Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ KIẾN PHÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ KIẾN PHÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
()

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và thật sự nghiêm túc của bản
thân. Các kết quả được trình bày trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu và phân tích
một cách trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của tỉnh Vĩnh Long và chưa
từng được công bố trong bất kỳ các nghiên cứu nào trước đây. Những nội dung
được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi
nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018
Tác giả

VŨ KIẾN PHÚC


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

4

5. Đóng góp của đề tài

4

6. Kết cấu của đề tài

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

1.1.Các công trình nghiên cứu được công bố tại nước ngoài

6

1.2. Các công trình nghiên cứu được công bố trong nước

11

1.3.Khe hổng nghiên cứu

15

1.3.1. Đóng góp của các nghiên cứu trước

15

1.3.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước

16

1.3.3. Định hướng của nghiên cứu này

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

19

2.1.Tổng quan về đơn vị sự nghiệp GDCL

19

2.1.1.Khái niệm về đơn vị sự nghiệp GDCL

19

2.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp GDCL

19

2.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp GDCL

20


2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp GDCL
2.2. Tổng quan về TCCTKT

20
22

2.2.1. Các quan điểm về TCCTKT


22

2.2.2. Yêu cầu đối với TCCTKT

23

2.2.3. Nguyên tắc cần tuân thủ trong TCCTKT

24

2.2.4. Nội dung của công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp GDCL

24

2.2.5. Tiêu chí đánh giá TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long
2.3. Lý thuyết nền

29
31

2.3.1. Lý thuyết đại diện

31

2.3.2. Lý thuyết hành vi quản lý

33


2.3.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

34

2.3.4. Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật

35

2.4. Các nhân tố giả định sẽ tác động đến TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp
GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

36

2.5. Tổng kết các nhân tố giả định sẽ tác động đến TCCTKT tại các đơn vị sự
nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ cơ sở lý thuyết

42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

44

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

45

3.1.Khung nghiên cứu chung của luận văn

45


3.2. Phương pháp nghiên cứu

48

3.2.1. Xác định phương pháp nghiên cứu

48

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

49

3.2.3. Biện luận sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu

49

3.3. Nghiên cứu định tính

51

3.4. Nghiên cứu định lượng

53

3.4.1. Nội dung nghiên cứu định lượng

53

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu


56

3.4.3. Xây dựng thang đo

56


3.4.4. Mô hình nghiên cứu

62

3.4.5. Chọn mẫu nghiên cứu

63

3.4.6. Thiết kế bảng câu hỏi

65

3.4.7. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu

66

3.4.8. Công cụ và quy trình phân tích dữ liệu

66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

71


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

72

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính

72

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

72

4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

72

4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo

73

4.2.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA

74

4.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

74

4.2.5.Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình

cấu trúc tuyến tính (SEM)

77

4.3. Thực trạng TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long

94

4.3.1. Cơ sở kế toán áp dụng

94

4.3.2. Tổ chức hệ thống CTKT

94

4.3.3. Tổ chức hệ thống TKKT

95

4.3.4. Tổ chức hệ thống SSKT

95

4.3.5. Tổ chức hệ thống BCTC

96

4.3.6. Tổ chức KTKT


96

4.3.7. Tổ chức KKTS, bảo quản và lưu trữ TLKT

96

4.3.8. Tổ chức BMKT

97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

98

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

99

5.1. Kết luận và hàm ý chính sách
5.2. Đóng góp của nghiên cứu

99
106


5.3.Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


107


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ gốc

Từ viết tắt

Từ gốc

BCKT

Báo cáo kế toán

KTNB

Kiểm toán nội bộ

BCTC

Báo cáo tài chính

KTKT

Kiểm tra kế toán

BCQT


Báo cáo quyết toán

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

BMKT

Bộ máy kế toán

KTTC

Kế toán tài chính

BTC

Bộ Tài chính

KTV

Kế toán viên

CĐKT

Chế độ kế toán

KVC

Khu vực công


CMKT

Chuẩn mực kế toán

NSĐP

Ngân sách địa phương

CNTT

Công nghệ thông tin

NSNN

Ngân sách Nhà nước

CSYT

Cơ sở y tế

NTKT

Nguyên tắc kế toán

CTKT

Chứng từ kế toán

PMKT


Phần mềm kế toán

Doanh nghiệp

PPKT

Phương pháp kế toán

DN
ĐHCL

Đại học công lập

SL

GDCL

Giáo dục công lập

SNCL

Sự nghiệp công lập

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

SSKT


Sổ sách kế toán

GDTX

Giáo dục thường xuyên

STT

Số lượng

Số thứ tự
Tổ chức công tác kế

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HTKT

Hình thức kế toán

TCCTKT

toán

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

Hệ thống thông tin kế
HTTTKT toán
KKTS

Kiểm kê tài sản

TKKT

Tài khoản kế toán

KSNB

Kiểm soát nội bộ

TLKT

Tài liệu kế toán

KTC

Kế toán công

VBPQ

Văn bản pháp quy



DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

TÊN

TRANG

2.01

Tổng kết các nhân tố tác động đến TCCTKT từ Cơ sở lý thuyết

43

3.01

Cấp độ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu định lượng

57

3.02

Số lượng phần tử thu thập theo phương pháp định mức

64

4.01

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCCT với các nhân tố (lần 1)


78

4.02

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCCT với các nhân tố (lần 2)

78

4.03

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

79

4.04

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCTK với các nhân tố (lần 1)

80

4.05

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCTK với các nhân tố (lần 2)

80

4.06

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500


81

4.07

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCSS với các nhân tố (lần 1)

82

4.08

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCSS với các nhân tố (lần 2)

82

4.09

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

83

4.10

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCBC với các nhân tố (lần 1)

84

4.11

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCBC với các nhân tố (lần 2)


84

4.12

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

85

4.13

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCKK với các nhân tố (lần 1)

86

4.14

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCKK với các nhân tố (lần 2)

86

4.15

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

87

4.16

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCBM với các nhân tố (lần 1)


88

4.17

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCBM với các nhân tố (lần 2)

88

4.18

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

89

4.19

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCCTKTvới các nhân tố

90

4.20

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1.500

91

4.21

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết giữa TCCTKT với các nhân tố


91


DANH MỤC HÌNH VẼ

HÌNH

TÊN

TRANG

3.01

Khung nghiên cứu chung của luận văn

46

3.02

Nội dung nghiên cứu hỗn hợp khám phá

51

3.03

Mô hình nghiên cứu đề nghị của luận văn

62

4.01


Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA cho biến độc lập

76

4.02

Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA cho biến phụ thuộc

77

4.03

Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

90


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

TÊN

1.01

Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước

3.01


Danh sách chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi

3.02

Dàn bài thảo luận

3.03

Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

3.04

Thang đo TCCTKT

3.05

Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT

3.06

Bảng hỏi chi tiết

4.01

Kết quả nghiên cứu định tính

4.02

Danh sách các đáp viên


4.03

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (lần 1)

4.04

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (lần 2)

4.05

Kết quả EFA cho các biến độc lập

4.06

Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc

4.07

Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu

4.08

Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố

4.09

Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa

4.10


Đánh giá giá trị phân biệt

4.11

Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố

4.12

Ma trận tương quan giữa các khái niệm

4.13

Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu

4.14

Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố

4.15

Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa

4.16

Đánh giá giá trị phân biệt

4.17

Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố


4.18

Ma trận tương quan giữa các khái niệm

4.19

Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCCT và các
nhân tố (lần 1)


4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30

Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCCT và các
nhân tố (lần 2)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCTK và các
nhân tố (lần 1)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCTK và các
nhân tố (lần 2)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCSS và các
nhân tố (lần 1)

Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCSS và các
nhân tố (lần 2)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCBC và các
nhân tố (lần 1)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCBC và các
nhân tố (lần 2)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCKK và các
nhân tố (lần 1)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCKK và các
nhân tố (lần 2)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCBM và các
nhân tố (lần 1)
Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản giữa TCBM và các
nhân tố (lần 2)


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Để tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao tính minh bạch thông tin, trách nhiệm
giải trình và sử dụng nguồn tài chính đạt hiệu quả, các đơn vị, tổ chức có thể sử dụng
nhiều loại công cụ khác nhau, trong đó kế toán được đánh giá là công cụ hữu hiệu
nhất (Bùi Thị Yến Linh, 2014; Nguyễn Thị Hải Ly, 2016). Chức năng của kế toán
giữ một vai trò quan trọng (Arnaboldi và cộng sự, 2015) trong chu trình ngân sách
trong các tổ chức khu vực công (KVC) (Henley và cộng sự, 1992), đồng thời, giúp
nâng cao trách nhiệm giải trình, tính hữu hiệu và hiệu quả của các đơn vị thuộc KVC
(Hoque và Moll, 2001) và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định (Agasisti và cộng
sự, 2008). Tuy nhiên, thông tin do kế toán cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu của các
cơ quan quản lý và người sử dụng thông tin hay không phụ thuộc vào mức độ hợp lý;

khoa học trong tổ chức công tác kế toán (TCCTKT) (Phan Thị Thu Mai, 2011; Ma
Thị Hường, 2015; Nguyễn Thị Hải Ly, 2016). Vì TCCTKT khoa học trong các đơn
vị SNCL sẽ đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin kinh tế, tài
chính của đơn vị; ghi chép, theo dõi, phản ánh, giám sát chặt chẽ các loại tài sản,
nguồn kinh phí của đơn vị; giúp bộ máy kế toán (BMKT) hoạt động hiệu quả (Nguyễn
Thị Hải Ly, 2016). Do đó, TCCTKT hợp lý, khoa học trong các đơn vị SNCL là một
hoạt động đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả trong quá trình quản lý (Nguyễn
Đức Quý, 2017; Bùi Phương Nhung, 2016).
Là một tỉnh thuộc miền nam Việt Nam, Vĩnh Long là địa phương có các tuyến
giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long
và cả nước, tạo vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả
vùng. Theo Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân của tỉnh về việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương,
ổn định giai đoạn 2017 - 2020, 50% số thu dự toán xổ số kiến thiết để đầu tư cho lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế; 10% để chi sửa chữa, nâng cấp các công
trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế…dù ngân sách địa phương (NSĐP) dành cho đầu
tư vào giáo dục ngày càng lớn (Nguyễn Thị Hằng, 2017) nhưng công tác kế toán tại


2

các đơn vị SNCL hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập (Dương Hồng Cúc và Lê
Đoàn Minh Đức, 2018). Theo Báo cáo số 1218/BC-SGDĐT của Sở Giáo dục tỉnh
Vĩnh Long về tổng kết năm học 2016-2017, công tác quản lý và công tác kế toán tại
một số đơn vị vẫn tồn tại nhiều hạn chế như công tác quản lý tài chính và công tác tự
kiểm tra tài chính chưa được thực hiện theo đúng quy định; xây dựng quy chế chi tiêu
nội bộ còn sử dụng căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực; một vài nội dung chi không phù
hợp với quy định hiện hành; kế toán viên (KTV) tại một số đơn vị không thực hiện
tốt chức trách nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xác minh
tính chính xác, trung thực của chứng từ kế toán (CTKT) trước khi trình thủ trưởng

phê duyệt. Từ đó, một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này được đề xuất như
KTV cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong thực
hiện nhiệm vụ; người đứng đầu đơn vị cần có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời
đối với những công việc có liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị,…Các giải pháp
được cơ quan quản lý đưa ra chỉ mang tính khắc phục cho những hạn chế, sai phạm
đã xảy ra chứ mang tính chất ngăn ngừa cho những rủi ro có thể xảy ra tại đơn vị.
Nhất là khi tình trạng lạm dụng, tham nhũng tài sản công và các hoạt động gian lận
trong các đơn vị sự nghiệp ngày càng tinh vi, nghiêm trọng và phức tạp, gây ra những
tổn thất nặng nề đến nguồn lực của Nhà nước (Lê Thị Cẩm Hồng, 2014), gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chung của công chúng (Lüder Klaus, 1992). Vì
vậy, để các giải pháp đề xuất đối với công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
GDCL tại địa phương này phát huy hiệu quả thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến TCCTKT là một nội dung cần được xem xét. Vì thông qua việc tìm hiểu,
khám phá các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến TCCTKT,
nhà quản lý sẽ nhận thức được nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến TCCTKT, từ
đó, đưa ra những giải pháp phù hợp với nguồn lực hiện có tại đơn vị để điều tiết các
nhân tố đó. Do đó, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các đơn vị
sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” là một nội dung cần thiết thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu


3

❖ Mục tiêu tổng quát: nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (GDCL) trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
❖ Mục tiêu cụ thể:
Một là, xác định các nhân tố tác động đến TCCTKT trong các đơn vị sự
nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Hai là, đo lường các nhân tố tác động đến TCCTKT trong các đơn vị sự
nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định
như sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến TCCTKT tại các đơn vị sự
nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long?
Câu hỏi 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến TCCTKT tại các
đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến
TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung vào nội dung công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp GDCL bao gồm Tổ chức hệ thống CTKT; Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
(TKKT); Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán (SSKT); Tổ chức hệ thống báo cáo tài
chính (BCTC); Tổ chức kiểm kê tài sản (KKTS), bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán
(TLKT); Tổ chức BMKT. Đối với Tổ chức hệ thống BCTC, luận văn tập trung
nghiên cứu hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán (BCQT).


4

Hiện tại, các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được
tài trợ từ nguồn ngân sách khác nhau dẫn đến có sự khác nhau về cơ chế tài chính.
Do đó, luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu các đơn vị sự nghiệp GDCL sử dụng NSĐP.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu mà luận văn đề ra, tác giả sử dụng phương pháp
thiết kế khám phá.
5. Đóng góp của đề tài

Luận văn đã có những đóng góp như sau:
- Về khía cạnh lý thuyết:
Đề tài góp phần xác định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL nói chung, các nhân tố ảnh hưởng đến
TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Kết
quả này cũng là một căn cứ để những nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực có thể tham khảo
thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, kết quả của luận văn còn giúp khẳng
định kết quả của các nghiên cứu được công bố trước đó.
- Về khía cạnh ứng dụng:
Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị giúp xác định và điều tiết các nhân tố góp
phần hoàn thiện TCCTKT tại các đơn vị sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
6. Kết cấu của đề tài
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Phần mở đầu: trình bày thực trạng và vai trò của TCCTKT đối với sự tồn tại
và phát triển của đơn vị sự nghiệp GDCL. Dựa trên nền tảng này, vấn đề nghiên cứu
được xác định. Đồng thời, thông qua trình bày các hạn chế của các nghiên cứu được
công bố trước đó, tác giả tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu
và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.


5

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: chương này trình bày các nghiên
cứu có liên quan đến công tác kế toán tại các đơn vị thuộc KVC được công bố trong
nước và tại nước ngoài. Thông qua đó, tác giả tiến hành đánh giá những thành quả
đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại của những nghiên cứu trước đó nhằm tạo
cơ sở vững chắc cho việc xác định khe hổng nghiên cứu; sự cần thiết của vấn đề
nghiên cứu lẫn sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: những khái niệm cốt yếu và cơ sở lý thuyết có liên

quan đến vấn đề nghiên cứu được trình bày trong chương này nhằm tạo nền tảng giải
thích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT và TCCTKT.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu được
sử dụng trong luận văn cùng những biện luận cho sự phù hợp của phương pháp này.
Đồng thời, tác giả cũng trình bày những nội dung công việc được thực hiện đối với
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả của nghiên cứu định tính
và định lượng về TCCTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các đơn vị
sự nghiệp GDCL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đồng thời đưa ra những bàn luận về
kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho những hàm ý, chính sách ở chương tiếp theo.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: chương này đưa ra kết luận và
những hàm ý về mặt lý thuyết và quản lý cũng như những đóng góp của nghiên cứu
cùng hạn chế của đề tài nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu được thực hiện tiếp
theo trong tương lai.
Phần danh mục tài liệu tham khảo
Phần phụ lục đính kèm.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nội dung chính yếu của chương là trình bày tổng quan các công trình nghiên
cứu liên quan đến công tác kế toán tại các đơn vị thuộc KVC được công bố trong
nước và tại nước ngoài. Mục tiêu của chương hướng đến việc cung cấp những luận
giải cần thiết của đề tài và tạo nền tảng vững chắc để đề tài có thể kế thừa về cơ sở lý
thuyết, các phương pháp và kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tổng quan các nghiên
cứu còn giúp tác giả xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng cho nghiên
cứu này.
1.1. Các công trình nghiên cứu được công bố tại nước ngoài
Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về những thách

thức, hạn chế của kế toán tại KVC ở các nước trên thế giới và phân tích những nhân
tố tác động đến việc cải cách, đổi mới nhằm đề ra những giải pháp, gợi ý chính sách
để tiến đến sự hoàn thiện hệ thống kế toán công (KTC), tạo hài hòa, thống nhất trên
toàn thế giới. Bắt nguồn từ những hạn chế của hệ thống KTC, lần lượt có nhiều nghiên
cứu ra đời để cải cách hệ thống kế toán nhằm minh bạch thông tin tài chính, gia tăng
trách nhiệm giải trình và hạn chế sự khác biệt so với thông lệ quốc tế.
+ Nhóm nghiên cứu về những hạn chế trong hệ thống kế toán KVC
Chan J.L (2005), trong bài viết “Chuẩn mực kế toán công quốc tế và Cải cách
Kế toán Chính phủ ở các nước đang phát triển”, tác giả xác định các “rào cản” khiến
các nước đang phát triển hạn chế trong phát triển hệ thống kế toán KVC trên cơ sở
dồn tích bao gồm hệ thống chính trị thiếu sự dân chủ, ý chí đổi mới không cao của
nhà cầm quyền và hạn chế về khả năng tài chính và khả năng về mặt kỹ thuật. Đồng
thời, tác giả cho rằng nạn tham những tại các nước đang phát triển, thậm chí những
nước đang có nền dân chủ cao và hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tốt chính là
nguyên nhân dẫn đến xu hướng không sẵn lòng đổi mới hệ thống kế toán nhằm cung
cấp thông tin minh bạch từ phía các nhà cầm quyền. Thêm vào đó, khó khăn mà các
nước này đang đối mặt là hạn chế về nhân lực chất lượng cao và tốn kém nhiều chi
phí tổ chức cho việc tổ chức kế toán theo chuẩn mực kế toán công quốc tế nhưng tác


7

giả khẳng định việc tuân thủ chuẩn mực kế toán công quốc tế tạo ra nhiều giá trị về
mặt xã hội và lợi ích kinh tế cho các nước đang phát triển bao gồm gia tăng trách
nhiệm giải trình của Chính phủ, hạn chế thất thoát tài sản công, tăng sự dân chủ, hạn
chế tham nhũng đồng thời nhận được tài trợ của quốc tế trong việc xóa đói giảm
nghèo và phát triển đất nước.
+ Nhóm nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cải cách, đổi mới KTC
Theo Luder Klaus (1992), trong bài viết “Mô hình dự phòng của các cải cách
kế toán của Chính phủ trong môi trường hành chính chính trị”, tác giả cho rằng có 4

nhóm nhân tố tác động đến sự đổi mới kế toán KVC nhằm cung cấp thông tin trung
thực, hữu ích, đáng tin cậy về tài chính KVC và cung cấp một cơ sở cho việc cải thiện
kiểm soát tài chính của các hoạt động của Chính phủ, dựa trên cơ sở kế toán dồn tích.
Các nhóm nhân tố bao gồm:
- Nhóm nhân tố sự kích thích đổi mới gồm có: Áp lực tài chính; bê bối tài chính,
thị trường vốn và cơ quan ban hành chuẩn mực. Tác giả cho rằng gánh nặng về nợ
công, lãi suất, toàn cầu hóa, bê bối tài chính sẽ dẫn đến áp lực tài chính, nhu cầu thông
tin kế toán ngày càng cao từ đó thúc đẩy cải cách kế toán để cung cấp thông tin hữu
ích, trung thực hơn.
- Nhóm nhân tố cấu trúc xã hội gồm: tình trạng kinh tế xã hội và văn hóa chính
trị. Tình trạng kinh tế xã hội được thể hiện qua nhiều biến như thu nhập, trình độ học
vấn đã ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế và dịch vụ công mà người dân nhận được và liên
quan đến những quan điểm của người sử dụng thông tin về tính hữu ích của báo cáo
tài chính KVC. Văn hóa chính trị ảnh hưởng đến thái độ của người sử dụng thông tin
liên quan đến công bố thông tin quản lý tài chính KVC. Văn hóa chính trị càng cởi
mở và có sự tham gia của công chúng càng tăng thì yêu cầu tính minh bạch trong
công tác kế toán càng cao.
- Nhóm nhân tố cấu trúc mô tả hệ thống chính trị - hành chính gồm có đào tạo
nhân viên và tuyển dụng, văn hóa quản trị và cạnh tranh chính trị. Những KTV chuyên
nghiệp không những sẵn sàng thực hiện cải cách mà còn tạo ra những ý tưởng thúc
đẩy sự đổi mới trong KTC. Theo nghiên cứu của tác giả thì văn hóa quản trị là một


8

phần của văn hóa chính trị. Một nền văn hóa quản trị cởi mở, có sự tham gia mọi
người vào quá trình của chính sách công sẽ thúc đẩy thái độ tích cực của người cung
cấp thông tin có tính hữu hiệu trong hệ thống kế toán và báo cáo tài chính KVC và
tạo những ý tưởng đổi mới.
- Nhóm nhân tố rào cản bao gồm: đặc điểm của tổ chức, hệ thống pháp lý, trình

độ của nhân viên kế toán và quy mô của đơn vị công. Tác giả cũng đã khẳng định
chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích trong KVC giúp thông tin trên BCTC được trình
bày trung thực, hợp lý và đáng tin cậy và đáp ứng được yêu cầu kiểm soát nguồn lực
tài chính công.
Theo Ouda Hassan (2004), trong bài viết “Mô hình yêu cầu cơ bản để thực hiện
thành công của kế toán dồn tích trong khu vực công” đã mở rộng nghiên cứu ở các
nước đang phát triển, tác giả cho rằng việc thực hiện chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền
mặt sang cơ sở kế toán dồn tích sẽ giúp nâng cao trách nhiệm giải trình thông tin,
cung cấp BCTC hữu hiệu, trung thực và hợp lý. Tác giả thực hiện xây dựng mô hình
các nhân tố tác động đến sự thành công của việc thực hiện cơ sở dồn tích ở KVC. Các
nhân tố này bao gồm:
- Quản lý sự thay đổi: Tư tưởng chấp nhận thay đổi và kiểm soát sự thay đổi của
nhà quản lý như: thay đổi phần mềm, chính sách kế toán,...Tác giả cho rằng quản lý
sự thay đổi càng tốt sẽ giúp sự chuyển đổi dễ thành công.
- Sự hỗ trợ chính trị: bao gồm sự hỗ trợ của cơ quan lập pháp và hành pháp. Cơ
quan lập pháp thực hiện giám sát và ban hành những văn bản pháp luật khi có sự thay
đổi. Cơ quan hành pháp chấp hành và báo cáo kết quả cho cơ quan lập pháp. Sự hỗ
trợ chính trị càng cao càng giúp sự chuyển đổi thành công.
- Sự hỗ trợ về học thuật trong lĩnh vực kế toán: trình độ chuyên môn của chuyên
gia kế toán hỗ trợ trong và ngoài nước.
- Chiến lược truyền thông: nhằm để tuyên truyền, giải thích và kêu gọi sự ủng
hộ của mọi người khi xuất hiện thay đổi.
- Sẵn sàng để thay đổi: ý chí và trình độ chuyên môn của nhân viên sẵn sàng cho
việc thực hiện chuyển đổi.


9

- Tư vấn và phối hợp với cơ quan chính quyền và thực hiện các vấn đề kế toán
cụ thể.

- Ngân sách và các chi phí thực hiện, cần thiết phải tính toán hoạch định nguồn
ngân sách cho toàn bộ quá trình chuyển đổi.
- Khả năng công nghệ thông tin (CNTT): Cần thiết phải có hệ thống máy tính,
phần mềm, tốc độ kết nối dữ liệu tốt.
- Sự tài trợ tài chính của quốc tế.
Theo Cristina và cộng sự (2013), trong bài viết “Ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đối với sự tiến hóa của kế toán công tại Rumani” đã thực hiện nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến cải cách KTC ở Rumani. Tác giả sử
dụng phương pháp tiếp cận lịch sử về kế toán và những cơ sở lý thuyết trên thế giới
về kế toán công đưa ra sáu nhóm nhân tố môi trường tác động đến sự phát triển của
kế toán, hệ thống báo cáo và công bố thông tin tại KVC ở trong bối cảnh của Rumani
gồm: nhóm nhân tố hệ thống chính trị, nhóm nhân tố hệ thống pháp luật, nhóm nhân
tố kinh tế, nhóm nhân tố văn hóa xã hội; nhóm nhân tố giáo dục; nhóm nhân tố nghề
nghiệp. Tác giả tập hợp những nghiên cứu thực nghiệm dựa trên cơ sở những phân
tích sự tồn tại của 6 nhóm nhân tố và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm và đưa ra
sự giải thích cơ bản sự ảnh hưởng của việc kết hợp các nhân tố. Hệ thống chính trị
tác động đến hệ thống kinh tế, có sự ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tin tưởng của
các nhà đầu tư vào thông tin kế toán. Sự kết hợp giữa nhân tố chính trị và nhân tố
kinh tế quyết định loại hình hệ thống pháp lý về kế toán. Nhân tố văn hóa xã hội ảnh
hưởng đến chính sách kế toán và quá trình quyết định của kế toán, gắn liền với nhân
tố giáo dục tác động mạnh đến lý thuyết kế toán và thực tiễn.
Theo Zakaria và cộng sự (2017) trong bài viết “Một khảo sát về tác động của hệ
thống thông tin kế toán đối với công việc hiệu quả: Bằng chứng từ các cơ quan khu
vực công của Malaysia” đã khảo sát về tác động hệ thống thông tin kế toán
(HTTTKT) lên tính hiệu quả công việc trong cơ quan thuộc KVC của Malaysia.
Nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi gửi tới người dùng HTTTKT tại
các đơn vị công ở Malaysia nhằm đánh giá tác động của hệ thống kế toán hiện hành


10


về các lĩnh vực kế toán chủ yếu như: BCTC, quản trị tài chính, kiểm toán và kiểm
soát BCTC. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã chứng minh được rằng HTTTKT
hiệu quả sẽ tác động đến hiệu quả công việc như: nhiệm vụ quản lý ngân sách, kế
toán và BCTC, nhiệm vụ kiểm toán và kiểm soát.
- HTTTKT có những ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công tác hoạch định ngân
sách bằng việc thực hiện dễ dàng hơn việc thu thập thông tin về các mục tiêu và các
kết quả hoạt động trong tất cả các lĩnh vực lập ngân sách và ước tính các dự án, hoạt
động, chương trình cho tương lai.
- Hệ thống giúp cung cấp thông tin toàn diện và minh bạch hơn và nâng cao sự
tín nhiệm và độ tin cậy của toàn bộ quá trình ngân sách; cải thiện hiệu quả cho việc
chuẩn bị ngân sách hằng năm và lập ngân sách trong tương lai; cung cấp kịp thời và
dữ liệu chính xác cho quản trị ngân sách và thực hiện các quyết định cải thiện và thực
hiện các kế hoạch ngân sách.
- HTTTKT tác động đến nhiệm vụ kế toán và báo cáo bằng cách cải thiện cách
họ ghi chép kế toán và xử lý các giao dịch kế toán, tăng cường khả năng kiểm soát
tài chính của các tổ chức; cung cấp thông tin về nguồn, phân bổ và sử dụng nguồn
lực tài chính; cung cấp thông tin để đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu công bố tại nước ngoài
Nghiên cứu về những hạn chế trong hệ thống kế toán KVC: các “rào cản” khiến
các nước đang phát triển hạn chế trong phát triển hệ thống kế toán KVC bao gồm Vai
trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao; Nguồn tài chính cho việc thực hiện (Chan
J.L, 2005).
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cải cách, đổi mới KTC: (1) Sự kích thích
đổi mới (áp lực tài chính; bê bối tài chính; thị trường vốn; cơ quan ban hành chuẩn
mực); (2) Sự biến đổi cấu trúc xã hội của người sử dụng thông tin (sự biến đổi trạng
thái kinh tế xã hội và văn hóa chính trị), (3) Cấu trúc của hệ thống chính trị - hành
chính (Tuyển dụng và đào tạo, văn hóa hành chính, cạnh tranh chính trị), và (4) Các
rào cản thực hiện (Đặc điểm tổ chức, hệ thống pháp lý, trình độ chuyên môn của
nhân viên kế toán, độ lớn của các đơn vị công) (Luder Klauss, 1992); (1) Môi trường



11

chính trị, (2) Môi trường pháp lý, (3) Môi trường kinh tế, (4) Môi trường giáo dục,
(5) Môi trường văn hóa xã hội, (6) Môi trường nghề nghiệp (Cristina Silvia Nistora
và cộng sự, 2013);…
1.2. Các công trình nghiên cứu được công bố trong nước
Bùi Thị Yến Linh (2014), trong luận án Tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán tại
các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi”, thông qua phương pháp điều tra, phỏng
vấn; phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp quan sát thực tế; phương pháp tổng
hợp, phân tích dữ liệu, tác giả cho rằng các nhân tố chi phối đến TCCTKT tại các đơn
vị SNCL bao gồm đặc điểm của đơn vị SNCL; cơ chế quản lý tài chính; ảnh hưởng
của CNTT. Bên cạnh đó, thông qua phân tích, đánh giá thực trạng TCCTKT tại các
cơ sở y tế (CSYT), tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện TCCTKT
tại các đơn vị này. Tuy nhiên, luận án chưa thực hiện đề xuất về một hệ thống SSKT
chung và mô hình tổ chức BMKT áp dụng chung cho các bệnh viện công lập và trung
tâm y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi.
Nguyễn Thế Ích (2015), trong luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán ở các đơn vị sự nghiệp Khoa học-Công nghệ công lập thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ”, tác giả cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các đơn vị
SNCL bao gồm nhân tố về quan điểm TCCTKT (xét trên góc độ loại hình hoạt động
như TCCTKT hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ tách biệt, TCCTKT hoạt
động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ kết hợp; xét trên góc độ thực hiện chức năng kế
toán như TCCTKT tài chính và kế toán quản trị tách biệt, TCCTKT tài chính và kế
toán quản trị kết hợp, TCCTKT kết hợp hai hình thức trên); nhân tố về vận dụng cơ
sở kế toc Trung Thành Tây A




0979317768


29

Nguyễn Thị Mai Khanh

KTV

Trường Mẫu giáo Tân Quới Trung



01629345889

30

Phạm Hồng Diểu

KTV

Trường Mẫu giáo Hiếu Nghĩa



0907335000

31

Tạ Thị Ngọc Thủy


KTV

Trường Mẫu giáo Trịnh Liên Hoa



0939492107

32

Ngô Thị Lan

KTV

Trường Mẫu giáo Trung Thành Đông



0984458291

33

Trương Văn Thái

KTV

Trường Mẫu giáo Hiếu Thành




0979631076

34

Mai Thị Thu Sương

KTV

Trường Mầm non Thanh Bình



0974769271

35

Tô Thị Ngọc Hân

KTV

Trường Mầm non Trung Thành Tây



0907332681

36

Lê Thị Tố Quyên


KTV

Trường Mầm non Thị trấn Vũng Liêm



0906919219

37

Ngô Thị Ngọc Bích

KTV

Trường Mầm non Hiếu Nhơn



0904517310

38

Trần Thị Mỹ Phương

KTV

Trường Mầm non Trung Hiếu




39

Đặng Thị Diễm Chi

KTV

Trường Mầm non Tân An Luông



0932751173

40

Bùi Thị Nhiên

KTV

Trường Tiểu học Đỗ Quang Mười



0939803913

41

Võ Hoàng Phương Khanh

KTV


Trường Tiểu học Trung Hiếu B



0939161882

42

Nguyễn Hữu Triều

KTV

Trường Tiểu học Thị trấn Vũng Liêm



0939016148

43

Lê Thị Yến Ni

KTV

Trường Tiểu học Trung Thành A



01635754748


44

Trần Thị Mê Linh

KTV

Trường Tiểu học Tân Quới Trung A



0983500687

45

Trần Thị Hồng Phấn

KTV

Trường Tiểu học Trần Ngọc Đảnh



01666787747

46

Phạm Thị Cẩm Sứ

KTV


Trường Tiểu học Nguyễn Văn Kết



01692198003

47

Trương Thị Tám

KTV

Trường Tiểu học Lê Văn Cư



01263925799

48

Trần Quốc Thắng

KTV

Trường Tiểu học Hiếu Thành B



01669639078


49

Nguyễn Thị Cẩm Tú

KTV

Trường Tiểu học Trung Chánh A



01283912189

01265580859


50

Bùi Thị Kiều Tiên

KTV

Trường Tiểu học Võ Ngọc Tốt



51

Phạm Thị Cẩm Hương


KTV

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Quỳ



0907631657

52

Đoàn Thế Luân

KTV

Trường Tiểu học Tân Quới Trung B



01677783363

53

Mai Thị Truyện

KTV

Trường Tiểu học Huỳnh Văn Lời




01646534335

54

Trần Thị Yến Em

KTV

Trường Tiểu học Trung Hiệp B



01239949777

55

Nguyễn Thị Ngọc Thu

KTV

Trường Tiểu học Nguyễn Trung Kiên



01688826117

56

Trần Nghĩa Đạt


KTV

Trường Tiểu học Lê Thanh Vân



0984596010

57

Đoàn Trung Kiên

KTV

Trường Tiểu học Thanh Bình B



0943145800

58

Nguyễn Thị Thúy An

KTV

Trường Tiểu học Hiếu Phụng A




01693658144

01655725819

HUYỆN TRÀ ÔN
1

Trần Quốc Tuấn

KTV

Trường THPT Vĩnh Xuân



01266815627

2

Nguyễn Minh Trung

KTV

Trường THCS Thị trấn Trà Ôn



0909209902

3


Mai Ngọc Duyên

KTV

Trường THCS Thiện Mỹ



0919020620

4

Đăng Thị Kim Sang

KTV

Trường THCS Vĩnh Xuân



0938745543

5

Nguyễn Văn Chung

KTV

Trường THCS Thuận Thới




6

Lê Văn Quí

KTV

Trường THCS Hựu Thành A



7

Nguyễn Tâm Nghiệp

KTV

Trường THCS Hựu Thành B



01688250905

8

Huỳnh Thị Huyền Trâm

KTV


Trường THCS Thới Hòa



01659944539

9

Lê Thị Bích Liễu

KTV

Trường THCS Xuân Hiệp



0969666917

10

Trần Anh Thư

KTV

Trường THCS Nhơn Bình



01656467701


11

Nguyễn Hoài An

KTV

Trường THCS Trà Côn



01218069799

01694887264
0917720780


×