm động “bồng nhiên hắn thấy yêu
thương, gắn bó với cái nhà của l hăn lạ lùng". Tràng thấy “nên người và có trách
nhiệm chăm lo cho gia đình, mẹ già và vợ con". Cuộc sống có gia đình khiến Tràng trở
thành người khác hắn, trưởng thành, chín chắn và trách nhiệm hơn. Đặc biệt, thông
tin mà người vợ cung câp, anh ý thức và tìm được con đường đi mới cho tương lai, với
hình ảnh đồn người ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, phía trước là “hình ảnh lá cờ đỏ
bay phấp phới".

THỊ THAY ĐỔI

Trần Trọng Phúc
Lời dẫn về nhân vật Thị: Ta cũng dành thêm một đơi dịng để nói về sự đổi thay đến ngạc

nhiên của “người vợ nhặt" sau khi đồng ý theo Tràng về làm vợ.

- Từ một cơ gái có cuộc sống bất hạnh. Cuộc đời chị như một số khơng trịng trĩnh
( không tên, không nhà, không quê, khơng q khứ) đã có nhà, có gia đình và quê
hương.

- Từ một người cọc cằn , thô lỗ, lố bich, thiếu ý tứ….=> sâu thẳm là vẻ đẹp tâm hồn ,
tính cách đáng quý
Thực ra, thị đến với Tràng cũng vì đói mà ra. Vì đói mà thị trở nên đanh đá, chao chát,
chóng lớn. Cịn khi đã bấu víu được vào cái phao sinh tồn ta thấy thị hoàn toàn khác:
Trên đường về nhà, thị rón rén, e thẹn, cúi đầu ngượng ngùng trước những câu đùa
tếu. Sau đêm tân hôn, thị không cịn vẻ chao chát, chóng lớn nữa mà thay vào đó “rõ
ràng là một người đàn bà hiền hậu đúng mực".

BÀ CỤ TỨ THAY ĐỔI

- Tâm trạng ngỗn ngang, vui buồn lẫn lộn nhưng trên hết vẫn là niềm vui, niềm hạnh
phúc và tinh thần lạc quan.
Người ngạc nhiên tiếp theo đó là bà cụ Tứ - mẹ của Tràng, ngồi sự ngạc nhiên cịn đi
cùng sự xót thương đầy tủi hờn. Chính bà cũng ngỡ ngàng đến mức không thể tin vào
mắt mình, bời lúc đầu bà cịn đang rất lo lắng với thái độ khác thường của con trai “hôm
nay bông nhiên lại lật đật đon đả”. Rồi khi thấy có người lạ đứng ở đầu giường con, bà đã
phấp phỏng lo sợ. Bà cũng không thê ngờ răng: trong tình cảnh đói khổ thế này mà con
mình cũng lấy được vợ. Rồi cái đói, cái khố cứ quấn quanh thế này thì đến bao giờ vợ
chồng chúng nó mới khấm khá lên được. Vừa thương xót con bà vừa ốn giận bản thân
đã không làm tròn trách nhiệm người mẹ. Lòng người mẹ đã trải qua bao giông tố của
cuộc đời cũng đủ hiểu và thông cảm cho nàng dâu mới, cũng vì khốn cùng “mới lấy đến
con bà”. Người mẹ già gần đất xa trời này vẫn luôn khao khát đến hạnh phúc. Bà bằng
lịng cho đơi con trẻ "phải dưn phải kiếp với nhau”. Rồi động viên các con bằng triết
lý, bằng niềm tin mãnh liệt: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời", "vợ chồng chúng mày liệu mà

bảo nhau làm ăn.
Ta càng cảm động hơn nữa khi người mẹ già chính là người chan chứa nhiều nhất những
hi vọng, nói nhiều nhất về tương lai tươi sáng: bà dậy sớm cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa
cho quang quẻ; cái mặt bùng beo u ám hàng ngày nay bỗng rạng rỡ hẳn lên... Bữa cơm
ngày đói chỉ có “làm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với niêu cháo lõng bõng
nước” nhưng bà nói tồn chuyện vui.
 Quả thực, ta cảm phục tấm lịng người mẹ biết bao, khi trong hồn cảnh khốn
cùng vì nghèo đói, lịng người mẹ nghèo vẫn không hề nghĩ tới cái chết mà luôn
hướng về sự sống, về tương lai. Bà chính là nguồn động lực, là ngọn lửa thắp sáng
niềm tin cho đôi vợ chồng trẻ.


×