Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học trao đổi nước và khoáng ở thực vật (sinh học 11) cho học viên hệ giáo dục thường xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN NGỌC HẢI ĐĂNG

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
TRONG DẠY HỌC "TRAO ĐỔI NƢỚC VÀ KHOÁNG

Ở THỰC VẬT" (SINH HỌC 11) CHO HỌC VIÊN
HỆ GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN NGỌC HẢI ĐĂNG

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
TRONG DẠY HỌC "TRAO ĐỔI NƢỚC VÀ KHOÁNG

Ở THỰC VẬT" (SINH HỌC 11) CHO HỌC VIÊN
HỆ GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

Ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hồng Tú

THÁI NGUYÊN - 2022

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là khách quan trung thực
và chƣa đƣợc các tác giả cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, các
tài liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022
Tác giả

Trần Ngọc Hải Đăng

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học môn Sinh học tại khoa Sinh học -
Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ,
giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Hồng Tú, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để tơi có
thể hồn thành luận văn này. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban
giám hiệu; Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học; Các thầy, cô giáo thuộc các bộ
môn, các chuyên ngành thuộc Khoa Sinh học, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo

dục Chính trị; Phòng quản lý và Đào tạo sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ
Phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và học
sinh là học viên Trung tâm GDNN - GDTX các huyện, thành phố thuộc tỉnh
Hải Dƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu thực nghiệm
để hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn gia đình và những ngƣời thân đã động viên và nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Trong q trình hồn thành luận văn, khơng thể khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè và đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Trần Ngọc Hải Đăng

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.................................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .................................................... 3
5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 6
1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................. 8
1.2. Cơ sở lí luận................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm bài tập tình huống .................................................................. 11
1.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.............................................15
1.2.3. Vai trò của BTTH trong dạy học ............................................................. 18
1.2.4. Vai trò của việc sử dụng BTTH trong dạy học đến phát triển NL
VDKT cho học viên...........................................................................................20

iii

1.2.5. Đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn..................................................22
1.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................24
1.3.1. Mục đích khảo sát....................................................................................24
1.3.2. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát ..................................................................... 24
1.3.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 24
1.3.4. Phƣơng pháp khảo sát..............................................................................24

1.3.5. Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng BTTH của GV bộ
môn Sinh học tại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện ........................... 24
1.3.6. Phân tích nguyên nhân của thực trạng.....................................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 28
Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BTTH NHẰM PHÁT TRIỂN
NL VDKT VÀO THỰC TIỄN CHO HV HỆ GDTX TRONG DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ “TRAO ĐỔI NƢỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT”
(SINH HỌC 11)................................................................................................29
2.1. Đặc điểm chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” (Sinh học 11)
với phát triển NL VDKT của HV ...................................................................... 29
2.2. Thiết kế BTTH trong dạy học “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật”
(Sinh học 11)......................................................................................................31
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế BTTH trong dạy học “Trao đổi nƣớc và khoáng
ở thực vật” (Sinh học 11) với phát triển NL VDKT của HV ............................ 31
2.2.3. Sản phẩm vận dụng quy trình thiết kế BTTH: ........................................ 36
2.3. Sử dụng BTTH trong dạy học chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở
thực vật” (Sinh học 11) nhằm hát triển NL VDKT vào thực tiễn của HV........42
2.3.1. Quy trình sử dụng BTTH trong dạy học ................................................. 43
2.3.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy sử dụng BTTH nhằm phát triển NL
VDKT, KN cho HS trong DH “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật”(Sinh
học 11) ............................................................................................................... 47
2.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên....................48

iv

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 52
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 53
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 53
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 53
3.3. Phƣơng pháp TN sƣ phạm .......................................................................... 53

3.3.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm thực nghiệm sƣ phạm ......................... 53
3.3.3. Kiểm tra ................................................................................................... 55
3.4. Kết quả thực nghiệm và biện luận .............................................................. 55
3.4.1. Phân tích kết quả học tập của HV ........................................................... 56
3.4.2. Kết quả phát triển NL VDKT, KN của HV.............................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 68
1. Kết luận..........................................................................................................68
2. Khuyến nghị................................................................................................... 69
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................71
PHẦN PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Đọc là
1.
2. BTTH Bài tập tình huống
3.
4. ĐC Đối chứng
5.
6. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
7.
8. GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên
9.
10. GDPT Giáo dục phổ thông
11.
12. GDTX Giáo dục thƣờng xuyên

13.
14. GQVĐ Giải quyết vấn đề
15.
16. GV Giáo viên

HĐ Hoạt động

HS Học sinh

HV Học viên

NL Năng lực

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

VDKT Vận dụng kiến thức

YCCĐ Yêu cầu cần đạt

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các tiêu chí và những biểu hiện của các tiêu chí của NL
VDKT, KN ...............................................................................18

Bảng 2.1. Cấu trúc và yêu cần cần đạt của phần “Trao đổi nƣớc và
khoáng ở thực vật” Sinh học 11.................................................29


Bảng 2.2. Hệ thống BTTH tƣơng ứng với mục đích sƣ phạm trong dạy
học chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” .....................37

Bảng 2.4. Tiêu chí và biểu hiện của NL VDKT, KN trong dạy học chủ
đề “Trao đổi nƣớc và khống ở thực vật” mơn Sinh học 11 .......50

Bảng 2.5. Rubric đánh giá NL VDKT của HV thông qua kết quả giải
quyết BTTH..............................................................................51

Bảng 3.1. Danh sách các bài lí thuyết trong dạy thực nghiệm (TN) ..........53
Bảng 3.2. Tần số điểm .............................................................................56
Bảng 3.3. Tần suất điểm ..........................................................................56
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm ..................................................57
Bảng 3.5. Kiểm định X điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và ĐC.................58
Bảng 3.6. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC.......59
Bảng 3.7. Tần số điểm .............................................................................60
Bảng 3.8. Tần suất điểm ..........................................................................60
Bảng 3.9. Bảng tần số hội tụ tiến điểm.....................................................61
Bảng 3.10. Kiểm định X điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và ĐC .............62
Bảng 3.11. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC.....63
Bảng 3.12. Bảng đánh giá điểm trung bình NL VDKT, KN của lớp TN

và lớp ĐC do GV đánh giá ........................................................64

v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng BTTH của GV ...... 25
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế BTTH để phát triển NL VDKT của


học viên ....................................................................................33
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình sử dụng BTTH để phát triển NL VDKT của

học viên ....................................................................................43
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra số 1 .................................... 56
Hình 3.2. Đồ thị đƣờng lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 1 .... 57
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra số 2 ..................................... 60
Hình 3.4. Đồ thị đƣờng lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC bài kiểm tra số 2 ....61
Hình 3.5. Đồ thị đánh giá sự tiến bộ năng lực VDKT, KN của lớp TN ở

chủ đề 1 và chủ đề 2 .......................................................................... 65

vi

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Căn cứ vào mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bƣớc chuyển từ dạy học
tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của ngƣời học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc HS học đƣợc cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng đƣợc cái gì qua việc
học. Vì vậy, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đã chỉ rõ “Đảm bảo phát
triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hồ đức, trí, thể, mĩ; chú
trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong
học tập và đời sống” [2]. Trong đó, những YCCĐ về phẩm chất và NL chung
đã đƣợc cụ thể trong chƣơng trình giáo dục Phổ thông tổng thể và cũng nhƣ NL
Sinh học đƣợc thể hiện rõ trong chƣơng trình mơn Sinh học 2018.


Chƣơng trình mơn Sinh học 2018 đã xác định có 03 NL đặc thù cần phải
hình thành cho HS trong quá trình dạy học môn Sinh học, bao gồm NL nhận
thức Sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống và NL VDKT, KN đã học. Trong đó
NL VDKT, KN đã học có vai trị quan trọng đặc biệt trong quá trình học tập
của học viên. VDKT, KN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Khi có VDKT, KN
học viên mới thật sự nắm vững tri thức, mới kết hợp đƣợc giữa lí luận và thực
tiễn tạo ra cơ sở tốt để hình thành niềm tin và thế giới quan, làm sáng tỏ đƣợc
bản chất khoa học của nội dung học tập.
1.2. Căn cứ vào đặc điểm người học và nhiệm vụ dạy học đối với hệ GDTX

Học viên tại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện phần lớn các em
có chất lƣợng đầu vào thấp. Các em có đặc điểm chung thƣờng ngại học những
kiến thức lí thuyết trong sách giáo khoa, khả năng tự học và vận dụng kiến thức
vào thực tiễn của các em rất thấp hơn sơ với học sinh tại các trƣờng THPT. Tuy
nhiên các em HV lại rất thích hoạt động thực tiễn, và rất hào hứng, thích thú
khi đƣợc khám phá, tìm tịi để giải thích các hiện tƣợng, tình huống thực tiễn
đời sống. Do đó việc thiết kế và sử dụng các BTTH trong dạy học với sự định
hƣớng phù hợp của giáo viên sẽ phù hợp với đối tƣợng HV hệ GDTX.

1

Căn cứ Công văn số 3677/BGDĐT-GDTX ngày 26/8/2021 về Hƣớng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với Giáo dục thƣờng xuyên đã
chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và thực hiện các phương pháp dạy học và hình thức
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HV”.[4]
Thực hiện nhiệm vụ, thời gian qua, tại các Trung tâm GDNN - GDTX đã có
nhiều đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất và
năng lực HV. Trong đó, “Khuyến khích GV sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực nhằm tạo động cơ và hứng thú học tập cho HV; đa dạng các hình thức
tổ chức dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự học của HV” [4]

là một trong những trọng tâm đƣợc nhấn mạnh. Tuy nhiên, việc dạy học môn
học theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực cịn gặp rất nhiều khó
khăn, vì vậy việc tìm kiếm giải pháp thích hợp nhằm giải quyết những khó
khăn trong dạy học ở các trung tâm GDNN-GDTX có ý nghĩa cấp thiết, góp
phần đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn
hiện nay.
1.3. Căn cứ vào vai trò của BTTH trong dạy học

BTTH trong dạy học là một dạng bài tập chứa đựng các loại tình huống
khác nhau (giả định hay thực tiễn), chứa đựng trong nó các mâu thuẫn nhận
thức và tạo ra động cơ thúc đẩy sự tìm tịi, sáng tạo của ngƣời học góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy và học. Sử dụng BTTH trong dạy học sẽ giúp ngƣời
học gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống, nâng cao tính thực tiễn của
mơn học, giảm thiểu rủi ro của ngƣời học khi tham gia thực tiễn cuộc sống,
thực tiễn nghề nghiệp, giúp ngƣời học có cái nhìn sâu hơn vào thực tiễn về vấn
đề lí thuyết đã đƣợc học. Thơng qua việc xử lí tình huống, ngƣời học sẽ có điều
kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. Đặc biệt, sử
dụng BTTH là biện pháp tạo hứng thú học tập cũng nhƣ rèn cho ngƣời học
những kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, kĩ năng giải
quyết vấn đề và tìm tịi nghiên cứu. Sử dụng BTTH trong dạy học giúp ngƣời
học hứng thú học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức đồng thời qua đó hình thành
phát triển phẩm chất và năng lực.

2

1.4. Căn cứ vào đặc điểm của chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật”
Trong chƣơng trình sinh học 11, chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực

vật” là phần học với nhiều nội dung kiến thức nhƣ: Vai trò của nƣớc; sự hấp
thụ và vận chuyển nƣớc, muối khoáng trong cây; sự thốt hơi nƣớc; vai trị của

các ngun tố khoáng; dinh dƣỡng nitơ; các nhân tố ảnh hƣởng đến trao đổi
nƣớc và dinh dƣỡng khoáng ở thực vật. Đây là những nội dung kiến thức gắn
với thực tiễn trồng trọt, là đặc điểm thuận lợi cho việc thiết kế BTTH trong dạy
học để phát triển NL môn sinh học trong đó có NL vận dụng kiến thức.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Sử dụng
BTTH trong dạy học “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật” (Sinh học 11)
cho học viên hệ GDTX”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng đƣợc BTTH trong dạy học “Trao đổi nƣớc và
khoáng ở thực vật” (Sinh học 11) theo hƣớng phát triển đƣợc NL VDKT vào
thực tiễn cho HV hệ GDTX.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học 11 trong dạy học hệ
GDTX.

- Đối tƣợng nghiên cứu: BTTH và sử dụng BTTH trong dạy học “Trao
đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” (Sinh học 11) theo hƣớng phát triển NL VDKT
vào thực tiễn cho HV hệ GDTX.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Dựa vào cơ sở nào để thiết kế và sử dụng BTTH trong dạy học chủ đề
“Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” (Sinh học 11) để phát triển NL VDKT
vào thực tiễn cho HV hệ GDTX?

- Thiết kế, sử dụng BTTH trong dạy học chủ đề “Trao đổi nƣớc và
khoáng ở thực vật” (Sinh học 11) nhƣ thế nào để phát triển NL VDKT vào thực

tiễn cho HV hệ GDTX?

3

4.2. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng đƣợc BTTH trong dạy học chủ đề “Trao đổi

nƣớc và khoáng ở thực vật” (Sinh học 11) theo quy trình hợp lý thì sẽ nâng cao
đƣợc kết quả học tập và góp phần phát triển đƣợc NL VDKT vào thực tiễn cho
HV hệ GDTX.
5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển NL,
NL VDKT và việc sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 11 hệ GDTX.

- Thiết kế và sử dụng hệ thống BTTH “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực
vật” trong DH Sinh học 11 theo hƣớng phát triển NL VDKT.

- Tổ chức dạy thực nghiệm các BTTH trong dạy học “Trao đổi nƣớc và
khoáng ở thực vật” trong DH Sinh học 11 nhằm khẳng định tính khả thi của giả
thuyết đề tài đã đề ra.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các văn bản có tính pháp lí của Đảng, Chính phủ, Bộ GD &
ĐT về chiến lƣợc phát triển, đổi mới giáo dục, phát triển chƣơng trình và sách
giáo khoa phổ thơng nói chung, chiến lƣợc đổi mới PPDH nói riêng.

- Nghiên cứu các tài liệu dạy học và các tài liệu liên quan đến thiết kế và
sử dụng BTTH trong dạy học phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HV hệ

GDTX.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Điều tra thực trạng

Sử dụng phiếu điều tra đối với GV bộ mơn Sinh học nhằm tìm hiểu thực trạng
việc dạy học theo hƣớng phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HV hệ GDTX.
6.2.2. Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
Sinh học và khoa học giáo dục liên quan đến thiết kế và sử dụng BTTH trong
dạy học phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HV hệ GDTX.

4

6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Vận dụng dạy học “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” theo hoạch đã

thiết kế vào thực tiễn dạy học ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện để kiểm
tra giả thuyết của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học

Dùng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả
điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
7. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật”
- Địa bàn nghiên cứu: 3 Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện thuộc tỉnh
Hải Dƣơng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.
8. Những đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng đƣợc hệ thống BTTH trong DH “Trao đổi nƣớc và khoáng ở
thực vật” (Sinh học 11).
- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học sử dụng BTTH và vận dụng quy
trình để tổ chức dạy học chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở thực vật” (Sinh
học 11) theo hƣớng phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HV hệ GDTX.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, sơ đồ, biểu bảng, phần “Nội dung” có cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2. Thiết kế và sử dụng BTTH nhằm phát triển NL VDKT vào
thực tiễn cho HV hệ GDTX. trong dạy học chủ đề “Trao đổi nƣớc và khoáng ở
thực vật” (Sinh học 11)
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới các tình huống vốn nói chung và BTTH nói riêng đã đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong lịch sử giáo dục phƣơng
pháp xử lí tình huống đã đƣợc biết đến từ rất lâu, thậm chí từ thời Cổ đại.

Tại Trung Quốc, phƣơng pháp xử lí tình huống đã đƣợc biết đến từ rất
sớm, trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua các triều đại lịch sử khác nhau.
Kinh dịch là bộ sách cổ của Trung Quốc độc đáo nhất của nhân loại (đã đƣợc
dịch ra nhiều thứ tiếng, đƣợc nhiều độc giả đông tây kim cổ của nhiều nƣớc

nghiên cứu), dạy cách xử lí tình huống cho mọi ngƣời, thuộc mọi lứa tuổi,
ngành nghề và thời đại. Những tình huống này và cách xử lí chúng ln ln
biến động tùy thời đại. Tiêu biểu là Đức Khổng Tử (551 - 487 TCN) với nhiều
phƣơng pháp xử lí tình huống theo các vấn đề đặc sắc, và đƣợc ghi lại thành
những bài học quý báu cho hậu thế học tập.

Ở các nƣớc phƣơng Tây, việc nghiên cứu và áp dụng các tình huống đã
đƣợc thực hiện trong nhiều lĩnh vực.

Đi đầu trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
(Mỹ). Năm 1870, giáo sƣ Christopher Columbus Langdell đã khởi xƣớng
phƣơng pháp dạy học tình huống cho khoa Luật của Trƣờng Đại học Kinh
doanh Havard và đã đƣợc chấp nhận một vài năm sau đó. Sau này việc sử dụng
tình huống trong dạy học đã đƣợc nghiên cứu sâu rộng hơn và đem lại nhiều
kết quả tích cực hơn. Ví dụ nhƣ: Jackson, Giles (2011) [33], Kiriacau (1991)
[34], RJ. Marzano (1992) [35]…

Tại Canada, phƣơng pháp xử lí tình huống cũng đƣợc nghiên cứu từ khá
sớm. Năm 1919, tại Trƣờng Đại học Western Ontario cũng đã bắt đầu áp dụng
phƣơng pháp tình huống trong dạy học kinh doanh nhờ sự dũng cảm tiên phong

6

của W. Sherwood Fox - Trƣởng khoa Cơ bản, và K.P.R Neville - Trƣởng
phòng Giáo dục. Đến nay, đây vẫn là cơ sở giáo dục uy tín của Canada về việc
sử dụng các tình huống trong dạy học.

Tại Đông Âu, việc dạy học tình huống cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu
và áp dụng. Các nhà giáo dục Liên Xô (cũ) và Ba Lan nhƣ Machiuxkin (1972)
[19], Macmutốp M. I (1997), [20], Ơkơn V (2006) [25]... các tài liệu này đã

đƣợc biên soạn và dịch ra Tiếng Việt. Các tác giả đã nghiên cứu việc sử dụng
tình huống trong dạy học một cách tồn diện. Đặc biệt theo Ơkơn V (2006)
[25], vấn đề trong học tập phải là vấn đề thu hút đƣợc ngƣời học, có tính tự
nhiên và gần gũi với cuộc sống của ngƣời học. Có nhƣ vậy mới kích thích tính
tích cực của ngƣời tham gia để giải quyết vấn đề đặt ra.

Từ cuối những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, một số nhà
nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các tình huống diễn ra trong giao tiếp sƣ
phạm, giáo dục học sinh, và gọi đó là các tình huống sƣ phạm. Sau đó nhiều
các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ L.Ph. Xpirin, M.A. Xtrepinki,
M.L. Phuxmki (1974), A.A. Lamôp (1981)…

Tại Tây Âu, ngay từ đầu thế kỷ XX dạy học tình huống cũng đã đƣợc áp
dụng ở Pháp, nhƣng phần lớn là các giả định nên có ít sức thuyết phục. Đến
những năm 60 của thế kỷ XX, Gaston de Vilard đã xây dựng giáo trình “Luận
lí trong hành động” trong đó nội dung là những tình huống có thật. Theo
phƣơng pháp dạy học bằng tình huống của Gaston de Vilard thì giáo viên là
ngƣời xác định các vấn đề lí thuyết, nêu tình huống cụ thể và định hƣớng cho
học sinh tranh luận với nhau, cuối cùng giáo viên là ngƣời chốt lại kiến thức.
Phƣơng pháp này đã gây đƣợc tiếng vang trong tồn nƣớc Pháp và sau đó đƣợc
nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.

Còn tại Cộng hòa Liên bang Đức, phƣơng pháp tình huống đã đƣợc áp
dụng ở nhiều ngành trong đó có giáo dục và nơng nghiệp. Trong giáo trình về
khuyến nông ngƣời ta đã thực hiện một quan niệm mới, trong khuyến nông

7

ngƣời ta không chỉ đơn thuần là chuyển giao kĩ thuật đến ngƣời nông dân, mà
là phát triển nông nghiệp, phải thực hiện một phƣơng pháp tiếp cận tình huống

để giải quyết các vấn đề cần đặt ra.

Từ những nghiên cứu của các tác giả trên chúng ta có thể thấy tình
huống đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công tác giáo
dục đào tạo ở nhiều nƣớc phát triển và với vai trị nhƣ là một PPDH tích cực.
Trong đó, các tác giả cũng khẳng định đƣợc tính hiệu quả của việc sử dụng tình
huống trong dạy học và cũng đã nêu đƣợc quy trình sử dụng tình huống trong
dạy học. Đây là vấn đề chúng tôi sử dụng làm cơ sở xây dựng quy trình dạy
học bằng BTTH.
1.1.2. Tại Việt Nam

Mặc dù nghiên cứu về BTTH ở Việt Nam đƣợc tiếp cận muộn hơn so với
nhiều nƣớc trên thế giới, song những năm gần đây thì việc nghiên cứu và ứng
dụng BTTH trong dạy học cũng là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Nhiều cơng trình nghiên cứu, tài liệu về tình huống, cách xử lí tình huống,
quy trình xây dựng và sử dụng BTTH đã đƣợc giới thiệu, đã đề cập đến các
khía cạnh khác nhau của dạy học tình huống.

Hồ Chí Minh - Ngƣời thầy, ngƣời cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam, từ
ngày còn dạy học ở Trƣờng Dục Thanh (Phan Thiết), Ngƣời đã chú ý áp dụng
phƣơng pháp dạy học “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có
thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” [16]. Ngƣời
nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với hoạt động học tập, tri thức gắn với thực
tiễn mới có giá trị bền vững. Đây có thể đƣợc coi là nền móng cho việc nghiên
cứu, xây dựng các bài tập tình huống, bài tập thực tiễn của Việt Nam ngày nay.

Trần Văn Hà (1996) [12] là một trong những ngƣời Việt Nam đầu tiên
nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp tình huống. Từ năm 1947 tác giả đã ứng
dụng thành công phƣơng pháp xử lí tình huống hành động trong đào tạo huấn
luyện cán bộ, kĩ sƣ canh nông. Tác giả đã biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu


8

giảng dạy theo phƣơng pháp tình huống và xây dựng đƣợc hàng nghìn tình
huống trong nơng nghiệp.

Trong lĩnh vực giáo dục học: Phan Thế Song và Lƣu Xuân Mới (2000)
[28] trong tài liệu “Tình huống và cách xử lí tình huống trong quản lý giáo dục
và đào tạo” đã khái quát 5 đặc điểm của tình huống quản lí giáo dục. Đặc biệt
tác giả đã nêu đƣợc các bƣớc tiến hành trong xử lí tình huống là: tiếp cận tình
huống; phân tích, tổng hợp tìm ra nguyên nhân cốt lõi; tìm biện pháp xử lí;
đánh giá kết quả và tổng kết một số bí quyết thành cơng trong xử lí tình huống.
Đây cũng là tài liệu tham khảo để đƣa ra các bƣớc giải quyết bài tập tình huống
trong dạy học các mơn học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng.

Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) [22], tác giả đã nêu ra những vấn đề cơ
bản về lý luận dạy học và giới thiệu một số phƣơng pháp dạy học tích cực.
Trong đó với phƣơng pháp dạy học tình huống, tác giả cho rằng thơng qua việc
giải quyết những tình huống, ngƣời học có đƣợc khả năng thích ứng tốt nhất
với mơi trƣờng xã hội đầy biến động.

Trong giảng dạy bộ môn Sinh học: BTTH cũng đã đƣợc nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu và đã đạt một số kết quả, có thể kể đến:

Tác giả Phan Đức Duy (1999), với đề tài “Sử dụng BTTH để rèn luyện
cho sinh viên kĩ năng DH Sinh học” [11], nêu đƣợc bản chất, cơ sở phân loại và
đã xây dựng đƣợc quy trình thiết kế và sử dụng BTTH.

Các tác giả Nguyễn văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dƣơng Tiến Sỹ (2000)
trong cuốn “Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học” [10] đã xác

định đƣợc nhiều tình huống dạy học điển hình trong dạy học Sinh học. Các tác
giả đã thiết kế và sử dụng hệ thống các câu hỏi, BTTH trong chƣơng trình Sinh
học THPT làm phƣơng tiện giúp học sinh tự phát hiện và xác định các tình
huống học tập, trên cơ sở đó giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo
hƣớng phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.

Tác giả Lê Thanh Oai (2011) [24] đã đƣa ra cơ sở phân loại, xây dựng
các nguyên tắc thiết kế câu hỏi, bài tập có yếu tố tình huống trong dạy học Sinh

9

học và Sinh thái học, đây là những bài viết có tác dụng tham khảo tốt cho giáo
viên THPT.

Tác giả Phan Thị Thu Hiền (2015) [14] đã đƣa ra những tiêu chuẩn của
một BTTH nhƣ phải chứa mâu thuẫn nhận thức, nảy sinh mâu thuẫn nhận thức
và phù hợp với đối tƣợng. Tác giả cũng đã đƣa ra quy trình xây dựng BTTH
gồm 5 bƣớc. Tác giả cũng cho rằng “Dạy học theo phƣơng pháp sử dụng BTTH
giúp cho HS có thể lĩnh hội tri thức vững vàng, tạo hứng thú học tập tốt hơn”.

Tác giả Nguyễn Đình Nhâm và Nguyễn Thị Nam (2016) [23] đã nghiên
cứu về BTTH trong dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thơng. Tác giả đã phân tích
vai trị của BTTH trong dạy học và đƣa ra quy trình thiết kế và quy trình sử
dụng BTTH để rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS trong dạy học chƣơng 2, 3
Sinh học 11.

Tác giả Nguyễn Hồng Quyên (2018) [27] tác giả đã nghiên cứu và xác
định quy trình sử dụng BTTH nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh trong
dạy học Sinh thái học (Sinh học 12) ở trƣờng Trung học phổ thông.


Tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh (2008) [07] đã đƣa ra bản chất, đặc điểm và
quy trình dạy học theo vấn đề đối với bộ mơn Sinh học nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh, trong đó đã phân loại các tình huống có vấn đề và
đề xuất các bƣớc trong dạy học các tình huống đó.

Trong một số bài báo đăng trên tạp chí Giáo dục của tác giả Nguyễn
Khải Hồn (2015); Nguyễn Đình Nhâm- Nguyễn Thị Nam (2016) [23]; Đặng
Thị Dạ Thủy (2017) [30]; Doãn Ngọc Anh (2017); Nguyễn Hồng Quyên
(2018) [27]; Nguyễn Thị Thanh (2018) [29] các tác giả đã đƣa ra nhiều quan
điểm về thiết kế bài tập nghiên cứu trƣờng hợp để phát triển năng lực GQVĐ
của HS, trên cơ sở quy trình và ngun tắc thiết kế hợp lí cho từng nội dung.

Từ những nghiên cứu về BTTH và sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học,
chúng tôi nhận thấy vấn đề sử dụng BTTH là vấn đề đƣợc rất nhiều tác giả trên
thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam quan tâm. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đã chỉ

10


×