Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ TƯỜNG VI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

TOÁN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KẾ TOÁN

Bình Định – 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ TƯỜNG VI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8242301015
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Nhật Minh

Bình Định – 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức


công tác kế toán của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định” là
cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và tài liệu trong đề án là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tất cả những tham
khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ rõ ràng.

Ngày 26 tháng 10 năm 2023
Tác giả

Dương Thị Tường Vi

LỜI CẢM ƠN

Em đã hoàn thành đề án tốt nghiệp kéo dài mười tháng không chỉ bằng
những nỗ lực và sự cố gắng của bản thân mà phần lớn còn nhờ đến sự quan tâm
giúp đỡ tận tình của các chuyên gia trong bài phỏng vấn và các cá nhân trong
bài trả lời khảo sát cũng như quý thầy cô giáo trường Đại học Quy Nhơn.

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh
tế và Kế tốn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian em học
tập và thực hiện đề án tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên TS. Đào Nhật Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ em thực
hiện đề án này.

Xin cảm ơn các chuyên gia đã tiếp nhận và trả lời phỏng vấn. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân đã nhiệt tình trả lời bài khảo sát về kinh
nghiệm thực tế, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể sưu tầm tài liệu, số liệu
phục vụ cho việc thực hiện đề án tốt nghiệp.

Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè
đã ln bên cạnh, động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề án. Dù đã rất

cố gắng, tuy nhiên đề án tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong thầy cơ nhận xét để đề án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên ćưu ....................................................... 1
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .............................................................. 2

3. Mục tiêu nghiên ćưu đề tài...................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 3


6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 4

7. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................... 5

1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 5

1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................... 8

1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của
đề tài ................................................................................................................ 13

1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu................................................ 13

1.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................ 17

2.1. Tổng quan về tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp .............................................................................................................. 17

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính
sự nghiệp ................................................................................................... 17

2.1.2. Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
................................................................................................................... 19

2.1.2.1. Khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn…………………………… 19
2.1.2.2. Mơ hình tổ chức cơng tác kế toán……………………………... 19
2.1.3. Yêu cầu của tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp........................................................................................................ 22
2.1.4. Ngun tắc của tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp........................................................................................................ 23
2.1.5. Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp........................................................................................................ 24
2.1.6. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
................................................................................................................... 25
2.1.6.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán…………………………….. 26
2.1.6.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán…………………. 27
2.1.6.3. Tổ chức vân dụng hệ thống sổ kế tốn và hình thức kế tốn..… 27
2.1.6.4. Tổ chức lập và nộp báo cáo kế tốn………………………...…. 28
2.1.6.5. Tổ chức cơng tác kiểm tra kế toán…………………………….. 29
2.1.6.6. Tổ chức bộ máy kế toán……………………………………….. 30
2.1.6.7. Tổ chức trang bị các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật………... 30
2.1.6.8. Tổ chức kiểm kê tài sản……………………………………….. 31
2.1.6.9. Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán…………………….. 32
2.2. Lý thuyết nền...................................................................................... 32
2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Information asymmetry) .......... 32
2.2.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)................................................ 34
2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) .......................... 35
2.2.4. Lý thuyết lợi ích xã hội (Public interest theory)............................. 36
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn của UBND các
cấp ................................................................................................................... 36
2.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy ............................................................ 36
2.3.2. Nguồn nhân lực kế toán .................................................................. 37
2.3.3. Ban lãnh đạo ................................................................................... 38


2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................... 39
2.3.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ .............................................................. 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 42
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ............................ 42
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 42
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính……………. 42
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.……. 43
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 44
3.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 45
3.2.1. Xây dựng thang đo.......................................................................... 45
3.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo………………………………… 45
3.2.1.2. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu………………..... 45
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 45
3.2.3. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46
3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu………………………………………... 46
3.2.3.2. Cỡ mẫu……………………………………………………...…. 47
3.2.4. Đối tượng và phạm vi khảo sát ....................................................... 48
3.2.5. Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................... 48
3.3. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo ....................... 48
3.4. Phân tích dữ liệu................................................................................. 51
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.......... 51
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................... 52
3.4.3. Phân tích hồi quy đa biến................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 57
4.1. Giới thiệu sơ lược về Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 57
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng.......................................................... 61
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu ....................................................................... 61


4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................... 62
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................. 63
4.2.3.1. Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập…………………...…. 63
4.2.3.2. Phân tích nhân tố cho các yếu tố phụ thuộc………………...…. 64
4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến ……………………………………….. 65
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu.............................................................. 66
4.3.1. Bàn luận kết quả thống kê mơ tả mẫu khảo sát biến định tính ....... 66
4.3.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng ........................................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................. 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................... 72
5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 72
5.2. Một số hàm ý chính sách nâng cao tổ chức cơng tác kế tốn của Ủy ban
nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định ................................................ 73
5.2.1. Hàm ý chính sách về Hệ thống văn bản pháp quy.......................... 74
5.2.2. Hàm ý chính sách về Ban Lãnh đạo ............................................... 74
5.2.3. Hàm ý chính sách về hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin....... 75
5.2.4. Hàm ý chính sách về nguồn nhân lực kế toán ................................ 76
5.2.5. Hàm ý chính sách về hệ thống kiểm sốt nội bộ ............................ 77
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 78
5.3.1. Hạn chế của đề án bên cạnh đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn,
đề án này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: .................................. 78
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.............................................................................. 81
KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………………….... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Giải thích
BCQT Báo cáo quyết toán
BCTC Báo cáo Tài chính
BLD Ban Lãnh đạo
BTC Bộ Tài chính
CFA The Chartered Financial Analyst
CP Chính Phủ
CNTT Công nghệ thông tin
EFA Exploratory Factor Analysis
EU European Union
HĐND Hội đồng nhân dân
IPSAS International Public Sector Accounting Standard
KSNB Kiểm soát nội bộ
NĐ Nghị định
NLKT Nguồn nhân lực kế toán
QĐ Quyết định
QH Quốc Hội
SEM Search Engine Marketing
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCCTKT Tổ chức cơng tác kế tốn
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
VAS Valued Added Service
VPPQ Văn bản pháp quy

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT Tên bảng
Sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu
Bảng 3.1
Mơ hình nghiên cứu của đề án
Bảng 4.1
Bảng 4.2 Mã hóa thang đo và biến quan sát của nhân tố phụ thuộc và các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn

Tổng hợp thống kê mô tả mẫu

Tổng hợp thang đo của từng nhân tố đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA

STT DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1
Hình 2.2 Tên hình
Sơ đồ tổ chức kế toán tập trung
Sơ đồ tổ chức kế toán phân tán

1

MỞ ĐẦU
1. Tính ćâp thiết c̉ua đề tài nghiên ćưu

Trong những năm qua, cùng với quá trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế
giới, bằng việc áp dụng chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ quốc tế, gia
nhập các tổ chức kinh tế thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam đã ngày càng khẳng định
vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam tồn tại nhiều
chế độ kế toán theo đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động, cùng là kế toán ngân
sách nhưng cấu trúc của các chế độ kế toán lại khác nhau, mỗi chế độ kế tốn

được thiết lập phục vụ cho mục đích quản lý riêng, số liệu được tổng hợp từ cơ
quan tài chính qua các nguồn thơng tin khác nhau thường khơng thống nhất.

Với hai luật lớn là Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế tốn vừa sửa đổi
đã kéo theo u cầu, địi hỏi tất yếu phải đổi mới các chế độ kế toán. Đồng thời,
việc thành lập tổng kế toán nhà nước ở Việt Nam và yêu cầu về lập báo cáo tài
chính chính phủ được quy định mới trong Luật Kế toán 2015, quy định cụ thể
trong Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 về báo cáo tài chính chính
phủ đã làm gia tăng áp lực và nhu cầu bức thiết phải xây dựng một bộ chuẩn mực
kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam.

Ngoài việc đẩy mạnh xây dựng một bộ chuẩn mực kế toán thống nhất, hệ
thống chế độ kế tốn Việt Nam cũng khơng ngừng được cải thiện, góp phần quan
trọng trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, tạo nền tảng để chuẩn hóa
hoạt động kế tốn nhà nước, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Nhu cầu về
tổ chức công tác kế tốn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải chính xác,
đầy đủ là vơ cùng cấp thiết. Khơng nằm ngồi tình hình chung của cả nước, cơng
tác kế toán của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay
vẫn cịn tồn tại những trở ngại, thách thức trong việc vận dụng công tác kế tốn
vào thực tiễn hoạt động. Tổ chức cơng tác kế toán của UBND các cấp trên địa
bàn tỉnh Bình Định là một vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo chức năng thơng
tin và kiểm sốt của kế tốn, nâng cao tính hữu ích của thơng tin trên báo cáo tài

2

chính, giúp các UBND đưa ra các quyết định phù hợp. Theo thực tế hiện nay,
những đổi mới về chính sách và cơ chế tài chính trong hoạt động lĩnh vực kế
tốn tại UBND các cấp là một vấn đề hết sức phức tạp và mới mẻ, khơng chỉ có
tác động mạnh đến UBND các cấp và hệ thống chính trị, mà cịn ảnh hưởng rất
nhiều mặt đối với cả nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Do đó, nghiên cứu về các

nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn
tỉnh Bình Định là sự cần thiết về mặt thực tiễn.

Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của các vấn đề trên, nhận thấy được
ý nghĩa thực tiễn và lý thuyết trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tổ chức công tác kế toán của UBND các cấp trong giai đoạn hiện nay để vận
dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra các hàm ý chính sách để hồn thiện hơn về tổ
chức cơng tác kế toán của UBND các cấp trong giai đoạn sắp tới, tôi đã quyết
định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn của
UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài đề án của mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Đề án đã hệ thống lại những cơ sở lý luận liên quan đến tổ chức cơng tác
kế tốn của UBND các cấp đặc biệt chú trọng đến vấn đề tổ chức cơng tác kế
tốn đơn vị hành chính sự nghiệp phải phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính.

Các nghiên cứu trong nước trước đây có liên quan đến tổ chức cơng tác
kế tốn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là nghiên cứu ở một ngành
nghề hay lĩnh vực cụ thể nào đó ví dụ như lĩnh vực y tế và giáo dục, … khơng
mang tính đại diện cho việc tổ chức cơng tác kế tốn ở các đơn vị hành chính
sự nghiệp nói chung. Mặt khác tác giả cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở
Bình Định nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn
của UBND các cấp. Cũng như trong bối cảnh pháp lý về kế toán đơn vị hành
chính sự nghiệp đang có nhiều thay đổi như hiện nay, thông qua kết quả khảo
sát đề án đã nêu ra được những thực trạng của tổ chức công tác kế tốn của
UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đó đề xuất một số giải pháp để

3

hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình

Định.

Căn cứ vào nội dung và kết quả khảo sát thu thập được, tác giả nêu lên
thực trạng tổ chức công tác kế toán của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình
Định, nhận diện được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại để đưa ra các đề
xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế tốn của UBND các
cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Mục tiêu nghiên ćưu đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tổ chức cơng tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài lần lượt thực hiện những
mục tiêu cụ thể đó là:

Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế
tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn
của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính
sách nâng cao tổ chức cơng tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
công tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Phạm vi nghiên cứu là UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai
đoạn 2022-2023
5. Phương pháp nghiên cứu


Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp
hỗn hợp. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện dựa vào các lý thuyết nền kết hợp
với việc tham khảo những nghiên cứu trước xoay quanh về việc xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn của các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Dựa vào đó, tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu và các giả

4

thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán
của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tiếp theo, tác giả dự kiến thu
thập khoảng 140 bảng trả lời khảo sát, đối tượng tham gia khảo sát là các trưởng
phịng tài chính, kế tốn trưởng và các nhân viên kế toán của UBND các cấp
trên địa bàn Tỉnh Bình Định (phương pháp lấy mẫu theo sự thuận tiện) để kiểm
định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích
hồi quy đa biến. Q trình xử lý dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS
22.0
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Ý nghĩa lý thuyết: Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết nền và các
nghiên cứu liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế tốn
của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu hữu
ích trong nghiên cứu về tổ chức kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu điều tra, phân tích, đánh giá các nhân tố
tác động tới tổ chức cơng tác kế tốn của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình
Định, từ đó đề xuất các hàm ý chính để xây dựng định hướng giúp việc tổ chức
cơng tác kế tốn tại các đơn vị này thành công.
7. Kết cấu của đề tài


Ngồi phần mở đầu, nội dung chính của đề án được trình bày trong 5
chương như sau:

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Earl R. Wilson, Leo E.Hay và Suán C.kattclus (2001), “Accounting for
Governmental and Nonprofit Entities” (Kế toán nhà nước và các tổ chức phi
lợi nhuận). Quyển sách được sắp xếp khoa học thành 3 phần: nhà nước và chính
quyền địa phương, trách nhiệm giải trình đối với các quỹ công cộng và tổ chức
phi lợi nhuận. Các nội dung bao gồm các nguyên tắc chung được chấp nhận,
hướng dẫn cách thức ghi nhận các nghiệp vụ phát sính, cách thức lập báo cáo
tình hình tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích hoạt động về
lĩnh vực tổ chức kế toán của một số đơn vị sự nghiệp đặc thù như: kế toán cao
đẳng/đại học, tổ chức y tế và phúc lợi, các đơn vị lực lượng vũ trang …

Ouda Hassan (2004). “Basic requirements model for successful
implementation of accrual accounting in the public sector” (Mơ hình u cầu
cơ bản để thực hiện thành cơng của kế tốn dồn tích trong khu vực công). Bài
viết đã thực hiện xây dựng mơ hình u cầu cơ bản để thực hiện thành cơng kế
tốn dồn tích trong khu vực cơng. Mục đích chính của mơ hình này là xác định

các u cầu cơ bản cần có nếu quốc gia quyết định thực hiện kế tốn dồn tích
tại khu vực. Ngồi ra, nghiên cứu cịn thảo luận về việc liệu mơ hình này có thể
được sử dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển hay khơng hoặc cần
có các u cầu cơ bản bổ sung cần thiết cho việc thực hiện kế tốn dồn tích
trong khu vực cơng của các nước đang phát triển. Các nhân tố ảnh hưởng đến
kế tốn cơng trong nghiên cứu bao gồm: quản lý sự thay đổi, sự hỗ trợ chính
trị, sự hỗ trợ về học thuật trong lĩnh vực kế toán, chiến lược truyền thông, sẵn
sang để thay đổi, tư vấn và phối hợp với cơ quan chính quyền và thực hiện các
vấn đề kế tốn cụ thể, ngân sách và các chi phí thực hiện, cần thiết phải tính
tốn hoạch định nguồn ngân sách cho tồn bộ q trình chuyển đổi, khả năng
cơng nghệ thơng tin, sự tài trợ chính của quốc tế. Tác giả cho rằng việc thực
hiện chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích sẽ giúp

6

nâng cao trách nhiệm giải trình thơng tin, cung cấp báo cáo tài chính hữu hiệu,
trung thực và hợp lý.

Tabachnick, BG, & Fidell, LS (2007), “Using Multivariate Statistics (5th
ed.)” (Sử dụng thống kê đa biến (tái bản lần thứ 5)). Mục đích nghiên cứu của
chúng tơi là xác nhận phiên bản tiếng Ả Rập của kho chiến lược đối phó của
các mơn thể thao cạnh tranh (ISCCS) bằng cách sử dụng phân tích nhân tố. Sau
những phân tích quan trọng về các phiên bản thể thao thích nghi, Gaudreau và
Blondin (2002) đã đề xuất bảng câu hỏi ISCCS để đo lường các chiến lược đối
phó trong lĩnh vực thể thao cạnh tranh (André & Laurencelle, 2010). ISCCS
xác định mười chiến lược đối phó được chia thành hai chiều: đối phó theo định
hướng nhiệm vụ và đối phó theo định hướng cảm xúc. 419 vận động viên (273
nam và 146 nữ; tuổi 16,79 ± 3,82 tuổi, từ 14 đến 34) trong các cuộc thi cá nhân
và đồng đội khác nhau, đã tình nguyện tham gia nghiên cứu. Dữ liệu được thu
thập và phân tích về độ tin cậy và độ giá trị bằng phương pháp kiểm tra lại, độ

tin cậy, phân tích tương quan và phân tích nhân tố khẳng định. Phân tích thống
kê được thực hiện với SPSS phiên bản 22.0.0 của IBM AMOS. Các phân tích
nhân tố khẳng định cho thấy sự điều chỉnh tốt đối với các mơ hình đối phó theo
định hướng nhiệm vụ (chi-square 359,35, CFI: 0,92; TLI: 0,91; GFI: 0,93;
RMSEA: 0,040 và p value p

Ehsan Rayegan, Mchdi Pảveizi, Kẩmn Nazari và mótafa Emami (2012),
“Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards”
(Kế tốn cơng: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn). Tổng hợp
các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị cơng lập, trong đó bao gồm
cơng tác tổ chức kế toán dựa tren hai nguyên tắc là kế tốn tiền mặt và kế tốn
dồn tích. Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm
trong việc giải trình thực hiện cơng tác kế tốn liên quan đến nghĩa vụ kinh tế
và chính trị. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề cặp đến vai trị, trách nhiệm của
Chính phủ đối với cơng tác kế tốn. Nghiên cứu đề cập đến mục đích của kế
tốn cơng là bảo vệ kho bạc và tài sản cơng, đo lường và truyền đạt chính xác

7

tình trạng tài chính của chính phủ để thể hiện trách nhiệm tài chính và tạo điều
kiện cho việc ra quyết định. Bài viết nêu những đặc điểm độc đáo của chính
phủ là nguồn chính của sự khác biệt giữa kế tốn chính phủ và thương mại, báo
cáo tồn chính phủ, chương trình đổi mới cơng tác quản lý tài chính cơng và
vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Nghiên cứu đưa ra đề xuất nhằm mục
đích thúc đẩy trách nhiệm tài chính của chính phủ.

Lasse Oulasvirta and Stephen J. Bailey (2016). “Evolution of EU public
sector financial accounting standardization: critical events that opened the
window for attempted policy change” (Sự phát triển của tiêu chuẩn hóa kế tốn
tài chính khu vực cơng của EU: các sự kiện quan trọng mở ra cơ hội cho nỗ lực

thay đổi chính sách). Bài báo này phân tích việc thiết lập cho sự thay đổi chính
sách của EU liên quan đến hài hịa kế tốn khu vực cơng. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính để xác định nguyên nhân khiến cơ hội mở
ra, tại sao nó lại dẫn đến đề xuất bắt buộc chuẩn hóa kế tốn khu vực công quốc
tế không được EU thông qua. Nghiên cứu kết luận rằng kế tốn dồn tích hài
hịa có thể chỉ là một công cụ phụ trong quản lý tài chính của EU và mục đích
chính là nhằm ngăn chặn chính phủ vận hành tài chính cơng theo cơ cấu không
cân đối.

Oraphan Nakmahachalasint and Kanogporn Narktabtee (2019).
“Implementation of accrual accounting in Thailand’s central government”
(Thực hiện kế tốn dồn tích trong chính phủ trung ương của Thái Lan). Bài báo
này đánh giá kết quả của việc thực hiện kế tốn dồn tích trong chính phủ trung
ương của Thái Lan. Một khung khái niệm mới đã được sử dụng để nghiên cứu
các rào cản chuyển đổi và ảnh hưởng của việc thực hiện kế tốn dồn tích trong
chính phủ trung ương của Thái Lan. Những rào cản đáng kể đối với việc chuyển
đổi sang kế tốn dồn tích bao gồm thiếu các biện pháp khuyến khích, văn hóa
quản lý, thiếu sự hướng dẫn kế tốn và khơng hiểu được thơng tin dồn tích. Các
kết quả trong bài báo này có thể được áp dụng cho các quốc gia khác về đánh
giá kết quả hoặc lập kế hoạch các quá trình chuyển đổi.

8

1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Hoàng Lê Un Thảo (2012), “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại

Trường Cao đẳng Cơng nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung”, luận văn thạc
sĩ, trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn trình bày nội dung cơng tác tổ chức hạch
toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp. Trong đó cần chú ý đến vấn đề tổ chức
cơng tác kế tốn phải phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự

nghiệp. Luận văn cũng phân tích thực trạng cơng tác tổ chức kế tốn tại Trường
Cao đẳng Cơng nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung một cách có hệ thống.
Trên cơ sở đó, đánh giá và xem xét các nguyên nhân chủ quan và khách quan
của những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục
hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại trường trong thời gian tới. Tác giả đã sử
dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy logic, so sánh, đối chiếu, phỏng
vấn … để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Nghiên cứu trình bày
thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế
và Thủy lợi Miền Trung, từ đó đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được và
những tồn tại, yếu kém về tổ chức cơng tác kế tốn cần phải hồn thiện đó là:
Việc vận dụng hệ thống sổ sách, tài khoản kế tốn và báo cáo tài chính; Cơng
tác kiểm tra kế tốn; Ứng dụng CNTT trong cơng tác kế tốn; Tổ chức bộ máy
kế toán. Tác giả đã đưa ra các kiến nghị và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ
chức cơng tác kế tốn tại trường, nhằm khắc phục những vấn đề cịn tồn tại
trong cơng tác kế tốn tài chính trong thời gian qua, để sử dụng hiệu quả nguồn
thu và sử dụng tiết kiệm các khoản chi, tăng thu nhập cho công chức viên chức
của trường.

Lâm Thị Thảo Trang (2013), “Hồn thiện nội dung tổ chức cơng tác kế
tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Luận
văn đánh giá thực trạng và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc
gia TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tác giả chủ yếu sử

9

dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài, bao gồm tra cứu tài liệu,
phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp hệ thống, phương pháp phân
tích – tổng hợp để giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận, ngoài ra còn sử dụng

phương pháp định lượng, khảo sát, thống kê số liệu thu thập được, từ đó đánh
giá thực trạng để đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
để hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại
học thuộc đại học quốc gia TP.HCM. Tác giả đề cập một số vấn đề cịn hạn chế
trong cơng tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học
quốc gia TP.HCM là: Cơ chế quản lý tài chính; Việc vận dụng chế độ kế tốn
và các quy định pháp lý có liên quan; Việc áp dụng chuẩn mực kế tốn cơng và
chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp; Tổ chức bộ máy kế tốn; Hệ thống CNTT;
Cơng tác kiểm tra kế tốn, kiểm soát nội bộ.

Lương Thị Hồng Hoa (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức cơng tác kế tốn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học công nghệ TP. HCM. Luận văn
tập trung xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ chức
cơng tác kế tốn qua kỹ thuật phân tích nhân tố trên dữ liệu thu thập được từ
160 kế toán. Tác giả sử dụng phương pháp định tính cho nghiên cứu sơ bộ và
phương pháp định lượng cho nghiên cứu chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tổ chức cơng tác kế tốn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại
TP.HCM được tác giả nêu ra trong bài bao gồm 8 yếu tố như sau: tổ chức bộ
máy kế tốn, ứng dụng CNTT trong cơng tác kế toán, hệ thống kiểm tra kế toán,
hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo kế
toán, hệ thống sổ sách kế toán và vận dụng chính sách kế tốn đều có ảnh hưởng
đến hiệu quả của tổ chức cơng tác kế tốn. Kết quả cho thấy 2 nhân tố ảnh
hưởng mạnh nhất đến hiệu quả tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức bộ máy kế
tốn và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn. Từ kết quả nghiên
cứu tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức cơng tác
kế tốn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp tại TP.HCM.



×