Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ hoàng thanh hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.02 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LƢU THỊ LỤA

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THƠ
HỒNG THANH HƢƠNG

NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 8229020

Ngƣời hƣớng dẫn:
1. TS. TRẦN THỊ GIANG
2. TS. NGUYỄN QUÝ THÀNH

Bình Định - 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu của đề án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.

Tác giả đề án

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1



1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
5. Nội dung nghiên cứu............................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
7. Ý nghĩa ứng dụng của Đề án ...............................................................................7
8. Kết cấu của Đề án ................................................................................................8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................9
1.1. Các khái niệm chung ........................................................................................9

1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................................................9
1.1.2. Ngôn ngữ thơ..............................................................................................9
1.2. Sự nghiệp thơ văn Hoàng Thanh Hương ........................................................22
1.2.1. Tiểu sử Hoàng Thanh Hương ...................................................................22
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu của Hoàng Thanh Hương .................25
1.2.3. Thơ Hoàng Thanh Hương………………………………………………25
1.3. Tiểu kết chương 1............................................................................................27
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN THƠ HOÀNG THANH
HƢƠNG ...................................................................................................................28
2.1. Thể thơ ............................................................................................................28
2.1.1. Khái quát chung........................................................................................28
2.1.2. Thể thơ tự do ............................................................................................28
2.2. Tiêu đề bài thơ .................................................................................................32
2.3. Dòng thơ và khổ thơ .......................................................................................34
2.3.1. Dòng thơ ...................................................................................................34

2.3.2. Khổ thơ .....................................................................................................36
2.4. Vần và nhịp thơ................................................................................................38


2.4.1. Vần thơ .....................................................................................................38
2.4.2. Nhịp thơ....................................................................................................50
2.5. Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................54
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG THƠ HOÀNG THANH HƢƠNG ..........................................................55
3.1. Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong thơ Hoàng Thanh Hương………………….56
3.1.1. Lớp từ láy.....................................................................................................55
3.1.2. Một số trường từ vựng – ngữ nghĩa.............................................................61
3.1.2.1. Trường nghĩa địa danh và thiên nhiên Tây Nguyên..............................61
3.1.2.2. Trường nghĩa con người và đời sống xã hội Tây Nguyên ...................66
3.2. Đặc điểm sử dụng các biện pháp tu từ trong thơ Hoàng Thanh Hương.........74
3.2.1. Biện pháp so sánh.....................................................................................74
3.2.2. Biện pháp nhân hóa ..................................................................................80
3.2.3. Phép điệp ..................................................................................................81
3.2.4. Phép bỏ lửng.............................................................................................86
3.3. Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
QUYẾT ĐỊNH IAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTTS: Dân tộc thiểu số
THCS: Trung học cơ sở
VHĐA&DL: Văn hóa - Điện ảnh và Du lịch
VHNT: Văn học nghệ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT N i dung Trang
28
2.1 Bảng thống kê các thể thơ
32
2.2 Bảng thống kê số lượng âm tiết trong tiêu đề bài thơ 34
2.3 Bảng thống kê về dòng thơ 36
2.4 Bảng thống kê về khổ thơ 39
2.5 Bảng thống kê các loại vần thơ 39
2.6 Bảng thống kê các loại vần chân 49
2.7 Bảng thống kê các loại vần xét theo sự hòa phối thanh điệu 55
3.1 Bảng thống kê từ láy 61
3.2 Bảng thống kê trường nghĩa địa danh và thiên nhiên Tây Nguyên 62
3.3 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ địa danh 63
3.4 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ cây 64
3.5 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ địa hình 65
3.6 Bảng thống kê số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ thời tiết 66
3.7 Bảng thống kê số lần xuất hiện của các từ ngữ về tên gọi vùng đất
67
Tây Nguyên
3.8 Bảng thống kê trường nghĩa con người và đời sống xã hội Tây 68

Nguyên 69
3.9 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa từ xưng hô
70
3.10 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa yếu tố siêu nhiên và lễ hội
70
3.11 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa dụng cụ sinh hoạt 71
72
3.12 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa nơi sinh hoạt
3.13 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa hình thức sinh hoạt văn hóa 73

3.14 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động đặc trưng của Tây 74
87
Nguyên
3.15 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa trang phục
3.16 Bảng thống kê tiểu trường nghĩa tên gọi đơn vị hành chính
3.17 Bảng thống kê các vị trí sử dụng dấu chấm lửng

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù, phản ánh cuộc sống thơng

qua hình tượng nghệ thuật. Khác với âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, chất liệu để xây
dựng hình tượng nghệ thuật của văn học là ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng biết vận
dụng sáng tạo “chất liệu” ngôn ngữ chung của dân tộc để làm nên tác phẩm của
mình với phong cách riêng. Vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung, thơ ca
nói riêng trước hết phải chú ý tầng ngơn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. Đó là bước
thứ nhất cần phải vượt qua để đi sâu tìm hiểu tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa
của văn bản.

Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngơn ngữ thơ ca nói riêng là
một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngơn ngữ học hiện đại. Việc
tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ thơ dưới góc nhìn ngơn ngữ học giúp người đọc nhận
ra phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo; tư tưởng, tình cảm của tác giả và cách
nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về bản chất của thơ ca.

1.2. Hoàng Thanh Hương là một trong những nhà văn, nhà thơ trẻ của ia Lai.
Là người dân tộc thiểu số (dân tộc Mường) sinh ra ở vùng đất Phú Thọ nhưng chị

sinh sống và gắn bó với vùng đất Tây Ngun. Hình ảnh những người dân chân chất
và nét văn hoá đặc trưng của vùng đất bazan đầy nắng gió đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong tâm hồn người con gái nhạy cảm. Hồng Thanh Hương thử sức mình qua
nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, tản văn,…nhưng có lẽ thơ ca là
những “tinh hoa” phát tiết từ cảm xúc tự nhiên, chân thành trong tâm hồn nữ nghệ
sĩ. Thơ chị rất gần gũi, mộc mạc, thể hiện sự hoà nhập giữa con người với thiên
nhiên và cuộc sống. Người đọc dễ dàng cảm nhận được bản sắc văn hoá của vùng
đất Tây Nguyên qua đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất và đặc
biệt là những phong tục, những lễ hội mang đậm màu sắc Tây Ngun. Thơ chị
khơng cầu kì hay bị bó buộc theo cấu trúc ngữ pháp truyền thống. Bức tranh thiên
nhiên, cuộc sống, con người và văn hoá Tây Nguyên được tái hiện một cách tự
nhiên qua dòng cảm xúc và những trải nghiệm chân thực nơi vùng đất bazan đầy
nắng gió.

2

1.3. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết về tác giả Hồng Thanh Hương và tác phẩm
của chị. Nhưng hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh nội dung, tư tưởng; cịn đặc điểm
ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.

Từ những cơ sở đó, chúng tơi đã mạnh dạn chọn: “Đặc điểm ngơn ngữ thơ
Hồng Thanh Hương” làm đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn tồn diện về
thơ Hồng Thanh Hương từ hình thức thể hiện đến nội dung biểu đạt.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ
Macxim Gorki đã viết: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Vì thế,
nghiên cứu văn học khơng thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của tác phẩm. Tuy nhiên, tùy vào
đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn học có những đặc điểm riêng. Là
nghệ thuật “lấy ngơn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt

quan trọng trong thơ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Các đặc
điểm ấy hịa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ đa nghĩa. Nhận thức được ý
nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà
ngơn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngơn ngữ trong thơ
nói chung và thơ tiếng Việt nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình sau:
- Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb
Đại học và iáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
Ở chuyên luận này, hiện tượng gieo vần trong thơ ca Việt Nam được xem xét
chủ yếu từ góc độ ngơn ngữ học. Tác giả đã dẫn ra những câu thơ, bài thơ hay nhất
được nhiều độc giả biết đến. Bên cạnh đó, Mai Ngọc Chừ cũng chú ý đến câu thơ,
bài thơ mà đối với một số độc giả có thể chưa thật “hay” nhưng lại là những câu thơ
“có vấn đề”, có những đặc điểm riêng, độc đáo trong cách hiệp vần.
- Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb iáo dục.
Hữu Đạt đã nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của loại hình ngơn ngữ và
phong cách thơ ca Việt Nam.Tác giả trình bày lần lượt các phương thức cơ bản của
ngôn ngữ thơ ca cũng như đưa ra những nhận định về tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc
hình tượng thơ thơng qua những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và xác thực. Cơng
trình nghiên cứu giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng qt về ngôn ngữ thơ Việt Nam.

3

- Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư phạm ,
Hà Nội.

Tác giả đã nêu rõ ngôn ngữ là chất liệu của nghệ thuật văn chương và phân
biệt ngôn ngữ giao tiếp đời thường và giao tiếp trong văn chương. Đồng thời phân
tích tín hiệu ngơn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương. Từ đó, nêu cách cảm
thụ và phân tích nghệ thuật ngơn từ trong văn chương.

Nhìn chung, các tác phẩm trên đều đã đưa ra ý kiến về việc ngôn ngữ thể loại thơ

phải phục tùng nguyên tắc cấu tạo tác phẩm trữ tình. Nó phải giúp cho việc bộc lộ cảm
xúc trực tiếp được dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến sự giao thoa
giữa các thể loại. Và không chỉ làm rõ quan điểm của mình bằng những câu thơ, bài
thơ cụ thể, các tác giả còn đưa ra nhiều sơ đồ giúp người đọc có cái nhìn khái qt.

2.2. Những nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh Hƣơng
Hoàng Thanh Hương là nhà văn, nhà thơ trẻ của vùng đất ia Lai. Bên cạnh
thơ, chị còn viết nhiều thể loại khác như truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút, tản văn,… Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ một
cách toàn diện. Chỉ có một số bài viết giới thiệu, nhận xét, đánh giá về các tập thơ,
bài thơ và chủ yếu thiên về nội dung, cảm xúc. Có thể kể đến các bài viết sau:
- Tạ Văn Sỹ trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – đêm sương và ngày cũ”
(Đọc tập thơ Tự Cảm Nxb Hội nhà văn 2005) [29] đã giúp người đọc hiểu được nỗi
niềm “tự cảm” của thi sĩ trong những đêm đầy sương và những ngày đã cũ. Những
ngày đã cũ trước hết là kí ức, hồi niệm mơ hồ về q nhà xa xăm. Đó là tình u
q hương – một tình cảm cao đẹp và đáng trân trọng của mỗi con người. Những
đêm đầy sương là nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Tây Nguyên trong tập
thơ hiện lên đủ mọi cung bậc, sắc màu: nắng gió sương mù, hoa dã quỳ vàng rực
hoang dại, hoa Pơ – lang đỏ thắm; những lễ hội tưng bừng, những đêm xoang bất
tận,…Bên cạnh đó, bài viết cũng khẳng định, chứng minh tình yêu và cuộc sống
cũng là nội dung được đề cập đến trong tập thơ. Cái rung động của thuở ban đầu lưu
luyến cũng được thể hiện qua những ý thơ đẹp, tinh tế và giàu nữ tính.
Đọc tập thơ “ Lời cầu hơn của rừng”, Tạ Văn Sỹ đã có những nhận xét rất xác
đáng trong bài viết “Hoàng Thanh Hương – có hẹn ai đâu mà sợ trễ!” (Đọc tập thơ

4

Lời cầu hôn của rừng, Nxb Hội Nhà văn, 2008) [30]. Tác giả bài viết chỉ rõ sự
thay đổi so với tập thơ đầu tay “Tự cảm” của nữ thi sĩ trẻ đất Tây Nguyên. Anh cho
rằng nhan đề “Tự cảm” nghe đầy chất tự sự, tự tình mà nội dung lại đậm đặc chất

Tây nguyên, còn ở tập “Lời cầu hôn của rừng” nghe đầy hương sắc Tây Nguyên
lại… đẫm tràn tự sự!

Người viết thấy rõ “Lời cầu hơn của rừng” có nhiều khác biệt so với tập thơ
đầu tay. Từ ngữ, câu cú có kỹ càng sàng lọc hơn, ý tưởng cũng đi dần vào chiều sâu
tư duy chiêm nghiệm hơn lối cảm xúc trữ tình. Nếu ở tập trước Hương gần như tập
trung kể, tả về một Tây Nguyên cảnh sắc bên ngồi thì đến tập này đã đi vào chiều
sâu của cảm nhận, cảm thức về một Tây Nguyên hồn cốt, linh diệu. Tuy nhiên,
Hoàng Thanh Hương nên biết nén bớt sự dàn trải cảm xúc để ý tưởng và hình tượng
thơ được cơ đọng, sắc nét hơn nữa.

- Hoàng Thuỵ Anh trong bài viết “Thơ nữ trẻ Tây Nguyên – nhìn từ ý thức
phái tính” [21] nhấn mạnh Hồng Thanh Hương là một trong những nhà thơ nữ trẻ
ở Tây Nguyên có những đóng góp thiết thực, thúc đẩy nền thơ ca Việt Nam phát
triển, đa dạng và phong phú. Từ những đề tài thường nhật cho đến những đề tài liên
quan đến vận mệnh xã hội, có tính chất thời sự đều được suy tư, chiêm nghiệm, soi
chiếu qua lăng kính, cảm quan, cách nhìn nữ tính. Hồng Thanh Hương có một vài
bài khá trội khi tun ngơn chính kiến, lập trường của phái mình. Chị khơng chấp
nhận sự hiển nhiên mà người ta cho rằng đó là định mệnh ln đeo bám vào cuộc
đời người đàn bà. Chị viết về những người đàn bà khơng chỉ bằng sự cảm thơng mà
cịn thể hiện sự bất bình trước sự cam chịu của họ. Cái cần thiết nhất là họ phải vượt
qua sự yếu đuối, cân bằng lại giá trị của chính mình bằng cuộc chiến giải phóng.

Tác giả Hoàng Thuỵ Anh cũng nhận thấy nỗi nhớ, khát vọng quê hương và
chất Tây Nguyên luôn song hành, đau đáu, thường trực trong tâm hồn của Hoàng
Thanh Hương. Những kỉ niệm tuổi thơ, những giấc mơ đẹp cũng luôn ám ảnh, trở đi
trở lại trong trang thơ của chị.

Tác giả bài viết còn nhấn mạnh: một số bài thơ Hoàng Thanh Hương đã thể
hiện sự quan tâm đến xã hội, đến cuộc sống hiện sinh là cách để thể hiện cái tơi nữ

tính và chính kiến của mình.

5

- Hà Công Trường trong bài viết: “Lời cầu hôn của rừng” – giàu tính tự sự
và đam mê [31], cho rằng chính những trải nghiệm thực tế cùng với cảm nhận của
một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đã tạo nên một tác phẩm có hồn, sống động và nóng
hổi sự kiện cuộc sống. Tập thơ thể hiện khá rõ tình yêu đơn sơ, chân thực và những
hiểu biết sâu sắc về văn hoá vùng đất Cao nguyên, vùng văn hoá ẩn chứa sức mạnh
tâm linh. Ngoài những cảm xúc, cảm nhận về vùng đất mình đang sinh sống, tập thơ
cịn là khúc tự sự, tự tình của một hồn thơ giàu nữ tính. Đó là nỗi tiếc nuối ngày xưa
cũ nhưng không chao đảo đến tận cùng buồn khổ như thường thấy mà chị đã tìm
được bến đậu và tâm thế sống tích cực đầy tính nhân văn.

Bên cạnh nội dung, cảm xúc thể hiện trong tập thơ, người viết cũng chỉ rõ
một số đóng góp và hạn chế trong tập thơ về hình thức nghệ thuật.

- Trong bài viết “Nguyên sơ tình yêu Bazan” (Đọc Tập thơ “Mùa gió hát”
Nxb Văn hóa Dân tộc, 2013 của Hồng Thanh Hương) [32], Hà Cơng Trường nhận
định: “Mùa gió hát” là sự rung cảm, thăng hoa và cả sự mộng mơ say đắm, đau xót
cho những điều đã và đang dần mất đi trên mảnh đất bazan mà nhà thơ Hồng
Thanh Hương gói lại trong hành trình sống và hành trình thơ của mình. Thơ của chị
gần gũi, thể hiện sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên và cuộc sống! Tập thơ
là cuộc dấn thân của tác giả và hành trình cuộc sống với những trải nghiệm nơi
vùng đất bazan đầy nắng gió với những đêm xoang bất tận, những ché rượu cần say
nối cơn say.

- Trong bài “Mùa gió hát - một tập thơ đẹp & giàu tính nữ” (Nhân đọc tập thơ
Mùa gió hát của Hồng Thanh Hương - Nxb Văn hóa Dân tộc, 2013) [28], Lê Thị Kim
Sơn đã viết: “Mùa gió hát” hát cho người con không sinh ra trên mảnh đất Tây

Nguyên, nhưng lại chọn Tây Nguyên làm nơi tạo dựng sự nghiệp và nhận ra mình
yêu thương mảnh đất bazan này kì lạ, bắt vào từng nhịp thở, từng tiếng ngân dài của
cồng chiêng, của ché rượu cần say nức đêm xoang. "Mùa gió hát" có sự bâng
khuâng, ngưng đọng trong những khoảnh khắc xưa cũ của “tình yêu bazan”, của
“mùa ning nơng” để người đọc cảm nhận được những câu từ gợi hình về mảnh đất
Tây Nguyên qua các hình tượng nữ xuyên suốt tập thơ. Bên cạnh hình tượng người
phụ nữ, hình tượng cha, anh cũng được gợi hình đơn giản và chân chất như cách

6

nói, cách ví von của người Tây Ngun. Tác giả bài viết cũng chỉ rõ điểm hạn chế
của tập thơ “vẫn chưa thực sự hoàn mỹ, chưa thật sự “đã”, chưa đẩy hết mình với
Tây Nguyên, với mảnh đất bazan bắt lửa, với sâu sắc cội rễ bản làng”.

- Văn Công Hùng cũng viết bài “Khi thi sĩ hát…” [24] nhân dịp Hoàng Thanh
Hương ra mắt tập thơ “Mùa gió hát”. Nhà thơ Văn Cơng Hùng đã có đánh giá xác
đáng về hoạt động sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc của nhà thơ trẻ Hồng Thanh
Hương “là một người rất có ý thức về sự viết của mình, chứ khơng viết chơi chơi
như nhiều bạn trẻ hay tuyên bố. Chị biết khai thác thế mạnh, sở trường của mình,
biết khai thác mơi trường sống của mình để xuất hiện trên văn đàn”.

Nhìn từ góc độ ngơn ngữ, chưa có cơng trình hay đề tài nào nghiên cứu một
cách có hệ thống và tồn diện về đặc điểm ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương. Tuy
nhiên, cũng có bài viết ít nhiều đã đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của một bài thơ,
tập thơ. Có thể kể đến bài viết của tác giả Mai Thị Vui, năm 2016 với tựa đề: Tây
Nguyên trong tập thơ “ Mùa gió hát” của Hoàng Thanh Hương [33]. Tác giả đã
khảo sát và phân tích giá trị biểu trưng của một số trường từ vựng - ngữ nghĩa về
thiên nhiên, cuộc sống và con người với những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất
đỏ bazan.
3. Mục tiêu nghiên cứu


Đề án tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ thơ Hoàng Thanh Hương, chỉ ra những nét
đặc sắc về ngơn ngữ thơ của thi sĩ trên phương diện hình thức và ngữ nghĩa, đồng
thời tìm ra nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là đặc điểm ngôn ngữ thơ Hoàng Thanh
Hương. Đây là một phạm vi rộng. Trong đề án này, chúng tôi tập trung khảo sát đặc
điểm ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương trên phương diện hình thức (thể thơ, vần,
nhịp, cách tổ chức bài thơ) và ngữ nghĩa (một số trường từ vựng - ngữ nghĩa, các
biện pháp tu từ).

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Hồng Thanh Hương trên bình

7

diện hình thức và ngữ nghĩa.
Tư liệu khảo sát gồm 3 tập thơ, với 114 bài thơ viết bằng tiếng Việt. Các tập

thơ cụ thể là:
Tự cảm, Nxb Hội nhà văn, 2005;
Lời cầu hôn của rừng, Nxb Hội nhà văn, 2008;
Mùa gió hát, Nxb Văn hố dân tộc, 2013.

5. N i dung nghiên cứu
Đề án nghiên cứu những nội dung sau:

- Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: ngơn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ và đặc

trưng của ngôn ngữ thơ; các khái niệm về thể thơ, vần, nhịp, dòng, khổ, đoạn;
trường từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu từ.

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Thanh
Hương.

- Đặc điểm ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương trên phương diện hình thức
như thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ; phương diện từ vựng – ngữ nghĩa,
các biện pháp tu từ.

- Bước đầu lí giải các sự kiện ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương trong mối
quan hệ với tác giả, bối cảnh văn hóa - xã hội của tác phẩm, …; từ đó chỉ ra phong
cách nghệ thuật của nhà thơ qua chất liệu ngôn ngữ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này sử dụng khi khảo sát, phân loại các yếu tố ngơn ngữ về
hình thức và ngữ nghĩa trong thơ Hồng Thanh Hương, từ đó làm cơ sở cho việc
nhận xét, phân tích, đánh giá đặc điểm ngơn ngữ thơ của tác giả.
6.2. Phƣơng pháp miêu tả
Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả đặc
điểm ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương trên phương diện hình thức và ngữ nghĩa.
7. Ý nghĩa ứng dụng của Đề án
Ngồi việc góp phần làm phong phú thêm kiến thức lí luận về ngơn ngữ thơ,
phong cách tác giả, kết quả nghiên cứu của Đề án có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm

8

hiểu ngơn ngữ thơ, phong cách tác giả Hồng Thanh Hương. Kết quả nghiên cứu có
thể ứng dụng vào việc tìm hiểu khơng gian văn hóa Tây Ngun từ góc độ văn hóa -

du lịch và việc dạy văn học địa phương trong nhà trường.
8. Kết cấu của Đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án
được trình bày trong ba chương.

- Chương 1. Cơ sở lí luận, trình bày những kiến thức lí luận là cơ sở cho việc
khảo sát đặc điểm ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương: thơ, ngôn ngữ thơ; trường từ
vựng - ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ, …

Chương 2. Đặc điểm tổ chức văn bản thơ Hồng Thanh Hương, trình bày kết
quả khảo sát ngơn ngữ thơ Hồng Thanh Hương về thể thơ, khổ thơ, dòng thơ,
vần, nhịp thơ, …

Chương 3. Đặc điểm sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ trong thơ Hồng
Thanh Hương, trình bày đặc điểm thơ Hoàng Thanh Hương về cách sử dụng lớp
từ láy, một số trường từ vựng - ngữ nghĩa gắn với khơng gian văn hóa Tây
Ngun, một số biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp từ ngữ, …

9

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Ngơn ngữ nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên): Ngôn ngữ văn học
là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngơn ngữ học,
thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng

ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo
chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học [7, tr185].

Trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên): Ngôn ngữ nghệ thuật
được định nghĩa là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện;
hệ thống các quy tắc thơng báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác
nghệ thuật. Người ta có thể nói “ngơn ngữ ba lê”, “ngơn ngữ chèo”, “ngơn ngữ
điện ảnh”. Cũng có thể nói đến ngơn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp
độ đó [12, tr185].

Trong đề án của chúng tơi, ngơn ngữ nghệ thuật (cịn được gọi là ngôn ngữ
văn chương, ngôn ngữ văn học) được hiểu là ngơn ngữ gợi hình, gợi cảm dùng
trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ tồn dân, ngơn ngữ dân
tộc đã được chọn lọc, trau chuốt, gọt rũa. Nó khơng chỉ thực hiện chức năng thơng
tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện
năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, cá tính,...của người nghệ sĩ.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ của văn học nghệ thuật, mang đặc
trưng chung của ngôn ngữ nghệ thuật ngôn từ. Về phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ
được hiểu là đặc trưng về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, thể thức văn
bản (thể thơ) nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo cách
tổ chức riêng của thơ ca. Về cách tổ chức của ngôn ngữ thơ, tác giả Hữu Đạt
nhấn mạnh: ngôn ngữ thơ được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích

10

nhất với cách tổ chức ngơn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của
từng ngôn ngữ [3, tr 25].


Trong đề án này, ngôn ngữ thơ được hiểu là một tập hợp nói chung các đặc
trưng ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, văn bản (thể thơ) nhằm biểu
trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách quan theo tổ chức riêng của thơ ca.
1.1.2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về thơ: Hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn
ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu [7, tr 262]. Định nghĩa này đã
bao quát đầy đủ các tiêu chí về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ. Đặc trưng
của ngôn ngữ thơ thể hiện trên các bình diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ
pháp, thể thơ.

a. Thể thơ
Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành ba nhóm chính như sau: 1) các thể
thơ dân tộc gồm lục bát, song thất lục bát, hát nói; 2) các thể thơ Đường luật gồm
ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú); 3) các thể thơ hiện đại gồm năm tiếng, bảy
tiếng, tám tiếng, tự do, .... Sự phân định các thể loại được tiến hành chủ yếu dựa
trên các yếu tố: số tiếng của mỗi dòng, số dòng thơ, cách phối thanh và hiệp vần.
a1. Đặc điểm của một số thể thơ truyền thống
- Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)
Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ
lục bát là sự kế tiếp các cặp như thế. Mỗi bài thơ có số câu khơng hạn định, có bài
chỉ có một cặp dịng (gồm 2 dịng thơ), có bài dài đến hàng trăm hàng nghìn dịng.
Về vần, thể lục bát hiệp vần ở tiếng thứ sáu của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của
dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục. Về nhịp, thể lục bát thường ngắt nhịp chẵn
dựa vào tiếng có thanh khơng đổi (tức các tiếng 2, 4, 6). Về hài thanh, thể lục bát có
sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực
trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.
Ví dụ: Trăm năm / trong cõi / người ta


Chữ tài /chữ mệnh / khéo là ghét nhau

11

Trải qua / một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy / mà đau đớn lòng

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất)

Về số tiếng, cặp song thất (7 tiếng) và lục bát (6-8 tiếng) luân phiên kế tiếp

nhau trong tồn bài. Về vần, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng.

iữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. Cụ thể, tiếng cuối câu thất trên vần

với tiếng thứ 5 câu thất dưới, tiếng thứ 7 câu thất dưới vần với tiếng thứ sáu câu lục,

tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ sáu câu bát. Về nhịp, hai câu thất ngắt nhịp

3/4; ở cặp lục bát ngắt nhịp chẵn. Còn hài thanh, cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm

chuẩn, có thể thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng khơng

bắt buộc. Cịn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể

lục bát)


Ví dụ: Ngịi đầu cầu / nước trong như lọc,

Đường bên cầu / cỏ mọc còn non.

Đưa chàng / lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn /bằng ngựa,/ thuỷ khôn / bằng thuyền.

(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

a2. Đặc điểm của các thể thơ Đường luật

- Thể thơ ngũ ngôn Đường luật

Thể thơ ngũ ngôn Đường luật gồm hai thể chính là: ngũ ngơn tứ tuyệt (5 tiếng 4

dịng) và ngũ ngơn bát cú (5 tiếng 8 dịng). Theo quan niệm phổ biến, bài thơ thuộc

thể ngũ ngôn bát cú có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Số tiếng: dòng 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dịng)

Vần: một vần (độc vận), gieo vần cách.

Nhịp lẻ:2/3

Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ hai và thứ tư.

Ví dụ:


Vằng vặc bóng thuyền quyên Có khuyết nhưng trịn mãi

Mây quang gió bốn bên Tuy già vẫn trẻ lên

12

Nề cho trời đất trắng Mảnh gương chung thế giới

Quét sạch núi sông đen Soi rõ: mặt hay, hèn.

(Khuyết danh - Mặt trăng)

- Thể thơ thất ngôn Đường luật

Thể thơ thất ngôn Đường luật gồm 2 thể chính: thất ngơn tứ tuyệt và thất

ngơn bát cú. Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa

thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác.

Số tiếng: dịng 7 tiếng; số dịng (4 dịng: thất ngơn tứ tuyệt; 8 dịng: thất ngơn

bát cú, chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết)

Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách.

Nhịp: 4/3

Hài thanh: đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể


bằng); niêm (dính) giữa các dịng (2-3, 4-5, 6-7 và 1-8: với thể thất ngôn bát cú); 2-

3 và 1-4 (với thể thất ngôn tứ tuyệt).

Đối: thể thất ngôn tứ tuyệt (dịng 1-2, dịng 3-4); thể thất ngơn bát cú (dịng

3-4, dịng 5-6)

Nhìn chung, các thể thơ Đường luật vơ cùng chặt chẽ về niêm luật. Vì vậy,

thể thơ này gị bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khống và nhịp điệu

rộng mở.

Ví dụ:

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo ngang bóng xế tà, Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Lom khom dưới núi tiều vài chú, Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà huyện Thanh Quan)

a3. Đặc điểm của một số thể thơ hiện đại


Các thể thơ hiện đại rất đa dạng và phong phú gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám

tiếng, tự do, …

- Thể thơ năm chữ: là một trong những thể thơ truyền thống của Việt Nam.

13

Trong cơng trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên - Hà
Minh Đức đã khẳng định: thể thơ này "vốn đã có trong thơ ca dân gian (phổ biến là
lối hát giặm Nghệ Tĩnh) và trong các loại thơ cổ phong, thơ Đường (ngũ ngôn cổ
phong và ngũ ngôn Đường luật)" [13, tr.372]. Thể thơ năm chữ hiện đại khơng gị
bó như ngũ ngơn Đường luật, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý
thiết tha hơn. Thanh điệu nhịp nhàng, lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiều
vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hoà giữa tiết tấu và thanh điệu, … Từ đầu thế
kỉ XX, thể thơ này được khá nhiều nhà thơ sử dụng trong sáng tác. Chẳng hạn:
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Viễn khách (Xuân Diệu); Hơn nhau lần cuối (Nguyễn
Bính); Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp);…

- Thể thơ bảy chữ (thể thất ngôn): là thể thơ được sử dụng khá phổ biến trong
phong trào Thơ Mới. Thể thơ thất ngôn hiện đại được cách tân về khổ thơ, về vần
điệu. Khác với thể thơ thất ngôn Đường luật, thể thơ bảy chữ hiện đại có những nét
riêng. Nếu nhịp của thể thơ thất ngơn Đường luật là nhịp 4/3 thì nhịp trong thơ bảy
chữ hiện đại linh hoạt. Nếu vần trong thơ thất ngơn Đường luật thường là vần chân
thì vần trong thơ bảy chữ hiện đại khá linh hoạt, có thể là vần liền, vần cách, vần
chân và vần lưng, ... Thơ thất ngôn dài ngắn không hạn định về số câu, song thường
tập hợp lại thành những khổ, mỗi khổ 4 câu (hiện tượng này chủ yếu do cách gieo
vần của Thơ Mới tạo thành). Nhà thơ khơng bị gị bó trong một số câu hạn chế như
tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú khi muốn bàn về những đề tài rộng rãi. Ví dụ: Đây

mùa thu tới , Thơ dun (Xn Diệu); Cơ hái mơ, Ghen (Nguyễn Bính); Đây thơn
Vỹ Dạ, Mùa xn chín (Hàn Mặc Tử); Tràng giang (Huy Cận); …

- Thể thơ tám chữ: là một thể thơ giàu tính sáng tạo của phong trào Thơ Mới.
Bài thơ không hạn định về số câu; số khổ thơ; gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt. Có thể
gieo vần bằng, vần trắc, vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, …. Thường ngắt
nhịp theo hai hoặc ba tiết tấu tạo được sự nhịp nhàng. Thực chất, thể tám chữ bắt
nguồn từ các thể thơ ca dân tộc, trực tiếp hơn là từ thể hát nói. Ví dụ: Lời kĩ nữ
(Xn Diệu); Hồn là ai? Thầm lặng (Hàn Mặc Tử); Mùa hạ chín (Huy Cận); Những
sợi tơ lòng (Chế Lan Viên); …

- Thể thơ tự do: là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số

14

câu, số chữ, về niêm, luật, vần, đối… [13, tr 381]. Thơ tự do xuất hiện ngay từ khi

phong trào Thơ Mới ra đời và ngày càng được khẳng định vị trí của mình trong nền

thơ hiện đại với nhiều tìm tịi mới. Thơ tự do là thể thơ khơng tn theo những quy

tắc về cách luật cố định. Thơ tự do phóng túng trong cách biểu đạt, nhịp điệu

khống đạt được cấu tạo bằng những câu thơ tự nhiên, đa dạng về tổ chức kết cấu,

có số lượng từ ngữ co giãn linh hoạt. Về cách gieo vần của thơ tự do rất linh động,

có khi gieo vần chân, có khi gieo vần lưng, có khi liên tiếp, có khi gián cách, …

Như vậy, thơ tự do có thể có vần nhưng nó khơng trở thành một quy tắc chặt chẽ mà


nhịp điệu lại nổi lên như một yếu tố chủ đạo. Nhịp điệu ở đây không do các yếu tố

cách luật xác định như trong thơ Đường, thơ lục bát…mà do những quy tắc nội tại,

cảm xúc của nhà thơ.

Sự phát triển của thơ tự do là để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thơ ca phải đi sâu

vào các đề tài rộng lớn của cuộc sống, bắt nhịp với hơi thở thời đại. Thơ tự do

không phải là hình thức định trước của các nhà thơ khi sáng tác, mà là một hình

thức được các nhà thơ tìm đến với độ chín của tâm hồn, phù hợp nhất để diễn tả đối

tượng, tâm đắc nhất để diễn tả trạng thái tinh vi của tình cảm.

Ví dụ:

…Chúng tơi đi Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa

Nắng mưa sờn mép ba lô - Đằng nớ vợ chưa?

Tháng năm bạn cùng thơn xóm - Đằng nớ?

Nghỉ lại lưng đèo - Tớ còn chờ độc lập

Nằm trên dốc nắng Cả lũ cười vang bên ruộng bắp

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng Nhìn o thơn nữ cuối nương dâu


(Hồng Nguyên - Nhớ)

b. Vần

- Khái niệm vần thơ

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Vần là một phương tiện tổ chức văn

bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại khơng hồn tồn các tiếng ở những vị trí nhất định

của dịng thơ nhằm tạo nên tính hài hồ và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng

thơ” [7, tr 362]. Trên quan điểm ngôn ngữ học, ngôn từ thi ca khác với ngôn từ văn


×