Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giờ học cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.96 KB, 19 trang )

Đà Nẵng, 9/2009
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM
A. LỢI ÍCH CỦA DẠY HỌC THEO NHÓM
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng
dạy đặt HS vào môi trường học tập
tích cực, trong đó học sinh được tổ
chức thành các nhóm một cách thích
hợp. Trong nhóm, học sinh được
khuyến khích thảo luận và hướng dẫn
làm việc hợp tác với nhau.
- Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức, kĩ năng
và kinh nghiệm mà các em đã có.
- Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của
mình. (Tự khẳng định bản thân)
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc chung, kĩ năng giao
tiếp.
- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập, tăng cường sự
đoàn kểt
- Tăng cường tính tích cực trong học tập và phát triển sự sáng tạo
của học sinh.
A. LỢI ÍCH CỦA DẠY HỌC THEO NHÓM
- Nêu chủ đề thảo luận
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời
gian thảo luận và phân công vị trí của các nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và chốt lại kiến thức. Đánh giá
hoạt động học tập của các nhóm
B. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM
C. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG NHÓM


Dạng hoạt động
nhóm
Phù hợp với giảng dạy
của bạn (lí do)
Khó thực hiện
trong giảng
dạy (lý do)
Nhóm cùng
nhiệm vụ
- Dể tổ chức hoạt động,
dễ quản lý, khó bị
"cháy" giáo án;
- Không quá phức tạp
khi soạn giáo án
Dạng hoạt động
nhóm
Phù hợp với giảng dạy
của bạn (lí do)
Khó thực hiện
trong giảng
dạy (lý do)
Nhóm khác
nhiệm vụ
- Đáp ứng các đối tượng
học sinh
- Dễ tổ chức, quản lý
hoạt động
Chuẩn bị giáo
án nhiều hơn so
với nhóm cùng

nhiệm vụ
C. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
Dạng hoạt
động nhóm
Phù hợp với giảng dạy
của bạn (lí do)
Khó thực hiện trong giảng
dạy (lý do)
Nhóm "Đường
vòng"
Chỉ phù hợp với
những bài học cần có
sự phát triển khám
phá
Thường ít được sử dụng
trong các bài giảng thông
thường:
- Khó tổ chức, dễ bị cháy giáo
án nếu quản lý không tốt.
- Chuẩn bị giáo án công phu
C. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
* Các nhóm lớn (5 - 6 học sinh) có những đặc điểm
sau:
- Tạo cho thành viên của nhóm niềm tin lớn về kết
quả làm việc của nhóm vì nhóm đông, có nhiều
khả năng tìm ra câu trả lời đúng.
- Có khả năng hiểu đúng nhiệm vụ.
- Thu hút được nhiều kinh nghiệm.
- Thời gian cần (để giáo viên theo dõi, để các nhóm
trình bày kết quả) ít hơn do số nhóm ít hơn.

- Quá trình ra quyết định chậm hơn do khó đạt
được sự đồng tình trong nhóm, giáo viên khó
khăn trong việc quản lý.
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
* Các nhóm nhỏ (2 - 4 học sinh) có
những đặc điểm sau:
- Có nhiều hoạt động hơn
- Ra quyết định nhanh hơn
- Giáo viên quản lí nhóm dễ dàng hơn
- Giáo viên phải dành thời gian nhiều
hơn cho các nhóm (vì số nhóm nhiều)
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
* Các kiểu nhóm gồm có:
- Nhóm nhiều trình độ (trong nhóm có cả học sinh khá, giỏi, trung
bình, yếu);
- Nhóm cùng trình độ (trong nhóm các em có khả năng học tập
như nhau);
- Nhóm tình bạn;
- Nhóm cùng sở thích;
- Nhóm cùng nhu cầu học tập.
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
Cách chia nhóm Ghi chú khi sử dụng
Gọi số: Giáo viên cho học sinh
điếm từ 1 đến số 6 nhóm thì cho
học sinh đếm từ 1 đến 6 vòng
quanh lớp). Các nhóm được
thành lập bởi các em cùng số
hoặc lập một bộ số từ 1- 6
Nhóm nhiều trình độ.
Hình thành ngẫu nhiên

Chỉ định: Lần lượt đọc tên học sinh
vào từng nhóm
Nhóm nhiều trình độ hay
cùng trình độ
Hình thành có chủ định
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
Cách chia nhóm Ghi chú khi sử dụng
Biểu tượng: Giáo viên phát cho
mỗi học sinh một tấm bìa có vẽ
biểu tượng, học sinh tìm bạn có
cùng biểu tượng họp thành
nhóm
Nhóm nhiều trình độ hay
cùng trình độ
Hình thành ngẫu nhiên
Chọn bạn: Học sinh được phép
chọn bạn lập thành một nhóm
với số người do giáo viên định
trước.
Nhóm tình bạn (cùng trình độ
hay nhiều trình độ)
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
Cách chia nhóm Ghi chú khi sử dụng
Cố định: Chia nhóm cố định và đặt tên
cho mỗi nhóm. Khi có lệnh của giáo
viên, các em tự giác lập thành nhóm.
Nhóm nhiều trình độ
hay cùng trình độ
Hình thành có chủ định
Gần nhau: Chọn học sinh ngồi bàn trước

và bàn sau lập thành một nhóm.
Nhóm nhiều trình độ
Hình thành ngẫu nhiên
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
Phân công nhiệm vụ trong nhóm:
Để giúp nhóm hoạt động hiệu quả, cần làm cho các em trong nhóm
biết và hiểu rõ công việc của mình. Vì vậy phải phân công nhiệm
vụ cho các em.
* Trong nhóm thường có các thành phần:
- Trưởng nhóm: Quản lí, chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động
- Thư kí nhóm: Ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm sau
khi đạt được sự đồng tình của cả nhóm
- Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm
- Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích
cực vào các hoạt động của nhóm
D. TỔ CHỨC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
Muốn cho hoạt động nhóm đạt hiệu quả tốt, cẩn đảm bảo các yêu cầu cơ
bản sau:
- Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của
bản thân, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc chung.
- Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của
nhóm (như phát biểu ý kiến, tranh luận )
- Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích
và nói ra những điều mình suy nghĩ
- Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết định của cả nhóm
- Vai trò của trưởng nhóm, thư ký, báo cáo viên được thực hiện luân
phiên
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho
các nhóm.
- Trong thời gian HS thảo luận, GV quan sát và giúp đỡ các nhóm khi HS

cần
E. CÁC YÊU CẦU ĐỂ NHÓM HOẠT ĐỘNG ĐẠT HIỆU QUẢ
1/ Đánh giá cho điểm cả nhóm: điểm của mỗi cá nhân được nhận
bằng điểm của nhóm.
2/ Đánh giá từng cá nhân: GV theo dõi hoạt động của từng nhóm
và định ra điểm của nhóm, cá nhân căn cứ vào kết quả thực hiện
nhiệm vụ giao cho cá nhân mà đánh giá điểm của mỗi cá nhân trong
nhóm.
3/ Tự đánh giá: mỗi nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm
vụ của nhóm mình và lượng hoá bằng điểm. Mỗi cá nhân tự nhận xét
việc thực hiện nhiệm vụ của mình và căn cứ vào điểm của nhóm mà
xác định điểm của mình. Nhìn chung, điểm của cá nhân không vượt
quá điểm của nhóm.
F. ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC THEO NHÓM
G. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG
DẠY HỌC THEO NHÓM
- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động.
- Người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ
việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục
của mình khi HS gặp khó khăn
- Ngoài những vấn đề mà các thành viên nhóm thảo
luận, tổng kết để báo cáo, GV phải đặt ra thêm các
câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực của nhóm.

H. LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO NHÓM
- Mục tiêu của bài cần cụ thể, có thể đo được và khả thi.
- Chuẩn bị kĩ lưỡng các hoạt động. Bước đầu bạn nên cho học sinh
thực hiện các hoạt động từ dễ đến khó và cho các nhóm làm chung
một nhiệm vụ.

- Chuẩn bị kĩ các câu hỏi, nhất là các câu hỏi mở nhầm khuyến
khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn và học sâu hơn.
- Xác định cụ thể thời gian cho các hoạt động.
- Lựa chọn và chuẩn bị tốt cách chia nhóm phù hợp với lớp.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy và học, đặc biệt là các phương tiện có
liên quan tới hoạt động nhóm (giấy khổ to, băng dính, bút dạ ).
- Sau khi học sinh đã tiếp cận được với cách học tập mới, bạn có
thể nâng cao dần các yêu cầu của nội dung hoạt động và chú trọng
tới các yếu tố khuyến khích khám phá kiến thức mới.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO !

×