Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 271 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRƢƠNG THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Duy Nguyên
2. TS. Tôn Thu Hiền

Hà Nội, 2024

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Nghiên cứu sinh

Trƣơng Thị Thu Hà

ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...................................................................v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HỘP...........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án......................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án......................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.............................................................................6
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 8
7. Kết cấu của luận án.................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HÓA
ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ........................... 9
1.1. Các cơng trình khoa học nƣớc ngoài liên quan đến đề tài ................................................ 9
1.2. Các cơng trình khoa học trong nƣớc liên quan đến đề tài...............................................17
1.3. Khoảng trống nghiên cứu....................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.......................................................................................27
2.1. Cơ sở lý luận chung về hóa đơn và hóa đơn điện tử....................................................... 27
2.1.1. Cơ sở lý luận về hóa đơn.................................................................................................. 27
2.1.1.1 Khái niệm hóa đơn ......................................................................................................... 27
2.1.1.2. Nội dung hóa đơn .......................................................................................................... 29
2.1.1.3. Phân loại hóa đơn .......................................................................................................... 29
2.1.1.4. Vai trị của hóa đơn ........................................................................................................ 32
2.1.2. Cơ sở lý luận về hóa đơn điện tử .................................................................................... 34
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp.....42
2.2.1. Khái niệm quản lý hóa đơn điện tử ................................................................................ 42

iii


2.2.2. Yêu cầu quản lý hóa đơn điện tử..................................................................................... 47
2.2.3. Nội dung quản lý hóa đơn điện tử .................................................................................. 49
2.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hóa đơn điện tử ............................................. 58
2.2.4.1. Nhân tố khách quan.......................................................................................................58
2.2.4.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................................... 62
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hóa đơn điện tử và bài học cho Việt Nam................64
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................................ 64
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 75
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................................76
3.1. Bối cảnh triển khai hóa đơn điện tử ở Việt Nam và cơ cấu tổ chức và chức năng của
cơ quan thuế đối với quản lý hóa đơn điện tử của doanh nghiệp ở Việt Nam.............76
3.2. Thực trạng tổ chức, triển khai và quản lý hóa đơn điện tử ............................................. 81
3.2.1. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về hóa đơn điện tử..................81
3.2.2. Thực trạng tổ chức, triển khai và quản lý hóa đơn điện tử .......................................... 88
3.2.2.1. Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử .............................................................................. 88
3.2.2.3. Thực trạng tổ chức và triển khai quản lý hóa đơn điện tử theo Quyết định số
2660/QĐ-BTC và Quyết định số 1209/QĐ-BCT .................................................................. 95
3.2.2.4. Thực trạng tổ chức và triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản
lý thuế số 38/2019/QH14; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tƣ số
78/2021/TT-BTC .......................................................................................................................98
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành trong quản lý hóa đơn điện tử 122
3.2.4. Thực trạng xử lý vi phạm trong quản lý hóa đơn điện tử..........................................132
3.2.5. Công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý hóa đơn điện tử: .....140
3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với
doanh nghiệp ở Việt Nam.........................................................................................................141
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.................................................................................................141
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế..............................................................143


iv

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................................150
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ
QUAN THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM............................................151
4.1. Dự báo và định hƣớng của quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam tầm nhìn 2030........................................................................................151
4.1.1. Dự báo..............................................................................................................................151
4.1.2. Định hƣớng hồn thiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam.....................................................................................................................152
4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam.....................................................................................................................154
4.2.1. Tham mƣu xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về quản lý hóa đơn điện tử154
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai quản lý hóa đơn điện tử................................156
4.2.2.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế..............................156
4.2.2.2. Các giải pháp về nguồn lực........................................................................................158
4.2.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát trong quản lý hóa đơn điện tử.....................162
4.2.4. Nhóm giải pháp trong xử lý vi phạm hóa đơn điện tử...............................................170
4.3. Các đề xuất, kiến nghị .......................................................................................................171
4.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hóa đơn điện tử........................................171
4.3.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ...............................................................172
4.3.3. Phát triển thanh toán điện tử..........................................................................................174
4.3.4. Cân đối nguồn lực tài chính để thực thi .......................................................................176
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................................178
KẾT LUẬN................................................................................................................................179
1. Phụ lục 1: Phiếu khảo sát chuyên gia và công chức thuế.............................................187
2. Phụ lục 2: Phiếu khảo sát đánh giá sự hài lịng của doanh nghiệp đối với việc quản lý
hóa đơn điện tử của cơ quan thuế tại Việt Nam.....................................................................192
3. Phụ lục 3: Thống kê kết quả phỏng vấn chuyên gia và công chức thuế....................199
4. Phụ lục 4: Đánh giá hoạt động quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam từ phía

doanh nghiệp ..................................................................................................... 207

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
NNT : Ngƣời nộp thuế
HĐĐT : Hóa đơn điện tử
GTGT : Giá trị gia tăng
DN : Doanh nghiệp
CQT : Cơ quan thuế
TNCN : Thu nhập cá nhân

TT : Trạng thái
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VPHC : Vi phạm hành chính
BKD : Bỏ kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
KK : Kê khai
KTNB : Kiểm tra nội bộ
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc
TCT : Tổng cục Thuế
BTC : Bộ Tài chính
CCT : Chi cục Thuế
MST : Mã số thuế
HĐ : Hóa đơn
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
VAT : Thuế giá trị gia tăng

HH : Hàng hóa

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Số doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2018-2023 76

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý HĐĐT 78

Hình 3.3: Lộ trình thực hiện hóa đơn điện tử 89

Hình 3.4: Sơ đồ mơ tả quy trình phát hành HĐĐT theo Thơng tƣ số 92

32/2011/TT-BTC

Hình 3.5: Số hóa đơn điện tử đã phát hành và đã sử dụng hiện theo 93

Thơng tƣ số 32/2011/TT-BTC

Hình 3.6: Sơ đồ mơ tả hóa đơn điện tử thí điểm theo Quyết định số 95

1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 và Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày

14/12/2016

Hình 3.7: Tình hình triển khai hóa đơn điện tử theo Quyết định số 96

1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 và Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày


14/12/2016

Hình 3.8: Hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 98

38/2019/QH14; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thơng tƣ số

78/2021/TT-BTC

Hình 3.9: Đối tƣợng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 101

Hình 3.10: Lợi ích của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 101

Hình 3. 11: Mơ hình tổng quan hệ thống hóa đơn điện tử 110

Hình 3.12: Sơ đồ mơ tả quản lý hóa đơn điện tử 111

Hình 3.13: Quy trình phân loại rủi ro trong quản lý hóa đơn điện tử 121

Hình 3.14: Tổng thu ngân sách nhà nƣớc 2018-2023 133

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HỘP

Bảng 3.1. Các giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử 99

Bảng 3.2: Kết quả phân tích SEM chuẩn hóa 104

Hộp 3.1. Tính tốn dữ liệu và so sánh theo tham số K 126


Hộp 3.2. Một số vụ án điển hình 129

Hộp 3.3. Nhận diện hành vi vi phạm về hóa đơn điện tử 130

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hóa đơn có tầm quan trọng đặc biệt bởi hóa đơn là chứng từ gốc phản ánh
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh giá trị giao dịch giữa ngƣời bán hàng hóa
và cung ứng dịch vụ với ngƣời mua hàng hóa, dịch vụ. Khơng chỉ vậy, hóa đơn
cịn là cơ sở quan trọng cho việc hạch toán kế toán và xác định nghĩa vụ thuế
của ngƣời nộp thuế. Bởi vậy, quản lý hóa đơn là một trong những nội dung rất
quan trọng của quản lý thuế. Hóa đơn điện tử ra đời mang lại nhiều hiệu quả
trong sử dụng và quản lý. Việc triển khai hóa đơn điện tử có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với cả cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế: góp phần giảm thời gian
làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho doanh nghiệp và khắc phục tình
trạng làm giả hóa đơn, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao tính lành mạnh của
hệ thống doanh nghiệp.
Hóa đơn điện tử đƣợc áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2011 với
sự ra đời của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tƣ số 32/2011/TT-BTC
quy định hƣớng dẫn về triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử, tuy nhiên giai
đoạn này việc triển khai hóa đơn điện tử vẫn còn chƣa triển khai mở rộng, hình
thức hóa đơn điện tử lúc này vẫn cịn sơ khai, chƣa có quy định về việc kết nối
chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế nên chƣa phục vụ cho công tác
quản lý thuế. Trƣớc những bất cập từ việc quản lý hóa đơn theo phƣơng thức cũ
theo Thơng tƣ số 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử đã đƣợc quy định chuẩn
định dạng và có kết nối chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế phục vụ công tác quản
lý thuế và áp dụng triển khai trên toàn quốc theo Luật quản lý thuế số
38/2019/QH14. Từ 01/07/2022, hóa đơn điện tử đã đƣợc triển khai trên toàn

lãnh thổ Việt Nam, đã hồn tồn thay thế hóa đơn đặt in do doanh nghiệp đặt in
và hóa đơn tự in của doanh nghiệp, cơ quan thuế đã có trong tay thơng tin cơ sở
dữ liệu của hàng tỷ hóa đơn đã sử dụng của doanh nghiệp. Do đó địi hỏi việc
kiểm sốt, xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan thuế phải nhanh chóng và
kịp thời hơn, cơng tác phân tích dữ liệu cũng cần phải thực hiện thƣờng xuyên,

2

liên tục trên toàn bộ dữ liệu để kịp thời phát hiện, dự báo những trƣờng hợp nghi
ngờ trong việc gian lận sử dụng hóa đơn điện tử, và cần thiết phải có hệ thống
cơ sở dữ liệu độc lập để đáp ứng yêu cầu xử lý lƣợng dữ liệu khổng lồ nhằm
khai thác cơ sở dữ liệu đang có. Bên cạnh đó, cần thiết phải hồn thiện chính
sách pháp luật về hố đơn điện tử, hoàn thiện văn bản pháp lý về chế tài xử phạt
đối với các hành vi vi phạm để có tính chất răn đe, cảnh cáo phù hợp, có các
biện pháp phòng ngừa trƣớc các biểu hiện gian lận, bên cạnh đó cần đảm bảo
việc tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử triệt để.

Trƣớc xu thế mở rộng và phát triển, các hiệp định, cam kết giữa các nƣớc
về thƣơng mại tự do, Việt Nam đang hƣớng đến thực hiện ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động kinh tế, thực hiện chủ trƣơng số hóa quốc gia, đẩy mạnh
việc đƣa khoa học công nghệ vào khối hành chính cơng và các hoạt động sản
xuất kinh doanh, triển khai hóa đơn điện tử là biện pháp quan trọng trong
chuyển đổi phƣơng thức quản lý thuế, là tiền để để ngành tài chính Việt Nam đạt
đƣợc những mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số. Cơ quan thuế từng bƣớc tiến
tới hiện đại hóa cơng tác quản lý hóa đơn khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ,
góp phần công khai, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý và tạo ra mơi
trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý thu thuế cũng nhƣ tạo sự thuận lợi cho việc hiện đại hóa
cơng tác quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hƣớng đơn
giản, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, đồng thời nâng cao

tính tuân thủ thuế. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng
lực quản lý thuế góp phần ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế, tình trạng thất
thu thuế trở thành mục tiêu hàng đầu của ngành Thuế trong những năm qua, với
sự nỗ lực trong chuyển đổi số của ngành Thuế, từ 01/07/2022, cơ bản trên cả
nƣớc Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi thành cơng hóa đơn điện tử theo Nghị
định số 123/2020/NĐ-CP. Về cơ bản, sau khi triển khai hóa đơn điện tử thành
cơng trên cả nƣớc dần bộc lộ những hạn chế trong quá trình vận hành và quản
lý. Trong những năm đầu triển khai và triển khai mở rộng hóa đơn điện tử một

3

số nội dung lý luận cần đƣợc phát triển để bổ sung hoàn thiện, nhiều vấn đề thực
tiễn đặt ra cần có lời giải thỏa đáng. Những khó khăn, hạn chế trong q trình
triển khai hóa đơn điện tử, những vấn đề mới đã và sẽ phát sinh luôn đƣợc cơ
quan quản lý quan tâm thực hiện để có thể hồn thiện cơng tác quản lý hóa đơn
điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Quản lý hóa đơn điện tử là một
nội dung mới và thƣờng xuyên phát sinh nhiều vấn đề đặt ra mà các cơng trình
khoa học đã cơng bố chƣa giải quyết đƣợc thấu đáo, cần tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện cả về phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn để cơng tác quản lý hóa đơn
của cơ quan thuế hiệu quả một cách tồn diện q trình triển khai, việc vận
hành, giải quyết đƣợc các vƣớng mắc nảy sinh, những khó khăn, những rủi ro
trong quản lý nguồn thu mà cơ quan thuế cần tập trung kiểm soát.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt
Nam’’ làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là phát triển, bổ sung một số vấn đề lý
luận về quản lý hóa đơn điện tử; đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý

hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở
mục tiêu tổng quát, luận án đề ra 4 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý hóa đơn điện tử
của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp qua đó tìm ra khoảng trống, mục tiêu
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu và từ đó xác định rõ đối tƣợng, phạm vi
nghiên cứu cũng nhƣ lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp.
Thứ hai, hệ thống hóa và hồn thiện các vấn đề lý luận về hóa đơn điện tử
và quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, đánh giá thực trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối
với doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân
trong việc quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế ở Việt Nam.

4

Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện quản lý hóa đơn điện tử
của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam tới 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quản lý hóa đơn điện tử của cơ
quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan
thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 2010 (là thời điểm ban hành Nghị
định số 51/2010/NĐ-CP) đến nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2010-2017, việc
triển khai hóa đơn điện tử mới chỉ mang tính chất thí điểm, chƣa đƣợc triển khai
đại trà, các số liệu về quản lý hóa đơn điện tử cịn ít và chƣa hệ thống. Chỉ từ khi
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đƣợc ban hành, hóa đơn điện tử bắt đầu đƣợc triển
khai mở rộng. Vì vậy, các số liệu về quản lý hóa đơn điện tử trong luận án tập
trung vào giai đoạn 2018-2023 và đề xuất tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian thực
hiện phƣơng pháp khảo sát là năm 2023.

+ Về không gian: nghiên cứu này chỉ tập trung vào hoạt động quản lý hóa
đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam, không đề cập
đến các đối tƣợng khác.
+ Về nội dung: luận án tiếp cận khái niệm quản lý theo nghĩa rộng, tức là
nghiên cứu cả khía cạnh chính sách và tổ chức thực thi chính sách. Tuy nhiên,
đứng từ góc độ của Cơ quan thuế đối với quản lý hóa đơn điện tử, luận án tập
trung vào hoạt động tham mƣu xây dựng và hoàn thiện văn bản chính sách liên
quan đến quản lý hóa đơn và q trình tổ chức thực hiện quản lý hóa đơn điện
tử; kiểm tra giám sát; xử lý vi phạm về hóa đơn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu
định lƣợng.
- Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thơng qua việc thu thập dữ liệu,
tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa để đánh giá tổng quan nghiên cứu, xác định

5

khoảng trống nghiên cứu; đồng thời hình thành cơ sở lý thuyết và đánh giá thực
trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp; làm cơ sở
đề xuất các giải pháp quản lý hóa đơn điện tử.

- Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với mơ hình đánh giá sự hài
lịng SERVPERF của Grưnroos (1984) và SERVQUAL của Parasuraman và
cộng sự (1985) nhằm đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện quản
lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam và đánh giá tác động của các nhân tố đến quản lý
hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Phƣơng pháp thực hiện
và kết quả chạy mơ hình đƣợc trình bày tại phụ lục…..

- Nguồn dữ liệu thực hiện nghiên cứu: tác giả sử dụng kết hợp nguồn dữ
liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của

ngành thuế, các nghiên cứu của các tác giả có uy tín, … Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu
thập qua việc khảo sát bằng bảng hỏi đối với công chức thuế và các doanh nghiệp.

- Mẫu khảo sát: tác giả đã khảo sát bằng bảng hỏi với 100 cán bộ, công
chức thuế làm việc tại Cục thuế và các chi cục thuế (chủ yếu là các lãnh đạo cơ
quan thuế và công chức làm việc tại các bộ phận Kiểm tra, giám sát thuế) tại
một số cục thuế lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phịng , Hồ Chí Minh, Bình Định…trong
q trình triển khai và quản lý hóa đơn điện tử và 462 đối tƣợng đến từ các loại
hình doanh nghiệp khác nhau (bao gồm Giám đốc/Phó giám đốc, kế tốn trƣởng
hoặc kế tốn thuế của doanh nghiệp) tại một số thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Hải
Phịng , Hồ Chí Minh, Bình Định….

- Công cụ khảo sát: tác giả thiết kế 2 bảng hỏi dành cho cán bộ thuế và
doanh nghiệp. Nội dung khảo sát cán bộ thuế là các vấn đề gắn liền với công tác
quản lý hóa đơn do bản thân cán bộ thuế thực hiện. Nội dung khảo sát doanh
nghiệp là mức độ hài lịng của doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử. Cơng
cụ khảo sát đƣợc trình bày trong phụ lục …

Việc phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc qua phiếu khảo sát đƣợc thực
hiện với sự hỗ trợ của phần mềm điều tra xã hội SPSS, AMOS.

6

Thực hiện phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại các
biến không phù hợp trong thang đo. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (item
total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn lựa chọn thang đo khi có độ
tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunally & Burnstein 1994) [82].

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đảm bảo hai loại giá trị quan trọng
của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.


Các tiêu chuẩn EFA tuân thủ khi chạy CFA và SEM:
+ Sử dụng phƣơng pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay
Promax (Gerbing & Anderson, 1988) [63]
+ Factor loading lớn nhất của mỗi Item > = 0,5
+ Tại mỗi Item, chênh lệch (Factor loading) lớn nhấ và Factor loading bất
kỳ phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & Al – Tamimi, 2003) [76].
+ Tổng phƣơng sai trích >=50% (Gerbing & Anderson, 1988).
+ KMO>=0,5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05).
Thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA- confirnatory factor
analysis) Nhằm khẳng định lại kết quả phân tích khám phá (EFA), thông qua các
chỉ tiêu Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số tích hợp so sánh
CFI (comparative Fit Index), chỉ số TLI (Tucker & Lewis index), chỉ số RMSEA
(Root Mean Square Error Approximation) và chỉ số MI (Modification Indices).
Nếu một mơ hình nhận đƣợc giá trị TLI, CFI > 0,9; CMIN/df <3; RMSEA<0,08
thì dữ liệu đƣợc xem là phù hợp (Hair & cộng sự, 1998) [70].
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a) Những đóng góp về mặt khoa học:
Thứ nhất, luận án sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và
định lƣợng để có đƣợc kết quả khách quan và tin cậy. Tác giả đã sử dụng mơ
hình hồi quy khi đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp trong việc quản lý hóa
đơn điện tử của cơ quan thuế. Đây là tiếp cận mới mà chƣa đƣợc thực hiện ở các
nghiên cứu trƣớc đó

7

Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan về
hóa đơn điện tử và quản lý hóa đơn điện tử. Từ đó, chỉ ra khoảng trống cần tiếp
tục nghiên cứu.


Thứ ba, trên góc độ lý luận, luận án đã khái quát, hệ thống hóa những vấn
đề lý luận về hóa đơn, hóa đơn điện tử và quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan
thuế đối với doanh nghiệp nhƣ: Khái niệm hóa đơn, phân loại hóa đơn, yêu cầu
đối với hóa đơn, khái niệm hóa đơn điện tử, khái niệm quản lý hóa đơn điện tử,
nội dung quản lý hóa đơn điện tử, nguyên tắc quản lý hóa đơn điện tử, các nhân
tố ảnh hƣởng đến quản lý hóa đơn điện tử. Đóng góp mới của luận án trên
phƣơng diện lý luận thể hiện ở chỗ, luận án đã phát triển bổ sung làm rõ thêm
một số vấn đề lý luận quản lý hóa đơn điện tử nhƣ: Các yêu cầu đối với quản lý
hóa đơn điện tử và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hóa đơn điện tử.

b) Những đóng góp về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, luận án đã giới thiệu kinh nghiệm của các quốc gia: Bồ Đào
Nha, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, các nƣớc Mỹ Latin. Đây là bài học để
cơ quan ban hành chính sách thuế Việt Nam có thể học tập áp dụng về quản lý
hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp. Đây chính là một đóng
góp mới có giá trị thực tiễn của luận án.
Thứ hai, luận án đã đánh giá thực trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ
quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018-2023 trên các
phƣơng diện: Thực trạng xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý hóa đơn điện tử và tổ chức thực hiện quản lý hóa đơn điện tử.
Luận án đã chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam. Những đánh giá này dựa trên thực
tiễn khách quan và toàn diện dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu tiếp cận phù hợp.
Điều này tạo ra sự gắn kết giữa khung lý luận và triển khai nghiên cứu thực tiễn.
Thứ ba, luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp tăng cƣờng quản lý hóa đơn
điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, đó là: Hồn thiện văn bản pháp
lý về quản lý hóa đơn điện tử; nhóm giải pháp về tổ chức triển khai quản lý hóa

8


đơn điện tử; nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát trong quản lý hóa đơn điện tử;
nhóm giải pháp về xử lý vi phạm hành chính về quản lý hóa đơn điện tử. Luận
án cũng đề xuất 4 kiến nghị để hỗ trợ cơng tác quản lý hóa đơn điện tử của cơ
quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.

6. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, quản lý hóa đơn điện tử cần tập trung vào những nội dung nào?
Thứ hai, những vấn đề cần quan tâm trong quản lý hóa đơn điện tử ở Việt
Nam là gì?
Thứ ba, các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý hóa đơn điện tử của cơ
quan thuế là gì? Các nhân tố này có mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào?
Thứ tư, những giải pháp trọng tâm nào đƣợc đƣa ra để tăng cƣờng công tác
quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam?

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án đƣợc chia thành 4
chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý hóa đơn điện
tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với
doanh nghiệp ở Việt Nam
Chƣơng 4: Hồn thiện quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với
doanh nghiệp ở Việt Nam

9

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN THUẾ ĐỐI VỚI


DOANH NGHIỆP
Trong thời đại phát triển công nghệ thơng tin và thƣơng mại điện tử, đề
tài về hóa đơn điện tử luôn nhận đƣợc sự quan tâm của các cơ quan thuế, các
nhà khoa học trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Quản lý hóa đơn điện tử là một
phần quan trọng của hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế do vậy khi nghiên
cứu về quản lý hóa đơn điện tử sẽ bao gồm nhiều nội dung quản lý gắn với các
chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nƣớc đƣợc thực
hiện có liên quan đến hóa đơn điện tử dƣới nhiều hình thức nhƣ luận án, đề tài
nghiên cứu, báo cáo, bài báo, chuyên đề, các giáo trình, sách tham khảo… Để
phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm ra khoảng trống cho luận án, nghiên cứu
sinh đã tìm hiểu đƣợc một số cơng trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu dƣới đây:
1.1. Các cơng trình khoa học nƣớc ngoài liên quan đến đề tài
Trong thời gian vừa qua, có khá nhiều cơng trình khoa học ở nƣớc ngồi
nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý hóa đơn điện tử. Tiêu biểu là các nhóm
cơng trình sau:
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung liên quan đến quản lý hóa
đơn điện tử
Jaap Jan Nienhuis (Innopay), Charles Bryant (EBA) (2010), E-invoicing
2010: European market guide. Đây là bản cập nhật của báo cáo lập hóa đơn điện
tử năm 2008 đƣợc nhiều ngƣời chú ý. Báo cáo này tập hợp trong một hƣớng dẫn
tham khảo mơ tả và phân tích tồn cảnh Châu Âu hiện tại để lập hóa đơn điện
tử, cung cấp thông tin về bối cảnh thị trƣờng và những phát triển gần đây trong
lập hóa đơn điện tử ở Châu Âu. Trọng tâm của tài liệu này là lập hóa đơn và lập
hóa đơn điện tử trong thị trƣờng chung Châu Âu và do đó tài liệu này có giới
hạn tham chiếu đến các thủ tục thƣơng mại quốc tế cổ điển. Báo cáo này cung
cấp tài liệu mơ tả và bình luận sẵn có, bao gồm định nghĩa, số liệu thống kê,

10


tổng quan về các quốc gia và các sáng kiến cũng nhƣ xu hƣớng thị trƣờng.
Những phát hiện đƣợc coi là những vấn đề chính đƣợc sự quan tâm của các bên
tham gia thị trƣờng và các cơ quan cơng quyền. Phát hiện 1: hóa đơn điện tử tiếp
tục phát triển rất nhanh từ mức cơ sở thấp, nhƣng vẫn còn các phân khúc thị
trƣờng chính chƣa đƣợc giải quyết, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Phát hiện 2: Thị trƣờng Châu Âu cho các dịch vụ và giải pháp lập hóa
đơn điện tử rất phân mảnh và việc tiếp cận tất cả ngƣời dùng hóa đơn điện tử
tiềm năng là một vấn đề quan trọng mà các ngân hàng có thể hỗ trợ giải quyết.
Phát hiện 3: Bên cạnh việc vƣợt qua các rào cản kỹ thuật, vấn đề lớn nhất cần
giải quyết trong kinh doanh điện tử và hóa đơn điện tử là cần thuyết phục ban
lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các trƣờng hợp kinh doanh và nhận ra hiệu quả
trƣớc mắt và lợi ích về chi phí. Phát hiện 4: Lập hóa đơn điện tử đã đƣợc khuyến
khích bởi việc thơng qua luật pháp Châu Âu hỗ trợ lập hóa đơn điện tử nhƣng
khn khổ pháp lý này đòi hỏi phải cải tiến hơn nữa, đặc biệt là phải rõ ràng hơn
và sự hài hịa lợi ích giữa các bên. Phát hiện 5: Việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn
cho nội dung của hóa đơn là một mục tiêu dài hạn quan trọng. Phát hiện 6: nhu
cầu về khả năng tƣơng tác và phạm vi tiếp cận vẫn là một mục ƣu tiên và cần
đƣợc giải quyết rõ ràng nếu khơng lập hóa đơn điện tử sẽ khơng đạt đƣợc tiềm
năng của nó. Phát hiện 7: Cần phải giải quyết một số vấn đề quản trị cho hóa
đơn điện tử và khơng gian thị trƣờng liên quan. Để thúc đẩy hóa đơn điện tử
phát triển, điều quan trọng là phải khuyến khích tạo ra các diễn đàn ở các cấp
khác nhau để ủng hộ việc thông qua hóa đơn điện tử. [77]

Groznik (2015), “E-Invoicing and E-Government–Impact on business
processes”. Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hƣởng của việc sử dụng hóa đơn
điện tử đối với hiệu quả hoạt động của quy trình kinh doanh. Do đó, nghiên cứu
phân tích lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử có mang lại sự đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, tăng cƣờng bảo mật và cắt giảm chi phí hay khơng. Hơn
nữa, bài viết cũng phân tích liệu các quy trình kinh doanh chỉ đơn thuần là tự
động hay cũng đƣợc thiết kế lại sao cho phù hợp với việc áp dụng phƣơng thức


11

quản lý mới này. Bài viết đƣợc chia thành năm phần chính: phần thứ nhất bắt
đầu bằng cách kiểm tra nền tảng lý thuyết về quy trình kinh doanh, chính phủ
điện tử và hóa đơn điện tử; phần thứ hai, quy định về hóa đơn điện tử ở một số
quốc gia khác đƣợc mô tả; phần thứ ba là sự ra đời của hóa đơn điện tử ở
Slovenia. Trong phần thứ tƣ là tác động của hóa đơn điện tử đối với hoạt động
kinh doanh. Trong phần cuối, các nhận xét kết luận với các cơ hội nghiên cứu
trong tƣơng lai đƣợc nêu ra.[60]

Tác giả Bruno Koch Billentis (2016), “Tax- compliant global electronic
invoice lifecycle management”, nhà xuất bản Trust weaver AB. Bài viết đã phân
loại các cách tiếp cận khác nhau của chính phủ để quản lý hóa đơn, xu hƣớng thị
trƣờng tồn cầu về hóa đơn điện tử và ý nghĩa của nó đối với việc thay đổi quản
lý trong các doanh nghiệp. Bài viết khẳng định rằng hóa đơn điện tử là một yếu
tố quyết định chính để mở khóa những lợi ích lớn hơn của tự động hóa quy trình
kinh doanh, góp phần tn thủ thuế địa phƣơng.[90]

Carlos Redondo (2018), “Tax Digitalization: Latin America leads the
change”. Cơ quan thuế Mỹ Latin là cơ quan đi đầu trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý thuế. Với sự phát triển của công nghệ, cơ quan thuế
có quyền truy cập dữ liệu của doanh nghiệp theo thời gian thực, từ đó nâng cao
tính tn thủ của ngƣời nộp thuế. Hệ thống hóa đơn điện tử cũng chính là một
trong các nhân tố quan trọng trong quá trình nâng cao tính tn thủ thuế trong
cộng đồng các nƣớc Mỹ Latin. Bài viết đã dẫn chứng sự phát triển hóa đơn điện
tử của các nƣớc trong khu vực, đồng thời đƣa ra các biện pháp quản lý hóa đơn
điện tử cùng dự báo về tƣơng lai của quản lý thuế và các nhóm tài chính ở Mỹ
Latin. [67]


EY (2018), “Worldwide electronic invoicing survey”, EYG, 01898(183).
Bài viết khảo sát về lập hóa đơn điện tử trên tồn thế giới, trong báo cáo này, tác
giả xem xét một số nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng hóa đơn điện tử (e-
billinging), một số ràng buộc mà ngƣời nộp thuế có thể gặp phải và cách các
cơng ty đa quốc gia có thể tiếp cận một dự án triển khai mang lại lợi ích thƣơng

12

mại trong khi vẫn đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ thuế. Nếu công ty đang tìm
cách áp dụng các quy trình lập hóa đơn điện tử, họ nên đánh giá một loạt các
yêu cầu phải đối mặt trong tất cả các khu vực pháp lý nơi hoạt động để xác nhận
rằng họ hoàn thành nghĩa vụ của mình và tránh rủi ro. Tuy nhiên, theo quan
điểm của tác giả, quyết định về quy trình điện tử cũng có một khía cạnh ảnh
hƣởng mạnh mẽ. Ngay cả khi các quy trình điện tử đƣợc luật thuế bắt buộc,
trong trƣờng hợp giao dịch B2B, khi áp dụng giải pháp lập hóa đơn điện tử cho
phép giảm chi phí, tiết kiệm quy mơ, hiệu quả và cải thiện độ chính xác. Các yếu
tố khác ảnh hƣởng đến việc lập hóa đơn điện tử hiệu quả, bao gồm kỹ thuật các
tùy chọn do các nhà cung cấp phần mềm khác nhau cung cấp phù hợp với hồ sơ
công ty cơng nghệ thơng tin hiện có, các hoạt động của cơng ty, số lƣợng hóa
đơn bạn phát hành, u cầu định dạng và nhu cầu của bên thứ ba (chẳng hạn nhƣ
nhà cung cấp và khách hàng). [68]

Bruno Koch (2019), “E-Invoicing/E-Billing International Market Overview
& Forecast”. Bài viết đã đƣa ra cái nhìn tổng qt về hóa đơn điện tử trên tồn thế
giới và đƣa ra các nhận định dự báo xu hƣớng trên toàn cầu. Bài viết đƣa ra các
nhận định theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp về hóa đơn điện tử. Trong bài viết đƣa ra
phƣơng pháp luận tổng hợp, thống kê phân tích, phỏng vấn các chuyên gia, kết
quả của các cuộc khảo sát với hơn 20.000 doanh nghiệp và hơn 15.000 ngƣời tiêu
dùng đƣợc xem xét trong các thống kê này và đƣa ra dự báo về xu hƣớng hóa đơn
điện tử trên tồn thế giới. [65]


Afandy Bahari, Abdul Rahman Mus2 Mursalim3 Perceived Ease (2020),
“Benefits and Perceived Enjoyment of E-Invoice User Interests”, Universitas
Muslim Indonesia, Urip Sumohardjo KM. 5, Panaikang, Makassar, 90231, South
Sulawesi, Indonesia. Nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá nhận thức về
sự thoải mái, lợi ích và sự thuận tiện về lợi ích của ngƣời sử dụng hóa đơn điện
tử tại văn phịng dịch vụ thuế chính của Maros. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc
sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích mơ tả và phân tích hồi quy đa tuyến
tính, với tổng số mẫu là 100 ngƣời trả lời. Kết quả cho thấy, nhận thức về sự tiện


×