Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nâng cao hiêuu quả hoạt động nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình.

Chúng tơi gồm:

Tỷ lệ

Trình (%)
đóng
T Họ và tên Năm Nơi cơng tác Chức độ góp vào
T sinh danh chuyên việc tạo
môn ra sáng

kiến

1 Vũ Thị Lụa 1972 Trường TH Giáo Cao Nam Thành viên đẳng 20%

2 Hoàng Ly Bảo Anh 1995 Trường TH Giáo Nam Thành viên Đại học 20%

3 Lê Thị Thu Hiền 1973 Trường TH Giáo Nam Thành viên Đại học 20%

4 Đặng Thị Nhung 1974 Trường TH Giáo Nam Thành viên Đại học 20%

5 Đặng Thị Kim Dung 1978 Trường TH Giáo Nam Thành viên Đại Học 20%

I. ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy – học”



- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp được áp dụng trong lĩnh vực
giáo dục

- Thời gian áp dụng: Tháng 9/2022
II. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:

2

Hình thức dạy học theo nhóm đã được giáo viên sử dụng từ khá lâu. Việc
này đã đáp ứng được những mong muốn đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
Học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết bày tỏ ý kiến của bản
thân, biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Hiệu quả giờ học từng bước
được nâng cao. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học
sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân
học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự
học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm
việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học
theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện,
thoải mái, khơng bị gị bó, ln được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự
giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cơ, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém
được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được
coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối
quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương
tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh. Học sinh trong nhóm cùng thực hiện
nhiệm vụ chung. Điều này địi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực
giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ
khơng thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác.
Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm

thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn,
cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm
làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những
trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hịa nhập với lớp học.
Thêm vào đó, học theo nhóm cịn tạo ra mơi trường hoạt động mang bầu khơng
khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và
trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào
hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tơn trọng và có giá trị như
nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy
quyền, làm thay, thiếu tôn trọng…giữa những người tham gia hoạt động, đặc
biệt giữa giáo viên và học sinh.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy học theo nhóm, chúng tơi mạnh dạn

đề xuất:“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy –

học”

III. NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP

1. Giải pháp cũ thường làm:

3

1.1 Nội dung giải pháp
a. Chuẩn bị cho tổ chức hoạt động nhóm

- Xác định các nội dung cho hoạt động nhóm: Nội dung học tập thích hợp cho
hoạt động hợp tác theo nhóm thường là các vấn đề, câu hỏi, bài tập đòi hỏi tư
duy và sự đóng góp của nhiều người để giải quyết.

- Xác định thành phần nhóm.
- Xác đinh quy mơ nhóm.
- Xác định thời gian của từng hoạt động học nhóm
b.Tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm

- Chia nhóm và phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên nhóm.

- Giao nhiệm vụ cho hoạt động nhóm.
- Hỗ trợ và hướng dẫn khi cần.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm
c.Tổng kết hoạt động học nhóm

- Tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận
- Đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
1.2 Những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp.
a. Ưu điểm
Tăng cường sự tham gia của HS, phát huy tối đa vai trị chủ động, tích cực của
các em phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS như:
mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài
chắc hơn, hứng thú với học tập hơn…. và phát triển những kĩ năng xã hội cho
học sinh, như biết lắng nghe và tơn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến
của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v…; Cịn đối với
giáo viên thì dạy học nhóm giúp họ khơng phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn
bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của học sinh hơn.
b. Nhược điểm

4

- Học sinh Tiểu học hay mất tập trung, chưa tự tin nên việc học tập theo nhóm
đơi khi cịn mang tính hình thức. Nhiều học sinh còn ỷ lại, chưa thật sự nỗ lực

trong học tập. Khi được giao việc, các em chưa biết cách làm việc cá nhân, còn
ngồi chơi, làm việc riêng, trông chờ kết quả làm việc của các thành viên trong
nhóm.

- Tình trạng nhóm trưởng hoặc 2,3 cá nhân trong nhóm cịn làm hộ, làm
thay việc của các thành viên khác. Những học sinh nhút nhát, chưa tiến bộ vẫn
còn thiếu tự tin.

- Một số giáo viên vẫn ngại tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc tổ chức
chỉ mang tính hình thức nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Vậy làm thế nào để hoạt động nhóm có hiệu quả, tránh hình thức và phát
huy được năng lực của học sinh? Đây là câu hỏi luôn làm chúng tôi trăn trở. Tổ
chức dạy học theo nhóm hiệu quả thì kết quả học tập mới được nâng cao, năng
lực của học sinh mới được phát triển.

2. Giải pháp mới:
2.1. Giải pháp 1: Phát huy vai trị của nhóm trưởng
Trưởng nhóm có vai trị rất quan trọng trong các hoạt động của nhóm, được
coi như “cơ giáo, thầy giáo nhỏ”.
- Trưởng nhóm giúp giáo viên quản lí hoạt động của nhóm, phân việc và phân
vai cho các thành viên trong nhóm, tổ chức thảo luận, giúp đỡ các thành viên cùng
nhau làm việc, đọc nhiệm vụ, đưa ra các hướng dẫn, giải thích, làm cầu nối giữa
nhóm với giáo viên và tồn lớp.
- Biết cách tổ chức nhóm đơi, nhóm lớn hay hoạt động cá nhân trong nhóm,
biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải
quyết nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm chơi trò chơi.
- Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó
khăn gặp phải.

- Biết quản lí, sử dụng thời gian hiệu quảvà bảo quản tài liệu học tập.
- Biết báo cáo khi đã hồn thành cơng việc.

5

Chính vì thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần quan tâm việc bồi dưỡng
năng lực tổ chức và điều hành nhóm cho các nhóm trưởngtheo các bước sau:

+ Bước 1: Hoạt động cá nhân: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên đọc thầm
nội dung của hoạt động và suy nghĩ tìm cách trả lời.

Bước 2: Thảo luận nhóm: Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho từng
thành viên.

Bước 3: Chia sẻ trong nhóm: Nhóm trưởng yêu cầu từng thành viên báo
cáo kết quả đã thực hiện, các bạn khác nhận xét, bổ sung. Nhóm trưởng thống
nhất ý kiến.

Bước 4: Nhóm trưởng báo cáo với thầy cơ đã thực hiện xong nhiệm vụ.
2.2. Giải pháp 2: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động nhóm và
điều hành nhóm
Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân người học được khẳng định
mình và được phát triển. Nhóm học tập làm việc tốt sẽ khuyến khích học sinh
giao tiếp với nhau, giúp những học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ
hội hịa nhập với tập thể lớp học. Nhờ việc học tập trong nhóm, học sinh có
nhiều cơ hội để bày tỏ và chia sẻ ý kiến của mình. Như vậy, là đã tạo điều kiện
cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, các em được giao
lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất cho học sinh.
Để phát huy được vai trò của mọi thành viên trong nhóm, chúng tơi đã chú

trọng xây dựng và phát triển cho học sinh các kĩ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp, tương tác:
+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
+ Biết thừa nhận ý kiến của người khác.
+ Biết ngắt lời một cách hợp lí.
+ Biết phản biện một cách lịch sự và đáp lại lời phản biện.
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
- Kỹ năng tạo môi trường hợp tác: đó là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết
giữa các thành viên trong nhóm.

6

- Kỹ năng xây dựng niềm tin: Giúp học sinh tránh sự mặc cảm nhất là đối
với học sinh có khó khăn trong học tập.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Giúp học sinh biết giao tiếp lịch sự, tôn
trọng lẫn nhau. Khi xảy ra tranh luận, cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà
thay vào đó là những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý
hơn, tơi nghĩ là thế này, theo tơi thì…

Khi các nhóm trưởng đã nắm được phần việc của mình, giáo viên cần phát
huy triệt để sự sáng tạo và năng động của từng nhóm trưởng, đồng thời xây
dựng thêm các thành viên khác để luân phiên nhau làm nhóm trưởng.

2.3. Giải pháp 3: Nâng cao vai trò hướng dẫn, điều hành và kiểm sốt
nhóm của giáo viên

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, kiến thức bài
học thật kĩ; phải nắm được yêu cầu, nội dung của từng hoạt động; nắm vững các
hình thức tổ chức hoạt động nhóm (nhóm lớn, nhóm nhỏ) để lựa chọn nội dung

học tập phù hợp.

* Ví dụ: Có bài u cầu hoạt động nhóm đơi, nhưng giáo viên thấy nội
dung, kiến thức của hoạt động này khó đối với học sinh thì phải biết điều chỉnh
sang hoạt động nhóm lớn, để có sự hợp tác, chia sẻ của tập thể nhóm.

Trong q trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên đưa ra những
gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hồn thành cơng việc được
giao, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực,
giáo viên đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp
khó khăn, giáo viên đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức
đang trao đổi với những kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa
kiến thức mới và những kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm.

Giáo viên cần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong
nhóm, đặc biệt là trong q trình các em tự học, giúp các em hiểu bài để các em
tự tin hơn khi trao đổi với bạn cùng bàn và với nhóm. Với các học sinh có năng

7

lực là đối tượng học sinh năng khiếu, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến
thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng cho các em nâng cao kiến thức.

Trong q trình theo dõi các nhóm hoạt động, cố gắng quan tâm đến tất cả
các nhóm ở mỗi phần cơng việc, vì ở nhóm nào cũng có đối tượng cịn hạn chế
cần giúp đỡ và đối tượng học sinh ăng khiếu cần nâng cao kiến thức và cũng để
nhắc nhở, động viên khích lệ các em làm việc tốt hơn.


Khi gặp vấn đề khó, tất cả các nhóm đều vướng mắc, giáo viên tổ chức hoạt
động chung của cả lớp giúp các em tháo gỡ kịp thời. Với từng bài học cụ thể,
giáo viên cần dự kiến trước các khó khăn của đa số học sinh để quan sát và giúp
đỡ đúng thời điểm.

IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN

Sau thời gian thực hiện dạy học theo nhóm tại các lớp 3, chúng tơi thu
nhận được những kết quả rất khả quan. Học sinh có nhiều tiến bộ trong phát
triển năng lực, phẩm chất và hồn thành nội dung học tập các mơn học.

Cụ thể kết quả đạt được như sau:
- Học sinh đã có thói quen, kỹ năng sử dụng sách giáo khoa để học tập đạt
kết quả rất tốt.
- Lớp học thoải mái, linh hoạt, mỗi cá nhân học sinh đã tự tin trong giờ
học, tạo thói quen cho các nhóm học tập hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tự tìm tịi, tự
phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Đặc biệt, những em nhút nhát nay đã mạnh dạn hơn. Các em có hứng
thú, tập trung, thi đua học tập. Chính vì thế mà tiết học ln diễn ra một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả hơn.
Bảng so sánh hiệu quả hoạt động nhóm tại lớp 3A – Trường Tiểu học
Nam Thành trước và sau khi thực hiện biện pháp:

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng biện

STT Các tiêu chí Số HS tham biện pháp pháp

gia khảo sát Số HS thực Tỉ lệ Số HS thực Tỉ lệ
hiện tốt hiện tốt


1 Hăng hái giơ tay 37 20 54% 37 100%

8

phát biểu

2 Mạnh dạn tham gia 37 22 59% 35 95%

hoạt động nhóm

3 Tích cực tham gia 37 18 49% 34 92%

điều hành nhóm

4 Tự tin chia sẻ 37 15 41% 32 86%

trước lớp

Số lượng khảo sát trên cho thấy học sinh tự tin, tự giác tham gia hoạt
động nhóm tăng lên rõ rệt.
V. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1. Trong điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường, việc tổ chức
hoạt động nhóm học tập cần được linh hoạt. Tổ chức hoạt động nhóm học tập
muốn có hiệu quả cần có phịng học rộng rãi, số lượng học sinh dưới 35 học
sinh thì việc kiểm sốt hoạt động nhóm trong giờ học của giáo viên đạt hiệu quả
hơn.

2. Giáo viên cần có nhiều kĩ năng tổ chức, chia nhóm, giao việc, quan sát,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của

học sinh.
VI. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế:

Dạy học theo nhóm đã tăng cường sự tham gia của học sinh, phát huy tối đa
vai trò chủ động, tích cực của các em. Mọi học sinh đều được trình bày ý kiến,
học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn…. và
phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh, như biết lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết
thống nhất ý kiến,học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết bày tỏ ý
kiến của bản thân, biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Hiệu quả giờ
học từng bước được nâng cao.

2. Hiệu quả xã hội
Như vậy, học theo nhóm sẽ phát huy cao độ vai trị chủ thể, tích cực của mỗi cá
nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm tạo

9

cơ hội cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển.
Nhóm học tập làm việc tốt sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau, giúp
những học sinh cịn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với tập thể
lớp học. Nhờ việc dạy học theo nhóm mà học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và
khám phá ý tưởng của mình, học sinh phát huy được vai trị, trách nhiệm cá
nhân, vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ
động, tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp
phần vào việc giáo dục tồn diện nhân cách cho học sinh. Ngày nay, khi khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết

hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống khơng có ai là hồn hảo, do đó làm
việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ
sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó cịn tạo ra được niềm
vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu
điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy được những điểm mạnh của
nó.

Dạy học theo nhóm phải được coi là một phương pháp dạy học mang nhiều ưu
việt, mang lại hiệu quả dạy học và giáo dục cao, là phương pháp dạy học mang
tính hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi, khi tiến hành“Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy – học”. Trong q trình
thực hiện chúng tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để
sáng kiến kinh nhiệm của chúng tơi được hồn thiện hơn.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !

Vũ Thị Lụa Nam Thành, ngày 10 tháng 3 năm 2023
NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN
Đồng tác giả

Hoàng Ly Bảo Anh

Lê Thị Thu Hiền 10
Đặng Thị Kim Dung
Đặng Thị Nhung

PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Học sinh tích cực hoạt động nhóm đơi

11

Học sinh hoạt động nhóm 4

12

Học sinh hoạt động tập thể

13

14

Học sinh hoạt động nhóm ngồi lớp học

Học sinh báo cáo kết quả học tập


×